-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận "Phân tích chiến lược chiêu thị của công ty Điện máy xanh"
Tiểu luận "Phân tích chiến lược chiêu thị của công ty Điện máy xanh"
Thực hành nghề nghiệp 1 3 tài liệu
Đại học Tài Chính - Marketing 678 tài liệu
Tiểu luận "Phân tích chiến lược chiêu thị của công ty Điện máy xanh"
Tiểu luận "Phân tích chiến lược chiêu thị của công ty Điện máy xanh"
Môn: Thực hành nghề nghiệp 1 3 tài liệu
Trường: Đại học Tài Chính - Marketing 678 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Tài Chính - Marketing
Preview text:
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING KHOA MARKETING
TRẦẦN NGỌC NHƯ HUỲNH
LỚP : 15DMA1
THỰC HÀNH N G H Ề N GHIỆP 1 ĐỀ TÀI:
PHẦN TÍCH CHIỀẾN LƯỢC CHIỀU
THỊ CỦA SIỀU THỊ ĐIỆN MÁY XANH THÁNG 11/2016
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 5 năm 2017
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING KHOA MARKETING
TRẦẦN NGỌC NHƯ HUỲNH
LỚP : 15DMA1
THỰC HÀNH N G H Ề N G H I Ệ P 1 ĐỀ TÀI:
PHẦN TÍCH CHIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ CỦA SIÊU THỊ ĐIỆN
MÁY XANH THÁNG 11/2016
CHUYỀN NGÀNH: MARKETING
GIẢNG VIỀN HƯỚNG DẦẪN: NGÔ VŨ QUỲNH THI
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 5 năm 2017
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
..................................................................................................................... MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN CỦA ĐỀ TÀI...................................................................................
1.1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................
1.2. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................
1.3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................
1.4. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................
1.5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................
1.6. Kết cấu đề tài..................................................................................................... CHƯƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ .......................................... 1
2.1. Khái quát chung về Marketing .......................................................................1
2.1.1. Khái niệm Marketing .................................................................................1
2.1.2. Vai trò và chức năng của Marketing ........................................................1
2.1.3. Quá trình của Marketing ...........................................................................3
2.1.4. Chiến lược Marketing Mix ........................................................................4
2.2. Khái quát về hoạt động chiêu thị ....................................................................7
2.2.1. Khái niệm về chiến lược chiêu thị ............................................................7
2.2.2. Vai trò của chiêu thị ...................................................................................7
2.2.3. Chức năng của chiêu thị ............................................................................8
2.2.4. Truyền thông Marketing tích hợp (IMC) ................................................9
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược chiêu thị .............................................9
2.3.1. Môi trường ảnh hưởng đến chiêu thị ........................................................9
2.3.2. Mối quan hệ giữa chiến lược chiêu thị và các thành tố khác trong
Marketing Mix ......................................................................................... 10
2.4. Các công cụ trong chiến lược chiêu thị ......................................................... 11
2.4.1. Quảng cáo .................................................................................................. 11
2.4.2. Khuyến mại .............................................................................................. 15
2.4.3. Giao tế ....................................................................................................... 16
2.4.4. Chào hàng cá nhân. ................................................................................. 17
2.4.5. Marketing trực tiếp ................................................................................. 18 CHƯƠNG 3:
TỔNG QUAN NGÀNH ĐIỆN MÁY VIỆT NAM VÀ HOẠT ĐỘNG CHIÊU
THỊ CỦA SIÊU THỊ ĐIỆN MÁY XANH THÁNG 11/2016 ................................ 21
3.1. Tổng quan thị trường điện máy Việt Nam .................................................. 21
3.1.1. Khái quát thị trường điện máy Việt Nam ............................................. 21
3.1.2. Một số siêu thị điện máy ở Việt Nam ..................................................... 26
3.1.3. Xu hướng của thị trường điện tử Việt Nam .......................................... 31
3.2. Tổng quan về siêu thị Điện máy Xanh ......................................................... 32
3.2.1. Giới thiệu chung về siêu thị Điện máy Xanh ........................................ 32
3.2.2. Sơ lược các dòng sản phẩm của siêu thị Điện máy Xanh .................... 35
3.2.3. Mục tiêu và nguồn lực của siêu thị Điện máy Xanh ............................. 36
3.3. Phân tích hoạt động chiêu thị của Điện máy xanh vào tháng 11/2016 ..... 36
3.3.1. Giới thiệu về thương hiệu Điện máy Xanh............................................ 36
3.3.2. Mục tiêu chiêu thị của Điện máy xanh .................................................. 37
3.3.3. Hoạt động chiêu thị của Điện máy xanh 11/2016 ................................. 37
3.3.4. Sự vận dụng các chiến lược khác để hỗ trợ chiến lược chiêu thị ........ 59 CHƯƠNG 4:
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CHO HOẠT
ĐỘNG CHIÊU THỊ CỦA ĐIỆN MÁY XANH .................................................... 63
4.1. Đánh giá về việc vận dụng các hoạt động chiêu thị đối với thương hiệu
Điện máy Xanh .............................................................................................. 63
4.2. Phân tích SWOT của hoạt động chiêu thị ................................................... 64
4.3. Một số biện pháp cho từng thành tố trong chiến lược chiêu thị ............... 67
4.4. Sự hỗ trợ chiến lược chiêu thị từ các thành tố khác .................................. 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC HÌNH
Hình 2.1. Mô hình 4P của McCarthy (1960) và 4C của Robert Lautenborn (1990)...6
Hình 3.1. Doanh thu của Điện máy Xanh trước khi thực hiện chiến dịch ................ 38
Hình 3.2. Tình hình thảo luận của các siêu thị điện máy trên
Social Media ............................................................................................ 39
Hình 3.3. Top 3 video quảng cáo được nói đến nhiều nhất trên Social Media
từ 1/10 – 15/12/2016 ............................................................................... 40
Hình 3.4. Tình hình thảo luận về TVC Điện máy Xanh trên Social Media .............. 40
Hình 3.5. Các trang tạo ra nhiều tương tác nhất về TVC Điện máy Xanh
từ ngày 1/12 – 5/12 .................................................................................. 42
Hình 3.6. Các trang tạo ra nhiều tương tác nhất về TVC Điện máy Xanh
từ ngày 6/12 – 15/12 ............................................................................... 43
Hình 3.7. Những cụm từ xuất hiện nhiều nhất trong thảo luận trên Social Media về
quảng cáo Điện máy Xanh ....................................................................... 45
Hình 3.8. Những bức ảnh chế (meme) ...................................................................... 46
Hình 3.9. Những bức ảnh chế (meme) ........................................................................ 47
Hình 3.10. Chiến dịch “Tháng LG – Quà mê ly” ...................................................... 49
Hình 3.11. Quà tặng khuyến mãi ............................................................................... 51
Hình 3.12. Quà tặng khuyến mãi ............................................................................... 52
Hình 3.13. Quà tặng khuyến mãi ............................................................................... 52
Hình 3.14. Quà tặng khuyến mãi ................................................................................ 53
Hình 3.15. Quà tặng khuyến mãi ............................................................................... 53
Hình 3.16. Poster “Gửi Clip hay – Nhận quà ngay” ................................................. 55
MỤC LỤC BẢNG
Bảng 2.1. Đặc điểm các phương tiện quảng cáo ....................................................... 13
Bảng 2.2. Ưu, nhược điểm của các công cụ chiêu thị ............................................... 19
Bảng 3.1. Ưu, nhược điểm của các công cụ trong chiến lược chiêu thị của Điện
máy Xanh tháng 11/2016 ........................................................................ 61
Bảng 4.1. Mô hình SWOT của siêu thị Điện máy Xanh ........................................... 67 CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong kinh doanh không thể thiếu marketing – nghệ thuật tìm hiểu nhu cầu
và đáp ứng nhu cầu làm thỏa mãn, hài lòng khách hàng. Tuy nhiên không phải ai
cũng làm được nghệ thuật. Với một thị trường cạnh tranh khốc liệt như thị trường
điện máy ở Việt Nam, mỗi công ty tham gia cung ứng phải liên tục đưa ra các
chiến lược Marketing để có thể không bị đào thải. Một chiến lược chiêu thị độc
đáo, sáng tạo là cần thiết tại thị trường này. Chiến lược chiêu thị là công cụ cạnh
tranh hiệu quả nhằm mục đích mang lại hình ảnh mới mẻ và tích cực của công ty
đến với người tiêu dùng. Hiện nay, khi nhắc đến điện máy thì người tiêu dùng liền
nhớ đến Điện máy Xanh. siêu thị Điện máy Xanh là một trong những siêu thị bán
lẻ điện máy hàng đầu ở Việt Nam chuyên phân phối các sản phẩm điện tử tiêu
dùng như ti vi, dàn karaoke, tủ lạnh, máy giặt,máy lạnh, nồi cơm điện, bàn ủi, bếp
điện từ… và các sản phẩm kỹ thuật số như điện thoại di động, máy tính bảng, laptop và phụ kiện.
Vậy lí do gì mà Điện máy Xanh lại có được vị trí như thế trong lòng khách
hàng, lí do gì khi mà giữa hàng loạt cái tên như Nguyễn Kim, Chợ lớn, Thiên
Hòa,Trần Anh… thì lại nổi lên cái tên Điện máy Xanh. Có phải chăng có sự khác
biệt về các hoạt động chiêu thị khi mà sản phẩm, giá cả và hệ thống phân phối của
các siêu thị đều tương đồng nhau. Vì những điều khúc mắc như vậy nên tôi quyết
định chọn đề tài “Phân tích hoạt động chiêu thị của Điện máy Xanh vào tháng
11/2016” – một chiến lược đã gây nên một cơn sốt và ấn tượng mạnh mẽ không thể
nhầm lẫn với bất kỳ thương hiệu nào để nghiên cứu và tìm hiểu vì sao Điện máy
Xanh lại có vị trí như thế trong lòng người tiêu dùng. Bên cạnh đó, thông qua đề
tài này, tôi sẽ rút ra được một số kinh nghiệm hữu ích cho bản thân và công việc sau này.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
o Nắm được cơ sở lý luận của hoạt động chiêu thị trong chiến lược Marketing.
o Phân tích đặc điểm thị trường điện máy.
o Tìm hiểu về siêu thị Điện máy Xanh.
o Hiểu rõ được hoạt động chiêu thị của Điện máy Xanh và đưa ra một số giải
pháp cho hoạt động chiêu thị của Điện máy Xanh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
o Thị trường nghiên cứu: thị trường điện máy ở Việt Nam.
o Thương hiệu nghiên cứu: Siêu thị Điện máy Xanh.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
o Thời gian nghiên cứu: tháng 11/2016.
o Phạm vi nghiên cứu: vì hạn chế về thời gian và phương tiện đi lại nên tôi tập
trung nghiên cứu ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài chủ yếu sử dụng các thông tin thứ cấp được thu thập từ sách, báo, các
tài liệu liên quan được chia sẻ trên các trang web cộng đồng và doanh nghiệp để
tìm hiểu các vấn đề liên quan đến chiến lược chiêu thị của siêu thị Điện máy
Xanh. Thông tin được thu thập sẽ được xử lí bằng phương pháp phân tích, chọn
lọc, so sánh và nhận định để triển khai đề tài.
1.6. Kết cấu đề tài
Đề tài gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý luận về chiến lược chiêu thị.
Chương 3: Thực trạng chiến lược chiêu thị của Điện máy Xanh vào 11/2016.
Chương 4: Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả cho hoạt động
chiêu thị của Điện máy Xanh. CHƯƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ
2.1. Khái quát chung về Marketing
2.1.1. Khái niệm Marketing
Marketing diễn ra khắp mọi nơi, nó đụng chạm đến chúng ta ngày qua
ngày. Tuy nhiên, Marketing lại là một lĩnh vực được hiểu rất khác nhau và
đôi khi còn có những quan niệm nhầm lẫn trong kinh doanh. Nhiều người
cho rằng Marketing là quảng cáo, là bán hàng hay nghiên cứu thị trường, bởi
lẽ các hoạt động này tràn ngập và tiếp xúc đến mọi người thường xuyên.
Cách nghĩ này chỉ là mới mô tả một phần nhỏ chứ không phải toàn bộ hoạt động Marketing.
Marketing ngày nay nhấn mạnh đến các hoạt động nhằm tạo ra “sự
thỏa mãn nhu cầu khách hàng”. Mọi hoạt động Marketing đều hướng tới
thỏa mãn nhu cầu khách hàng, Marketing là một quá trình chứ không phải
một hoạt động tùy hứng chủ quan, nó cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa năm
bước cơ bản của quá trình Marketing (R – STP – Marketing Mix – I – C), vì
vậy có thể định nghĩa:
“Marketing là quá trình xã hội theo đó các cá nhân và tổ chức thỏa
mãn nhu cầu khách hàng và mong muốn của họ thông qua các hoạt động
sáng tạo và trao đổi sản phẩm”.
2.1.2. Vai trò và chức năng của Marketing
2.1.2.1. Vai trò của Marketing
Marketing có 4 vai trò chính:
• Marketing hướng dẫn doanh nghiệp nghệ thuật phát hiện nhu cầu
khách hàng cũng như nghệ thuật làm cho hài lòng khách hàng,
Thực hành nghề nghiệp 1 Trang 1
Marketing định hướng cho hoạt động kinh doanh và tạo thế chủ động cho doanh nghiệp.
• Marketing là cầu nối giúp các doanh nghiệp giải quyết tốt các mối
quan hệ và dung hòa lợi ích của doanh nghiệp mình với lợi ích của
người tiêu dùng và lợi ích của xã hội.
• Marketing là một công cụ cạnh tranh giúp doanh nghiệp xác lập vị trí,
uy tín của mình trên thị trường.
• Marketing trở trành trái tim của mọi hoạt động trong doanh nghiệp,
các quyết định khác về công nghệ, tài chính, nhân lực đều phụ thuộc
phần lớn vào các quyết định Marketing.
2.1.2.2. Chức năng của Marketing
Marketing có 5 chức năng chính:
• Nghiên cứu thị trường và phát hiện nhu cầu: bao gồm các hoạt động
thu thập thông tin thị trường, phân tích thị hiếu nhu cầu khách hàng,
nghiên cứu tiềm năng và dự đoán triển vọng của thị trường. Chức
năng này giúp doanh nghiệp phát hiện ra nhu cầu tiềm ẩn của thị trường.
• Thích ứng nhu cầu thường xuyên thay đổi: bao gồm thích ứng về sản
phẩm, giá cả, tiêu thụ và thông tin.
• Thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao: do nền kinh tế phát triển, mức sống
của người tiêu dùng ngày càng cao, cho nên hoạt động Marketing phải
luôn luôn nghiên cứu đưa ra những sản phẩm mới với những lợi ích
mới nhằm nâng cao, tối đa hóa chất lượng sản phẩm.
Hiệu quả kinh tế: thỏa mãn nhu cầu là cách thức giúp doanh nghiệp có
doanh số và lợi nhuận, kinh doanh hiệu quả và lâu dài.
Thực hành nghề nghiệp 1 Trang 2
• Phối hợp: phối hợp các bộ phận khác trong doanh nghiệp nhằm đạt
được mục tiêu chung của doanh nghiệp và hướng tới thỏa mãn khách hàng.
