-
Thông tin
-
Quiz
Tiểu luận môn Phương pháp nghiên cứu khoa học đề tài "Nghiên cứu thực trạng trì hoãn học tập của sinh viên"
Tiểu luận môn Phương pháp nghiên cứu khoa học đề tài "Nghiên cứu thực trạng trì hoãn học tập của sinh viên" của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Phương pháp nghiên cứu khoa học (RMET220306) 6 tài liệu
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Tiểu luận môn Phương pháp nghiên cứu khoa học đề tài "Nghiên cứu thực trạng trì hoãn học tập của sinh viên"
Tiểu luận môn Phương pháp nghiên cứu khoa học đề tài "Nghiên cứu thực trạng trì hoãn học tập của sinh viên" của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học (RMET220306) 6 tài liệu
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Học Kỳ I-Năm Học: 2022-2023
MÃ HỌC PHẦN: REME320690_23_1_02CLC
TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI CỦA NHÓM 8:
“NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG TRÌ HOÃN HỌC TẬP CỦA
SINH VIÊN KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC VÀ THỰC PHẨM
TRƯỜNG SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM”
GVHD: Nguyễn Văn Tuấn STT HỌ VÀ TÊN SV MSSV 1 Bùi Thanh Tâm 22116059 2
Vũ Nguyễn Thảo Nhi 22116049 3
Đoàn Thị Mỹ Nhung 22116050 4
Nguyễn Phước Đức 22116034
TP. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 12 năm 2023 MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 4
1. Lý do nghiên cứu ........................................................................................... 4
2. Mục tiêu nghiên cứu:..................................................................................... 4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .............................................................. 5
5. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 5
6. Phương pháp nghiên cứu:.............................................................................. 5
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ THỰC TRẠNG TRÌ HOÃN HỌC
TẬP CỦA SINH VIÊN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC VÀ THỰC PHẨM
TRƯỜNG SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM .............................................. 6
1.1 Lịch sử nghiên cứu về sự trì hoãn ........................................................... 6
1.2. Các khái niệm ........................................................................................ 6
1.2.1 Khái niệm trì hoãn ........................................................................... 6
1.2.2 Khái niệm trì hoãn học tập ............................................................. 10
1.2.3 Khái niệm sinh viên đại học .......................................................... 10
1.2.4. Khái niệm về hoạt động học tập ................................................... 11
1.3. Các yếu tố gây nên nguyên nhân trì hoãn học tập của sinh viên khoa
Công Nghệ Hóa Học và Thực Phẩm Sư Phạm Kỹ Thuật .......................... 12
1.3.1. Cảm xúc tiêu cực .......................................................................... 12
1.3.2. Hoài nghi về bản thân ................................................................... 12
1.3.3. Động lực bên trong ....................................................................... 13
1.3.4. Cảm giác hưng phấn ..................................................................... 13
1.3.5. Những tác nhân bên ngoài: ........................................................... 14
1.3.6 Thiếu kiên nhẫn .............................................................................. 14
1.3.7 Thiếu kiểm soát bản thân ............................................................... 14
1.4 Ảnh hưởng trì hoãn trong học tập của sinh viên ................................... 15
1.4.1. Ảnh hưởng đến kết quả học tập: ................................................... 15
1.4.2. Ảnh hưởng đến đời sống của sinh viên......................................... 15
1.4.3. Ảnh hưởng đến sức khỏe vật chất lẫn tinh thần............................ 16
1.5 Cách vượt qua sự trì hoãn ......................................................................... 17
1.5.1 Xác định nguyên nhân ................................................................... 17
1.5.2 Xây dựng kế hoạch cụ thể: ............................................................. 17
1.5.3 Sử dụng kỹ thuật quản lý thời gian ................................................ 17
1.5.4 Tạo động lực bản thân .................................................................... 17
1.5.5 Đối mặt với sự lo sợ ....................................................................... 17
1.5.6 Tìm kiếm sự hỗ trợ ......................................................................... 18
1.5.7 Thưởng cho bản thân ..................................................................... 18
1.5.8 Tạo môi trường làm việc thích hợp ............................................... 18
1.5.9 Thực hành tự kỷ luật ...................................................................... 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRÌ HOÃN HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN 18
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC VÀ THỰC PHẨM SƯ PHẠM KỸ
THUẬT: ............................................................................................................. 18
2.1. Thực trạng và mức độ trì hoãn của sinh viên khoa Công Nghệ Hóa Học
và Thực Phẩm Sư Phạm Kỹ Thuật.................................................................. 18
2.2. Kết quả: .................................................................................................... 19
2.2.1. Mô hình nghiên cứu: ..................................................................... 19
2.2.2. Thông tin chung về mẫu nghiên cứu: ........................................... 21
2.2.3. Mức độ sinh viên khoa Công Nghệ Hóa Học và Thực Phẩm Sư
Phạm Kĩ Thuật thực hiện trì hoãn ........................................................... 22
2.2.4 Các yếu tố gây nên nguyên do trì hoãn học tập của sinh viên khoa
................................................................................................................. 23
Công Nghệ Hóa Học và Thực Phẩm trường Sư Phạm Kĩ Thuật ................ 23
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ HẠN CHẾ ...................... 23
3.1 Các phương pháp nâng cao chất lượng học tập: ....................................... 23
3.1.1 Phương pháp quả cà chua (Nguồn: Francese o Cirilo) .................. 24
3.1.2 Chủ động gợi nhớ - Active Recall (Nguồn: Nhà tâm lý học Jerrey D.
Karpicke và Hermann Ebbinghaus) ........................................................ 24
3.1.3 Kĩ thuật lặp lại ngắt quãng _ Spaced Repectiti-on ........................ 24
3.1.4 Ma trận Cựu tổng thống Mỹ Dwight Eisnhower – D. Eisenhower
Matrix: ..................................................................................................... 25
3.2 Xây dựng dự án “Chúng ta cùng tiến” .................................................. 26 3.3 Định hướng phát
triển:..........................................................................23 .............................. 27
Các phương pháp can thiệp được áp dụng rộng rĩa vào thức thế trên lớp học ... 28
3.4 Hạn chế của nghiên cứu ........................................................................ 28
PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................. 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO: ................................................................................. 30
PHẦN PHỤ LỤC ................................................................................................ 31
MỤC LỤC BẢNG: ......................................................................................... 31
MỤC LỤC HÌNH: ........................................................................................... 31 PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Cuộc sống luôn bộn bề với những lo âu, áp lực cùng với những điều kiện hoàn cảnh
khác nhau của mỗi người, đặc biệt là trong thời kì covid 19, khi người ta tiếp cận với
phương thức online nhiều hơn, ít giao tiếp, lạm dụng internet cũng nhiều hơn và còn rất
nhiều lí do nữa để dẫn đến tình trạng trì hoãn ngày càng gia tăng như hiện nay. Và không
ngoại lệ với những sinh viên khoa Công Nghệ Hóa Học và Thực Phẩm trường Đại học
Sư Phạm Kỹ Thuật, đặc biệt là trong việc học tập.
Nhóm muốn tìm hiểu thực trạng trì hoãn học tập của sinh viên khoa Công Nghệ Hóa
Học và Thực Phẩm trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật để nhận thấy được nguyên nhân,
những tác hại mà trì hoãn đem lại, từ đó kịp thời khắc phục những hậu quả khôn lường mà nó đem lại
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Đề xuất các giải pháp cải thiện tình trạng trì hoãn của sinh viên khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xác định các nhân tố và làm rõ các nguyên nhân trì hoãn của sinh viên khoa Công
Nghệ Hóa Học và Thực Phẩm trường Sư Phạm Kỹ Thuật thông qua phương pháp điều tra khảo sát.
Xây dựng chương trình hỗ trợ làm giảm trì hoãn học tập.
Nghiên cứu cơ sở lí luận về vấn đề trì hoãn học tập ở sinh viên khoaCông Nghệ Hóa
Học và Thực Phẩm trường Sư Phạm Kỹ Thuật trên 70 đối tượng.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Sự trì hoãn của sinh viên khoa Công nghệ Hóa học và Thực
phẩm trường Sư Phạm Kỹ Thuật HCM.
Khách thể nghiên cứu: Sinh viên khoa Công nghệ Hóa Học và Thực Phẩm trường Sư Phạm Kỹ Thuật
5. Giả thuyết nghiên cứu
Trì hoãn học tập thường gây ra nhiều hệ quả tiêu cực đối với công việc và chất lượng
cuộc sống của học sinh và sinh viên.
Trì hoãn học tập ngắn hạn có thể đem đến sự thỏa mãn, nhưng về lâu về dài, có thể
dẫn đến những cảm xúc tiêu cực.
Nguyên nhân dẫn đến sự trì hoãn trong học tập có thể do việc học online, lạm dụng
Internet,...hay có những suy nghĩ mình là một người trì hoãn.
Người có tính trì hoãn là một người có động lực bên trong thấp và khả năng tự kiểm soát kém.
Các động lực khác nhau dựa trên các lý do và mục tiêu khác nhau dẫn đến sự khác biệt trong hành động.
