Tiểu luận: Tìm hiểu một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng trẻ em lứa tuổi tiểu học và các biện pháp phòng tránh | Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội
Tiểu luận: Tìm hiểu một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng trẻ em lứa tuổi tiểu học và các biện pháp phòng tránh của Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 29 trang giúp bạn tham khảo, ôn tập và hoàn thành tốt bài tập của mình đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI KHOA SƯ PHẠM
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
TÌM HIỂU MỘT SỐ BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN DINH DƯỠNG TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH
Họ và tên sinh viên: Vũ Thanh Vân
Lớp: GDTH D2022B
Giáo viên hướng dẫn: Th. S Nguyễn Thị Bình
Hà Nội, tháng 12, năm 2022
1
MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài 4
- Mục tiêu của đề tài 4
- Đối tượng nghiên cứu và khách thể của nghiên cứu… 5
- Nhiệm vụ nghiên cứu… 5
- Ý nghĩa đề tài 5
CHƯƠNG 1. TÌM HIỂU VỀ CÁC BỆNH VỀ DINH DƯỠNG Ở TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
- Tìm hiểu vấn đề cơ bản về dinh dưỡng, thực trạng dinh dưỡng ở lứa tuổi tiểu học hiện nay… 6
- Dinh dưỡng là gì?. 6
- Tầm quan trọng về tiêu hóa dinh dưỡng ở trẻ em lứa tuổi Tiểu học… 6
- Thực trạng tiêu hóa dinh dưỡng ở lứa tuổi Tiểu học… 6
- Tìm hiểu về các bệnh liên quan đến dinh dưỡng… 7
- Cách phòng tránh bệnh nói chung và xây dựng chế độ dinh dưỡng tham khảo cho học sinh Tiểu học… 19
- Tìm hiểu vấn đề cơ bản về dinh dưỡng, thực trạng dinh dưỡng ở lứa tuổi tiểu học hiện nay… 6
CHƯƠNG 2. TÌM HIỂU VỀ NỘI DUNG DINH DƯỠNG TRONG CHƯƠNG
TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 CẤP TIỂU HỌC
- Phân tích mục tiêu dạy học nội dung dinh dưỡng trong chương trình GDPT 2018 cấp Tiểu học… 20
- Nội dung và yêu cầu cần đạt khi dạy nội dung dinh dưỡng trong chương trình GDPT
- Yêu cầu về năng lực… 20
- Yêu cầu về nội dung… 20
2
- Một số phương pháp và phương tiện dạy học nội dung các bệnh dinh dưỡng……21
- Phương pháp và kỹ thuật dạy học… 21
- Một số phương tiện dạy học… 21
- Một số phương pháp và phương tiện dạy học nội dung các bệnh dinh dưỡng……21
- Kết luận… 22
- Đề nghị 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1. Chỉ số Z-Score và bảng đánh giá thể trạng cơ thể ở trẻ em
PHỤ LỤC 2. Chỉ số BMI và bảng tính chỉ số BMI chuẩn cho trẻ em lứa tuổi từ 6 đến 10 tuổi
PHỤ LỤC 3. Thực đơn dinh dưỡng tham khảo cho trẻ em Tiểu học.
PHỤ LỤC 4. Bảng tham khảo về tiêu thụ năng lượng ca-lo với một số hoạt động nhất
định (dùng để tham khảo cho trẻ lên kế hoạch hoạt động thể chất)
3
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Với mỗi một quốc gia thì trẻ em luôn được coi là yếu tố ưu tiên hàng đầu, nhận được sự quan tâm lớn từ gia đình, xã hội và nhà nước bởi chính thế hệ các em được coi là tương lai của cả một đất nước. Trong đó lứa tuổi học sinh Tiểu học là giai đoạn có vai trò quan trọng giúp hình thành nhiều kỹ năng và kiến thức về cuộc sống trong những năm đầu đời. Đồng thời đây cũng là giai đoạn nhạy cảm, chuẩn bị bước vào thời kỳ dậy thì cần sự quan tâm lớn từ gia đình, thầy cô và nhà trường khi trẻ có nhiều chuyển biến không chỉ về thể chất mà còn về tinh thần trí tuệ. Bên cạnh việc quan tâm đến tình hình học tập của các em thì việc chú ý đến các vấn đề về dinh dưỡng ở lứa tuổi này cũng là một trong những điều quan trọng cần sự lưu tâm từ phía gia đình và nhà trường. Do ở độ tuổi này các em có xu hướng mải chơi và chủ quan, cộng thêm vốn hiểu biết về sinh dưỡng vẫn còn ít nên khả năng mắc các bệnh liên quan đến dinh dưỡng là khá cao. Có một thực tế đáng lo ngại phụ huynh thường cho rằng các bệnh dinh dưỡng mà trẻ gặp phải ở độ tuổi này thường là các bệnh nhẹ và có thể chữa khỏi chỉ bằng các loại thuốc thông thường dẫn đến tâm lý chủ quan và các sai lầm trong việc phòng tránh và chữa bệnh cho trẻ. Theo như thầy thuốc nhân dân, đồng thời là Nguyên Viện phó viện dinh dưỡng quốc gia -PGS. TS. BS Lê Bạch Mai đã từng chia sẻ: “Có thể kể đến rất nhiều bệnh lý dinh dưỡng phổ biến ở trẻ em hiện nay như: thấp còi, nhẹ cân, suy dinh dưỡng, béo phì, kém hấp thu…Đây đều là những bệnh lý có liên quan đến sức khỏe và tầm vóc hiện tại cũng như tương lai của trẻ, tuy nhiên ít được phụ huynh quan tâm đúng lúc”. Nếu tình trạng trên còn tiếp tục kéo dài có thể dẫn tới hậu quả đáng tiếc là khiến trẻ bị giới hạn hoặc nghiêm trọng hơn là mất đi vĩnh viễn một cơ hội có một cơ thể khỏe mạnh, phát triển hoàn thiện về xương, cũng như đạt được trí thông minh tối ưu mà đáng lẽ trẻ có thể đạt được. Nhận thức được sự nguy hiểm của các bệnh lý về dinh dưỡng cũng như tầm quan trọng nhận thức đúng về các bệnh lý này, em đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Một số bệnh lý liên quan đến dinh dưỡng trẻ em lứa tuổi Tiểu học và cách phòng tránh”. Hơn thế, với vai trò là một người giáo viên trong tương lai, em cho rằng chủ động nghiên cứu và tìm hiểu về các căn bệnh liên quan đến dinh dưỡng ở lứa tuổi Tiểu học sẽ có hiệu quả trong việc phối hợp cùng với nhà trường và phụ huynh học sinh trong việc phòng tránh, kịp thời phát hiện và có những cách chữa trị hợp lý.