2.1.3. Quá trình của Marketing
Marketing lấy khách hàng làm trung tâm, bản chất của Marketing là
thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, muốn thực hiện điều này quá trình
Marketing trong doanh nghiệp phải thực hiện năm bước cơ bản sau:
R → STP → MM → I → C
2.1.3.1. Nghiên cứu thông tin Marketing – R
Nghiên cứu Marketing là điểm khởi đầu Marketing, là quá trình
thu thập xử lý và phân tích thông tin Marketing. Không có hoạt động
nghiên cứu các doanh nghiệp tham gia vào thị trường giống như
người mù. Nghiên cứu giúp các doanh nghiệp xác định được thị hiếu
tiêu dùng, cơ hội thị trường và chuẩn bị những chiến lược thích hợp
để tham gia thị trường.
2.1.3.2. Phân khúc thị trường, chọn thị trường mục tiêu, định vị - STP
Nghiên cứu giúp doanh nghiệp phát hiện ra nhiều phân khúc
khách hàng, doanh nghiệp sẽ quyết định, phân khúc nào là mục tiêu sẽ
theo đuổi, sẽ cung cấp giá trị vượt trội cho họ. Để quyết định chính
xác thị trường nào là thị trường mục tiêu, doanh nghiệp phải phân
đoạn, đánh giá các thị trường, chọn thị trường phù hợp với khả năng
của mình. Doanh nghiệp còn phải định vị sản phẩm và tạo ra sự khác
biệt so với các sản phẩm cạnh tranh khác trên thị trường. Định vị là
những nỗ lực tạo lập nhận thức, khác biệt trong tâm trí khách hàng về
sản phẩm hoặc dịch vụ.
Thực hành nghề nghiệp 1 Trang 3
2.1.3.3. Xây dựng chiến lược Marketing Mix – MM
Trên cơ sở thị trường mục tiêu được lựa chọn, doanh nghiệp sẽ
thiết kế một chiến lược Marketing Mix để định hướng và phục vụ thị trường mục tiêu đó.
2.1.3.4. Triển khai thực hiện chiến lược Marketing – I
Quá trình biến những chiến lược, kế hoạch Marketing thành
hành động. Để các chiến lược Marketing đi vào thực tế, các doanh
nghiệp sẽ tổ chức, thực hiện chiến lược thông qua thực hiện các
chương trình hành động cụ thể, tổ chức nguồn nhân lực thực hiện nó.
2.1.3.5. Kiểm tra và đánh giá chiến lược Marketing – C
Bước cuối cùng của quá trình Marketing là kiểm soát, một
doanh nghiệp thành công không ngừng học hỏi, rút kinh nghiệm. Họ
phải thu thập thông tin phản hồi từ thị trường, đánh giá, đo lường kết
quả hoạt động Marketing có đạt được mục tiêu đề ra hay không và
nếu doanh nghiệp thất bại trong việc thực hiện mục tiêu của mình, họ
cần phải biết nguyên nhân nào nằm sau thất bại đó, để từ đó thiết kế
hoạt động điều chỉnh.
2.1.4. Chiến lược Marketing Mix
2.1.4.1. Khái niệm Marketing Mix
Marketing mix là sự phối hợp các thành tố có thể kiểm soát
được mà doanh nghiệp sử dụng để tác động vào thị trường mục tiêu
nhằm đạt được các mục tiêu doanh nghiệp đã hoạch định.
2.1.4.2. Các thành tố trong Marketing Mix
Marketing Mix có 4 thành tố: • Sản phẩm (Product)
Thực hành nghề nghiệp 1 Trang 4 • Giá cả (Price) • Phân phối (Place)
• Chiêu thị/ xúc tiến/ thông tin Marketing (Promotion)
Marketing mix còn được gọi là chính sách 4Ps – do viết tắt các chữ
đầu các thành tố, và sau đây là quan điểm của Giáo sư Jerome McCarthy
về 4Ps vào những năm 60:
• Sản phẩm: là những thứ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường,
quyết định sản phẩm bao gồm: chủng loại, kích cỡ, chất lượng, thiết
kế, bao bì, nhãn hiệu, chức năng, dịch vụ,… nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng.
• Giá cả: là số tiền khách hàng bỏ ra để sở hữu và sử dụng sản phẩm,
dịch vụ, quyết định về giá bao gồm phương pháp định giá, mức giá,
chiến thuật điều chỉnh giá theo sự biến động của thị trường và người tiêu dùng.
• Phân phối: là hoạt động nhằm đưa sản phẩm tới tay khách hàng, quyết
định phân phối gồm: lựa chọn, thiết lập kênh phân phối, tổ chức và
quản lý kênh phân phối, thiết lập quan hệ và duy trì quan hệ với các
trung gian, vận chuyển, bảo quản và dự trữ hàng hóa.
• Chiêu thị: là những hoạt động nhằm thông tin cho sản phẩm, thuyết
phục về đặc điểm của sản phẩm, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp và
các chương trình khuyến khích tiêu thụ.
Mỗi chính sách sản phẩm, giá cả, phân phối, chiêu thị đều có
vai trò và tác động nhất định. Để phát huy một cách tối đa hiệu quả
của hoạt động Marketing cần có sự phối hợp nhịp nhàng, cân đối các
chính sách trên, đồng thời giữa chúng có mối quan hệ hỗ trợ để cùng
đạt được mục tiêu chung về Marketing.
Thực hành nghề nghiệp 1 Trang 5
2.1.4.3. Quan điểm Marketing Mix nhìn từ góc độ 4Cs của khách hàng
Hình 2.1. Mô hình 4P của McCarthy (1960) và 4C của Robert Lautenborn (1990)
2.1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến Marketing Mix
Hoạt động Marketing của các doanh nghiệp trên thị trường rất
khác nhau, do sự phối hợp của các thành tố 4P trong từng tình huống
rất khác nhau. Sự phối hợp các thành tố này phụ thuộc vào những yếu tố sau:
Nguồn lực và vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.
Tính chất sản phẩm của doanh nghiệp.
Chu kỳ sống của sản phẩm.
Tùy thuộc vào đặc điểm khúc thị trường mà doanh nghiệp tham gia.
Tùy thuộc vào các yếu tố môi trường kinh tế, xã hội, chính trị, công nghệ, cạnh tranh,…
2.2. Khái quát về hoạt động chiêu thị
2.2.1. Khái niệm về chiến lược chiêu thị
Chiêu thị là hoạt động thực hiện chức năng thông tin của doanh nghiệp.
Thực hành nghề nghiệp 1 Trang 6
Chiến lược chiêu thị là hoạt động tập hợp các hoạt động thông tin về
sản phẩm, thương hiệu, về tổ chức, các biện pháp kích thích tiêu thụ nhằm
đạt được các mục tiêu truyền thông của công ty.
2.2.2. Vai trò của chiêu thị
2.2.2.1. Đối với doanh nghiệp
• Là công cụ cạnh tranh giúp doanh nghiệp xâm nhập thị trường mới
hoặc giữ vững thị phần.
• Cải thiện doanh số, điều chỉnh nhu cầu thị trường, tìm kiếm khách hàng mới.
• Công cụ truyền thông giới thiệu sản phẩm, doanh nghiệp và hỗ trợ chiến lược định vị.
• Tạo sự thuận lợi cho phân phối, thiết lập quan hệ và khuyến khích trung gian phân phối.
• Giúp xây dựng hình ảnh tích cực của doanh nghiệp đối với các nhóm
công chúng, giải quyết những khủng hoảng tin tức xấu, tạo sự kiện thu hút sự chú ý.
2.2.2.2. Đối với người tiêu dùng
• Cung cấp thông tin cho người tiêu dùng, giúp tiết kiệm thời gian, công sức khi mua sắm.
• Cung cấp kiến thức giúp người tiêu dùng nâng cao nhận thức về sản phẩm trên thị trường.
• Cung cấp các lợi ích kinh tế cho người tiêu dùng.
• Hoạt động chiêu thị tạo áp lực cạnh tranh buộc doanh nghiệp cải tiến
hoạt động Marketing nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.
2.2.2.3. Đối với xã hội
Thực hành nghề nghiệp 1 Trang 7
• Hoạt động chiêu thị hỗ trợ cho các phương tiện truyền thông nhằm
nâng cao chất lượng và giảm giá trình phát sóng cũng như đa dạng
hóa sản phẩm của mình để phục vụ xã hội tốt hơn.
• Tạo công việc cho nhiều nhiều trong lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực
liên quan như nghiên cứu thị trường, quảng cáo, pr,… tạo động lực cho sự cạnh tranh.
• Là yếu tố đánh giá sự năng động, phát triển của nền kinh tế.
2.2.3. Chức năng của chiêu thị
2.2.3.1. Chức năng thông tin
• Giới thiệu: giới thiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng, giúp người
tiêu dùng hiểu rõ hơn về sản phẩm, có sự phân biệt rõ ràng giữa sản
phẩm này với sản phẩm khác trên thị trường, đồng thời người tiêu
dùng sẽ được bảo vệ lợi ích khi mua hàng, tránh mua hàng giả, háng nhái.
• Thuyết phục: chiêu thị giúp khắc sâu hình ảnh thương hiệu sản phẩm
vào sâu trong tâm trí khách hàng, thuyết phục khách hàng sử dụng
sản phẩm và tin tưởng uy tín công ty.
• Nhắc nhở: nhắc cho người tiêu dùng nhớ sự tồn tại của sản phẩm thị
trường, khắc sâu đặc tính vượt trôi của sản phẩm, họ không thể nào
xao lãng đối với sản phẩm, tạo mối liên kết giữa sản phẩm với khách hàng.
2.2.3.2. Chức năng kích thích
• Khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm, kích thích quá trình
quyết định mua của người tiêu dùng diễn ra nhanh hơn theo chiều
hướng có lợi cho doanh nghiệp.
• Nhà trung gian, nhà phân phối tin tưởng và sản phẩm hơn, kích thích
họ đóng góp cho doanh nghiệp nhiều hơn.
Thực hành nghềề nghiệp 1 Trang 8
2.2.3.3. Chức năng liên kết
Liên kết tạo lập mối quan hệ giữa nhà sản xuất, nhà phân phối, người
tiêu dùng và nhóm công chúng.
2.2.4. Truyền thông Marketing tích hợp (IMC)
Hiệp hội các đại lý quảng cáo Mỹ (4As) đã đưa ra một định nghĩa về IMC như sau:
Truyền thông Marketing tổng hợp (IMC) là khái niệm về sự hoạch
định truyền thông marketing nhằm xác định giá trị gia tăng của một kế
hoạch tổng hợp, đánh giá vai trò chiến lược của các thành phần khác nhau
trong truyền thông như: quảng cáo, khuyến mại, giao tế, chào hàng,
marketing trực tiếp và sự kết hợp các thành phần này để tạo ra một sự truyền
thông rõ ràng, nhất quán, hiệu quả tối đa.
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược chiêu thị
2.3.1. Môi trường ảnh hưởng đến chiêu thị
Hoạt động chiêu thị là một thành tố trong Marketing nên môi trường
ảnh hưởng đến hoạt động Marketing cũng ảnh hưởng đến hoạt động chiêu
thị. Môi trường ảnh hưởng gồm có môi trường vi mô, vĩ mô và nội vi nhưng
có thể nói đơn giản gồm có 4 môi trường cơ bản sau:
- Kinh tế: sự phát triển của nền kinh tế tăng hay giảm thì sẽ ảnh hưởng
đến nhu cầu của người tiêu dùng nhiều hay ít. Nếu nhu cầu tăng hoạt
động truyền thông nên chú ý trọng việc giữ khách hàng, ngược lại nếu
giảm thì các hoạt động kích cầu như khuyến mãi là thích hợp.
- Xã hội: điều kiện xã hội của một nước là điều mà các doanh nghiệp
nên quan tâm để thực hiện các hoạt động PR phù hợp để tạo hình ảnh
tốt đẹp trong mắt người tiêu dùng.
Thực hành nghềề nghiệp 1 Trang 9
- Văn hóa: môi trường này cũng ảnh hưởng nhiều đến thông điệp sản
phẩm muốn gửi gắm. Nếu thông điệp được truyền tải không phù hợp
với văn hóa của mỗi nước thì dù sản phẩm có tốt cũng khó được chấp nhận.
- Nội bộ công ty: vì việc chi phí cho hoạt động truyền thông này khá
tốn kém nên cũng phụ thuộc vào điều kiện hiện có của mỗi công ty
mà có những hoạt động truyền thông phù hợp và hiệu quả.
2.3.2. Mối quan hệ giữa chiến lược chiêu thị và các thành tố khác trong Marketing Mix
Marketing gồm 4 thành tố luôn có sự tác động qua lại và hỗ trợ lẫn nhau.
- Tác động của chất lượng sản phẩm: một sản phẩm tốt và có phân khúc rõ
ràng sẽ dễ dàng cho hoạt động quảng bá sản phẩm. Ví dụ hoạt động
quảng cáo có thể xác định đối tượng dễ dàng và đưa ra thông điệp rõ ràng
hơn, thu hút sự chú ý của khách hàng.
- Tác động của chất lượng giá: sản phẩm có giá cả cao mà kết hợp với
khuyến mãi hấp dẫn sẽ thu hút khách hàng nhưng điều này cũng tùy
thuộc vào chất lượng sản phẩm.
- Tác động của chất lượng phân phối: Hoạt động quảng bá rầm rộ mà sản
phẩm phân phối chậm thì cũng sẽ mất một lượng khách hàng lớn và cũng
uổng chi phí đã bỏ ra cho hoạt động chiêu thị.
2.4. Các công cụ trong chiến lược chiêu thị
2.4.1. Quảng cáo
2.4.1.1. Khái niệm
Thực hành nghềề nghiệp 1 Trang 10
Quảng cáo là sự truyền thông không trực tiếp của hàng hóa,
dịch vụ hay tư tưởng mà người ta phải trả tiền để nhận biết người quảng cáo.
2.4.1.2. Chức năng
- Chức năng thông tin: thông tin về doanh nghiệp, đặc điểm sản phẩm giá
cả, chất lượng, địa điểm phân phối.
- Chức năng thuyết phục: tác động đến tâm lý của người nhận tin, làm thay
đổi nhận thức của họ đối với sản phẩm, thuyết phục học đi đến một hành động cụ thể.
- Chức năng nhắc nhở: đối với các nhãn hiệu đã có uy tín, quảng cáo nhằm
nhắc nhở khách hàng về sự tồn tại của sản phẩm, duy trì niềm tin của họ đối với nhãn hiệu.
