Tiểu luận: Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

Tiểu luận môn Triết học Mác - Lênin với đề tài: Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận “Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập” để lý giải một vấn đề của thực tiễn Việt Nam hiện nay của trường Đại học Luật Hà Nội giúp bạn tham khảo và hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình đạt kết quả cao.

lOMoARcPSD|27879 799
BỘ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TIỂU LUẬN
N: TRIẾT HỌC MÁC
LÊNIN
Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận “Quy luật thống
nhất và đấu tranh của các mặt đối lập” để lý giải một vấn đề của
thực tiễn Việt Nam hiện nay.
Hà Nội, 2022
Đề tài: Phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi trường ở Việt Nam
hiện nay dưới
góc nhìn của quy lut thống nhất và đấu tranh của
c mặt đối lập
lOMoARcPSD|27879 799
MỤC LỤC
PHN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................... 2
1. Cơ sở lí luận ........................................................................................................ 2
1.1 Quy luật .......................................................................................................... 2
1.2 Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập ............................. 2
1.2.1 Các khái niệm cơ bản ................................................................................ 2
1.2.2 Nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập .............. 3
1.2.3 Ý nghĩa phương pháp luận ........................................................................ 3
2. Vận dng quy luật thống nhất và đấu tranh để giải quyết vấn đề phát
triển ......................................................................................................................... 3
nông nghiệp và bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay ................................... 3
2.1 Phát triển nông nghiệp bảo vệ môi trường là hai mặt đối lập trong
sự ........................................................................................................................... 3
phát triển kinh tế, xã hội đất nước .................................................................... 3
2.2 Quá trình hình thành mâu thuẫn giữa phát triển nông nghiệp và bảo
vệ ........................................................................................................................... 4
môi trường ........................................................................................................... 4
2.2.1 Sự thống nhất giữa phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi trường ........... 4
2.2.2 Sự đấu tranh và quá trình đấu tranh giữa phát triển nông nghiệp và bảo6
vệ môi trường ...................................................................................................... 6
2.2.3 Sự chuyển hóa giữa phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi trường .......... 9
3. Ý nghĩa phương pháp luận ............................................................................. 10
PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................. 11
DANH MỤC I LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 11
PH LỤC ................................................................................................................. 13
lOMoARcPSD|27879 799
1
PHẦN MỞ ĐẦU
c quy luật của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác Lênin vai
trò quan trọng đối với nhận thức hoạt động thực tiễn của con người. Nhận thức
được các quy luật này giúp con người có khả năng giải quyết và làm chủ những vấn
đề xảy ra trong tự nhiên hội. Để có thể hiểu hơn vmột trong ba quy luật
của phép biện chứng duy vật, tôi xin “Vận dụng nội dung ý nghĩa phương pháp
luận Quy luật thống nhất và đu tranh của c mặt đối lập để lý giải một vn đề của
thc tiễn ở Việt Nam hiện nay.
Việt Nam một quốc gia phát triển gắn với nền kinh tế nông nghiệp. Những
năm qua, nông nghiệp không ngừng tạo nên những bước đột phá, tạo ra nhiều sản
phm giá trị chất lượng cao, đóng góp không nh cho kinh tế đất nước. Với
đặc tmột ngành kinh tế phát triển dựa vào nhiều yếu tố của môi trường như đất,
nước, khí hậu,… nông nghiệp mối quan hệ mật thiết với vấn đề i trường của
nước ta. Để làm rõ những vấn đ xoay quanh quan hệ giữa phát triển nông nghiệp
bảo vmôi trường Việt Nam hiện nay, trong bài viết này, tôi xin vận dụng nội dung
và ý nghĩa phương pháp luận của Quy luật thng nhất và đu tranh của các mặt đối
lập để lý giải.
lOMoARcPSD|27879 799
2
PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
1.1 Quy luật
Quy luật là mối liên hệ phổ biến, khách quan, bản chất, bền vững, tất yếu giữa
c đối tượng và nhất định tác động khi có các điều kiện phù hợp.
1
c quy lut ch
phn ánh li mối liên hệ vốn có của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan
chkhông tạo ra nhng mi liên hệ đó. Đặc biệt, c quy luật luôn tồn tại khách
quan, đc lập với ý chí của con người; mang tính ổn định, phổ biến, nhưng không
tồn tại vĩnh viễn chỉ tồn tại trong một thời gian, một quá trình nht định của sự
vật, hiện tượng.
1.2 Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
1.2.1 Các khái niệm cơ bản
Mặt đối lập là nhng mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động,
biến đổi trái ngược nhau, tồn tại khách quan trong mỗi sự vật, hiện tượng của tự
nhiên, hội duy. Ví dụ: cung cầu trong thị trường lao động, mặt tốt xấu
trong mỗi con người,…
Thống nhất giữa các mặt đối lập chỉ sự liên hệ, ràng buộc, không tách rời nhau;
tác đng, quy đnh ln nhau, mặt này lấy mặt kia làm tiền đcho sự tồn tại của mình.
Đấu tranh giữa các mặt đối lập ch khuynh hướng tác động qua lại, bài trừ, ph định
lẫn nhau. Thống nhất giữa c mặt đối lập chỉ tương đối, còn đấu tranh giữa các
mặt đối lập là tuyệt đối.
u thuẫn biện chứng những mi liên hsự thống nhất, đấu tranh, bài
trừ, chuyển hóa giữa các mặt đối lp của sự vật, hiện tượng hoặc giữa c sự vật, hiện
tượng với nhau. Mâu thuẫn luôn mang tính khách quan, phổ biến, đa dạng. Mâu thuẫn
nhiều loại: u thuẫn bản – không cơ bản; mâu thuẫn n trong – bên ngoài;
mẫu thuẫn chủ yếu – thứ yếu; mâu thuẫn đối kháng – không đối kháng.
1
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình triết hc Mác – Lênin (Dành cho bậc đại hc hệ không chuyên lý luận chính trị),
NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr 234
lOMoARcPSD|27879 799
3
1.2.2 Nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
Trong mâu thuẫn, thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập không tách rời
nhau, chúng ràng buộc nhau, đấu tranh không ngừng để dẫn đến sự chuyển hóa, t
đó tạo ra động lực cho sự vận động phát triển của các sự vật, hiện tượng.
u thuẫn được tạo ra khi trong cùng một svật, hiện tượng, hai mặt đối lp
nằm trong mối liên hệ tác động qua lại ln nhau, chúng vận động, phát triển theo
khuynh ớng trái ngược nhau, tuy nhiên, cùng tồn tại trong một thể thống nhất. Khi
sự vật, hiện tượng vận động phát triển, các mặt đối lập luôn vừa thống nhất, vừa
đấu tranh với nhau. Khi đấu tranh đạt đến điểm chín muồi, kết hợp với những điều
kiện, hoàn cảnh nhất định, các mặt đối lập sẽ chuyển hóa cho nhau, mâu thuẫn được
giải quyết, sự vật, hiện tượng cũ mất đi, sự vật, hiện tượng mới xuất hiện.
1.2.3 Ý nghĩa phương pháp luận
Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, mỗi người cần tôn trọng nhng mâu
thun, bới nó có tính khách quan, phổ biến, đa dạng, dạng vốn của các sự vật,
hiện tượng và nhờ mâu thuẫn quá trình giải quyết mâu thuẫn sẽ to nguồn gốc,
động lực cho sphát triển. Bên cạnh đó, phải phân biệt được các loại mâu thuẫn,
nắm rõ các mặt đối lập, bản chất, khuynh hướng vận động, phát triển của chúng nhằm
đưa ra giải pháp giải quyết mâu thuẫn. Đặc biệt, ta cần dựa vào quan điểm toàn diện,
quan điểm lịch sử cụ thể trong quá trình giải quyết mâu thuẫn.
2. Vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh để giải quyết vấn đề phát triển
nông nghiệp và bảo vệ môi tờng ở Việt Nam hiện nay
2.1 Phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi trường là hai mặt đối lập trong sự
phát triển kinh tế, xã hội đất nước
Việt Nam hiện nay một nước đang phát triển, quá trình công nghiệp hóa
hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ. Tuy nhiên, nông nghiệp vn đóng vai trò là một nnh
kinh tế quan trọng. ng nghiệp ngành sản xut vật chất bản của hội, sử
dụng đất đai với cây trng làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu tạo ra lương
thc, một số nguyên liệu cho công nghiệp;
tập hợp các mt hoạt động của con
người trong một môi trường khí hậu đất đai sinh hc cụ thể, trong những điều kiện
kinh tế hội cụ thể nhằm tạo ra sản phẩm thực vật và động vật cho đời sống, đặc
lOMoARcPSD|27879 799
4
biệt lương thực thực phẩm.
