Tiểu luận tác động của dịch Covid 19 đến nền kinh tế Việt Nam | Môn kinh tế vĩ mô
Với tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên thế giới như hiện nay, rất khó nhận định kinh tế Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới. Liệu chủng virus corona này có tiếp tục biến đổi? Liệu có đợt bùng phát dịch bệnh thứ hai không. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Kinh tế vĩ mô ( UEH)
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46831624
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ ĐỀ TÀI
TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID-19 ĐỐI VỚI
NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: C12B
1. Nguyễn Ngọc Hoài Thương
2. Đỗ Thị Bình Hạnh
3. Hồ Thị Ngọc Trân
4. Trần Diễm Quỳnh
5. Nguyễn Nhật Linh
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04, năm 2020 1 lOMoAR cPSD| 46831624
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ ĐỀ TÀI
TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID-19 LÊN
NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
GVHD: NGUYỄN THỊ HOÀNG OANH
NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: C12B
1. Nguyễn Ngọc Hoài Thương 2. Đỗ Thị Bình Hạnh 3. Hồ Thị Ngọc Trân 4. Trần Diễm Quỳnh 5. Nguyễn Nhật Linh
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29, tháng 04, năm 2020 lOMoAR cPSD| 46831624
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
1. Về thái độ, ý thức của sinh viên
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
2. Về đạo đức, tác phong
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
3. Về năng lực chuyên môn
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
............................................................................................................................. 4. Nhận xét
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
............................................................................................................................. Ngày..., tháng…, năm…. GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ KÍ HIỆU VÀ VIẾT TẮT........................................................5
DANH MỤC BẢNG BIỂU......................................................................................5
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................6
CHƯƠNG 1: ĐẠI DỊCH COVID-19......................................................................7
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................7 3 lOMoAR cPSD| 46831624
1.1.1 Khái niệm...................................................................................................7
1.1.2 Bối cảnh thế giới trước khi dịch bùng phát................................................7
1.1.3 Diễn biến của dịch bệnh trên thế giới........................................................8
1.2 DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 TẠI VIỆT NAM................................................10
1.3 NGUYÊN NHÂN BÙNG PHÁT CỦA DỊCH BỆNH.........................................12
CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID-19 LÊN NỀN KINH TẾ THẾ
GIỚI VÀ VIỆT NAM.......................................................................................15
2.1. TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID – 19 ĐỐI VỚI THẾ GIỚI.....................15
2.2. TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID – 19 LÊN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
.............................................................................................................................18
CHƯƠNG 3: NHỮNG TÁC ĐỘNG VĨ MÔ DO DỊCH COVID – 19 VÀ TÌNH
HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN THÁNG 3/2020.........23
3.1. NHỮNG TÁC ĐỘNG VĨ MÔ DO DỊCH COVID – 19..............................23
3.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN THÁNG 3/2020
.............................................................................................................................30
3.3. MÔ HÌNH CUNG CẦU CHO NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN
THÁNG 3/2020...................................................................................................34
CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP CHUNG VÀ NHỮNG CHÍNH SÁCH CỤ THỂ
CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM ĐỂ ĐỔI PHÓ VỚI DỊCH BỆNH COVID-19
.............................................................................................................................35
4.1. CÁC GIẢI PHÁP CHUNG..........................................................................35