2.4.1.3. Các phương tiện thông tin quảng cáo
Báo chí, radio, truyền hình, quảng cáo ngoài trời, ấn phẩm gửi
trực tiếp, mạng internet, quảng cáo trên không, phương tiện vận
chuyển, vật phẩm quảng cáo,… Ưu điểm Nhược điểm Báo chí
- Linh động, uyển chuyển
- Thời gian tồn tại ngắn
- Khả năng bao quát thị trường
- Khách hàng ít chú ý, đọc qua cao
loa, sơ lược, lướt nhanh
- Được chấp nhận và sử dụng
- Hạn chế ở số lượng phát hành rộng rãi - Có độ tin tưởng cao Tạp chí
- Chọn lọc đối tượng và địa lý
- Thời giang lập lại quảng cáo cao dài
Thực hành nghềề nghiệp 1 Trang 11
- Gây chú ý, thông tin dễ chấp
- Hạn chế ở lượng phát hành nhận - Chi phí cao
- Chất lượng quảng cáo cao
- Có thời gian tồn tại lâu hơn báo Radio
- Khả năng bao quát thị trường
- Mức độ chú ý thấp vì chỉ có âm cao thanh
- Thính giả có tính chọn lọc - Có tính địa phương tương đối - Thời gian ngắn
- Chi phí quảng cáo và sản xuất thấp
- Linh dộng về khi vực địa lý Truyền hình
- Bao quát thị trường cao
- Tính chọn lọc khán giả thấp
- Sống động do kết hợp giữa
- Có thể nhàm chán và bỏ qua
hình ảnh, âm thanh, màu sắc
- Thời gian tồn tại ngắn
- Hấp dẫn, thú vị người xem
- Cạnh tranh cao giữa các quảng
- Chi phí một lần tiếp xúc thấp cáo - Chi phí cao Quảng cáo ngoài trời
- Tạo ấn tượng nhờ kích thước
- Hạn chế thông tin quảng cáo
màu sắc hình ảnh, ít cạnh tranh
- Quản lý không chặt sẽ ảnh - Thời gian tồn tại cao
hưởng đến mỹ quan đô thị - Chi phí thấp
- Không chọn lọc khán giả Thư trực tiếp
- Khán giả có tính chọn lọc cao
- Tương đối đắt tiền - Linh động
- Đối tượng dễ bỏ qua hoặc ít
- Không chịu tác động cạnh chú ý thông tin tranh
- Cập nhật thông tin khó - Mang tính chất cá nhân
Thực hành nghềề nghiệp 1 Trang 12 Quảng cáo qua mạng
- Thông tin truyền nhanh, rộng,
- Hạn chế bởi lượng khách hàng tương tác sử dụng mạng
- Tính lựa chọn cao, chi phí thấp
- Xu hướng gia tăng chi phí
- Dễ đo lường số người lướt qua
- Thông điệp dễ bị khách hàng trang Web, băng quảng cáo lướt qua
- Là phương tiện đang được ưa chuộng
Bảng 2.1. Đặc điểm các phương tiện quảng cáo
(Nguồn: Sách Marketing căn bản trường đại học Tài Chính – Marketing – Khoa Marketing)
2.4.1.4. Mô hình 5M
- Mission – mục tiêu: là nhiệm vụ thông tin mà quảng cáo phải thực hiện.
• Tạo sự nhận thức về nhãn.
• Thông tin giới thiệu sản phẩm mới.
• Thuyết phục người tiêu dùng về đặc điểm của sản phẩm.
• Tăng doanh số - khuyến khích người tiêu dùng mua sản phẩm. • V.v…
- Money – ngân sách quảng cáo: xác định ngân sách theo: • Khả năng tài chính.
• Phương pháp tính theo phần trăm doanh số của năm trước.
• Phương pháp cân bằng cạnh tranh.
• Phương pháp theo mục tiêu và công việc thực hiện.
- Media – phương tiện quảng cáo: chọn phương tiện thích hợp cần xem xét các yếu tố sau: • Mục tiêu quảng cáo.
• Chu kỳ sống của sản phẩm.
Thực hành nghềề nghiệp 1 Trang 13 • Tình hình cạnh tranh.
• Đặc điểm của phương tiện: đối tượng, phạm vi phát hành, chi phí
phần ngàn và uy tín phương tiện.
- Message – thông điệp quảng cáo: thông điệp sẽ tạo ra sức hút cho mẫu
quảng cáo, thông điệp cần đảm bảo các yêu cầu:
• Quảng cáo phải có ý tưởng rõ ràng.
• Phải độc đáo, sáng tạo.
• Nhắm đến khách hàng mục tiêu.
• Phù hợp với từng đặc điểm của mỗi loại phương tiện.
• Bảo đảm tính nghệ thuật, mỹ thuật trong cấu trúc và trình bày.
• Thông điệp phải phù hợp với đặc điểm văn hóa, những quy định pháp lý của nhà nước.
- Measurement – đo lường hiệu quả quảng cáo: đánh giá hiệu quả quảng
cáo bằng cách khảo sát, nghiên cứu thị trường sau chiến dịch quảng cáo
để biết được mức độ tiếp nhận quảng cáo, những hiểu biết, ấn tượng qua
thông điệp và những thay đổi về hành vi dưới tác động của quảng cáo.
2.4.2. Khuyến mại
2.4.2.1. Khái niệm
Là tập hợp các kĩ thuật nhằm tạo ra sự khích lệ ngắn hạn, thúc
đẩy khách hàng hay các trung gian mua ngay, mua nhiều hơn và mua thường xuyên hơn.
2.4.2.2. Khuyến mại người tiêu dùng
- Mục tiêu của khuyến mại đối với người tiêu dùng:
• Kích thích người tiêu dùng dùng thử và mua sản phẩm mới.
• Kích thích tiêu dùng những sản phẩm đang bán.
• Khuyến khích người tiêu dùng gắn bó trung thành với nhãn hiệu.
Thực hành nghềề nghiệp 1 Trang 14
• Phối hợp và làm tăng hiệu quả của quảng cáo và các hoạt động marketing khác.
- Các hình thức khuyến mại: • Tặng hàng mẫu. • Phiếu giảm giá.
• Quà tặng khi mua sản phẩm.
• Thi trò chơi: đòi hỏi người tham gia phải dùng một kỹ năng nào đó để
đánh giá với người khác.
• Xổ sổ: là các trò chơi may rủi, không đòi hỏi kỹ năng.
• Ưu đãi người tiêu dùng.
2.4.2.3. Khuyến mại thương mại
- Mục tiêu khuyến mại đối với hệ thống phân phối:
• Xây dựng, mở rộng mạng lưới phân phối và hỗ trợ các sản phẩm mới.
• Nâng cao hình ảnh sản phẩm và hỗ trợ sản phẩm đang tiêu thụ.
• Khuyến khích người bán lẻ trưng bày và dự trữ.
• Củng cố và duy trì mối quan hệ với các trung gian và nhân viên bán hàng.
- Hình thức khuyến mại: • Hội thi bán hàng.
• Trợ cấp thương mại. • Quà tặng • Các hình thức khác.
2.4.3. Giao tế
2.4.3.1. Khái niệm
Là hoạt động nhằm xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với công chúng
bằng cách sử dụng các phương tiện truyền thông đưa thông tin về hoạt động của doanh nghiệp.
Thực hành nghềề nghiệp 1 Trang 15
2.4.3.2. Các hình thức giao tế - Thông cáo báo chí. - Họp báo. - Tài trợ. - Tổ chức sự kiện - Vận động hành lang.
- Dàn dựng sản phẩm, các hình thức khác như thành lập câu lạc bộ, thiết kế
phương tiện nhận dạng của doanh nghiệp,v.v…
2.4.4. Chào hàng cá nhân
2.4.4.1. Khái niệm
Là hình thức truyền thông trực tiếp giữa nhân viên bán hàng và khách
hàng tiềm năng nhằm giới thiệu và thuyết phục họ quan tâm hoặc mua sản phẩm.
2.4.4.2. Nhiệm vụ của nhân viên bán hàng
- Tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
- Thông tin giới thiệu sản phẩm.
- Thuyết phục khách hàng quan tâm và mua sản phẩm.
- Thực hiện các đợn đặt hàng.
- Thu thập thông tin về nhu cầu của khách hàng và về đối thủ cạnh tranh.
2.4.4.3. Yêu cầu về khả năng của nhân viên bán hàng
- Hiểu biết về sản phẩm.
- Hiểu biết về doanh nghiệp.
- Hiểu biết về khách hàng.
- Hiểu biết về thị trường và đối thủ.
- 3S: Smile, Sincerely, Speed.
2.4.4.4. Quy trình chào bán hàng
- Thăm dò và đánh giá khách hàng có triển vọng.
Thực hành nghềề nghiệp 1 Trang 16
- Chuẩn bị tiếp cận khách hàng. - Tiếp cận khách hàng.
- Giới thiệu, thuyết minh món hàng.
- Ứng xử trước những khước từ của khách hàng. - Kết thúc thương vụ. - Kiểm tra, giám sát.
2.4.5. Marketing trực tiếp
2.4.5.1. Khái niệm
Marketing trực tiếp là phương thức truyền thông trực tiếp mà doanh
nghiệp sử dụng để tiếp cận khách hàng mục tiêu, dưới các hình thức như thư
chào hàng, phiếu đặt hàng, mua hàng, gửi phiếu góp ý,… được gửi trực tiếp
tới các đối tượng đã xác định thông qua thư tín, phone, email, fax,… với
mong muốn nhận được sự đáp ứng tức thời.
2.4.5.2. Xu hướng phát triển Marketing trực tiếp
Ngày nay các doanh nghiệp có xu hướng phân bổ ngân sách cho các
hoạt động mareketing trực tiếp nhiều hơn, vì:
- Doanh nghiệp muốn thiết lập mối quan hệ trực tiếp và giữ khách hàng hiện có.
- Tạo cho khách hàng cảm giác được quan tâm cá nhân hoá về việc truyền thông.
- Cung cấp sự thuận tiện, thông tin chi tiết khi mua sắm.
- Sự bùng nổ và phát triển các phương tiện truyền thông điện tử và cá nhân
và thiết lập dữ liệu cơ sở khách hàng ngày càng dễ dàng hơn.
- Marketing trực tiếp giúp tăng cường khả năng cạnh tranh nhờ kết hợp
hiệu quả với các công cụ khác của chiêu thị.
Thực hành nghềề nghiệp 1 Trang 17
2.4.5.3. Hình thức marketing trực tiếp
- Quảng cáo đáp ứng trực tiếp. - Thư chào hàng. - Direct mail.
- Marketing trực tuyến, E – Commerce, M – Commerce. Các công cụ Ưu điểm Nhược điểm Quảng cáo
+ Phạm vi bao phủ rộng khắp. + Chi phí hơi cao.
+ Làm thay đổi nhận thức của
+ Không lựa chọn được
Khách hàng về sản phẩm.
khách hàng mục tiêu một
+ Hiệu quả có thể đo lường. cách cụ thể Khuyến mại
+ Giúp tăng doanh số trong ngắn + Dễ bị bắt chước. hạn.
+ Thời gian thực hiện ngắn.
+ Dễ dàng phối hợp với các công cụ khác.
+ Hiệu quả có thể đo lường. Giao tế
+ Tạo hình ảnh thân thiện với + Hơi tốn kém. khách hàng.
+ Tổ chức trưng bày và triển lãm
sản phẩm nhằm vào đối tượng
khách hàng mục tiêu có triển vọng.
Chào hàng cá + Tập trung vào đối tượng khách + Phạm vi bao phủ hẹp. nhân hàng mục tiêu cụ thể. + Có sự cạnh tranh cao.
+ Thuyết phục khách hàng một cách cụ thể hơn.
+ Củng cố thêm thông tin về sản
phẩm đến với khách hàng. Marketing
+ Nhắm vào khách hàng mục tiêu + Nguồn nhân lực phải được trực tiếp cụ thể.
đào tạo với trình độ chuyên
Thực hành nghềề nghiệp 1 Trang 18 + Chi phí thấp.
môn nghiệp vụ đáp ứng yêu
+ Đo lường được phản ứng của cầu. khách hàng mục tiêu.
+ Không phải trong điều kiện
nào marketing trực tiếp cũng
được khách hàng đón nhận.
Bảng 2.2. Ưu, nhược điểm của các công cụ chiêu thị
Tóm tắt chương 2
Trong chương 2, tôi đã hệ thống lại lý thuyết về marketing, quá trình truyền
thông và 5 công cụ trong chiến lược chiêu thị bằng các khái niệm, vai trò và nội
dung của từng khái niệm. Đây là cơ sở lý luận để chiến lược chiêu thị giúp tôi có
những kiến thức rõ ràng để bước vào chương 3 của đề tài: “Thực trạng chiến lược
chiêu thị của Điện máy Xanh vào 11/2016”. Chương 3 cũng là phần chính của đề
tài và sẽ được trình bày sau đây.
Thực hành nghềề nghiệp 1 Trang 19 CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN NGÀNH ĐIỆN MÁY VIỆT NAM VÀ HOẠT ĐỘNG
CHIÊU THỊ CỦA SIÊU THỊ ĐIỆN MÁY XANH THÁNG 11/2016
3.1. Tổng quan thị trường điện máy Việt Nam
3.1.1. Khái quát thị trường điện máy Việt Nam
3.1.1.1. Tình hình kinh tế Việt Nam
Đầu năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO, từ đó đến nay Việt Nam đã
giành đạt được nhiều thành tựu trong việc phát triển kinh tế, nâng cao đời
sống của người dân, ổn định việc làm và nhiều thành tựu trên những lĩnh
vực khác. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu thì vẫn còn những bất cập
mà nước ta đang gặp phải như giá cả tăng cao, thiếu hụt về nguyên vật liệu
do ảnh hưởng thế giới, nền kinh tế phát triển chưa đồng bộ với cơ sở hạ tầng, v.v…
Thị trường điện máy của Việt Nam trong thời gian qua đã có những
bước phát triển mạnh mẽ về doanh số cũng như số lượng các doanh nghiệp
bán lẻ tham gia vào thị trường.
Theo đánh giá của ông Ngô Thành Đạt, giám đốc Marketing Trần
Anh, năm 2015 trường điện máy Việt Nam tăng trưởng khoảng 20%, với
mức tăng trưởng này quy mô được đánh giá đạt gần 7 tỷ USD. Trong khi đó
dự báo từ hãng nghiên cứu Statista (Đức), ước tính thị trường hàng điện tử
tiêu dùng vào khoảng 10 tỷ USD. Có được tốc độ tăng trưởng này một phần
là do sự gia tăng mạnh mẽ của cầu tiêu dùng. Với dân số hơn 90 triệu người,
trong khi đó người dân trong độ tuổi lao động cao, cộng với nó là mức sống
và thu nhập ngày càng tăng là lực đỡ mạnh mẽ để đẩy tốc độ tăng nhu cầu
tiêu dùng hàng điện máy phục vụ cho cuộc sống gia đình.
Thực hành nghềề nghiệp 1 Trang 20
Theo nhận định của hãng GFK mức tiêu thụ sản phẩm điện tử, điện
lạnh của Việt Nam sẽ tăng từ 7,3% lên 11,9% trong các năm tới. Bên cạnh
đó trong thời gian qua các hệ thống siêu thị điện máy cũng đã có nhiều giải
pháp chiến lược để tiếp cận khách hàng nhất là vấn đề về chất lượng và dịch
vụ để thúc đẩy hành vi mua hàng của khách hàng. Tuy nhiên, thực tế hiện
nay cho thấy, mặc dù luôn nằm trong số quốc gia có tốc độ tăng trưởng cầu
tiêu dùng cao nhưng ở Việt Nam trong những năm qua đã có nhiều doanh
nghiệp bán lẻ điện máykhông thể tồn tại và buộc phải rời bỏ cuộc chơi. Các
tên tuổi lớn một thời của thị trường điện máy đã bị phá sản như BestCaring
năm 2012, Việt Long năm 2014 hay TopCare trong năm 2015. Bên cạnh đó
cũng chứng kiến nhiều doanh nghiệp bán lẻ phải bán mình hoặc liên doanh
với các đối tác nước ngoài để tiếp tục cạnh tranh như Trần Anh bán lại 31%
thị phần cho Nojama Nhật Bản, Nguyễn Kim bán 49% thị phần cho Central Group của Thái Lan…
Bên cạnh đó với việc tỷ suất lợi nhuận của ngành đang ở mức rất thấp
(từ 4 - 5% chỉ xấp xỉ một nửa lãi vay vốn ngân hàng) là một chỉ báo rõ ràng
nhất cho mức độ khó khăn của ngành này. Điều đó chứng tỏ cơ hội dành cho
các doanh nghiệp trên thị trường này lớn nhưng tính cạnh tranh và đào thải vẫn luôn khốc liệt.
