Tiểu luận trình bày về nội dung tổ chức, quản lý công tác lưu trữ của một cơ quan, tổ chức
Tiểu luận trình bày về nội dung tổ chức, quản lý công tác lưu trữ của một cơ quan, tổ chức. Cung cấp những kiến thức thực tế của học phần Quản trị kinh doanh cho sinh viên tham khảo. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản trị kinh doanh (MBA)
Trường: Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Học phần: BÀI TIỂU LUẬN
HÃY TRÌNH BÀY NỘI DUNG TỔ CHỨC, QUẢN LÝ CÔNG TÁC LƯU
TRỮ CỦA MỘT CƠ QUAN, TỔ CHỨC Họ và tên : Lê Tuấn Anh Ngày sinh : 22/10/2002 Mã Sinh viên : 2005QLNA003
Hà Nội, tháng 11 năm 2023 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
1. Lời nói đầu......................................................................................................1 2.
Lý do lựa chọn tình huống............................................................................2
NỘI DUNG...............................................................................................................4
PHẦN 1: MÔ TẢ TÌNH HUỐNG..........................................................................4
PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG.................................................................6
2.1. Mục tiêu xử lý tình huống..........................................................................6
2.2. Nguyên nhân và hậu quả............................................................................6
2.2.1. Nguyên nhân của tình huống...............................................................6
2.2.2. Hậu quả của tình huống.......................................................................7
PHẦN 3: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG TRANH
CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI TỈNH QUẢNG NINH...........................10
3.1. Phương án giải quyết tình huống tranh chấp quyền sử dụng đất tại tỉnh
Quảng Ninh.........................................................................................................10
3.2. Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn..............................13
Bảng 3.2: Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn......................14
Tiểu kết phần 3......................................................................................................16
PHẦN 4: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN..............................................................17
4.1. Kiến nghị....................................................................................................17
4.2. Kết luận......................................................................................................18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................19 MỞ ĐẦU 1. Lời nói đầu.
Giải quyết tranh chấp đất đai là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà
nước, nhằm hướng tới sự văn minh, công bằng, giữ vững đời sống, sản xuất và tinh
thần đoàn kết trong nội bộ nhân dân, giữ vững an ninh trật tự và ngăn ngừa hành vi
nghiêm trọng vi phạm pháp luật có thể xảy ra. Thực hiện tốt nội dung này không
những góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất
đai, mà còn góp phần đáng kể trong việc giữ gìn ổn định sản xuất, đời sống, trật tự
và ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật có thể xảy ra, đảm bảo trật tự xã hội cũng
như củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Đảng và Nhà nước
đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm đảm bảo cơ chế về quản lý đất đai. Tuy
nhiên, do nhiều mặt tác động của cơ chế thị trường, mà trực tiếp là quá trình đô thị
hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm phát sinh tranh chấp phức tạp và kéo dài.
Trong nhiều năm qua, công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại trên lĩnh vực đất
đai đã có nhiều chuyển biến tích cực, giải quyết được một khối lượng vụ việc, góp
phần ổn định tình hình chính trị, giữ vững an ninh, trật tự xã hội. Tuy nhiên, tình
hình tranh chấp, khiếu nại có liên quan đến đất đai hiện nay vẫn còn diễn biến phức
tạp, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Đây là
một vấn đề nhức nhối đang được Đảng và Nhà nước, xã hội rất quan tâm.
Việc nhận thức và vận dụng pháp luật không đúng, không thống nhất, thậm chí sai
phạm dẫn đến khiếu nại, tố cáo nhiều, công tác quản lý Nhà nước các cấp phải tập
trung nhiều lực lượng, kinh phí để giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, gây
tốn kém, mất thời gian. Có sự việc nhỏ chỉ cần giải quyết ở cấp cơ sở là xong,
nhưng thực tế việc hiểu biết và vận dụng pháp luật của một số cán bộ còn chưa
đúng, chưa phù hợp đã làm cho sự việc phức tạp thêm, kéo dài thời gian, tạo ra
nhiều dư luận không tốt trong quần chúng nhân dân.