4.2. NHỮNG CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM..........................38
4.2.1. Tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ................................................38
4.2.2. Một số nhiệm vụ và giải pháp cho từng lĩnh vực cụ thể...........................41
CHƯƠNG 5: THÍCH NGHI CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM HẬU ĐẠI DỊCH COVID-19
.............................................................................................................................44
5.1. CƠ SỞ LẬP LUẬN......................................................................................44
5.2. NHỮNG SỰ THAY ĐỔI NÀO CỦA VIỆT NAM HẬU COVID-19.........46
PHẦN KẾT LUẬN............................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................51 lOMoAR cPSD| 46831624
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT VIẾT TẮT
TÊN ĐẦY ĐỦ TIẾNG
TÊN ĐẦY ĐỦ TIẾNG ANH VIỆT PMI Purchasing Managers Index Quản lý thua mua WTO World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới IMF
International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế GDP Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm nội địa CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng FDI Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 1: Diễn biến dịch bệnh Covid-19 trên thế giới tính đến 17h ngày 27/04/2020
Biểu đồ 2: Tình hình tổng số ca mắc Covid-19 ở Việt Nam ngày 23/04/2020
Biểu đồ 3: Tỷ lệ thất nghiệp tại một số nền kinh tế tiêu biểu sau đại dịch Covid-19
Biểu đồ 4: Chỉ số PMI sản xuất của một số nền kinh tế tiêu biểu
Biểu đồ 5: Dự báo tháng 4/2020 của WTO về kim ngạch xuất nhập khẩu
Biểu đồ 6: IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn thế giới
Bảng 7: Bảng tóm tắt chi tiết đánh giá mức độ tác động của dịch Covid-19 đối với các
ngành kinh tế của Việt Nam 2020
Biểu đồ 8: Dự đoán về tăng trưởng GDP toàn cầu
Biểu đồ 9: Tăng trưởng GDP quý I/2020 của Việt Nam
Biểu đồ 10: Tỷ lệ phần trăm CPI qua các năm của Việt Nam cho đến tháng 03/2020
Biểu đồ 11: Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của Việt Nam qua các năm cho đến tháng 03/2020
Biểu đồ 12: Tăng trưởng % toàn ngành công nghiệp theo tháng cho đến tháng 03/2020
Biểu đồ 13: FDI hằng năm cho đến tháng 03/2020 PHẦN MỞ ĐẦU
Với tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên thế giới như
hiện nay, rất khó nhận định kinh tế Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới. Liệu
chủng virus corona này có tiếp tục biến đổi? Liệu có đợt bùng phát dịch bệnh thứ
hai không? Trong tương lai, những người mang mầm bệnh nhưng không có triệu
chứng liệu có lây nhiễm cho nhiều người khác? Hiện chúng ta không thể biết câu trả 5 lOMoAR cPSD| 46831624
lời chính xác cho bất kỳ câu hỏi nào nêu trên, vì về bản chất mỗi đại dịch mới có thể
hoàn toàn khác so với những đại dịch trước kia. Với đề tài “Tác động của dịch
Covid-19 lên nền kinh tế Việt Nam” của bài tiểu luận lần này, chúng em hy vọng có
thể mang đến một cách đầy đủ nhất các khía cạnh, các mặt chịu ảnh hưởng bởi đại
dịch Covid đến cho cô và các bạn, tuy nhiên, trong quá trình hoàn thành tiểu luận,
sẽ khó có thể tránh khỏi những sai sót, và chúng em vẫn mong có thể nhận được lời
góp ý từ cô và các bạn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn! lOMoAR cPSD| 46831624 CHƯƠNG 1:
ĐẠI DỊCH COVID – 19
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.1. Đại dịch Covid – 19
Đại dịch Covid-19 là một đại dịch truyền nhiễm với tác nhân là virus SARSCoV-
2 (trước đây gọi tạm thời là 2019 – nCoV) hiện đang ảnh hưởng và gây thiệt hại trên phạm vi toàn cầu.
Dịch Covid-19 là gì? Dịch Covid-19 viết tắt của cụm từ “Coronavirus disease
2019”, là dịch bệnh do virus Corona gây ra và xuất hiện lần đầu năm 2019.
Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ
động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm. Ví dụ: Bệnh cúm mùa lây
trực tiếp từ người sang người, bệnh sốt xuất huyết lây từ người sang người qua muỗi
đốt, bệnh cúm gia cầm lây từ gia cầm sang người.
SARS-CoV-2 (Severe acute respiratory syndrome coronavirus 2), virus gây hội
chứng hô hấp cấp tính nặng 2, trước đây có tên tạm thời là virus corona mới 2019
(2019-nCoV), là một chủng coronavirus gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp do
virus corona 2019 (COVID-19) xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2019, trong
đợt bùng phát đại dịch COVID-19 ở thành phố Vũ Hán và bắt đầu lây lan nhanh
chóng sau đó, trở thành một đại dịch toàn cầu.