2
thể thấy, hoạt động sản xuất này của con người
ph thuộc phần lớn vào tài nguyên môi trường, tập trung khai thác những thế mạnh
về đất, nước, sinh vật,… để phát triển các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi nhằm to ra
lợi nhuận về kinh tế.
i trường bao gồm tất cả các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có quan hệ
mật thiết với nhau, bao quanh con người, tác động lớn đến các hoạt động đời sống,
kinh tế, xã hi, sự tồn tại, phát triển của con người, giới sinh vật tự nhiên. Và hoạt
động bảo vệ môi trường hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi
trường; ứng phó sự cmôi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải
thin chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên nhiên nhiên, đa dạng sinh
họcng phó với biến đổi khí hậu
3
. Trên thực tế, bảo vệ môi trường vận đng theo
khuynh hướng hạn chế, phòng ngừa những tác động tiêu cực khắc phục những
hậu quả do tự nhiên những hoạt động của con người gây ra đối với môi trường;
sử dụng hợp lý, có hiệu quả, tiết kiệm các i nguyên thiên nhiên. Các hoạt động như
bảo vệ, sử dụng hợp lý, tiết kiệm các tài nguyên đất, nước, không khí,… là những ví
dụ điển hình cho việc bảo vệ môi trường ở nước ta.
Từ những khái niệm trên ta thấy, muốn phát triển nông nghiệp, con nời cần
đẩy mạnh khai thác những tiềm năng về tài nguyên môi trường. Trong khi đó, hạn
chế, phòng ngừa những tác động ca con người lại vấn đề cốt lõi của bo vệ môi
trường ớc ta. Hai hoạt động này vận động, phát triển, biến đổi theo khuynh hướng
trái ngược nhau và chúng tồn tại khách quan. Do đó, đây là c mặt đối lập với nhau
tạo n mâu thuẫn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
2.2 Quá trình hình thành mâu thun gia phát triển nông nghiệp và bảo vệ
môi trường
2.2.1 Sự thống nhất giữa phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi trường
Tục ngViệt Nam u: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, ch ra
những yếu tố quan trọng để có một vụ mùa bội thu trong nông nghiệp. đây, nước
2
Nông nghiệp là gì? Đặc điểm và lịch sử phát triển, 21/08/2021 https://lytuong.net/nong-nghiep-la-gi/ <truy cập
ngày 11/03/2022>
3
Khoản 2, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020
lOMoARcPSD|27879 799
5
đã được cha ông ta nhận thức yếu tố quan trọng ng đầu trong sn xuất nông
nghiệp, qua đó cho thấy vai trò tất yếu của môi trường đối với ngành kinh tế này cả
trong quá khứ ln hiện tại. Trước hết, sản xuất nông nghiệp luôn cần đến môi trường.
Trong lĩnh vc nông nghiệp, đất đai vừa liệu sản xuất, vừa đối tượng lao
động. Theo Báo cáo Hiện trạng sử dụng đất đai cớc năm 2019 của Bi
nguyên và Môi trường, diện tích đất nông nghiệp ở nước ta 27.986.390 ha, tương
đương với khoảng 84,47% tổng diện ch đất Việt Nam.
4
Quỹ đất nông nghiệp c
ta xu hướng tăng, tính riêng giai đoạn 2014 – 2019, diện tích đất nông nghip tăng
từ khoảng 27,28 triệu ha lên khoảng 27,98 triệu ha, tạo cơ sở thuận lợi để Việt Nam
ng cao năng suất và sản lượng các sản phẩm nông nghiệp. Tài nguyên nước cũng
vai tđặc biệt quan trọng. Trong trồng trọt chăn nuôi, cần sử dụng nước để
tưới tiêu, làm thủy lợi; hòa tan phân bón, chất dinh dưỡng; rửa chuồng trại,… Mặt
khác, sphát triển về quy mô, cấu sản xuất nông nghiệp ng ph thuc nhiều
o nguồn tài nguyên thiên nhiên. Với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đa nh có đầy
đủ ba đai cao (nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên
i) tạo điều kiện để nước ta đa dạng hóa cấu cây trồng, vật nuôi; song quđất
ng nghip tương đối lớnp phần hình thành những vùng chuyên canh hóa trong
ng nghiệp. thể thấy, môi trường có vai tquyết định đối với nông nghiệp
để nông nghiệp phát triển đòi hỏi các yếu tvề tài nguyên môi trường phải được đảm
bảo an toàn. Bởi nếu đất đai bị suy thoái, nguồn nước cạn kiệt, chấtng không khí
bị suy giảm,… thì quá trình sn xuất nông nghiệp không thể đạt được hiệu quả. Nhận
thức được điều đó, BNông nghiệp và Phát triển nông tn gần đây đã đưa ra Chiến
lược Phát triển Nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn
đến năm 2050, với những mục tiêu chiến lược mang nh đột phá. Trong đó, Bộ
trưởng Minh Hoan cho biết “…Ngành nông nghiệp sẽ ớng đến nền nông nghiệp
xanh, nông nghiệp sinh thái bằng việc áp dụng đồng bộ c quy trình, công nghệ; s
dụng hợp lý, tiết kiệm vật tư đầu tư vào cho sản xuất nông nghiệp, sử dụng hiệu quả
4
Với tổng diện ch đất Việt Nam (số liệu năm 2019) là 33.131.713 ha
lOMoARcPSD|27879 799
6
c nguồn tài nguyên thiên nhiên, không gây ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe
con người…”
5
Trong khi đó, môi trường được bảo vệ mức độ cao hay thấp cũng phụ thuộc
o sự phát triển của kinh tế nông nghiệp. Khi nông nghiệp phát triển ở mức độ cao,
theo hướng hiện đại hóa, ứng dụng nhiều thành tựu khoa họcthuật vào qtrình
sản xuất, thì vấn đề bo vmôi trường cũng được đảm bảo tốt hơn. Người ta sẽ quan
tâm nhiều đến hàm lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, phân n, hay quy
trình xử lý nước thải của vật nuôi trong quá trình sản xuất để hn chế làm ô nhim
môi trưng. ngược lại, một nền nông nghiệp kém phát trin, lạc hậu trong phương
thức sản xuất, lực lượng lao động thiếu trình độ chuyên môn thuật, đội ngũ chuyên
gia yếu kém thì càng tiến hành sản xuất càng gây ra nhiều tác đng tiêu cực đối với
tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi trường dù là hai mặt đối lập nhưng chúng
luôn cần đến nhau; ng buộc, không thể tách rời nhau; tác động qua lại lẫn nhau và
mặt này lấy mặt kia làm tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của nh.
2.2.2 Sự đấu tranh và quá trình đấu tranh giữa phát triển nông nghiệp và bảo vệ
môi trường
Nông nghiệp một ngành kinh tế, do đó mục tiêu hàng đầu khi phát triểnng
nghiệp là sản xuất nhằm thu lợi nhuận. Để đạt được lợi ích kinh tế tối ưu, người sản
xuất nông nghiệp luôn tìm cách để sử dụng cũng như khai thác triệt để những thế
mạnh của tài nguyên thiên nhiên như đất, nước, rng,… Chính điều này khiến nguy
i trường bn phá gia tăng, hoạt động bảo vệ môi trường bị đe dọa. Dưới góc
nhìn của quy luật thống nhất đu tranh giữa các mặt đối lập, phát triển nông nghiệp
và bảo vệ môi trường chính là hai mặt đối lập dù thống nhất nhưng giữa chúng luôn
sự đấu tranh bằng cách tác động qua lại để bài trừ, phủ định lẫn nhau. Sự đấu tranh
giữa hai mặt đối lập này trong phát triển kinh tế - hội ở Việt Nam là tất yếu khách
quan diễn ra theo tiến trình từ thấp đến cao. Để hiểu quá trình đấu tranh giữa
5
Công b Chiến lược Phát triển Nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Báo
điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 17/02/2022, https://dangcongsan.vn/kinh-te/cong-bo-chien-luoc-phat-triennong-
nghiep-nong-thon-ben-vung-giai-doan-2021-2030-tam-nhin-den-nam-2050-604226.html <truy cập ngày 12/03/2022>
lOMoARcPSD|27879 799
7
phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi trường cần phân tích tình hình Việt Nam trước
và sau năm 1986.
Trước năm 1986, vấn đề phát triển nông nghiệp bảo vệ môi trưng phát triển
theo khuynh hướng trái ngược nhau, nhưng xung đột còn ở mức độ thấp. Giai đoạn
1945-1975 sản xuất nông nghiệp đã cung cấp lương thực giúp giải quyết nạn đói năm
1945, 1946, đồng thời hoàn thành nhim vụ hậu phương vững chắc cho tiền tuyến.
Đến giai đoạn 1975-1985, đất nưc hoàn toàn thống nht, Đảng và nhà nước ta tiếp
tục đề ra những chủ trương, chính sách đẩy mạnh sn xuất ng nghiệp nhằm khôi
phc kinh tế ớc nhà. Trong những giai đoạn trên, các hoạt động nông nghiệp đã có
những tác động nhất định đến tài nguyên môi trường, phát triển nông nghiệp có mâu
thun với bảo vệ môi trường. Trong đó, nạn chặt phá rừng lấy đất canh tác, làm nương
rẫy khiến nhiều ha rừng biến mất. Chẳng hạn, trong vòng sáu năm 1978-1984, ở Tây
Nguyên, diện tích rừng đã giảm từ 3,3 triệu ha xuống còn 2,5 triệu ha, hơn 80
triu mét khối gỗ đã được khai thác.
