Tiểu luận về Phật giáo thời Pháp thuộc | Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội
Tiểu luận về Phật giáo thời Pháp thuộc của Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 18 trang giúp bạn tham khảo, ôn tập và hoàn thành tốt bài tập của mình đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI KHOA SƯ PHẠM
BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài: NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN THUỘC PHÁP (1884 - 1954)
Họ và tên sinh viên : Nguyễn Tam Thảo
HÀ NỘI - 15/06/2023
MỤC LỤC
- PHẦN MỞ ĐẦU:
- Lý do chọn đề tài 2
- Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4
- Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. 4
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. 4
- Phương pháp nghiên cứu. 4
- Cấu trúc đề tài 4
- NỘI DUNG
CHƯƠNG I : Khái quát Phật giáo Việt Nam
- Lịch sử Phật giáo Việt Nam 5
- Đặc điểm của Phật Giáo Việt Nam 6
CHƯƠNG II : Phật giáo Việt Nam dưới thời Pháp thuộc (1884 - 1954)
- Thực trạng Phật Giáo Việt Nam thời Pháp thuộc (1884 - 1943) 8
- Phong trào chấn hưng Phật Giáo (1920 - 1950) 11
- Vai trò của Phật giáo đối với sự nghiệp Cách mạng. 12
- KẾT LUẬN 15
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
1
PHẦN MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài:
Như một quy luật của tự nhiên, khi con người được sinh ra trên trái đất và bắt đầu tiến hóa, phát triển và hình thành xã hội có sự phân chia giai cấp thì cũng là lúc tôn giáo được khai sinh. Tôn giáo như một nguồn động lực từ bên trong mỗi con người, thôi thúc con người đi tìm lí do, sứ mệnh tồn tại của mình là gì. Thuở bấy giờ, đối mặt trước tự nhiên khắc nghiệt, huyền bí, đầy sơ khai, con người cảm thấy mình trở nên bé nhỏ, yếu đuối, trơ trọi giữa thế giới bao la rộng lớn này, đi cùng đó là sự khổ cực, bế tắc của nhân dân trước một xã hội có sự phân chia về giai cấp, vì thế dẫn đến sự ra đời tôn giáo được xây dựng theo quan điểm của một bộ phận người. Những người này đều tìm tới tôn giáo để nương tựa, để giải thoát khỏi sự bế tắc, để lý giải cho những hiện tượng mà đối với con người còn quá mới mẻ, họ tìm đến sự giúp đỡ, trông chờ vào thứ “phước bổng” của “đấng tối cao” mà theo tâm thức suy nghĩ của họ, “đấng tối cao” sẽ cứu rỗi họ khỏi nghịch cảnh khổ đau hiện hiện tại. Bên cạnh đó, tôn giáo còn là sợi dây gắn kết giữa những con người có cùng cảnh ngộ, là sự liên kết giữa con người với các yếu tố tâm linh mà không ai có thể thấy rõ ràng. Như C. Marx từng viết: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của trái tim” - nhận định này của Marx đã thể hiện một các đầy đủ và hình tượng hóa về sự ra đời cũng như chức năng của tôn giáo.
Rõ ràng sự ra đời của tôn giáo là bước phát triển vô cùng quan trọng trong tiến trình lịch sử loài người. Đánh dấu con người dần hình thành nên những lý tưởng, đời sống tinh thần ở bậc cao, là động lực đáng kể đóng góp trong sự phát triển của xã hội tới tận bây giờ.
Trên thế giới, tính tới nay đã có hàng trăm tôn giáo được ra đời với đủ các quy mô lớn nhỏ cùng hệ thống giáo hội, giáo lí, tư tưởng phong phú. Trong đó Phật giáo vẫn giữ vị trí, vai trò quan trọng xuyên suốt trên mọi mặt của đời sống. Đi cùng đó là các giá trị tư tưởng tiến bộ mà từ khi ra đời cho tới nay, cơ bản vẫn giữ được những nội dung cốt lõi mà vẫn phù hợp với xã hội hiện đại
Giá trị nhân văn của Phật giáo là hướng về con người, lấy con người làm trung tâm. Các lĩnh vực hoạt động xã hội đều hướng tới các giá trị vì con người, giúp con người vượt qua khó khăn về vật chất, làm chỗ dựa tinh thần, qua đó mong muốn xây dựng một xã hội an lạc, toàn thiện và hạnh phúc.
