-
Thông tin
-
Quiz
Tiểu luận Ngôn ngữ báo chí | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trong đời sống hàng ngày, ngôn ngữ là phương tiện hữu hiệu để con người tiến hành các hoạt động giao tiếp. Ngôn ngữ báo chí phục vụ cho cách thức tiếp cận của báo chí, đòi hỏi nhà báo phải đáp ứng nghiệp vụ về phẩm chất, về hiểu biết. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Ngôn ngữ báo chí 18 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Tiểu luận Ngôn ngữ báo chí | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trong đời sống hàng ngày, ngôn ngữ là phương tiện hữu hiệu để con người tiến hành các hoạt động giao tiếp. Ngôn ngữ báo chí phục vụ cho cách thức tiếp cận của báo chí, đòi hỏi nhà báo phải đáp ứng nghiệp vụ về phẩm chất, về hiểu biết. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Ngôn ngữ báo chí 18 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
LỜI NÓI ĐẦU
Trong đời sống hàng ngày, ngôn ngữ là phương tiện hữu hiệu để con
người tiến hành các hoạt động giao tiếp. Ngôn ngữ báo chí phục vụ cho
cách thức tiếp cận của báo chí, đòi hỏi nhà báo phải đáp ứng nghiệp vụ
về phẩm chất, về hiểu biết. Trong các thể loại báo chí, có một thể loại mà
ngay từ khi mới ra đời đã thu hút được đông đảo sự quan tâm của công
chúng và mối lo ngại của chính quyền. Đó chính là phóng sự. Nhận thức
rõ tầm quan trọng của ngôn ngữ cũng như gia tăng sự cạnh tranh với
những tờ báo khác, mỗi cơ quan, tòa soạn phải nâng cao cả chất lượng cả
về nội dung lẫn hình thức, đặc biệt là chú trọng đến việc sử dụng từ ngữ.
Lựa chọn đề tài “Ngôn ngữ thể loại phóng sự trên báo mạng điện tử”, em
muốn tìm hiểu sâu hơn những kiến thức về ngôn ngữ, ngôn ngữ báo chí
nói chung và ngôn ngữ thể loại phóng sự trên báo mạng điện tử nói riêng.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của bài tiểu luận được kết cấu thành 4 phần như sau:
Chương I: Lý thuyết
Chương II: Khảo sát thực trạng
Chương III: Đánh giá
Chương IV: Đề xuất giải pháp
Trong phạm vi kiến thức còn hạn chế, bài tiểu luận có thể còn thiếu sót,
do vậy em rất mong nhận được những nhận xét và góp ý của thầy cô để
bài được hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT I. Một số khái niệm 1. Ngôn ngữ
- Theo nghĩa rộng, ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu thể hiện các ý niệm.
- Theo nghĩa hẹp, ngôn ngữ là hệ thống ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp
và quy tắc kết hợp chúng, dùng làm công cụ giao tiếp, làm phương tiện tư duy.
- Ngôn ngữ là một mắt xích rất quan trọng trong quá trình thông tin.
- Ngôn ngữ là hệ thống phức tạp con người sử dụng để liên
lạc hay giao tiếp với nhau cũng như chỉ chính năng lực của con
người có khả năng sử dụng 1 hệ thống như vậy.
- Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt và quan trọng bậc nhất
của loài người, phương tiện tư duy và công cụ giao tiếp xã hội.
Ngôn ngữ bao gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, trong thời đại
hiện nay, nó là công cụ quan trọng nhất của sự trao đổi văn hoá
giữa các dân tộc. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng
nhất của xã hội, và là công cụ tư duy của con người
- Là một đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học, "ngôn ngữ" có hai
nghĩa chính: một khái niệm trừu tượng, và một hệ thống ngôn ngữ
cụ thể, ví dụ: "tiếng Việt". Nhà ngôn ngữ học Thụy Sĩ Ferdinand de
Saussure, người định nghĩa phương pháp nghiên cứu hiện đại của
ngôn ngữ học, trước tiên khẳng định một cách rõ ràng sự khác biệt
bằng cách sử dụng language (từ tiếng Pháp) cho ngôn ngữ khi là
một khái niệm; langue như là một ví dụ cụ thể của một hệ thống
ngôn ngữ, và parole cho việc sử dụng cụ thể của lời nói trong một ngôn ngữ cụ thể.
