-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận về tư tưởng HCM - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Tôn Đức Thắng
Tư tưởng của Hồ Chí Minh về tự học là một di sản tinh thần vô giá màngười đã để lại cho dân tộc Việt Nam nói chung học sinh, sinh viên nói riêng.Cuộc đời, sự nghiệp của Bác là minh chứng cho sự thành công của quá trình tựhọc liên tục, bền bỉ, không ngơi nghỉ, học mọi lúc mọi nơi, học suốt đời. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Tư tưởng Hồ Chí Minh (306106) 250 tài liệu
Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Tiểu luận về tư tưởng HCM - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Tôn Đức Thắng
Tư tưởng của Hồ Chí Minh về tự học là một di sản tinh thần vô giá màngười đã để lại cho dân tộc Việt Nam nói chung học sinh, sinh viên nói riêng.Cuộc đời, sự nghiệp của Bác là minh chứng cho sự thành công của quá trình tựhọc liên tục, bền bỉ, không ngơi nghỉ, học mọi lúc mọi nơi, học suốt đời. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (306106) 250 tài liệu
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Tôn Đức Thắng
Preview text:
MỤC LỤC STT NỘI DUNG Trang A PHẦN MỞ ĐẦU 1 B PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1
NỘI DUNG CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TỰ HỌC 1.1
Quan niệm của Hồ Chí Minh về khái niệm ”tự học" 1.2.
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học 1.2.1
Tự học là hoạt động có mục đích của con người, là điều
cần thiết trong quá trình tiếp nhận tri thức 1.2.2
1.2. Phải ham học, học suốt đời, học ở mọi nơi, lấy tự học làm cốt. 1.2.3.
Muốn tự học thành công phải có kế hoạch sắp xếp thời
gian học tập, phải bền bỉ, kiên trì thực hiện kế hoạch đến
cùng, không lùi bước trước mọi trở ngại CHƯƠNG II.
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TỰ HỌC
VÀO HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN 2.1
Mỗi sinh viên cần xây dựng cho mình mục đích học tập đúng
đắn, cần xác định học tập là việc suốt đời. 2.2.
Tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc và phương pháp tự học của Hồ Chí Minh C PHẦN KẾT LUẬN
Danh mục tài liệu tham khảo [Type text] Page 1 A. PHẦN MỞ ĐẦU
Tư tưởng của Hồ Chí Minh về tự học là một di sản tinh thần vô giá mà
người đã để lại cho dân tộc Việt Nam nói chung học sinh, sinh viên nói riêng.
Cuộc đời, sự nghiệp của Bác là minh chứng cho sự thành công của quá trình tự
học liên tục, bền bỉ, không ngơi nghỉ, học mọi lúc mọi nơi, học suốt đời.
Hơn ai hết, Hồ Chí Minh hiểu rõ giá trị của tự học. Với Người, nếu giáo dục giữ
vai trò quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện nhân cách con người thì để
có thể phát triển toàn diện, nhất định con người phải được giáo dục, trang bị tri
thức trên tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Bên cạnh quá trình được giáo dục từ
nhà trường, gia đình, xã hội, đòi hỏi mỗi người phải tự giáo dục, tự học, tự rèn
luyện một cách nghiêm túc và hiệu quả.
Với người Việt Nam, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh trước hết là học tập
tấm gương về tinh thần tự học và học tập suốt đời của Bác. Học tập và làm theo
tư tưởng tựu học của Người là cơ hội để mỗi người Việt Nam hoàn thiện nhân
cách của mình và tiếp cận gần hơn, học hỏi được nhiều hơn những phẩm chất
cao đẹp và năng lực tự học của một nhân cách lớn, một lãnh tụ kiệt xuất của cách
mạng Việt Nam. Việc học tập và làm theo tư tưởng của Hồ Chí Minh về tự học
càng vô cùng có ý nghĩa đối với tầng lớp trí thức nói chung, sinh viên nói riêng
nhất trong bối cảnh đất nước ta đang hội nhập sâu rộng với quốc tế, trong điều
kiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới đang phát triển như vũ bão hiện nay.