1.1.2. Bối cảnh nền kinh tế thế giới trước khi dịch Covid bùng phát
Năm 2019, kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bất ổn, đó là sự trỗi dậy
của chủ nghĩa bảo hộ thương mại, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc, Cục Dự trữ
Liên bang Mỹ (FED) liên tục giảm lãi suất cơ bản, giá dầu biến động... So với dự báo đầu
năm 2019, hầu hết các số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF),
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đều cho thấy tăng trưởng của nền kinh tế
thế giới trong năm 2019 giảm, chỉ ở mức 2,9%. Tăng trưởng thương mại quốc tế cũng chỉ
đạt 2,5%, mức thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây. Năm 2019 cũng chứng kiến hàng
loạt vụ cháy rừng xảy ra trên khắp các châu lục, từ Nam Mỹ, nước Mỹ tới châu Âu, 7 lOMoAR cPSD| 46831624
châu Á, châu Đại dương, trong đó phải kể đến thảm họa đối với “lá phổi xanh của
hành tinh” Amazon. Thảm họa cháy rừng Amazon bùng lên hồi tháng 8/2019 với
nguyên nhân được cho là do hoạt động chặt phá rừng để phát triển chăn nuôi hoặc
trồng trọt. Các vụ cháy rừng Amazon không chỉ tàn phá môi trường, phá hủy đa
dạng sinh thái, mà còn làm thiệt hại hơn 8,2 tỷ USD.
1.2. DIỄN BIẾN CỦA DỊCH BỆNH COVID – 19 TRÊN TOÀN THẾ GIỚI
Các trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên được xác nhận bên ngoài Trung Quốc
đại lục đầu tiên bao gồm 3 phụ nữ và 1 đàn ông ở Thái Lan, 1 đàn ông ở Nhật Bản,
1 phụ nữ ở Hàn Quốc, 1 phụ nữ ở Đài Loan, 1 đàn ông ở Hồng Kông, 1 phụ nữ ở
Ma Cao và 1 đàn ông ở Hoa Kỳ.
Vào ngày 9 tháng 1 năm 2020, ca tử vong đầu tiên xảy ra với một người đàn
ông 61 tuổi ở Vũ Hán. Vào ngày 16 tháng 1 năm 2020, chính quyền Trung Quốc
thông báo rằng có một người đàn ông 69 tuổi khác được xác nhận mắc bệnh, cũng ở
Vũ Hán, đã chết vào ngày trước đó.
Ngày 20 tháng 1, Trung Quốc thông báo tình hình dịch bệnh ngày càng lây
lan nhanh chóng, cụ thể: 140 bệnh nhân mới, bao gồm hai người ở Bắc Kinh và một người ở Thâm Quyến.
Tính đến ngày 22 tháng 1, số trường hợp được xác nhận mắc bệnh trong xét
nghiệm là 550, gồm 541 người ở Trung Quốc đại lục, 4 người ở Thái Lan, 2 người ở
Việt Nam, 1 người ở Nhật Bản, 1 người ở Hàn Quốc, 1 người ở Đài Loan, 1 người ở
Ma Cao, một người ở Hồng Kông và một người ở Hoa Kỳ.
Ngày 23 tháng 1 năm 2020, chính phủ Trung Quốc quyết định phong tỏa
thành phố Vũ Hán, toàn bộ hệ thống giao thông công cộng và hoạt động xuất - nhập
đều bị tạm ngưng. Cho tới ngày 24 tháng 1 năm 2020, một số thành phố lân cận
cũng bị cô lập để khống chế sự lây lan của dịch bệnh bao gồm Hoàng Cương, Ngạc
Châu, Xích Bích, Kinh Châu, Chi Giang.
Ngày 11 tháng 2 năm 2020, Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus (ICTV) đã
đặt tên chính thức cho chủng virus corona mới này là SARS-CoV-2. Vào đêm ngày
11 tháng 3 năm 2020 theo giờ Việt Nam, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ra tuyên
bố chính thức, gọi "COVID-19" là "Đại dịch toàn cầu". lOMoAR cPSD| 46831624
Tính đến ngày 23 tháng 4 năm 2020, đã có hơn 2,6 triệu ca nhiễm COVID19
được xác nhận trên toàn cầu với trên hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ,với hơn
186.000 ca tử vong (186.929 ca tử vong tính đến 23h00 ngày 23 tháng 4 năm 2020).
Trong đó, có hơn 731.000 ca đã phục hồi.
Hiện nay, cộng có 212 quốc gia chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Đáng
nghiêm trọng hơn, Hoa Kỳ đã trở thành một ổ dịch lớn khi chiếm đến một phần ba số
ca nhiễm virus corona thế giới (987.322 người nhiễm) và số người chết cao đến mức
thê thảm (55.415 người).
