Tiểu luận môn Triết - Kinh tế chính trị Mác Lênin | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Tiểu luận môn Triết - Kinh tế chính trị Mác Lênin | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Kinh tế chính trị Mác Lênin (ĐHKT)
Trường: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Đề bài : Vai trò của quan niệm chủ nghĩa duy vật biện chứng về tri thức trong thực tiễn
Có thể nói, triết học là dạng tri thức lý luận xuất hiện sớm nhất trong lịch sử các loại hình lý luận của nhân loại
Trong quá trình sống và cải biến thế giới, từng bước con người có kinh nghiệm và tri thức về thế giới. Ban đầu là những tri thức cụ thể, riêng lẻ, cảm tính. Cùng với sự tiến bộ của sản xuất và đời sống, nhận thức của con người dần dần đạt đến trình độ cao hơn trong việc giải thích thế giới một cách hệ thống, logic và nhân quả,...
Vào thời cổ đại, khi các loại hình tri thức còn ở trong tình trạng tản mạn, dung hợp và sơ khai, các khoa học độc lập chưa hình thành thì triết học đóng vai trò là các dạng nhận thức lý luận tổng hợp, giải quyết tất cả các vấn đề lý luận chung về tự nhiên, xã hội và tư duy. Từ buổi đầu lịch sử triết học và tới tận thời kỳ Trung cổ, triết học vẫn là tri thức bao trùm, là “khoa học của các khoa học”. Triết học không thể xuất hiện từ mảnh đất trống, mà phải dựa vào các tri thức khác để khái quát và định hướng ứng dụng. Các loại hình tri thức cụ thể ở thế kỉ thứ VII trc.CN thực tế đã khá phong phú, đa dạng. Nhiều thành tựu mà về sau người ta xếp vào tri thức cơ học, toán học, y học, nghệ thuật, kiến trúc, quân sự và cả chính trị,... ở Châu Âu thời bấy giờ đã đạt tới mức mà đến nay vẫn khiến con người ngạc nhiên. Giải phẫu học cổ đại đã phát hiện ra những tỷ lệ đặc biệt cân đối của cơ thể người và những tỷ lệ này đã trở thành những “chuẩn mực vàng” trong hội họa và kiến trúc cổ đại góp phần tạo nên một số kỳ quan của thế giới
Ngoài ra, Gắn với các hiện tượng xã hội vừa nêu là lao động trí óc đã tách khỏi lao động chân tay. Trí thức xuất hiện với tính cách là một tầng lớp xã hội, có vị thế xã hội xác định. Vào thế kỉ VII - V trc.CN, tầng lớp quý tộc, tăng lữ, điền chủ, nhà buôn, binh lính,... đã chú ý đến việc học hành. Nhà trường và hoạt động giáo dục đã trở thành một nghề trong xã hội. Tri thức Toán học, địa lý, thiên văn, cơ học, pháp luật, y học,... đã được giảng dạy.
Kết hợp hai loại tri thức trên đây - tri thức chung (trong đó có tri thức triết học và tri thức khoa học chuyên ngành) và tri thức thực tiễn (trong đó có sự hiểu biết tình hình thực tiễn và trình độ tay nghề được biểu hiện qua sự nhạy cảm thực tiễn) - đó là tiền đề cần thiết để đảm bảo thành công của chúng ta trong hoạt động cụ thể của mình
Bản chất của khoa học và công nghệ hiện đại là sự cải biến về chất các lực lượng sản xuất trên cơ sở tri thức khoa học ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Đặc điểm nổi bật của nó là sự tăng lên mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa nên sản xuất vật chất và lĩnh vực đời sống xã hội, tạo thời cơ và thách thức cho các quốc gia, dân tộc trên con đường phát triển. Do kết quả của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại mà loài người bước vào thế kỉ XXI với những vấn đề nhận thức mới rất cơ bản và sâu sắc. Trước tình hình đó, triết học Mác-Lenin đóng vai trò rất quan trọng, là cơ sở lý luận - phương pháp luận cho các nhà phát minh khoa học, cho sự truyền bá tri thức khoa học hiện đại. Dù tự giác hay tự phát, khoa học hiện đại phát triển phải dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng. Đồng thời, những vấn đề mới của hệ thống tri thức khoa học hiện đại cũng phải cũng đặt ra đòi hỏi triết học Mác-Lenin phải có bước phát triển mới
- Vai trò của tri thức trong đời sống xã hội:
Tri thức đã và đang ngày càng trở nên quan trọng đối với đời sống xã hội. Nó tác động trực tiếp đến mọi lĩnh vực trong xã hội: kinh tế, chính trị, văn hóa giáo dục,...
a, Vai trò của tri thức đối với Kinh tế - Kinh tế tri thức:
Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó quá trình thu nhận, sử dụng, khai thác, sáng tạo tri thức trở thành thành phần chủ đạo trong quá trình tạo ra của cải
-Vốn tri thức được sử dụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh với mục đích nhằm tăng năng suất, chất lượng, lợi nhuận và còn đóng vai trò là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong hàm sản xuất.
