Tiểu luận Tình hình lao động và việc làm khu vực phía nam trong trạng thái bình thường mới
Lao động có việc làm tiếp tục phải đối mặt với nguy cơ rất cao phải nghỉ việc, giảm giờ làm, giảm thu nhập, không đảm bảo điều kiện làm việc... Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm tiếp tục gia tăng kéo theo tình trạng suy giảm lực lượng lao động khi một bộ phận người lao động phải rời khỏi thị trường. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Kinh tế vĩ mô ( UEH)
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46988474 Tiểu luận vĩ mô
Đề tài 1. Tình hình lao động và việc làm khu vực phía nam ( TPHCM, Đông
Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long) trong trạng thái bình thường mới.
Thực trạng và giải pháp Gợi ý dàn bài: Phần mở đầu Phần nội dung
Chương 1. Tác đông của dịch bệnh Covid-19 đến lao động và việc làm khu vực phía nam
Chương 2. Thực trạng lao động và việc làm trong trạng thái bình thường mới.
Chương 3. Giải pháp hổ trợ người lao động trong trạng thái bình thường mới Phần kết luận I. Khái quát :
1. Thế nào là trạng thái bình thường mới .
- “Trạng thái bình thường mới” COVID-19 là trạng thái mà tại đó đất nước
vừa tập trung chống dịch, vừa khôi phục và phát triển lại nền kinh tế như lúc ban đầu.
2. Đặc trưng nhận diện.
- Có 4 điểm đặc trưng để nhận diện “trạng thái bình thường mới”, đó là:
Khi làm bất kỳ việc gì, phải vừa đảm bảo tính hiệu quả vừa đảm bảo mục tiêu;
Dịch bệnh là vấn đề diễn ra trên quy mô toàn cầu, tình huống bất thường
không ai đoán trước được, tác động đến mọi giai tầng xã hội, không
phụ thuộc vào trình độ phát triển hay thể chế chính trị;
Tác động của dịch bệnh đòi hỏi mỗi con người, tổ chức và toàn bộ hệ
thống xã hội phải năng động và có khả năng chống chịu và thích ứng với bối cảnh mới;
Đặt ra nhiều vấn đề phải định hình lại, phải đối mặt với nhiều rủi ro xã
hội: dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu…
3.Tác động của đại dịch covid-19 trước trạng thái “ bình thường mới “.
3.1) Ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta chỉ
đạt 5,64%, thấp hơn mục tiêu đề ra. Mặc dù đã được cải thiện đáng kể
so với cùng kỳ năm 2020 (1,82%), nhưng vẫn chưa hồi phục được tốc
độ tăng như cùng kỳ các năm 2018 và 2019 (7,05% và lOMoAR cPSD| 46988474
6,77%). Thu hút vốn đầu tư phát triển của khu vực ngoài nhà nước và
khu vực FDI đạt thấp. Đầu tư của khu vực ngoài nhà nước năm 2020
chỉ tăng 3,1%, 6 tháng đầu năm 2021 chỉ tăng 7,4% so với cùng kỳ.
Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2020 giảm 25% so với
năm 2019, trong 6 tháng đầu năm 2021 giảm 2,6%. Tỷ lệ thất nghiệp
và thiếu việc làm tăng. Trong Quý II/2021, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ
thiếu việc làm của lao động lần lượt là 2,4% và 2,6%, đều tăng so với Quý I/2021 (2,19% và 2,2%).
3.2) Ảnh hưởng đến doanh nghiệp và lao động.
Tính đến tháng 12 năm 2020, cả nước có 32,1 triệu người từ 15 tuổi trở
lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 bao gồm người bị mất việc
làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu
nhập,… Trong đó, 69,2% người bị giảm thu nhập, 39,9% phải giảm giờ
làm/nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên và khoảng 14,0% buộc phải tạm
nghỉ hoặc tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh. Khu vực dịch vụ
chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 với 71,6% lao động bị
ảnh hưởng, tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng với 64,7% lao
động bị ảnh hưởng; tỷ lệ lao động bị ảnh hưởng
trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 26,4% ( báo cáo tác động của dịch
Covid đến tình hình lao động , việc làm quý IV năm 2021 )
Dịch Covid-19 đẩy 1,3 triệu người vào tình trạng không có việc làm
trong năm 2020, đa phần người mất việc trong độ tuổi lao động. Riêng
trong quý 4–2020 có khoảng 1,2 triệu người thất nghiệp, tăng 136.800
người so với cùng kỳ năm trước ( báo tuổi trẻ ) Nhiều lao động nhập cư tại
các thành phố bị thất nghiệp, thu nhập sụt giảm do giãn cách xã hội tại gia.
II.Thực trạng lao động và việc làm trong trạng thái bình thường mới.