Mục tiêu của đề tài
-Nghiên cứu và cung cấp những thông tin căn bản về các bệnh liên quan đến dinh dưỡng thường gặp ở lứa tuổi Tiểu học.
-Xây dựng, đề xuất các cách tổ chức hoạt động liên quan đến giáo dục dinh dưỡng cho trẻ Tiểu học theo chương trình giáo dục mới năm 2018.
4
Đối tượng của nghiên cứu và khách thể nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là các em học sinh lứa tuổi Tiểu học (có độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi). Trong độ tuổi này các em thường ít có những hiểu biết đúng đắn và sâu sắc về dinh dưỡng cũng như ý thức được về các bệnh dinh dưỡng có thể gặp trong lứa tuổi học đường và cách phòng tránh. Khách thể nghiên cứu chính là những căn bệnh có liên quan đến dinh dưỡng ở lứa tuổi Tiểu học.
Nhiệm vụ nghiên cứu
-Các bệnh lý liên quan đến vấn đề dinh dưỡng lứa tuổi tiểu học trên các phương diện: định nghĩa, biểu hiện, nguyên nhân, tác hại, cách phòng tránh nói riêng cho từng bệnh.
-Biện pháp phòng tránh các bệnh về dinh dưỡng nói chung và chế độ dinh dương hợp lý cho trẻ Tiểu học.
-Phương pháp dạy học về vấn đề dinh dưỡng cho trẻ em lứa tuổi Tiểu học.
Ý nghĩa đề tài
-Đem đến những hiểu biết căn bản cho học sinh từ đó rèn luyện cho học sinh cách xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bản thân và chủ động phòng tránh các bệnh có thể gặp ở lứa tuổi của các em.
-Là nguồn tài liệu tham khảo cho các bậc phụ huynh phối kết hợp cùng với giáo viên và nhà trường trong việc phòng tránh, kịp thời phát hiện và định hướng cách chữa bệnh cho các em học sinh trong trường hợp không may mắc bệnh
-Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc từ giáo viên, nhà trường đến các em học sinh bên cạnh việc chú trọng học tập sinh hoạt tại trường.
5
PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1. TÌM HIỂU VỀ CÁC BỆNH VỀ DINH DƯỠNG Ở TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
Tìm hiểu vấn đề cơ bản về dinh dưỡng, thực trạng dinh dưỡng ở lứa tuổi Tiểu học hiện nay.
- Dinh dưỡng là gì?
Dinh dưỡng ở người là việc cung cấp các chất cần thiết (dưới dạng thức ăn) để hỗ trợ sự sống. Nó bao gồm các hoạt động ăn uống, hấp thu các chất, vận chuyển và sử dụng các chất cần thiết và cuối cùng là bài tiết các chất thải cặn bã.
Các chất dinh dưỡng chia thành các nhóm cơ bản như chất đạm, chất béo, chất bột đường, chất xơ, vitamin và các chất khoáng. Việc kết hợp các nhóm thực phẩm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng sẽ đem đến cho trẻ sự phát triển hoàn thiện nhất.
Hình 1. Nhóm các chất dinh dưỡng cơ bản
- Tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với lứa tuổi tiểu học.
Dinh dưỡng là một vấn đề vô cùng quan trọng cho sự phát triển của trẻ nhỏ, trong đó có trẻ em lứa tuổi Tiểu học vì trong giai đoạn này các em đang phát triển mạnh mẽ đồng thời cũng là thời điểm các em chuẩn bị bước vào lứa tuổi dạy thì với những biến chuyển lớn về cả thể chất lẫn tinh thần. Dinh dưỡng được cung cấp qua thức ăn không chỉ để trẻ phát triển về thể chất mà còn cung cấp năng lượng cần thiết cho trẻ học tập.
- Thực trạng vấn đề dinh dưỡng ở lứa tuổi Tiểu học.
Ngày nay khi xã hội càng phát triển, với những lối sống và sinh hoạt chưa tốt nên việc ăn
uống của trẻ được thực hiện chưa hợp lý dẫn tới xuất hiện không ít những bệnh liên quan
6
tới vấn đề dinh dưỡng. Chẳng hạn như chế độ ăn uống không khoa học trong thời gian dài dẫn tới một số căn bệnh thiếu vi chất dinh dưỡng với các hầu hết các chất như: sắt, i-ốt, kẽm… Hoặc cũng có thể tạo ra các căn bệnh mà ngày nay người ta thường gọi với cái tên “gánh nặng kép” của nền kinh tế nước nhà khi tình trạng trẻ thừa cần béo phì tăng rất nhanh trong khi tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng lại giảm vô cùng chậm.
Các bệnh lý liên quan đến dinh dưỡng ở trẻ em lứa tuổi tiểu học và cách phòng tránh.
Bệnh suy dinh dưỡng
- Định nghĩa:
Bệnh suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đủ các năng lượng từ nhóm chất dinh dưỡng cơ bản như chất đạm, protein, các chất khoáng và một số yếu tố vi lượng khác, khiến cho cơ thể không thể phát triển bình thường. Căn bệnh suy dinh dưỡng thường sẽ được chia thành các loại với một số đặc điểm căn bản như sau.
-Suy dinh dưỡng cấp độ 1 (SDD thể nhẹ cân).
+ Trẻ có chỉ số cân nặng sẽ thấp hơn các bạn đồng độ tuổi và giới tính (tức là <-2SD)
+Lúc này bệnh lý suy dinh dưỡng mới bắt đầu diễn ra và không có nhiều vấn đề đáng ngại.
+ Trẻ thường có những biểu hiện như vẫn còn thèm ăn và chưa mắc các vấn đề về tiêu hóa
-Suy dinh dưỡng cấp độ 2 (SDD thể thấp còi)
+ Cân nặng của trẻ có thể dao động ở mức cân bằng hoặc thấp hơn nhưng chiều cao thì luôn thấp hơn so với các bạn đồng trang lứa (về độ tuổi và giới tính)
+ Lúc này sự thiếu hụt dinh dưỡng đã diễn ra trong thời gian dài, bắt đầu trở nặng và ảnh hưởng đến việc phát triển tầm vóc ở trẻ.
-Suy dinh dưỡng cấp độ nặng
+ Trường hợp này trẻ được nuôi dưỡng với khối lượng thức ăn khá nhiều nhưng lại có sự chênh lệch cung cấp các chất dẫn đến mất cân bằng về chất dinh dưỡng.
+ Trong giai đoạn này trẻ thường có biểu hiện các biến chứng như: phù ở mi mắt, mặt và hai chi dưới (hay còn được gọi là suy dinh dưỡng thể phù) hoặc có vẻ mặt gầy, các bắp thịt teo nhỏ, nhão và mất hẳn (suy dinh dưỡng thể teo đét).