DIỄN BIẾN DỊCH BỆNH
( tính đến 17h ngày 27/04/2020) QUỐC GIA CA NHIỄM TỬ VONG Mỹ 987.322 55.415 Tây Ban Nha 226.629 23.190 Ý 197.675 26.644 Pháp 162.100 22.856 Đức 157.770 5.976 Anh 152.840 20.732 Thổ Nhĩ Kỳ 110.130 2.805 Iran 90.481 5.710 Nga 87.147 794 Trung Quốc 82.830 4.633 Brazil 63.100 4.286 Canada 46.895 2.560 Singapore 14.423 12 9 lOMoAR cPSD| 46831624 Nhật Bản 13.441 372 Hàn Quốc 10.738 243 Indonesia 9.096 765 Thái Lan 2.931 52 Việt Nam 270 0
Phản ứng đáp trả của chính phủ các quốc gia trên thế giới nhằm bảo vệ sức khỏe
người dân cũng như các nhóm cộng đồng trên toàn cầu đã được nhanh chóng tiến
hành, bao gồm: hạn chế đi lại, phong tỏa kiểm dịch, ban bố tình trạng khẩn cấp, sử
dụng lệnh giới nghiêm, tiến hành cách ly xã hội, hủy bỏ các sự kiện đông người,
đóng cửa trường học và những cơ sở dịch vụ, kinh doanh ít quan trọng, khuyến
khích người dân tự nâng cao ý thức phòng bệnh, hạn chế ra ngoài, đồng thời chuyển
đổi mô hình hoạt động kinh doanh, học tập, làm việc từ truyền thống sang trực
tuyến. Một số ví dụ tiêu biểu có thể kể đến như: phong tỏa để kiểm dịch toàn bộ tại
Ý và tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc; các biện pháp giới nghiêm khác nhau ở Trung
Quốc và Hàn Quốc; phương pháp sàng lọc tại các sân bay và nhà ga; hạn chế hoặc
hủy bỏ các hoạt động du lịch tới những khu vực, vùng, quốc gia có nguy cơ nhiễm
dịch cao,... Ngoài ra, các trường học cũng đã phải đóng cửa trên toàn quốc hoặc ở
một số vùng tại hơn 160 quốc gia, ảnh hưởng đến 87% học sinh, sinh viên trên toàn
thế giới, tính đến ngày 28 tháng 3 năm 2020.
Những ảnh hưởng trên toàn thế giới của đại dịch COVID-19 hiện nay bao gồm:
thiệt hại sinh mạng con người, sự bất ổn về kinh tế và xã hội, tình trạng bài ngoại và
phân biệt chủng tộc đối với người gốc Trung Quốc và Đông Á, việc truyền bá thông
tin sai lệch trực tuyến và thuyết âm mưu về virus. Đặc biệt nhất là nền kinh tế đang
chịu những ảnh hưởng trầm trọng do đại dịch này gây ra.
Ngày 20/4, hai cơ quan của Liên hợp quốc, gồm Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) nhấn mạnh, trong lúc các nhà khoa học trên
toàn thế giới nỗ lực phát triển vaccine chống SARS-CoV-2, các chính phủ phải tận
dụng mọi cơ hội có thể để bảo vệ người dân trước nhiều dịch bệnh vốn đã có vaccine phòng ngừa.