Đối với sinh viên trường Đại học Hồng Đức, tự học là cách tốt nhất giúp
chúng em tiến bộ hơn trong học tập, mang lại một kết quả học tập cao nhất có
thể. Chúng em nhận thức rõ rằng, nếu biết nỗ lực tự học, chúng em sẽ thành
công, sẽ mở được một tương lai rộng mở cho chính mình. Nếu chúng em học tập
thành công, chúng em sẽ trở thành những người có ích cho xã hội, cho đất nước,
đưa đất nước ngày càng đi lên, phát triển đến một tầm cao mới.
Tuy nhiên, tự học như thế nào cho hiệu quả, để nâng cao kết quả học tập của
bản thân khi đang ngồi trên ghế giảng đường Đại học và trong suốt cuộc đời
mình. Để có câu trả lời cho bản thân và tầng lớp sinh viên, em chọn nghiên cứu
đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học và sự vận dụng của sinh viên trong tự
học tập, tự rèn luyện” [Type text] Page 2 B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NỘI DUNG CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TỰ HỌC
1.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về tự học
Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng, đồng thời là nhà lý luận về giáo dục,
về tự học. Trong quan niệm về tự học, Người định nghĩa “tự học” bằng một câu
ngắn gọn, súc tích nhưng đầy tính tư tưởng: Tự học là “tự động học tập”1 Điều
đặc biệt là mặc dù câu nói đó ra đời cách đây rất lâu nhưng lại rất phù hợp với
quan điểm về tự học của giáo dục học hiện đại.
“Tự động học tập” có nghĩa là việc học tập do chính bản thân người học
quyết định, người học tự giác, tự chủ không cần sự nhắc nhở, giao nhiệm vụ của
người khác, tự mình nhận thấy nhu cầu của bản thân để rồi từ đó tiến hành việc
tự học. Hồ Chí Minh giải thích: “Tự động là không phải tựa vào ai, là tự mình
biết biến báo xoay xở, tự mình biết thực hành công tác theo nhiều hình thức mới
mẻ, phong phú”2Như vậy, theo Hồ Chí Minh, tự học là tự mình quản lý việc học
tập, lĩnh hội tri thức của bản thân. Người học tự vạch ra kế hoạch học tập cho
chính mình, kiên trì và nhẫn nại thực hiện kế hoạch đó một cách bài bản, sau đó
người học tự kiểm tra đánh giá kết quả đã đạt được, rút kinh nghiệm cho bản thân mình.
Như vậy, tự học là quá trình người học tự ý thức, tự nỗ lực chiếm lĩnh tri
thức bằng hành động của chính mình hướng tới mục đích nhất định. Nó còn là
quá trình tự giác, tích cực chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng kỹ xảo của bản
1 Hồồ Chí Minh, 2011C, tr.360
2 Hồồ Chí Minh, 2011C, tr. 44 [Type text] Page 3
thân người học. Trong quá trình đó, người học thực sự là chủ thể của nhận thức,
nỗ lực huy động các chức năng tâm lý nhằm đạt được những mục tiêu đã
định.Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm tự học có nhiều điểm tương đồng
với quan niệm của giáo dục học hiện đại. Theo Từ điển Giáo dục học: “Tự học là
một bộ phận không thể tách rời của quá trình giáo dục, là quá trình mà người học
tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kỹ năng thực hành mà
không có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên và sự quản lý trực tiếp của cơ sở
giáo dục, đào tạo. Đây là phương thức học tập cơ bản của giáo dục không chính
quy, giáo dục thường xuyên, đồng thời còn là bộ phận không thể tách rời của quá
trình học tập có hệ thống trong các trường học nhằm đào sâu, mở rộng để nắm
vững kiến thức của học sinh”3 (Bùi Hiền, 2001, tr.458).
