Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học-kinh Tế | Đại học Thương Mại
Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học-kinh Tế | Đại học Thương Mại. Tài liệu gồm 29 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học (TM)
Trường: Đại học Thương Mại
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM KHOA KINH TẾ
MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KINH TẾ
ĐỀ TÀI: NHU CẦU KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thu Hiếu SVTH: MSSV Đinh Thị Ngọc Lan 17124169 Nguyễn Thị Kiểu 17124167
Nguyễn Thị Bích Nguyên 17124178
Phạm Huỳnh Quế Lam 17124168
Nguyễn Thị Bích Quyên 17124196
Nguyễn Thị Thùy Dung 17124151
Nguyễn Phạm Anh Duy 15146300
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2019 ĐIỂM SỐ TIÊU CHÍ NỘI DUNG BỐ CỤC TRÌNH BÀY TỔNG ĐIỂM NHẬN XÉT
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
........................................................................................................................................... Ký tên
Ths. Nguyễn Thị Thu Hiếu
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ KẾT STT NHIỆM VỤ THỰC HIỆN KÝ TÊN QUẢ
- Phụ trách Chương 1 (mục 1.1) Nguyễn Thị Bích Hoàn 1
- Tổng hợp, chỉnh sửa tiểu luận Quyên thành tốt
- Thuyết trình tiểu luận
- Phụ trách Chương 1 (mục 1.2) Phạm Thị Thùy Hoàn 2 - Tổng hợp powerpoint Dung thành tốt
- Phụ trách Chương 3 (mục 3.1 và 3.2) Phạm Huỳnh Quế Hoàn 3 - Soạn dàn ý Lam thành tốt - Chỉnh sửa tiểu luận Hoàn 4
- Phụ trách chương 3 (mục 3.3) Nguyễn Thị Kiểu thành tốt
- Phụ trách phần mở đầu Nguyễn Thị Bích Hoàn 5
- Phụ trách chương 3 (mục 3.3) Nguyên thành tốt Đinh Thị Ngọc Hoàn 6 - Phụ trách chương 4 Lan thành tốt Nguyễn Phạm Hoàn 7
- Thuyết trình tiểu luận Anh Duy thành tốt LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan rằng những gì viết trong bài tiểu luận “Nhu cầu khởi nghiệp
của sinh viên” là công trình nghiên cứu của riêng chúng tôi và được sự hướng dẫn khoa
học của Th.S Nguyễn Thị Thùy Hiếu. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là
trung thực và chưa được công bố dưới bất kì hình thức nào trước đây. Mọi kết quả nghiên
cứu cũng như ý tưởng của tác giả khác, nếu có đều được trích dẫn cụ thể.
Chúng tôi xin chịu trách nhiệm về những lời cam đoan trên
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 22, tháng 04,năm 2019 Đại diện Nhóm 07 Nhóm trưởng MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN
Chương 1:MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1.1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 2
1.5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 2
1.6. Kết cấu của bài tiểu luận ......................................................................................... 3
Chương 2:TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................. 4
2.1. Khái niệm và ý nghĩa của khởi nghiệp ................................................................... 4
2.1.1. Khái niệm ......................................................................................................... 4
2.1.2. Ý nghĩa của khởi nghiệp ................................................................................... 4
2.2. Yếu tố ảnh hưởng đến khởi nghiệp ......................................................................... 4
Chương 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................................. 8
3.1. Mô tả thông tin sinh viên tham gia đợt điều tra ...................................................... 8
3.2. Kết quả khảo sát ...................................................................................................... 9
3.3. Những hạn chế khi khởi nghiệp đối với sinh viên ................................................ 11
3.4. Những nguyên nhân dẫn đến khởi nghiệp thất bại ............................................... 14
Chương 4:KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY KHỞI
NGHIỆP CỦA SINH VIÊN ............................................................................................... 18
4.1. Kết luận ................................................................................................................. 18
4.2. Giải pháp ............................................................................................................... 19 4.2.1
Nâng cao năng lực khởi nghiệp bao gồm tố chất doanh nhân, kiến thức và kỹ
năng khởi nghiệp ......................................................................................................... 19 4.2.2
Nâng cao khả năng huy động vốn cho khởi nghiệp ....................................... 19
4.2.3. Các giải pháp khác ......................................................................................... 19
4.3. Kiến nghị ............................................................................................................... 20
4.3.1. Đối với các trường đại học ............................................................................ 20
4.3.1. Đối với Nhà nước ........................................................................................... 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 23 Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Hiện trạng về việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp vẫn đang là vấn đề nan giải.