Trong năm 2016, Điện máy Xanh có thêm 180 điểm bán lẻ được mở,
tăng gấp 3 lần so với tổng số điểm trong giai đoạn 2010 – 2015 của doanh
nghiệp này. Tính đến hết tháng 12/2016, Điện máy Xanh có 266 siêu thị tại
63 tỉnh thành. Không dừng lại ở đó, Điện máy Xanh có kế hoạch tiếp tục mở
thêm điểm bán lẻ với mục tiêu đầy tham vọng. Sự gia tăng nhanh của Điện
máy Xanh khiến các hãng khác sốt ruột lên kế hoạch mở rộng địa bàn.
• Bối cảnh nền kinh tế
Thực hành nghềề nghiệp 1 Trang 21
- Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ.
- Việt Nam gia nhập TPP – Tổ chức Đối tác Xuyên Thái Bình Dương.
- Chính phủ quyết tâm tái cơ cấu và phát triển nền kinh tế Việt Nam.
- GDP bình quân đầu người tăng nhanh, Cơ sở hạ tầng được chú trọng phát
triển, Tốc độ đô thị hóa cao.
- Nền kinh tế thế giới và Việt Nam sau năm 2011 được dự báo sẽ hồi phục nhanh và mạnh mẽ
• Thị trường Điện tử
- Sự bùng nổ các sản phẩm công nghệ và nội dung số.
- Tỷ trọng Kênh bán lẻ truyền thống còn cao và đang dịch chuyển mạnh sang Kênh hiện đại.
- Sự phát triển mạnh của Thương mại Điện tử, TV Shopping và nhiều hình
thức mua sắm hiện đại khác.
- Sự đòi hỏi của khách hàng về chất lượng phục vụ và cập nhật sản phẩm mới ngày càng tăng.
- Thị phần trong ngành bán lẻ hàng điện tử tiêu dùng đang còn phân mảnh.
3.1.1.2. Văn hóa – Xã hội người Việt Nam
Với tốc độ tăng trưởng GDP như trên, thu nhập người Việt Nam ngày
càng tăng lên, điều này sẽ dẫn đến người dân sẽ chi tiêu nhiều hơn trong
việc mua sắm các thứ cần thiết cho bản thân.
Cùng với sự hội nhập WTO, hàng loạt các doanh nghiệp nước ngoài
đã, đang và sẽ đầu tư, mở rộng sản xuất tại Việt Nam, việc này thể hiện qau
việc hàng loạt các nhãn hàng nước ngoài đã và đang tiến vào thị trường Việt
Nam, đứng trước sự lựa chọn giữa một rừng nhãn hàng. Người tiêu dùng sẽ
phải cân nhắc, đắn đo, suy nghĩ để rồi quyết định lựa chọn mua sản phẩm
Thực hành nghềề nghiệp 1 Trang 22
nào, không mua sản phẩm nào. Đi đôi với việc thu nhập tăng thì sự quan tâm
của người dân không chỉ ở chất lượng, mà còn ở thương hiệu, bao bì, các
dịch vụ hỗ trợ,…. Tuy nhiên, người tiêu dùng Việt Nam vẫn còn khá nhạy
cảm với sự thay đổi về giá cả.
Người tiêu dùng Việt Nam được phân ra nhiều nhóm khác nhau theo
các yếu tố nhân khẩu, trình độ học vấn, thu nhập. Đây là điều mà các doanh
nghiệp Việt Nam phải hết sức chú ý.
Dân số Việt Nam tập trung sinh sống tại các đồng bằng, đây cũng là
thị trường chủ yếu của các doanh nghiệp. Hiện nay dân số Việt Nam là dân
số trẻ. Đây là thị trường tiềm năng mà các doanh nghiệp đang nhắm tới, tuy
nhiên một điều bất lợi cho các doanh nghiệp là lòng trung thành của giới trẻ không cao.
3.1.1.3. Chính trị - Pháp luật Việt Nam
Hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện, nhiều luật như: luật
chống độc quyền, quyền cạnh tranh, luật sở hữu phát minh trí tuệ, luật
nhượng quyền,…. Ngày càng được chú trọng nhằm mang lại lợi ích cho người tiêu dùng.
Bên cạnh hệ thống pháp luật, các nhóm bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng cũng đã và đang xuất hiện. Các doanh nghiệp phải có trách nhiệm hơn
trong việc sản xuất hoặc bán dịch vụ của mình cho khách hàng.
3.1.1.4. Biến động thế giới
Tình hình kinh tế hiện nay khá căng thẳng với nhiều vấn đề như:
• Thương mại thế giới tăng trưởng chậm do kinh tế thế giới phục hồi chưa
bền vững, nhu cầu tiêu dùng giảm, nhất là tại Trung Quốc, Brazil, Nhật Bản...
• Giá cả hàng hoá thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp.
Thực hành nghềề nghiệp 1 Trang 23
• Cuộc trưng cầu dân ý về việc nước Anh rời khỏi EU (Brexit) sau hơn 40
năm “cùng chung một mái nhà chung”: Brexit làm chậm lại quá trình
tăng trưởng kinh tế toàn cầu, gia tăng khuynh hướng bảo hộ, cản trở tốc
độ tăng trưởng thương mại đầu tư toàn cầu trong dài hạn. Bên cạnh đó,
Brexit sẽ làm giảm thương mại, đầu tư và năng suất lao động trên quy mô
toàn cầu, kết quả là GDP trên đầu người giảm xuống.
• Ông Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ: đã làm dấy lên những lo
ngại về những chính sách kinh tế, thương mại đi ngược lại hoàn toàn với
khuynh hướng toàn cầu hóa kể từ sau Thế chiến thứ II.
3.1.1.5. Môi trường công nghệ
Trong những năm qua, sự phát triển của công nghệ đối với ngành kim
khí điện máy chỉ có ảnh hưởng ở những nhà cung cấp hàng hóa, đối với các
trung tâm điện máy thì ảnh hưởng rất nhiều. Cụ thể, sự phát triển của công
nghệ đã tạo ra những sản phẩm mới, làm cho một số sản phẩm cũ trở nên lỗi
thời. Sự phát triển của công nghệ thậm chí đã làm cho một số nhà sản xuất
phải bỏ một số mẫu mã cũ và thay thế bằng mẫu mã khác (chẳng hạn đối với
ngành điện máy: tivi panasonic plassma thay thế bằng Full HD…)
Các trung tâm điện máy là những nhà phân phối hàng hóa chỉ ảnh
hưởng khi mà các trung tâm này mua một vài mẫu mã với số lượng lớn mà
các mẫu mã này không kịp bán hết dẫn đến lượng hàng tồn kho lớn. Còn đối
với những sản phẩm khác thì ảnh hưởng không nhiều trừ khi nhà cung cấp
muốn bán giảm giá nhiều một số mẫu mã để bán hết lượng hàng tồn kho mà
không sản xuất mẫu mã đó nữa.
3.1.2. Một số siêu thị điện máy ở Việt Nam
Ở thị trường điện máy Việt Nam thì có rất nhiều siêu thị điện máy như
Nguyễn Kim, Chợ Lớn, Trần Anh, Thiên Hòa, Viễn Thông A, HC (Home
Thực hành nghềề nghiệp 1 Trang 24
Center), VinPro,….và nhiều siêu thị điện máy ít tên tuổi khác nhưng điển
hình là phải nhắc đến:
❖ Siêu thị điện máy Trần Anh
❖ Siêu thị điện máy Nguyễn Kim
Sau đây, tôi sẽ trình bày sơ lược về một số siêu thị điển hình:
❖ Siêu thị điện máy Trần Anh
• Lịch sử phát triển
- Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THẾ GIỚI SỐ TRẦN ANH
- Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Trần Anh được thành lập
ngày 11/3/2002. Công ty đã chính thức chuyển đổi từ mô hình công ty
trách nhiệm hữu hạn sang mô hình công ty cổ phần với tên gọi mới
là Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh kể từ ngày 08/8/2007.
- Sau hơn 14 năm hoạt động, hiện nay quy mô Công ty đã tăng lên con
số gần 3.000 nhân viên và 28 trung tâm bán lẻ (trong đó có 5 trung
tâm bán lẻ khai trương vào Quý III/2016).
- Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bán lẻ điện
máy, máy tính và điện thoại, kết thúc năm 2013, Trần Anh đã có 9
trung tâm bán lẻ phủ khắp địa bàn Hà Nội, đồng thời nhận được sự tin
tưởng, ủng hộ của đông đảo Khách hàng Thủ đô. Khẳng định được vị
thế tại Hà Nội, năm 2014 đánh dấu mốc son rực rỡ trên con đường
chinh phục thị trường của Trần Anh với 7 trung tâm bán lẻ trải khắp
các tỉnh, thành miền Bắc và miền Trung, đưa Trần Anh vào Top 10
nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Kết thúc năm 2015, Trần Anh tiếp tục
lộ trình phủ điểm thần tốc bằng việc mở mới thành công 6 trung tâm
bán lẻ quy mô lớn, hiện đại, hướng tới chất lượng dịch vụ Nojima
Nhật Bản, trở thành nhà bán lẻ điện máy dẫn đầu về số lượng điểm bán ở phía Bắc.
Thực hành nghềề nghiệp 1 Trang 25
- Năm 2016 được coi là một năm mở rộng thần tốc của Trần Anh,
không chỉ tại thị trường miền Bắc mà còn vươn xa vào thị trường
miền Trung. Với việc khai trương thêm 12 trung tâm mới tại các tỉnh
thành lớn như Yên Bái, Hải Phòng, Thái Bình, Nghệ An, Quảng Bình,
Quảng Trị, Đà Nẵng. … nâng số trung tâm điện máy trong hệ thống
lên con số 33, giúp Trần Anh trở thành doanh nghiệp có tốc độ phát
triển ấn tượng trên thị trường điện máy. • Mục tiêu
Với mục tiêu lựa chọn chất lượng dịch vụ khách hàng làm mũi nhọn cạnh
tranh, Trần Anh sẽ tập trung vào 5 mục tiêu lớn:
- Chất lượng dịch vụ khách hàng của Trần Anh phải nằm trong Top đầu
trên thị trường điện máy.
- Thu nhập của nhân viên Trần Anh nằm trong Top đầu doanh nghiệp
có thu nhập nhân viên cao trên thị trường.
- Trình độ tư vấn, phục vụ, giao tiếp khách hàng của nhân viên Trần
Anh có sự nổi trội so với thị trường.
- Doanh thu trên từng điểm bán của Trần Anh được cải thiện tối đa so
với năng lực của từng điểm bán
- Hệ thống phần mềm quản trị của công ty sẽ được đầu tư mạnh mẽ
giúp cho việc phân tích, quản trị và ra quyết định chính xác, hiệu quả.
• Tầm nhìn của công ty
- Trở thành Công ty có hệ thống trung tâm bán lẻ Điện máy - Máy tính
- Điện thoại quy mô, chuyên nghiệp và lớn mạnh nhất Việt Nam.
- Xây dựng Trần Anh trở thành một môi trường làm việc chuyên
nghiệp, nơi mà mọi cá nhân có thể phát huy tối đa sức sáng tạo, khả
năng lãnh đạo và cơ hội làm chủ thực sự với một tinh thần dân chủ cao.
Thực hành nghềề nghiệp 1 Trang 26
- Xây dựng Trần Anh trở thành ngôi nhà chung thực sự cho mọi cán bộ,
nhân viên trong Công ty bằng việc cùng nhau chia sẻ quyền lợi, trách
nhiệm và nghĩa vụ một cách công bằng và minh bạch nhất.
• Giá trị cốt lõi của công ty
- Kỷ luật hướng vào tính chuyên nghiệp.
- Hoàn thiện tổ chức hướng tới dịch vụ hàng đầu.
- Năng động hướng tới tính sáng tạo tập thể.
- Cam kết với nội bộ và cộng đồng, xã hội.
- Làm việc và hành động trung thực.
- Hoạt động hiệu quả hướng tới hiệu quả doanh nghiệp và xã hội.
❖ Siêu thị điện máy Nguyễn Kim
• Lịch sử hình thành
- Năm 1992: Thành lập Cửa hàng Kinh doanh Điện - Điện tử - Điện lạnh.
- Năm 1996: Khai trương Trung tâm Điện tử - Điện lạnh Thành
phố tại số 6Bis Trần Hưng Đạo, quận 1, TP.HCM.
- Năm 1999: Đổi tên thành Trung tâm Mua sắm Sài Gòn Nguyễn
Kim. Thương hiệu "Sài Gòn - Nguyễn Kim" được bảo hộ độc quyền.
- Năm 2001: Trung tâm chuyển đổi thành Công ty TNHH Thương
mại Nguyễn Kim, sau đổi thành Công ty TNHH Đầu tư Công
nghệ Kỹ thuật Mới NKĐT (17/4/2001).
- Năm 2006: Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Nguyễn Kim (22/6/2006).
- Năm 2007: Công ty Cổ Phần Thương mại Nguyễn Kim (06/7/2007).
Thực hành nghềề nghiệp 1 Trang 27 -
Năm 2015: Công bố chính thức hợp tác giữa Nguyễn Kim và
Central Group. Gia tăng sức mạnh để trở thành Nhà bán lẻ đẳng cấp quốc tế.
• Mục tiêu phát triển
- Giữ vững vị trí số 1 trên thị trường trong Ngành Bán lẻ Điện tử tiêu
dùng, đồng thời củng cố vị trí dẫn đầu về Ngành Bán lẻ Điện máy gia dụng.
- Top 10 Thương hiệu Việt Nam.
- Dẫn đầu thị trường về bán hàng điện tử, điện máy trực tuyến.
- Đạt 98% các chỉ số hài lòng của khách hàng với chất lượng sản phẩm
và dịch vụ ưu việt của Nguyễn Kim.
- Phát triển thị phần, tăng độ phủ tại các tỉnh thành thành trên cả nước.
- Mở các trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm đẳng cấp.
- Đảm bảo quyền lợi và cơ hội phát triển của cán bộ công nhân viên tốt nhất trong ngành.
• Vị thế và tiềm lực
- Thương hiệu số 1 trong ngành Bán lẻ điện tử tiêu dùng, đạt nhiều
giải thưởng trong nước và quốc tế, được người tiêu dùng tin
tưởng và đánh giá cao (Theo báo cáo nghiên cứu của AC
Nielsen : 99% người tiêu dùng đánh giá Nguyễn Kim là đơn vị số
1 trong Ngành Bán lẻ điện tử tiêu dùng)
- Là Đơn vị dẫn dắt thị trường, có năng lực cao trong việc kích cầu
và tạo sự sôi động thị trường trong Ngành Bán lẻ điện tử tiêu dùng.
- Được Chính phủ và chính quyền các địa phương khuyến khích và hỗ trợ mạnh mẽ.
Thực hành nghềề nghiệp 1 Trang 28
- Được các đối tác chiến lược, các Tập đoàn Điện tử, các Tổ chức
Tài chính và các đối tác cung cấp sản phẩm, dịch vụ tin tưởng,
hậu thuẫn mạnh mẽ và có nhiều ưu đãi đặc biệt.
- Hệ thống Quản trị Điều hành hiện đại, hoàn thiện theo chuẩn Quốc tế.
- Lực lượng cán bộ nhân viên hùng hậu, tâm huyết, có kinh nghiệm
và trình độ cao, được đào tạo bài bản, thu nhập cao và ổn định.
- Hệ thống Logistic và phục vụ hậu mãi mạnh mẽ và hoàn chỉnh.
- Tiềm lực tài chính mạnh mẽ.