7
Hình 2. Hình ảnh minh họa
- Thực trạng của bệnh suy dinh dưỡng trẻ em lứa tuổi Tiểu học tại Việt Nam.
Theo kết quả được Bộ Y Tế công bố vào ngày 15/04/2021 tại “Hội nghị công bố kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2017-2020” tổ chức tại Hà Nội về tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em học đường (từ 5 đến 19 tuổi) trong đó có lứa tuổi Tiểu học đã giảm xuống còn 14.8% (so với năm 2010 trước đó tỉ lệ này ở mức 23.4%).
Tuy tỉ lệ suy dinh dưỡng đã có sự giảm sút nhưng vẫn có tình trạng chênh lệch giữa các vùng miền như giứa thành thị, nông thôn và miền núi.
- Nguyên nhân của bệnh suy dinh dưỡng
-Trước hết là do chế độ ăn uống thiếu khoa học, lành mạnh ở trẻ nhỏ.
Trẻ thường có xu hướng chỉ ăn những gì chúng thích. Ví dụ như mọt đứa trẻ thường sẽ ăn rất nhiều các thực phẩm có chứa chất đạm như thịt, trứng mà ít quan tâm đến rau xanh và những lợi ích mà nó mang lại. Điều này khiến trẻ thích thú và ăn ngon miệng hơn nhưng lâu dần đã làm xuất hiện việc mất cân bằng dinh dưỡng.
-Do vấn đề tâm lý xã hội
Cha mẹ thường bắt ép con cái ăn quá nhiều thức ăn với quan niệm rằng như vậy mới có thể hấp thu và phát triển tốt nhất. Điều này vô tình đã ám ảnh trẻ, khiến chúng có tâm lý sợ hãi và gây ra cảm giác biếng ăn, sợ ăn.
-Trẻ thường xuyên mắc các bệnh bị nhiễm khuẩn đường hô hấp hay đường ruột phải sử dụng thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn gây bệnh hoặc đau ốm kéo dài.
Việc uống các loại thuốc kháng sinh đó vào cơ thể tuy có thể làm tình trạng bệnh lý giảm nhưng lại ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của các em vì các chất trong kháng sinh sẽ cùng lúc diệt cả vi khuẩn gây bệnh và vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giảm quá trình lên men thức ăn khiến các em kém hấp thu và sinh ra tình trạng biếng ăn.
- Hậu quả của bệnh suy dinh dưỡng
8
-Làm giảm phát triển về mặt thể chất của trẻ.
Nguyên do nằm ở chỗ suy dinh dưỡng sẽ khiến cho việc phát triển của các cơ quan bị giảm, nhất là hệ cơ xương khớp. Điều này đã làm ảnh hưởng trực tiếp việc phát triển chiều cao, cân nặng và tầm vóc nói chung của trẻ. Suy dinh dưỡng dẫn tới các tình trạng phổ biến như: còi xương hay chân tay yếu…Các em sẽ rất thiệt thòi trong các hoạt động lao động thể chất đòi hỏi nhiều sức lực. Học sinh thường tỏ ra mệt mỏi, uể oải và kém linh hoạt, rất dễ có cảm giác tự ti mặc cảm với bạn bè.
-Làm giảm phát triển về mặt trí tuệ.
Lý giải cơ chế mà dinh dưỡng ảnh hướng đến não bộ thần kinh của trẻ như sau: Thức ăn đi vào cơ thể được tiêu thụ và ảnh hưởng đến các tiền chất sẵn có (các chất được chuyển hóa trong cơ thể từ trước) trong việc tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh. Các vitamin và chất khoáng được cung cấp từ thực phẩm ăn hàng ngày cũng là yếu tố cần thiết cho các enzym làm nhiệm vụ tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh. Chất béo có thu nhận được từ quá trình chúng ta ăn uống sẽ làm thay đổi thành phần của màng tế bào thần kinh và vỏ myelin tác động đến chức năng của tế bào thần kinh.
Như vậy việc thiếu hụt dinh dưỡng sẽ làm giảm phát triển trí não, trẻ chậm chạp hơn so với các bạn cùng lứa tuổi, giảm khả năng tiếp thu và giao tiếp với xã hội. Điều này làm giảm thành tích học tập, giảm năng suất lao động của các em.
-Tăng các nguy cơ mắc phải các bệnh lý khác.
Bởi lẽ trẻ suy dinh dưỡng thường sẽ thiếu hụt một lượng lớn các loại vitamin như vtamin C hoặc vitamin A. Các chất này đóng vai trò quan trọng trong việc miễn nhiễm, chống ô- xi hóa, phát triển tế bào biểu mô và tăng trưởng. Chính vì vậy, khi trẻ bị thiếu dinh dưỡng thì chức năng bảo vệ da và niêm mạc sẽ bị giảm sút, trẻ sẽ dễ bị quáng gà, tiêu chảy và viêm đường hô hấp.
- Phòng tránh suy dinh dưỡng.
-Cần cung cấp khẩu phần dinh dưỡng hợp lý, đa dạng và cân đối
+Các em học sinh cần được cung cấp đầy dủ dinh dưỡng cho bữa sáng vì bữa sáng rất quan trọng, khoảng 30% tổng số năng lượng được đưa vào cơ thể nằm ở bữa sáng. Ngoài ra cần chú ý đa dạng bữa ăn của trẻ và chia thành các bữa phụ nhất định trong ngày với mức độ dinh dưỡng vừa phải để đảm bảo quá trình tiêu thụ các chất dinh dưỡng diễn ra đạt hiệu quả cao.
9
Hình 3. Nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn cơ bản
-Khám sức khỏe định kỳ
+Nên thường xuyên đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ bằng cách kiểm tra cân nặng, chiều cao hàng tháng và có ghi chú lại để nắm được tình hình phát triển của trẻ.
+Trẻ nên được tẩy giun 6 tháng một lần
-Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như điều trị các bệnh tiêu chảy và nhiễm khuẩn. Tránh được các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa có thể làm giảm tình trạng suy dinh dưỡng.
