-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận Tính chủ thể của tâm lý người - Tâm lý học đại cương | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Tiểu luận Tính chủ thể của tâm lý người - Tâm lý học đại cương | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tâm lý học đại cương (TLHĐC 001)
Trường: Học viện Ngoại giao
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
14:18 3/8/24
Nguyễn Thị LInh môn tâm lí học
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA NGÔN NGỮ ANH
Học phần: Tâm lý học đại cương
ĐỀ TÀI: Tính chủ thể của tâm lý người
Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Hải Thiện
Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thị Linh Lớp : T A47A1
Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2021 MỤC LỤC Trang
A. MỞ ĐẦU………...……..…………………………………….………... 2 about:blank 1/12 14:18 3/8/24
Nguyễn Thị LInh môn tâm lí học
1. Tính cấp thiết của đề tài….……….……………….………..…....….… 2
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………..3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………...3
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu……………………………..3
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài………………………….……...3
B. NỘI DUNG……………………………………………………...…....... 4 I.
….….……….... 4
1. ………………………..….…………...……. 4
2. ………………...…....………………….……... 5
II. ………………………………………………....…...... 5
1. …………………………………………………………………… 5
1.1. ……………………………………………………..5 1.2...
……………………..............................6
1.3 ……………………………………….... 6
1.4. ……………………………………….. .8
1.5. ……………………………………………...... .8
1.6. ………………………………….. ...9
2. ………………………………………………………….…… 10 …..
C. …………………………………………… 1 …. 1 D. KẾT
LUẬN………………………………………………… ……....17
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………… 17 ….... A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ông bà ta thường nói: “Sống mỗi người một nết
Chết mỗi người một tính” about:blank 2/12 14:18 3/8/24
Nguyễn Thị LInh môn tâm lí học
Điều này đã phần nào nói lên được sự phức tạp, đa dạng trong các hoạt động
tâm lí của con người, chẳng ai giống ai hoàn toàn và phải chăng chính điều đó
đã tạo nên sự hấp dẫn của mỗi người và đó cũng là những bí ẩn mà nếu khám
phá được một chút dù rất nhỏ cũng khiến ta ngạc nhiên đến ngỡ ngàng! Thế giới
tâm lí con người vô cùng diệu kì và phong phú. Nó được mọi người quan tâm
và nghiên cứu cùng với lịch sử hình thành và phát triển của nhân loại. Từ những
tư tưởng đầu tiên sơ khai, tâm lí học đã hình thành và phát triển không ngừng,
ngày càng giữ một vai trò quan trọng trong nhóm các khoa học về con người.
Con người là một thực thể sinh vật, xã hội và tâm lí. Vì thế nghiên cứu tâm lí
con người cần phải tìm hiểu cơ sở tự nhiên, cơ sở xã hội và bản chất các hiện
tượng tâm lí người. Bài viết sau xin đi sâu làm rõ vấn đề: Tính chủ thể của tâm
lý người, chứng minh tính chủ thể qua một hiện tượng tâm lý cụ thể và từ đó rút
ra hướng vận dụng vào thực tiễn học tập, giao tiếp và nghề nghiệp bản thân.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu gồm các mục đích chính:
Nắm rõ những khái niệm cơ bản của khái niệm, biểu hiện, nguyên nhân
cúa tính chủ thể của tâm lý người.
Hiểu được tính chủ thể thể hiện qua một hiện tượng tâm lý cụ thể.
Liên hệ thực tế, rút ra bài học và hướng vận dụng vào thực tiễn học tập,
giao tiếp và nghề nghiệp bản thân.
Để đạt được mục đích trên, đề tài sẽ giải quyết nội dung:
Tìm hiểu về khái niệm, biểu hiện, nguyên nhân, đưa ra dẫn chứng cụ thể về
tính chủ thể của tấm lí người từ đó giúp cho thông tin dễ dàng tiếp nhận hơn.
Phân tích hiện tượng tâm lý cụ thể từ đó thấy được tính chủ thể thể hiện qua hiện tượng này.