3.1.3. Xu hướng của thị trường điện tử Việt Nam
Theo bà Nguyễn Hương Quỳnh – Tổng giám đốc Nielsen Việt
Nam dự báo có 5 xu hướng sẽ dẫn dắt thương mại điện tử phát triển trong
những năm tới, 5 xu hướng đó là gia tăng kết nối, gia tăng đô thị hoá,
người tiêu dùng kết nối, những đột phá về thanh toán điện tử và cải tiến mô hình kinh doanh.
- Ở xu hướng kết nối, người tiêu dùng Việt Nam được cho là yêu thích
công nghệ cao. Cứ 130 người thì 100 người có 2 điện thoại di
động. Trong đó người tiêu dùng thành thị ở trên mạng 24,7 giờ/tuần,
chỉ thấp hơn Singapore một ít. Ngày nay người tiêu dùng ngày càng
có nhiều cách kết nối hơn và họ dành nhiều thời gian trên mạng hơn.
- Xu hướng đô thị hóa được sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong
những năm tới, lối sống thành thị vì vậy tiếp tục phát triển. Dự kiến
dân số thành thị sẽ đạt 40% vào năm 2020. Cùng với chính sách phát
triển thành phố vệ tinh, cơ hội phát triển thương mại điện tử không
dừng ở TP.HCM và Hà Nội. Việt Nam hiện có khoảng 700.000 cửa
hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi. Vẫn còn rất nhiều người mua bán ở
Thực hành nghềề nghiệp 1 Trang 29
các kênh mua sắm truyền thống. Nếu thương mại điện tử giành được
một phần thị trường này thì doanh số tăng trưởng rất cao.
- Người tiêu dùng kết nối là mối quan tâm hàng đầu của sự phát triển.
Họ là những người trẻ thành thị ưa thích những trải nghiệm mới và
sẵn sàng chi tiêu. Quy mô của người tiêu dùng kết nối cũng lớn hơn
tầng lớp trung lưu rất nhiều với hơn 800 triệu người tiêu dùng kết nối
so với 782 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu trên toàn cầu.
- Thanh toán trực tuyến, trả tiền khi giao hàng là những hoạt động
quan trọng của thương mại điện tử. Phương thức thanh toán đã và
đang tiếp tục chuyển dịch dần về thanh toán trực tuyến, nhưng hiện
nay hình thức nhận tiền mặt khi giao hàng vẫn là phương thức thanh
toán chủ yếu trong thương mại điện tử. Tuy nhiên sắp tới sẽ có nhiều
ngân hàng kết hợp với các nhà bán lẻ để tạo ra phương thức thuận
tiện, linh hoạt hơn cho người tiêu dùng khi thanh toán.
- Xu hướng cuối cùng là cải tiến mô hình kinh doanh: hiện nay hầu hết
doanh nghiệp thương mại điện tử vẫn dùng cách thức thu hút người
tiêu dùng thông qua các chương trình khuyến mãi nhưng thực tế nhu
cầu của người tiêu dùng trong thương mại điện tử khá đơn giản.
3.2. Tổng quan về siêu thị Điện máy Xanh
3.2.1. Giới thiệu chung về siêu thị Điện máy Xanh
Điện máy Xanh (dienmayxanh.com) là một trong hai chuỗi bán lẻ của
Công ty Cổ phần đầu tư Thế Giới Di Động, công ty đã liên tục phát triển nhanh
và ổn định bất chấp tình hình kinh tế thuận lợi hay khó khăn.
• Quá trình hình thành và phát triển
- Cuối năm 2010 một thành viên khác thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư
Thế Giới Di Động ra đời, đó là hệ thống bán lẻ điện máy với thương
hiệu dienmay.com. Sự ra đời của dienmay.com mang đến cho khách
Thực hành nghềề nghiệp 1 Trang 30
hàng một sự lựa chọn thú vị trong việc mua sắm các thiết bị điện tử,
gia dụng, kỹ thuật số.
- Kể từ sau khi ra đời, dienmay.com đã có bước phát triển nhanh chóng
khi liên tiếp khai trương siêu thị mới. Cho tới tháng 4/2012 tức là chỉ
trong vòng một năm rưỡi, dienmay.com đã có 12 siêu thị, có mặt tại 9 tỉnh thành.
- Ngày 04/05/2015, hệ thống siêu thị dienmay.com chính thức đổi tên
thành hệ thống siêu thị Điện máy Xanh (website dienmay.com cũng sẽ
được thay thế bằng website mới dienmayxanh.com) nhằm giúp khách
hàng dễ dàng hơn trong cách nhận biết và giao tiếp.
- Tính đến nay, Điện máy Xanh đã có 190 siêu thị tại khắp 63 tỉnh
thành trên cả nước với những sản phẩm điện tử, gia dụng, kỹ thuật số
được chọn lọc vì lợi ích khách hàng với một đội ngũ nhân viên được
huấn luyện tốt và thấm nhuần văn hóa đặt khách hàng làm trung tâm
trong mọi suy nghĩ và hành động của mình.
- Với việc mở rộng quy mô lớn như vậy, Điện máy Xanh trở thành
chuỗi bán lẻ điện máy đầu tiên và duy nhất có độ bao phủ rộng nhất,
trên tất cả các tỉnh ở Việt Nam. Được biết, siêu thị thứ 119 của hệ
thống khai trương tại thị xã Chí Linh, Hải Dương là siêu thị cuối cùng
hoàn tất bản đồ Việt Nam của Điện máy Xanh.
- Từ một tân binh của ngành bán lẻ điện máy, Điện máy Xanh đã liên
tục có những cải tiến và biến đổi không ngừng để trở nên tối ưu hơn
và được khách hàng chấp nhận rộng rãi như ngày nay.
- Với nhiều chính sách từ việc thay đổi tên thương hiệu tới triển khai
mô hình trưng bày “không kho” (tất cả các hàng hóa không để trong
kho mà được mang ra trưng bày cùng với sản phẩm mẫu), thiết lập
phần mềm để theo dõi giao hàng để hạn chế giao hàng chậm trễ… , tất
Thực hành nghềề nghiệp 1 Trang 31
cả đều nhằm mục đích đặt khách hàng làm trọng tâm và làm đối tượng
cao nhất để hướng tới. Sự phát triển của Điện máy Xanh cũng giúp
phá bỏ những hoài nghi về một hệ thống bán lẻ sinh sau đẻ muộn
trong bối cảnh các hệ thống khác đang bị đào thải dẫn tới phá sản hay
cái được gọi là “rào cản về vùng miền” trong kinh doanh hàng điện máy.
- Trong năm 2015, Điện Máy Xanh đã khai trương 66 siêu thị, nâng số
lượng siêu thị 20 ở đầu năm 2015 lên con số 86. Tính đến 6 tháng đầu
năm 2016, Điện máy Xanh đã khai trương thêm 33 siêu thị, đạt con số
119 hiện tại. Một điều đặc biệt trong năm 2016 là Điện máy Xanh sẽ
triển khai thêm mô hình “Điện máy Xanh mini” có quy mô nhỏ và sẽ
bán các chủng loại hàng hóa vừa đủ cho một khu vực dân cư nhất
định. Theo dự kiến, trong giai đoạn từ 2016 – 2017 Điện máy Xanh sẽ
nhắm đến mở 135 siêu thị thường và 270 shop mini, nâng tổng số
lượng lên 400 siêu thị trên toàn quốc.
- Không chỉ đạt thành tích mở rộng, Điện máy Xanh đã nhanh chóng
trở thành đối tác lớn của các nhà sản xuất với những kỷ lục bán tới
42.000 chiếc TV trong tháng 1/2016 và 36.300 chiếc điều hòa vào
tháng 5/2016. Mục tiêu trong năm nay, Điện máy Xanh sẽ về đích với
12.000 tỷ, chiếm từ 14% – 16% thị phần, và sẽ nâng lên trên 30% thị
phần với mức doanh thu tăng gấp đôi lên 25.000 tỷ vào năm 2017.
- Ngoài thái độ nhân viên phục vụ tận tâm, Điện máy Xanh còn được
biết đến với dịch vụ sau bán hàng ở chuẩn mực cao, với những chính
sách hướng đến người tiêu dùng như: Bao giá, cam kết giá tốt nhất
trong vòng 14 ngày, hoàn tiền cho khách hàng 100% nếu đâu rẻ hơn;
đổi trả hàng trong vòng 30 ngày nếu phát hiện hàng lỗi; bao xài 1 năm
đổi trả hàng lỗi miễn phí đối với hàng gia dụng và phụ kiện…
Thực hành nghềề nghiệp 1 Trang 32
- Sự phát triển của Điện máy Xanh không thể không nhắc đến dịch vụ
bán hàng online mà trong đó hệ thống cửa hàng trải rộng khắp cả
nước chính là một điểm mạnh rất lớn của hệ thống này. Website được
xây dựng một cách khoa học, có đầy đủ nội dung, hình ảnh, so sánh,
mô tả… và tổng đài miễn cước 18001061 giúp cho khách hàng có thể
nhanh chóng tìm được sản phẩm ưng ý cũng như nhận được tư vấn về
sản phẩm một cách rõ ràng và thuận tiện.
3.2.2. Sơ lược các dòng sản phẩm của siêu thị Điện máy Xanh
Siêu thị Điện máy Xanh đã đăng ký hoạt động thương mại điện tử với
Bộ Công Thương tháng 11/2011. Cam kết 100% sản phẩm trên Điện máy Xanh là hàng chính hãng.
Hàng hoá tại Siêu thị Điện máy Xanh vô cùng đa dạng, từ các nhóm hàng
lớn như Tivi, Tủ Lạnh, Máy Giặt, Máy Lạnh… đến các nhóm hàng Gia dụng
như: Nồi Cơm Điện, Bếp Ga, Bếp Điện Từ… Điện máy Xanhcũng kinh doanh
các mặt hàng như: Điện Thoại, Máy Tính Bảng, Laptop, Phụ Kiện… • Tivi • Tủ lạnh • Máy lạnh • Máy giặt • Máy nước nóng • Laptop • Máy tính bảng • Điện thoại • Đồ gia dụng • Dàn loa, DVD • Phụ kiện
Thực hành nghềề nghiệp 1 Trang 33
3.2.3. Mục tiêu và nguồn lực của siêu thị Điện máy Xanh ❖ Mục tiêu
Lấy khách hàng làm trọng tâm, siêu thị Điện máy Xanh mong muốn
mang lại sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng, giá cả tốt nhất và dịch
vụ khách hàng hoàn hảo. ❖ Nguồn lực
- Điện máy Xanh là siêu thị điện máy lớn ở Việt Nam với nguồn lực tài
chính vững mạnh. Doanh thu Điện máy Xanh năm 2016 đạt 13.709 tỷ
đồng, tăng 206% so với năm 2015. Thị phần ước tính của Điện máy
Xanh đã lên tới hơn 16%.
- Điện máy Xanh sở hữu đội ngũ nhân viên có năng lực, làm việc hiệu
quả. Hệ thống phân phối rộng khắp 63 tỉnh thành.
3.3. Phân tích hoạt động chiêu thị của Điện máy xanh vào tháng 11/2016
3.3.1. Giới thiệu về thương hiệu Điện máy Xanh
Thương hiệu Điện máy Xanh được đổi tên từ dienmay.com. Lý do đổi
tên là do tên gọi Dienmay.com quá chung chung, không định vị rõ thương
hiệu và không có sự cạnh tranh về từ khóa trong tìm kiếm Google. Việc đổi
tên thành “Điện máy xanh” sẽ giúp thương hiệu khác biệt trong thị trường
điện máy, hỗ trợ tìm kiếm từ khoá và tối ưu hoá lượng khác hàng online đến
với website của mình bởi vì thương hiệu “Điện máy” dễ gây nhầm lẫn cho
người tiêu dùng, đơn cử với việc phát triển của hàng loạt công cụ tìm kiếm
hiện nay. Nếu tiến hành tìm kiếm từ khoá “Điện máy” chắc chắn người dùng
sẽ tìm được kết quả của nhiều thương hiệu khác nhau. Google không hiểu
“Điện máy” là từ khoá hay thương hiệu, nên người dùng sẽ chỉ tìm được kết
quả tìm kiếm về từ khoá “Điện máy” nhưng không tìm kiếm chính xác
thương hiệu “Điện máy”.
Thực hành nghềề nghiệp 1 Trang 34
Đến tháng 11/2016 Điện máy Xanh đã đưa ra một chiến dịch quảng cáo
thương hiệu giúp thương hiệu Điện máy Xanh trở thành “Cái tên mới của
huyền thoại quảng cáo Việt Nam”.
Đến nay, Điện máy Xanh đã thực sự rất nổi tiếng ở Việt Nam nói chung
và người tiêu dùng nói riêng, mong rằng Điện máy Xanh ngày càng được
chất lượng cao và có nhiều dịch vụ hỗ trợ hơn cho người tiêu dùng.
3.3.2. Mục tiêu chiêu thị của Điện máy xanh
- Xây dựng thương hiệu nhằm đánh mạnh vào nhận biết của khách hàng,
để mỗi khi muốn mua các sản phẩm điện máy thì 3 chữ “Điện máy
Xanh” sẽ là cái tên đầu tiên hiện lên trong tâm trí người tiêu dùng.
- Nắm được các ý kiến phản hồi của khách hàng về các sản phẩm điện máy.
- Tạo ra hành vi mua cho khách hàng.
- Cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về hoạt động hiện có của siêu thị Điện máy Xanh.
3.3.3. Hoạt động chiêu thị của Điện máy xanh 11/2016
Thực hành nghềề nghiệp 1 Trang 35
Hình 3.1. Doanh thu của Điện máy Xanh trước khi thực hiện chiến dịch
(Nguồn: Điện máy Xanh)
3.3.3.1. Quảng cáo
Quảng cáo là một chương trình truyền thông hiệu quả. Chiến dịch
quảng cáo đợt cuối năm 2016 này được xem là nước đi chiến lược của Điện máy Xanh.
Điện máy Xanh đã gây nên một cơn sốt và ấn tượng mạnh mẽ không
thể nhầm lẫn với bất kỳ thương hiệu nào khác. Từ tháng 11/2016, TVC của
Điện máy xanh được phát sóng với tần xuất dày đặc và đều đặn trên các
kênh truyền hình quốc gia ở những khung giờ vàng. Đoạn quảng cáo với
hình ảnh diễn viên mặc đồ bó sát từ đầu đến chân và vẽ mặt “xanh lè xanh
lét” cùng các mô hình TV, tủ lạnh, máy lạnh, máy giặt… nhảy múa kì dị trên
khung nền xanh. Giai điệu bắt tai đến gây ám ảnh, lời bài hát dễ nhớ, dễ
thuộc, và cụm từ “Đến Điện máy Xanh” được lặp đi lặp lại đến 5 lần trong
30s. Quảng cáo này đã được nhiều người biết đến nhưng việc bùng nổ và trở
thành một trào lưu trên social media thực sự là một thành công ngoài mong
đợi. Xét về tình hình thảo luận trên social media, đoạn quảng cáo của Điện
máy Xanh đã thu hút hơn 400 nghìn bài viết và thảo luận, hơn 3,4 triệu lượt
tương tác với hơn 300 nghìn người tham gia chia sẻ và thảo luận về TVC
này. Mặc dù nhận phải không ít phản hồi tiêu cực, chỉ trích nhưng xét về
mục tiêu ban đầu là lan truyền thông điệp: Mua hàng điện máy – Đến Điện
máy Xanh thì chiến dịch đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ thậm chí thông điệp
này còn được cư dân mạng chủ động lan truyền với tốc độ chóng mặt.