Động lực học tập là cái thúc đẩy người học thực hiện các hoạt động học tập, đồng
thời định hướng, duy trì và quyết định cường độ của hành vi đó.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thực tiễn: Phương pháp bút vấn
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích và tổng hợp, phương pháp quy nạp diễn giải.
Phương pháp luận: Phương pháp toán học PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ THỰC TRẠNG TRÌ HOÃN HỌC TẬP CỦA
SINH VIÊN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC VÀ THỰC PHẨM TRƯỜNG SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
1.1 Lịch sử nghiên cứu về sự trì hoãn
Sự trì hoãn là một trong những chủ đề được các nhà nghiên cứu tâm lý học chú trọng
và cụ thể ở một số nghiên cứu dự án dưới đây:
Giáo sư tâm lý học Joseph Ferrari tại Đại học DePaul là người đi đầu trong lĩnh vực
trì hoãn, đã tiến hành nghiên cứu lý do tại sao sinh viên bỏ dở công việc quan trọng.
Ferrari phát hiện ra rằng sinh viên đại học thường trì hoãn vì thiếu quyết đoán trong một
nghiên cứu mang tính đột phá năm 1989 và ông đã nhận xét rằng: “Họ dành quá nhiều
thời gian để lo lắng về việc liệu họ có làm đúng bài tập hay không, kéo dài thời gian họ
dành cho những công việc dù là đơn giản. Đối với những sinh viên này, trì hoãn là một
cơ chế đối phó để tránh những trải nghiệm căng thẳng”
Đối với người trì hoãn, điều này sẽ thể hiện ở cả 9 yếu tố vào năm 2011 khi Laura
Rabin cùng đội nghiên cứu thực hiện cuộc khảo sát: giữ kỷ luật, bốc đồng, tự giám sát,
chuyển đổi hành động, kiểm soát cảm xúc, công việc khởi đầu, nhiệm vụ giám sát, trí
nhớ linh hoạt, lập và tổ chức kế hoạch.
Còn rất nhiều công việc khác liên quan đến sự trì hoãn. Tóm lại, sự trì hoãn là một
vấn đề mà các nhà nghiên cứu và nhà tâm lý học giải quyết từ nhiều khía cạnh khác
nhau, cho thấy mức độ và tác động của sự trì hoãn đối với con người. Nhưng các nghiên
cứu trên vẫn chưa có nhiều đề tài liên quan đến sự trì hoãn trong học tập chọn đối tượng
là sinh viên. Vì vậy, nghiên cứu về tình trạng trì hoãn học tập ở sinh viên là rất cần thiết. 1.2. Các khái niệm
1.2.1 Khái niệm trì hoãn
Một trong những khái niệm về sự trì hoãn thường được trích dẫn là nhà nghiên cứu
Steel. Theo đó, trì hoãn là tự chủ tạm hoãn một hoạt động đã được dự định mặc dù biết
rằng việc tạm hoãn đó sẽ gây ra những hệ quả tiêu cực. Klingsieck sau khi phân tích và
đánh giá các khái niệm trì hoãn phổ biến của nhiều nhà nghiên cứu nhằm phân biệt giữa
tạm hoãn chức năng với trì hoãn, đã mở rộng khái niệm của Steel thành
“Trì hoãn là tự chủ tạm hoãn một hoạt động quan trọng, cần thiết và đã được dự định
mặc dù biết rằng việc tạm hoãn đó sẽ gây ra nhiều hệ quả tiêu cực hơn so với hệ quả tích cực”.
Khái niệm này phản ánh hiện tượng tạm hoãn có những đặc điểm cơ bản nhất định:
Đầu tiên, trì hoãn là hành động hoãn lại hoặc đình chỉ một hoạt động hoặc nhiệm
vụ. Hay nói cách khác, trì hoãn có nghĩa là việc dời lại lúc ban đầu hoặc hoàn thành một
hoạt động hay một công việc nào đó so với một thời điểm cụ thể. Hầu hết các nhà nghiên
cứu về chủ đề trì hoãn đều đồng ý về đặc điểm cơ bản này.
Nhưng cần lưu ý rằng tuy trì hoãn là một hình thức tạm hoãn nhưng không phải mọi
hình thức tạm hoãn đều là trì hoãn vì những vấn đề không lường trước được thường
buộc chúng ta phải hoãn lại một số hoạt động nhất định do chúng vượt quá tầm kiểm
soát của bản thân mỗi người (Ferrari, 2011). Ví dụ các trường hợp khẩn cấp như thiên
tai, lũ lụt hoặc công việc khác cần ứng phó khẩn cấp buộc sinh viên đó phải thay đổi
lịch trình của mình, nếu không làm như vậy sẽ để lại các vấn đề phía sau gây hậu quả
còn tệ hơn cả việc bị đình chỉ học. Vì vậy, cần có các điều kiện sau để việc tạm hoãn
một hoạt động nào đó trở thành trì hoãn là tính tự chủ:
(1) Bản thân mỗi người không gặp phải các trở ngại nào vượt quá kiểm soát củamình
khiến họ không thể thực hiện hoạt động được.
(2) Nếu cá nhân không xác định được mức độ ưu tiên của công việc gây nên sự
trìhoãn thì tính nghiêm trọng ngày một tăng.
Ngoài việc xác định sự trì hoãn là một hình thức tự chủ, một số nhà nghiên cứu cũng
tập trung vào khoảng cách của hiện tượng trì hoãn giữa kế hoạch và hành vi. (Lay, 1986;
Schraw, 2007). Các nhà nghiên cứu nhận định rằng trì hoãn là tạm hoãn việc thực hiện
các kế hoạch hoặc một hoạt động trễ hơn so với kế hoạch lúc đầu (Lay, 1993;
Schouwenburg, 1993). Steel lập luận rằng việc xác định đặc điểm này có thể phân biệt
được những ai ưu tiên làm những hoạt động mà họ không nên làm hay chưa sẵn sàng
làm theo kế hoạch lúc đầu của mình. Về bản chất một người có thể hoàn thành nhiều
việc cùng lúc, nhưng chúng ta không thể khẳng định rằng họ đều tạm hoãn hết nhiệm
vụ đó. Nghiên cứu thực tế cho thấy giữa sự trì hoãn và khoảng cách trong hành vi của
một người có mối quan hệ khá chặt chẽ. (Steel, 2007)
Cuối cùng, phân biệt với hình thức trì hoãn chức năng mang tính bất hợp lý này, còn
được gọi là trì hoãn chiến lược (Klingsieck, 2013a) hay trì hoãn chủ động (Lay, 1986;
Steel, 2007) thường được các nhà nghiên cứu giải thích theo nhiều khía cạnh khác nhau
là một đặc điểm quan trọng của hiện tượng trì hoãn. Steel tin rằng sự bất hợp lý của sự
trì hoãn thể hiện ở chỗ ngay cả khi bản thân của mỗi người nhận thức được sự chậm trễ
của họ sẽ dẫn đến hậu quả tiêu cực nhưng thậm chí họ vẫn làm điều đó. Đồng thời,
Solomon và Rothblum giải thích sự vô lý của sự trì hoãn bằng cách nhấn mạnh cảm giác
khó chịu mà mọi người thường gặp phải khi tạm hoãn một hoạt động. Hơn nữa, một
định nghĩa khác nhấn mạnh sự bất hợp lý khi cho rằng các đặc điểm của mọi hành động
bị trì hoãn là quan trọng cần thiết (Klingsieck, 2013a; Lay, 1986). Nhiều nghiên cứu
thực tế đã chỉ ra cho thấy mối liên hệ giữa mức độ trì hoãn với cảm giác tội lỗi (Schraw,
2007), căng thẳng (Schraw, 2007; Sirois, 2014), trầm cảm (Steel, 2007; Flett, 2016), xấu
hổ (Tangney, 2000), lo lắng (Yerdelen, Mccaffrey, & Klassen, 2016) xảy ra trong thời gian trì hoãn.
Nhìn chung những người trì hoãn đều cảm nhận được những cảm xúc tiêu cực này
không chỉ vì sự do dự rút ngắn thời gian của họ và khiến họ chịu rất nhiều áp lực phải
bắt đầu mà còn vì họ không nhất quán trong nhận thức và hành động. Do đó, mặc dù sự
bất hợp lý của sự trì hoãn đã được các nhà nghiên cứu giải thích theo nhiều cách khác
nhau, nhưng bản chất của nó vẫn nằm ở quyền tự chủ của cá nhân trì hoãn một hoạt
động dù biết nhận thức được hành động đó phải được thực hiện nếu không sẽ ít được
kết quả tích cực hơn là hậu quả tiêu cực.
Đối lập với trì hoãn, tạm hoãn chiến lược (Klingsieck, 2013a) là một dạng tạm hoãn
chủ động (để phân biệt với trì hoãn thụ động, được sử dụng trong nghiên cứu của (Choi,
2005; Chu, 2005)) hoặc tạm hoãn chức năng (để phân biệt với trì hoãn phản chức năng
được nhắc đến trong nghiên cứu của (Ferrari, 1995)) là hữu ích. Tính hợp lý này thể hiện
ở nhận thức của cá nhân rằng sự trì hoãn gây ra nhiều hậu quả tiêu cực hơn (Seo, 2013).