6
Tuy nhiên, quy mô sản xuất nông nghiệp còn
hạn chế và những tác động tiêu cực từ hoạt động sản xuất này chưa biểu hiện thành
hậu quả rõ rệt, môi trường chưa bị suy thoái nhiều. Vấn đề bảo vệ môi trường ở nước
ta khi đó cũng chưa thực sự được quan tâm, thể hiện việc những chủ trương, chính
sách, thậm ccả hệ thống pháp luật nước ta rất ít khi đề cập đến lĩnh vực này, nếu
tchỉ phần thứ yếu, không phải một vấn đề độc lập. Chính những điều đó
cho thấy, giai đoạn này, vấn đbảo vmôi trường phát triển kinh tế nông nghiệp
chmới đấu tranh với nhau ở mức độ thấp.
Từ năm 1986 đến nay, sự đấu tranh giữa phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi
trường phát triển ở mc độ cao hơn, gay gắt hơn. Năm 1986 nước ta tiến hành công
cuộc đổi mới, trong bối cảnh này, ngành ng nghiệp tiếp tục phát triển mạnh mẽ,
đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Từ năm 1986-2000, “ngành
ng nghiệp đã giải quyết vững chắc vấn đlương thực, đảm bảo an ninh lương thc
quc gia, đưa Việt Nam từ nước thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo lớn
th hai thế giới...”
7
Diện tích sản xuất tiếp tục được mở rộng, góp phần nâng cao giá
trị sản xuất nông nghiệp.
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức
6
quan hợp tác quc tế Nhật Bản (JICA), Dự án Quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vng (SRNM), Rà soát Đồng
Quản lý và hình Hợp tác ở Vườn Quốc Gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng, Phan Triều Giang, Lê Quang Minh,
lOMoARcPSD|27879 799
8
tạp kể từ cuối năm 2019 đến nay, nông nghiệp vẫn được ví như “trụ đỡ” của nền kinh
tế c ta. thể thấy, nông nghiệp đang ngày càng phát triển, tuy nhiên chính sự
phát triển này đã và đang làm suy giảm tài nguyên thiên nhiên, hủy hoại môi trưng
ở nước ta, tạo ra những xung đột ngày càng gay gắt giữa bảo vệ môi trường và phát
trinng nghiệp. Tình trạng phá rừng để lấy đất trồng lương thực, trồng cao su, cà
phê, quế,… xảy ra thường xuyên, khiến hàng nghìn ha rừng “không cánh bay”.
Nếu năm 2011, diện tích rừng b phá là 1.917 ha, thì đến năm 2016 là 1.196 ha
8
,
xu hướng giảm, nhưng mỗi năm diện tích rừng bị phá vẫn một con số đáng báo
động. Đổi mới đã tạo điều kiện để Việt Nam mở rộng quan hthương mại với thế
gii. Từ đó, rất nhiều hàng hóa được
tháng 7, 2016.
https://www.jica.go.jp/project/vietnamese/vietnam/037/materials/c8h0vm0000bky6nratt/leaflet_34.pdf <truy cập
ngày 12/03/2022>
7
Nguyễn Thị Hương, Những dấu ấn quan trọng về kinh tế - xã hội trong hành trình 75 năm thành lập và phát
triển đất nước thông qua số liệu thống , Tạp chí Kinh tế Dự báo số 25/2020
https://www.gso.gov.vn/sukien/2020/09/23410/ <truy cập ngày 12/03/2022>
8
Số liệu trích từ Báo cáo kết quthực hiện 12 tháng năm 2011 ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Báo cáo kết quả thực hiện 12 tháng năm 2016 ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cổng thông tin điện tử Bộ
ng nghiệp và Phát triển nông thôn https://www.mard.gov.vn/Pages/default.aspx <truy cập ngày 12/03/2022>
nhập khẩu vào Việt Nam, trong đó có hóa chất nông nghiệp
7
mở ra thời kỳ phát triển
ng nghiệp gắn vi vic sử dụng các loại hóa chất. Thế nhưng, ở Việt Nam, những
loại hóa chất này ngày ng bngười dân lạm dụng, sử dụng quá đà nhằm thu lợi
nhun cao hơn, phòng nga u bệnh, tăng năng suất và sản lượng đã để lại nhiều hệ
lụy đối với môi tờng (tính t năm 2015 đến nay, mỗi năm, Việt Nam nhập khẩu
tu thụ 100.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật”
8
). Hàm lượng hóa chất tồn trong
các loại thuốc trừ u ngấm dần vào đất, nưc; việc bón phân không đúng cách khiến
7
Trung Tâm Nghiên Cứu và Phát Triển Nông Thôn – Đại Học An Giang, Việt Nam; Viện Nghiên Cứu Sức và Chính
Sách Nông Nghiệp – Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, Báo cáo Tổng quan về thuốc bảo vệ thực
vật độc hại ở Việt Nam, Lê Thanh Phong, Trần Anh Thông, tháng 07, 2020
https://ipen.org/sites/default/files/documents/ipen_-_vn_situation_report_vietnamese_final_09-2020-1.pdf <truy cập
ngày 12/03/2022>
8
Nguyễn Hùng, Thuc bảo vệ thực vật đang bị lạm dụng quá đà, Báo điện tử VTV News, 12/08/2020 https://vtv.vn/xa-
hoi/thuoc-bao-ve-thuc-vat-dang-bi-lam-dung-qua-da-20200812161812393.htm <truy cập ngày 12/03/2022>
lOMoARcPSD|27879 799
9
các đặc tính của đất bị thay đi, dẫn đến đất bthoái hóa, giảm chất dinh dưỡng; chai
lọ, baocác loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón không được thu gom, xử lí mà bị
vứt bừa bãi ngoài đồng ruộng,… đã làm tài nguyên đất nước bị ô nhiễm trầm
trọng. Bên cạnh đó, tập quán đốt rơm rsau mỗi vụ sản xuất sản sinh ra một lượng
lớn khói bụi, khí CO
2
gây ô nhiễm môi trường kng khí. ớc thi của hoạt động
chăn nuôi chưa qua xử trực tiếp đổ ra ao, hồ, sông suối,… khiến nguồn nước
phn lớn vùng nông thôn Việt Nam rơi vào tình trạng nhiễm bẩn. Tất cả những hoạt
động xảy ra trong nền kinh tế nông nghiệp kể trên như “liều thuốc độc giết chết môi
trường từng ngày”, đồng thời tác động ngược trở lại kìm hãm sự phát triển của
nền nông nghiệp Việt Nam. Việc phá rừng làm mất đi lớp phủ thực vật quan trọng,
khiến lũ đầu nguồn đổ về hạ lưu nhanh hơn, tạo ra nhiều đợt ng, lũ quét gây thiệt
hại lớn về người và tài sản; làm suy giảm tài nguyên sinh vật, mất đa dạng sinh học.
Biến đổi khí hậu ở nước ta diễn ra với tốc độ nhanh hơn, thiên nhiên ngày càng khắc
nghiệt với nhiều thiên tai: hạn hán, mưa lũ, xâm nhập mặn, rét đậm, rét hại,… nh
hưởng đến cây trồng vật nuôi. Đất đai bị i mòn, rửa trôi, bạc u khiến hoạt
động canh tác khó đạt hiệu quả cao, giảm sản lưng nông sản,…
2.2.3 Sự chuyển hóa giữa phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi trường
Chuyển hóa giữa các mặt đối lập trong mâu thuẫn là tất yếu đi với các sự vật,
hiện tượng. Do vậy, khi sự đấu tranh giữa phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi
trường Việt Nam đạt đến độ chín muồi, kết hợp với những điều kiện, hoàn cảnh
nht định s dẫn đến sự chuyển hóa giữa hai mặt đối lập này. Chúng thể chuyển
a cho nhau theo hai ớng: mặt đối lập này chuyển hóa thành mặt đối lập kia
nhưng ở trình độ cao hơn xét về phương diện chất của sự vật hoặc chai mặt đối lập
sẽ chuyển hóa lẫn nhau để hình thành hai mặt đối lập mới. Khi sự chuyển hóa,
u thuẫn gia phát triển nông nghiệp bảo vệ i trường sđưc giải quyết.