1.3. DIỄN BIẾN DỊCH COVID – 19 TẠI VIỆT NAM lOMoAR cPSD| 46831624
Đại dịch COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra được xác nhận lần đầu tiên tại
Việt Nam vào ngày 23 tháng 1 năm 2020. Đại dịch này tại Việt Nam cho tới hiện
nay trải qua ba giai đoạn: -
Giai đoạn 1 gồm 16 ca bệnh Covid-19 đầu tiên, các ca nhiễm được
xác nhận từ bệnh nhân có lịch sử di chuyển qua Trung Quốc (23/1 – 23/2/2020)
Trong 16 ca nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên, Việt Nam đã có nhiều trường hợp bệnh
nhân, bao gồm từ trẻ sơ sinh cho đến người cao tuổi, người mắc nhiều chứng bệnh
nền. Các bệnh viện đã tổ chức hội chẩn, đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất cho từng
bệnh nhân, khống chế được các bệnh lý nền, giúp tạo nên cơ hội để điều trị virus
corona thành công. Ngoài ra, các biện pháp cách ly và xét nghiệm giúp phát hiện
sớm virus cũng góp phần thành công trong việc chữa trị -
Giai đoạn 2 (6/3 – 19/3/2020) gồm các ca bệnh xâm nhập từ nước
ngoài. Virus lây lan toàn cầu, nhiều ca nhiễm từ các quốc gia khác nhưng vẫn dễ
dàng truy tìm nguồn gốc và cách ly. Tối ngày 19 tháng 3, tổng số bệnh nhân trên cả nước lên 85. -
Giai đoạn 3 (20/3/2020 đến nay): Các ca nhiễm lây lan trong cộng
đồng, nhiều ổ bệnh bắt đầu xuất hiện ở các vùng mật độ dân cư cao. Nguồn gốc lây
nhiễm chưa thể truy tìm hết được. Ngày 21.3, Việt Nam tạm dừng nhập cảnh đối
với tất cả người nước ngoài từ 0 giờ ngày 22.3, đồng thời thực hiện cách ly tập
trung 14 ngày đối với mọi trường hợp nhập cảnh. Ngày 31 tháng 3 năm 2020, Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16 về thực hiện các biện pháp cấp bách
phòng, chống dịch COVID-19. Theo đó, thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng
15 ngày, kể từ 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2020 trên phạm vi toàn quốc, được xem là
một biện pháp cao hơn để phòng chống dịch bệnh nhưng không phải là phong tỏa toàn quốc.
Tính đến ngày 23 tháng 4, Việt Nam ghi nhận 268 ca nhiễm, trong đó có 224
bệnh nhân đã xuất viện và chưa ghi nhận trường hợp tử vong nào.
Việt Nam đã thực hiện các biện pháp cách ly, theo dõi và hạn chế người đến từ vùng
có dịch, đóng cửa biên giới và triển khai việc thực hiện khai báo y tế. Nhiều hoạt 11 lOMoAR cPSD| 46831624
động tập trung đông người tại các địa phương bị hạn chế, đồng thời nhiều nơi thực
hiện các biện pháp như đo thân nhiệt, trang bị chất sát khuẩn, phát khẩu trang miễn
phí ở các nơi công cộng, siết chặt kiểm soát. Việc đi lại, buôn bán trong nước cũng
bị hạn chế. Chính phủ Việt Nam đã có nhiều biện pháp khác nhau nhằm hỗ trợ
người dân, giảm thiểu chi phí khám chữa bệnh và xét nghiệm virus. Cũng như hầu
hết các quốc gia bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh trên thế giới, Việt Nam đã phải chịu tác
động đáng kể lên kinh tế, xã hội. Nguồn: Bộ Y tế
1.4. NGUYÊN NHÂN BÙNG PHÁT CỦA ĐẠI DỊCH COVID – 19
1.4.1. Nguyên nhân trực tiếp của dịch bệnh Covid - 19
Sau khi xuất hiện tại một chợ hải sản đầu mối ở Vũ Hán (Trung Quốc) vào tháng
122019, chỉ trong hơn 2 tháng, virus corona chủng mới đã lây lan khắp thế giới, tới
tận những thị trấn nhỏ ở miền bắc nước Ý và một điểm hành hương lớn của tín đồ
Hồi giáo ở Iran. Con virus này cũng đã phát tán theo cấp số nhân từ một nhà thờ của
giáo phái ở Hàn Quốc và khiến hàng trăm người đổ bệnh trên một du thuyền đậu
ngoài khơi Nhật Bản. Có một thực tế, chỉ vài tuần trước, nhiều nước còn chưa hề
nghĩ họ sẽ phải ứng phó với dịch bệnh COVID-19, nhưng hiện tại đã nhận ra họ
không thể ngăn nó bên ngoài lãnh thổ trong một thế giới siêu kết nối như hôm nay.
Virus corona chủng mới đã xuất hiện ở rất nhiều nơi khác nhau, đôi khi không rõ
mối liên hệ dịch tễ nào với nguồn khởi phát dịch ban đầu ở Trung Quốc. lOMoAR cPSD| 46831624
Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang lây lan nhanh tại nhiều nước trên thế giới, các
chuyên gia y tế và môi trường đã đưa ra nhận định về nguyên nhân làm bùng phát
các bệnh truyền nhiễm tại châu Á.