Trong nhiều trường hợp, mỗi người có thể tự chọn hoãn lại các hoạt động vì lý do để
chuẩn bị cho trạng thái tâm lý tốt nhất để làm việc hoặc để tạo ra căng thẳng theo thời
gian giúp họ có thêm động lực. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng những người
trì hoãn và những người tạm hoãn chức năng có sự khác biệt rõ ràng. Đặc biệt, những ai
trì hoãn thường có mục tiêu chủ động trong việc kiểm soát thời gian, giảm né tránh mục
tiêu (Corkin, 2011) cố tình nghĩ rằng họ cần làm việc hiệu quả hơn dưới áp lực thời gian,
tự tin vào khả năng của mình (Choi, 2005; Lindt, 2011; Shirley, 2011) có xu hướng hành
động tự chủ hay chuẩn bị tâm trạng thật tốt để hoàn thành công việc (Seo, 2013; Chu, 2005).
Do đó, định nghĩa trì hoãn có 4 mặt quan trọng của trì hoãn được (Steel, 2007) và
(Klingsieck, 2013a) phản chiếu đó là:
(1) trì hoãn là một hình thức tạm hoãn
(2) trì hoãn là làm chủ bản thân;
(3) hoạt động bị trì hoãn là hoạt động được lên kế hoạch
(4) trì hoãn không chính đáng.
Nhưng các định nghĩa này vẫn còn một số nhược điểm. Đặc biệt, định nghĩa các
hành động bị trì hoãn là các hành động đã được lên kế hoạch đã bỏ qua hai tình huống
trì hoãn quan trọng. Tình huống đầu tiên là mỗi người có sự miễn cưỡng trong việc đưa
ra quyết định khi tới khoảnh khắc cần thiết (Mann, 2016). Tình trạng này còn được gọi
là sự chậm trễ trong việc đưa ra quyết định (Tenne, 2000). Tình huống thứ hai là khi
mỗi người cố tình bắt đầu lên kế hoạch hoặc hoàn thành công việc của mình muộn hơn
mức cần thiết để đạt được mục tiêu hiệu quả tối đa.
Giải pháp cho vấn đề này nằm ở việc tập trung vào khía cạnh thời gian của sự trì
hoãn hơn là ở khía cạnh khoảng cách giữa ý định và hành động. (Silver, 1981; Sabini,
1981) đã đưa ra nhận định rằng trì hoãn không chỉ đơn giản là việc trốn tránh công việc
mà bản chất chủ chốt của nó nằm ở chỗ mỗi người bỏ qua khoảnh khắc có thể hoàn
thành công việc đó một cách hiệu quả nhất. Để diễn đạt khoảnh khắc này, chúng tôi đề
xuất định nghĩa “thời điểm tối ưu chủ quan”. Việc thay thế thời gian lập kế hoạch bằng
thời gian tối ưu về mặt chủ quan sẽ khắc phục được các thiếu sót của các định nghĩa từ
(Steel, 2007) và (Klingsieck, 2013a). Vì thời gian lập kế hoạch có thể trở thành thời gian
tối ưu về mặt chủ quan, tuy nhiên đó cũng là lúc mỗi người cố tình trì hoãn.
(Ferrari, 1995) đã đánh giá quan điểm này của (Silver, 1981; Sabini, 1981) và lập
luận rằng mỗi người thường bị buộc phải trì hoãn một số nhiệm vụ nhất định vượt quá
thời gian tối ưu chủ quan. Vấn đề là bạn có một nhiệm vụ khác quan trọng và phù hợp
hơn cần làm và do nó không bị coi là trì hoãn. Tuy nhiên, như đã lưu ý ở trên, quyền tự
chủ liên quan tới việc trì hoãn yêu cầu một người cần phải đưa ra quyết định trì hoãn
trong các điều kiện sau:
(1) không có trở ngại nào vượt quá tầm kiểm soát của người đó gây ra sự trì hoãnmà
họ không thể thực hiện được hoạt động đó
(2) Không có nhiệm vụ nào quan trọng hơn yêu cầu người đó cần phải hoàn
thànhtrước. Do đó, sự kết hợp giữa thời gian tối ưu về mặt chủ quan và khả năng tự chủ
về sự chậm trễ tương tự giúp khắc phục được những gì đã được (Ferrari, 1995) tìm ra mà bị sơ sót.
1.2.2 Khái niệm trì hoãn học tập
Đã có khái niệm về sự trì hoãn trong học tập rằng nó chính là xu hướng mà con
người ta tự tạm hoãn, gác lại nhiệm vụ học tập đến mức phải cảm thấy bất an, bồn chồn,
không yên và luôn phải bận tâm về nó. Mặt khác cũng có những nhận định thêm về sự
trì hoãn trong học tập khi nó xảy ra đa số đối với các bạn sinh viên và họ cho rằng việc
trì hoãn việc học tập một cách không cần thiết cho đến mức phải cảm thấy khó chịu, tức
tối. Có thể nói, sự trì hoãn trong học tập thực sự là một vấn đề có liên quan đến kỹ năng
quản lý thời gian không tốt hoặc thói lười biếng. Bên cạnh đó nó còn là hành vi mà
người học tự tạm hoãn lại nhiệm vụ học tập có thể là vì thiếu kiến thức để hoàn thành
nhiệm vụ hoặc thực hiện bất kỳ một hoạt động học tập nào, hay cũng có thể là do thiếu
đi động lực để thực hiện nhiệm vụ trong một khoảng thời gian xác định.
Những người mà cố tình trì hoãn việc học tập , ngay cả khi kết quả dự tính sẽ tồi tệ
hơn. Thí dụ như sinh viên cố tình trì hoãn khi họ có dự định muốn làm bài tập, muốn
viết một bài tiểu luận, coi bài trước khi đến lớp,… nhưng họ không thực hiện hành động
như dự định mà thay vào đó là thực hiện các hành động khác thú vị, lôi cuốn hơn như
xem phim, lướt tiktok, lướt face,….
Sự trì hoãn trong học tập có thể nói chính là một khía cạnh của việc trì hoãn. Do đó,
khái niệm của hành vi này được hiểu trên cơ sở định nghĩa của việc trì hoãn và nó hoàn
toàn mang các đặc điểm của sự trì hoãn. Cũng vì vậy “một hoạt động nào đó” mà nhóm
đã đề cập trong định nghĩa sự trì hoãn tiếp nhận ở phía trên chính là hoạt động học tập,
với thời điểm tối ưu được hiểu là thời điểm mà tại đó bản thân cần phải hoàn thành, làm
xong một nhiệm vụ, hoạt động học tập nào đó để có thể đạt được hiệu quả cao nhất.
1.2.3 Khái niệm sinh viên đại học
“Sinh viên” là thuật ngữ dùng để chỉ những cá nhân đang học ở bậc đại học và dùng
để phân biệt với học sinh trung học.
Theo Từ điển Giáo dục: “sinh viên, người học của một trường đại học hoặc cơ sở
giáo dục đại học” Sinh viên đại học có thể được phân thành nhiều loại khác nhau.
Học sinh tập trung, học sinh chính quy, học sinh không tập trung…”. Thuật ngữ
“sinh viên” được sử dụng rộng rãi và mang ý nghĩa: “Học sinh là đại diện của một nhóm
xã hội, đặc biệt là sinh viên chuyên nghiệp đang trong quá trình chuẩn bị kiến thức để
trở thành những người năng động, tích cực trong các lĩnh vực cụ thể thuộc ngành kinh tế, văn hóa, xã hội.
Vì vậy, có thể hiểu: Sinh viên Việt Nam học tập tại các trường đại học trong và
ngoài nước và tích cực thu thập kiến thức, chuyên môn để cung cấp nguồn nhân lực cho
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.2.4. Khái niệm về hoạt động học tập
Ngoài những đặc điểm chung về hoạt động học tập của học sinh còn có những đặc điểm riêng.
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh có các nghĩa vụ cơ bản sau:
Hoàn thành đầy đủ các nội dung học thuật, nghiên cứu khoa học, đào tạo trong thời gian
quy định, phù hợp với chương trình, kế hoạch đào tạo của nhà trường…” Hơn hết, sinh
viên phải chấp hành nội quy của nhà trường.
Nó đặt ra trách nhiệm, quyền và quyết định của người học liên quan đến đào tạo,
bao gồm: Ví dụ, các Quyết định số 41, 42 và 43 dành cho sinh viên nội trú và không
nội trú đã định hướng cho nỗ lực và thực hành của sinh viên
Hình 1.2.4 Ảnh minh họa sinh viên đại học đang học tập
1.3. Các yếu tố gây nên nguyên nhân trì hoãn học tập của sinh viên khoa Công Nghệ
Hóa Học và Thực Phẩm Sư Phạm Kỹ Thuật.
Tiến sĩ Joseph Ferrari-giáo sư tâm lý học tại trường Đại học De Paul (Chicago, Hoa
Kỳ), là một trong những người tiên phong trong việc nghiên cứu hành vi trì hoãn của
con người. Theo như giáo sư, những người trì hoãn thường có các điểm tương đồng
trong hành vi và xuất phát từ những nhận thức sai lệch của họ.