Với hơn 400 nghìn bài viết và thảo luận về đoạn phim quảng cáo tạo
ra trong thời ngắn, Điện máy Xanh đã nhanh chóng vượt mặt xa các đối thủ
lớn như Nguyễn Kim, Thiên Hòa, Trần Anh… trở thành thương hiệu siêu thị
Thực hành nghềề nghiệp 1 Trang 36
điện máy có thị phần thảo luận cao nhất trên social media. Bên cạnh đó,
quảng cáo của Điện Máy Xanh cũng là video marekting tạo ra nhiều thảo
luận và tương tác nhất trên social media trong 3 tháng gần đây.
Hình 3.2. Tình hình thảo luận của các siêu thị điện máy trên Social Media
Thực hành nghềề nghiệp 1 Trang 37
Hình 3.3. Top 3 video quảng cáo được nói đến nhiều nhất trên Social Media từ 1/10 – 15/12/2016
(Nguồn: Facebook, Youtube, Instagram, Online News, Blogs, Ecommerce)
Hình 3.4. Tình hình thảo luận về TVC Điện máy Xanh trên Social Media
(Nguồn: Facebook, Youtube, Instagram, Online News, Blogs, Ecommerce)
Thực hành nghềề nghiệp 1 Trang 38
Theo số liệu từ Buzzmetrics Social Listening thì thảo luận về TVC
Điện Máy Xanh có thể chia ra 3 giai đoạn có sự khác biệt rõ rệt về số lượng
thảo luận, trong đó, đáng chú ý là việc thảo luận tăng lên bất ngờ vào giai
đoạn 2 và lên đỉnh điểm vào giai đoạn 3.
• Giai đoạn 1: 1/11 – 30/11: Xuất hiện
Ngày 1/11/2016, đoạn TVC Điện Máy Xanh chính thức ra mắt trên
các kênh tivi truyền thống, đồng thời cũng được đăng tải trên các trang
Facebook và Youtube chính thức của thương hiệu. Trong suốt 1 tháng, đoạn
quảng cáo chưa được nhiều người nói đến, xét riêng trên các kênh mạng xã
hội, thảo luận chủ yếu được tạo ra bởi các trang chính thức của thương hiệu.
• Giai đoạn 2: 1/12 – 5/12: Hình thành trào lưu
Thực hành nghềề nghiệp 1 Trang 39
Trong giai đoạn này, đoạn quảng cáo được biết đến nhiều hơn trong
các cộng đồng Game thủ, fan nhạc ngoại. Thảo luận bắt đầu tăng cao nhờ
được chia sẻ bởi các trang Fanpage giải trí, chủ yếu là các Fanpage giải trí
của các cộng đồng nhỏ như trang Tumblr Buê Đuê, The Gei World (phổ
biến trong cộng đồng fan nhạc US-UK, K-Pop), trang Hóng Biến Game thủ.
Nội dung của những trang này chủ yếu tập trung phục vụ cho nhóm người
dùng mục tiêu, các bài đăng phải có tính giải trí cao và liên quan đến cộng
đồng người dùng đặc biệt.
Hình 3.5. Các trang tạo ra nhiều tương tác nhất về TVC Điện máy Xanh từ ngày 1/12 – 5/12
(Nguồn: Facebook, Youtube, Instagram, Online News, Blogs, Ecommerce)
• Giai đoạn 3: 6/12 – 15/12: Bùng nổ và phát tán trào lưu
TVC Điện Máy Xanh thực sự bùng nổ trở thành trào lưu mạng xã hội
nhờ sự vào cuộc của các trang Fanpage giải trí phổ biến có lượng fan khổng
lồ như Góc giải trí, Haivl, Robbey, IDict, Tuyết Bitch Collection…
Thực hành nghềề nghiệp 1 Trang 40
Đây cũng là giai đoạn bùng nổ các sản phẩm chế từ cư dân mạng lấy cảm
hứng từ đoạn quảng cáo. Các clip chế, ảnh chế hoặc các sản phẩm cắt ghép
ăn theo các trào lưu khác như Ông bà anh, nhạc remix EDM liên tục được ra
đời khiến cư dân mạng thích thú và chia sẻ tạo nên một hiện tượng Điện
máy Xanh trên mạng xã hội.
Hình 3.6. Các trang tạo ra nhiều tương tác nhất về TVC Điện máy Xanh từ ngày 6/12 – 15/12
(Nguồn: Facebook, Youtube, Instagram, Online News, Blogs, Ecommerce)
Thực hành nghềề nghiệp 1 Trang 41
→ Một số kết luận được rút ra từ sự bùng nổ trên mạng xã hội của TVC Điện máy Xanh
▪ Về hình thức, nội dung
1. Gây bất ngờ, gây tranh cãi.
Đoạn quảng cáo Điện máy Xanh với những hình ảnh các nhân vật người
nộm nhảy múa và nhạc nền khác lạ so với những quảng cáo hiện tại trên thị trường
đã gây một làn sóng tranh cãi lớn từ người tiêu dùng, nhiều người thậm chí tỏ ra
khó chịu, bức xúc với đoạn quảng cáo kì lạ. Tuy nhiên, càng nhiều lời than
phiền, chỉ trích lại càng khiến nhiều người tò mò tìm xem đoạn video quảng
cáo này. Đây là một cách hiệu quả để gây chú ý và tăng mức độ nhận biết thương
hiệu nhưng lại khá nguy hiểm do có thể gây ảnh hưởng không tốt đến cảm nhận
lâu dài về hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
2. Có thông điệp rõ ràng, dễ nhớ, lặp đi lặp lại với tần suất cao.
Thực hành nghềề nghiệp 1 Trang 42
Trường hợp của Điện máy Xanh khiến nhiều người liên tưởng đến đoạn
quảng cáo của máy lọc nước Kangaroo trong trận chung kết C1 năm 2011, thông
điệp “Kangaroo – Máy lọc nước hàng đầu Việt Nam” được lặp đi lặp lại nhiều lần
gây bất ngờ, khó chịu cho người xem. Nhưng ngày hôm sau cái tên Kangaroo đã
được biết đến rộng rãi…. Điểm chung của cả hai quảng cáo nằm ở thông điệp ngắn
gọn, rõ ràng, dễ ghi nhớ và được lặp đi lặp lại liên tục giúp cho việc truyền tải
thông điệp được thực hiện trọn vẹn và hiệu quả.
Dựa theo thảo luận tổng tợp từ Buzzmetrics thì các thông điệp như “Bạn
muốn mua tivi – đến Điện máy Xanh” “Bạn muốn mua tủ lạnh – đến Điện máy
Xanh” được rất nhiều người tự động nhắc đến trong các thảo luận tự nhiên trên
mạng xã hội. Ngoài ra, “ám ảnh” là cụm từ phổ biến nhất được nhiều người sử
dụng để mô tả cảm nhận về đoạn quảng cáo Điện máy Xanh.
Hình 3.7. Những cụm từ xuất hiện nhiều nhất trong thảo luận trên Social Media về
quảng cáo Điện máy Xanh
(Nguồn: Facebook, Youtube, Instagram, Online News, Blogs, Ecommerce)
Thực hành nghềề nghiệp 1 Trang 43
3. Có những khung hình mang tính giải trí cao, cung cấp chất liệu để làm
ảnh chế (meme).
Năm 2016 là năm bùng bổ của các trào lưu chế. Những bức ảnh chế, clip
chế do người dùng tự tạo đang tăng nhanh và phát triển trên các trang mạng xã hội
tại Việt Nam, điển hình trong số đó là các trào lưu chế ảnh Vịt Bối Rối, Be like
Bill, The Face, Tấm té cau, Tha Thu, Bút táo…. những sản phẩm này đã trở
thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của mọi người, nhất là giới trẻ.
TVC Điện máy Xanh cùng với những hình ảnh và biểu cảm hài hước của
các nhân vật người nộm màu xanh đã trở thành nguồn cảm hứng mới của cư dân
mạng. Những bức ảnh chế (meme), clip chế được chia sẻ mạnh mẽ là một trong
những thành tố quan trọng góp phần cho việc lan truyền quảng cáo của thương hiệu.
Hình 3.8. Những bức ảnh chế (meme)
Thực hành nghềề nghiệp 1 Trang 44
Hình 3.9. Những bức ảnh chế (meme)
▪ Về cách thức lan truyền nội dung trên social media.
1. Hình thành và lan truyền nhờ các Fanpage giải trí của các cộng đồng nhỏ.
Trong trường hợp của quảng cáo Điện máy Xanh, các Fanpage giải trí của
các cộng đồng nhỏ như trang Tumblr Buê Đuê, The Gei World , Hóng Biến Game
thủ… có đóng góp to lớn trong việc lan truyền đoạn quảng cáo đến cộng đồng của
mình từ đó nhân rộng sự phổ biến của trào lưu ra khắp mạng xã hội.
Điểm mạnh của các trang này là mức độ tương tác cao với các thành viên và
có khả năng khơi tạo các trào lưu mới trong cộng đồng của mình. Đây có thể là
một xu hướng sử dụng mạng xã hội đáng chú ý trong tương lai. Khi cư dân mạng
ngày càng có độ kén chọn cao trong việc theo dõi các Fanpage giải trí thì những
Fanpage cung cấp nội dung có chọn lọc, liên quan đến sở thích, thị hiếu cá nhân sẽ
lên ngôi trong thời gian không xa.
2. Phát tán và bùng nổ trào lưu nhờ các Fanpage giải trí phổ biến có lượng
fan khổng lồ.
Thực hành nghềề nghiệp 1 Trang 45
Việc bùng nổ của bất cứ trào lưu nào trên mạng xã hội đều có sự đóng góp
lớn của các trang Fanpage giải trí phổ biến được nhiều bạn trẻ theo dõi như Góc
Giải Trí, Haivl, Robbey, Idict, Tuyết Bitch Collection, Cám Bitch Entertainment,
Những Câu Nói Hay Nhức Nhói… Các trang này sở hữu lượng fan khổng lồ nhớ
vào việc liên tục cập nhật các nội dung có tính giải trí, có tính xu hướng và phù
hợp với thị hiếu của giới trẻ. Vai trò của các Fanpage này là cực kỳ quan trọng
trong việc phát tán và bùng phát của trào lưu.
→ Bài học rút ra:
• Hình ảnh quảng cáo lạ, gây bất ngờ và tạo tranh cãi.
• Sử dụng thông điệp dễ nhớ, lặp đi lặp lại với tần suất cao.
• Tận dụng những trang Fanpage có các thành viên có khả năng khơi tạo trào
lưu, cùng với việc sử dụng hình ảnh người xanh kết hợp với các trào lưu
đang nổi để lan truyền nội dung trên mạng xã hội.
• Tăng cường các hoạt động trên kênh own media, sử dụng mini game để tạo
tương tác như cuộc thi tặng quà khi gửi clip bài hát trong TVC, truy tìm
slogan, đưa ông già Noel "đến Điện máy Xanh",...
Thực hành nghềề nghiệp 1 Trang 46
3.3.3.2. Khuyến mại
Tiếp nối các chương trình bán hàng hỗ trợ, ưu đãi cho người tiêu dùng tiếp
cận các sản phẩm điện tử, điện lạnh mới nhất trên thị trường. Điện máy Xanh cùng
công ty điện tử LG mang chương trình ưu đãi đến khách hàng khi chọn mua tivi
LG, tủ lạnh LG hoặc máy giặt LG " Tháng LG quà mê ly ".
Đến với tháng LG Quý khách sẽ có cơ hội quay trúng thưởng 1 trong 10 bộ
quà tặng trị giá lên đến 100 triệu đồng bao gồm tivi, máy giặt, tủ lạnh, dàn máy và
lò vi sóng, cùng các chương trình ưu đãi mua trả góp không lãi suất và nhiều quà tặng hấp dẫn.
Hình 3.10. Chiến dịch “Tháng LG – Quà mê ly” (Nguồn: Điện máy Xanh)
1. Tên chương trình khuyến mãi: Tháng LG quà mê ly.
2. Thời gian khuyến mãi: Từ 1/11/2016 đến hết 30/11/2016.
3. Phạm vi áp dụng: Tất cả siêu thị Điện máy Xanh trên toàn quốc.
4. Sản phẩm khuyến mãi: Áp dụng cho khách hàng mua các sản phẩm Tivi, Tủ
lạnh, Máy giặt LG theo danh sách đăng ký trong chương trình.
Thực hành nghềề nghiệp 1 Trang 47
5. Hình thức khuyến mãi:
▪ Trả góp 0% Áp dụng 21 model tivi LG theo danh sách đăng ký
▪ Tất cả các model tivi LG tặng quà gia dụng.
▪ Quay số trúng giải thưởng bộ quà trị giá 100 triệu ( có 10 giải).
▪ Tặng 1 năm bảo hành tại Điện máy Xanh cho Tivi, Tủ lạnh, Máy giặt.
6. Cách thức xác định quay số và xác định khách hàng trúng giải thưởng 100 triệu:
a) Cách thức trúng giải và trao giải
Áp dụng cho tất cả khách hàng mua Tivi, Tủ lạnh, Máy giặt LG từ ngày
1/11/2016 đến hết ngày 30/11/2016. Mỗi hóa đơn mua hàng sẽ có 1 mã số tham gia
quay số chính là số hoá đơn mua hàng, và được quay bằng hệ thống quay số của
Điện máy Xanh. Danh sách khách hàng trúng thưởng sẽ được công bố vào ngày
7/12/2016 tại trang https://www.dienmayxanh.com/trao-thuong
b) Địa điểm quay số điện tử
Tại văn phòng Công Ty Cổ Phần Thế Giới Di Động, 364 tòa nhà Etown 2,
tầng 5, phòng 6.5, P.13, Q. Tân Bình, HCM.
c) Thời gian quay số
Dự kiến vào lúc 10h sáng ngày 03/12/2016, công bố trúng thưởng 07/12/2016.
Số hóa đơn (mã dự thưởng) sẽ được đổ vào phần mềm quay số ngẫu nhiên.
Mỗi lần quay chọn ngẫu nhiên 1 mã dự thưởng xác định khách hàng trúng thưởng.
Ban tổ chức sẽ tổ chức quay số điện tử với sự chứng kiến của các cơ quan truyền
thông và Sở công thương Ban tổ chức sẽ thông báo cho khách hàng trúng thưởng
vòng quay điện tử theo số điện thoại và địa chỉ khách hàng đã đăng ký trên hóa
đơn lúc mua sản phẩm khuyến mại. Thông tin người trúng thưởng cùng mã dự
thưởng được cập nhật trên website. Thời gian trao giải trong vòng 07 ngày kể từ
ngày thông báo kết quả trúng giải.
Thực hành nghềề nghiệp 1 Trang 48
d) Địa điểm, thời gian và thủ tục nhận giải thưởng
Khách hàng trúng thưởng nhận thưởng tại nơi khách hàng mua sản phẩm
tham gia chương trình khuyến mại. Khách hàng trúng giải: Phải nộp thuế Thu nhập
cá nhân theo qui định hiện hành. Khi nhận thưởng khách hàng phải xuất trình: Hóa
đơn mua hàng (còn nguyên vẹn, không rách, tẩy xóa bất cứ thông tin đã ghi), photo
Chứng minh nhân dân. Ban tổ chức không trả các khoản chi phí khác cho khách
hàng đi nhận giải. Giải thưởng không quy đổi thành tiền hoặc giá trị khác.
Thời gian nhận thưởng chương trình trong vòng 7 ngày kể từ ngày xác định trúng thưởng.
Giới thiệu bộ quà 100 triệu I.