Thực trạng sinh viên khi ra trường không tìm được việc hoặc tìm những công việc trái với
chuyên ngành đang diễn ra ngày càng nhiều. Số lượng trường Đại học, Cao đẳng đang tăng
mạnh. Đồng nghĩa với sự gia tăng các đơn vị đào tạo này là số lượng sinh viên tốt nghiệp
hằng năm cũng ngày càng tăng, gây áp lực lớn với thị trường lao động. Tuy nhiên, tình hình
việc làm trong giai đoạn suy thoái kinh tế có xu hướng bão hòa, gây nhiều khó khăn cho
sinh viên trước ngưỡng cửa gia nhập vào thị trường lao động.
Trước tình hình trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các tổ chức hội đoàn
thể, các doanh nghiệp thực hiện nhiều chương trình hành động nhằm giúp sinh viên phát
triển các kỹ năng và kiến thức cần thiết để tăng cường khả năng khởi nghiệp, điều này tạo
động lực mạnh cho sinh viên có thể tự mở ra con đường tương lai cho bản thân. Trong bối
cảnh việc làm là khan hiếm so với với số lượng sinh viên tốt nghiệp thì giải pháp cấp thiết
hiện nay để giảm lượng sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp, đó là khơi dậy tinh thần doanh
nhân và khởi nghiệp kinh doanh.
Khởi nghiệp được xem là một trong những định hướng chiến lược của các quốc gia
trên thế giới, không chỉ riêng Việt Nam trong thế kỷ này, nhằm tạo ra nhiều cơ hội và sự
đa dạng nguồn nhân lực tăng cả về chất lượng, số lượng và cuối cùng là thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Nghiên cứu về khởi nghiệp đã nhận được nhiều sự quan tâm không chỉ các
nhà hoạch định chính sách vĩ mô mà kể cả những nhà nghiên cứu hàn lâm trên thế giới.
Mặc dù kết quả từ các nghiên cứu có khả năng giải thích được từ 30% đến 50% sự khác
biệt trong ý định khởi nghiệp, thế nhưng 50% sự khác biệt còn lại vẫn chưa được luận giải
đầy đủ. Nguyên nhân có thể là do mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng về mặt nhận
thức và ý định biến đổi khác nhau tùy theo đặc điểm cá nhân, đặc điểm gia đình, yếu tố ngữ
cảnh, cũng như địa bàn nghiên cứu. Do vậy nghiên cứu này là bổ sung thêm cơ sở dữ liệu
thực chứng cho mô hình nghiên cứu khám phá về ý định khởi nghiệp của sinh viên. Đó là
lý do nhóm chúng tôi chọn đề tài “Nhu cầu khởi nghiệp của sinh viên” làm tiểu luận kết
thúc môn học Phương pháp nghiên cứu khoa học – kinh tế. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung
Phân tích nhu cầu khởi nghiệp của sinh viên trong đó việc khởi nghiệp có ảnh hưởng
thế nào đối với bản thân và nền kinh tế đất nước, cung cấp thêm dữ liệu thực chứng, đưa ra
khuyến nghị cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu và các chuyên gia giáo dục. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá thực trạng, năng lực của sinh viên của một số sinh viên đã và đang khởi
nghiệp. Tìm hiểu nguyên nhân và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp.
Đề xuất giải pháp khắc phục và nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Những yếu tố nào làm ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên?
- Sinh viên cần phải có những yếu tố cẩn thiết nào khi quyết định khởi nghiệp ?
