tiểu luận nghiên cứu đề tài tăng trưởng kinh tế | Môn kinh tế vĩ mô
Hoàn thiện hệ thống hóa cơ sở lý luận về chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế. Tìm hiểu mối quan hệ giữa chi tiêu mua sắm hàng hóa dịch vụ của chính phủ và tăng trưởng kinh tế, thực trạng chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Kinh tế vĩ mô ( UEH)
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46988474
A. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài
Tăng trưởng kinh tế là một trong những mục tiêu hàng đầu của những
nước đang phát triển nhằm nâng cao mức sống của người dân và thu hẹp
khoảng cách chênh lệch trong thu nhập với các nước phát triển. Tìm hiểu
mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với những yếu tố tác động đến nó là
hết sức quan trọng bởi nó sẽ giúp các quốc gia đưa ra được những chính
sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phù hợp. Trong số đó, vai trò chính phủ
nói chung và chi tiêu chính phủ nói riêng ngày càng thu hút sự chú ý. Tác
động của chi tiêu chính phủ đến tăng trưởng kinh tế vẫn đang còn là vấn
đề gây nhiều tranh luận cả trên lý luận và thực tiễn. Mỗi sự biến động,
thay đổi dù lớn hay nhỏ của chi tiêu chính phủ đều có thể ảnh hưởng đến
sự tăng trưởng kinh tế. Xoay quanh vấn đề này có rất nhiều luồng ý kiến
khác nhau, các nhà kinh tế học vẫn đang tranh luận nhiều về quy mô chi
tiêu ngân sách lớn hay nhỏ thì tốt hơn cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế. Vì vậy các chính phủ phải tính toán, nghiên cứu, phân tích các yếu tố
tác động để đưa ra các giải pháp chi tiêu, đặc biệt là chi cho mua sắm
hàng hóa và dịch vụ, một cách hợp lý, phù hợp với từng giai đoạn phát
triển kinh tế của đất nước.
Hiểu được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa chi tiêu của chính phủ
với sự tăng trưởng kinh tế, trên cơ sở kiến thức đã được tiếp thu từ thầy
cô và tài liệu tham khảo, em xin chọn đề tài “ Mối quan hệ giữa chi tiêu
mua sắm hàng hóa và dịch vụ của chính phủ và tăng trưởng kinh tế, liên
hệ thực tế của Việt Nam giai đoạn 2016-2020” cho bài tiểu luận Kinh tế vĩ mô của mình.
Vì còn hạn chế về thời gian và kiến thức chuyên sâu nên không thể tránh
khỏi thiếu sót, em rất mong sẽ nhận được sự góp ý từ thầy cô để bài tiểu
luận này được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
2. Mục đích nghiên cứu
Hoàn thiện hệ thống hóa cơ sở lý luận về chi tiêu chính phủ và tăng
trưởng kinh tế. Tìm hiểu mối quan hệ giữa chi tiêu mua sắm hàng hóa
dịch vụ của chính phủ và tăng trưởng kinh tế, thực trạng chi tiêu chính
phủ và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Trên cơ sở đó làm rõ một số vấn
đề hạn chế và đề xuất giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu phát
triển kinh tế giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2021-2025
3. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng những phương pháp nghiên cứu chung mang tính phương pháp
luận dựa trên cơ sở vận dụng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác-Lênin, cụ thể là chủ nghĩa duy vật biện chứng. Ngoài ra còn sử dụng
các phương pháp khác như thống kê, phân tích số liệu, so sánh, đánh giá, tổng hợp,.... B. NỘI DUNG lOMoAR cPSD| 46988474
I. Tổng quan lý thuyết về mối quan hệ giữa chi tiêu mua sắm hàng
hóa và dịch vụ của Chính phủ và tăng trưởng kinh tế. 1. Chi tiêu
mua sắm hàng hóa và dịch vụ của Chính phủ 1.1. Khái niệm -
Chi tiêu mua sắm hàng hóa và dịch vụ của Chính phủ (còn gọi là
mua sắm Chính phủ) được tính bằng tổng chi tiêu chính phủ trừ đi các
khoản thanh toán chuyển khoản và trả lãi nợ. -
Chi tiêu mua sắm hàng hóa và dịch vụ của Chính phủ (G) là yếu tố
chính trong việc xác định tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia.