Liên hệ thực tế, rút ra hướng vận dụng vào thực tiễn học tập, giao tiếp và
nghề nghiệp của bản thân.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: tiểu luận tập trung nghiên cứu về tính chủ thể của tâm lý người about:blank 3/12 14:18 3/8/24
Nguyễn Thị LInh môn tâm lí học
4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa và hệ thống hóa.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn:
Ý nghĩa lý luận: nắm rõ khái niệm, biểu hiện, nguyên nhân thế nào là tính
chủ thể của tâm lý người, tìm hiểu về tính chủ thể qua một hiện tượng tâm lý cụ thể.
Ý nghĩa thực tiễn: Từ những hệ thống lý thuyết trên, rút ra liên hệ và hướng
vận dụng với trường hợp thựuc tiễn trong học tập, giao tiếp và nghề nhiệp bản thân. A. NỘI DUNG
I.Tính chủ thể của tâm lý
- Bản chất của tâm lí người (theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử), chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: “Tâm
lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể.
Tâm lí người mang bản chất xã hội - lịch sử”.
-Tâm lý người không phải do thượng đế, do trời sinh ra, cũng không phải là do
não tiết ra như gan tiết ra mật. Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách
quan vào não con người thông qua,"lăng kính chủ quan".
- Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể.
- Đặc điểm của hình ảnh tâm lí ở con người:
+ Rất sinh động và sáng tạo.
+ Mang tính chủ thể (mang đậm màu sắc của cá nhân hay nhóm người có hình
ảnh tâm lí đó) → Hình ảnh tâm lí là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan. about:blank 4/12 14:18 3/8/24
Nguyễn Thị LInh môn tâm lí học
A, Khái niệm về tính chủ thể của tâm lí người
Tâm lí là sự phản ánh hiện thực khách quan. Sự phản ánh này không đơn giản,
thụ động, khô cứng như phản ánh của chiếc máy chụp ảnh hay chiếc gương.
Hình ảnh tâm lí về hiện thực khách quan được cải biến trong thế giới nội tâm,
được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của người phản ánh (chủ thể). Nói cách
khác, tâm lí là hình ảnh chủ quan về hiện thực khách quan; hình ảnh tâm lí
không những phụ thuộc vào bản thân hiện thực khách quan mà còn phụ thuộc
vào đặc điểm của người phản ánh. Hình ảnh tâm lý do con người tạo ra, do con
người trong quá trình phản ánh đã đưa cái riêng của mình vào trong đó làm cho
hình ảnh tâm lý mang đậm màu sắc cá nhân. Đó chính là tính chủ thể của phản
ánh tâm lí. Tính chủ thể ở đây có thể được hiểu đó là một cá nhân hay một
nhóm người, ở đó cá nhân (hay nhóm người) thể hiện những nét đặc trưng, bản
sắc riêng của mình và cá nhân (hay nhóm người) có quyền hành động dựa vào
sở thích, hứng thú, suy nghĩ, tình cảm, vốn sống, vốn trải nghiệm …của họ.
B, Biểu hiện tính chủ thể trong phản ánh tâm lí:
- Giữa các chủ thể khác nhau: Cùng nhận sự tác động của thế giới về cùng một
hiện thực khách quan nhưng ở những chủ thể khác nhau lại cho ta những hình
ảnh tâm lí ở những mức độ, những sắc thái khác nhau.
Ví dụ như hai bạn cùng ngồi nghe giảng nhưng có bạn khen giáo viên dạy rất
hay nhưng có bạn nghe không thích lại nói giáo viên dạy rất nhàm chán.
Ví dụ như cùng xem 1 bức ảnh, 1 tấm hình, 1 bộ phim sữ có người khen người chê khác nhau.
•Ví dụ như hai điều tra viên cùng tham gia khám nghiệm hiện trường nhưng do
trình độ nhận thức, chuyên môn,…khác nhau nên kết quả điều tra khác nhau.
- Trong một chủ thể: Cùng một hiện thực khách quan tác động đến một chủ thể
duy nhất nhưng vào những thời điểm, những hoàn cảnh khác nhau, với trạng
thái cơ thể, trạng thái tinh thần khác nhau thì mức độ biểu hiện và các sắc thái
của hình ảnh tâm lí cũng khác nhau.