1.3.1. Cảm xúc tiêu cực
Tiến sĩ Tim Pychyl là giảng viên chuyên ngành tâm lý tại đại học Carleton đưa ra kết
luận: “Trì hoãn là vấn đề thuộc về việc kiểm soát cảm xúc”. Chúng ta thường có xu thế
trì hoãn để trốn tránh cảm xúc tiêu cực. Nói cách khác, sự trì hoãn là một chứng minh
phản ứng lại của cơ thể đối với những cảm xúc khó chịu hoặc tâm trạng tiêu cực do các
sự kiện khác gây ra– chính xác hơn là nhiều cảm xúc khác như bất an, giận dữ, buồn,...
Vào năm 1989 trong một nghiên cứu được Ferrari công bố, ông phát hiện ra rằng sinh
viên đại học thường trì hoãn trong việc học tập do thiếu quyết đoán: Họ tốn quá nhiều
thời gian và công sức để lo lắng về tính chính xác của những bài tập được giao về nhà,
do đó họ thường kéo dài thời gian để hoàn thành bài dù được xem là đơn giản. Đối với
những sinh viên như vậy thì việc trì hoãn là một cách để lẫn trốn những trải nghiệm căng thẳng áp lực.
1.3.2. Hoài nghi về bản thân
Nghi ngờ bản thân cũng là một nguyên nhân quan trọng trong sự trì hoãn. Vì khi chưa
đủ tin tưởng vào bản thân, không biết cách để xử lý các nhiệm vụ được giao hoặc thấy
bản thân không đủ tự tin để làm điều đó, nên thường giới trẻ có xu thế phớt lờ công việc
đó và thay thế nó bằng công việc vô bổ khác. Điều này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ khiến
bản thân dần mất tự tin và dẫn đến lòng tự trọng thấp. Hầu hết chúng ta thường thắc mắc
rất nhiều về chính bản thân và cuộc sống. Ta thường đánh giá thấp khả năng và các đóng
góp của bản thân với công việc điều đó sẽ gây ra rất nhiều đau khổ, từ xấu hổ rồi đến tê
liệt, không biết làm gì. Đa số sinh viên thường hay thiếu động lực khi họ thấy công việc
đó kém giá trị hơn kết quả đã thảo luận trước đó. Tuy nhiên, nếu sinh viên có thể nhìn
thấy rõ mối liên hệ giữa mục tiêu, sở thích và các mối quan tâm, họ sẽ có coi trọng việc
học hơn và có động lực đầu tư sức lực của mình vào đó.
1.3.3. Động lực bên trong
Động lực là thứ thúc đẩy, quyết định và duy trì cường độ hành vi của mỗi người, nó
là một yếu tố quan trọng giúp chúng ta có thể dễ dàng vượt qua mọi khó khăn để hoàn
thành được các mục tiêu đã thiết lập. Để đạt được mục tiêu đã đặt ra là điều khó khăn,
nhưng việc đánh giá quá cao động lực ở bản thân có thể gây phản tác dụng. Vì vậy, nếu
một người thiếu động lực cho một hoạt động cụ thể thì người đó sẽ thường xuyên né
tránh, không muốn thực hiện hoặc trì hoãn hoạt động đó.
Bằng chứng cho thấy đã chỉ ra rằng nhiều sinh viên có động lực nội tại càng cao sẽ
tập trung hơn vào bài giảng, tích cực tham gia các cuộc thảo luận, thường xuyên ôn tập
các kiến thức mới, sắp xếp kiến thức và tạo ra các mối liên hệ với những gì họ đã biết
và vận dụng các kỹ năng cũng như kiến thức mới vào các tình huống khác nhau thông
qua nghiên cứu. Các sinh viên thể hiện động lực nội tại ở mức độ cao đồng thời tin vào
năng lực bản thân mạnh mẽ có xu hướng phục hồi tốt hơn khi đối mặt với sự buồn chán
và lo lắng. Dễ dàng nhận thấy rằng, nhiều sinh viên được thúc đẩy bởi giá trị nội tại
thường có xu hướng hoàn thành nhiệm vụ học tập một cách độc lập mà không có bất kỳ
áp lực hay bị người khác ép buộc. Các kết quả ở trên chỉ ra rằng nhiều sinh viên có mức
độ tự chủ trong học tập cao thì việc thường xuyên trì hoãn trong học tập sẽ thấp hơn so
với các sinh viên bị động do họ bị kiểm soát.
1.3.4. Cảm giác hưng phấn
Sự trì hoãn mang lại sự phấn khích. Vào năm 1992, trong một nghiên cứu về sự trì
hoãn Ferrari đã phát hiện ra động lực này. Thực tế một số sinh viên đại học được biết
đến là người trì hoãn việc hoàn thành bài tập về nhà vì các lý do liên quan như họ tận
hưởng niềm vui và sự căng thẳng khi làm việc quá thời hạn. Hoàn thành bài tập về nhà
cho đến phút chót là một trong những điều làm tăng cường hưng phấn thần kinh ở các sinh viên này.
Bên cạnh đó khoảnh khắc áp lực ở những giây phút cuối cùng sẽ giúp sinh viên có
thể tập trung và hoàn thành bài xong sớm hơn. Tuy nhiên trên thực tế thì đây cũng chỉ
là một cái lý do để bản thân trì hoãn, một khi không biết bắt đầu từ đâu và bỏ dở công
việc đến phút cuối cùng chính là nguyên nhân tạo ra sự thiếu kiên nhẫn và áp lực. Đồng
thời, họ có thể tiếp cận các nhiệm vụ trong trạng thái hoảng sợ và cảm thấy bị choáng
ngợp trước lượng thông tin khổng lồ. Điều này có thể làm cho mọi thứ trở nên phức tạp
dẫn tới việc giảm năng suất làm việc và các kết quả không như mong đợi. Lâu dần sẽ
trở nên buồn chán, kiệt sức, mất hứng thú và sự nhiệt tình khi hoàn thành nhiệm vụ.
1.3.5. Những tác nhân bên ngoài:
Sự mất tập trung là cũng một trong các lý do phổ biến khác khiến sinh viên đại học
trì hoãn học tập. Trong một số trường hợp, sự phân tâm cũng có thể đẩy nhanh tiến độ
làm việc giúp bạn thoát ra khỏi những tư duy khép kín của mình. Tuy nhiên, theo một
số nghiên cứu độc lập cho thấy cứ sau mười một phút bạn bị mất tập trung thì não bộ
của bạn phải mất tới tận hai lăm phút để có thể lấy lại sự tập trung. Kế hoạch của bạn
càng phức tạp thì não của bạn càng phải làm việc nhiều hơn khi bạn nhảy qua nhảy lại
giữa các mục tiêu phức tạp và càng mất nhiều thời gian để lấy lại sự tập trung. Ở đây
chúng ta thấy rõ nhược điểm nhiều hơn ưu điểm, lợi ích thì chưa thấy đâu mà tác hại thì
quá rõ ràng. Môi trường học tập và nghiên cứu là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết
quả học tập của sinh viên. Khi được đặt trong tình huống bị bao quanh bởi các tác nhân
gây nhiễu như các thiết bị điện tử, tiếng ồn hay điều kiện ánh sáng kém làm cho sinh
viên rất khó có thể để duy trì khả năng tập trung một cách liên tục. Các thông báo, tin
nhắn làm khơi dậy sự tò mò sẽ làm gián đoạn bạn trong khi bạn đang thực hiện công
việc. Sự lộn xộn có thể là nguyên nhân khiến bạn bị mất tập trung khi làm việc.
Ngoài ra, sự phiền nhiễu còn có thể đến từ những người xung quanh bạn. Nó cũng là
một trong những nguyên nhân của sự trì hoãn
1.3.6 Thiếu kiên nhẫn
Sự trì hoãn cũng có thể là kết quả của sự thiếu kiên nhẫn. Khi kết quả không xuất
hiện ngay lập tức hoặc khi gặp khó khăn, người ta có thể bỏ cuộc hoặc chờ cho tình hình lắng xuống.
1.3.7 Thiếu kiểm soát bản thân
Một trong những nguyên nhân chính của sự trì hoãn là thiếu tự chủ. Mọi người có xu
hướng trì hoãn những nhiệm vụ khó khăn, căng thẳng hoặc họ không thích.
Thay vì đối mặt với vấn đề và giải quyết nó ngay lập tức, chúng ta lại trì hoãn nó để
tránh cảm giác khó chịu.