2. Lý do lựa chọn tình huống.
Trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai của nhân dân, đòi hỏi các cơ
quan chức năng phải giải quyết khách quan, tìm chứng cứ cụ thể, rõ ràng và lập
luận đảm bảo sự công bằng trong giải quyết các vấn đề. Công cuộc xây dựng xã hội
chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, việc nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân
trong hoạt động giải quyết các đơn thư kiến nghị, phản ánh, khiếu nại của công dân
có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, việc làm tốt công tác quản lý
tổ chức bộ máy Nhà nước cấp cơ sở là vô cùng cần thiết.
Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội của công dân thể hiện dưới nhiều
hình thức khác nhau như quyền tham gia thảo luận những vấn đề chung của cả
nước và từng địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà
nước trưng cầu dân ý. Trong quá trình sinh sống khi bị xâm hại các lợi ích công dân
có quyền khiếu nại, tố cáo với các cơ quan chức năng có thẩm quyền để giải quyết
đảm bảo các lợi ích hợp pháp của mình đặc biệt trong lĩnh vực va chạm lợi ích về
đất đai bởi đó là phần tài sản lớn của mỗi công dân, là lợi ích sát sườn ảnh hưởng
trực tiếp đến cuộc sống của mỗi công dân và hộ gia đình của mình.
Điều 74 Hiến Pháp 1992 (Sửa đổi bổ sung) quy định quyền khiếu nại, tố cáo của
công dân. Đây là quyền cơ bản trong các quyền và nghĩa vụ hành chính - chính trị
mà công dân được hưởng. Giải quyết kịp thời những đơn thư khiếu nại, tố cáo của
công dân sẽ tạo được lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, qua đó phát
huy được những ưu điểm, có biện pháp khắc phục những tồn tại, yếu kém, bảo vệ
quyền lợi chính đáng của nhân dân. Trong những năm qua mặc dù các cơ quan Nhà
nước đã có nhiều cố gắng nhưng chất lượng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
của công dân còn nhiều hạn chế, thiếu chặt chẽ, một số vụ việc đã giải quyết đúng
chính sách, pháp luật nhưng không được thi hành nghiêm chỉnh.
Trong tình hình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, thực hiện tốt luật khiếu nại, tố cáo là cơ sở pháp lý quan trọng để công
dân thực hiện tốt quyền làm chủ trong bộ máy Nhà nước, thể hiện trách nhiệm của
chính quyền địa phương và các ngành các cấp đối với công dân.
Từ nhận thức trên, cùng với một số kiến thức thực tiễn, qua quá trình học tập,
nghiên cứu chúng em xin lựa chọn tiểu luận tình huống với đề tài: “Giải quyết
tranh chấp đất, giữa gia đình Bà H và cô ruột Bà H ở tỉnh Quảng Ninh”. Vì thời
gian và kiến thức còn hạn chế, tiểu luận không tránh khỏi những khiếm khuyết,
thiếu sót. Kính mong được sự góp ý chân thành của các Thầy, Cô giáo. Xin chân thành cảm ơn. l NỘI DUNG
PHẦN 1: MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
Vào năm 2018, Bà Võ Thị H nguyên quán tại thị trấn Tiên Yên, huyện Tiên Yên,
tỉnh Quảng Ninh có xảy ra tranh chấp đất với cô ruột là Bà Võ Thị B với nội dung như sau:
Bà H - Sinh sống tại thị trấn Tiên Yên, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh: Gia đình
có 7 anh chị em. Năm 2007, gia đình bị xiết nhà vì nợ nần. Gia đình Bà H trong
hoàn cảnh khó khăn để đảm bảo nhà đất đã thương lượng và bán mảnh đất hiện
đang ở, bán cho cô ruột Bà H (là Bà B) với trị giá 20.000.000 VND để dựng tạm
ngôi nhà nhỏ ở (Đất này có ghi rõ quyền sử dụng đất cung cấp cho hộ gia đình ông
Võ Đình A… tên bố Bà H). Khi bán chỉ có Ông A và cô ruột Bà H (là Bà B) cùng
ghi và ký nhận giấy tờ nhưng trên giấy tờ chỉ ghi là Đơn chuyển nhượng cho quyền
sử dụng đất và không có người chứng kiến hay chứng nhận gì của UBND cấp xã
và chữ ký đồng ý của gia đình Bà H. Đồng thời, Ông A giao Giấy quyền sử dụng
đất cho cô ruột Bà H (là Bà B) cầm.