-Bổ sung các vi chất dinh dưỡng cho trẻ. Ví dụ như sắt, kẽm, vitamin A và iod
+ Lượng sắt mà một trẻ có độ tuổi từ 4 đến 8 tuổi nên tiêu thụ một ngày là 10mg. Sắt có nhiều trong các thực phẩm như: thịt nạc, ngũ cốc tăng cường, các loại hạt đậu, đậu phụ, trứng, đậu Hà Lan…
Hình 4. Các thực phẩm bổ sung nhiều sắt cho trẻ
10
+ Việc bổ sung lượng kẽm tùy thuộc về cả độ tuổi và giới tính. Thông thường lượng kẽm được khuyến cáo cho trẻ từ 1 đến 8 tuổi là 3 đến 5mg mỗi ngày và tăng dần lên theo lứa tuổi. Các sản phẩm có chứa nhiều kẽm: các loài động vật có vỏ, sữa, trứng…
+Vitamin A có vai trò quan trọng trong việc làm trẻ sáng mắt và chúng thường có trong các loại thực phẩm như: bí đỏ, đu đủ, cà rốt, cà chua…
Hình 5. Các thực phẩm giàu vitamin A
+ Bổ sung i-ốt: Trẻ từ 1 đến 8 tuổi cần có 90mg i-ốt mỗi ngày. Chúng ta có thể tìm tháy chúng trong các thực phẩm sau đây: cá biển, cua ghẹ biển, tảo biển, nước mắm, rau cần, khoai tây.
Bệnh thừa cân, béo phì.
- Định nghĩa
Theo Tổ chức Y Tế Thế giới đã định nghĩa: “Thừa cân là khi cơ thể có trọng lượng vượt quá cân nặng “nên có” so với chều cao. Béo phì là tình trạng bệnh lý đặc trưng bởi tích lũy mỡ thừa thái quá hoặc không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể”.
Béo phì có thể chia thành nhiều phân mức ví dụ như phụ thuộc vào hình thái bệnh sinh,
béo phì theo độ tuổi. Ngoài ra còn có cách phân loại theo hình thái mô mỡ và theo mức độ.
Hình 6. Trẻ thừa cân, béo phì
11
- Thực trạng của thừa cân béo phì
Trái lại với sự giảm thiểu của tỷ lệ trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng, tỷ lệ trẻ em thưa cân béo phì có xu hướng tăng và trở thành một trong những “gánh nặng kép “đối với nền kinh tế của quốc gia.
Năm 2019, Viện dinh dưỡng quốc gia đã thực hiện một cuộc khảo sát trên 5000 học sinh các cấp từ tiểu học, THCS, THPT tiến hành trên 5 tỉnh, thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Nghệ An, Sóc Trăng và kết quả kết luận được rằng: tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ em tiểu học chiếm tỷ lệ cao hơn các cấp học khác (Tiểu học là 29% trong khi cấp THCS và THPT lần lượt là 19% và 9.5%).
Cũng theo báo cáo của Bộ Y Tế trong hội nghị tổng kết các vấn đề dinh dưỡng được tổ chức vào năm 2021 đã cho biết: Tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì đã tăng lên đáng kể chỉ sau hơn 10 năm (từ 8,5% trong năm 2010 lên thành 19.0% vào năm 2020).
Giữa hai khu vực thành thị và nông thôn có sự chênh lệch không nhiều (khoảng 26.8% với khu vực thành thị và ở nông thôn là 18.3%). Khu vực miền núi có tỷ lệ thấp, theo ước tính đến năm 2020 là 6.9%
Hình 7. Tình trạng thừa cân, béo phì ở học sinh các cấp học, khảo sát tiến hành năm
2019 trên 5 tỉnh, thành phố.
(Nguồn: Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam. Đơn vị: %)
- Nguyên nhân của thừa cân, béo phì.
-Chế độ ăn uống không lành mạnh, sai cách, thiếu hiểu biết về dinh dưỡng.
+ Trẻ có xu hướng ăn quá nhiều thực phẩm mà chủ yếu chứa chất đạm, có lượng dầu mỡ quá lớn.
12
+ Trẻ ăn vặt vào buổi tối trước khi đi ngủ
Việc ăn những thực phẩm chứa lượng dinh dưỡng lớn, quá nhu cầu cần thiết của cơ thể sẽ gây ra hiện tượng năng lượng dư thừa và tích lũy mỡ trong cơ thể gây ra tình trạng béo phì. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra béo phì ở trẻ em.
Hình 8. Giới trẻ ngày càng sử dụng nhiều đồ ăn đã qua chế biến sẵn
-Thói quen ít vận động
Việc lạm dụng các thiết bị điện tử, hạn chế vận động, di chuyển cũng là một trong những nguyên nhân gây ra thừa cân béo phì ở trẻ Tiểu học. Nếu trẻ sử dụng các thiết bị này trong thời gian dài, không tham gia các hoạt động vận động thể lực bên ngoài không chỉ dễ dàng gây ra thừa cân béo phì mà cũng có thể khiến trẻ mắc các bệnh, tật về cổ và cột sống bởi thời cúi gập cổ trong thời gian dài.
Trẻ ở lứa tuổi này cha mẹ thường là tấm gương cho các bạn nhỏ noi theo nên chính việc thói quen vận động của cha mẹ chưa hợp lý cũng có thể khiến trẻ học tập.
Hình 9. Trẻ em ngày càng bị lôi cuốn vào các hoạt động này mà lơ là việc thường xuyên luyện tập để rèn luyện thể chất.
-Các yếu tố liên quan đến di truyền.
Trạng thái thừa cân béo phì ở trẻ có thể được di truyền lại từ bố mẹ. Khi bố mẹ là người thừa cân béo phì thì trong cơ thể của họ có thể có sẵn các gen tiêu hao năng lượng, điều hòa các chất và sự phát triển của tế bào mỡ.
13
Thực tế đã chứng minh
+ Nếu trẻ có bố hoặc mẹ mắc thừa cân béo phì thì có đến 50% trẻ sẽ gặp phải tình trạng thừa cân béo phì
+ Trong trường hợp cả bố và mẹ của trẻ đều mắc thừa cân béo phì thì có đến khoảng 80% khả năng trẻ có thể gặp phải thừa cân béo phì trong tương lai nếu không có chế độ dinh dưỡng và luyện tập cẩn thận.
Trên thế giới cũng xuất hiện một hội chứng có tên là Prader Willi xảy ra bởi sự biến đổi của nhiễm sắc thể số 15, gây ảnh hưởng đến vùng dưới đồi có trong não bộ, từ đó gây ra cảm giác thèm ăn và dẫn đến nguy cơ cao về béo phì.
Hình 10. Đặc điểm chính của hội chứng Prader Willi là xuất hiện cảm giác đói liên tục từ lúc 2 tuổi.
-Ngủ ít cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới thừa cân béo phì.
Nhiều trẻ em và cả phụ huynh đều cho rằng chỉ cần ăn uống đầy đủ chất và tập luyện thường xuyên là có thể tránh được quy cơ bị bệnh thừa cân béo phì. Tuy nhiên, việc ngủ đủ giấc là một chìa khóa để kiểm soát cân nặng cho trẻ em và người ở độ tuổi thanh thiếu niên. Bởi lẽ ngủ ít hay ngủ nhiều đều sẽ gây ra hiện tượng làm rối loạn giấc ngủ, khi đó cơ thể sẽ tiết ra hai loại hóc-môn là Ghrelin và Leptin. Hai loại hóc-môn này có tác dụng kích thích cảm giác thèm ăn, làm tăng quá trình sản xuất chất béo và làm cho chúng ta tăng cân.