- Khi nói về ngôn ngữ như là một khái niệm chung, định nghĩa có
thể được sử dụng để nhấn mạnh khía cạnh khác nhau của hiện
tượng này. Những định nghĩa này cũng đòi hỏi cách tiếp cận khác
nhau và sự hiểu biết về ngôn ngữ, và chúng trỏ đến các trường phái
nghiên cứu khác nhau và thường không tương thích với nhau, của
lý thuyết ngôn ngữ học.
2. Ngôn ngữ báo chí
- Sách giáo khoa lớp 11: “Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để
thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính
kiến của tờ báo và dư luận xã hội, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ chung.”
- “Đề cương bài giảng ngôn ngữ báo chí” – TS.Trương Thông Tuần:
“Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ được sử dụng trên các văn bản báo
chí dưới các hình thức như báo viết, báo nói, báo hình… Cả ba
hình thức này đều sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện để chuyển
tải thông tin đến với công chúng, tuy mức độ nhiều ít và những đặc
trưng riêng có khác nhau.”
- “Tác phẩm báo chí” – TS.Nguyễn Thị Thoa: “Ngôn ngữ báo chí là
toàn bộ những tín hiệu và quy tắc kết hợp chúng mà nhà báo dùng
để chuyển tải thông tin trong tác phẩm báo chí.”
- Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự
trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận
quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội
Tồn tại ở 2 dạng chính: Báo viết và báo nói.
Ngoài ra còn: Báo hình, báo điện tử.
=> Ngôn ngữ báo chí có một chức năng chung là cung cấp tin tức
thời sự, phản ánh dư luận và ý kiến của quần chúng. Đồng thời nêu
lên quan điểm chính kiến của tờ báo, nhằm thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
- Như vậy, có thể hiểu ngôn ngữ báo chí là hệ thống các tín hiệu mà
nhà báo dùng để biểu đạt thông tin trong tác phẩm báo chí.
- Các tính chất của ngôn ngữ báo chí: + Tính chính xác + Tính cụ thể + Tính đại chúng + Tính ngắn gọn + Tính định lượng + Tính biểu cảm + Tính khuôn mẫu 3. Phóng sự
- Phóng sự, một thể loại của ,
ký là trung gian giữa văn học và báo
chí. Phóng sự khác với thông tấn ở chỗ nó không chỉ đưa tin mà
còn có nhiệm vụ dựng lại hiện trường cho mọi người quan sát,
phán xét. Do đó, phóng sự nghiêng hẳn về phía tự sự, miêu tả, tái
hiện sự thật, nhưng nội dung tự sự thường không dựa vào một cốt truyện hoàn chỉnh.
- Tác giả Nguyễn Xuân Nam trong cuốn “Từ điển văn học” – NXB
Khoa học xã hội Hà Nội, 1984 cho rằng: “Phóng sự là một thể loại
ký, nhằm ghi chép cụ thể tình hình bởi một vấn đề, một sự việc nào
đó có ý nghĩa thời sự so với tùy bút, bút ký, phóng sự có mục đích
cụ thể trực tiếp, phạm vi sự việc và địa điểm được quy định chặt
chẽ. Đó là thể văn gần khoa học hơn là nghệ thuật, giàu yếu tố
thông tin hơn là yếu tố trữ tình Điều kiện để viết phóng sự là tác
giả phải tự 1 mình thăm dò và ghi lâỳ việc hỏi han người thực, việc
thực ngay tại chỗ. Giá trị của một phóng sự trước hết là ở vấn đề
mà nó nêu ra là cấp thiết có bằng chứng cụ thể, xác thực (số liệu
biểu đồ, thống kê, tư liệu khoa học...) và kết luận ghi lên là đúng
đắn. Phóng sự sẽ có thêm giá trị văn học khi nó đi sâu khắc hoạ thế
giới nội tâm, miêu tả tính cách nhân vật, với lời văn giàu hình ảnh và cảm xúc.”