Các khoản thanh toán chuyển khoản là các khoản chi không liên quan
đến việc mua hàng hóa, chẳng hạn như các dịch vụ an sinh xã hội và trợ cấp cho nông dân. 1.2. Đặc điểm -
Một trong những phương pháp tính tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
củamột quốc gia là cộng tất cả chi tiêu trong nền kinh tế, được chia làm bốn loại chính: + Tiêu dùng cá nhân (C)
+ Chi tiêu để đầu tư kinh doanh (I)
+ Mua sắm của chính phủ để mua hàng hóa và dịch vụ (G) + Xuất khẩu ròng (NX)
Bốn yếu tố này tổng hợp thành các yếu tố để tính GDP của một quốc
gia. Trong đó mua sắm chính phủ là yếu tố đặc biệt, do đó các khoản mua
sắm của chính phủ được chia thành chi tiêu mua hàng hóa dịch vụ của các
địa phương, chi tiêu chính phủ cho quốc phòng an ninh. Chi tiêu mua sắm
hàng hóa và dịch vụ của chính phủ nắm tỷ lệ lớn trong tổng sản phẩm quốc nội. -
Do nhu cầu của các quốc gia trong thời đại hiện đại hóa mà chi tiêu
mua sắm hàng hóa dịch vụ của chính phủ đã tăng nhanh so với các thập kỷ trước.
1.3. Chi tiêu mua sắm hàng hóa dịch vụ của chính phủ trong lý thuyết của Keynes -
Chi tiêu mua sắm hàng hóa dịch vụ của chính phủ được coi là một
yếu tố quan trọng của một nền kinh tế hiệu quả trong lí thuyết của Keynes. lOMoAR cPSD| 46988474
Ông cho rằng việc tăng hoặc giảm chi tiêu chính phủ là một công cụ
chính yếu để điều chỉnh chu kì kinh tế.
Theo lí thuyết Keynes, chi tiêu của chính phủ làm tăng nhu cầu theo hai cách: -
Cách đầu tiên, chính phủ trực tiếp thúc đẩy tổng cầu kinh tế bằng cách mua hàng hóa -
Cách thứ hai, chính phủ tài trợ tiền cho cả công nhân và nhà cung
cấp thúc đẩy họ tiêu thêm tiền vào hàng hóa và dịch vụ, còn được gọi là hiệu ứng số nhân.
1.4. Các hình thức chi tiêu mua sắm hàng hóa và dịch vụ của chính phủ
+ Mua sắm của chính phủ bao gồm từ chi tiêu cho các dự án cơ sở hạ tầng;
+ Mua sắm chính phủ thông qua việc trả lương cho nhân viên dịch vụ
dân sự, dịch vụ công cộng đến;
+ Mua sắm chính phủ thông qua các khoản chi để mua các máy móc
thiết bị văn phòng và bảo trì các tòa nhà công.
1.5. Nguồn chi mua sắm hàng hóa và dịch vụ của chính phủ
Chủ yếu thông qua 2 nguồn: - Thu thuế của chính phủ Thuế trực thu Thuế gián thu - Chính phủ đi vay Vay tiền của công dân Vay nước ngoài
2. Tăng trưởng kinh tế 2.1. Khái niệm -
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập hay sản lượng được
tính cho toàn bộ nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là một
năm). Tăng trưởng kinh tế có thể biểu thị bằng số tuyệt đối (quy mô tăng
trưởng) hoặc số tương đối (tỷ lệ tăng trưởng). Quy mô tăng trưởng phản
ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý
nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kì. lOMoAR cPSD| 46988474 -
Tăng trưởng kinh tế được đo bằng sự gia tăng của tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc dân (GNP). Khi tính tốc độ
tăng trưởng kinh tế, ta sử dụng công thức g= GDPr- GDPr0/GDPr0 x100% trong đó:
g là tốc độ tăng trưởng kinh tế
GDPr là tổng sản phẩm quốc nội kỳ báo cáo GDPr0
là tổng sản phẩm quốc nội kỳ gốc.