- Sinh viên khởi nghiệp thì thực sự mang lại lợi ích gì so với việc nhận lấy rủi ro?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại trường Đại học
Phạm vi nghiên cứu
Thời gian tiến hành nghiên cứu là từ ngày 17/3/2019 đến ngày 15/4/2019. Sử dụng
tất cả tài liệu từ năm 2012 đến nay.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu
- Phạm vi nghiên cứu: Sinh viên các trường Đại học
- Đặc điểm của mẫu: 256 sinh viên
- Hình thức điều tra: Chuẩn bị mẫu câu hỏi bao gồm các yếu tố sau: Tính cách, thái
độ mong muốn khởi nghiệp, kiến thức, kỹ năng cần thiết…Sau đó phát phiếu điều tra tới từng sinh viên.
Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thu thập số liệu 2
- Phương pháp tương quan hồi quy
- Phương pháp phân tích phương sai
1.6. Kết cấu của bài tiểu luận
Tiểu luận được chia làm 5 chương. Chương 1: Mở đẩu
Chương 2: Tổng quan cơ sở lý thuyết
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 4: Kết kuận, giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy khởi nghiệp của sinh viên 3 Chương 2
TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Khái niệm và ý nghĩa của khởi nghiệp
2.1.1. Khái niệm
Khởi nghiệp là thuật ngữ chỉ về những công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh
doanh nói chung, nó thường được dùng với nghĩa hẹp chỉ các công ty công nghệ trong giai
đoạn lập nghiệp. Khởi nghiệp là một tổ chức được thiết kế nhằm cung cấp sản phẩm và
dịch vụ trong những điều kiện không chắc chắn nhất. Ví dụ:
- Tạo apps giúp người dùng đặt mua cà phê giao tận nhà/ văn phòng. Bạn có thể là
nhà cung cấp cà phê, hoặc kết nối các tiệm cà phê ăn huê hồng. Trong thời gian ngắn, apps
có thể hoạt động cả quốc gia. Nếu thành công, mô hình và apps này có thể nhân rộng ra
toàn thế giới trong vòng vài năm.
- Tạo một website kết nối những người thích uống cà phê mỗi sáng. Với một nhóm
khoảng 100 nghìn người đăng ký mua cà phê một lúc sẽ đem lại giá cả rẻ hơn 40%, tiết
kiệm rất nhiều tiền cho người dùng.
2.1.2. Ý nghĩa của khởi nghiệp
Khởi nghiệp có nghĩa là tạo ra giá trị có lợi cho con người, cho xã hội hoặc nhóm
khởi nghiệp, cho các cổ đông của công ty, cho người lao động, cho cộng đồng và Nhà Nước.
Vì thế, khởi nghiệp đáp ứng nhu cầu của xã hội. Khởi nghiệp bằng việc thành lập doanh
nghiệp sẽ tạo tăng trưởng kinh tế và dưới một góc độ nào đó sẽ tham gia vào việc phát triển
kinh tế và xã hội, hỗ trợ việc hình thành mạng lưới các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nó còn
tạo ra giá trị cho xã hội bằng các sản phẩm có giá trị cho tinh thần, vật chất và tạo việc làm cho xã hội.
2.2. Yếu tố ảnh hưởng đến khởi nghiệp
Trong khởi nghiệp, Ajzen (1991) được biết đến đến với mô hình Lý thuyết về hành
vi kế hoạch, đây là một trong những mô hình được sử dụng phổ biến nhất để giải thích ý
định khởi sự kinh doanh của một cá nhân. Lý thuyết về hành vi kế hoạch của Ajzen (1991)
cho rằng ý định thực hiện một hành vi chịu tác động của 3 yếu tố: Thái độ của cá nhân, quy
chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi. 4
Nhiều nghiên cứu dựa trên mô hình của Ajzen (1991) cho rằng các đặc điểm cá nhân
có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp như tính sáng tạo, mức độ chấp nhận rủi ro, khả năng
chịu đựng, nền tảng gia đình.
Nhiều nghiên cứu nhận ra rằng nhận thức mong muốn bao gồm thái độ của một
người và nhận thức khả thi liên quan đến tự tin vào năng lực bản thân hay khả năng kiểm soát hành vi nhận thức.
Kristandy, S. J., & Aldianto, L. (2015) cho rằng sở thích cá nhân, cơ hội kinh doanh,
môi trường kinh doanh và sự tự tin ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên ở Indonesia.