- Từ điển Thuật ngữ văn học cũng đưa ra khái niệm về phóng sự:
“Một thể thuộc loại hình kí. Phóng sự ghi chép kịp thời những
vụ,việc nhằm làm sáng tỏ trước công luận một sự kiện, một vấn đề
có liên quan đến hoạt động và số phận của một hoặc nhiều người
và có ý nghĩa thời sự đối với một địa phương hay toàn xã hội. ”
- Phóng sự là thể loại chuyển tải thông tin nóng hổi, sinh động đến
công chúng ở thời điểm hiện tại, được thể hiện theo trình tự logic
diễn biến của sự kiện, vấn đề… qua dòng hình ảnh và âm thanh,
lời nói, chữ viết của hiện thực mà phóng viên lựa chọn sắp xếp.
Trong quá trình thể hiện phóng sự, chính kiến thái độ cảm xúc của
phóng viên bộc lộ rõ qua việc phân tích, cắt nghĩa, lý giải sự kiện, vấn đề đó.
- Phóng sự đưa tin về người thật, việc thật và cố gắng thẩm định
hiện thực, trả lời những câu hỏi mà hiện thực đặt ra.
- Phóng sự là một thể loại báo chí có nhiều phẩm chất văn học với
bút pháp linh hoạt, ngôn ngữ sinh động, giàu sức biểu đạt.
- Trong phóng sự, cái tôi trần thuật – nhân chứng – khách quan vừa
logic, giàu lý lẽ thậm chí có yếu tố cảm xúc.
- Phóng sự là một thể tài báo chí, phản ánh những vấn đề có tính
thời sự, có ý nghĩa chính trị xã hội được bạn đọc quan tâm.Phóng
sự có thể viết bằng các bút pháp mang tính văn học. Trong phóng
sự có tính nhân vật và cái tôi trần thuật.Phóng sự giúp bạn đọc hiểu
sâu hơn, rõ hơn sự việc và chia sẻ được với tác giả những vấn đề
được đặt ra trong tác phẩm.
- Ba đặc trưng chính của phóng sự.
+ Viết phóng sự phải có nhân vật:
Phóng sự là một thể tài của báo chí nhưng lại gần gủi với văn
học,thường viết về những vấn đề của xã hội và viết về những con
người trong một hoàn cảnh điển hình. Trong một chuần mực nào
đó, những nhân vật này đều có số phận, hoàn cảnh riêng.Một bài
phóng sự không có nhân vật thì chưa phải là phóng sự, không thể
để tác giả nói mà hãy để cho nhân vật được nói.Bạn đọc muốn biết
số phận của nhân vật từ câu chuyện và hình ảnh của chính họ.
+ Có cái tôi trần thuật:
Trong phóng sự có cái tôi hay không? Có bao nhiêu thì vừa? Cái
tôi làm phóng sự hay lên hay dở đi? Có những dạng tôi nào trong
phóng sự? Khi nào thì cái tôi bị người ta ghét? Đây là vấn đề còn nhiều tranh cãi.
Sự phát triển cái tôi tác giả trong phóng sự phát triển cùng với lịch
sử phát triển của phóng sự.
Những tác phẩm được gọi là phóng sự thường sử dụng bút pháp tả
chân để tạo tính xác thực cho thông tin nhưng những nhà văn làm
báo vẫn còn sử dụng những thủ pháp dành riêng cho văn chương để làm báo.
Từ năm 1986, đất nước ta đi vào công cuộc đổi mới trên mọi lĩnh
vực kinh tế, văn hóa, tư tưởng… Phóng sự với trọn vẹn tính phóng
sự được hình thành từ đây. Cái tôi của tác giả trong phóng sự lúc
này cũng được định hình rõ ràng, không chỉở mức người trần thuật,
chứng kiến. Những phóng sự này không những mang đậm dấu ấn
của vấn đề mà còn bày tỏ chính kiến, nêu những kiến nghị, đề xuất
những giải pháp. Họ xưng tôi trong phóng sự của mình như một
cách khẳng định sự lao động nghiêm túc, đồng thời cũng là sự
khẳng định trực tiếp trách nhiệm của cá nhân trong thời buổi xã hội
yêu cầu ngày càng cao về trách nhiệm của nhà báo.
Báo chí mang tính định hướng, nhà báo phải thể hiện rõ ràng lập
trường, quan điểm của mình, không được núp dưới bóng hai chữ
khách quan mà chỉ nêu vấn đề chung chung.