Cô ruột Bà H (là Bà B) có hứa sau này về sẽ bán lại mảnh đất trên cho Bà H sinh
sống. Năm 2017, anh trai Bà H có đến thì cô ruột Bà H (là Bà B) nói giờ đưa
150.000.000 VNĐ để lấy lại mảnh đất. Anh trai Bà H đồng ý, nhưng chưa tiến
hành thủ tục chuyển giao. Bà H và Bà B đã nảy ra một cuộc xung đột.
Đầu năm 2018, khi anh trai Bà H về để mua lại mảnh đất đó thì hay tin cô ruột Bà
H (là Bà B) vì hám lợi đã bán lại đất trên cho người khác với giá 750.000.000
VNĐ. Sau diễn biến đó, Bà H đã làm đơn khiếu nại tới UBND thị trấn Tiên Yên
với nội dung: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất không đúng với pháp luật, chưa
được cơ quan chức năng xác nhận hay chứng kiến và có hành vi lừa đảo chiếm
đoạt tài sản khi giao bán lại đất có trị giá 750.000.000 VNĐ với giấy tờ không minh bạch, rõ ràng.
UBND thị trấn Tiên Yên nhận được đơn thư của Bà H. Quyết định cử đoàn Thanh
tra do Phó Chủ tịch UBND thị trấn làm trưởng đoàn thực hiện Quyết định số
120/QĐ-UBND ngày 7/9/2018 của Chủ tịch UBND thị trấn Tiên Yên về việc thẩm
tra xác minh giải quyết tranh chấp giữa hộ gia đình Bà H và cô ruột Bà H (là Bà
B). Qua kiểm tra xác minh từ các nhân chứng cho thấy hai bên đều sai về quy định
và trình tự thủ tục pháp luật. Qua hồ sơ đất đai của cô ruột Bà H đều không có căn
cứ khẳng định đất đã được chuyển nhượng mà chỉ có tờ giấy thỏa thuận giữa hai
bên mà không có cơ quan thẩm quyền xác nhận, tuy nhiên trên thực tế cô ruột Bà
H (là Bà B) đã giúp đỡ gia đình Bà H trong hoàn cảnh khó khăn khi mua lại đất nhà Bà H.
Đoàn Thanh tra đã tiến hành thu thập củng cố thêm tài liệu, chứng cứ và kiểm tra
xác minh tại thực địa, làm việc với 2 bên có liên quan đến vụ tranh chấp và đưa ra phương án hòa giải.
PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
2.1. Mục tiêu xử lý tình huống.
Xử lý dứt điểm vụ khiếu nại kéo dài lên tất cả các cấp, cơ quan có thẩm quyền,
đúng điểm dừng theo quy định của Luật Khiếu nại, Tố cáo và Luật Đất đai hiện hành.
Giải quyết đơn khiếu nại của Bà H đảm bảo đúng theo pháp luật, đúng theo trình
tự thủ tục, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của gia đình Bà H là người sử dụng
đất có khiếu nại trực tiếp.
Thông qua việc giải quyết dứt điểm vụ tranh chấp đất đai giữa gia đình Bà H và cô
ruột Bà H (là Bà B) để góp phần tuyên truyền phổ biến giáo dục ý thức của người
dân trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật về đất đai.
Xử lý nghiêm minh đúng pháp luật đối với những hành vi vi phạm pháp luật về
Luật Đất đai, Luật Khiếu nại, Tố cáo của cá nhân, tổ chức có liên quan đến vụ
khiếu nại tranh chấp đất đai này nhằm tăng cường pháp chế trong lĩnh vực quản lý
và sử dụng đất đai, bảo vệ uy tín, củng cố lòng tin của công dân đối với chính quyền các cấp.
2.2. Nguyên nhân và hậu quả.
2.2.1. Nguyên nhân của tình huống.
A. Nguyên nhân chủ quan.
Thứ nhất, sự thiếu rõ ràng và bảo vệ pháp lý trong giao dịch ban đầu. Khi bố của
Bà H bán đất mà không có chứng nhận UBND xã, phường và không có chữ ký
đồng ý của mẹ và anh chị em Bà H, điều này tạo điều kiện cho các vấn đề pháp lý sau này.