Chính vì lẽ đó trong nghiên cứu này chúng tôi cũng xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới
ý định khởi nghiệp theo cách tiếp cận từ thuyết hành vi có kế hoạch. Bên cạnh đó nhóm
cũng thay đổi để phù hợp hơn với sinh viên Việt Nam. Các nhân tố được xem xét ảnh hưởng
tới ý định khởi nghiệp của sinh viên bao gồm: (1) Tài chính; (2) Thái độ với khởi nghiệp;
(3) Năng lực bản thân cảm nhận; (4) Tính khả thi đảm nhận và (5) Chuẩn mực niềm tin.
Tài chính
Một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu khi muốn khởi nghiệp đó là vốn khởi
nghiệp kinh doanh. Đây là nguồn nuôi dưỡng cho kế hoạch kinh doanh và là một đòn bẩy
cho sự thành công của bất kì doanh nghiệp nào. Quá trình khởi nghiệp sẽ cần một lượng
tiền nhất định để xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư nhân lực trong khi chưa thể hoạt động để
có doanh thu ngay được. Và để tạo nên sự thành công của một doanh nghiệp thì kĩ năng
quản lí tài chính là cực kì quan trọng. Doanh nghiệp cần có kế hoạch chi tiêu tiết kiệm và
hợp lý ngay từ giai đoạn đầu cũng như trong suốt quá trình phát triển sau này của doanh nghiệp.
Thái độ khởi nghiệp
Fishbein và Ajzen thừa nhận rằng một thái độ là một yếu tố dự báo đáng tin cậy của
một hành vi trong tương lai. Kolvereid và Isaksen, hai người đã tìm ra ý định là một nhà
doanh nghiệp đã mạnh mẽ hơn cho những người có thái độ tích cực đối với rủi ro hoặc độc
lập. Shook và cộng sự cho rằng vai trò của các biến tâm lý, một trong số đó là thái độ, đã
được thành lập bởi các mô hình từ Bird, Shapero, và lý thuyết hành vi hoạch định của Ajzen 5
Ý định hành vi là “xác suất chủ quan của một người mà ông sẽ thực hiện một số
hành vi” theo Fishbein & Ajzen. Với cả hai lý thuyết về hành động lý luận và lý thuyết
hành vi hoạch định, Ajzen và Fishbein tạo sự liên kết giữa các thái độ, hành vi và ý định.
Mặc dù có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến ý định hành vi, nghiên cứu cho thấy những
hứa hẹn nhất là thái độ, giáo dục và đào tạo, giới tính và chủng tộc. Tự bản thân, những yếu
tố tích cực hay tiêu cực có thể ảnh hưởng đến ý định dẫn đến một liên doanh mới. Tuy
nhiên, những người quyết định trở thành người tự làm chủ làm cho quyết định này với các
ảnh hưởng của thái độ, định mức chủ quan và kiểm soát hành vi.
Năng lực bản thân
Năng lực bản thân cảm nhận là nhận thức cá nhân về khả năng thực hiện một hoạt
động nào đó thông qua khả năng thiết lập, duy trì, kiểm soát nhận biết cơ hội hay khả năng
xử lí tình huống, phát triển ý tưởng. Những cá nhân cảm nhận lạc quan về năng lực của
mình trước cũng sẽ lạc quan với tính khả thi khi thực hiện công việc. Đối với hoạt động
khởi nghiệp cảm nhận về năng lực bản thân thường liên quan đến nhận thức về việc tạo lập,
duy trì, phát triển doanh nghiệp hay khả năng kiểm soát doanh nghiệp cũng như nhận thức
về cơ hội kinh doanh. Đồng thời khi mà cá nhân tự tin vào năng lực bản thân cao sẽ nỗ lực
hết sức, nếu thực hiện tốt sẽ dẫn đến kết quả thành công, trong khi những người có sự tự
tin vào bản thân thấp có thể ngừng nổ lực sớm và thất bại. Do đó, cá nhân có nhận thức lạc
quan đối với khả năng bản thân đối với hoạt động khởi nghiệp cũng thường có cảm nhận
tốt về tính khả thi thực hiện hoạt động khởi nghiệp. Tính khả thi
Tính khả thi cảm nhận hay nhận thức kiểm soát hành vi là niềm tin và sự tự tin của
cá nhân về khả năng thực hiện một hoạt động. Đối với hoạt động khởi nghiệp tính khả thi
cảm nhận có thể được xem là cảm nhận về khả năng thực hiện thành công hoạt động khởi
nghiệp. Tính khả thi cảm nhận có thể được đánh giá qua cảm nhận của cá nhân về khả năng
tổn tại, phát triển của doanh nghiệp, mức độ thành công khi kinh doanh, những kiến thức
và kinh nghiệm về việc tiếp cận thông tin cho việc khởi nghiệp trở nên khả thi. Cảm nhận
về tính khả thi cao của việc khởi nghiệp có tác động tới thái độ với việc khởi nghiệp, động
lực hay ý định khởi nghiệp do nó thúc đẩy mong muốn và quyết tâm thực hiện của cá nhân.