Với ngành nông nghiệp ngày nay, sức lao động không còn là yếu tố tiên quyết để tạo ra sản phẩm, mà thêm vào đó chính là tri thức. Tri thức giúp cho nền nông nghiệp được vận hành đơn giản hơn và giảm được sức nặng cho nông dân
-Tri thức là nguồn động lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội.
Có thể nói, tri thức đóng vai trò to lớn trong việc đưa nền kinh tế-xã hội đi lên. Mỗi cá nhân, tổ chức có tri thức thì sẽ kéo theo đó là những tư duy tiến bộ và từ đó sẽ hình thành nên sự phát triển trên mọi lĩnh vực
-Tri thức đóng vai trò quyết định trong sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp
Để một doanh nghiệp có thể phát triển thì cần phải có những nhân viên ưu tú, có tri thức. Tập hợp những người có tri thức sẽ tạo nên một môi trường năng động, thúc
đẩy lẫn nhau cùng phát triển. Và họ cũng chính là những người sẽ định đoạt được sự tồn tại của doanh nghiệp
-Tri thức đóng vai trò to lớn trong việc rút ngắn khoảng cách giữa các nước phát triển và đang phát triển.
Những nước phát triển là những nước luôn dẫn đầu nhờ sự tiến bộ trong tư tưởng, họ đều là những nước tập hợp những tổ chức, cá nhân có tri thức cao. Theo sau đó là các quốc gia đang phát triển, họ luôn cố gắng theo đuổi những tư duy tiến bộ từ những quốc gia lớn mạnh để không bị thụt lùi. Vậy nên, những quốc gia nào có thể bắt kịp những tri thức của thời đại thì quốc gia đó sẽ dẫn đầu hoặc trên đà phát triển mạnh mẽ
b, Vai trò tri thức đối với chính trị
Nhờ có tri thức, con người mới có sự hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực. Tri thức giúp cho con người có được khả năng tư duy lý luận sắc bén, kiến thức phong phú. Đây là một điều rất quan trọng, bởi những người có tri thức cao như vậy mới có thể vận hành được bộ máy chính trị của một đất nước và đưa đất nước phát triển hơn
Những người đứng đầu của một quốc gia luôn phải là những người ý thức được tầm công việc của mình có tác động đến hàng triệu người dân. Họ phải có tư duy lý luận sâu sắc, lĩnh hội kiến thức trên mọi lĩnh vực, nhận thức được thực tiễn và phải có chí tiến thủ. Vì vậy, ta có thể thấy vai trò của tri thức đối với chính trị là không thể thiếu. Một nền văn minh lớn không thể nào thiếu đi những cá nhân có tri thức cao, họ sẽ là những người dẫn đầu để truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức cho những người sau để củng cố tư tưởng đúng đắn, xác đáng nhằm đưa đất nước ngày càng phồn vinh
c, Vai trò tri thức đối với văn hóa-giáo dục:
Tri thức cũng đóng vai trò dẫn lỗi cho nền văn hóa-giáo dục của một quốc gia. Nó giúp con người có thể tiếp nhận những hiểu biết về thế giới quanh ta và nâng cao nhận thức con người. Vậy nên, một nền văn hóa-giáo dục lớn mạnh thì cũng đồng nghĩa với sự tiến bộ của một đất nước
Đối với nền văn hóa-giáo dục, tri thức chính là yếu tố dẫn đường cho con người đến với sự nhận thức về thế giới xung quanh. Có tri thức, con người sẽ biết cách tiếp nhận những thông tin đúng đắn, nhận thức được những vấn đề trong xã hội, có nhiều góc nhìn về cuộc sống và cả lĩnh hội được những kiến thức trên nhiều lĩnh vực. Những người giảng dạy cũng được biết đến là những người có tri thức sâu rộng để dẫn dắt cho những thế hệ trẻ phát triển tư duy, khả năng biện luận. Không có tri thức, nền văn hóa-giáo dục ở một quốc gia khó có thể phát triển. Chỉ khi có
tri thức, những lý lẽ truyền đạt mới được thấm nhuần và thông suốt tới những người khác