Tốc độ phá rừng nhanh, tình trạng đô thị hóa và xây dựng đường sá tràn lan được
cho là những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự lây lan của các dịch bệnh truyền nhiễm
trên khắp châu Á, trong đó có dịch COVID-19. Các dịch bệnh do các chủng virus
Corona gây ra là những bệnh truyền nhiễm lây từ động vật sang người. Đơn cử như
Hội chứng Viêm đường hô hấp cấp (SARS) năm 2003 có nguồn gốc từ loài cầy hương
và Hội chứng Hô hấp vùng Trung Đông (MERS) được lây truyền từ lạc đà, hay cúm gia cầm.
Trong khi đó, quá trình đô thị hóa đã khiến mật độ dân số gia tăng tại các thành
phố, làm tăng nguy cơ bùng phát các bệnh truyền nhiễm. Điều này đặc biệt đúng
với khu vực châu Á, nơi các thành phố đông đúc lại được quy hoạch kém, trong khi
tình trạng bất bình đẳng được nới rộng, khiến những nơi này trở nên mong manh
hơn trước các dịch bệnh.
1.4.2. Nguyên nhân khiến dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ tại các nước Âu – Mỹ
Như vậy, mặc dù có khoảng cách địa lý khá xa nhưng đến thời điểm hiện tại,
Châu Âu và Châu Mỹ đã trở thành “tâm điểm” của đại dịch SARS-COV-2 bên ngoài
lãnh thổ Trung Quốc. Theo báo Wall Street Journal, việc tăng cường đi lại và tăng
cường hoạt động giao thương trong vài thập kỷ qua đã làm tăng nguy cơ lây lan dịch
bệnh toàn cầu. Dẫu thế, mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh rốt cuộc vẫn sẽ tùy thuộc
vào cách thức lây lan cũng như mức độ nguy hiểm chết người của nó. Song đáng lo
ngại khi những yếu tố này của virus corona chủng mới hiện vẫn chưa được hiểu đầy
đủ. Trên thực tế, chính sự thiếu hiểu biết chắc chắn về những yếu tố này này là nguyên
nhân khiến việc kiểm soát dịch bệnh khó khăn hơn. Các nhận định đưa ra lý giải cho
việc bùng phát dịch bệnh tại các nước Châu Âu và Châu Mỹ và số ca tử vong kỷ lục
tại các nước này như sau:
Trước tiên, virus SARS-CoV-2 tuy khác với virus SARS (2002-2003) nhưng
vẫn có nhiều điểm chung và thực tế có xu hướng phát triển mạnh ở những khu vực
khí hậu lạnh. Mà châu Âu và Bắc Mỹ có đặc điểm khí hậu này. 13 lOMoAR cPSD| 46831624
Thứ hai, dân số già hóa. So với châu Á, các nước phương Tây nhìn chung tỷ lệ
dân số cao tuổi là lớn hơn. Mà qua thống kê số người tử vong vì bệnh Covid-19,
những người già thường khó qua khỏi hơn so với người trẻ.
Thứ ba, dường như hệ thống y tế công cộng ở một số nước châu Âu lại yếu kém
một cách kỳ lạ. Như ở Italy và Pháp, hệ thống bệnh viện công vấp phải sự quá tải,
thiếu thốn nhân lực, tài lực và thiết bị. Trong đợt Covid-19 này, nhiều người dân Mỹ
phải chi tiền để được khám SARS-CoV-2 và điều trị Covid-19.
Thứ tư, tâm lý chủ quan, khinh suất. Một bộ phận dân chúng và lãnh đạo các
nước châu Âu và Bắc Mỹ có dấu hiệu chưa cảnh giác với bệnh dịch này, cho rằng
nó khó xảy đến với nước mình, đánh giá Covid-19 chỉ như cúm mùa thể nặng.
Thứ năm, vấn đề Schengen. Ở châu Âu người dân có thể đi lại khá thoải mái
giữa các nước trong khối Schengen như là di chuyển giữa các tỉnh trong một nước.
Mà Covid-19 là loại bệnh truyền nhiễm dễ lây cao qua tiếp xúc thông thường (khác
với HIV/AIDS khó lây qua tiếp xúc thông thường).