Nông nghiệp sẽ phát triển bền vững dựa vào môi trường không hủy hoại và
môi trường cũng được bảo vệ tt hơn, xanh – sạch – đẹp hơn nhờ những tăng trưởng
trong kinh tế nông nghiệp. Nếu mâu thuẫn này được giải quyết, tất yếu sẽ có những
u thun mới được ra đời và tiếp tục đấu tranh với nhau, tạo s vận động phát
trin không ngừng trong kinh tế - hội nước ta.
lOMoARcPSD|27879 799
10
Hiện nay, sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập này Việt Nam vẫn đang diễn ra
gay gắt, chưa đạt đến mức độ để chuyển hóa cho nhau và giải quyết mâu thuẫn. Tuy
vậy, sự đấu tranh góp phần tạo động lực cho sự vận động và phát triển của kinh tế -
hội nước ta, đòi hỏi nông nghiệp phải tiếp tục phát triển để đạt đến trình độ cao
n, hạn chế làm tn hại môi tng, tạo sự hài hòa với bảo vệ môi trường.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Muốn đạt được sự phát triển toàn din trong kinh tế - hội, Việt Nam cần nhận
thức được phát triển nông nghiệpbảo vệ i trường là hai mặt đối lp luôn thống
nht đấu tranh với nhau; nắm bắt đặc điểm, khuynh hướng vận động, phát triển
của từng mặt, đồng thời thừa nhận, tôn trọng tính tất yếu khách quan của mâu thuẫn
giữa chúng. Chú ý phân ch sự đấu tranh này nhằm tìm cách giải quyết để to ra
động lực cho sự phát triển của đất ớc. Thay đổi tư duy của mỗi cá nhân để vừa sản
xut nông nghiệp vừa bo vệ môi trưng thông qua việc hạn chế sử dụng các loại
a chất, thu gom bao bì, chai lọ hóa chất; tích cực bo vệ rừng, trồng mới rừng;
thường xuyên cải tạo đất đai;Đng và Nhà nước cần tiếp tục đưa ra những chính
sách phát triển nông nghiệp bền vững, linh hoạt, gắn với bảo vệ môi trường, phù hợp
với điều kiện từng địa phương, khu vc. Bởi mâu thuẫn ngoài tính phổ biến, khách
quan, còn có tính đa dạng, với mỗi nơi, sự đấu tranh giữa phát triển nông nghiệp và
bảo vmôi trường lại nhng điểm khác nhau. Bên cạnh đó, tăng cường hiện đại
a trong quá trình sản xuất, đẩy mạnh khoa học – kĩ thuật, nâng cao năng lc, tnh
độ của lực lượng lao động, cùng với đó là thực hiện công tác giáo dục nhận thức bảo
vệ môi trường cho người nông dân, các nhà sản xuất. Xây dựng chế tài nghiêm minh
trong xử lí những nh vi gây suy kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi tờng
xảy ra trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, tránh ởng chquan, nóng
vội, duy ý chí mà thay vào đó cần xem xét, đánh giá tình hình thực tiễn, bi cảnh đất
nước để thực hiện những giải pháp giải quyết mâu thuẫn phù hợp. Từ đó, tng bước
tiến tới giải quyết triệt để mâu thuẫn giữa phát triển nông nghiệp và bảo vệ i
trường, góp phần tạo nên một nền nông nghiệp Việt Nam xanh, thân thiện với môi
trường và không ngừng lớn mạnh.
lOMoARcPSD|27879 799
11
PHẦN KẾT LUẬN
Tóm lại, quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập có vai trò quan
trọng đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Chúng ta cần nghiên
cứu nội dung, ý nghĩa phương pháp luận để nhận thức đúng đắn về quy luật này, bởi
là một quy luật tất yếu khách quan, luôn hiện hữu trong cuộc sống nguồn
gốc, động lực cho sự phát triển của mi cá nhân, xã hội và tư duy.
Phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi trưng những vấn đquan trọng trong
quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước, giữa chúng ln sự thống nhất
đấu tranh với nhau. Nếu có nhận thức đúng đắn về mâu thun giữa chúng, và tìm ra
biện pháp để giải quyết vấn đsẽ góp phần tạo động lực cho sự phát triển của Việt
Nam trong tương lai.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020;
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình triết học Mác – Lênin (Dành cho bậc đại học
hệ không chuyên lý luận chính trị), NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Nội, 2021;
3. Nguyễn Văn Hùng, PGS.TS Nguyễn Minh Đoan hướng dẫn, Luận văn Thạc sĩLuật
học: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi tờng Việt Nam trong điều kiện hiện
nay, Hà Nội, 2011;
4. Nông nghiệp là gì? Đặc điểm và lịch s phát triển, 21/08/2021
https://lytuong.net/nong-nghiep-la-gi/ <truy cập ngày 11/03/2022>
5. Công bố Chiến lưc Phát triển Nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn
2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam,
17/02/2022, https://dangcongsan.vn/kinh-te/cong-bo-chien-luoc-phat-trien-
nongnghiep-nong-thon-ben-vung-giai-doan-2021-2030-tam-nhin-den-nam-
2050604226.html <truy cập ngày 12/03/2022>;
6. quan hợp tác quốc tế Nhật Bn (JICA), Dự án Quản tài nguyên thiên
nhiênbền vững (SRNM), soát Đồng Quản lý hình Hợp c ở Vườn Quốc
Gia
Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng, Phan Triều Giang, Lê Quang Minh, tháng 7,
lOMoARcPSD|27879 799
12
2016,
https://www.jica.go.jp/project/vietnamese/vietnam/037/materials/c8h0vm0000bky6
nr-att/leaflet_34.pdf <truy cập ngày 12/03/2022>;
7. Nguyễn Thị Hương, Những dấu ấn quan trọng về kinh tế - xã hội trong hành trình
75 năm thành lập phát triển đất nước thông qua số liệu thống , Tạp chí Kinh
tế và Dự báo số 25/2020 https://www.gso.gov.vn/su-kien/2020/09/23410/
<truy cập ngày 12/03/2022>;
8. Số liệu trích từ Báo cáo kết quả thực hiện 12 tháng năm 2011 ngành Nông nghiệp
Phát triển nông thôn, Báo cáo kết quả thực hiện 12 tháng năm 2016 ngành
ng nghiệp và Phát triển nông thôn, Cổng thông tin đin tử Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn https://www.mard.gov.vn/Pages/default.aspx <truy cập ngày
12/03/2022>;
9. Trung Tâm Nghiên Cứu Pt Triển Nông Thôn Đại Hc An Giang, ViệtNam;
Viện Nghiên Cứu Sức Khỏe và Chính Sách Nông Nghiệp Đại Học Kinh Tế
Thành Phố Hồ C Minh, Việt Nam, Báo cáo Tổng quan vthuốc bảo vthực vật
độc hại ở Vit Nam, Thanh Phong, Trần Anh Thông, tháng 07, 2020
https://ipen.org/sites/default/files/documents/ipen_-
_vn_situation_report_vietnamese_final_09-2020-1.pdf <truy cập ngày
12/03/2022>;
10. Nguyễn Hùng, Thuc bảo vệ thực vật đang bị lạm dụng quá đà, Báo điện t
VTV News, 12/08/2020 https://vtv.vn/xa-hoi/thuoc-bao-ve-thuc-vat-dang-bi-
lamdung-qua-da-20200812161812393.htm <truy cập ngày 12/03/2022>;
11. Xuân Phạm, Vai trò của môi trường tự nhiên đối với sự tồn tại, phát triển của
con người và hội, Thanh niên Việt, 29/08/2016
http://thanhnienviet.vn/2016/08/29/vai-tro-cua-moi-truong-tu-nhien-doi-voi-su-
tontai-phat-trien-cua-con-nguoi-va-xa-hoi/ <truy cập ngày 12/03/2022>;
12. Thanh Hải, Nông nghiệp đang “trụ đỡ” của nền kinh tế, Dân tộc Phát
triển, 18/11/2021 https://baodantoc.vn/nong-nghiep-dang-la-tru-do-cua-nen-
kinhte-1637000731820.htm <truy cập ngày 12/03/2022>;
13. ThS. Nguyn Thị Hiền (Khoa Lý luận chính trị - Trường Đại học Kinh tế - K
thuật công nghiệp), Thực trạng gii pháp phát triển ngành ng nghiệp Vit
Nam, Tạp c ng thương, 10/08/2021 http://tapchicongthuong.vn/bai-
lOMoARcPSD|27879 799
13
viet/thuctrang-va-giai-phap-phat-trien-nganh-nong-nghiep-viet-nam-82695.htm
<truy cập ngày 12/03/2022>;
14. Hồng Bỉnh Hiếu, ớng đến nền nông nghiệp bền vững, Quân đội nhân dân,
13/12/2021 https://www.qdnd.vn/cung-ban-luan/huong-den-nen-nong-nghiep-
benvung-680290 <truy cập ngày 12/03/2022>;
15. 72 năm - Dấu mốc lịch sử thành tựu phát triển của ngành Nông nghiệp Việt
Nam, Cổng thông tin điện tử Bng nghiệp Phát triển nông thôn, 14/11/2017
https://www.mard.gov.vn/Pages/72-nam--dau-moc-lich-su-va-thanh-tuu-phat-
triencua-nganh-nong-nghiep-viet-nam.aspx <truy cập ngày 12/03/2022>;
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1:
SỐ LIỆU VỀ DIỆN TÍCH ĐẤTNG NGHIỆP TỔNG DIỆN TÍCH
ĐẤT TỰ NHIÊN VIỆT NAM TRONG CẢ NĂM, GIAI ĐOẠN 2014 – 2019
Đơn vị nh: ha
Năm Diện tích đất nông nghiệp Tổng diện tích đất tự nhiên
(Nguồn số liệu tổng hợp từ các o cáo thống kê Hin trạng sử dụng đất đai cả nước
các năm từ 2014 đến 2019, Cng thông tin điện tử Bộ Tài nguyên Môi trường,
Danh mục Báo cáo thống kê, https://monre.gov.vn/)
2014
27.281.040
33.123.056
2015
27.302.206
33.123.077
2016
27.284.906
33.123.078
2017
27.268.589
33.123.568
2018
27.289.454
33.123.597
2019
27.986.390
33.131.713
lOMoARcPSD|27879 799
14
PHỤ LỤC 2:
SỐ LIỆU DIỆN TÍCH RỪNG BỊ PHÁ Ở VIỆT NAM QUA CÁC NĂM,
GIAI ĐOẠN 2010 – 2017
(Nguồn số liệu tổng hợp từ Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch các năm trong
giai đoạn 2010 – 2017 ca ngành nông nghiệp Phát triển nông thôn tại cổng thông
tin điện tử Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mục Số liệu, báo cáo
<https://www.mard.gov.vn/Pages/default.aspx> và Vụ kế hoạch Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn mụco cáo <https://vukehoach.mard.gov.vn/>)
Năm
Diện tích rừng b phá
2010
1.674
2011
1.917
2012
1.134
2013
808
2014
870
Đơn vị: ha
2015
766
2016
1.196
2017
1.044
| 1/16

Preview text:

lOMoAR cPSD|27879799 BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN ĐỀ BÀI:
Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận “Quy luật thống
nhất và đấu tranh của các mặt đối lập” để lý giải một vấn đề của
thực tiễn Việt Nam hiện nay.