Cốt lõi của tự học là tự ý thức của bản thân người học; trong quá trình tự
học, vấn đề quan trọng nhất là tự kiểm tra và đánh giá kết quả tự học. Bởi vì, nếu
kiểm tra, đánh giá không đúng sẽ dẫn đến tình trạng ảo tưởng về năng lực hay
tình trạng tự ti, không tin tưởng vào khả năng tự học, tự nghiên cứu của chủ thể
tự học. Tự đánh giá chính xác sẽ giúp người học thấy rõ mặt ưu, khuyết điểm của
chính bản thân mình, thấy rõ những nội dung cần phải bổ sung và từ đó tiếp tục
hoạt động tự học hiệu quả hơn. Thông qua tự kiểm tra đánh giá, năng lực tự học
của người học ngày càng phát triển và hoàn thiện như chính quá trình giải quyết
mâu thuẫn bên trong của bản thân người học. Tự đánh giá chỉ có thể trở thành
động lực thúc đẩy tự học phát triển khi người tự đánh giá (chủ thể của tự học) có
thái độ khách quan, trung thực với kết quả mà mình đã đạt được.
Tóm lại, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, tự học là quá trình người học chủ
động, tự giác tiến hành hoạt động học của mình. Quá trình đó có thể diễn ra dưới
yêu cầu của công việc, nhiệm vụ cách mạng hoặc diễn ra do chính nhu cầu hiểu
biết của bản thân người học. Cốt lõi của tự học là tự ý thức của chủ thể tự học.
Vấn đề quan trọng nhất của tự học là người học tự kiểm tra, tự đánh giá khách
quan, trung thực kết quả tự học của bản thân. Có thể nói, tự học là bộ phận
không thể tách rời của hoạt động giáo dục, là con đường để biến quá trình giáo
dục thành quá trình tự giáo dục.
1.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học
1.2.1. Tự học là hoạt động có mục đích của con người, là điều cần thiết
trong quá trình tiếp nhận tri thức
3 Bùi Hiềồn, 2001, tr.458. [Type text] Page 4
Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự học có vai trò đặc biệt quan trọng, là một
trong những yếu tố quyết định tạo nên trí tuệ của Người. Lúc nào trong tư duy,
nhận thức của Hồ Chí Minh khi bắt tay vào bất kỳ việc gì, Người luôn đặt ra câu
hỏi: "Để làm gì?". Trong hoạt động học tập cũng vậy, người luôn xác định rất rõ
mục đích, động cơ hoạt động học tập.
Về mục đích tựu học, theo Hồ Chí Minh, có các mục đích sau:
Thứ nhất: “Học để sửa chữa tư tưởng... - học để tu dưỡng đạo đức cách
mạng... - học để tin tưởng... - học để hành". Trong lưu bút ghi ở trang đầu cuốn
sổ vàng ở trường Nguyễn Ái Quốc tháng 9 năm 1949, Người đã xác định rõ hơn
mục đích học tập: "Học để làm việc - Làm người - Làm cán bộ. Học để phụng sự
đoàn thể - Phụng sự giai cấp công nhân và nhân dân - Phụng sự giai cấp và nhân loại".
Hồ Chí Minh luôn thấy rõ vai trò của việc học tập đối với mọi người cách
mạng: "Chúng ta phải học và hoạt động cách mạng suốt đời. Còn sống thì phải
học, còn phải hoạt động cách mạng". Người cho đây là một bắt buộc đối với
người cách mạng, là cách tốt nhất để nâng cao trình độ hiểu biết, đáp ứng yêu
cầu ngày càng cao của cách mạng, của sản xuất. Theo Người, muốn học suốt đời
thì phải tự học. Khi chỉ thị về cách học trong việc huấn luyện cán bộ, Người đã
nói: "Lấy tự học làm cốt, có thảo luận và chỉ đạo giúp vào".
Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về tự học. Người tự
học với ý nguyện cao cả là tìm con đường đấu tranh cứu nước, cứu dân, làm cho
Tổ quốc được độc lập, nhân dân được tự do, đồng bào ai cũng được hạnh phúc.
Theo quan niệm của Người, việc xác định động cơ học tập không chỉ là vấn đề
của học tập, mà đó là vấn đề đạo đức, là nhân cách của người học. Đây chính là
vấn đề quyết định hiệu quả của việc tự học.