Thứ hai, thiếu tính cẩn thận trong việc thực hiện hứa hẹn mua lại đất: Anh trai của
Bà H đã không ký kết một hợp đồng chính thức khi thỏa thuận với Cô ruột Bà H
(là Bà B), dẫn đến việc Cô ruột Bà H (là Bà B) có thể thay đổi quyết định mua lại
đất theo ý muốn cá nhân.
Thứ ba, để giành lại quyền lợi đối với mảnh đất, gia đình Bà H cần tham khảo một
luật sư hoặc chuyên gia pháp lý để tìm hiểu về tình hình cụ thể và tìm giải pháp
phù hợp, có thể là thông qua hòa giải hoặc đưa ra tòa án nếu cần thiết. Điều quan
trọng là có sự hỗ trợ pháp lý chuyên nghiệp để giải quyết tình huống này.
B. Nguyên nhân khách quan.
Thứ nhất, Bố của Bà H đã bán mảnh đất với giá thấp để đảm bảo cho gia đình trong thời kỳ khó khăn.
Thứ hai, Bố của Bà H đã không lấy giấy chứng nhận UBND xã, phường và chữ
ký đồng ý của mẹ và anh chị em Bà H, gây ra sự không rõ ràng trong việc chuyển nhượng đất.
Thứ ba, Cô ruột của Bà H đã bán lại mảnh đất với giá cao hơn và không tuân thủ
hứa hẹn ban đầu với anh trai của Bà H.
Thứ tư, giải quyết tình huống này sẽ yêu cầu việc tư vấn pháp lý và có thể đòi hỏi
các biện pháp pháp lý như hòa giải hoặc đưa ra tòa án để xem xét lại giao dịch
mua bán đất. Nên tìm luật sư hoặc chuyên gia pháp lý để có sự hỗ trợ và tư vấn cụ
thể về trường hợp của gia đình Bà H.
2.2.2. Hậu quả của tình huống.
A. Hậu quả đối với Nhà nước.
Hậu quả của tình huống này đối với Nhà nước có thể bao gồm việc cơ quan chức
năng thụ động tham gia vào việc giải quyết tranh chấp đất đai, đảm bảo tuân thủ
luật pháp về giao dịch bất động sản và bảo vệ quyền của các bên liên quan.
Các tranh chấp về đất đai bộc lộ những hạn chế có tính lịch sử trong công tác quản
lý Nhà nước về đất đai. Quá trình giải quyết thường kéo dài qua nhiều khâu, nhiều
bước với sự tham gia của nhiều cơ quan, nhiều vụ việc phải giải quyết qua nhiều
cấp gây tốn kém về tiền của, về nhân lực của Nhà nước.
Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai chưa thực sự thấu tình, đạt lý, nhiều cán bộ
còn có thái độ và hành vi nhũng nhiễu, hạch sách, làm cho người dân mệt mỏi về
tâm lý, mất niềm tin với chính quyền và với Nhà nước.
Để xác định liệu quyền sở hữu của gia đình Bà H có được bảo vệ theo pháp luật
hay không, cần kiểm tra tài liệu và hồ sơ liên quan đến mảnh đất này. Giải quyết tất
cả các giấy tờ, hợp đồng, tin nhắn hoặc bất kỳ bằng chứng nào liên quan đến việc
bố Bà H bán đất cho cô ruột Bà H (là Bà B) và hứa hẹn bán lại cho gia đình Bà H.
B. Hậu quả đối với địa phương.
Hậu quả của tình huống này đối với địa phương có thể bao gồm việc tạo ra tranh
chấp trong gia đình và gây xao lớn trong cộng đồng. Tuy nhiên, việc giải quyết
tranh chấp đất đai thường là vấn đề dân sự và được giải quyết tại cấp cá nhân hoặc tòa án dân sự.