Ví dụ cùng 1 câu nới đùa nhưng tùy vào hoàn cảnh câu nói đó sẽ gây cười hay
gây tức giận cho người khác. about:blank 5/12 14:18 3/8/24
Nguyễn Thị LInh môn tâm lí học
- Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lí là người cảm nghiệm và thể hiện nó rõ nhất.
Ví dụ như bạn đi học về, con chó nhà bạn chạy ra quấn quýt lấy bạn. Bình
thường, bạn cảm thấy dễ chịu về sự quấn quýt đó và sẽ ngồi vuốt ve nó. Nhưng
hôm nay bị điểm kém, bạn thấy chán và bạn cảm thấy bực mình về sự quấn quýt
đó. Bạn đã mắng con chó đó một trận.
- Thông qua các mức độ và sắc thái khác nhau mà mỗi chủ thể tỏ thái độ và
hành vi khác nhau đối với hiện thực.
Ví dụ như bạn đi học về, con chó nhà bạn chạy ra quấn quýt lấy bạn. Bình
thường, bạn cảm thấy dễ chịu về sự quấn quýt đó và sẽ ngồi vuốt ve nó. Nhưng
hôm nay bị điểm kém, bạn thấy chán và bạn cảm thấy bực mình về sự quấn quýt đó.
C, Sở dĩ hình ảnh tâm lí mang tính chủ thể là vì:
- Thứ nhất, mỗi người đều có những đặc điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệ thần kinh và não bộ.
- Thứ hai, do hoàn cảnh sống khác nhau, đặc biệt là về điều kiện giáo dục.
- Thứ ba, do mức độ tích cực hoạt động, tích cực giao lưu trong cuộc sống của
mỗi cá nhân cũng khác nhau. Đây là lí do quan trọng nhất. Tuy nhiên không
phải cứ hiện thực khách quan trực tiếp tác động đến não là có hình ảnh tâm lí.
Muốn có hình ảnh tâm lí thì điều kiện đủ là phải thông qua con đường hoạt động và giao tiếp.
- Ngoài ra, tâm lí người này khác người kia còn do đặc điểm về giới, lứa tuổi, nghề nghiệp…
D, Dẫn chứng cụ thể
Chúng ta có thể có những dẫn chứng cụ thể về tính chủ thể trong tâm lí con
người thông qua hoạt động nhận thức, tình cảm và các thuộc tính tâm lí của
nhân cách, cụ thể như sau:
Về hoạt động nhận thức: about:blank 6/12 14:18 3/8/24
Nguyễn Thị LInh môn tâm lí học
Có thể nói hoạt động nhận thức là một trong những hoạt động cơ bản giúp con
người có thể tồn tại được trong thế giới luôn luôn biến đổi này. Từ hoạt động
nhận thức cảm tính đến hoạt động nhận thức lí tính là bước phát triển về chất
trong tâm lí con người. Ở đây chúng ta không bàn đến đặc điểm của từng loại
hoạt động nhận thức mà chúng ta chỉ nhấn mạnh đến tính chủ thể của mỗi cá
nhận khi tham gia vào các hoạt động này. Chúng ta đều biết, cơ thể của con
người khi chịu tác động của thế giới khách quan đều cho ta những cảm giác
nhất định như: mắt nhìn, tai nghe, mũi ngửi… nhưng mắt nhìn có tinh hay
không, tai ta nghe được những âm thanh nào còn phụ thuộc rất nhiều vào bản
thân người nhận cảm giác đó; đặc biệt nó còn tuỳ thuộc vào sự rèn luyện của
mỗi người để tự hình thành cho mình độ nhạy cảm cần thiết phù hợp với công
việc và môi trường sống của mình.