1.4 Ảnh hưởng trì hoãn trong học tập của sinh viên
1.4.1. Ảnh hưởng đến kết quả học tập:
Sự trì hoãn trong việc học tập của sinh viên khoa Công Nghệ Hóa Học và Thực
Phẩm Sư Phạm Kỹ Thuật tất yếu sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của họ. Thời gian
sinh viên hoãn bài tập càng lâu thì điểm của họ sẽ càng thấp. Khi bản thân họ cứ luôn
liên tục nói rằng họ sẽ làm một điều gì đó và kết quả là không làm được, không thực
hiện được, thì ắt danh tiếng của họ tất nhiên sẽ bị ảnh hưởng, vì không bất kì ai muốn
một lời hứa xuông. Ngoài việc họ làm tổn hại đến danh tiếng, thì họ còn đang tự làm tổn
hại đến chính lòng tự trọng và sự tự tin của bản thân. Từ đó, họ thấy rằng việc trì hoãn
sau mỗi lần trở nên dễ dàng hơn với chính họ vì họ không còn e ngại, ngạc nhiên với
bản thân của mình nữa. Chắc chắn điều đó sẽ khiến tỉ lệ để đạt được kết quả cao ngày
càng sụt giảm, sau đó là đánh mất đi lòng tin của bạn bè, thầy cô, cha mẹ và những người
xung quanh. Việc trì hoãn ôn thi luôn là một vấn đề nhức nhối trong muôn vàn sự trì
hoãn của sinh viên khoa Công Nghệ Hóa Học và Thực Phẩm trong vấn đề học tập. Từ
sự trì hoãn này dẫn đến vấn đề tâm lý trì hoãn về công việc, về gia đình, về cuộc sống
và hậu quả gây ra bởi trì hoãn trong những lĩnh vực này khiến họ cảm thấy khó khăn,
nhức nhối hơn bao giờ hết.
Trì hoãn là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hiệu suất làm việc của
sinh viên. Bản thân một số người đã có góc nhìn hoàn toàn sai lệch về sự trì hoãn khi
cho rằng trì hoãn là một thói quen vô hại. Theo quan điểm của những người đồng tình
với việc trì hoãn là vô hại thì đối với họ một việc khi nào xong là không quan trọng mà
quan trọng là cuối cùng học chỉ cần biết nó được hoàn thành là được. Nhưng một số
người có quan điểm hoàn toàn trái ngược lại với việc trì hoãn là thói quen vô hại, thì có
ý kiến phản bác rằng chính hành động tự ý thay đổi danh sách những công việc cần làm,
thay thế các công việc có mức độ ưu tiên cao hơn bằng những công việc có mức độ ưu
tiên thấp hơn mà bản thân cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn sẽ khiến cho hiệu suất làm
việc ắt sẽ bị lãng phí đi rất nhiều.
1.4.2. Ảnh hưởng đến đời sống của sinh viên
Việc đưa ra một quyết định không thông suốt là một trong những tác động tồi tệ nhất
của sự trì hoãn. Khi trì hoãn, việc bản thân đưa ra quyết định dựa trên các tiêu chí mà
rất có thể sẽ không có nếu không trì hoãn, thí dụ như áp lực cuối cùng buộc phải đưa ra
quyết định vì thời gian, deadline không cho phép. Cảm xúc đau đầu, bứt tóc dư âm đó
sẽ ảnh hưởng tệ đến những quyết định mà họ đưa ra và tệ hơn khi sự trì hoãn làm gia
tăng cảm xúc tiêu cực, luôn trong tình trạng có thể đẩy con người ta vào việc đưa ra
những quyết định không có lợi cho bản thân về sau, về lâu dài. Ngoài ra, trì hoãn khiến
họ không đạt được những mục tiêu, những kết quả đã đề ra để rồi dễ bị đánh mất đi
những cơ hội. Họ có thể có những mong muốn thay đổi mạnh mẽ sâu bên trong, nhưng
có vẻ như họ không thể thực hiện được bước đầu tiên. Sự trì hoãn có thể khiến họ không
đạt được thời hạn deadline hoặc không đạt được chỉ tiêu của hàng tháng.
Cuối cùng điều này sẽ dẫn đến hậu quả lớn đối với sự nghiệp của bản thân họ. Bỏ
lỡ đi các cơ hội thăng tiến hoặc thậm chí là nguy cơ mất việc. Họ có thể sẽ cố gắng che
đậy nó một thời gian, nhưng chắc chắn sự trì hoãn lâu dài trong công việc sẽ hủy hoại
đến sự nghiệp của họ. Trì hoãn còn khiến bản thân họ không hoàn thành nhiệm vụ đúng
thời hạn deadline, thậm chí còn trì hoãn khiến con người ta bỏ lỡ những điều hay, những
cơ hội và điều kiện tốt ở trước để phát triển và hoàn thiện bản thân. Thói quen trì hoãn
còn dẫn đến tình trạng thiếu kỷ luật, trách nhiệm đối với chính mình cũng như với công
việc được giao. Sự trì hoãn khiến bản thân họ mất đi thời gian quý báu, luôn bị cuốn
theo cái sự trì hoãn đó. Điều đáng sợ nhất có thể kể đến của việc trì hoãn chính là giây
phút họ nhận ra bản thân đã già đi vài tuổi hoặc vài chục tuổi nhưng lại không có gì thay
đổi. Có thể nói đây là một cảm giác rất tồi tệ và kinh khủng vì đối với họ, bản thân không
thể quay ngược lại thời gian; những gì còn lại là họ chỉ phải sống với cảm giác hối tiếc.
Ắt hẳn không có gì tệ hơn khi cảm thấy thất vọng về chính mình, dẫu biết rằng tình hình
đã có thể khác đi rất nhiều nếu bản thân họ đã thực hiện được bước đầu tiên đó. Một số
người dường như có xu hướng trì hoãn vì lòng tự trọng của họ thấp khiến họ cảm thấy
rằng sẽ không thể hoàn thành được nhiệm vụ theo đúng cách. Trái lại với suy nghĩ của
họ thì việc trì hoãn chỉ làm gia tăng cảm giác tự ti, khiến ta càng thêm nghi ngờ bản
thân. Và mỗi khi gặp tình trạng này, sinh viên có xu hướng kìm hãm bản thân, cảm thấy
mình không xứng đáng với sự thành công và từ đó bắt đầu họ tự hủy hoại chính mình.
1.4.3. Ảnh hưởng đến sức khỏe vật chất lẫn tinh thần
Có thể nói, trì hoãn đặc biệt ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lí như căng thẳng và lo
âu, và những tác động này đều ảnh hưởng đến các vấn đề sức khỏe. Sự trì hoãn thường
xuyên dẫn đến cảm giác tự ti, chán nản và điều này sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến các lĩnh
vực khác trong cuộc sống. Nếu trì hoãn quá nhiều với một nhiệm vụ nào đó, rất có thể
nó sẽ khiến họ trở nên căng thẳng và lo âu, dần dần ảnh hưởng đến giấc ngủ, và những
vấn đề về sức khỏe. Bên cạnh đó, mỗi khi có công việc hoặc nhiệm vụ khác nào đó được
thêm vào, tất cả những điều này có thể khiến tình trạng trên trở nên tồi tệ hơn. Một số
nghiên cứu của các nhà khoa học đã cho thấy rằng những người có thói quen trì hoãn
thường có mức độ căng thẳng cao hơn rất nhiều hơn nhiều so với mức độ hạnh phúc
(Steel, 2007). Tiến sĩ Steel từ trường Đại học Calgary nhận định “Xét theo sự hạnh phúc
của mỗi cá nhân, với người trì hoãn điều đó sẽ trở nên đau khổ về lâu dài”. Nguyên nhân
gây trầm cảm có thể khiến sinh viên bị phân tán, từ đó dẫn đến trì hoãn.
1.5 Cách vượt qua sự trì hoãn
Nhận thức được tác động của sự chậm trễ, hành động khắc phục cần được thực hiện càng sớm càng tốt.
Để vượt qua sự trì hoãn, bạn có thể áp dụng những cách sau:
1.5.1 Xác định nguyên nhân
Để khắc phục tình trạng trì hoãn, bạn cần xác định rõ nguyên nhân. Nó có thể là do
thiếu kiểm soát, lập kế hoạch kém hoặc thiếu kiên nhẫn. Việc xác định được nguyên
nhân sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.
1.5.2 Xây dựng kế hoạch cụ thể:
Việc lập một kế hoạch cụ thể và chi tiết sẽ giúp bạn tập trung vào từng bước cần
thực hiện. Chia nhiệm vụ thành nhiều phần nhỏ hơn và đặt ra giới hạn thời gian hoàn
thành. Điều này sẽ giúp bạn tập trung và giảm nguy cơ trì hoãn.
1.5.3 Sử dụng kỹ thuật quản lý thời gian
Sử dụng các kỹ thuật quản lý thời gian như Pomodoro để tập trung vào công việc
trong khoảng thời gian ngắn và sau đó nghỉ ngơi. Phương pháp này sẽ giúp tăng hiệu
quả công việc và giảm cảm giác mệt mỏi.
1.5.4 Tạo động lực bản thân
Đặt mục tiêu cụ thể và thực tế để thúc đẩy bản thân hoàn thành nhiệm vụ. Khi bạn
thấy được giá trị công việc của mình và những lợi ích bạn sẽ nhận được từ việc hoàn
thành nó, bạn sẽ ít trì hoãn hơn.
1.5.5 Đối mặt với sự lo sợ
Sự trì hoãn thường xuất phát từ nỗi sợ thất bại hoặc không đạt được kết quả tích cực.