Việc xưng tôi chỉ là một hình thức chứ chưa thể là căn cứ vững
chãi để xác định cái tôi tác giả trong phóng sự. Thực chất cái tôi
tác giả trong phóng sự là sự pha trộn của nhiều cái tôi: cái tôi nhân
chứng, cái tôi trần thuật, cái tôi thẩm định và cái tôi cảm xúc.
Những cái tôi này không tách bạch riêng rẻ mà xen kẻ một cách
hài hòa và uyển chuyển, tạo nên những giá trị cho tác phẩm phóng sự.
Không có sự tách bạc rạch ròi nào giữa những cái tôi trong một
phóng sự mà chỉ có sự nổi trội của yếu tố này hay yếu tố khác
trong cái tôi đó. Các yếu tố này luôn kết hợp chặt chẽ với nhau.
Nhờ sự kết hợp linh hoạt giữa các yếu tố này mà bức tranh của
hiện thực được tái hiện xác thực, sống động, sắc nét, chuyển tải
được chủ đề tư tưởng theo góc độ nhìn nhận và quan điểm của
người viết, có chiều sâu nội tâm và quan điểm của tác giả. + Có tính văn học:
Tính văn học trong phóng sự là cách hành văn. Nhưng còn các thủ
pháp văn học cũng phải biết dùng sao cho đúng. Biết tường thuật
khi cần tường thuật, biết miêu tả khi cần miêu tả.
Sử dụng văn học trong phóng sự là sử dụng ngôn ngữ tác giả, ngôn
ngữ nhân vật sao cho linh hoạt, sinh động, giàu hình ảnh.
Viết một bài phóng sự cũng cần thiết có những trích dẫn câu nói có
trọng lượng của các nhân vật có liên quan, hoặc trích dẫn các số
liệu, các câu chuyện, điển tích… miễn là thấy nó phù hợp và có giá
trị nâng thêm chất lượng phóng sự.
Viết phóng sự có một yêu cầu quan trọng là làm cho bạn đọc hiểu
rõ hơn, hiểu nhiều hơn về vấn đề bài báo đưa ra. Nhưng quan trọng
hơn nữa là tác giả phải truyền đến bạn đọc suy nghĩ, cảm xúc, nhận
dịnh của mình để bạn đọc chia sẻ.
4. Ngôn ngữ phóng sự
- Bao gồm ba thành tố ngôn ngữ: ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ sự
kiện và ngôn ngữ nhân vật.
- Ngôn ngữ sự kiện phản ánh được xem là thuộc tính phổ biến của
vật chất. Có thể hiểu ngôn ngữ sự kiện chính là phát ngôn vô chủ
thể, nói cách khác là toàn bộ thông tin sự kiện được vỏ ngôn ngữ chuyển tải nguyên dạng.
- Ngôn ngữ tác giả thường được sử dụng trong tác phẩm dưới 2
dạng: trực tiếp và gián tiếp.
- Ngôn ngữ nhân vật được coi như bằng chứng xác thực, cụ thể, có
thể coi như lời tác giả ẩn đằng sau sự kiện.
- Tuy nhiên, việc cá thể hóa các thành phần ngôn ngữ là yêu cầu
hàng đầu đối với những người làm phóng sự. II.
Đặc trưng của ngôn ngữ thể loại phóng sự
1. Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí
- Là ngôn ngữ sự kiện: Ngôn ngữ phản ánh trung thực và nguyên
dạng những sự kiện đang xảy ra, sắp xảy ra có tính thời sự. Yêu
cầu: Phải có sự kiện để cho ngôn ngữ phản ánh; Ngôn ngữ phải
luôn lăn theo bánh xe của sự kiện để phản ánh; Tóm được vào
điểm vận động của sự kiện để phản ánh.
- Là siêu ngôn ngữ: là ngôn ngữ thể hiện nhiều hàm ý nhất.
- Là ngôn ngữ tổng hợp của nhiều phong cách chức năng:
Ngôn ngữ báo chí thường không tồn tại độc lập mà có sự giao thoa
với ngôn ngữ thuộc các phong cách chức năng khác.