Chuẩn mực niềm tin 6
Alsos và Kolvereid (1998), Krueger và cộng sự (2000) cho rằng sự đam mê kinh
doanh có ảnh hưởng lớn đến việc quyết định tự mình khởi sự kinh doanh và là một phần
tạo nên sự thành công trong kinh doanh.
Chuẩn mực niềm tin là niềm tin cá nhân có tính chất xã hội chịu ảnh hưởng từ những
cá nhân xung quanh. Chuẩn mực niềm tin là một biến nhận thức, thể hiện khả năng gây ảnh
hưởng của các nhóm ảnh hưởng tới quyết định của cá nhân như gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp. Đối với hoạt động khởi nghiệp, những nhóm ảnh hưởng có thể là tác nhân ngăn trở
hoặc thúc đẩy quyết tâm khởi nghiệp của cá nhân. Với ảnh hưởng của truyền thống Nho
giáo trong xã hội như tại Việt Nam với đặc điểm về văn hóa tập thể, các cá nhân thường
xem xét ý kiến của người xung quanh trước khi hành động. Do đó, chúng tôi suy đoán rằng
sự ủng hộ từ những người xung quanh có thể thúc đẩy ý định khởi nghiệp. 7 Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Mô tả thông tin sinh viên tham gia đợt điều tra Tỷ lệ nam nữ 49% Nữ 51% Nam
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ giới tham gia khảo sát
Đề tài này đã khảo sát ngẫu nhiên qua phiếu điều tra online, có tổng số 256 sinh viên
đã tình nguyện trả lời phiếu điều tra, trong đó có 131 nam và 125 nữ. Như vậy, mức độ
quan tâm về khởi nghiệp của nam và nữ tương đối bằng nhau.
Niên khóa sinh viên đang theo học
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ niên khóa của sinh viên tham gia khảo sát
Kết quả khảo sát ở hình 3.2 cho thấy, sinh viên năm 1, 2, 3 rất quan tâm đến hoạt
động khởi nghiệp, có thể các thông tin khởi nghiệp của cả nước cũng như các hoạt động 8
khởi nghiệp của nhà trường đã ảnh hưởng đến ý thức của các bạn sinh viên. Sinh viên năm
4, 5 quan tâm ít hơn có thể là do sinh viên nghĩ mình sắp ra trường nên không có điều kiện
tham gia các hoạt động khởi nghiệp của trường.
3.2. Kết quả khảo sát
Về mong muốn tham gia hoạt động khởi nghiệp 5% Có Không 95%
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ về quan điểm khởi nghiệp
Qua Biểu đồ 3.3 cho thấy, đa số sinh viên có mong muốn tham gia các hoạt động khởi nghiệp.