Trong nhận thức lí tính cũng vậy, sự khác biệt giữa các cá nhân trong tư duy và
tưởng tượng là không thể không nhắc đến. Có thể dẫn chứng điều này qua ví dụ
sau: Người ta đo khả năng tưởng tượng của trẻ mẫu giáo thông qua truyện kể
bằng cách kể đoạn đầu một câu chuyện bịa đặt nào đó và yêu cầu các em kể tiếp
những phần còn lại, kết quả cho thấy các em bé có khả năng tưởng tượng rất
khác nhau và chúng cho “ra lò” những câu chuyện với các nội dung mang tính
đặc thù riêng của chính mình, không em nào giống em nào một cách hoàn toàn Về tình cảm:
Trong lĩnh vực tình cảm, tính chủ thể thể hiện rõ nét hơn bao giờ hết. Đứng
trước một sự vật hiện tượng, tôi xúc động nhưng anh thì dửng dưng, ngừơi khác
lại cười mai mỉa….Chính vì thế con đường hình thành tình cảm phức tạp hơn
rất nhiều so với con đường hình thành quá trình nhận thức. Tình cảm luôn luôn
gắn liền với nhu cầu và động cơ, nó được hình thành dựa trên những xúc cảm
cùng loại, được động hình hoá, khái quát hoá mà thành. Điều này sẽ giúp lí giải
tại sao trong tình yêu lại phức tạp, có khi trớ trêu đến như thế.
Về những thuộc tính tâm lí của nhân cách:
Trong phần lớn sách về tâm lí học người ta coi nhân cách gồm có 4 nhóm thuộc
tính điển hình là: xu hướng, năng lực, tính cách và khí chất. Cũng giống như
một vectơ lực có phương, chiều, cường độ và tính chất của nó, xu hưóng nói lên
phương hướng phát triển của nhân cách; năng lực nói lên cường độ phát triển
của nhân cách; tính cách, khí chất nói lên tính chất, phong cách của nhân cách.
Như vậy, với bốn thuộc tính tâm lí của nhân cách nêu trên, chúng ta nhận thấy
ở mỗi cá nhân khác nhau đã mang trong mình những đặc điểm về các thuộc tính
tâm lí khác nhau để rồi mỗi người sẽ tạo ra được tính điển hình trong nhân cách của mỗi người.
Ví dụ: Tôi và anh đều có năng lực như nhau về sự phát triển trí tuệ nhưng xu
hướng của tôi khác xu hướng của anh, từ đó tôi và anh sẽ có cách lựa chọn nghề nghiệp khác nhau.
* Một số kết luận thực tiễn about:blank 7/12 14:18 3/8/24
Nguyễn Thị LInh môn tâm lí học
+ Tâm lí có nguồn gốc từ thế giới khách quan, vì thế, khi nghiên cứu tâm lí con
người, phải nghiên cứu hoàn cảnh mà trong đó con người sống và hoạt động.
+ Tâm lí của con người mang tính chủ thể, vì thế, trong dạy học, giáo dục, quan
hệ ứng xử, phải chú ý đến cái riêng trong tâm lí mỗi người.
+ Tâm lí là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp, vì thế, phải tổ chức hoạt động
và các hoàn cảnh giao tiếp để nghiên cứu sự hình thành và phát triển tâm lí của con người. II.
Chứng minh tính chủ thể qua một hiện tượng tâm lý cụ thể
- Hiện tượng cụ thể về tính chủ thể trong tâm lí con người thông qua hoạt động
tình cảm: Một người ăn xin đến xin tiền một người đàn ông nhưng người đàn
ông này đang trong trạng thái giận dữ, không vui vẻ thì người đàn ông này
không cho và bỏ đi. Nhưng cũng là người ăn xin này đến xin tiền một người
khác. Người này vui vẻ, trạng thái tâm lý thoải mái cùng với tấm lòng thương
người trắc ẩn và sau đó người này nhìn người ăn xin này với đôi mắt đồng cảm
và giúp đỡ nguười ăn xin này.
- Đây là dẫn chứng cụ thể về tính chủ thể trong tâm lí con người thông qua hoạt
động tình cảm. Như vậy ta cần nhấn mạnh thêm một chút về sự khác biệt giữa
các cá nhân trong khi nhận sự tác động của hiện thực khách quan, đây là vấn đề
không thể tranh cãi. Cùng nhận sự tác động của thế giới về cùng một hiện thực
khách quan, một sự việc đó là người ăn xin muốn xin sự giúp đỡ từ hai người
khác nhau nhưng vào những thời điểm khác nhau, ở những hoàn cảnh khác
nhau, với trạng thái cơ thể, trạng thái tinh thần khác nhau sẽ dẫn đến kết quả là
ở hai người này lại cho ta những hình ảnh tâm lí ở những mức độ, những sắc
thái khác nhau, biểu hiện khác nhau với người ăn xin.