Đối mặt với nỗi sợ hãi này và nhận ra rằng thất bại là một phần của quá trình học hỏi và trưởng thành.
1.5.6 Tìm kiếm sự hỗ trợ
Chia sẻ mục tiêu của bạn và những thách thức trong việc vượt qua sự trì hoãn với
gia đình, bạn bè và đồng nghiệp của bạn. Sự hỗ trợ và động viên từ người khác sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn.
1.5.7 Thưởng cho bản thân
Đặt cho mình một phần thưởng nhỏ khi bạn hoàn thành một nhiệm vụ. Điều này sẽ
làm tăng động lực làm việc hiệu quả hơn của bạn.
1.5.8 Tạo môi trường làm việc thích hợp
Tạo môi trường làm việc sạch sẽ, ngăn nắp và thoải mái để nâng cao khả năng tập
trung và khuyến khích khả năng sáng tạo.
1.5.9 Thực hành tự kỷ luật
Kỷ luật tự giác là yếu tố then chốt để vượt qua sự trì hoãn. Hãy tập trung hoàn thành
nhiệm vụ trước khi tự thưởng cho mình giây phút thư giãn. Vượt qua sự trì hoãn cần có
thời gian và sự kiên nhẫn. Không phải mọi thứ đều phù hợp với tất cả mọi người, vì vậy
bạn có thể thử các phương pháp khác nhau để tìm ra phương pháp phù hợp nhất với
mình. Điều quan trọng nhất là phải luôn quyết tâm và không bao giờ bỏ cuộc để vượt qua thói quen trì hoãn.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRÌ HOÃN HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC VÀ THỰC PHẨM SƯ PHẠM KỸ THUẬT:
2.1. Thực trạng và mức độ trì hoãn của sinh viên khoa Công Nghệ Hóa Học và Thực
Phẩm Sư Phạm Kỹ Thuật.
Sinh viên khoa Công Nghệ Hóa Học và Thực Phẩm Sư Phạm Kỹ Thuật càng lúc càng
thường xuyên trì hoãn các nhiệm vụ được giao như trong các bài kiểm tra, các bài thi,
bài tập hàng tuần và bản viết báo cáo. Bên cạnh đó, họ tự thừa nhận và chấp nhận bản
thân họ là một kiểu người trì hoãn. Một nghiên cứu chỉ ra rằng sự trì hoãn trong học tập
có xu hướng gia tăng cùng với sự tiến bộ của quá trình giáo dục, đồng thời sinh viên
năm cuối có xu hướng trì hoãn nhiều hơn sinh viên năm thứ nhất (Rabin, L. A. Fogel,
& Nutter-Upham, K. E. 2011). Nghiên cứu này thật sự đúng với sinh viênCông Nghệ
Hóa Học và Thực Phẩm Sư Phạm Kỹ Thuật khi ngày càng sinh viên năm cuối trì hoãn
trong học tập, kết quả là không thể ra trường đúng hạn, thậm chí còn từ bỏ luôn bằng
đại học chỉ vì sự trì hoãn. Có lẽ bởi vì thế, đối với đa số sinh viên Công Nghệ Hóa Học
và Thực Phẩm Sư Phạm Kỹ Thuật, họ coi trì hoãn chính là yếu tố lớn nhất mà ảnh hưởng
xấu đến điểm số. Bên cạnh đó, tình trạng trì hoãn còn đem lại hậu quả khôn lường các
vấn đề có liên quan đến sức khỏe. Có thể nói rằng tình cảm và sức khỏe cũng như sự
nhận thức là có liên quan đến sự trì hoãn trong học tập. Bởi lẽ đó, sự trì hoãn trong học
tập được xem như là một yếu tố có nguy cơ đối với kết quả học tập, tinh thần cũng như
thể chất, và cả sức khỏe chủ quan về mặt tình cảm, nhận thức của sinh viên. Hơn thế
nữa, trì hoãn có vẻ như đã và đang trở thành lối sống của sinh viên Công Nghệ Hóa Học
và Thực Phẩm Sư Phạm Kỹ Thuật.. Bởi họ thường có xu hướng thích chọn những lợi
ích tạm thời, những lợi ích nhất thời thay vì bỏ thời gian ra để chuẩn bị bài học trước,
hoàn thành bài tập được giao hay là tìm hiểu, nghiên cứu thêm về các môn học. Những
phần thưởng mà bản thân sinh viên tự công nhận từ sự trì hoãn như coi phim, lướt tiktok,
lướt facbook, chơi vài ván game cùng với bạn bè,... đó là những phương tiện giải trí vô
cùng hấp dẫn đã, đang và sẽ ngày càng níu kéo các bạn sinh viên, đẩy họ ra xa khỏi
những kế hoạch ban đầu đã vạch ra, những phần thưởng đó thường được yêu thích hơn
là những phần thưởng đến từ kết quả học tập trong tương lai (thí dụ như hoàn thành khóa
học, học bổng, tốt nghiệp, điểm cao trong môn học,.…). Dễ thấy ngày nay, không khó
để bắt gặp tình trạng sinh viên đợi đến phút cuối mới nộp bài hoặc lựa chọn không hoàn
thành bài tập được giao, thậm chí bỏ những buổi học cuối cùng, dẫu rằng bản thân họ
có thể nhận thức được không ít thì nhiều những hậu quả có thể xảy ra, nhưng thực tế
nhiều sinh viên chọn theo xu hướng thỏa mãn với lợi ích ngắn hạn mà trì hoãn mang lại
hơn là những hậu quả tiêu cực mà nó để lại. Vì vậy những lựa chọn có vẻ như là dễ chịu,
thoải mái trên sẽ ảnh hưởng thực sự là không nhỏ đến đời sống sức khỏe và học tập của
các sinh viên khoa Công Nghệ Hóa Học và Thực Phẩm Sư Phạm Kỹ Thuật. 2.2. Kết quả:
2.2.1. Mô hình nghiên cứu:
Nhóm đã thiết lập mô hình nghiên cứu bao gồm 6 yếu tố với biến phụ thuộc là việc
trì hoãn còn 5 biến độc lập là những yếu tố như: cảm xúc tiêu cực, hoài nghi về bản thân,
động lực bên trong, cảm giác hưng phấn và các tác nhân đến từ bên ngoài. Cùng với đó
nhóm đã đưa ra giả thuyết rằng mối quan hệ giữa 5 biến độc lập trên với biến phụ thuộc
là sự trì hoãn trong việc học tập của sinh viên là một mối quan hệ thuận.
Nhóm lập ra bảng khảo sát với 2 thang đo. Thang đo về biểu đồ thống kê 70 sinh viên
tham gia khảo sát các yếu tố gây nên nguyên do trì hoãn học tập của sinh viên khoa
Công Nghệ Hóa Học và Thực Phẩm Sư Phạm Kỹ Thuật bao gồm 5 mức độ:
1 là không có gì phản ánh, 2 phản ánh một phần nào đó, 3 thường xuyên, 4 gần như
luôn luôn, và 5 là luôn luôn.
Và thang đo về biểu đồ thống kê 70 sinh viên tham gia khảo sát mức độ sinh viên
thực hiện trì hoãn cũng bao gồm 5 mức độ:
1 là rất hiếm khi, hiếm khi, thỉnh thoảng, thường xuyên, luôn luôn. Các câu phát biểu
cho từng biến được thể hiện ở dưới bảng sau.
Bảng 2.2.1 Các thành phần của thang đo Biến độc lập Phát biểu Cảm xúc
Tôi tạm hoãn việc ôn bài hoặc làm bài tập đến mức khiến bản tiêu cực
thân phải cảm thấy khó chịu và làm giảm hiệu quả học tập.
Bạn lo ngại rằng giáo viên sẽ không hài lòng với kết quả bài tập của bạn
Bạn lo lắng vì mình sẽ bị điểm kém.
Bạn lo lắng nếu bạn biểu hiện quá nổi bật trong kỳ thi, các bạn
trong lớp sẽ ghen tị với bạn.
Bạn cảm thấy áp lực bởi việc ngoài lề khác phải hoàn thành trước khi ôn tập. Hoài nghi về
Có một số việc liên quan đến học tập mà tôi cứ làm trì hoãn bản thân
lại mặc dù tôi thấy mình không nên làm vậy.
Tôi thường cảm thấy lẻ ra tôi phải sử dụng thời gian để học tập tốt hơn.
Bạn nghĩ mình không đủ khả năng làm bài tập khó. Động lực
Tôi sử dụng thời gian một cách khôn ngoan giữa việc học và bên trong các việc khác.
Bạn đã chờ tới khi bạn cùng lớp làm xong để bạn ấy giúp bạn làm bài tập.
Bạn không thích làm đề cương ôn tập.
Có nhiều điều bạn cần phải đi hỏi giáo viên, nhưng bạn ngại
nhùng, rụt rè khi phải gặp giáo viên.
Bạn không muốn mình phải ôn tập trong thời gian nhất định. Cảm giác
Tôi nghĩ kết quả học tập của tôi sẽ tốt hơn nếu tôi bắt đầu ôn hưng phấn
bài hoặc làm bài tập thường xuyên.