Đề tài: Phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi trường ở Việt Nam
hiện nay dưới góc nhìn của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập Hà Nội, 2022 lOMoAR cPSD|27879799 MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................. ............ ............ ..................................... ...... 1
PHẦN NỘI DUNG . ............................... ............ ............ ..................................... . 2
1. Cơ sở lí luận . ............ ............ ..................................... ............ ............ ..... ...... 2
1.1 Quy luật . ............ ............ ............................... ..... ............ ............ .............. 2
1.2 Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập ........................... . 2
1.2.1 Các khái niệm cơ bản . ............ ............ .................. ............ ..... ............ . 2
1.2.2 Nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập . ............ 3
1.2.3 Ý nghĩa phương pháp luận ................................. ............ ............ ..... ...... 3
2. Vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh để giải quyết vấn đề phát
triển .............. .................. ............ ............ ..................................... ............ .......... 3
nông nghiệp và bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay . ............................... . 3
2.1 Phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi trường là hai mặt đối lập trong
sự . ............ ............ ..................................... ............ ............ ............................... 3
phát triển kinh tế, xã hội đất nước .............. .................. ............ ............ ........ 3
2.2 Quá trình hình thành mâu thuẫn giữa phát triển nông nghiệp và bảo
vệ . ............ ............ ..... ............ ............ ..... ............ ............ ..... ............ ............ 4
môi trường .............. .................. ............ ............ ..................................... ......... 4
2.2.1 Sự thống nhất giữa phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi trường . ......... 4
2.2.2 Sự đấu tranh và quá trình đấu tranh giữa phát triển nông nghiệp và bảo6
vệ môi trường . ............ ............ ..... ............................... ............ ............ .......... 6
2.2.3 Sự chuyển hóa giữa phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi trường .......... 9
3. Ý nghĩa phương pháp luận . ............ ............ ..... ............................... ........... 10
PHẦN KẾT LUẬN . ............ ............ ............................... ..... ............ ............ ..... 11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................. ............ ............ .. 11
PHỤ LỤC . ............ ............ ..... ............ ............ ..... ............ ............ ..... ............ .. 13 lOMoAR cPSD|27879799 PHẦN MỞ ĐẦU
Các quy luật của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác – Lênin có vai
trò quan trọng đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Nhận thức
được các quy luật này giúp con người có khả năng giải quyết và làm chủ những vấn
đề xảy ra trong tự nhiên và xã hội. Để có thể hiểu rõ hơn về một trong ba quy luật
của phép biện chứng duy vật, tôi xin “Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp
luận Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập để lý giải một vấn đề của
thực tiễn ở Việt Nam hiện nay.”
Việt Nam là một quốc gia phát triển gắn với nền kinh tế nông nghiệp. Những
năm qua, nông nghiệp không ngừng tạo nên những bước đột phá, tạo ra nhiều sản
phẩm có giá trị và chất lượng cao, đóng góp không nhỏ cho kinh tế đất nước. Với
đặc thù là một ngành kinh tế phát triển dựa vào nhiều yếu tố của môi trường như đất,
nước, khí hậu,… nông nghiệp có mối quan hệ mật thiết với vấn đề môi trường của
nước ta. Để làm rõ những vấn đề xoay quanh quan hệ giữa phát triển nông nghiệp và
bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay, trong bài viết này, tôi xin vận dụng nội dung
và ý nghĩa phương pháp luận của Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập để lý giải. 1 lOMoAR cPSD|27879799 PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận 1.1 Quy luật
Quy luật là mối liên hệ phổ biến, khách quan, bản chất, bền vững, tất yếu giữa
các đối tượng và nhất định tác động khi có các điều kiện phù hợp.1 Các quy luật chỉ
phản ánh lại mối liên hệ vốn có của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan
chứ không tạo ra những mối liên hệ đó. Đặc biệt, các quy luật luôn tồn tại khách
quan, độc lập với ý chí của con người; mang tính ổn định, phổ biến, nhưng không
tồn tại vĩnh viễn mà chỉ tồn tại trong một thời gian, một quá trình nhất định của sự vật, hiện tượng.
1.2 Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
1.2.1 Các khái niệm cơ bản
Mặt đối lập là những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động,
biến đổi trái ngược nhau, tồn tại khách quan trong mỗi sự vật, hiện tượng của tự
nhiên, xã hội và tư duy. Ví dụ: cung – cầu trong thị trường lao động, mặt tốt – xấu trong mỗi con người,…
Thống nhất giữa các mặt đối lập chỉ sự liên hệ, ràng buộc, không tách rời nhau;
tác động, quy định lẫn nhau, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề cho sự tồn tại của mình.
Đấu tranh giữa các mặt đối lập chỉ khuynh hướng tác động qua lại, bài trừ, phủ định
lẫn nhau. Thống nhất giữa các mặt đối lập chỉ là tương đối, còn đấu tranh giữa các
mặt đối lập là tuyệt đối.
Mâu thuẫn biện chứng là những mối liên hệ có sự thống nhất, đấu tranh, bài
trừ, chuyển hóa giữa các mặt đối lập của sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện
tượng với nhau. Mâu thuẫn luôn mang tính khách quan, phổ biến, đa dạng. Mâu thuẫn
có nhiều loại: mâu thuẫn cơ bản – không cơ bản; mâu thuẫn bên trong – bên ngoài;
mẫu thuẫn chủ yếu – thứ yếu; mâu thuẫn đối kháng – không đối kháng.
1 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình triết học Mác – Lênin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị),
NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr 234 2 lOMoAR cPSD|27879799
1.2.2 Nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
Trong mâu thuẫn, thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập không tách rời
nhau, chúng ràng buộc nhau, đấu tranh không ngừng để dẫn đến sự chuyển hóa, từ
đó tạo ra động lực cho sự vận động phát triển của các sự vật, hiện tượng.
Mâu thuẫn được tạo ra khi trong cùng một sự vật, hiện tượng, hai mặt đối lập
nằm trong mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau, chúng vận động, phát triển theo
khuynh hướng trái ngược nhau, tuy nhiên, cùng tồn tại trong một thể thống nhất. Khi
sự vật, hiện tượng vận động và phát triển, các mặt đối lập luôn vừa thống nhất, vừa
đấu tranh với nhau. Khi đấu tranh đạt đến điểm chín muồi, kết hợp với những điều
kiện, hoàn cảnh nhất định, các mặt đối lập sẽ chuyển hóa cho nhau, mâu thuẫn được
giải quyết, sự vật, hiện tượng cũ mất đi, sự vật, hiện tượng mới xuất hiện.
1.2.3 Ý nghĩa phương pháp luận
Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, mỗi người cần tôn trọng những mâu
thuẫn, bới nó có tính khách quan, phổ biến, đa dạng, là dạng vốn có của các sự vật,
hiện tượng và nhờ mâu thuẫn và quá trình giải quyết mâu thuẫn sẽ tạo nguồn gốc,
động lực cho sự phát triển. Bên cạnh đó, phải phân biệt được các loại mâu thuẫn,
nắm rõ các mặt đối lập, bản chất, khuynh hướng vận động, phát triển của chúng nhằm
đưa ra giải pháp giải quyết mâu thuẫn. Đặc biệt, ta cần dựa vào quan điểm toàn diện,
quan điểm lịch sử cụ thể trong quá trình giải quyết mâu thuẫn.
2. Vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh để giải quyết vấn đề phát triển
nông nghiệp và bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay
2.1 Phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi trường là hai mặt đối lập trong sự
phát triển kinh tế, xã hội đất nước
Việt Nam hiện nay là một nước đang phát triển, quá trình công nghiệp hóa –
hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ. Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn đóng vai trò là một ngành
kinh tế quan trọng. Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử
dụng đất đai với cây trồng làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu tạo ra lương
thực, một số nguyên liệu cho công nghiệp; là tập hợp các mặt hoạt động của con
người trong một môi trường khí hậu đất đai và sinh học cụ thể, trong những điều kiện
kinh tế xã hội cụ thể nhằm tạo ra sản phẩm thực vật và động vật cho đời sống, đặc 3 lOMoAR cPSD|27879799
biệt là lương thực thực phẩm.2 Có thể thấy, hoạt động sản xuất này của con người
phụ thuộc phần lớn vào tài nguyên môi trường, tập trung khai thác những thế mạnh
về đất, nước, sinh vật,… để phát triển các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi nhằm tạo ra lợi nhuận về kinh tế.
Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có quan hệ
mật thiết với nhau, bao quanh con người, có tác động lớn đến các hoạt động đời sống,
kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, giới sinh vật và tự nhiên. Và hoạt
động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi
trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải
thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên nhiên nhiên, đa dạng sinh
học và ứng phó với biến đổi khí hậu3. Trên thực tế, bảo vệ môi trường vận động theo
khuynh hướng hạn chế, phòng ngừa những tác động tiêu cực và khắc phục những
hậu quả do tự nhiên và những hoạt động của con người gây ra đối với môi trường;
sử dụng hợp lý, có hiệu quả, tiết kiệm các tài nguyên thiên nhiên. Các hoạt động như
bảo vệ, sử dụng hợp lý, tiết kiệm các tài nguyên đất, nước, không khí,… là những ví
dụ điển hình cho việc bảo vệ môi trường ở nước ta.
Từ những khái niệm trên ta thấy, muốn phát triển nông nghiệp, con người cần
đẩy mạnh khai thác những tiềm năng về tài nguyên môi trường. Trong khi đó, hạn
chế, phòng ngừa những tác động của con người lại là vấn đề cốt lõi của bảo vệ môi
trường ở nước ta. Hai hoạt động này vận động, phát triển, biến đổi theo khuynh hướng
trái ngược nhau và chúng tồn tại khách quan. Do đó, đây là các mặt đối lập với nhau
tạo nên mâu thuẫn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
2.2 Quá trình hình thành mâu thuẫn giữa phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi trường
2.2.1 Sự thống nhất giữa phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi trường
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, chỉ ra
những yếu tố quan trọng để có một vụ mùa bội thu trong nông nghiệp. Ở đây, nước
2 Nông nghiệp là gì? Đặc điểm và lịch sử phát triển, 21/08/2021 https://lytuong.net/nong-nghiep-la-gi/ ngày 11/03/2022>
3 Khoản 2, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 4 lOMoAR cPSD|27879799
đã được cha ông ta nhận thức là yếu tố quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông
nghiệp, qua đó cho thấy vai trò tất yếu của môi trường đối với ngành kinh tế này cả
trong quá khứ lẫn hiện tại. Trước hết, sản xuất nông nghiệp luôn cần đến môi trường.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, đất đai vừa là tư liệu sản xuất, vừa là đối tượng lao
động. Theo Báo cáo Hiện trạng sử dụng đất đai cả nước năm 2019 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường, diện tích đất nông nghiệp ở nước ta là 27.986.390 ha, tương
đương với khoảng 84,47% tổng diện tích đất Việt Nam.4 Quỹ đất nông nghiệp ở nước
ta có xu hướng tăng, tính riêng giai đoạn 2014 – 2019, diện tích đất nông nghiệp tăng
từ khoảng 27,28 triệu ha lên khoảng 27,98 triệu ha, tạo cơ sở thuận lợi để Việt Nam
nâng cao năng suất và sản lượng các sản phẩm nông nghiệp. Tài nguyên nước cũng
có vai trò đặc biệt quan trọng. Trong trồng trọt và chăn nuôi, cần sử dụng nước để
tưới tiêu, làm thủy lợi; hòa tan phân bón, chất dinh dưỡng; rửa chuồng trại,… Mặt
khác, sự phát triển về quy mô, cơ cấu sản xuất nông nghiệp cũng phụ thuộc nhiều
vào nguồn tài nguyên thiên nhiên. Với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, địa hình có đầy
đủ ba đai cao (nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên
núi) tạo điều kiện để nước ta đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, vật nuôi; song quỹ đất
nông nghiệp tương đối lớn góp phần hình thành những vùng chuyên canh hóa trong
nông nghiệp. Có thể thấy, môi trường có vai trò quyết định đối với nông nghiệp và
để nông nghiệp phát triển đòi hỏi các yếu tố về tài nguyên môi trường phải được đảm
bảo an toàn. Bởi nếu đất đai bị suy thoái, nguồn nước cạn kiệt, chất lượng không khí
bị suy giảm,… thì quá trình sản xuất nông nghiệp không thể đạt được hiệu quả. Nhận
thức được điều đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gần đây đã đưa ra Chiến
lược Phát triển Nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn
đến năm 2050, với những mục tiêu chiến lược mang tính đột phá. Trong đó, Bộ
trưởng Lê Minh Hoan cho biết “…Ngành nông nghiệp sẽ hướng đến nền nông nghiệp
xanh, nông nghiệp sinh thái bằng việc áp dụng đồng bộ các quy trình, công nghệ; sử
dụng hợp lý, tiết kiệm vật tư đầu tư vào cho sản xuất nông nghiệp, sử dụng hiệu quả
4 Với tổng diện tích đất Việt Nam (số liệu năm 2019) là 33.131.713 ha 5 lOMoAR cPSD|27879799
các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không gây ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe con người…”5
Trong khi đó, môi trường được bảo vệ ở mức độ cao hay thấp cũng phụ thuộc
vào sự phát triển của kinh tế nông nghiệp. Khi nông nghiệp phát triển ở mức độ cao,
theo hướng hiện đại hóa, ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật vào quá trình
sản xuất, thì vấn đề bảo vệ môi trường cũng được đảm bảo tốt hơn. Người ta sẽ quan
tâm nhiều đến hàm lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hay quy
trình xử lý nước thải của vật nuôi trong quá trình sản xuất để hạn chế làm ô nhiễm
môi trường. Và ngược lại, một nền nông nghiệp kém phát triển, lạc hậu trong phương
thức sản xuất, lực lượng lao động thiếu trình độ chuyên môn kĩ thuật, đội ngũ chuyên
gia yếu kém thì càng tiến hành sản xuất càng gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với
tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi trường dù là hai mặt đối lập nhưng chúng
luôn cần đến nhau; ràng buộc, không thể tách rời nhau; tác động qua lại lẫn nhau và
mặt này lấy mặt kia làm tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của mình.
2.2.2 Sự đấu tranh và quá trình đấu tranh giữa phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi trường
Nông nghiệp là một ngành kinh tế, do đó mục tiêu hàng đầu khi phát triển nông
nghiệp là sản xuất nhằm thu lợi nhuận. Để đạt được lợi ích kinh tế tối ưu, người sản
xuất nông nghiệp luôn tìm cách để sử dụng cũng như khai thác triệt để những thế
mạnh của tài nguyên thiên nhiên như đất, nước, rừng,… Chính điều này khiến nguy
cơ môi trường bị tàn phá gia tăng, hoạt động bảo vệ môi trường bị đe dọa. Dưới góc
nhìn của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, phát triển nông nghiệp
và bảo vệ môi trường chính là hai mặt đối lập dù thống nhất nhưng giữa chúng luôn
có sự đấu tranh bằng cách tác động qua lại để bài trừ, phủ định lẫn nhau. Sự đấu tranh
giữa hai mặt đối lập này trong phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam là tất yếu khách
quan và diễn ra theo tiến trình từ thấp đến cao. Để hiểu rõ quá trình đấu tranh giữa
5 Công bố Chiến lược Phát triển Nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Báo
điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 17/02/2022, https://dangcongsan.vn/kinh-te/cong-bo-chien-luoc-phat-triennong-
nghiep-nong-thon-ben-vung-giai-doan-2021-2030-tam-nhin-den-nam-2050-604226.html 6 lOMoAR cPSD|27879799
phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi trường cần phân tích tình hình Việt Nam trước và sau năm 1986.
Trước năm 1986, vấn đề phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi trường phát triển
theo khuynh hướng trái ngược nhau, nhưng xung đột còn ở mức độ thấp. Giai đoạn
1945-1975 sản xuất nông nghiệp đã cung cấp lương thực giúp giải quyết nạn đói năm
1945, 1946, đồng thời hoàn thành nhiệm vụ là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến.
Đến giai đoạn 1975-1985, đất nước hoàn toàn thống nhất, Đảng và nhà nước ta tiếp
tục đề ra những chủ trương, chính sách đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp nhằm khôi
phục kinh tế nước nhà. Trong những giai đoạn trên, các hoạt động nông nghiệp đã có
những tác động nhất định đến tài nguyên môi trường, phát triển nông nghiệp có mâu
thuẫn với bảo vệ môi trường. Trong đó, nạn chặt phá rừng lấy đất canh tác, làm nương
rẫy khiến nhiều ha rừng biến mất. Chẳng hạn, trong vòng sáu năm 1978-1984, ở Tây
Nguyên, diện tích rừng đã giảm từ 3,3 triệu ha xuống còn 2,5 triệu ha, và hơn 80
triệu mét khối gỗ đã được khai thác.6 Tuy nhiên, quy mô sản xuất nông nghiệp còn
hạn chế và những tác động tiêu cực từ hoạt động sản xuất này chưa biểu hiện thành
hậu quả rõ rệt, môi trường chưa bị suy thoái nhiều. Vấn đề bảo vệ môi trường ở nước
ta khi đó cũng chưa thực sự được quan tâm, thể hiện ở việc những chủ trương, chính
sách, thậm chí là cả hệ thống pháp luật nước ta rất ít khi đề cập đến lĩnh vực này, nếu
có thì chỉ là phần thứ yếu, không phải là một vấn đề độc lập. Chính những điều đó
cho thấy, ở giai đoạn này, vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế nông nghiệp
chỉ mới đấu tranh với nhau ở mức độ thấp.