Ngoài chức năng thông tin, ngôn ngữ báo chí còn có nhiều chức
năng khác: tác động (phong cách ngôn ngữ chính luận), thẩm mĩ
(phong cách ngôn ngữ nghệ thuật), trao đổi tâm tư, tình cảm
(phong cách ngôn ngữ sinh hoạt), chứng minh (phong cách ngôn ngữ khoa học).
- Là ngôn ngữ định lượng: là ngôn ngữ có quy định chặt chẽ về dung lượng.
2. Đặc trưng của ngôn ngữ thể loại phóng sự
Đặc trưng ngôn ngữ của phóng sự là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa
các yếu tố: ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ sự kiện.
- Ngôn ngữ tác giả: thể hiện qua lời bình, sự sắp xếp bố cục phóng
sự, qua chau chuốt các hình ảnh, chuỗi câu hình… thể hiện dụng ý,
ý chí chủ quan của tác giả bám sát dòng sự kiện.
- Ngôn ngữ nhân vật: bao gồm lời nói của nhân vật, hành động cử
chỉ nhân vật, ánh mắt nét mặt lời nói được ghi lại… là một thành
phần không thể thiếu đối với phóng sự, trung tâm cuộc sống hiện
thực chính là con người. Hình ảnh và tiếng nói của nhân vật, nhân
chứng và những người tham gia sự kiện làm cho phóng sự thêm
phần khách quan, chân thật.
- Ngôn ngữ sự kiện: ngôn ngữ bám sát sự kiện có thật và nguyên
dạng để phản ánh, là ngôn ngữ rất cụ thể khách quan (khác với
ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật), luôn được nhìn nhận
trong quá trình vận động của sự kiện.
CHƯƠNG II: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG I.
Báo Tuổi Trẻ Online
1. Phóng sự dài kỳ
- Tên phóng sự: “Hành trình cứu người của một luật sư” - Số kỳ: 6 kỳ - Ngày đăng tải:
+ Kỳ 1: Lời cầu cứu lúc 0 giờ (28/02/2015)
+ Kỳ 2: Không còn đường lùi (01/03/2015)
+ Kỳ 3: Chạy trốn trong đêm (01/03/2015)
+ Kỳ 4: Theo dấu kẻ bệnh hoạn lạm dụng tình dục trẻ em (02/03/2015)
+ Kỳ 5: Trở lại “địa ngục tình dục” (02/03/2015)
+ Kỳ 6: Ngày trở về (05/03/2015)
(Ảnh chụp màn hình)
- Tít báo (title): tác giả đặt tít là “Hành trình cứu người của một luật
sư” khiến người đọc tò mò , buộc họ phải đọc bài báo. “Hành
trình” là một quá trình, có thời gian kéo dài; “cứu người” gợi cảm
giác số lượng lớn, kích thích sự tò mò. Tiêu đề của từng kỳ cũng
rất hấp dẫn, lôi cuốn ví dụ như “Lời cầu cứu lúc 0 giờ”, “Không
còn đường lùi”, “Chạy trốn trong đêm” hay “Theo dấu kẻ bệnh
hoạn lạm dụng tình dục trẻ em”.
- Ở mỗi kỳ, tác giả cung cấp những thông tin cụ thể, được tường
thuật rõ ràng, chi tiết, logic và kích thích người đọc, khiến họ
mong chờ những kỳ tiếp theo mà không thể bỏ lỡ. Ví dụ như ở kỳ 2 có đoạn:
“Chuyến xe xuyên đêm
Trước khi sang Trung Quốc, Tạ Ngọc Vân phải tìm lên nhà Then ở
Mường Ảng, Điện Biên. Đã nhiều lần thực hiện việc cứu người,
anh coi đó là nguyên tắc bắt buộc.
Sự thật cô có bị lừa bán không hay tình nguyện đi “làm ăn”? Đặc
biệt, anh phải xin được gia đình Then một tấm ảnh của cô để có
thể nhận diện chính xác...
Ngay khi vừa đặt chân vào căn nhà cũ kỹ của Then, Vân đã cảm
nhận sự thật đúng như lời cô kể. Nhà họ nghèo quá, xác xơ trên
lưng đồi trọc. Cha mẹ cứ nhắc đến con gái đang bị đày đọa ở
phương xa lại bật khóc tức tưởi, chắp tay cầu xin cứu con mình!