Đạo đức Phật giáo nổi bật với các giá trị lòng từ bi, đem tình yêu thướng đến mọi người, tu tâm, hướng thiện... góp phần định hướng lý tưởng sống của nhiều người và trở thành kim chỉ nam hướng con người về chân- thiện- mỹ, với những phẩm chất nhân ái: từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha. Phật giáo mang trong mình trọng trách, sứ mệnh đồng hành cùng dân tộc, là nền tảng để mỗi người suy ngẫm, cùng nhau xây dựng cuộc sống hạnh phúc, vững bền
Đạo Phật truyền bá ở Việt Nam tính đến nay đã 20 thế kỷ. Trải qua thăng trầm trên hành trình dài lịch sử của đất nước, Phật giáo từ lâu vốn đã đi sâu trong tiềm thức của lớp lớp thệ hệ dân tộc Việt Nam, có sự gắn bó, tác động, ảnh hưởng tới nhiều mặt trong đời sống nhân dân từ tư tưởng văn hóa đến kinh tế - chính trị xã hội. Tuy ảnh hưởng mạnh yếu từng lúc khác nhau nhưng với bản chất từ bi, trí tuệ, vô ngã, vị tha, yêu hòa bình, tôn trọng sự sống, đạo Phật đã gắn bó và đồng hành cùng với dân tộc Việt Nam trong suốt quá trình lịch sử. Ngay cả trong thời kỳ mà cả dân tộc gồng mình đấu
3
tranh chống thực dân Pháp xâm lược thì đạo Phật vẫn thể hiện rõ được vai trò to lớn của nó. Vì thế em quyết định nghiên cứu đề tài này nhằm trình bày một cách có hệ thống, giúp người đọc hiểu hơn về đặc điểm của Phật giáo đối với bối cảnh xã hội Việt Nam trong thời kì thuộc Pháp này.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Trước khi nghiên cứu đề tài, em đã tham khảo, nghiên cứu một số nguồn thông tin như: Phật giáo, Lịch sử Phật giáo, Phật giáo Việt Nam (Wikipedia) và tổng hợp thông tin từ một số bài viết nêu lên những nghiên cứu, quan điểm của tác giả về tình hình Phật giáo trong thời kì này
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: Phật giáo việt Nam
- Phạm vi: thời kì Pháp thuộc (1884 - 1954)
Mục đích nghiên cứu:
Giúp người đọc nắm được đặc điểm cơ bản của Phật giáo khi du nhập vào Việt Nam và thấy được tình hình xã hội lúc bấy giờ có tác động thế nào tới sự phát triển Phật giáo tại Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết tiểu luận: Phân tích và tổng hợp lý thuyết.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thu thập số liệu thứ cấp
Cấu trúc đề tài:
- Khái quát lịch sử đặc điểm Phật giáo Việt Nam
- Thực trạng Phật giáo việt Nam dưới thời Bắc thuộc, chấn hưng Phật giáo và vai trò, đóng góp của Phật giáo đối với sự nghiệp Cách mạng
- Kết luận
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: Khái quát Phật giáo Việt Nam
Lịch sử Phật Giáo Việt Nam
Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ thứ II sau Công nguyên, và được truyền bá trong bốn thế kỷ tiếp theo bởi các nhà sư Trung Quốc và Ấn Độ và đạt đến đỉnh cao nhất ở Việt Nam trong giai đoạn thứ hai kéo dài khoảng từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ XIV. Với việc các học giả Nho giáo và nền giáo dục Trung Quốc tạm thời bị cấm lưu hành, Phật giáo đã có những điều kiện, ưu thế nhất định để phát triển
Lý do thứ hai cho sự phát triển là từ năm 1010 đến 1214, nhà Lý tôn Phật giáo thành quốc giáo và phát triển việc xây dựng chùa chiền. Đây là dấu mốc quan trọng cho sự khởi sắc chính thức của Phật giáo. Cuối thế kỷ XI, đạo Phật đã cắm rễ sâu vào văn hóa Việt Nam đến nỗi nó hòa cùng với với Nho giáo và Đạo giáo, trở thành một tín ngưỡng bản địa phổ biến.