Smart Tivi OLED Cong LG 55 inch 55EG910T
Hình 3.11. Quà tặng khuyến mãi
(Nguồn: Điện máy Xanh)
Thực hành nghềề nghiệp 1 Trang 49 II.
Tủ lạnh LG 501 lít GR-P227GS / Tủ lạnh LG 629 lít GR-H267LGW
Hình 3.12. Quà tặng khuyến mãi
(Nguồn: Điện máy Xanh) III.
Máy giặt LG 8 kg F1408NM2W
Hình 3.13. Quà tặng khuyến mãi
(Nguồn: Điện máy Xanh)
Thực hành nghềề nghiệp 1 Trang 50 IV. Dàn âm thanh LG ARX8
Hình 3.14. Quà tặng khuyến mãi
(Nguồn: Điện máy Xanh) V.
Lò vi sóng LG MH6342B 23 lít hoặc Lò vi sóng Electrolux EMM2318X 23 lít
Hình 3.15. Quà tặng khuyến mãi
(Nguồn: Điện máy Xanh)
Thực hành nghềề nghiệp 1 Trang 51
Với thời gian triển khai ngắn và giải thưởng hấp dẫn, không ngạc nhiên khi
khu vực trưng bày hàng LG tại Điện máy Xanh luôn tấp nập khách hàng.
Trong danh sách những sản phẩm thuộc bộ quà, chiếc smart TV OLED cong
LG 55 inch 55EG910T có vẻ nổi bật hơn cả khi trị giá của sản phẩm này chiếm
gần một nửa giá trị giải thưởng. Không chỉ có thiết kế cao cấp, chiếc TV trên còn
có những tính năng tuyệt vời, đặc biệt tích hợp thêm công nghệ hình ảnh 3D, đem
đến trải nghiệm xem phim sống động ngay tại nhà.
LG còn tặng thêm một năm bảo hành miễn phí một năm đã tạo được sự chú
ý từ khách hàng. Không phải thương hiệu nào cũng sẵn sàng khuyến mãi thêm một
năm bảo hành. Vì tính ra, các chi phí phát sinh như nhân sự, thiết bị thay thế, sửa
chữa và vận chuyển là khá lớn cho các mặt hàng cồng kềnh như tivi, máy lạnh,
máy giặt trong khi việc khuyến mãi, giảm giá lại dễ dàng thu hút khách hàng hơn nếu xét về chi phí.
Điều này không chỉ về yếu tố kinh doanh mà còn thể hiện rõ triết lý, văn hóa
doanh nghiệp của LG và cả Điện máy Xanh khi luôn đặt quyền lợi của khách hàng
cao hơn quyền lợi của doanh nghiệp. Xa hơn nữa, tâm lý khách hàng thường cho
rằng những hãng cam kết bảo hành với thời gian lâu thường sẽ có chất lượng sản
phẩm tốt hơn. Như vậy, LG và Điện máy Xanh không những củng cố thêm niềm
tin với khách hàng mà còn thể hiện đẳng cấp của một thương hiệu, luôn tự tin với
những gì mình đem đến cho người tiêu dùng.
Do vậy, với việc tặng thêm một năm bảo hành miễn phí, LG không những
đem thêm niềm tin cho người mua hàng về chất lượng sản phẩm, mà còn tái khẳng
định tinh thần phục vụ khách hàng chu đáo, tận tình của cả LG lẫn Điện máy Xanh.
Thffic hành nghềề nghiệp 1 Trang 52
Điện máy Xanh đang áp dụng chính sách trả góp 0% cho 21 dòng model
tivi, tủ lạnh từ 300 lít, máy giặt lồng ngang của LG và một số thương hiệu khác
như Sony, Samsung, Elextrolux… Với đà mua sắm đang tăng dần cho đến cuối
năm, những hỗ trợ tài chính trên được xem là giải pháp lý tưởng cho nhiều hộ gia
đình muốn tân trang tổ ấm, nhưng vẫn phải để dành một khoản lớn tiền dự trù cho ngày Tết.
Chỉ còn chưa đầy ba tháng nữa là người Việt Nam sẽ đón Tết Đinh Dậu. Với
những món hàng điện gia dụng mua sắm thêm, người phụ nữ trong gia đình sẽ có
nhiều thời gian hơn cho những cuộc vui sum họp bên gia đình, bớt đi phần nào
gánh nặng từ các công việc dọn dẹp, nội trợ, đem đến không khí Tết đầm ấm và trọn vẹn hơn.
3.3.3.3. Giao tế
Điện máy Xanh đã tổ chức cuộc thi “Gửi Clip hay – Nhận quà ngay”
để thu hút sự chú ý cho video quảng cáo với tổng giải thưởng hơn 50 triệu đồng.
Hình 3.16. Poster “Gửi Clip hay – Nhận quà ngay”
(Nguồn: Điện máy Xanh)
Thffic hành nghềề nghiệp 1 Trang 53
“Gửi Clip hay – Nhận quà ngay” là game cực kì đơn giản, người chơi
chỉ cần tự quay clip hát hoặc nhảy trên nền giai điệu Đến Điện máy Xanh và
gửi dự thi. Giải thưởng tổng trị giá lên đến 60 triệu đồng. Trong đó 200
người chơi đầu tiên gửi clip sẽ được nhận ngay thẻ cào trị giá 100.000đ.
• Tiêu chí duyệt clip
- Chất lượng hình ảnh clip phải được đảm bảo (không mờ nhoè, không
rung lắc, không quá tối...).
- Clip không được duyệt là clip có nghi ngờ vi phạm bản quyền, trong
trường hợp này người chơi có trách nhiệm tự chứng minh (nếu có yêu
cầu) clip do mình quay ra với Ban tổ chức.
- Ngoài ra các clip có chứa nội dung chính trị, thông tin không liên
quan đến Điện máy Xanh hoặc vi phạm thuần phong mỹ tục cũng không được duyệt.
- Tài khoản facebook up clip tham gia phải được tạo ra trước 2 tháng,
không áp dụng đối với clip up trên fanpage.
- Clip phải được gửi từ chính facebook của người chơi (Tài khoản
facebook up videoclip phải trùng khớp với tài khoản được tìm thấy
khi tìm trên facebook số điện thoại hoặc email do người chơi đăng ký tham gia)
- Clip dự thi cần khác nhau phải tương đối về bối cảnh hoặc nhân vật
với các clip đã được duyệt trước đó. (Không quay cùng 1 người hay
cùng 1 địa điểm hay copy ý tưởng các clip đã được duyệt)
• Quy trình xác định người trúng giải
- Nhà văn Nguyễn Ngọc Thạch sẽ làm giám khảo chọn các giải đặc biệt, nhất, nhì, ba.
Thffic hành nghềề nghiệp 1 Trang 54
- Giải ấn tượng sẽ thuộc về người chơi có clip có lượt view cao nhất.
- Giải may mắn cuối tuần được bốc thăm mỗi tuần căn cứ vào kết quả
random.org (3 giải / tuần). Chúng tôi sẽ dùng random.org để tìm ra
dãy số may mắn & so sánh với 4 số cuối điện thoại của người chơi để
tìm ra 3 người may mắn nhất (nếu có 2 kết quả trùng nhau, sẽ chọn
người chơi tham gia game sớm hơn).
- Thẻ cào 100k sẽ được gửi đến cho 200 người chơi đầu tiên, thời gian
nhận thẻ sau khi clip được duyệt trong vòng 2 ngày kể từ khi gửi clip.
Tất cả các clip được duyệt nếu gửi từ 1 người (dựa vào số điện thoại)
chỉ nhận đươc 1 thẻ cào.
Khi tham gia cuộc thi cũng đồng nghĩa với việc người tham gia đã
đồng ý cho Điện máy Xanh được sử dụng mọi thông tin, clip, hình ảnh,… có
liên quan cho mục đích truyền thông, quảng cáo và các mục đích thương mại
khác mà không phải trả thêm bất kì khoản chi phí nào.
Chiến dịch này đã tạo ra một hiệu ứng lan tỏa trong giới trẻ khi tạo ra
một sân chơi đáp ứng nhu cầu thể hiện bản thân, tự do ca hát. Với hơn
300.000 lượt truy cập trên zing mp3 và hơn 1.800.000 lượt truy cập trên
Youtube vào clip quảng cáo của Điện máy Xanh đã phần nào thể hiện sự
thành công của Điện máy Xanh với chiến dịch này.
3.3.3.4. Chào hàng cá nhân
Chào hàng cá nhân là họat động mà siêu thị muốn giới thiệu và thuyết
phục khách hàng quan tâm mua sản phẩm.
Khi khách hàng đến với một cửa hàng của hệ thống siêu thị. Các nhân
viên bán hàng sẽ giới thiệu chi tiết về các sản phẩm mà khách hàng cần hoặc
có thể thuyết phục với các sản phẩm khác. Tạo hành vi mua cho khách hàng.
3.3.3.5. Marketing trực tiếp
Thffic hành nghềề nghiệp 1 Trang 55
Mục tiêu của marketing trực tiếp là cung cấp cho khách hàng những
thông tin về sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu và ước muốn của họ và tạo ra
các hưởng ứng tích cực tức thì của khách hàng.
Đứng từ phía các doanh nghiệp, marketing trực tiếp là một phương
pháp hiệu quả để tiếp cận thị trường và khuếch trương danh tiếng. Nó giúp
tiết kiệm phần lớn các chi phí phát sinh trước, trong và sau khi bán (so với
các dạng marketing truyền thống). Marketing trực tiếp còn giúp doanh
nghiệp sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực trong trường hợp doanh
nghiệp có quy mô nhỏ, đặc biệt khi hướng tới các đoạn thị trường rời rạc với nhu cầu đặc trưng.
Marketing trực tiếp khác với các hoạt động khuếch trương khác ở chỗ
nó tìm kiếm các đơn hàng thực cho từng món hàng và thu thập thông tin một
cách nhanh chóng nhất trong khi các hoạt động khuếch trương truyền thống
tập trung vào việc tìm cách thay đổi thái độ và xây dựng lòng trung thành
của khách hàng thông qua việc tìm cách lôi cuốn và chế ngự tình cảm của khách hàng.
Marketing trực tiếp tập trung vào việc thúc đẩy khách hàng đặt hàng
qua các kênh trực tiếp như đặt hàng qua thư, qua điện thoại, qua đơn hàng
internet mà không cần qua các trung tâm phân phối.
Với thời đại phát triển về công nghệ thông tin như hiện nay giúp ích
rất nhiều cho hoạt động marketing trực tiếp. Đối với các sản phẩm của Điện
máy Xanh, việc marketing trực tiếp đã có trang web www.dienmayxanh.com
để khách hàng có thể mua hàng trực tiếp bằng cách thức mua hàng trực
tuyến hoặc có thể gọi đến tổng đài 1800.1061.
3.3.4. Sự vận dụng các chiến lược khác để hỗ trợ chiến lược chiêu thị
Để có một chiến lược Marketing hiệu quả thì doanh nghiệp phải biết
phối hợp các hoạt động Marketing – Mix một cách hoàn thiện. Đối với Điện
Thffic hành nghềề nghiệp 1 Trang 56
máy Xanh, sự thành công của chiến lược chiêu thị phụ thuộc một phần vào
các chiến lược khác trong Marketing – Mix:
Chiến lược sản phẩm: Từ cuối 2016 đến nay, các siêu thị điện máy
đã tăng tốc mở rộng mạng lưới bán lẻ. Công ty cổ phần đầu tư Thế giới Di
động (MWG) đã lên kế hoạch sẽ mở rộng hệ thống bán lẻ Điện máy Xanh
trong năm 2017 lên tới 400 siêu thị và shop quy mô nhỏ hay còn gọi là Điện
máy Xanh mini. Mô hình cửa hàng này sẽ có diện tích 200 – 300 m2 và tập
trung bán các nhóm sản phẩm điện máy mà người tiêu dùng thường mua.
Nhờ cách chọn mở thêm siêu thị điện máy mini, chuỗi bán lẻ Điện
máy Xanh có doanh thu 12.000 tỉ đồng, chiếm 14 – 16% thị phần kinh
doanh điện máy năm 2016. Ưu điểm của mô hình mini này chính là sự linh
động, dễ quản trị và tối ưu chi phí. Do diện tích mở của hàng không lớn, mô
hình này rất tiện lợi trong việc thuê mặt bằng, đặc biệt là vẫn có thể mở tại
những thị trường không cần doanh thu quá lớn.
Bên cạnh đó, Điện máy Xanh cũng đã thành công với dịch vụ bán
hàng online qua website. Đây cũng sẽ là kênh bán hàng phổ biến trong
tương lai khi mà xã hội càng phát triển, thu nhập của người dân ngày được
cải thiện, và thời gian của khách hàng có giới hạn thì việc chọn phương thức
mua hàng qua mạng là hiệu quả và tiện lợi vì nó tốn ít thời gian đi lại của khách hàng.
Chiến lược giá: Điện máy Xanh đã áp dụng chiến lược Giá trị tuyệt
hảo với chất lượng sản phẩm cao nhưng giá sản phẩm thấp, phù hợp với mọi
nhà. Bên cạnh đó, Điện máy Xanh có dịch vụ hỗ trợ khách hàng trong vấn
đề tài chính bằng chương trình trả góp lãi suất 0-1%. Thủ tục mua trả góp
cũng được thực hiện đơn giản, nhanh chóng qua website hoặc trực tiếp tại
cửa hàng của Điện máy Xanh. Hình thức này giúp gia tăng được thị phần,
kích thích sức mua của người dân.
Thffic hành nghềề nghiệp 1 Trang 57
Chiến lược phân phối: Hiện tai, Điện máy Xanh có một kênh phân
phối khá hoàn hảo, bao phủ tất cả vùng miền từ thành thị tới nông thôn, bao
gồm kênh trực tiếp và kênh gián tiếp, có thể nói chiến lược phân phối này
đóng vai trò quan trọng trong chiến lược Marketing Mix của Điện máy Xanh.
Với sự bao phủ rộng rãi về kênh phân phối, hoạt động của Điện máy
Xanh sẽ không phải đắn đo sẽ phải xuất hiện ở đâu để người tiêu dùng biết
tới sản phẩm và có thể mua được. Các công cụ Ưu điểm Nhược điểm Quảng cáo
+ Nhắn gửi thông điệp + Chi phí cao: khoảng
đến Khách hàng: “Mua 100 tỉ đồng.
hàng điện máy – Đến + Làm cho khách hàng Điện máy Xanh”. “ám ảnh” bởi những
+ Đem đến hiệu quả nhân vật trong TVC. cao cho Điện máy Xanh. + Hầu hết mọi người
đều biết đến TVC Điện máy Xanh. Khuyến mại
+ Tăng nhanh doanh + Thời gian thực hiện số. ngắn. + Kích thích cầu của + Tạo cho khách hàng Khách hàng. cảm giác “nghiện khuyến mãi”. Giao tế
+ Tạo sân chơi cho các + Hơi tốn kém .
bạn trẻ tự do thể hiện
Thffic hành nghềề nghiệp 1 Trang 58 bản thân. + Tăng mức độ nhận biết về thương hiệu qua việc tổ chức game. Chào hàng cá nhân
+ Củng cố thêm thông + Phạm vi bao phủ
tin về sản phẩm đến hẹp. với khách hàng. + Có sự cạnh tranh + Thuyết phục khách cao. hàng một cách cụ thể hơn. Marketing trực tiếp + Chi phí thấp. + Có nhiều trường hợp
+ Biết được thái độ, khách hàng không đón
phản ứng của khách nhận. hàng.