Thứ sáu, văn hóa vùng miền. Châu Âu và Bắc Mỹ đề cao quyền riêng tư và tự
do cá nhân trong khi châu Á (nhất là Đông Á, Đông Nam Á) đề cao yếu tố tập thể
hơn. Nền văn hóa này khiến châu Âu khó hành động quyết liệt trong việc ngăn chặn
dịch – các biện pháp này nếu được thực thi sẽ hạn chế sự thoải mái và sự tự do đi lại của người dân.
Thứ bảy, có nguyên nhân nằm ở thể chế chính trị (đây có lẽ là một trong các yếu
tố quan trọng nhất). Các nước châu Âu và Bắc Mỹ dường như chú trọng vào yếu tố
kinh tế và chính trị nhiều hơn, lo ngại nếu mạnh tay chống dịch có thể sẽ làm tổn
thương kinh tế và động chạm đến các vấn đề chính trị nhạy cảm. Về vấn đề chính
trị, ở Iran dịp Covid-19 bùng phát cũng trùng với bầu cử tại nước này, còn tại Pháp
sắp có bầu cử địa phương.
Nhưng cách nhìn này nếu đúng là dòng chủ lưu ở châu Âu và Bắc Mỹ thì sẽ là
điều đáng tiếc vì đây chỉ là cách nhìn ngắn hạn mà thôi, bởi lẽ một khi dịch bệnh
không kiểm soát được, nó sẽ gây ra các hệ lụy phức tạp cực khó lường về cả kinh tế
và chính trị. Liên minh châu Âu (EU) không thể sánh được với Trung Quốc về mặt
này. Ở Trung Quốc, giới lãnh đạo xác định việc phòng chống dịch Covid-19 là một
trận đánh lớn mà họ quyết giành chiến thắng, tương tự chủ trương “chống dịch như
chống giặc” ở Việt Nam. Tất nhiên ở châu Á thì mỗi nước có các cách tiếp cận khác lOMoAR cPSD| 46831624
nhau. Singapore rất chủ động, còn Iran đã bị bất ngờ. Hàn Quốc và Nhật Bản cũng
có phần thụ động ở giai đoạn đầu. Và tới nay Hàn Quốc chưa áp dụng cách phong
tỏa quy mô lớn và hạn chế đi lại như ở Trung Quốc. Nhưng dẫu sao, các nước châu
Á này vẫn tỏ ra chủ động hơn châu Âu rất nhiều. CHƯƠNG 2:
TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID – 19 LÊN NỀN KINH TẾ
THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.1. TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID – 19 ĐỐI VỚI THẾ GIỚI
Những tổn thất do dịch COVID-19 gây ra cho kinh tế toàn cầu trong năm 2020
thậm chí có thể nhiều hơn năm 2009 (là năm mà các quốc gia nỗ lực dọn dẹp đống
đổ nát mà cuộc khủng hoảng tài chính để lại...) và sẽ đòi hỏi một cách phản ứng chưa từng có tiền lệ.
Lệnh phong tỏa do các chính phủ đặt ra đã buộc nhiều công ty phải đóng cửa và
sa thải nhân viên. Đầu tháng 4, một nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc cho biết 81%
lực lượng lao động trên thế giới gồm 3,3 tỷ người đã phải đối mặt với nơi họ làm
việc bị đóng cửa một phần hoặc hoàn toàn vì vụ dịch. Các thị trường mới nổi và các
nước đang phát triển sẽ bị tác động nặng nề nhất, đòi hỏi hàng trăm tỷ đô la viện trợ
nước ngoài. Khi Mỹ cho hay số người Mỹ tìm kiếm trợ cấp thất nghiệp đã tăng
trong tuần thứ ba thêm 6,6 triệu, nâng tổng số người cần trợ cấp thất nghiệp ở Mỹ
trong thời điểm này lên hơn 16 triệu người. Trong một động thái riêng biệt, tổ chức
từ thiện Oxfam có trụ sở tại Vương quốc Anh cảnh báo rằng sự sụp đổ kinh tế từ vụ
dịch Covid-19 có thể đẩy thêm hơn nửa tỷ người rơi vào tình trạng nghèo đói.