Các tranh chấp về đất đai đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường văn minh ở thị
trấn, lối sống của một bộ phận người dân, tiềm ẩn nguy cơ nảy sinh các vi phạm
pháp luật, đặc biệt là tội phạm khi các bên bức xúc tự giải quyết bằng con đường
bạo lực. Mỗi trường hợp tranh chấp và hậu quả của nó đều để lại cho các bên trong
quan hệ một vết rạn nứt (có thể kéo dài qua nhiều thế hệ), ảnh hưởng xấu đến sự
phát triển và phát huy tác dụng của cộng đồng làng xã Việt Nam trong thời kỳ phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thất thoát nguồn tài chính cho gia đình Bà H: Gia đình Bà H đã bỏ ra một số tiền
lớn để mua lại mảnh đất và sau đó mất nó một lần nữa, điều này có thể gây khó
khăn tài chính cho gia đình Bà H.
Khi giao dịch đất đai không được đăng ký hoặc không có chứng nhận của UBND
địa phương, điều này có thể tạo ra hậu quả pháp lý cho địa phương. Điều này có
thể ảnh hưởng đến sự quản lý đất đai và gây phiền hà trong việc giải quyết tranh chấp tài sản.
C. Hậu quả đối với gia đình trong tình huống đặt ra.
Hậu quả của tình huống này đối với gia đình có thể làm gia tăng căng thẳng và
xung đột trong mối quan hệ gia đình, đặc biệt là giữa Cô ruột Bà H (là Bà B) với
các anh chị em trong gia đình Bà H. Việc giải quyết tranh chấp đất đai thường
không dễ dàng và có thể tác động đến tình cảm trong gia đình. Do đó, việc thực
hiện quyết định cẩn thận và tôn trọng quan điểm của nhau là quan trọng.
Vụ việc tranh chấp làm ảnh hưởng đến cuộc sống chung của những bên có liên
quan đến vụ việc, gây mất thời gian, công sức, tiền của của chính những người tranh chấp.
PHẦN 3: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG TRANH
CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI TỈNH QUẢNG NINH
3.1. Phương án giải quyết tình huống tranh chấp quyền sử dụng đất tại tỉnh Quảng Ninh.
Đề xuất một phương án trong giải quyết tình huống tranh chấp về quyền sử dụng
đất của Bà H tại tỉnh Quảng Ninh. Đây là một số phương án đề xuất giải quyết
tranh chấp sử dụng đất:
Phương án 1, đàm phán và thỏa thuận: Theo khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013,
Tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP đàm phán trực tiếp với bên đối
tác để tìm ra giải pháp tốt nhất. Trong quá trình đàm phán, cố gắng hiểu quan điểm
và mong muốn của nhau và tìm kiếm một thỏa thuận mà cả hai bên có thể chấp nhận. Ưu điểm:
Đàm phán và thỏa thuận cho phép các bên thể hiện sự linh hoạt trong việc đạt được
một thỏa thuận. Các điều khoản có thể được điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu cụ thể của các bên.
Tiết kiệm thời gian và tiền bạc: So với việc giải quyết tranh chấp trước tòa án, đàm
phán và thỏa thuận thường nhanh chóng hơn và tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Hạn chế:
Khả năng không đạt được thỏa thuận: Có thể xảy ra trường hợp mà các bên không
thể đạt được thỏa thuận do sự mâu thuẫn trong quan điểm, lợi ích hoặc điều kiện.
Trong một số trường hợp, một bên có thể có sức mạnh tài chính hoặc chính trị lớn
hơn, dẫn đến sự thiếu cân bằng trong quá trình đàm phán và thỏa thuận. Quá trình
đàm phán và thỏa thuận có thể không minh bạch, và các bên có thể không có cơ
hội tham gia hoặc kiểm soát toàn bộ quá trình.
Nếu một bên không tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận, việc áp đặt sự cưỡng
bức và thực hiện các biện pháp thực hiện có thể là một thách thức. Phương án 2,
sử dụng dịch vụ luật sư: Luật sư đại diện theo uỷ quyền là luật sư thực hiện các
quyền và nghĩa vụ tố tụng theo nội dung văn bản uỷ quyền. Vai trò của Luật sư
theo uỷ quyền sẽ rất lớn nếu nội dung uỷ quyền rộng. Tuy nhiên, Điều 87 Bộ luật
tố tụng dân sự 2015 quy định rõ những người sau đây không được làm người đại
diện theo pháp luật: Thuê một luật sư chuyên về tranh chấp bất động sản có thể
giúp gia đình Bà H trong việc tư vấn và đại diện cho bà H trong quá trình pháp lý.