- Tác hại của thừa cân, béo phì ở lưa tuổi Tiểu học.
-Việc thừa cân béo phì thường gây ảnh hưởng tâm lý xã hội. Trẻ thường có tâm lý tự ti, xấu hổ khi bị bạn bè trêu chọc hoặc khi xuất hiện trước đám đông.
-Tình trạng thừa cân béo phì khiến quá nhiều mỡ thừa chèn vào các cơ quan như tim, gây ảnh hưởng lớn đến quá trình vận chuyển và lưu thông máu trong cơ thể. Máu khó lưu thông dẫn áp lực vào thành mạch tăng cao gây cho huyết áp vượt quá mức bình thường cho phép. Ngoài ra trẻ cũng dễ mắc một số bệnh lý nghiêm trọng như gan nhiễm mỡ, tim mạch…
-Trẻ thừa cân béo phì thường xảy ra quá trình dậy thì sớm.
14
Nghiên cứu khoa học cho biết khi cơ thể tích lũy đủ chất có tên gọi là leptin thì quá trình dậy thì sẽ bắt đầu diễn ra. Các bé gái ở độ tuổi này nếu mắc phải tình trạng thừa cân béo phì dẫn tới nồng độ leptin trong cơ thể cao thì thường sẽ xảy ra quá trình dậy thì sớm hơn những bạn đồng trang lứa. Nếu cơ thể dậy thì quá sớm sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển chiều cao ở trẻ (khi xương phát triển quá nhanh dẫn đến ngừng phát triển sớm hơn bình thường).
- Cách phòng tránh tình trạng thừa cân béo phì ở học sinh Tiểu học.
-Khuyến khích trẻ vận động thể lực.
Điều này giúp hạn chế thời gian trẻ thực hiện các hoạt động trong nhà không tiêu hao năng lượng như ăn vặt, ngủ. Các chuyên gia khuyên rằng nên giảm thời gian xem TV và chơi game của trẻ xuống dưới 2 giờ/ ngày.
-Xây dựng lịch trình học tập- nghỉ ngơi khoa học.
Ngủ đủ giấc cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp trẻ tránh được những yếu tố thừa cân béo phì, thời điểm thích hợp đi ngủ là vào trước 22 giờ trong ngày.
-Có chế độ ăn uống hợp lý, cân đối.
+ Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm, tăng cường ăn các loại thực phẩm như cá, hải sản, rau xanh và hạn chế các chất béo, đường, các đồ ăn vặt, các nước uống đóng chai và nước ngọt có ga…
Hình 11. Hình ảnh minh họa
+ Có thể thay các gạo bằng ngô, khoai hoặc gạo lứt để giảm chất đường bột, tránh gây béo phì. Theo nghiên cứu của Bác sĩ Taubes được đề cập đến trong cuốn sách “Calo tốt, calo xấu” (xuất bản năm 2007) thì việc tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều chất đường bột sẽ làm sản sinh ra một loại hooc-môn có tên là isullin. Loại hooc-môn này sẽ lấy đi những chất dinh dưỡng đã được hấp thụ vào máu và làm cho người ta cảm thấy chưa thỏa mãn cơn đói, thậm chí ngay cả sau khi vừa mới ăn. Hàm lượng chất đường bột có trong một số thực phẩm như gạo, ngô, khoai sắn và khoai tây lần lượt là 80%, 70%, 25% và 20%
15
+ Đối với những trẻ đang trong tình trạng béo phì khi chọn thực phẩm nên cân nhắc về lượng ca-lo có trong mỗi thực phẩm đó được in trên bao bì.
-Thường xuyên kiểm tra, theo dõi và giám sát cân nặng của trẻ, phổ cập kiến thức cho trẻ về tác hại của căn bệnh béo phì để trẻ tự ý thức và rèn luyện bản thân.
+ Tăng cường hiểu biết của cộng đồng và của trẻ về béo phì và các căn bệnh mãn tính có thể xảy ra khi trưởng thành. Một trong những công cụ hữu ích giúp gia đình và trường học kiểm tra và xác định các trẻ có nguy cơ béo phì thừa cân là chỉ số Z-Score. Đây là loại chỉ số được dùng để đánh giá về tình trạng của trẻ, thường có tính chính xác cao. Kĩ năng này vừa có thể đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng cũng như béo phì ở trẻ.
(Tham khảo thêm phụ lục).
Bên cạnh đó chúng ta cũng có thể sử dụng chỉ số BMI (Body Mass Index)- Chỉ số khối cơ thể để xác định trình trạng thể chất của trẻ. Tuy nhiên chỉ số này thường được sử dụng cho người trưởng thành nhiều hơn- với những người lớn hơn 19 tuổi.
(Tham khảo thêm phụ lục)
+ Cùng trẻ tìm hiểu những thông tin cơ bản về dinh dưỡng, ví dụ mức tiêu thụ ca-lo tương đối khi chúng ta thực hiện các hoạt động hàng ngày. Từ đó tính ra để tiêu thụ lượng ca-lo vừa được nạp từ thực phẩm cần thực hiện những hoạt động nào.
Bệnh thiếu vi chất dinh dưỡng.
- Định nghĩa.
-Vi chất dinh dưỡng hay còn gọi là các nguyên tố vi lượng chủ yếu là các vitamin và chất khoáng cần thiết đối với sức khỏe của chúng ta. Hầu hết các vi chất dinh dưỡng này không thể tự tổng hợp trong cơ thể người mà cần dựa vào quá trình tiêu thụ thực phẩm ăn uống hàng ngày.
-Bệnh thiếu vi chất dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu hụt các chất khoáng và vitamin có vai trò quan trọng với sức khỏe của cơ thể. Một trong các chất thường gặp là vitamin A, kẽm, i-ốt, sắt, canxi, vitamin D…
- Tác hại của bệnh thiếu vi chất dinh dưỡng
Tuy cơ thể chúng ta chỉ cần một hàm lượng rất nhỏ các chất này nhưng không thể thiếu được. Nếu cơ thể không được cung cấp đầy đủ các chất này có thể gây ra các triệu chứng như rối loạn chức năng và dẫn đến phát sinh nhiều bệnh tật.
Dưới đây là tác hại cụ thể của một số loại vi chất dinh dưỡng nhất định.