1. Nền kinh tế Việt Nam trong trạng thái bình thường mới.
Kinh tế Việt Nam dự kiến đạt mức tăng trưởng 3,8% trong năm nay và
6,5% vào năm 2022. Tăng trưởng đã phục hồi trong nửa đầu năm 2021,
chủ yếu do lưu lượng thương mại tăng cao, nhưng đã chậm lại trong nửa
cuối năm do làn sóng thứ tư của đại dịch ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh và thị trường lao động. Lạm phát dự báo sẽ được kiềm chế trong
năm 2021 và 2022 do tốc độ tăng trưởng chậm lại (Theo Báo cáo cập nhật Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) 2021)
2. Đối với doanh nghiệp và lao động
2.1) Đối với doanh nghiệp :
Doanh nghiệp đóng cửa , lao động mất việc làm. lOMoAR cPSD| 46988474 2
Thời gian giãn cách xã hội, phong tỏa diện rộng của đợt bùng phát dịch
COVID-19 lần thứ 4 kéo dài từ 2-3 tháng khiến các cộng đồng doanh
nghiệp gặp rất nhiều khó khăn và liên tục phải “đóng cửa” .
So với cùng kỳ năm 2020, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) của
TP Hồ Chí Minh tháng 8/2021 giảm 49,2%, tổng mức bán lẻ hàng hóa
và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 59,4%. Khoảng 18% doanh
nghiệp EU đã chuyển đơn hàng ra khỏi Việt Nam ( Báo cáo kiến nghị của VASEP ngày 17/9/2021) .
“Nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản, chuỗi cung ứng trong
nước và quốc tế bị đứt gãy, người lao động mất việc làm, nông ngư dân
không tiêu thụ được sản phẩm. Nhiều lao động ở các tỉnh không có việc
làm, không có lương thực và tiền dự trữ. Tinh thần cao nhất của cộng
đồng doanh nghiệp luôn chung tay với Chính phủ và Thủ tướng Chính
phủ, cùng với cách tiếp cận chống dịch linh hoạt
mới thì yêu cầu khởi động lại nền kinh tế là rất cấp bách” ( Nội dung đơn kiến
nghị của VASEP cùng 13 hiệp hội doanh nghiệp gửi đến Thủ tướng Chính phủ ngày 17/09/2021 ).
Chi phí sản xuất tăng nhưng lượng cung ứng hàng hóa bị hạn chế .
Lao động có việc làm tiếp tục phải đối mặt với nguy cơ rất cao phải nghỉ
việc, giảm giờ làm, giảm thu nhập, không đảm bảo điều kiện làm việc...
Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm tiếp tục gia tăng kéo theo tình trạng
suy giảm lực lượng lao động khi một bộ phận người lao động phải rời khỏi thị trường.
Số lượng hàng hóa sản xuất để xuất khẩu và lượng hàng nhập khẩu sụt giảm nghiêm trọng.
Từ đầu tháng 10 trở đi, doanh nghiệp dần dần khôi phục hoạt động sản
xuất, kinh doanh để đón đầu nhu cầu tiêu dùng trong dịp lễ, Tết cuối năm.
2.2) Đối với lao động và việc làm
Sau 2 đợt dịch và giãn cách diện rộng khiến các hoạt động kinh tế có
phần chững lại vào quý I và quý III/2020, thị trường lao động bắt đầu
có một vài dấu hiệu phục hồi trong quý IV/2020.
Tính đến hết tháng 10/2021, cả nước có khoảng 15,46 triệu người tham
gia bảo hiểm xã hội, đạt 31,08% lực lượng lao động; khoảng 12,5 triệu
người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, đạt 25,18%(báo cáo quý III/2021). Con số
khiêm tốn này, đặc biệt của bảo hiểm thất nghiệp, khiến phần lớn người
lao động luôn nằm trên ranh giới rủi ro về thu nhập trong cả ngắn hạn và dài hạn.
Khả năng kết nối cung-cầu lao động tiếp tục là vấn đề của các cơ quan
quản lý nhà nước, doanh nghiệp và cả người lao động. Hệ thống thông
tin thị trường lao động chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ giữa các địa phương,
không có khả năng cập nhật thường xuyên và chưa phản ánh được mức lOMoAR cPSD| 46988474
độ dịch chuyển của lao động-việc làm, đã làm giảm hiệu quả của công
tác giới thiệu việc làm, đặc biệt trong bối cảnh thông tin
thị trường thay đổi thường xuyên và liên tục trước ảnh hưởng của dịch bệnh.
Đến hết quý III/2021, thị trường lao động-việc làm Việt Nam cơ bản đi
vào giai đoạn ổn định thích ứng với trạng thái bình thường mới.
Trong suốt quá trình đầu áp dụng “ bình thường mới “ thị trường luôn
phải đối mặt với mức thiếu hụt lao động nghiêm trọng.
Xu thế dịch chuyển về quê một cách ồ ạt của người lao động từ quý III
kéo dài sang quý IV, dẫn đến việc thiếu hụt lao động ở các khu kinh tế
trọng điểm nhưng thừa lao động ở các vùng, miền khác dẫn đến thiếu
lao động cục bộ gây nên sức ép lớn đối với kinh tế.
Nguồn cung và cầu lao động trong trạng thái “ bình thường mới” rất
được quan tâm , cung-cầu mất cân đối , cân bằng cục bộ nghiêm trọng
đặc biệt ở các nhóm nghề yêu cầu kĩ năng thấp , các công việc bấp bênh .