Bạn đặt ra các tiêu chuẩn về bản thân quá cao và lo lắng bạn không thể đạt được.
Bạn cảm thấy mình mất quá nhiều thời gian cho việc học Các tác nhân từ
Tạm hoãn học tập lâu hơn mức cho phép. bên ngoài
Khi ôn bài hoặc làm bài tôi thường làm việc khác.
Bạn có quá nhiều việc khác phải làm.
Bạn thường xuyên choáng ngợp với bài tập phải làm.
Bạn biết rằng các bạn cùng lớp vẫn chưa bắt đầu ôn tập.
2.2.2. Thông tin chung về mẫu nghiên cứu:
Nghiên cứu khảo sát gồm 70 sinh viên khoa Công Nghệ Hóa Học và Thực Phẩm tại
trường đại học Sư Phạm Kĩ Thuật được tiến hành trong khoảng tháng 10 năm 2023.
Hình 2.2.2 Trang web khảo sát 70 sinh viên khoa Công Nghệ Hóa Học và Thực phẩm
2.2.3. Mức độ sinh viên khoa Công Nghệ Hóa Học và Thực Phẩm Sư Phạm Kĩ Thuật
thực hiện trì hoãn.
Hình 2.2.3 Biểu đồ thống kê 70 sinh viên khoa Công Nghệ Hóa Học và Thực
Phẩm Sư Phạm Kĩ Thuật tham gia khảo sát mức độ sinh viên thực hiện trì hoãn
Theo như dữ liệu thống kê thì có thể thấy chủ yếu sinh viên khoa Công Nghệ Hóa
Học và Thực Phẩm Sư Phạm Kĩ Thuật:
Rất hiếm khi và hiếm khi trì hoãn học tập lâu hơn mức cho phép (10%)
Đôi khi trì hoãn việc ôn bài và làm bài tập đến mức khiến bản thân cảm thấy khó chịu
và giảm hiệu quả trong học tập (33%), ngoài ra họ cảm thấy bản thân không nên trì hoãn
nhưng vẫn cố chấp trì hoãn hay trong khi ôn bài hoặc làm bài thì thường làm những việc khác (11%).
Thường xuyên nghĩ rằng kết quả của họ sẽ tốt hơn nếu ôn tập và làm bài thường xuyên (27%).
Luôn luôn cảm thấy phải sử dụng thời gian để làm bài thường xuyên hơn (9%).
Tóm lại có thể thấy đa số sinh viên khoa Công Nghệ Hóa Học và Thực Phẩm nhận
biết được hậu quả của trì hoãn mang lại, trong tư tưởng của họ là không muốn trì hoãn
nhưng thực tế họ lại cứ hành động trì hoãn dẫn đến việc họ cảm thấy chán ghét bản thân,
tự ti, và ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, cũng như sức khỏe tinh thần và thể chất.
2.2.4 Các yếu tố gây nên nguyên do trì hoãn học tập của sinh viên khoa Công
Nghệ Hóa Học và Thực Phẩm trường Sư Phạm Kĩ Thuật
Hình 2.2.4 Biểu đồ Biểu đồ thống kê 70 sinh viên khoa Công Nghệ Hóa Học
và Thực Phẩm trường Sư Phạm Kĩ Thuật tham gia khảo sát các yếu tố gây nên trì hoãn học tập.
Theo dữ liệu thống kê khảo sát cho thấy nguyên nhân dẫn đến trì hoãn học tập chủ
yếu bắt nguồn từ các yếu tố hoài nghi về bản thân, động lực bên trong, các yếu tố bên
ngoài như chấp nhận rủi ro, lười biếng, thiếu tự tin hay phụ thuộc
Có thể nói trì hoãn do lo lắng vì quá nổi bật trong kì thi ít có ảnh hưởng đến sinh viên
khoa Công Nghệ Hóa Học và Thực Phẩm trường Sư Phạm Kỹ Thuật (>10%)
Và có bị tác động một phần nào đó bởi yếu tố phụ thuộc, lười biếng, chờ tới khi bạn
cùng lớp làm xong để bạn ấy giúp, không muốn ôn tập trong thời gian cố định (>20%).
Thường xuyên trì hoãn chủ yếu là do các nguyên nhân từ bên ngoài, áp lực công việc,
áp lực deadline, bài tập (>=20%).
Gần như luôn luôn bị trì hoãn do nhiều yếu tố tác động như thiếu tự tin, lười biếng,
ảnh hưởng từ áp lực bài tập, công việc khác (10%).
Luôn luôn trì hoãn lại việc học tập là do áp lực bài tập, thiếu tự tin.
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ HẠN CHẾ
3.1 Các phương pháp nâng cao chất lượng học tập:
Để giải quyết các yếu tố gây nê trì hoãn, nhóm 8 đã nghiên cứu và tìm ra được một
số phương pháp phổ biến nhằm hỗ trợ và tạo động lực giúp tăng cường hiệu quả học.
3.1.1 Phương pháp quả cà chua (Nguồn: Francese o Cirilo).
Hình 3.1.1: Ảnh minh hoạ phương pháp quả cà chua.
Học tập và làm viêc tập trung cao trong thời gian 25 phút sau đó nghỉ ngắn 5 phút và
lặp lại bắt đầu 1 phiên bản học tập 25 phút hoặc 50 phút nghỉ 10 phút.
Mục đích: Quản trị thời gian, nâng cấp tối đa sự tập trung công việc và học tập. Giúp
loại bỏ được cảm giác mệt mỏi, tăng cường sự tập trung để hoàn thành học tập tốt hơn.
3.1.2 Chủ động gợi nhớ - Active Recall (Nguồn: Nhà tâm lý học Jerrey D. Karpicke
và Hermann Ebbinghaus).
Yêu cầu sự chủ động kích thích trí nhớ để tìm lại thông tin mà không dựa vào sự trợ giúp của các gới ý.
Mục đích: Tích cực tạo ra thử thách cho não bộ của mình để nhớ kiến thức. Nhớ lâu
hơn và sắc bén hơn, củng cố trí nhớ ngắn hạn chỉ thoáng qua. Khối lượng thông tin ghi
nhớ lớn hơn, thời gian dành cho việc ôn tập ít hơn.
3.1.3 Kĩ thuật lặp lại ngắt quãng _ Spaced Repectiti-on
Phương pháp lặp lại ngắt quãng sẽ làm đòn bẫy cho khả năng ghi nhớ được tốt hơn.
Phương pháp tận dụng tác động tâm lý của sự gián đoạn để kéo dài thời gian giữa các
lần ôn. Sau mỗi giây, mỗi giờ, mỗi phút, lượng kiến thức được học sẽ giảm đi đáng kể.
Hơn 70% kiến thức học được nếu không ôn lại sẽ bị lãng quên hết chỉ sau 1 ngày.
Mục đích: Cải thiện khả năng ghi nhớ cùng một khối lượng nội dung trong một
khoảng thời gian trải dài.
Hình 3.1.2: Hình đường cong sự lãng quên của Hermann Ebbinghaus
3.1.4 Ma trận Cựu tổng thống Mỹ Dwight Eisnhower – D. Eisenhower Matrix:
Phân loại công việc theo thứ tự ưu tiên: Khẩn cấp và quan trọng (làm ngay sắp xếp
thời gian, thói quen), không khẩn cấp cũng không quan trọng
Mục đích: Sắp xếp công việc vào đầu ngày giúp loại bỏ những yếu tố gây lãng phí
thời gian, không gây rối ren hay phân vân giữa các việc làm, giúp làm việc một cách năng suất hơn).
Hình 3.1.4 Ảnh minh họa ma trận
3.2 Xây dựng dự án “Chúng ta cùng tiến”
Xây dụng môi trường lành mạnh để gắn kết sinh viên với sinh viên sinh viên với
giảng viên trong trường.
Hình thành một diễn đàn giúp sinh viên có thể trao đổi và thảo luận với giảng viên
và sinh viên trong Khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm. giúp sinh viên chủ động trong học tập.
Xây dựng môi trường đầy cảm hứng, tích cực và mới mẻ.
Cơ hội để bộc lộ khả năng, kiến thức và nặng lực, sở trường của học sinh.
Giúp tăng khả năng học hỏi, hứng thú trong học tập trong cộng đồng học sinh.
Bảng 3.2 Bảng tính năng của dự án “Chúng ta cùng tiến” STT Tính năng Mô tả 1 Tạo tài khoản.
Tạo một tài khoản để sinh viên có
thể tham gia vào một diễn đàn và trao đổi với giáo viên. 2 Tạo Blog.
Tạp một Blog để chia sẽ những kiến
thức, thông tin hữu ích về các vấn đề
ngành nghề, môn học tiếp cận với sinh viên. 3
Tạo diễn đàn câu hỏi.
Tại đây sinh viên và giáo viên có
thể trao đổi các bài giải và cách giải bài
khác nhau( có thể tạo diễn đàn riêng tư
cho các nhóm nhỏ người tham gia). 4 Tạo khảo sát.
Tạo khảo sát để xem sinh viên có
nhu cầu gì về các vấn đề học tập, tâm lý,.. 5 Tạo sự kiện.