+Thiếu vitamin A:
16
Nếu thiếu vitamin A hệ miễn dịch của cơ thể sẽ suy giảm. Đối với trẻ em lứa tuổi này biểu hiện rõ ràng nhất chính là việc kết mạc và giác mạc của trẻ sẽ bị khô làm cho việc tổng hợp ro-đôp-xin (một tế bào hình que, được tổng hợp từ protein và dẫn chất của vitamin A) giúp cho mắt nhìn được trong điều kiện ánh sáng hạn chế. Điều này gây ra các hiện tượng “quáng gà” hay chức năng thị giác bị rối loạn.
+ Thiếu vitamin B2:Việc thiếu vitamin B2 khiến trẻ chậm lớn, sút cân, tổn thương não bộ đồng thời chức năng hô hấp của trẻ cũng bị suy giảm, vết thương lâu lành, gây hiện tượng co cứng cơ (thường gọi là chuột rút). Nghiêm trọng hơn có thể gây ra trường hợp đục giác mạc và thể thủy tinh.
+ Thiếu vitamin C:
Vitamin C là một loại vitamin rất cần thiết cho quá trình tổng hợp protein và hình thành các chất hữu cơ cho cơ thể. Bên cạnh đó vitamin C còn tham gia quá trình vận chuyển ô- xi trong máu, trao đổi gluxit- nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, chiếm đến 70% trong khẩu phần ăn mỗi ngày. Thiếu vitamin C trong thời gian dài có thể dẫn đến rối loạn chức năng hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho các tế bào ung thư phát triển, gây ra các bệnh ngoài da hoặc các bệnh hoại huyết.
+ Thiếu vitamin D:
Gây ra rối loạn chuyển hóa giữa phốt-pho và canxi, dẫn đến ngăn cản sự phát triển chiều cao và độ đặc của xương, cũng như căn bệnh còi xương. Ngoài ra việc thiếu vitamin D cũng tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
- Nguyên nhân
-Chế độ ăn uống sai cách dẫn đến không nhận được đủ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm tiêu thụ hàng ngày.
-Trẻ gặp vấn đề trong việc tiêu hóa thức ăn dẫn tới thiếu các khoáng chất cần thiết. Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc trẻ mắc các bệnh như: các bệnh về gan, mật, ruột, tuyến tụy hoặc tuyến thận
- Cách phòng tránh bệnh thiếu vi chất dinh dưỡng.
-Bổ sung các vi chất dinh dưỡng từ các nguồn thực phẩm hàng ngày như:
+ Bổ sung vitamin A từ các loại thực phẩm: lòng đỏ trứng; cá; sữa; các loại rau củ quả có màu đỏ như gấc, cà rốt, cà chua, đu đủ chín, bí ngô; rau muống, rau dền; khoai lang, khoai sọ…
17
Hình 12. Các thực phẩm cung cấp vitamin A
+Các nguồn thực phẩm bổ sung vitamin B2. Loại vitamin này có nhiều trong các thực phẩm như cà chua, các hạt ngũ cốc, các loại rau như rau dền và rau xà lách, nội tạng động vật như gan, tim, một số thực phẩm khô như nấm hương, mộc nhĩ….
Hình 13. Các thực phẩm cung cấp vitamin B2
+ Bổ sung vitamin C từ các thục phẩm: các loại hoa quả như cam, quýt, chanh, khế; các loại rau củ như rau ngót, mồng tơi, củ cải, rau cải bắp, hành tươi; các loại sữa và sản phẩm từ sữa như sữa bò, sữa ngựa…
Hình 14. Các thực phẩm cung cấp vitamin C
18
+ Vitamin D là loại vitamin cơ thể con người có thể tự tổng hợp được dưới điều kiện tiếp xúc nhất định với tia cực tím từ ánh sáng mặt trời. Hầu như trong các loại trái cây và rau sẽ không chứa vitamin D, thay vào đó chúng ta có thể bổ sung vitamin D từ các loại thực phẩm như dầu cá, bơ sữa; lòng đỏ trứng của các loại gia cầm…
(Hình 15. Thực phẩm cung cấp vitamin D)
Cách phòng chống các bệnh dinh dưỡng ở trẻ Tiểu học nói chung.
a. Phòng chống các bệnh dinh dưỡng
-Thực hiện bữa ăn đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng.
+ Lên thực đơn đảm bảo cung cấp cho trẻ đầy đủ bốn nhóm chất cơ bản trong một bữa ăn:
chất đường bột, chất béo, chất đạm, chất khoáng và vitamin.
+ Ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm, thường xuyên thay đổi món cho thực đơn của trẻ, tránh nhàm chán và mất cân bằng dinh dưỡng khi trẻ ăn những món giống nhau quá thường xuyên.
+Cần cân đối giữa nguồn đạm thực vật và đạm động vật. Tương tự với việc sử dụng chất béo, thường xuyên linh hoạt sử dụng dầu thực vật (dầu ăn) và mỡ động vật (mỡ gà, mỡ lợn…).
Đối với các loại dầu ăn cần chú ý hàm lượng chất béo chưa bão hòa (axit béo chưa no, có nhiều nối đôi). Chất này nếu sử dụng nhiều có tác hại làm tăng lượng cholesterol trong máu, gây ra các bệnh về tim mạch hoặc tiểu đường Type 2). [Các loại chất béo có trong thực vật được gọi chung là Omega 3 (có tác dụng chống viêm) và Omega 6 (có tác dụng gây viêm). Cở thể con người, ngay cả trẻ em lứa tuổi này đều cần cả hai loại chất béo nhưng nên tuân theo một tỉ lệ thích hợp như 4:1 hoặc ít hơn] (1)
+Không nên ăn mặn: chỉ nên ăn < 4 gam/ ngày. Nên kết hợp ăn muối i-ốt để đảm bảo một số chức năng sau: chức năng của hệ thần kinh, hạn chế bệnh bướu cổ, tăng khả năng lọc thận và duy trì năng lượng cho cơ thể.
+ Nên uống đủ nước (đã được đun sôi hoặc đảm bảo an toàn, khoảng 1-1.5 lít/ ngày), chia thành nhiều lần uống để đảm bảo thận hoạt động bình thường.
19
-Xây dựng chế độ sinh hoạt, vận động thể lực hợp lý.
+ Sống năng động, tăng cường vận động thể lực. Trẻ có thể tham gia thực hiện một số bài tập do Vụ Thể Chất của Bộ DG-ĐT giới thiệu như sau:
(Hình 16, 17. Các bài tập rèn luyện hoạt động thể chất phù hợp cho trẻ Tiểu học)
Chương 2. TÌM HIỂU VỀ NỘI DUNG DINH DƯỠNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 CẤP TIỂU HỌC
Phân tích mục tiêu dạy học nội dung dinh dưỡng trong chương trình GDPT 2018
cấp Tiểu học.