Cầm được tấm ảnh cô trong tay, Vân hứa với họ dù thế nào cũng
sẽ đưa con gái họ về nhà.
Trong lúc chuẩn bị sang Trung Quốc, anh tìm cách liên lạc với
Then và dặn dò cô phải giữ bình tĩnh, đặc biệt là vào thời điểm này.”
(Ảnh chụp màn hình) 2. Phóng sự ảnh
- Tên phóng sự: Lạnh người trước hình ảnh “Tranh đường với tàu hỏa”
- Ngày đăng tải: 24/3/2015
(Ảnh chụp màn hình)
- Đặc trưng của phóng sự ảnh là dùng hình ảnh thay cho lời nói.
Nhưng không vì thế mà mất đi chất ngôn ngữ trong đó. Chỉ với
chú thích ngắn gọn kèm với hình ảnh giàu sức gợi cũng đủ để làm
nổi bật đề tài, tạo được nhiều chiều và chiều sâu liên tưởng trong lòng độc giả.
3. Phóng sự vấn đề
- Tên phóng sự: Nỗi lòng người dân trên đồi Trại Thủy
- Ngày đăng tải: 11/03/2015
Để làm rõ chủ đề, tác giả đã đưa ra những nhân chứng cụ thể điển
hình trong khu vực giải tỏa.
4. Phóng sự chân dung
- Tên phóng sự: Cô gái có trái tim hồng
- Ngày đăng tải: 01/03/2015
“Lá rách ít đùm lá rách nhiều
Không chỉ đứng ra kết nối những nhà hảo tâm đến người dân nghèo khó
mà Phương còn bỏ tiền túi ra để giúp người khốn khó. Như khi Phương
gặp em Dương Thị Thúy, ở xã Thanh Trạch, Bố Trạch.
Thúy bị suy thận nặng phải chạy thận nhân tạo tám năm qua. Phương bắt
chuyện với Thúy mới biết được hoàn cảnh của em rất đáng thương. Một
số nhà hảo tâm đã giúp đỡ gia đình Thúy, song Phương quyết định hàng
tháng trích từ đồng lương ít ỏi của mình 500.000 đồng để bảo trợ cho Thúy. II.
Báo Điện tử Tiền Phong 1. Ví dụ 1
- Tên phóng sự: Mỗi năm, trăm ngày chạy sóng
- Ngày đăng tải: 04/12/2009
- Thể loại ngôn ngữ: ngôn ngữ phản ánh
- Nội dung: Hàng trăm hộ dân ven biển nơm nớp mỗi khi đài báo có
áp thấp, nửa đêm cả làng chạy nạn. Bốn thôn của xã Nhơn Lý (TP
Quy Nhơn - Bình Định) có nguy cơ bị biển nuốt bất cứ lúc nào,
đang thiết tha cần một chỗ ở mới… 2. Ví dụ 2
- Tên phóng sự: Gánh hàng rong vơi, giọt nước mắt đầy
- Ngày đăng tải: 03/12/2009
- Thể loại ngôn ngữ: ngôn ngữ biểu cảm
- Nội dung: Chiều 2-12, mẹ của cô gái vị thành niên ở Hà Nội đối
mặt với tội danh giết người vừa tiếp tế cho con từ trại tạm giam trở
về. Trong căn nhà cấp bốn đi thuê ẩm thấp, nấc nghẹn trong tiếng
khóc và luôn nhận lỗi lầm về mình. 3. Ví dụ 3
- Tên phóng sự: Từ chuyện 2,1 kg vàng đến truyền thuyết kho báu
- Ngày đăng tải: 02/12/2009
- Thể loại ngôn ngữ: ngôn ngữ diễn giải
- Nội dung: Anh Lô Văn Ối nói với phóng viên Tiền Phong: “Cục
vàng nặng 2,1 kg tôi nhặt được trong lúc đi rẫy, chứ không phải
đào được”. Việc anh Ối nhặt được vàng khiến nhiều người nhớ đến
truyền thuyết về kho báu trên đỉnh khe Bu (Yên Hòa, Tương Dương, Nghệ An).