Luật sư có kiến thức sâu rộng về pháp luật bất động sản và có thể giúp gia đình Bà
H bảo vệ quyền lợi của mình. Ưu điểm:
Luật sư đã qua đào tạo chuyên sâu về luật pháp và họ có kiến thức sâu rộng về các
quy định pháp luật và quy trình pháp lý ở Việt Nam. Điều này giúp họ cung cấp sự
tư vấn và hỗ trợ chính xác, giúp Bà H hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình.
Luật sư có thể đại diện cho Bà H trong các vụ kiện hoặc tranh chấp pháp lý, bảo vệ
quyền và lợi ích của Bà H trước tòa án hoặc cơ quan quyết định khác. Họ có kỹ
năng trong việc nghiên cứu và trình bày các vấn đề pháp lý, làm tăng cơ hội thành
công trong quy trình pháp lý.
Luật sư có thể giúp Bà H giải quyết các tranh chấp pháp lý một cách hiệu quả,
thường thông qua đàm phán hoặc trọng tài. Họ có kỹ năng trong việc đàm phán và
tìm kiếm giải pháp hoà giải cho các vấn đề pháp lý.
Luật sư giúp đảm bảo rằng hoạt động của bà H tuân thủ quy định pháp luật của Việt Nam. Hạn chế:
Sử dụng dịch vụ của luật sư thường đòi hỏi chi phí cao. Phí sẽ tùy thuộc vào mức
độ phức tạp của vụ việc và chuyên môn của luật sư. Điều này có thể tạo áp lực tài
chính đối với người sử dụng dịch vụ.
Quy trình pháp lý thường mất thời gian, và việc tương tác với luật sư cũng có thể
kéo dài thời gian giải quyết vấn đề.
Mặc dù luật sư có kỹ năng trong đàm phán và trọng tài, không phải lúc nào cũng
đảm bảo rằng mọi vụ việc sẽ có thỏa thuận hoặc kết quả thuận lợi cho Bà H.
Phương án 3, sử dụng giải pháp ngoài tòa: Theo quy định tại khoản 24 điều 1 Luật
đất đai 2013: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử
dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”, nghĩa vụ của người sử
dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Ngoài các lựa chọn pháp lý
truyền thống, Bà H cũng có thể xem xét các giải pháp ngoại tòa như giải quyết
bằng hòa giải hoặc đàm phán tái cấu trúc hợp đồng. Điều này có thể giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Ưu điểm:
Giải quyết tranh chấp nhanh chóng: Giải pháp ngoại tòa thường giúp giải quyết
tranh chấp nhanh hơn so với việc đưa vụ kiện lên tòa án. Quá trình trọng tài hoặc
hòa giải có thể diễn ra một cách hiệu quả và tiết kiệm thời gian.
Giải pháp ngoại tòa thường linh hoạt hơn tòa án trong việc đàm phán và lựa chọn
các quy tắc và quy trình. Các bên tham gia có thể tự thỏa thuận về nhiều khía cạnh của quy trình. Hạn chế:
Một khi quyết định đã được đưa ra trong quá trình trọng tài hoặc hòa giải, có thể
xảy ra trường hợp một bên không tuân thủ quyết định này.
Trong quá trình trọng tài hoặc hòa giải, các bên có thể không đạt được thỏa thuận
hoặc đồng thuận về kết quả.
Phương án 4, hòa giải: Theo Luật Hòa giải ở cơ sở 2013. Hình thức giải quyết
tranh chấp đất đai bằng tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải ở cơ sở theo quy định
tại Khoản 1 điều 202 Luật Đất đai là Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp
đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
Trong một số tình huống, Bà H có thể hòa giải sử dụng đất tạm thời trong thời gian
đang giải quyết tranh chấp. Điều này có thể giúp giảm căng thẳng và tạo điều kiện
thuận lợi cho quá trình giải quyết. Ưu điểm:
Hòa giải là một cách linh hoạt để các bên đạt được một thỏa thuận ngắn hạn về một
vấn đề cụ thể. Thỏa thuận này có thể được thiết kế để đáp ứng các nhu cầu cụ thể
của các bên trong một khoảng thời gian ngắn hạn.