Theo đổi mới trong chương trình GDPT 2018 của BGD-ĐT có mục tiêu giúp các em phát triển toàn diện về năng lực và phẩm chất, tiếp cận những kiến thức cơ bản về dinh dưỡng, chủ động phòng tránh những bệnh lý cơ bản liên quan đến dinh dưỡng thường gặp ở lứa tuổi học đường.
Nội dung và yêu cầu cần đạt khi dạy nội dung dinh dưỡng trong chương trình GDPT
2018 cấp Tiểu học.
- Yêu cầu về năng lực
+Năng lực nhận thức: Nắm bắt được các kiến thức cơ bản về bệnh lý liên quan đến dinh
dưỡng dựa trên các phương diện như đặc điểm, hậu quả và mức độ nguy hiểm của bệnh
+ Năng lực giao tiếp: Trẻ có thể nói lại ngắn gọn, rõ ràng những kiến thức mà mình học được cho bạn bè xung quanh, cùng nhau bàn luận vấn đề liên quan để hiểu thêm những gì mình đã học.
- Yêu cầu về nội dung
+Nhận thức khoa học: Kể tên một số bệnh liên quan đến vấn đề dinh dưỡng và trình bày
được ngắn gọn về đặc điểm, nguyên nhân của bệnh.
20
+ Vận dụng: Trẻ xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt: ăn- ngủ- nghỉ hợp lý dưới sự chỉ dẫn của giáo viên và nghiêm túc thực hiện để phòng chống các bệnh liên quan đến dinh dưỡng.
Một số phương pháp và phương tiện dạy học nội dung liên quan đến các bệnh dinh
dưỡng
- Phương pháp và kỹ thuật dạy học
Phương pháp và kĩ thuật chủ yếu: Lấy người học làm trung tâm
+Dạy học bằng cách cho trẻ tham gia các hoạt động để tự mình định hình kiến thức, sau đó
giáo viên sẽ là người sửa lỗi sai và chốt kiến thức cho các em.
Ví dụ: giáo viên cho học sinh lựa chọn các loại thực phẩm mà các em cho rằng sẽ giúp phòng chống các bệnh nhất định (lựa chọn từ mô hình thực phẩm mà giáo viên cung cấp). Hoặc khuyến khích các em đưa ra nguyên nhân dẫn đến các bệnh.
+Giáo viên chốt kiến thức bằng hệ thống sơ đồ tư duy có nhiều hình ảnh, màu sắc liên hệ và khối lượng kiến thức (chữ) hạn chế ở mức vừa đủ để giúp trẻ phát triển cả hai bán cầu não.
Hình 18. Sơ đồ tư duy minh họa.
+Tiến hành đánh giá kiến thức của các em thông qua các bản kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch mà các em đã lên sẵn dựa trên sự hướng dẫn của giáo viên.
- Một số phương tiện dạy học
+Hệ thống video, loa, tranh ảnh: để học sinh thấy được trực tiếp các biểu hiện, nguyên nhân và tác hại của bệnh đối với sức khỏe con người.
+Các vật mẫu (mô phỏng các loại thực phẩm theo bốn nhóm chất): dùng để tổ chức các hoạt động ứng dụng
+ Giấy, bút, màu để các em tự tạo ra bản kế hoạch sinh hoạt phù hợp.
21
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
- Kết luận
-Các bệnh liên quan đến dinh dưỡng tuy rằng không nghiêm trọng như các bệnh lý khác nhưng nếu tiếp diễn trong một thời gian dài và trở thành những căn bệnh mãn tính sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày khiến cho hiệu quả học tập của các em bị ảnh hưởng, hiệu quả học tập không cao
-Để chủ động phòng tránh các bệnh lý liên quan đến dinh dưỡng học đường lứa tuổi Tiểu học không chỉ dựa vào sự giáo dục, định hướng từ phía giáo viên và nhà trường mà cần có sự đôn đốc, hướng dẫn của gia đình các em trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cũng như luyện tập thể lực cho trẻ.
- Đề nghị
-Nhà trường có thể tổ chức các buổi sinh hoạt, chuyên đề về dinh dưỡng để truyền đạt đến các em kiến thức về dinh dưỡng, các bệnh lý thường gặp và cách phòng tránh.
-Tổ chức khám sức khỏe thường xuyên (theo năm học, theo quý) hoặc tìm ra giải pháp hướng dẫn các em tự đánh giá được khái quát sức khỏe của mình thông qua những chỉ số có thể tự tiến hành đo được tại nhà như chiều cao, cân nặng, nắm bắt được những biểu hiện khác lạ trên cơ thể của mình để kịp thời báo cho gia đình, thầy cô, nhà trường.
-Xây dựng bữa ăn học đường với chế độ dinh dưỡng chuẩn và hợp lý để đảm bảo dinh
dưỡng cần thiết cho các em có nhu cầu ăn bán trú tại trường.
Ví dụ như một bữa ăn dinh dưỡng học đường của trẻ em Nhật Bản được xây dựng và kiểm duyệt như sau: Tất cả đều là những nguyên liệu tươi được cung cấp bởi địa phương. Tại các trường sẽ có một người đảm nhận vai trò một giáo viên dinh dưỡng để thiết kế thực đơn cho các em vào mỗi tháng. Một thực đơn cần đảm bảo cân đối giữa trứng, cá, thịt và đậu phụ. Thực đơn này trước khi được đưa vào thực hiện chính thức sẽ nộp về Hội đồng giáo dục thanh phố (tương đương với Sở GD-ĐT của Việt Nam) để kiểm duyệt. Khi được thông qua, thực đơn này sẽ đảm bảo về chế độ dinh dưỡng của mỗi trường trong một thành phố là như nhau để tránh mất cân bằng dinh dưỡng và hạn chế những chênh lệch về kinh tế giữa mỗi em học sinh.
22
Hình 19. Hình ảnh về một bữa ăn tiêu chuẩn về dinh dưỡng cho trẻ em tiểu học tại
trường Tiểu học Umejima, Nhật Bản. Mỗi bữa ăn thường có giá 300 yên/ học sinh/ bữa
~hơn 60.000 VNĐ.
-Đẩy mạnh các tiết học giáo dục thể chất ở cấp Tiểu học. Bên cạnh việc xây dựng kế hoạch giảng dạy theo chương trình cũng có thể mở các lớp với bộ môn, hoạt động khác để đáp ứng nhu cầu và sở thích của các em.
Hình 20. Rajio Taiso được biết đến là một trong những bài tập thể dục “quốc dân” của Nhật Bản khi không chỉ phổ biến với các trường học mà với toàn dân. Bài tập này gồm các động tác đơn giản được tập theo nhạc, thường là từ radio
-Tăng cường sữa trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ.