2.1.1. Tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt
Nhiều nhà kinh tế đã cảnh báo rằng các biện pháp phong tỏa trên thế giới sẽ đẩy
nhanh tốc độ người lao động bị mất việc. Trên thực tế, lo ngại này đã xảy ra và thể
hiện trong số liệu thất nghiệp của nhiều nền kinh tế. Tại Mỹ - nền kinh tế lớn nhất
thế giới, hơn 26 triệu việc làm đã biến mất trong 5 tuần qua, toàn bộ thành tựu việc 15 lOMoAR cPSD| 46831624
làm tích cóp được kể từ Đại Suy thoái (2008 - 2009) bị quét sạch. Tỉ lệ thất nghiệp
của Mỹ trong tháng 3 đạt 4,4% - mức cao nhất kể từ tháng 8/2017, theo Cục Thống kê Lao động Mỹ.
Dù vậy, Mỹ không phải nền kinh tế duy nhất phải đối mắt với tình trạng thất
nghiệp gia tăng. Australia và Hàn Quốc cũng ghi nhận tỉ lệ thất nghiệp tăng, một số
nhà kinh tế cảnh báo tình hình có thể chuyển biến xấu hơn.
2.1.2. Ngành dịch vụ oằn mình chống đỡ
Ngành dịch vụ là nguồn tăng trưởng và việc làm chính cho nhiều quốc gia, bao
gồm cả Mỹ và Trung Quốc - hai nền kinh tế và cũng là hai thị trường tiêu dùng lớn
nhất thế giới. Tuy nhiên, cả hai nước đều báo cáo mức sụt giảm mạnh về doanh số
bán lẻ vì các biện pháp kiểm soát đại dịch buộc vô số cửa hàng phải đóng cửa và
người tiêu dùng phải ở yên trong nhà.
Doanh số bán hàng trực tuyến tăng ở một số nhà bán lẻ, chẳng hạn như
Amazon. Dù vậy, mức tăng này cũng không thể bù lại đà sụt giảm chung của toàn ngành dịch vụ.
"Chi tiêu hộ gia đình phục hồi chậm củng cố quan điểm của chúng tôi rằng trên
toàn cầu, người tiêu dùng không thể quay lại cửa hàng mua sắm ngay khi các lệnh
hạn chế được dỡ bỏ", nhóm nhà phân tích của Oxford Economics viết trong báo cáo. lOMoAR cPSD| 46831624
Thêm vào đó, nhu cầu hàng hóa giảm còn làm trầm trọng thêm những thách
thức mà các nhà sản xuất phải đối mặt. Cho nên, các nhà máy trên khắp nước Mỹ,
châu Âu và châu Á đều báo cáo sản lượng sụt giảm trong tháng qua.
2.1.3. Thương mại bị ảnh hưởng nặng nề
Thương mại toàn cầu, vốn đã chững lại trong năm 2019, dự kiến sẽ tiếp tục đi
xuống trong năm nay. Trong dự báo mới nhất công bố trong tháng 4, Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) cho biết kim ngạch thương mại toàn cầu năm 2020 có
thể lao dốc 12,9% hoặc 31,9% so với cùng kì năm ngoái, tùy thuộc vào quĩ đạo của
nền kinh tế thế giới. "Dưới cả hai kịch bản, tất cả các khu vực trên toàn cầu đều sẽ
ghi nhận mức giảm hai chữ số trong giá trị xuất và nhập khẩu năm 2020", WTO cho 17 lOMoAR cPSD| 46831624 hay.
2.1.4. Kinh tế toàn cầu khó thoát khỏi suy thoái năm 2020
Tác động kinh tế của đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều tổ chức hạ dự báo tăng trưởng năm nay.
Vào đầu tháng 4, IMF dự báo nền kinh tế toàn cầu sẽ giảm 3% trong năm 2020.
Chỉ có một số ít nền kinh tế, chẳng hạn như Trung Quốc và Ấn Độ, được dự đoán sẽ
tăng trưởng, tuy nhiên tốc độ cũng sụt giảm đáng kể.
2.2. TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID – 19 LÊN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM lOMoAR cPSD| 46831624
Bảng tóm tắt chi tiết đánh giá mức độ tác động của dịch Covid-19 đối với các ngành kinh tế của Việt Nam 2020 19 lOMoAR cPSD| 46831624 20