2.2. Ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển
nền kinh tế của mỗi quốc gia. Sau đây là một số ý nghĩa chính của sự tăng trưởng kinh tế: -
Tăng trưởng kinh tế sẽ tạo ra điều kiện giải quyết công ăn, việc làm
vàgiảm tỷ lệ thất nghiệp. Theo quy luật Okun: Tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm
1% khi GDP thực tế tăng 2,5%. -
Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện để cải thiện chất lượng cuộc sống
vàphúc lợi xã hội của cộng đồng. Là điều kiện tiền đề để phát triển các mặt khác của xã hội. -
Tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập tăng lên và nâng cao
mứcsống của người dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà tăng trưởng kinh tế mang lại còn có
những mặt trái khác như chi phí mà xã phải gánh chịu do sức tăng trưởng
quá cao. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế còn làm cạn kiệt nguồn tài nguyên,
ô nhiễm môi trường và có nguy cơ phát sinh các vấn đề xã hội như gia tăng
tệ nạn xã hội, gia tăng bất bình đẳng xã hội… 3.
Mối quan hệ giữa chi tiêu mua sắm hàng hóa và dịch vụ của
Chínhphủ và tăng trưởng kinh tế.
3.1. Khi kích cỡ chi tiêu của chính phủ còn nhỏ
Lúc này tác động tích cực vượt trội hơn tác động tiêu cực. Tác động của
chi tiêu chính phủ đến tăng trưởng kinh tế sẽ theo chiều thuận. Các tính
năng thúc đẩy sản lượng của chi tiêu chính phủ sẽ chiếm ưu thế, khi đó
gia tăng trong chi tiêu của chính phủ sẽ làm tăng sản lượng kéo theo GDP
tăng, làm kinh tế tăng trưởng. lOMoAR cPSD| 46988474
3.2. Khi kích cỡ chi tiêu của chính phủ trở nên lớn hơn
Lúc này tác động tiêu cực sẽ vượt trội hơn tác động tích cực. Nếu như ở
trường hợp trên, khi chi tiêu chính phủ tăng, sản lượng sẽ tăng thì ở trong
trường hợp này, ban đầu khi tăng chi tiêu, sản lượng cũng tăng, nhưng khi
đến một điểm nào đó, tính năng thúc đẩy tăng trưởng của chi tiêu chính
phủ sẽ giảm dần và sự tiếp tục gia tăng trong chi tiêu của chính phủ sẽ
không còn dẫn đến sự gia tăng trong sản lượng nữa.
Mặt khác, để có thêm được doanh thu tài trợ cho chi tiêu chính phủ, thuế
phải tăng, làm giảm động cơ làm việc, tiết kiệm, đầu tư và sản xuất của
khu vực tư nhân. Hơn nữa, khi chi tiêu chính phủ gia tăng thì ngày càng
nhiều nguồn lực rút ra khỏi khu vực tư nhân từ các dự án có lợi nhuận
cao. Những tác động này làm thay đổi hành vi của các cá nhân, làm giảm
cung ứng hiệu quả nguồn lực và do vậy làm giảm tăng trưởng kinh tế.
Khi đó, chính phủ sẽ phải điều chỉnh mức chi tiêu giảm xuống để ổn định lại nền kinh tế Đồ thị
II. Liên hệ thực tế Việt Nam giai đoạn 2016-2020. 1. Thực trạng
1.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế 1.2. Tình hình chi tiêu mua sắm
hàng hóa và dịch vụ của chính phủ
Trong giai 2016 - 2020, hoạt động chi NSNN tiếp tục hoàn thiện thể chế
tăng cường hiệu quả phân bổ, quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính
gắn với các mục tiêu kinh tế - xã hội và mục tiêu cơ cấu lại chi ngân sách, chi đầu tư công.