Về ý thức, thái độ khởi nghiệp: Có mong muốn khởi nghiệp nhưng 12% có ý Có ý tưởng nhưng 23% chưa bắt đầu 65% Đang giai đoạn hoàn thiện mô hình và kế hoạch kinh doanh
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ về quan điểm khởi nghiệp
Thông qua kết quả khảo sát cho thấy, sinh viên thuộc nhóm đối tượng “có mong
muốn khởi nghiệp nhưng chưa có ý tưởng” chiếm đến 65,6% số sinh viên tham gia khảo 9
sát. Kết quả này cũng phù hợp với khảo sát về nhu cầu của khóa học “hình thành ý tưởng”
với 57,2% (Biểu đồ 3.5) chọn mức “Rất cần”. Đây là cơ sở để nhà Trường và các Phòng
chức năng cần tổ chức các hoạt động cũng như các lớp tập huấn về “hình thành ý tưởng khởi nghiệp”. 6% Không cần thiết 37% Tương đối cần 57% Rất cần
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ về nhu cầu khóa học “hình thành ý tưởng”
Kết quả mô tả về nhu cầu kiến thức và kỹ năng khởi nghiệp 60 49,8 50 46,3 45,9 42,4 44 40,6 41,242 40 37 33,9 33,5 30 30 25,7 20 19,6 20 14,4 14,2 14,8 12,8 9,1 10 4,5 2,5 4,3 3,5 4,2 4,1 1,9 2 0 1,2 0,81,8 0,8 0,4 1,9 0 Thị trường Marketing Nhân sự Công nghệ MHKD QLTC Pháp luật Không cần thiết Chưa cần thiết Có thể cần sau này Cần thiết Rất cần thiết
Biểu đồ 3.6. Kết quả khảo sát nhu cầu kiến thức trong khởi nghiệp 10
Ở nhóm câu hỏi khảo sát đánh giá về sự cần thiết của kiến thức trong khởi nghiệp,
sinh viên đều cho rằng các kiến thức là rất cần thiết, với tỷ lệ chọn 30% trở lên, chỉ số rất
ít dưới 1,9% cho là không cần thiết. Sinh viên đều cho rằng có ý tưởng là cần thiết nhưng
để thành công thì cần hoạch định cụ thể các công việc kinh doanh chi tiết cho từng giai
đoạn, xác định phân khúc thị phần sản phẩm của dự án, cũng như tổ chức sản xuất kinh
doanh hiệu quả để đạt được kế hoạch đề ra. Sinh viên được hỏi đều trả lời rằng họ cần được
trang bị những kiến thức này thì giúp họ tránh những thất bại khi khởi nghiệp. 60 52,5 50 46,3 44,7 43,644,7 42,8 41,2 41,2 40 37,4 37,4 30 20 12,5 12,8 13,1 9,3 10 7,2 3,1 0,4 1,2 0,4 1,2 1,2 1,2 1,7 1,6 1,3 0 Quản lý Lãnh đạo Làm nhóm Đàm phán Thuyết trình Không cần thiết Chưa cần thiết
Có thể cần thiết sau này Cần thiết Rất cần thiết
Biểu đồ 3.7. Kết quả khảo sát nhu về kỹ năng trong khởi nghiệp
Biểu đồ 3.7 cho thấy, có trên 40% sinh viên cho rằng các kỹ năng này là cần thiết,
trong đó kỹ năng làm việc theo nhóm, và thuyết trình được cho là rất cần thiết. Những kỹ
năng này với một startup là sinh viên ngành quản trị kinh doanh, tài chính thì được trang bị
kiến thức nền tảng, còn sinh viên các ngành kỹ thuật thì kỹ năng này hạn chế nhất định.
Đây cũng là điểm hạn chế về kỹ năng mềm của sinh viên trong trường.
3.3. Những hạn chế khi khởi nghiệp đối với sinh viên Vốn
Khó khăn đầu tiên trong quá trình khởi nghiệp không phải nằm ở ý tưởng mà là vấn
đề ở nguồn vốn đầu tư cho dự án của mình. Thực tế ta thấy, để một dự án khởi nghiệp bắt 11
đầu khởi động thì cần phải có ý tưởng ngay từ đầu, vì vậy nếu chưa có ý tưởng thì không
thể gọi là khởi nghiệp được. Vậy nên vấn đề về ý tưởng sẽ được xét trên một khía cạnh
khác chứ không phải trên khía cạnh khó khăn trong khởi nghiệp này.