Hòa giải có thể được sử dụng để bổ sung hoặc điều chỉnh các hợp đồng hoặc thỏa
thuận hiện có mà các bên đã ký kết. Điều này giúp điều chỉnh các điều khoản hoặc
điều kiện khi cần thiết mà không cần phải ký kết một hợp đồng mới.
Hòa giải có thể giúp giải quyết các vấn đề ngắn hạn hoặc tạm thời mà không cần
phải chờ đợi quy trình pháp lý dài hạn hoặc giải quyết tòa án. Hạn chế:
Hòa giải thường có thời hạn, và sau khi thời hạn kết thúc, nó không còn có hiệu
lực. Điều này có thể đặt ra một số rủi ro nếu các bên không đạt được thỏa thuận
vĩnh viễn hoặc cần thời gian dài hơn để giải quyết vấn đề.
Hòa giải tạm thời thường có các điều kiện và hạn chế cụ thể, và nếu các bên không
tuân theo các điều kiện này, thỏa thuận có thể bị phá vỡ.
3.2. Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn.
Kế hoạch tổ chức thực hiện là làm việc với nguyên đơn là Bà Võ Thị H và bị đơn
là Bà Võ Thị B (cô ruột Bà H) trong giải quyết vấn đề tranh chấp quyền sử dụng
đất. Nhằm để thực hiện một số kế hoạch tổ chức thực hiện phương án cho Bà H để
thực hiện giải quyết trong quá trình tranh chấp quyền sử dụng đất của nguyên đơn
là Bà Võ Thị H và bị đơn là Bà Võ Thị B (cô ruột Bà H).
Bảng 3.2: Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn. Stt
Nội dung thực hiện Chủ thể thực Thời gian Các điều kiện hiện thực hiện phục vụ thực hiện 1 Làm việc với Hội đồng hoà 12/10/2018 Phòng họp tiế nguyên đơn là Bà giải thị trấn công dân Võ Thị H. Tiên Yên. Máy tính, máy i 2 Làm việc với bị Hội đồng hoà 13/10/2018 Phòng họp tiếp đơn là Bà Võ Thị B giải thị trấn công dân (cô ruột Bà H). Tiên Yên. Máy tính, máy i 3 Tổ chức họp hội Hội đồng hoà 18/10/2018 Phòng họp tiế đồng hòa giải thị giải thị trấn công dân trấn Tiên Yên. Tiên Yên Máy tính, máy i Nhằm xem xét Chuyên viên nguyện vọng của Phòng Tài các nguyên, Môi bên, các văn bản, hồ trường huyện sơ có liên quan. Tiên Yên. Phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiên Yên, để xác minh hồ sơ, bản đồ đo đạc tư liệu cũ nhằm xác định ranh giới đất của hộ ông Vũ Đình A (Bố ruột Bà H). 4 Khảo sát thực địa Hội đồng hoà 24/10/2018 Công cụ đo đạ đo đạc mảnh đất giải thị trấn hộ Tiên Yên; tranh chấp. Chuyên viên Phòng Tài nguyên,Môi trường huyện Tiên Yên. 5 Tổ chức hội nghị Hội đồng hoà 26/10/2018 Phòng họp tiế hòa giải tranh giải thị trấn công dân chấp. Tiên Yên Máy tính, máy i 6 Ra quyết định hòa Chủ tịch UBND 28/10/2018 giải thành. thị trấn Tiên Yên. 7 Tổ chức kiểm tra Hội đồng hoà 19/10/2018 việc chấp hành biên giải thị trấn bản hòa giải. Tiên Yên. Tiểu kết phần 3
Qua phân tích ở trên ta thấy rằng: Vụ khiếu nại tranh chấp đất giữa Bà H và cô ruột
Bà H (là bà B) có thể giải quyết được ngay tại Ủy ban nhân dân thị trấn Tiên Yên,
thông qua bước hòa giải tại Ủy ban nhân dân thị trấn Tiên Yên. Có như vậy sẽ hạn
chế tình trạng kiện tụng, khiếu nại đến nhiều cấp, nhiều nơi, gây phức tạp mà vẫn
không giải quyết đến nơi, đến chốn, đúng pháp luật.
PHẦN 4: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 4.1. Kiến nghị.