Bảng 3.1. Ưu, nhược điểm của các công cụ trong chiến lược chiêu thị của
Điện máy Xanh tháng 11/2016
Tóm tắt chương 3
Là một trong hai chuỗi bán lẻ của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới
Di Động, Điện máy Xanh được giành tình cảm ưu ái khá nhiều với hoạt
động chiêu thị với quảng cáo độc đáo, các chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
Tuy nhiên, có thể thấy công cụ giao tế có phần lép vế hơn so với khuyến mãi
và quảng cáo, bên cạnh đó thì marketing trực tiếp và chào hàng cá nhân
cũng chiếm nhiều phần trăm trong năm công cụ chiêu thị.
Mặc dù có sự chênh lệch về tỉ trọng giữa các công cụ chiêu thị, nhưng
phải khẳng định một điều là Điện máy Xanh đã sử dụng chiến lược chiêu thị
một cách tốt nhất để mà có hình ảnh tốt đẹp trong lòng người tiêu dùng hiện
Thffic hành nghềề nghiệp 1 Trang 59
nay. Bên cạnh đó, chi phí bỏ ra cho việc marketing không hề nhỏ với việc
khuyến mãi, quảng cáo… đã được bù đắp bằng một vị trí khó có thể gạt bỏ
trong lòng người tiêu dùng hiện nay.
Thffic hành nghềề nghiệp 1 Trang 60 CHƯƠNG 4
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CHO
HOẠT ĐỘNG CHIÊU THỊ CỦA ĐIỆN MÁY XANH
.1. Đánh giá về việc vận dụng các hoạt động chiêu thị đối với thương hiệu
Điện máy Xanh
Đa số bộ phận người tiêu dùng đều biết tới siêu thị Điện máy Xanh, đó là
công lao của các hoạt động chiêu thị của Điện máy Xanh. Với cường độ khối
lượng thông tin quảng cáo mà người tiêu dùng hiện nay phải “hứng chịu” thì
nếu Điện máy Xanh không mở các hoạt động để giữ chân và tìm kiếm khách
hàng mới thì Điện máy Xanh sẽ dần dần bị mất thị phần vào các siêu thị điện
máy khác như là Thiên Hòa, Chợ Lớn,…
Điện máy Xanh đã rất sáng tạo trong việc thiết kế thông điệp ngắn gọn, dễ
nhớ. Để mọi người ai cũng đều nhớ câu “Mua hàng điện máy - Đến Điện máy Xanh”.
Trong kế hoạch triển khai quá trình truyền thông, Điện máy Xanh đã rất cân
nhắc sự lựa chọn tần suất hoạt động của các công cụ. Với công cụ quảng cáo thì
Điện máy Xanh cho quảng cáo dày đặc trên các kênh truyền hình với mục đích
giữ chân và nhắc nhớ khách hàng về thương hiệu, công cụ khuyến mãi được
Điện máy Xanh thực hiện một cách rầm rộ, ồn ào, đánh vào tâm lý của khách
hàng với những phần thưởng khuyến mãi cực kì hấp dẫn. 2 công cụ Marketing
trực tiếp và Chào hàng cá nhân thì là công cụ nhằm tiết kiệm chi phí có thể. Tuy
nhiên, với công cụ Giao tế, Điện máy Xanh vẫn chưa có hoạt động nổi bật.
Qua đó, cho thấy Điện máy Xanh đã rất thành công trong việc lựa chọn các
công cụ chiêu thị nhằm quảng bá hình ảnh Điện máy Xanh với người tiêu dùng,
giữ chân và nhắc nhớ các khách hàng cũ, đồng thời cũng trong việc mở rộng
giành lấy thị trường điện máy về phía mình.
Thffic hành nghềề nghiệp 1 Trang 61
.2. Phân tích SWOT của hoạt động chiêu thị
Phần này sẽ phân tích điểm mạnh, điểm yếu, nguy cơ và cơ hội của Điện
máy Xanh đối với hoạt động chiêu thị.
Điểm mạnh (S):
• Nguồn tài chính của công ty cổ phần đầu tư Thế giới Di Động và siêu thị
Điện máy Xanh dồi dào và ổn định.
• Bộ phận Marketing có khả năng sáng tạo vô hạn.
• Có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng các công cụ chiêu thị.
• Có mối quan hệ rộng với giới truyền thông.
• Cơ cấu mặt hàng đa dạng.
• Các chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
• Các dịch vụ sau bán hàng. • Giá cả phù hợp.
• Ứng dụng hệ thống vi tính vào quản lý.
Điểm yếu (W):
• Chưa có tính địa phương trong chiến dịch quảng cáo.
• Thị trường hạn chế.
• Đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên.
Cơ hội (O):
• Nhu cầu về các sản phẩm điện máy của người dân ngày càng cao.
• Thu nhập bình quân đầu người tăng.
• Người tiêu dùng Việt Nam có thói quen xem quảng cáo hàng ngày và dành
nhiều thời gian cho việc truy cập Internet.
• Chi tiêu mua sắm của người tiêu dùng gia tăng.
• Người tiêu dùng thích mua sắm ở các trung tâm điện máy.
Thách thức (T):
Thffic hành nghềề nghiệp 1 Trang 62
• Gia tăng các trung tâm điện máy mới.
• Lạm phát khiến giá cả cho quảng cáo, PR tăng cao. Bên cạnh đó, lạm phát
cũng làm giảm sức mua của người dân.
• Đòi hỏi khách hàng ngày càng cao.
• Luôn có sự cạnh tranh gay gắt từ Điện máy Nguyễn Kim nói riêng và các
siêu thị điện máy khác nói chung.
• Vấn đề mưa bão, lũ lụt nhiều.
Điểm mạnh (S)
Điểm yếu (W)
1. Chương trình khuyến mãi. 1. Chưa có tính địa 2. Hàng hóa đa dạng. phương trong chiến dịch 3. Nguồn tài chính. quảng cáo.
4. Bộ phận Marketing sáng tạo, 2. Thị trường hạn chế. có kinh nghiệm.
3. Đào tạo và phát triển 5. Quan hệ rộng. đỗi ngũ nhân viên.
6. Dịch vụ sau bán hàng. 7. Giá cả.
8. Ứng dụng hệ thống vi tính vào quản lý.
Cơ hội (O)
Chiến lược S – O
Chiến lược W – O
1. Thu nhập bình S1,S2,S4,S6,S7+O1,O2,O3,O4 → Chiến lược phát triển quân đầu người , nguồn nhân lực. tăng. O6 W3+O1,O2,O3,O4,O6
2. Chi tiêu mua → Chiến lược thâm nhập thị
→ Chiến lược mở rộng
sắm của người trường. mạng lưới mạng phân
tiêu dùng gia S1,S2,S3,S4,S5,S6,S7,S8+O1, phối. tăng. O2,O3,O4,O5,O6
Thffic hành nghềề nghiệp 1 Trang 63
3. Nhu cầu về → Chiến lược phát triển thịt các sản phẩm trường.
điện máy ngày S3,S5,S8+O1,O2, O3,O4 càng cao.
→ Chiến dịch đa dạng hóa hoạt 4. Người tiêu động đồng tâm. dùng thích mua sắm ở các trung tâm điện máy. 5. Thói quen xem quảng cáo hàng ngày của người dân. 6. Nhà cung cung cấp hàng hóa có uy tín.
Thách thức (T)
Chiến lược S - T
Chiến lược W – T 1. Lạm phát. S3,S8+T2,T4 W1+T2,T3,T4
2. Cạnh tranh gay → Chiến lược liên doanh.
→ Chiến lược khác biệt gắt. S1,S2,S4,S6,S7+T5 hóa.
3. Đòi hỏi khách → Chiêc lược tăng cường W1,W3+T2,T4,T5
hàng ngày càng quảng cáo, khuyến mãi. → Chiến lược tăng cao. S1,S2,S3,S4,S6,S7+T2,T4 cường quảng cáo,
4. Gia tăng các → Chiến lược phát triển thị khuyến mãi.
siêu thị điện máy. trường.
5. Vấn đề mưa S1,S2,S4,S5,S6+T2,T3,T4
bão, lũ lụt nhiều. → Chiến lược khác biệt hóa.
Bảng 4.1. Mô hình SWOT của siêu thị Điện máy Xanh
Thffic hành nghềề nghiệp 1 Trang 64
.3. Một số biện pháp cho từng thành tố trong chiến lược chiêu thị • Quảng cáo
Trong thời điểm hiện tại, tại Việt Nam, tivi vẫn là phương tiện truyền
thống hiệu quả nhất đối với người dân bởi mức độ phổ biến và khả năng
truyền đạt thông tin một cách trực quan của nó. Trong khi thị trường điện
máy đang có sự cạnh tranh quyết liệt nhất từ trước đến nay, thì việc tăng tần
suất quảng cáo là điều phải làm để đảm bảo khách hàng luôn nhớ tới Điện
máy Xanh và thông tin tới cho những khách hàng mới.
Tăng cường sự xuất hiện các poster, billboard, banner,v.v… để tác
động vào ý thức khách hàng.
Internet là điều không thể bỏ qua trong hoạt động quảng cáo, Điện
máy Xanh cần phải chú ý tới cách mà Internet đang lan tỏa trong giới trẻ
Việt Nam để có thể tận dụng khai thác tối đa lợi ích từ internet như là: tăng
cường quảng cáo trên internet, tham gia vào các mạng xã hội như facebook,
Twitter, Zing me, My space hoặc các diễn đàn nổi tiếng như Vozforum,
gamethu,… để có sự tương tác nhanh chóng đến khách hàng. • Khuyến mại
Đối với người tiêu dùng hiện nay, khuyến mãi là cách tác động khá tốt
đến tâm lý hành vi mua của khách hàng. Các chương trình khuyến mãi của
Điện máy Xanh đã được thực hiện rất tốt, Điện máy Xanh nên tiếp tục giữ
các chương trình khuyến mãi như vậy và lựa chọn các giải thưởng phù hợp
với người tiêu dùng hiện nay.
Tuy nhiên khuyến mãi nhiều quá sẽ gây tâm lý nghiện khuyến mãi
cho khách hàng, Điện máy Xanh cần chú ý để không tạo ra “cơn nghiện” này.
Thực hành nghề nghiệp 1 Trang 65 • Giao tế
Điện máy Xanh nên tài trợ cho các chương trình, gameshow. Chẳng
hạn như chương trình mua sắm hàng chính hãng hay tài trợ cho các môn thể
thao trong seagame… vì đây là chương trình được mọi người quan tâm và
hiệu quả mang lại từ chương trình rất cao. Qua đó, sự nhận biết của người
tiêu dùng về thương hiệu Điện máy Xanh ngày càng tăng lên trong tâm tưởng của khách hàng. • Marketing trực tiếp
Điện máy Xanh nên sử dụng marketing trực tiếp thông qua mạng
internet với đặc điểm là chi phí thấp, thời gian tiếp cận và phản hồi thông tin
nhanh chóng, và một điều nữa là đa phần người dân hiện nay đều biết truy cập internet.
Các hình thức marketing trực tiếp mà Điện máy Xanh nên chú ý là:
❖ Marketing qua email để thông báo các chiến dịch dành cho người tiêu dùng.
❖ Tham gia các mạng xã hội, diễn đàn để nắm được người tiêu dùng cần
gì và đang muốn gì, nắm bắt kịp thời các xu hướng của khách hàng và
phát triển sản phẩm để đáp ứng nhu cầu. • Chào hàng cá nhân
Trong marketing sản phẩm tiêu dùng nhanh thì công cụ này không
được dùng nhiều do chi phí khá tốn kém và mất nhiều thời gian. Tuy nhiên,
Điện máy Xanh cũng không thể bỏ mặc công cụ này mà nên duy trì nó với
tần suất nhất định, nhằm tiếp cận được những nhu cầu mới của khách hàng
và thông qua đó, phát triển các dòng sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
.4. Sự hỗ trợ chiến lược chiêu thị từ các thành tố khác
• Chiến lược sản phẩm:
Thực hành nghề nghiệp 1 Trang 66
Để tập trung vào kênh bán lẻ trực tiếp đến tay người tiêu dùng, trong
thòi gian tới Điện máy Xanh cần phải thực hiện và phát huy hơn về dịch vụ
bán hàng và sau bán hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách
hàng. Qua đó, Điện máy Xanh sẽ củng cố được khách hàng hiện tại cũng
như thu hút lượng khách hàng mới từ đối thủ cạnh tranh.
Bên cạnh đó, Điện máy Xanh phải duy trì và phát triển kênh bán hàng
qua mạng vì đây sẽ là kênh bán hàng chủ yếu vào tương lai.
• Chiến lược giá:
Bộ phận kinh doanh nhập hàng nên dựa vào thương hiệu Điện máy
Xanh, khả năng tài chính mạnh để đàm phán với nhà cung cấp nhằm đạt
được mức giá tốt nhất và truyền những ưu đãi về giá từ nhà cung cấp sang khách hàng. Giảm giá hàng tồn kho.
• Chiến lược phân phối:
Quản lý đội ngũ nhân vên bán hàng trong kênh để khách hàng có
được sự phục vụ tốt nhất, tạo sự chuyên nghiệp cho nhân viên từ trang phục tới cách giao tiếp.
Rà soát lại hệ thống kênh phân phối để kịp thời loại bỏ các đại lý, cửa
hàng kinh doanh không hiệu quả, làm mất uy tín công ty.
Tóm tắt chương 4:
Qua chương này, tôi đã nêu một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn chiến
lược chiêu thị của siêu thị Điện máy Xanh và tăng cường hiệu quả mà chiến lược
mang lại. Các công cụ trong hoạt động chiêu thị phải được vận dụng khéo léo
nhằm mang lại hiểu quả tích hợp chứ không phải tổng hợp nữa. Bên cạnh đó, các
Thực hành nghề nghiệp 1 Trang 67
thành tố sản phẩm, giá, phân phối cũng góp phần không nhỏ trong thành công của
chiến lược chiêu thị nói riêng và chiến lược marketing mix nói chung. Điện máy
Xanh phải quan tâm tới những thành tố này nếu không muốn hiệu quả của chiến
lược chiêu thị đi xuống.
Điện máy Xanh đã và đang là siêu thị điện máy được người tiêu dùng chấp
nhận tuy nhiên lòng trung thành dễ thay đổi cho nên các hoạt động chiêu thị ít lại
sẽ dễ dàng làm cho người tiêu dùng quay sang chọn các siêu thị điện máy khác.
Do đó, để giữ được sựu trung thành của khách hàng, Điện máy Xanh phải
luôn có những hoạt động đổi mới, sáng tạo không ngừng để tạo ra các chiến lược
quảng cáo độc đáo và triển khai nó một cách đều đặn nhằm gợi nhớ khách hàng về
các sản phẩm của siêu thị.
Trước những xu hướng thay đổi tiêu dùng, siêu thị Điện máy Xanh phải có
những chiến lược phù hợp để giữ vững thị phần của mình, và cũng coi như đây là
một cơ hội để phát triển các sản phẩm mới.
Tài liệu tham khảo:
- Giáo trình Marketing căn bản trường đại học Tài chính – Marketing khoa Marketing.
- Giáo trình Marketing căn bản trường đại học Kinh tế TP.HCM khoa Thương mại – Du lịch.
- Tài liệu được lấy từ các website:
▪ https://www.dienmayxanh.com/ ▪ https://mona-media.com/
▪ http://www.brandsvietnam.com/
▪ http://www.younetmedia.com/
Thực hành nghề nghiệp 1 Trang 68
Thực hành nghề nghiệp 1 Trang 69