Trong giai đoạn này, quy mô chi NSNN được kiểm soát trong phạm vi
thu ngân sách và giảm dần mức bội chi; tỷ trọng chi NSNN bình quân
khoảng 28% GDP (giai đoạn 2011 - 2015 là 29,5% GDP); ưu tiên thực
hiện các chủ trương, định hướng lớn của Đảng và Nhà nước. Đã cơ cấu
lại một bước chi NSNN, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triên ngay từ khâu
dự toán từ mức 25,7% năm 2017 lên 26,9% năm 2020 (mục tiêu đề ra là 25 - 26%).
Cùng với đó, giảm dần tỷ trọng dự toán chi thường xuyên từ mức 64,9%
tổng chi NSNN năm 2017 xuống dưới 64% năm 2020 theo đúng mục tiêu lOMoAR cPSD| 46988474
tại Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội, trong điều kiện hàng năm
vẫn bố trí nguồn tăng lương cơ sở, lương hưu (đối tượng do NSNN bảo
đảm) và trợ cấp người có công khoảng 7%, thực hiện các chính sách an
sinh xã hội gắn với lương cơ sở tăng tương ứng, tăng chi an ninh, quốc phòng...
Bảng chi ngân sách nhà nước so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Có thể thấy chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển chiếm tỉ lệ chủ yếu,
tuy nhiên tỉ lệ chi thường xuyên có xu hướng tăng, trong khi chi đầu tư
phát triển là nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế dài hạn lại có xu hướng
giảm. Nếu tiếp tục duy trì tình trạng này thì trong tương lai sẽ không tạo
ra được tăng trưởng nền tảng (vì đầu tư phát triển nhân lực và khoa
hoccông nghệ mới tạo ra yếu tố tăng trưởng lâu dài.
2. Mục tiêu và giải pháp cân bằng chi tiêu chính phủ kết hợp tăng
trưởng giai đoạn 2021-2025 2.1. Mục tiêu 2.2. Giải pháp
Một số giải pháp trong vấn đề chi tiêu mua sắm hàng hóa dịch vụ
Đổi mới cơ cấu chi đầu tư phát triển: Trong cơ cấu chi đầu tư, tập trung
ưu tiên cho chất lượng, tính bền vững của đầu tư, hạn chế tình trạng đầu
tư dàn trải. Trong cơ cấu đầu tư công, đầu tư từ nguồn vốn NSNN đóng
vai trò quan trọng;... Từng bước chủ động điều chỉnh cơ cấu chi NSNN
theo hướng dành nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Bố trí phân bổ ngân
sách hợp lý, hiệu quả giữa các vùng kinh tế trên cơ sở phát huy triệt để lợi
thế của từng vùng và sức mạnh tổng hợp trong sự liên kết giữa các vùng;
ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, giáo dục, y tế đối với
miền núi, đảm bảo kết nối thông suốt, thuận tiện và nhanh chóng giữa các
vùng đồng bào dân tộc ít người, khó khăn với các đô thị, đồng bằng, duyên hải.
Đổi mới cơ cấu chi thường xuyên: Cơ cấu các khoản chi thường xuyên
đổi mới theo hướng tăng chi NSNN cho các lĩnh vực giáo dục phổ thông,
nhất là tiểu học, y tế cộng đồng, KH&CN. Đảm bảo nhu cầu chi quốc
phòng, an ninh, xoá đói giảm nghèo, giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã
hội, đưa mục tiêu phát triển xã hội ngang tầm phát triển kinh tế, đảm bảo
tăng trưởng và phát triển toàn diện, bền vững. Chú trọng đúng mức tới
chi bảo vệ môi trường. lOMoAR cPSD| 46988474