Vào thế kỷ XV, Nho giáo tiếp tục là tôn giáo có ảnh hưởng nhiều hơn trong đời sống. Sự dung hợp của tam giáo Lão giáo, Phật giáo và Nho giáo đã hình thành tôn giáo của nhiều người Việt Nam. Tới thời Pháp thuộc, với sự du nhập của thiên chúa giáo, Phật giáo bị hạn chế và không có
5
điều kiện để phát triển, Phật giáo lúc này dường như đã đứng bên bờ của sự suy vong
Sự phát triển trở lại của của Phật giáo thể hiện ở các phong trào chấn hưng Phật giáo được nổ ra và phát triển mạnh mẽ ở Hà Nội, Huế và miền Nam. Phật giáo Việt Nam lúc này đã khôi phục lại cơ bản những giá trị cốt lõi, có bước phát triển hơn trước. Phật giáo trong thời kì này đã có những đóng góp tích cực cả về mặt hành động cũng như củng cố tinh thần. Góp phần không nhỏ trong công cuộc phát triển, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đặc điểm Phật giáo Việt Nam
Trong quá trình truyền bá, Phật giáo luôn luôn thực hiện hai điều đó là khế lý và khế cơ. Đây là hai yếu tố quan trọng của Phật giáo đi cùng nội dung truyền bá tới các nước, trong đó có Việt Nam.
Khế lý là nói về mặt tư tưởng, nhờ khế lý nên dù ở thời gian và không gian nào, giáo lý Phật-đà vẫn hợp với chân lý, tư tưởng vẫn luôn luôn phong phú, sâu sắc mà vẫn giữ được bản chất của mình và chỉ có một vị đó là vị giải thoát.
Khế cơ thiên trọng về mặt lịch sử, nhờ khế cơ nên dù trong hoàn cảnh và quốc độ nào thì sự sinh hoạt, thể hiện, truyền đạt cũng luôn luôn đa dạng.Tùy theo phong tục tập quán của mỗi quốc gia mà vẫn không hề mất gốc (Phật giáo). Đây gọi là khế cơ, là bản địa hóa, hay sắc thái Phật giáo của từng vùng miền. Khi Phật giáo được truyền vào Việt Nam đã được các vị thiền sư người Việt bản địa hóa, khiến Phật giáo hòa mình vào lòng dân tộc tạo nên một sắc thái đặc biệt của riêng Việt Nam.
Tính dung hòa tôn giáo
Dung hợp giữa Phật giáo với tín ngưỡng bản địa
Phật giáo thờ Phật trong chùa, tín ngưỡng truyền thống Việt Nam là thờ thần trong miếu và thờ Mẫu trong phủ, bốn vị thần được thờ nhiều nhất là Tứ pháp: Mây-Mưa-Sấm-Chớp. Tuy nhiên bốn vị thần này đã được "Phật giáo hóa" được gọi là tượng Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện, được điêu khắc theo tiêu chuẩn của một pho tượng Phật. Các hệ thống thờ phụ này tổng hợp với nhau tạo nên các ngôi chùa "tiền Phật, hậu Thần" hay "tiền Phật, hậu Mẫu". Người Việt Nam đưa các vị Thần, Thánh, Mẫu, thành hoàng thổ địa, anh hùng dân tộc... vào thờ trong chùa.
Dung hòa giữa các tông phái Phật giáo
Các tông phái Phật giáo Đại thừa sau khi du nhập vào Việt Nam trộn lẫn với nhau. Dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi pha trộn với Mật giáo. Nhiều vị thiền sư đời Lý như Vạn Hạnh, Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không,...
Các điện thờ ở chùa miền Bắc vô cùng phong phú các loại tượng Phật, Bồ tát, La hán và các tông phái khác nhau. Các chùa miền Nam còn có xu hướng dung hợp hai truyền thống truyền thừa. Nhiều chùa mang hình thức Nam truyền (chỉ thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, sư đắp y vàng) nhưng lại theo giáo lý Đại thừa; bên cạnh Phật Thích Ca Mâu Ni còn có các tượng Phật nhỏ khác
Hòa hợp giữa Phật giáo với Khổng, Lão
Tín ngưỡng truyền thống đã tiếp nhận Phật giáo ngay từ đầu Công nguyên. Sau đó Phật giáo bắc truyền tiếp nhận Đạo giáo. Rồi cùng tiếp nhận Nho giáo để làm nên "Tam giáo đồng nguyên" (cả ba tôn giáo có cùng một gốc) và "Tam giáo đồng quy" (cả ba tôn giáo có cùng một mục đích) truyền vào Việt Nam qua đường Bắc thuộc. Ba tôn giáo trợ giúp lẫn nhau: Nho giáo lo tổ chức xã hội, Đạo giáo lo thể xác con người, Phật giáo lo tâm linh, kiếp sau của con người. Trong nhiều thế kỷ, hình ảnh "Tam giáo tổ sư" với Thích Ca Mâu Ni ở giữa, Lão Tử ở bên trái, Khổng Tử ở bên phải đã in sâu vào tâm thức mọi người Việt.