- Nguyên nhân của sự khác biệt giữa hai người là:
+ Hai nguwòi có đặc điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệ thần kinh và não bộ.
+ Hai người có hoàn cảnh sống khác nhau, trạng thái cảm xúc khác nhau. Một
người giận dữ, không vui vẻ còn một người thoải mái, vui vẻ. Hai người với hai
trạng thái tâm lý không giống nhau nên một người đang trọng trạng thái tiêu about:blank 8/12 14:18 3/8/24
Nguyễn Thị LInh môn tâm lí học
cực, không làm chủ được cảm xúc giận dữ của bản thân nên có phần vô tâm với
người ăn xin và đã bỏ đi trước lời xin giúp đỡ. Người còn lại mang một trạng
thái lạc quan, giàu lòng trắc ẩn và có sự đồng cảm, yêu thương và sẵn sàng giúp
đỡ nguười có hoàn cảnh khó khăn.
+ Đặc biệt, mỗi cá nhân thể hiện mức độ tích cực giao lưu, tích cực hoạt động
khác nhau trong cuộc sống dẫn đến tâm lý của người này khác với tâm lý người kia. -Ý nghĩa
+Vì tâm lý mang tính chủ thể, mỗi con người đều có cái riêng của mình, vì vậy
trong quan hệ ứng xử cũng như trong giáo dục cần biết tôn trọng ý kiến người khác.
+Trong ứng xử cần phải chú ý đến nguyên tắc quan sát đối tượng, đặt mình vào
hoàn cảnh của đối tượng suy nghĩ và hành động như mình.
+Trong giáo dục cần chú ý đến tính cá biệt của các học sinh, nhìn nhận đánh giá
con người trong quan điểm vận động, phát triển không ngừng.
IV. Hướng vận dụng vào thực tiễn học tập, giao tiếp và nghề nghiệp bản thân
- Vấn đề tôn trọng những nét riêng trong tâm lí mỗi người phải được thể hiện
trong các hoạt động của đời sống hàng ngày, từ cách ăn mặc, nghỉ ngơi, giải trí
cho đến những vấn đề riêng tư trong tình cảm mỗi người, đặc biệt trong công
tác giáo dục tôn trọng những nét riêng trong tâm lí từng người học đã trở thành
một nguyên tắc, có như thế, giáo viên mới theo sát đối tượng, mới có cách tác
động cho phù hợp với từng người học nhằm đảm bảo thành công trong sự
nghiệp đào tạo thế hệ trẻ. about:blank 9/12 14:18 3/8/24
Nguyễn Thị LInh môn tâm lí học
- Vì tâm lý mang tính chủ thể, mỗi con người đều có cái riêng của mình, vì vậy
trong quan hệ ứng xử cũng như trong giáo dục cần biết tôn trọng ý kiến người khác.
- Trong ứng xử cần phải chú ý đến nguyên tắc quan sát đối tượng, đặt mình vào
hoàn cảnh của đối tượng suy nghĩ và hành động như mình.
- Trong giáo dục cần chú ý đến tính cá biệt của các học sinh, nhìn nhận đánh giá
con người trong quan điểm vận động, phát triển không ngừng.
- Tính chủ thể trong tâm lí mỗi người sẽ luôn được xã hội tôn trọng nếu những
nét riêng đó không đi ngược lại với các chuẩn mực của xã hội. Chính điều đó sẽ
tạo nên nét đặc sắc trong tâm hồn và tính cách mỗi người; nó sẽ giúp con người
trở nên hấp dẫn hơn, thú vị hơn nó đáng để người khác khám phá và…bất ngờ!
Do tâm lí mang tính chủ thể nên mỗi người luôn có những nét riêng giúp ta
phân biệt người này với người kia. Trong đời sống và hoạt động giao tiếp chúng
ta cần biết tôn trọng cái riêng của người khác, không thể đòi hỏi họ suy nghĩ,
mong muốn hành động như mình. Mặt khác cách ứng xử tiếp cận cũng cần
được phân hóa cho phù hợp với đối tượng.