Tăng cường lãnh đạo công tác quản lý Nhà nước về đất đai thông qua vai trò lãnh
đạo Quốc hội, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thiện các
quy định pháp luật về đất đai. Cần đặc biệt quan tâm lãnh đạo các cấp chính quyền
thực hiện đúng nguyên tắc tạo điều kiện cho nông dân ổn định đời sống và phải có
đất để sản xuất, kiên quyết thu hồi đất đối với những trường hợp sử dụng đất nông
nghiệp không đúng mục đích, sử dụng đất không có hiệu quả. Đặc biệt, phải giữ
vững nguyên tắc: giải quyết các tranh chấp đất đai trong nhân dân trên tinh thần
bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, chính quyền phải nhận lấy những bất lợi
về mình, tuyệt đối không gây mất niềm tin trong nhân dân, gây mất ổn định an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
Đối với chính quyền các địa phương cần tích cực tuyên truyền, phổ biến rộng rãi
trong nhân dân các thủ tục pháp lý liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, đặc biệt là đất ở và đất sản xuất nông nghiệp để người dân chủ động
đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố
cần đôn đốc cơ quan có thẩm quyền ở cấp huyện và cấp xã tích cực tổ chức, vận
động nhân dân kê khai, đăng ký quyền sử dụng đất để tránh các tranh chấp phát
sinh. Đồng thời, qua đó các cấp chính quyền một lần nữa có điều kiện kiểm tra lại
tính xác thực của các hồ sơ địa chính được lưu giữ tại cơ quan để kịp thời điều
chỉnh cho khoa học, phù hợp với thực tế, đồng thời quản lý tốt quỹ đất để thực hiện
các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại từng địa phương.
Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật đất đai được đầy đủ, hệ thống và
đồng bộ, rà soát những quy định chưa phù hợp hoặc những vấn đề mới phát sinh để
kịp thời sửa đổi, bổ sung tháo gỡ các vướng mắc.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kịp thời, đầy đủ các chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước đến mọi người dân bằng nhiều hình thức nhằm tạo
cơ hội để mọi người tiếp cận với pháp luật đất đai hiểu biết, đồng thuận giữa người
ra quyết định, người khiếu nại và người giải quyết khiếu nại. Cần tăng cường, nâng
cao trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý đất đai các cấp, nhất là ở cấp cơ sở
trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp đất đai. Củng cố hội đồng giải quyết khiếu nại,
tố cáo ở cấp huyện để đủ sức giải quyết dứt điểm các tranh chấp đất đai. 4.2. Kết luận.
Tranh chấp đất đai luôn là vấn đề có tính thời sự rất lớn, nhất là trong thời điểm
hiện nay khi giá trị quyền sử dụng đất có những biến động tại nhiều địa phương
trên phạm vi cả nước. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc giải quyết tranh chấp
tại nhiều địa phương có những diễn biến rất phức tạp, ảnh hưởng xấu đến việc
quản lý, sử dụng đất nói riêng và gây những bất ổn nhất định đối với đời sống kinh
tế - xã hội nói chung. Vì vậy, không chỉ có các cơ quan hành chính Nhà nước được
giao thẩm quyền giải quyết các tranh chấp đất đai mà Nhà nước còn trao trọng
trách đó cho hệ thống cơ quan Toà án nhân dân. Điều đó cho thấy tính chất nghiêm
trọng của các tranh chấp đất đai khi không được giải quyết một cách hợp lý. Trong
khi đó, pháp luật về tranh chấp đất đai thời gian qua còn nhiều bất cập, hạn chế. Vì
vậy, bên cạnh việc hoàn thiện pháp luật về đất đai cần nâng cao hơn nữa trách
nhiệm của các cơ quan chức năng, của toàn xã hội trong quản lý Nhà nước về đất
đai; đồng thời, mỗi công dân cũng cần xây dựng cho mình ý thức trách nhiệm
trong quản lý loại tài sản đặc biệt này, tránh để nảy sinh các tranh chấp, góp phần
duy trì ổn định xã hội để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013.
2. Luật Khiếu nại, Tố cáo sửa đổi.
3. Nghị định 102/2014/NĐ-CP, ngày 10 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về xử
phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai.
4. Một số tài liệu tham khảo khác.