Phật giáo ảnh hưởng của mẫu hệ
7
Yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến Phật giáo Việt Nam, làm cho Phật giáo Việt Nam có phần nữ tính hóa.
Các vị Phật Ấn Độ xuất hiện với thân nam, khi vào Việt Nam có sự tiếp biến văn hóa, tạo nên hình tượng "Phật ông - Phật bà". Quán Thế Âm Bồ Tát là vị "thần" cứu giúp cho nhân dân. Ngoài ra người Việt còn có những vị "Phật- Mẫu" riêng của mình như Man Nương Phật Mẫu (tên khác: Phật Mẫu), Quan Âm Thị Kính (tên khác: Quan Âm Tống Tử), Quan Âm Diệu Thiện (tên khác: Phật Bà Chùa Hương, Bà chúa Ba).
CHƯƠNG II: Phật giáo Việt Nam dưới thời Pháp thuộc (1884 - 1954)
Thực trạng Phật Giáo Việt Nam thời Pháp thuộc (1884 - 1943)
Vào thế kỷ XIX khi vương quốc Đại Nam dưới sự trị vì của nhà Nguyễn, tiếp đó là người Pháp cai trị, Phật giáo trở thành đối tượng bị phê phán và chỉ trích. Các tác giả đều thống nhất khi nói về sự suy thoái của đạo Phật dưới thời Nguyễn cũng như trong giai đoạn Pháp thuộc. Trong tác phẩm tựa đề Phật giáo Việt Nam Mai Thọ Truyền đã đề cập đến thực trạng đó như sau: “Kịp đến khi nhà Nguyễn thống nhất sơn hà, Phật giáo bị biến thành một thứ lợi khí chánh trị trong tay nhà vua, để củng cố ngôi báu vừa xây đắp, còn Tăng sĩ thì một phần như bị truất xuống hàng thủ tự các chùa sắc tứ hay hàng thầy cúng. Phật giáo chỉ còn cái xác, hầu khắp các chùa, việc phá trai phạm giới là thường, còn Phật thì được thờ như một vị thần linh mà người ta tưởng có thể dùng lễ vật mua lòng.”
Thực trạng suy thoái này biểu hiện trên nhiều phương diện:
- Về phía chính quyền:
Nếu như dưới thời phong kiến, nhất là dưới hai triều Lý - Trần, Phật giáo nhận được sự bảo trợ từ phía vua, quan triều đình thì dưới thời Pháp thuộc chính quyền thuộc địa thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ Phật giáo trong khi ưu ái cho Công giáo.
Một bản nhận xét về các nhà sư, lập ngày 15 tháng 5 năm 1933 và một ghi chép về kiến nghị của cư dân phố Jule Ferry (Hà Nội) đề nghị triều đình tặng danh hiệu cho trụ trì chùa Bà Đá cho chúng ta biết nhiều thông tin liên quan đến Phật giáo thời kỳ này. Dưới triều vua Minh Mạng, triều đình vẫn quan tâm tới Phật giáo qua việc tổ chức các kỳ sát hạch để tuyển chọn chư Tăng. Kỳ sát hạch này nhằm tuyển chọn những bậc chư Tăng tài giỏi trong thuật chữa bệnh và uyên thâm kinh điển. Vượt qua kỳ sát hạch này họ sẽ được triều đình cấp chứng nhận. Các vị này sau đó sẽ được bổ nhiệm vào trong các chùa theo sắc lệnh của Hoàng đế và được triều đình trả lương. Dưới thời Thiệu Trị, triều đình không tổ chức sát hạch nữa mà giao cho các phủ và huyện chịu trách nhiệm bổ nhiệm và giám sát các sư. Tuy nhiên, từ thời Tự Đức trở đi triều đình Huế không còn quan tâm tới đạo Phật nữa.
Ghi chép cho thấy địa vị của các sư bị hạ xuống như những người giữ chùa, họ có thể bị dân làng thải hồi bất kỳ lúc nào. Cũng theo báo cáo của mật thám, vẫn còn các bậc cao Tăng được triều đình An Nam phong tặng các danh hiệu như Hòa thượng, Tăng thống, Tăng cang hay Tăng cương nhưng “hoàn toàn chỉ là danh hiệu, và những người được trao các danh hiệu này không có bất kỳ một đặc quyền nào và không có ý nghĩa tâm linh”.