Trong lý lịch tự khai tại Đảng Cộng sản Pháp cũng như tại một số đại hội,
hội nghị của Quốc tế Cộng sản, Bác thường khiêm tốn ghi ở phần trình độ học
vấn là: Tự học. Hay trong bài nói chuyện tại hội nghị chuyên đề sinh viên quốc
tế họp tại Việt Nam ngày 1 tháng 9 năm 1961, Hồ Chủ tịch đã tâm sự : “Về văn
hoá tôi chỉ học hết tiểu học. Về hiểu biết phổ thông : 17 tuổi tôi mới nhìn thấy
ngọn đèn điện lần đầu tiên, 20 tuổi mới nghe rađio lần đầu”.
Nhưng chúng ta ai cũng biết, Người có một trình độ học vấn rộng lớn, uyên
bác mà cả thế giới phải khâm phục và thừa nhận. Nhà nghiên cứu Vasiliep đã
viết trong tác phẩm “Về cách mạng Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh” : “Hiếm [Type text] Page 5
có chính khách nào của thế kỷ XX có thể sánh được với Hồ Chí Minh về trình độ
học vấn, tầm hiểu biết rộng lớn và sự thông minh trong cuộc đời…”. Đây hoàn
toàn không phải là sự suy tôn thái quá mà qua các tài liệu lịch sử cho thấy, Người
đã miệt mài học tập cả cuộc đời, nói đúng hơn là không ngừng tự học. Khi nói
chuyện với các đảng viên hoạt động lâu năm (ngày 9 tháng 12 năm 1961), Hồ
Chủ tịch đã tâm sự : “Tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học... Không học
thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau”. Và với Bác, nguyên lý
và phương thức học được tóm gọn trong mấy câu sau : “Học ở trường, học trong
sách vở, học lẫn nhau và học dân”. Bác học ngoại ngữ, học viết báo, nghiên cứu
chủ nghĩa Mác-Lênin, nghiên cứu và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân
loại, đặc biệt là văn hoá phương Đông và văn hoá phương Tây.
Nhờ tự học, người biết và sử dụng thông thạo trên mười ngoại ngữ nhờ tự
học chứ không qua một trường đào tạo chính quy nào. Người học ở sách báo,
đồng nghiệp, bạn bè, nhân dân. Người học từ thực tiễn sinh động ở các nước đế
quốc, nước thuộc địa, ở phong trào cách mạng trên thế giới. Phát biểu với sinh
viên trường đại học Băng Đung trong chuyến thăm Indonesia năm 1959, Người
nói: “Khi còn trẻ tôi không có dịp đến trường học. Cuộc sống, du lịch và làm
việc là trường đại học của tôi. Trường đại học ấy đã dạy cho tôi khoa học xã hội,
khoa học quân sự, lịch sử và chính trị. Nó dạy cho tôi yêu nước, yêu loài người,
yêu dân chủ và hoà bình; căm ghét áp bức, ích kỷ…" Đó chính là bài học sâu sắc
về tấm gương tự học của Bác, vừa tự học ngoại ngữ, vừa tự học viết văn, viết
báo để đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc và nhân loại. Chúng ta
ngạc nhiên và khâm phục trước khối lượng và kiến thức vừa phong phú vừa uyên
thâm của Bác, không chỉ trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế… Nếu
không có vốn kiến thức phong phú và sâu sắc tích luỹ bằng con đường tự học thì
làm sao Người để lại cho dân tộc và nhân loại những tác phẩm bất hủ ấy. Cuộc
đời hoạt động cách mạng của Bác cũng chính là cuộc đời tự học bền bỉ. Làm
cách mạng bằng tự học và tự học để làm cách mạng, hai việc này luôn tương hỗ
cho nhau. Với những tác phẩm đồ sộ và phong phú mà Người để lại cho chúng
ta, ngoài giá trị lớn lao nhiều mặt của nó, còn là một bằng chứng sống về tấm
gương tự học suốt đời của một nhà yêu nước vĩ đại, nhà văn hoá tài ba.