Lên lịch các sự kiện của trường,
khoa và câu lạc bộ để sinh viên nắm bắt
được hết các thông tin. 6
Đặt lịch gọi với giảng viên.
Đặt lịch gọi với giảng viên để trao
đổi các vấn đề của mình (tâm lý, hướng
nghiệp, các vấn đề trong học tập). 7
Nhắn tin và trao đổi cới người
Tôi muốn trao đổi trực tiếp về bài dùng khác.
học, các vấn đề trong cuộc sống với các
người dùng khác như các bạn sinh viên
trong Khoa, thầy cô mà không cần phải kết bạn với nhau trên Facebook, Zalo,.. 8
Chặn tài khoản có các bài viết
Là một người dùng, để có một trải
spam, nội dung không phù hợp.
nghiệm tốt nhất, tôi muốn báo cáo
những bài viết sai về tiêu chuẩn cộng đồng. 9 Xem thông tin cá nhân.
Với tư cách là một người tham gia,
tôi muốn xem thông tin về tài khoản của mình. 10.
Xem thông tin cá nhân của các
Tôi muốn xem thông tin về sinh
tìa khoản trong diễn đàn.
viên, thầy cô để có thể liên lạc đúng
vấn đề mà tôi cần giải quyết.
3.3 Định hướng phát triển:
Nghiên cứu ở quy mô lớn với đối tượng đa dạng hơn, kiểm soát chặt chẽ môi trường
thực nghiệm hơn để đảm bảo tính khách quan và phổ quát.
Mở rộng dự án “Chúng ta cùng tiến” thông qua quản lý của Khoa nguồn nhân lực,
nguồn kinh phí duy trì hoạt động.
Tạo kết nối giữa giảng viên và sinh viên trên diễn đàn để xấy dựng môi trường học
tập tạo hiệu quả, không áp lực.
Xây dựng kết nối giữa sinh viên với sinh viên qua tương tác và hoạt động đăng tải trên diễn đàn.
Các phương pháp can thiệp được áp dụng rộng rĩa vào thức thế trên lớp học
3.4 Hạn chế của nghiên cứu.
Mặc dù có một số đóng góp về mặt lý thuyết và thực tiễn, nghiên cứu này còn gặp
phải một số hạn chế sau đây: Các công cụ đo lường chua được Việt hóa làm giảm độ tin
cậy của kết quả nghiên cứu, mô hình nghiên cứu chỉ hướng tới sinh viên Khoa Công
nghệ Hóa học và Thực phẩm nên không thể đưa ra kết luận đặc trung cho mẫu dân số,
chưa có tính đại diện cho toàn bộ quần thể. PHẦN KẾT LUẬN
Từ những kết quả thu được, chúng ta thấy rõ được mối tương quan thuận giữa thiếu
động lực và trì hoãn học tập, mối trương quan nghịch giữa trì hoãn học tập và động lục
hướng đến hiểu biết, thành tựu, trải nghiệm, động lực điều chỉnh xác nhận, nhập nội
cũng như điều chỉnh bên ngoài.
Các yếu tố như thiếu tự tin, chấp nhận rũi ro, lười biếng và phụ thuộc trong thang đo
trì hoãn phi lý đều tác động đến trì hoãn học tập, Trong đó yếu tố phụ và thiếu tự tin ảnh
hưởng nhiều nhất. Dự án “Chúng ta cùng tiến” được xây dựng trên hai yếu tố này nhằm
giúp sinh viên chủ động trong học tập, kết nối sinh viên với sinh viên, sinh viên với
giảng viên để không còn phụ thuộc trong học tập. Hai yếu tố còn lại: Lười biếng và chập
nhận rủi ro cốt yếu xuất phát từ việc mông lung, không hiểu rõ năng lực bản thân và
nhiệm vụ học tập. Các phương pháp can thiệp mà nhóm nghiên cứu đã xây dựng giúp
đối tượng nghiên cứu chủ động nắm bắt vấn đề học tập, từ đó giảm đi hai yếu tố kể trên.
Tóm lại, trì hoãn học tập còn là vấn đề khó khăn chung của nhiều sinh viên.Vì thế,
đề tài “Nghiên cứu sự trì hoãn trong học tập ở sinh viên Khoa Công nghệ Hóa học và
Thực phẩm và giải pháp” của nhóm nghiên cứu trong thời điểm này là rất thiết thực. Các
đối tượng sau khi thực hiện các phương pháp can thiệp diễn đàn hỗ trợ học tập do nhóm
đề ra đều gửi phản hồi rất tích cực và lan tỏa chương trình hỗ trợ và giỏi thiệu với bạn
bè cùng tham gia đã và đang tác động tích cực đến động lực học tập của sinh viên. Qua
phỏng vấn định kỳ phản hồi từ đa số sinh viên khảo sát, các đối tượng dần tìm lại hứng
thủ học tập qua các phương pháp can thiệp không phức tạp và dễ dàng thực hiện. Diễn
đàn hỗ trợ học tập tọa điều kiện gắn kết việc học đi đôi với tính chủ đông, tìm tòi và
sáng tạo của sinh viên, tạo kết nối giữa sinh viên với sinh viên cúng như sinh viên với
giảng viên thông qua các hoạt động tương tác, thảo luận và họp mặt trên diễn đàn. Xác
định chương trình hỗ trợ mà nhóm nghiên cứu đến để tác động đến độ trì hoãn trong học
tập, qua đó mức độ trì hoãn học tập nhóm thực nghiệm giảm rõ rệt, hiệu quả học tập
được tăng lên đáng kể với điểm số được cải thiện trông thấy. lOMoARcPSD| 37054152
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Francesco Cirillo (2006). The Pomodoro Technique (The Pomodoro). Ngày truy
cập: 10/12/2023. Đường link: Cirillo -- Pomodoro Technique.pdf (ucsd.edu)
Trần Thị Minh Hằng (2021), Tự Học Và Yếu Tố Tâm Lý Cơ bản Trong Tự Học
Của Sinh Viên Sư Phạm, Nxb.Giáo dục Việt Nam
Trần Anh Ngọc, Nguyễn Thị Hải Hạnh, Lê Anh Dũng (2021), Tác động của
ảnh hưởng ngang hàng đến sự trì hoãn trong học tập của sinh viên, Tạp chí Khoa
học Thương Mại tập số 158. Ngày truy cập: 9/12/2023. Đường link: ruot so
158.qxp_ruot so 72 xong.qxd (tmu.edu.vn)
Trần Linh Phong(2011). Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp học tập đến kết
quả học tập của sinh viên trường đại học Trà Vinh. Ngày truy cập: 11/12/2023.
Đường link: https://khcn.tvu.edu.vn/files/project/bao_cao_tong_ket_file/309/ND %20finish.pdf
Rabin, L. A., Fogel, J., & Nutter-Upham, K. E. (2011). Academic procrastination
in college students: The role of self-reported executive function. Journal of Clinical and
Experimental Neuropsychology, 33(3), page: 344–357.
Steel, P. (2007). The Nature of Procrastination: A Meta-Analytic and Theoretical
Review of Quintessential Self-Regulatory Failure. Psychological Bulletin, 133(1), page: 65–94.
Anh Thơ (2023), Trì hoãn là gì? Cách hiệu quả để vượt qua sự trì hoãn, CareerLink.
Ngày truy cập 8/12/2023. Đường link: https://www.careerlink.vn/camnang-viec-
lam/goc-ky-nang/tri-hoan-la-gi-cach-hieu-qua-de-vuot-qua-su-tri-hoan
Vallerand, R.J.Pelletier, L.G., Blais, M.R.Birire, N.M., Senecal, C.,& Vallieres,
E.F.(1992). The Academic Motivation Scale: A Measure of Intrinsic, Extrinsic, and
Amotivation in Education. Education and Psychological Measurement
Võ Đặng Thảo Vân, Trì hoãn là gì? Nguyên nhân của sự trì hoãn. Công ty ACC.
Ngày truy cập: 11/12/2023. Đường link: Trì hoãn là gì? Nguyên nhân của sự trì hoãn (accgroup.vn). lOMoARcPSD| 37054152 PHẦN PHỤ LỤC MỤC LỤC BẢNG:
Bảng 2.2.1 : Thông tin chung về mẫu nghiên cứu:.............................................16
Bảng 3.2.1: Bảng tính năng của dự án “Chúng ta cùng tiến”..............................23 MỤC LỤC HÌNH:
Hình 2.2.2: Trang web khảo sát 70 sinh viên khoa
Hình 2.2.3 Biểu đồ thống kê 70 sinh viên khoa Công Nghệ Hóa Học và
Hình 2.2 4: Biểu đồ Biểu đồ thống kê 70 sinh viên khoa Công Nghệ Hóa Học và
Thực Phẩm trường Sư Phạm Kĩ Thuật tham gia khảo sát các yếu tố gây nên trì hoãn học tập.
Hình 3.1.1 Ảnh minh hoạ phương pháp quả cà chua..........................................20
Hình 3.1.2: Hình đường cong sự lãng quên của Hermann Ebbinghaus..............21
Hình: 3.1.3 Ảnh minh họa ma trận......................................................................21