- Về phía Tăng già:
Trình độ sư Tăng thấp kém, phạm giới. Các sơn môn tồn tại rời rạc và biệt lập, sơn môn nào biết việc sơn môn ấy.
Điều tra của mật thám Pháp năm 1933 về Phật giáo Bắc Kỳ cho thấy các Tăng Ni không được đào tạo bài bản. Khóa đào tạo mà họ được nhận là 3 tháng
9
kiết hạ. Hằng năm họ gặp nhau trong 3 tháng hè để an cư kiết hạ, nhưng lợi ích mà họ nhận được sau các kỳ an cư chỉ mang ý nghĩ tinh thần, trình độ hiểu biết cũng không được cải thiện là bao.
Một hồ sơ lưu trữ khác tại kho lưu trữ hải ngoại Pháp, kết quả của một cuộc điều tra “tỉ mỉ và thận trọng” được chính quyền thuộc địa thực hiện vào năm 1943 về trụ trì các chùa của các tỉnh Bắc Kỳ cung cấp các thông tin thú vị về trình độ học vấn của các sư. Các phiếu điều tra cá nhân của các sư cho biết các thông tin về đào tạo, trình độ hiểu biết về giáo lý đạo Phật. Kết quả cho thấy đến năm 1943, vẫn còn nhiều người mù chữ. Lấy ví dụ ở tỉnh Sơn Tây: “Các chùa quan trọng không đáng kể và các sư trụ trì nhìn chung chỉ có trình độ sơ học: Họ chỉ thuộc vài câu tụng niệm, cần thiết cho việc cử hành các nghi lễ thông thường. Ảnh hưởng của họ hiếm khi vượt ra khỏi lũy tre làng”.
Một ghi chép của cảnh sát năm 1943 về “Đạo Phật ở Bắc Kỳ và trong xứ An Nam” cho biết tình trạng Phật giáo Bắc Kỳ trước năm 1934. Ghi chép nhấn mạnh đến vai trò chủ đạo của các sơn môn trong việc đào tạo Tăng tài và hoằng dương Phật pháp. Vấn đề nằm ở chỗ các sơn môn mặc dù giữ vai trò chủ chốt trong đào tạo Tăng tài và hoằng dương Phật pháp, nhưng lại tồn tại rời rạc, không có liên hệ với nhau.
Không còn nghi ngờ gì nữa, chính tình trạng biệt lập, rời rạc của các sư, tình trạng thiếu tổ chức và kiểm soát trong nội bộ Tăng già đã giải thích cho sự suy vi của đạo Phật. Báo chí thời đó đưa tin về các “sư hổ mang” quyến rũ con gái nhà lành, lừa đảo các gia đình. Vụ án sư Thụy là vụ án nổi bật nhất, diễn ra năm 1936, sau khi Hội Phật giáo thành lập được các báo đưa tin trong nhiều số.
Từ việc không hiểu giáo lý, không có khả năng giải thích cho tín đồ cộng với việc chạy theo thị hiếu của tín đồ, thừa cơ trục lợi nên dẫn đến hệ quả thực hành Phật giáo xa rời giáo lý, khiến cho đạo Phật trở nên một tôn giáo mê tín.
- Về phía tín đồ:
Đối với tín đồ, Đức Phật được coi như một vị thần có thể ban phát của cải, hạnh phúc, tài lộc, con cái... Nói một cách chung nhất có thể thỏa mãn tất cả những nguyện vọng của tín đồ. Nếu như người Châu Âu tìm đến những nơi danh lam thắng tích để “thưởng ngoạn” sự kỳ diệu của tạo hóa và để ghi chép lại lưu truyền cho đời sau và những người không có cơ hội chiêm ngưỡng tận mắt thì cái mục đích của người Việt Nam ta lại khác hẳn. Dưới đây là mục đích của những người hành hương đến ngôi chùa Hương Tích nổi tiếng nhân dịp lễ hội hàng năm:
“Người Nam ta thì cái mục đích đi thăm những nơi danh thắng lại khác hẳn thế. Trừ ra một số ít những bậc tao nhân mặc khách tìm đến nơi danh lam thắng tích để lãm thưởng cảnh trí thiên nhiên và thỏa tính ngâm vịnh, còn ra thì toàn vì cái lòng mê tín, mà chuyên theo cái mục đích cầu phúc cầu duyên. Theo cái kiến giải chung của họ, thì hình như họ cho rằng những nơi ấy là nơi thần phật giáng sinh, là nơi tối linh, ta hãy cố công tìm đến đó, thì cầu gì mà chẳng được...”