Với một dự án có thể triển khai thì cần một số vốn nhất định bắt đầu phát triển sản
phẩm và thị trường. Mọi người thường động viên với nhau rằng chỉ cần có quyết tâm thì sẽ
làm được tất cả. Đúng là trong bất cứ việc gì thì cũng cần phải có quyết tâm thì mới có thể
hoàn thành được. Nhưng đó chỉ là một phần mà thôi, vì trong thời đại ngày nay mọi việc
đều cần phải sử dụng tiền để giải quyết vấn đề. Nói thế thì có thể một số người cho rằng
không đúng nhưng đấy là sự thật.
Nếu bạn không có tiền thì bạn cần phải biết cách huy động vốn từ người khác đầu
tư vào dự án của mình, và tất nhiên sẽ có người nói như vậy. Nhưng chúng ta xét lại cái
gốc vấn đề, chúng ta huy động vốn nhằm mục đích là để có tiền phải không nào. Vì vậy,
vốn là điều đầu tiên mà sẽ gây cho bạn những khó khăn trong quá trình khởi nghiệp của
mình. Nghĩa là bạn cần phải bỏ thời gian để giải quyết vấn đề này để có vốn phát triển dự án.
Nguồn nhân lực
Để được xem xét đầu tư từ những nhà tài trợ thì bạn cần phải có những thông tin chi
tiết về dự án của mình, trong đó có thông tin về nguồn nhân lực phát triển dự án.
Với một dự án siêu nhỏ mà một mình bạn có thể tự làm được thì không cần xét đến,
nhưng với những dự án cần huy động vốn lớn thì đây là vấn đề rất cần thiết để xem xét
nhận vốn tài trợ. Song không hẳn với dự án siêu nhỏ lại không mắc phải khó khăn này, nếu
bạn làm việc một mình thì lượng công việc dồn lên bạn rất nặng nề nhất là việc xử lý những
thắc mắc của khách hàng về sản phẩm của bạn. Hơn nữa, khi mới bắt tay vào khởi nghiệp
thì sẽ có nhiều vấn đề bạn mới tiếp xúc lần đầu nên không có nhiều kinh nghiệm để giải
quyết vấn đề hiệu quả.
Còn trong trường hợp bạn có một đội cùng làm việc với nhau thì bạn sẽ phải phụ
thuộc vào cả nhóm nếu muốn đi đến thành công. Lúc này, điều cần là sự gắn kết và niềm
tin của mọi người trong dự án này để có thể toàn tâm toàn ý cố gắng hết mình phát triển dự án. Thời gian 12
Bạn có biết rằng, khi bạn tham gia môi trường khởi nghiệp bạn sẽ mất rất nhiều thứ
không? Cái mất đầu tiên bạn phải chấp nhận là thời gian, khi khởi nghiệp bạn sẽ tốn rất rất
rất nhiều thời gian cho dự án của mình. Lúc này bạn sẽ chẳng thời gian nào rảnh để có thể
đi cafe với bạn bè, hẹn hò với người yêu,... Thay vào đó là những công việc phải làm bù
đầu rối tai mà bạn không thể thoát ra được. Và có thể thời gian ngủ của bạn cũng sẽ bị ăn
bớt dần cho tới khi không thể nào bớt xén thời gian được nữa.
Khởi nghiệp, đồng nghĩa với việc bạn sẽ từ bỏ mọi thú vui chơi từ trước tới nay, từ
bỏ mọi cuộc hẹn không liên quan đến công việc và từ chối luôn cả nhu cầu của bạn thân.
Lúc này, trong người bạn chỉ có một điều để bạn hành động là phát triển dự án và cho ra
thị trường hiệu quả, đạt được lợi nhuận cao. Vì vậy, nếu bạn muốn khởi nghiệp thì bạn cần
xác định khả năng từ bỏ mọi cuộc chơi có dễ dàng hay không để tránh những hối tiếc cho sau này. Thị trường
Khi bạn đầu tư cho một sản phẩm nào đó nhưng khi ra mắt lại không được đón nhận
thì lúc đó dự án sẽ nhanh chóng đi vào ngõ cụt và lụi tàn vì số vốn bạn sẽ không có nhiều
để có thể làm lại từ đầu. Và đây là điều mà khá nhiều bạn trẻ hiện nay đang gặp phải vì
kinh nghiệm trên thương trường chưa có nhiều nhưng lại có nhiệt huyết quá lớn. Hầu hết
khi tham gia đều kiểu tự phát và không có kế hoạch rõ ràng thì sẽ bị rơi vào vòng xoáy
thiếu đầu ra cho sản phẩm.