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc đã thực hiện chương trình uống sữa học đường rất sớm và thu lại kết quả rất tích cực. Tại Việt Nam chương trình này được phê duyệt và triển khai chính thức vào năm 2006 và Bà Rịa-Vũng Tàu là những khu vực thực hiện đầu tiên. Cho đến ngày nay chương trình này đã được thực hiện trên phạm vi cả nước, với sự chung tay của phụ huynh, nhà trường, các đơn vị doanh nghiệp hàng triệu trẻ em đã có thể uống sữa khi đến trường.
23
Hình 21. Hình ảnh các em học sinh lớp 1A1, thuộc trường Tiểu học Đại Từ (khu vực Hoàng Mai, Hà Nội) thực hiện chương trình Sữa học đường do thành phố phối hợp triển khai cùng công ty Vinamillk
24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tài liệu tham khảo:
- Tạ Thúy Lan, Trần Thị Loan (2017). Giáo trình Sinh lí học trẻ em. Nhà xuất bản
Đại học Sư Phạm.
- PGS.TS Nguyễn Thanh Long chủ biên (5/2013). Hướng dẫn Thực hành dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho học sinh tiểu học trong nhà trường.
- Các websites tham khảo:
- PGS.TS Nguyễn Thanh Long chủ biên (5/2013). Hướng dẫn Thực hành dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho học sinh tiểu học trong nhà trường.
https://moh.gov.vn/tin-noi-bat/-/asset_publisher/3Yst7YhbkA5j/content/bo-y-te-cong-bo- ket-qua-tong-ieu-tra-dinh-duong-nam-2019-2020
https://healthvietnam.vn/thu-vien/tai-lieu-tieng-viet/nhi-khoa/bai-giang-nhi-khoa-suy- dinh-duong-tre-em
https://vov.vn/suc-khoe/benh-duong-tieu-hoa-va-van-de-suy-dinh-duong-o-tre- post944474.vov
https://dantri.com.vn/suc-khoe/tre-beo-phi-co-nguy-co-day-thi-som-than-trong-voi-cac- nhom-thuc-pham-nao-20211128173601005.htm
https://dantri.com.vn/suc-khoe/vi-sao-tinh-bot-khien-ban-tang-can
https://soyte.hanoi.gov.vn/kham-chua-benh-pho-bien-kien-thuc-y-hoc
http://cdc.ninhbinh.gov.vn/tin-tuc-su-kien/thong-tin-y-hoc/pho-bien-kien-thuc/thieu- vitamin-d-tre-em-tuoi-hoc-duong-o-viet-nam.html
https://eva.vn/suc-khoe/20-thuc-pham-giau-vitamin-c-c131a438043.html https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/giao-duc-the-chat/Pages/Default.aspx?ItemID=6618
https://youtu.be/ZObcfoWByw4 (Tiêu điểm dinh dưỡng-Bài học dinh dưỡng từ Nhật Bản- VTV24)
https://vtv.vn/suc-khoe/dinh-duong-cho-lua-tuoi-tieu-hoc-99000.htm
https://vnexpress.net/cham-soc-dinh-duong-cho-tre-mam-non-tieu-hoc-o-truong- 4127590.html
- Chú thích
(1). Theo đánh giá của TS. Nguyễn Đoàn Quân, Khoa Cấp Cứu, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. (Nguồn tham khảo: https://youtu.be/OuBnomCx4YA)
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng đánh giá chỉ số Z-Score ở trẻ em Tiểu học.
Hình 22. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ từ 5-10 tuổi dựa vào chỉ số Z-Score
Trong đó chỉ số Z-Score được tính như sau:
Hình 23. Công thức tính chỉ số Z-Score
Để có được kết quả chính xác thì phụ huynh vẫn nên đưa con em mình đến các cơ sở y tế để khám bệnh và nhận được tư vấn từ các y bác sĩ.
Phụ lục 2. Bảng đánh giá tiêu chuẩn Chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass Index).
Chỉ số BMI có thể được tính theo công thức như sau:
Hình 24. Công thức tính chỉ số khối cơ thể (BMI)
Dựa vào kết quả tính được, người ta có thể đánh giá về thể trạng dinh dưỡng của một người.
Hình 25. Nguồn ảnh Internet
Dưới đây là bảng tính chỉ số BMI tiêu chuẩn cho bé trai và bé gái tuổi từ 6 đến 10 tuổi.
(Bảng 01. Bảng tính chỉ số BMI chuẩn cho trẻ độ tuổi 6-10 tuổi.)
BÉ TRAI | BÉ GÁI | ||||
Chiều cao | Cân nặng | Tuổi | Chiều cao | Cân nặng | Tuổi |
115,1 cm | 20,2 kg | 6 | 116 cm | 20,5 kg | 6 |
120,8 cm | 22,4 kg | 7 | 121,7 cm | 22,9 kg | 7 |
126,6 cm | 25 kg | 8 | 127,3 cm | 25,4 kg | 8 |
132,5 cm | 28,2 kg | 9 | 132,6 cm | 28,1 kg | 9 |
138,6 cm | 32 kg | 10 | 137,8 cm | 31,2 kg | 10 |
Phụ lục 3. Thực đơn dinh dưỡng tham khảo cho trẻ em Tiểu học.
(Bảng 02. Nhu cầu về dinh dưỡng và chất đạm lứa tuổi Tiểu học)
Độ tuổi | Năng lượng | Chất đạm |
6 tuổi | 1600 ca-lo | 36g |
7-9 tuổi | 1800 ca-lo | 40g |
10-12 tuổi | 2100-2200 ca-lo | 50g |
Phụ huynh có thể lưu ý việc quy đổi dinh dưỡng từ thực phẩm như sau:
100g thịt nạc 150g tôm/cá 200g đậu phụ 2 quả trứng vịt
Hình 26,27,28,29. Những thực phẩm ví dụ trên đây là đều có giá trị dinh dưỡng tương đương và có thể thay thế cho nhau
Phụ lục 4. Mức tiêu thụ năng lượng ca-lo sử dụng khi thực hiện một số hoạt động cơ
bản (để làm căn cứ xây dựng kế hoạch luyện tập thể dục thường xuyên). (Bảng 03. Mức ca-lo được tiêu thụ theo một số hoạt động nhất định)
HOẠT ĐỘNG | LƯỢNG CA-LO TIÊU THỤ/ GIỜ |
Ngủ | 60 |
Xem TV | 75 |
Đi bộ | 230 |
Làm vườn | 275 |
Tập thể dục nhịp điệu | 330 |
Bơi | 460 |
Đạp xe | 590 |
Chạy | 880 |