Tìm hiểu báo chí tiếng Việt thời đó cho thấy dư luận rất lo lắng về sự suy vi của đạo Phật. Biểu hiện ở trình độ thấp kém của Tăng đồ, kinh điển không thông, giáo lý không hiểu; là thầy dẫn đạo mà không có khả năng giải thích giáo lý. Ngoài ra tình trạng thiếu tổ chức và thống nhất giữa các sơn môn lớn không cho phép thực hiện hoạt động đoàn thể và mang lại hình ảnh tích cực cho đạo Phật. Thêm đó là các hiện tượng mê tín dị đoan, không phù hợp trong cuộc sống hiện đại cũng như sự xuống dốc về đạo hạnh của một bộ phận chư Tăng. Căn nguyên nằm ở sự thiếu hiểu biết giáo lý đạo Phật của sư Tăng, dẫn đến hệ quả không thể giải thích giáo lý cho tín đồ nên dẫn đến tín đồ nhận thức sai lệch, coi Đức Phật như một vị thần có quyền ban phúc, giáng họa. Đối với nhiều tín đồ, đi chùa lễ Phật đã được coi là một người mộ đạo. Đây cũng chính là nguyên nhân nội tại dẫn đến phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
Phong trào chấn hưng Phật Giáo (1920 - 1950)
11
Đầu thế kỷ XX, phong trào Chấn hưng Phật giáo không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà còn diễn ra ở nhiều nước; đó là kết quả tất yếu của những biến đổi lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội, tư tưởng. Phong trào chấn hưng Phật giáo ngoài mang ý nghĩa tôn giáo thì còn có ý nghĩa chính trị xã hội tích cực gắn với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc; đó là một số nhà sư cùng một số nhân sĩ trí thức yêu nước, mến đạo, muốn đạo Phật phát triển nên đã sử dụng ngọn cờ Phật giáo để đoàn kết, tập hợp lực lượng chống thực dân Pháp. Phong trào chấn hưng Phật giáo kéo dài đến năm 1950 đã đưa lại những kết quả hết sức quan trọng:
Thứ nhất: Đưa Phật giáo đi vào hoạt động có tổ chức; khác với sự rời rạc lỏng lẻo trước đó. Một loạt tổ chức Phật giáo ra đời ở 03 miền nhưng trong giai đoạn này có 06 tổ chức quan trọng của tăng, ni, cư sĩ đó là: Hội Nam kỳ nghiên cứu Phật học; Hội Tăng già Việt Nam, An Nam Phật, Hội Tăng già Trung Việt, Hội Phật giáo Bắc K và Hội chỉnh lý Tăng ni Bắc Việt.
Thứ hai: Năm 1951, tại Huế, các tổ chức Phật giáo nói trên đã họp lại để lập ra Tổng hội Phật giáo Việt Nam. Đây được coi là một cuộc vận động thống nhất Phật giáo đầu tiên về mặt tổ chức của Phật giáo Việt Nam ở thế kỷ XX.
Thứ ba: Xây dựng được một số cơ sở tôn giáo để đào tạo tăng, ni và đưa việc đào tạo tăng ni trở thành quy củ, nề nếp. Các tạp chí Phật học cũng được ra đời để làm phương tiện chấn chỉnh về giáo lý, giáo luật.