Từ năm 1986 đến nay, sự đấu tranh giữa phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi
trường phát triển ở mức độ cao hơn, gay gắt hơn. Năm 1986 nước ta tiến hành công
cuộc đổi mới, trong bối cảnh này, ngành nông nghiệp tiếp tục phát triển mạnh mẽ,
đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Từ năm 1986-2000, “ngành
nông nghiệp đã giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, đảm bảo an ninh lương thực
quốc gia, đưa Việt Nam từ nước thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo lớn
thứ hai thế giới. .”7 Diện tích sản xuất tiếp tục được mở rộng, góp phần nâng cao giá
trị sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức
6 Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Dự án Quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững (SRNM), Rà soát Đồng
Quản lý và mô hình Hợp tác ở Vườn Quốc Gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng, Phan Triều Giang, Lê Quang Minh, 7 lOMoAR cPSD|27879799
tạp kể từ cuối năm 2019 đến nay, nông nghiệp vẫn được ví như “trụ đỡ” của nền kinh
tế nước ta. Có thể thấy, nông nghiệp đang ngày càng phát triển, tuy nhiên chính sự
phát triển này đã và đang làm suy giảm tài nguyên thiên nhiên, hủy hoại môi trường
ở nước ta, tạo ra những xung đột ngày càng gay gắt giữa bảo vệ môi trường và phát
triển nông nghiệp. Tình trạng phá rừng để lấy đất trồng lương thực, trồng cao su, cà
phê, quế,… xảy ra thường xuyên, khiến hàng nghìn ha rừng “không cánh mà bay”.
Nếu năm 2011, diện tích rừng bị phá là 1.917 ha, thì đến năm 2016 là 1.196 ha8, dù
có xu hướng giảm, nhưng mỗi năm diện tích rừng bị phá vẫn là một con số đáng báo
động. Đổi mới đã tạo điều kiện để Việt Nam mở rộng quan hệ thương mại với thế
giới. Từ đó, rất nhiều hàng hóa được tháng 7, 2016.
https://www.jica.go.jp/project/vietnamese/vietnam/037/materials/c8h0vm0000bky6nratt/leaflet_34.pdf ngày 12/03/2022> 7
Nguyễn Thị Hương, Những dấu ấn quan trọng về kinh tế - xã hội trong hành trình 75 năm thành lập và phát
triển đất nước thông qua số liệu thống kê, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 25/2020
https://www.gso.gov.vn/sukien/2020/09/23410/ 8
Số liệu trích từ Báo cáo kết quả thực hiện 12 tháng năm 2011 ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Báo cáo kết quả thực hiện 12 tháng năm 2016 ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cổng thông tin điện tử Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ht ps://www.mard.gov.vn/Pages/default.aspx
nhập khẩu vào Việt Nam, trong đó có hóa chất nông nghiệp7 mở ra thời kỳ phát triển
nông nghiệp gắn với việc sử dụng các loại hóa chất. Thế nhưng, ở Việt Nam, những
loại hóa chất này ngày càng bị người dân lạm dụng, sử dụng quá đà nhằm thu lợi
nhuận cao hơn, phòng ngừa sâu bệnh, tăng năng suất và sản lượng đã để lại nhiều hệ
lụy đối với môi trường (tính từ năm 2015 đến nay, mỗi năm, “Việt Nam nhập khẩu
và tiêu thụ 100.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật”8). Hàm lượng hóa chất tồn dư trong
các loại thuốc trừ sâu ngấm dần vào đất, nước; việc bón phân không đúng cách khiến
7 Trung Tâm Nghiên Cứu và Phát Triển Nông Thôn – Đại Học An Giang, Việt Nam; Viện Nghiên Cứu Sức và Chính
Sách Nông Nghiệp – Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, Báo cáo Tổng quan về thuốc bảo vệ thực
vật độc hại ở Việt Nam, Lê Thanh Phong, Trần Anh Thông, tháng 07, 2020
https://ipen.org/sites/default/files/documents/ipen_-_vn_situation_report_vietnamese_final_09-2020-1.pdf ngày 12/03/2022>
8 Nguyễn Hùng, Thuốc bảo vệ thực vật đang bị lạm dụng quá đà, Báo điện tử VTV News, 12/08/2020 https://vtv.vn/xa-
hoi/thuoc-bao-ve-thuc-vat-dang-bi-lam-dung-qua-da-20200812161812393.htm 8 lOMoAR cPSD|27879799
các đặc tính của đất bị thay đổi, dẫn đến đất bị thoái hóa, giảm chất dinh dưỡng; chai
lọ, bao bì các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón không được thu gom, xử lí mà bị
vứt bừa bãi ngoài đồng ruộng,… đã làm tài nguyên đất và nước bị ô nhiễm trầm
trọng. Bên cạnh đó, tập quán đốt rơm rạ sau mỗi vụ sản xuất sản sinh ra một lượng
lớn khói bụi, khí CO2 gây ô nhiễm môi trường không khí. Nước thải của hoạt động
chăn nuôi chưa qua xử lí trực tiếp đổ ra ao, hồ, sông suối,… khiến nguồn nước ở
phần lớn vùng nông thôn Việt Nam rơi vào tình trạng nhiễm bẩn. Tất cả những hoạt
động xảy ra trong nền kinh tế nông nghiệp kể trên như “liều thuốc độc giết chết môi
trường từng ngày”, đồng thời tác động ngược trở lại và kìm hãm sự phát triển của
nền nông nghiệp Việt Nam. Việc phá rừng làm mất đi lớp phủ thực vật quan trọng,
khiến lũ đầu nguồn đổ về hạ lưu nhanh hơn, tạo ra nhiều đợt lũ ống, lũ quét gây thiệt
hại lớn về người và tài sản; làm suy giảm tài nguyên sinh vật, mất đa dạng sinh học.
Biến đổi khí hậu ở nước ta diễn ra với tốc độ nhanh hơn, thiên nhiên ngày càng khắc
nghiệt với nhiều thiên tai: hạn hán, mưa lũ, xâm nhập mặn, rét đậm, rét hại,… ảnh
hưởng đến cây trồng và vật nuôi. Đất đai bị xói mòn, rửa trôi, bạc màu khiến hoạt
động canh tác khó đạt hiệu quả cao, giảm sản lượng nông sản,…
2.2.3 Sự chuyển hóa giữa phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi trường
Chuyển hóa giữa các mặt đối lập trong mâu thuẫn là tất yếu đối với các sự vật,
hiện tượng. Do vậy, khi sự đấu tranh giữa phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi
trường ở Việt Nam đạt đến độ chín muồi, kết hợp với những điều kiện, hoàn cảnh
nhất định sẽ dẫn đến sự chuyển hóa giữa hai mặt đối lập này. Chúng có thể chuyển
hóa cho nhau theo hai hướng: mặt đối lập này chuyển hóa thành mặt đối lập kia
nhưng ở trình độ cao hơn xét về phương diện chất của sự vật hoặc cả hai mặt đối lập
sẽ chuyển hóa lẫn nhau để hình thành hai mặt đối lập mới. Khi có sự chuyển hóa,
mâu thuẫn giữa phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi trường sẽ được giải quyết.