- Trong công tác dạy học và giáo dục đòi hỏi mỗi giáo viên phải chú ý đến
những cái riêng trong tâm lí mỗi học sinh, giáo viên phải quan tâm và tôn trọng
những nét riêng đó để có cách tác động cho phù hợp nhằm đạt được kết quả cao
nhất trong dạy học và giáo dục.
- Tuy nhiên cũng cần phải khẳng định rằng, chúng ta tôn trọng những điều riêng
tư trong tâm lí mỗi con người cụ thể nhưng điều đó không có nghĩa là mỗi
người có quyền làm tất cả những gì mình thích, mình cho là đúng, là phù hợp
với mình… mà bất cứ cá nhân nào sống trong cộng đồng, trong xã hội phải tôn
trọng những quy định chuẩn mực chung của xã hội, không thể sống tách mình
với xã hội, với cộng đồng. Hay nói cách khác, xã hội tôn trọng những cái riêng
trong tâm lí mỗi con người nhưng con người vẫn phải sống tuân theo những
chuẩn mực của xã hội, có như thế cả xã hội nói chung và những con người cụ
thể nói riêng mới có thể tồn tại và phát triển được.
- Việc chọn nghề hiện nay của thanh niên chúng ta đôi lúc còn mang tính cảm
tính, nhiều học sinh không xem xét năng lực, hứng thú của mình mà chỉ chạy
theo “mốt”, theo những công việc mà cảm tính mách bảo là sành điệu, sẽ dễ hái
ra tiền hoặc đôi khi chỉ dựa hoàn toàn vào sự định hướng thực dụng của bố mẹ
mà không quan tâm thực sự con mình hợp với công việc nào, hứng thú của bản thân ra sao… about:blank 10/12 14:18 3/8/24
Nguyễn Thị LInh môn tâm lí học B. KẾT LUẬN
- Muốn hoàn thiện, cải tạo tâm lí người cần phải nghiên cứu hoàn cảnh
lịch sử, điều kiện sống,…của con người.
- Cần chú ý nghiên cứu sát đối tượng, chú ý đặc điểm riêng của từng cá nhân.
- Phải tổ chức hoạt động và các quan hệ giao tiếp để nghiên cứu sự hình
thành và phát triển tâm lí con người.
- Chú ý giáo dục thể chất, phát triển não bộ và các giác quan.
- Nhìn nhận học sinh theo quan điểm phát triển, tôn trọng đặc điểm lứa tuổi.
- Tôn trọng ý kiến, quan điểm của từng chủ thể.
- Khi nghiên cứu cần xem xét sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử
dân tộc và cộng đồng trong từng giai đoạn lịch sử.
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trực tuyến
https://nhonguoidaxa85-vothitramy.blogspot.com/2012/04/cam-bay-cuoc- oi.html?m=1&fbclid=IwAR0-
IgwneKBzdzTl_KaSO4ecm74WSJoHC7v2gDnFB9qP6Na3S9IGoRzcC3U
file:///C:/Users/Administrator/Desktop/Tam%20li%20hoc%20dai%20cuong- De %20cuong%20tai%20lieu.pdf
https://dinhpsy.com/phan-tich-ban-chat-cua-hien-tuong-tam-ly-nguoi/?
fbclid=IwAR1MvnPYYfhy64dzuIZqyKLHyUGriHtrTAw3xwZjGwlRbPD37O b0KU5NXHU
https://vi.kipkis.com/B%E1%BA%A3n_ch%E1%BA%A5t_c%E1%BB%A7a_t
%C3%A2m_l%C3%BD_ng%C6%B0%E1%BB%9Di?
fbclid=IwAR0jo9bQhiLqmaLsqwdRQPcO4eTbhszYKRkmcWY- DVdDtX3VOkK0aZ4nyaQ
https://123docz.net//document/1453711-de-cuong-tam-ly-hoc-dai-cuong.htm about:blank 11/12 14:18 3/8/24
Nguyễn Thị LInh môn tâm lí học about:blank 12/12