- Vai trò của Phật giáo đối với sự nghiệp Cách mạng
Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng đánh vào cửa biển Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, ta phải đương đầu với họa xâm lăng từ một nước phương Tây, chiếm ưu thế về tiềm lực kinh tế, quân sự. Trong gần 30 năm tiếp theo, quân Pháp lần lượt đánh chiếm Nam Kỳ, Bắc Kỳ rồi tiến công vào kinh đô Huế (1883), buộc triều đình nhà Nguyễn từng bước phải nhượng bộ, lần lượt ký các bản Hiệp ước. Triều đình Huế trở thành chính quyền bù nhìn, tay sai cho ngoại bang.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ đó của dân tộc, Phật giáo đã có những đóng góp đáng ghi nhận vào chiến thắng hào hùng của nhân dân ta. Nhiều cơ sở thờ tự của Phật giáo trên khắp mọi miền đất nước đã trở thành những căn cứ che chở, nuôi giấu cán bộ cách mạng, như: chùa Quảng Bá, chùa Linh Quang, chùa Ngọc Hồi, chùa Tự Khánh, chùa Thanh Trì, chùa Sùng Giáo
… ở Hà Nội; chùa Trại Sơn, chùa Trúc Động, chùa Vũ Lao… ở Hải Phòng. Ngoài ra, Phật giáo Việt Nam còn thành lập các tổ chức “Tăng già cứu quốc”, “Đoàn Phật giáo cứu quốc”, “Bộ đội Tăng già”, “Hội Phật giáo cứu quốc” các cấp để quy tụ, vận động và tổ chức cho Tăng Ni, Phật tử tham gia cách mạng, ủng hộ kháng chiến.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện “Tiêu thổ kháng chiến”, Hội Phật giáo đã cho phá hủy nhà in Đuốc Tuệ và nhiều cơ sở vật chất khác của Phật giáo để ủng hộ cách mạng kháng Pháp.
Nhiều Tăng Ni, Phật tử đã hăng hái lên đường tòng quân đánh giặc, cứu nước. Nói đến lịch sử dân tộc Việt Nam thời kỳ này không thể không nói đến sự đóng góp to lớn của Phật giáo Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo và những tấm gương yêu nước của các vị cao Tăng, như: Hòa thượng Thích Tâm Thi (1889 – 1959), Hòa thượng Thích Thanh Chân (1905 – 1989), Hòa thượng Thích Thế Long (1909 – 1985)... và các Tăng Ni, Phật tử Phật giáo Việt Nam đã tích cực hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ, tiêu biểu là sự kiện 11 nhà sư đã phát nguyện “cởi áo cà sa khoác áo chiến bào” tại chùa Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định vào ngày 27/02/1950, và họ đã trở thành những chiến sĩ vệ quốc đoàn kiên trung. Ngoài ra còn rất nhiều tấm gương của các vị sư, cư sĩ Phật giáo yêu nước khác.
Chùa Tam Bảo, trụ sở Hội Phật học kiêm tế của Thiền sư Thích Thiện Chiếu trở thành nơi cất giấu vũ khí, nuôi giấu cán bộ kháng chiến. Bản thân Thiền sư thì bị đày ra nhà tù Côn Đảo và bị tra tấn dã man, nhưng vẫn một lòng trung kiên với cách mạng. Bên cạnh nhiệm vụ tham gia kháng chiến để bảo vệ
13
Tổ quốc, Phật giáo Việt Nam vẫn không quên lời dạy của Đức Bổn sư: “Duy tuệ thị nghiệp” (lấy trí tuệ làm sự nghiệp) và thực hiện lời dạy của Bác Hồ, muốn kiến thiết đất nước thì phải diệt được 3 loại giặc: “Giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm”, các vị sư lại là những người thầy chùa của Phật giáo lại trở thành các trường học dạy chữ cho bà con; bên cạnh đó Tăng Ni, Phật tử còn tích cực tăng gia sản xuất, ủng hộ cho kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhiều vị Tăng Ni, Phật tử trở thành những người tiêu biểu, gương mẫu, là chỗ dựa đáng tin cậy của Phật giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Đó là những minh chứng cho tinh thần yêu nước chân chính của Phật giáo Việt Nam hòa mình trong dòng chảy lịch sử dân tộc. Nhận định về vai trò và những đóng góp của Phật giáo Việt Nam đối với cách mạng và dân tộc, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã phát biểu trong buổi tiếp Đại biểu Hội nghị thống nhất Phật giáo Việt Nam tại Phủ Chủ tịch: “Trong quá khứ, Phật giáo Việt nam đã gắn chặt với dân tộc trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Lịch sử đã xác nhận Phật giáo Việt Nam là một tôn giáo, từ bản chất, bản sắc, từ trong thực tiễn hoạt động của mình, biểu hiện truyền thống yêu nước, gắn bó chặt chẽ với dân tộc, với Tổ quốc. Trong sự nghiệp cao cả của dân tộc ngày nay, Phật giáo đã góp phần xứng đáng. Đối với Việt Nam, nói đến tôn giáo là người ta nghĩ ngay đến đạo Phật, đến những việc làm quý báu, đẹp đẽ của đông đảo Tăng Ni, Phật tử. Đạo Phật ở Việt Nam đã mang màu sắc dân tộc Việt Nam rõ rệt. Có thể nói rằng Phật giáo Việt Nam đã góp phần làm sáng ngời lý tưởng dân tộc, và trưởng thành cùng dân tộc”.