Nông nghiệp sẽ phát triển bền vững dựa vào môi trường mà không hủy hoại nó và
môi trường cũng được bảo vệ tốt hơn, xanh – sạch – đẹp hơn nhờ những tăng trưởng
trong kinh tế nông nghiệp. Nếu mâu thuẫn này được giải quyết, tất yếu sẽ có những
mâu thuẫn mới được ra đời và tiếp tục đấu tranh với nhau, tạo sự vận động và phát
triển không ngừng trong kinh tế - xã hội nước ta. 9 lOMoAR cPSD|27879799
Hiện nay, sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập này ở Việt Nam vẫn đang diễn ra
gay gắt, chưa đạt đến mức độ để chuyển hóa cho nhau và giải quyết mâu thuẫn. Tuy
vậy, sự đấu tranh góp phần tạo động lực cho sự vận động và phát triển của kinh tế -
xã hội nước ta, đòi hỏi nông nghiệp phải tiếp tục phát triển để đạt đến trình độ cao
hơn, hạn chế làm tổn hại môi trường, tạo sự hài hòa với bảo vệ môi trường.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Muốn đạt được sự phát triển toàn diện trong kinh tế - xã hội, Việt Nam cần nhận
thức được phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi trường là hai mặt đối lập luôn thống
nhất và đấu tranh với nhau; nắm bắt đặc điểm, khuynh hướng vận động, phát triển
của từng mặt, đồng thời thừa nhận, tôn trọng tính tất yếu khách quan của mâu thuẫn
giữa chúng. Chú ý phân tích sự đấu tranh này nhằm tìm cách giải quyết để tạo ra
động lực cho sự phát triển của đất nước. Thay đổi tư duy của mỗi cá nhân để vừa sản
xuất nông nghiệp vừa bảo vệ môi trường thông qua việc hạn chế sử dụng các loại
hóa chất, thu gom bao bì, chai lọ hóa chất; tích cực bảo vệ rừng, trồng mới rừng;
thường xuyên cải tạo đất đai;… Đảng và Nhà nước cần tiếp tục đưa ra những chính
sách phát triển nông nghiệp bền vững, linh hoạt, gắn với bảo vệ môi trường, phù hợp
với điều kiện từng địa phương, khu vực. Bởi mâu thuẫn ngoài tính phổ biến, khách
quan, còn có tính đa dạng, với mỗi nơi, sự đấu tranh giữa phát triển nông nghiệp và
bảo vệ môi trường lại có những điểm khác nhau. Bên cạnh đó, tăng cường hiện đại
hóa trong quá trình sản xuất, đẩy mạnh khoa học – kĩ thuật, nâng cao năng lực, trình
độ của lực lượng lao động, cùng với đó là thực hiện công tác giáo dục nhận thức bảo
vệ môi trường cho người nông dân, các nhà sản xuất. Xây dựng chế tài nghiêm minh
trong xử lí những hành vi gây suy kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường
xảy ra trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, tránh tư tưởng chủ quan, nóng
vội, duy ý chí mà thay vào đó cần xem xét, đánh giá tình hình thực tiễn, bối cảnh đất
nước để thực hiện những giải pháp giải quyết mâu thuẫn phù hợp. Từ đó, từng bước
tiến tới giải quyết triệt để mâu thuẫn giữa phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi
trường, góp phần tạo nên một nền nông nghiệp Việt Nam xanh, thân thiện với môi
trường và không ngừng lớn mạnh. 10 lOMoAR cPSD|27879799 PHẦN KẾT LUẬN
Tóm lại, quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập có vai trò quan
trọng đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Chúng ta cần nghiên
cứu nội dung, ý nghĩa phương pháp luận để nhận thức đúng đắn về quy luật này, bởi
nó là một quy luật tất yếu khách quan, luôn hiện hữu trong cuộc sống và là nguồn
gốc, động lực cho sự phát triển của mỗi cá nhân, xã hội và tư duy.
Phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi trường là những vấn đề quan trọng trong
quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước, giữa chúng luôn có sự thống nhất và
đấu tranh với nhau. Nếu có nhận thức đúng đắn về mâu thuẫn giữa chúng, và tìm ra
biện pháp để giải quyết vấn đề sẽ góp phần tạo động lực cho sự phát triển của Việt Nam trong tương lai.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020;
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình triết học Mác – Lênin (Dành cho bậc đại học
hệ không chuyên lý luận chính trị), NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021;
3. Nguyễn Văn Hùng, PGS.TS Nguyễn Minh Đoan hướng dẫn, Luận văn Thạc sĩLuật
học: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay, Hà Nội, 2011;
4. Nông nghiệp là gì? Đặc điểm và lịch sử phát triển, 21/08/2021
ht ps://lytuong.net/nong-nghiep-la-gi/
5. Công bố Chiến lược Phát triển Nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn
2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 17/02/2022,
ht ps://dangcongsan.vn/kinh-te/cong-bo-chien-luoc-phat-trien-
nongnghiep-nong-thon-ben-vung-giai-doan-2021-2030-tam-nhin-den-nam- 2050604226.html ;
6. Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Dự án Quản lý tài nguyên thiên
nhiênbền vững (SRNM), Rà soát Đồng Quản lý và mô hình Hợp tác ở Vườn Quốc Gia
Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng, Phan Triều Giang, Lê Quang Minh, tháng 7, 11 lOMoAR cPSD|27879799 2016,
ht ps://www.jica.go.jp/project/vietnamese/vietnam/037/materials/c8h0vm0000bky6 nr-att/leaflet_34.pdf ;
7. Nguyễn Thị Hương, Những dấu ấn quan trọng về kinh tế - xã hội trong hành trình
75 năm thành lập và phát triển đất nước thông qua số liệu thống kê, Tạp chí Kinh
tế và Dự báo số 25/2020 https://www.gso.gov.vn/su-kien/2020/09/23410/ ;
8. Số liệu trích từ Báo cáo kết quả thực hiện 12 tháng năm 2011 ngành Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Báo cáo kết quả thực hiện 12 tháng năm 2016 ngành
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cổng thông tin điện tử Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn ht ps://www.mard.gov.vn/Pages/default.aspx 12/03/2022>;
9. Trung Tâm Nghiên Cứu và Phát Triển Nông Thôn – Đại Học An Giang, ViệtNam;
Viện Nghiên Cứu Sức Khỏe và Chính Sách Nông Nghiệp – Đại Học Kinh Tế
Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, Báo cáo Tổng quan về thuốc bảo vệ thực vật
độc hại ở Việt Nam, Lê Thanh Phong, Trần Anh Thông, tháng 07, 2020
ht ps://ipen.org/sites/default/files/documents/ipen_-
_vn_situation_report_vietnamese_final_09-2020-1.pdf 12/03/2022>;
10. Nguyễn Hùng, Thuốc bảo vệ thực vật đang bị lạm dụng quá đà, Báo điện tử
VTV News, 12/08/2020 https://vtv.vn/xa-hoi/thuoc-bao-ve-thuc-vat-dang-bi-
lamdung-qua-da-20200812161812393.htm ;
11. Xuân Phạm, Vai trò của môi trường tự nhiên đối với sự tồn tại, phát triển của con người và xã hội, Thanh niên Việt, 29/08/2016
ht p://thanhnienviet.vn/2016/08/29/vai-tro-cua-moi-truong-tu-nhien-doi-voi-su-
tontai-phat-trien-cua-con-nguoi-va-xa-hoi/ ;
12. Thanh Hải, Nông nghiệp đang là “trụ đỡ” của nền kinh tế, Dân tộc và Phát
triển, 18/11/2021 ht ps://baodantoc.vn/nong-nghiep-dang-la-tru-do-cua-nen- kinhte-1637000731820.htm ;
13. ThS. Nguyễn Thị Hiền (Khoa Lý luận chính trị - Trường Đại học Kinh tế - Kỹ
thuật công nghiệp), Thực trạng và giải pháp phát triển ngành Nông nghiệp Việt
Nam, Tạp chí Công thương, 10/08/2021 http://tapchicongthuong.vn/bai- 12 lOMoAR cPSD|27879799
viet/thuctrang-va-giai-phap-phat-trien-nganh-nong-nghiep-viet-nam-82695.htm ;
14. Hồng Bỉnh Hiếu, Hướng đến nền nông nghiệp bền vững, Quân đội nhân dân,
13/12/2021 ht ps://www.qdnd.vn/cung-ban-luan/huong-den-nen-nong-nghiep- benvung-680290 ;
15. 72 năm - Dấu mốc lịch sử và thành tựu phát triển của ngành Nông nghiệp Việt
Nam, Cổng thông tin điện tử Bộ Nông nghiệp Và Phát triển nông thôn, 14/11/2017
ht ps://www.mard.gov.vn/Pages/72-nam--dau-moc-lich-su-va-thanh-tuu-phat-
triencua-nganh-nong-nghiep-viet-nam.aspx ; PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1:
SỐ LIỆU VỀ DIỆN TÍCH ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ TỔNG DIỆN TÍCH
ĐẤT TỰ NHIÊN VIỆT NAM TRONG CẢ NĂM, GIAI ĐOẠN 2014 – 2019 Đơn vị tính: ha Năm
Diện tích đất nông nghiệp
Tổng diện tích đất tự nhiên 2014 27.281.040 33.123.056 2015 27.302.206 33.123.077 2016 27.284.906 33.123.078 2017 27.268.589 33.123.568 2018 27.289.454 33.123.597 2019 27.986.390 33.131.713
(Nguồn số liệu tổng hợp từ các Báo cáo thống kê Hiện trạng sử dụng đất đai cả nước
các năm từ 2014 đến 2019, Cổng thông tin điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường,
Danh mục Báo cáo thống kê, https://monre.gov.vn/) 13 lOMoAR cPSD|27879799 PHỤ LỤC 2:
SỐ LIỆU DIỆN TÍCH RỪNG BỊ PHÁ Ở VIỆT NAM QUA CÁC NĂM, GIAI ĐOẠN 2010 – 2017 Đơn vị: ha Năm Diện tích rừng bị phá 2010 1.674 2011 1.917 2012 1.134 2013 808 2014 870 2015 766 2016 1.196 2017 1.044
(Nguồn số liệu tổng hợp từ Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch các năm trong
giai đoạn 2010 – 2017 của ngành nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại cổng thông
tin điện tử Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mục Số liệu, báo cáo
và Vụ kế hoạch Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn mục Báo cáo ) 14