Nhưng đấy chỉ là những dự án mà vốn bạn tự bỏ ra hoặc huy động vốn từ người
thân mà thôi, còn với những dự án bạn huy động vốn của doanh nghiệp thì trường hợp này
sẽ được giảm thiểu một phần nào đó. Khi bạn muốn huy động nguồn vốn thì bạn cần chứng
minh được rằng đầu ra sản phẩm sẽ hoàn toàn được giải quyết và tốc độ tăng trưởng sẽ tăng
liên tục trong nhiều năm hoặc nhanh trong mang lại lợi nhuận với những dự án ngắn hạn.
Bạn sẽ không thể sử dụng những con số ảo để thuyết phục với những nhà đầu tư nhiều tiền
được, vì để có được như ngày hôm nay, những nhà đầu tư đã có kinh nghiệm đủ dày để
nắm bắt được khả năng phát triển của dự án là như thế nào. Và họ cũng từng là những người
khởi nghiệp thành công nên họ hiểu thế nào là khó khăn trong việc phát triển thị trường cho sản phẩm của mình. Căng thẳng 13
Bạn biết đấy, trong quá trình khởi nghiệp của chúng ta thì lượng thời gian và công
suất hoạt động của bộ não dành cho dự án là rất lớn. Không những thế, bạn sẽ còn chẳng
có nhiều thời gian cho bản thân, nhất là việc thiếu ngủ liên tục sẽ khiến cơ thể bạn lâm vào tình trạng căng thẳng.
Có thể có những lúc, bạn cảm thấy đầu mình như muốn nổ tung, các dây thần kinh
mình căng cứng hết cỡ và như muốn đứt ra từng đoạn. Nhưng bạn không thể nào được phép
bỏ cuộc, vì bạn nếu bỏ cuộc nghĩa là bạn đã thất bại. Đây có lẽ là khó khăn nhất trong tất
cả các khó khăn trong quá trình khởi nghiệp. Vì để giải quyết được những khó khăn khác
thì bạn cần phải giải quyết tốt khó khăn nội tại bên trong con người mình thì lúc đấy những
khó khăn bên ngoài mới có thể tháo gỡ.
Thiếu và yếu kiến thức nền tảng
Khi bắt đầu tiến hành khởi nghiệp hoặc xây dựng mô hình kinh doanh trong bất kì
lĩnh vực nào, bạn chắc chắn sẽ phải trang bị những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực đó. Tuy
nhiên, một vấn đề hay gặp phải ở các startup Việt là không trang bị hoặc không cập nhật đầy đủ kiến thức
Lấy ví dụ nếu như bạn triển khai một công ty chuyên về thiết kế web hoặc các lĩnh
vực về công nghệ thông tin, sáng tạo, bạn sẽ luôn phải cập nhật những xu hướng thiết kế
mới nhất, các công nghệ phát triển tối ưu nhất. Nếu doanh nghiệp của bạn quen với các
đường lối cũ trong khi đối thủ của bạn lại có những công nghệ tiên tiên hơn, bạn nghĩ rằng
khách hàng sẽ ưu ái và có tâm lý sử dụng dịch vụ của công ty nào hơn?
Trong nhiều bài báo và tiểu luận, giới khởi nghiệp còn được khuyên tìm kiếm sự
giúp đỡ ở những phần việc mình không giỏi và học hỏi từ đồng nghiệp, từ mentor (người
hướng dẫn) và sách vở. 3.4.
Những nguyên nhân dẫn đến khởi nghiệp thất bại
Không lập kế hoạch kinh doanh
Lập kế hoạch kinh doanh là hoạt động cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Có
thể nói đây là yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến thành công của doanh nghiệp. Nhiều doanh
nghiệp quy mô nhỏ gặp thất bại khi khởi nghiệp vì có những thiếu sót căn bản trong bản kế
hoạch kinh doanh. Bản kế hoạch phải thực tế dựa trên những thông tin chính xác ở thời
điểm hiện tại, và có dự tính trong tương lai. 14