Không chỉ trực tiếp tham gia chiến đấu, Phật giáo Việt Nam còn phát động phong trào chấn hưng Phật giáo. Đây không chỉ là việc đạo mà còn với mục đích chấn hưng tư tưởng của một bộ phận Tăng Ni, Phật tử đặc biệt là lớp trẻ lúc bấy giờ, hướng họ không sa đà vào những hoạt động mê tín dị đoan, sống cuộc sống vật chất, thực dụng, thiếu lý tưởng do luồng tư tưởng của chủ nghĩa thực dân mang lại. Cuộc vận động chấn hưng trong Phật giáo đã cảnh tỉnh nhiều nhà trí
thức, làm dấy lên làn sóng đề cao tinh thần, văn hóa dân tộc ở khắp các tỉnh miền Nam thời bấy giờ. Đây cũng là một trong những yếu tố góp phần đẩy mạnh phong trào cách mạng lên cao, sớm đi đến sự kết thúc địa vị của thực dân Pháp ở Việt Nam.
KẾT LUẬN
Theo suốt tiến trình lịch sử xây dựng và phát triển tổ quốc. Phật giáo là tôn giáo ngấm sâu vào tiềm thức của lớp lớp thế hệ nhân dân Việt Nam gắn liền với các đặc trưng, bản sắc văn hóa của Việt Nam. Không những vậy, với tư tưởng triết học tiến bộ của mình cùng các giá trị về đạo đức, nhân sinh quan, Phật giáo đã và đang góp phần rất lớn trong việc giáo dục, hình thành nhân cách, lý tưởng tưởng tốt đẹp cho đại bộ phận con người Việt Nam.
Phật giáo ở Việt Nam trong quá khứ tuy có lúc phát triển, có lúc suy yếu khác nhau. Song, với bản chất cốt lõi là giá trị vì con người, từ bi, bác ái, Phật giáo vẫn luôn có sức ảnh hưởng nhất định để rồi có thể tự vực dậy, hồi sinh trước một xã hội với sự ra đời của nhiều tôn giáo tạp chủng khác nhau. Và giá trị của đạo Phật trong cuộc kháng chiến chống Pháp đã được chứng minh, tuy phải trải qua sự hạn chế, kìm hãm của chế độ thực dân, nhưng ước vọng được phát triển lại nền Phật giáo của các tăng già, tăng ni, phật tử vẫn luôn sục sôi để rồi nổ ra các cuộc chấn hưng Phật giáo, giúp Phật giáo trở lại với địa vị vốn có của mình nhưng cũng đi cùng với những tư tưởng tiến bộ hơn để phù hợp với thời cuộc. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta, mang trong mình tư
15
trưởng triết lí nhà Phật song song cùng mục tiêu giữ vững độc lập, bảo vệ tổ quốc, không ít nhà sư đã mang sức của mình ra mà chiến đấu, góp phần vào công cuộc giữ vững và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đóng góp không nhỏ vào quá lịch sử hào hùng, anh dũng của cộng đồng lương giáo nói chung và cộng đồng Phật giáo nói riêng.
Cho tới ngày này, khi đất nước đã văn minh hơn, hiện đại hơn, nhưng những giá trị tốt đẹp của Phật giáo vẫn luôn hiện hữu, hằn sâu trong tư tưởng của mỗi người Việt Nam ta và Phật giáo vẫn đang không ngừng hoàn thiện, phát triển hệ thống giáo lí, tư tưởng của mình, gạt bỏ đi những yếu tố lạc hậu trong lịch sử để từng bước vươn lên, trở thành tôn giáo chân chính với giả trị sứ mệnh cao cả: “Hướng con người tới sự giải phóng chính mình”.
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://chuaxaloi.vn/thong-tin/vai-tro-cua-phat-giao-viet-nam-trong-thoi- ky/3165.html
https://chuaxaloi.vn/thong-tin/thuc-trang-phat-giao-viet-nam-thoi-phap- thuoc/3164.html
http://nxbctqg.org.vn/dong-gop-cua-phat-giao-trong-khang-chien-chong- thuc-dan-phap-1945-1954-.html
17