Thứ hai, "Học để tiến bộ mãi, càng tiến bộ càng thấy cần phải học". Người
cũng chỉ ra phương pháp học tập: "Học ở nhà trường, học ở thầy, học ở bạn, học
trong sách vở và học nhân dân". Quá trình lao động, làm việc là quá trình tự học [Type text] Page 6
tập, tích luỹ, bổ sung kinh nghiệm và đúc rút kiến thức từ thực tiễn. Bác Hồ nhấn
mạnh: "Phải nghiên cứu kinh nghiệm cũ, để giúp cho thực hành mới, lại đem
thực hành mới để phát triển kinh nghiệm cũ làm cho nó đầy đủ, dồi dào thêm".
Thứ ba, tự học để có đủ năng lực và phẩm chất cần thiết để có thể làm cách
mạng, giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Người đã đưa cách mạng Việt
Nam đến thắng lợi bằng sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn
cảnh cụ thể ở Việt Nam. Vận dụng sáng tạo chính là quá trình tự thích nghi, tự
tìm tòi thâm nhập thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm, phát huy yếu tố chủ quan, yếu
tố nội lực để vận dụng vào điều kiện của mình; sâu xa hơn đó là quá trình tự học,
tự giáo dục để làm cho nhân cách và năng lực của mình phù hợp với mục tiêu, lý tưởng, công việc.
1.2. 2.Phải ham học, học suốt đời, học ở mọi nơi, lấy tự học làm cốt.
Phải ham học, học suốt đời, học ở mọi nơi, lấy tự học làm cốt. Ham học có
nghĩa là phải có sự say mê, có khát vọng hiểu biết. Muốn vậy, mỗi cá nhân phải
tự nhận thấy và đánh giá được mức độ hiểu biết của mình, không tự cao, tự đại,
không thể bằng lòng với cái hiện tại, có ước mơ và hoài bão vươn lên. Tri thức
của nhân loại là biển cả mênh mông, hiểu biết của mỗi cá nhân chỉ như là một
giọt nước, do đó nếu chỉ trông chờ vào những kiến thức được trang bị trong nhà
trường thì những hiểu biết đó sẽ mai một, bốc hơi dần dần. Cuộc đời của mỗi
người cao lắm cũng chỉ có 1/3 thời gian là học ở trường, vậy 2/3 thời gian còn lại
chúng ta học ở đâu, theo Bác, ngoài việc học ở trường, học ở sách vở, phải học
lẫn nhau và học ở nhân dân, đó là triết lí học suốt đời mà Người muốn gửi đến chúng ta.
Ngày 21-7-1956, nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khóa I, Trường Đại
học Nhân dân Việt Nam, Bác dặn: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời.
Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình
đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng
tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”. Học
trong nhà trường cũng như học ở ngoài đời phải “Lấy tự học làm cốt”, khi đã có
niềm đam mê thì tự mình sẽ chủ động học hỏi, nghiên cứu không ngừng nghỉ.
Hồ Chí Minh ý thức rất rõ là sự học là vô biên, vô cùng vì "thế giới tiến bộ
không ngừng, ai không học là lùi". Nói chuyện tại Hội nghị chuyên đề sinh viên
quốc tế tại Việt Nam tháng 9/1961. Người thẳng thắn nhận định là thế hệ người
già ở Việt Nam ít được học do bị thực dân kìm hãm và bản thân Người cũng chỉ [Type text] Page 7
học hết tiểu học. Để có đủ hiểu biết mà tìm đường cứu nước, Người đã ra sức
học tập, chủ yếu là tự học, "học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học ở nhân dân".
Quá trình tự học của Hồ Chí Minh luôn gắn với quá trình lao động. Người
cho rằng, chính lao động đã tạo điều kiện để học tốt. Những tháng ngày Người
sống và hoạt động ở Pháp, ở Anh và nhiều nước khác trên thế giới không chỉ là
những ngày tháng học tập và đấu tranh bền bỉ, kiên trì, đầy nguy hiểm mà còn là
những ngày tháng lao động gian nan để kiếm sống, kiếm sống để tự học, tự học
để làm cách mạng. Bác không nề hà bất cứ việc gì, từ bồi bếp trên tàu đến giúp
việc cho một nhà hàng ăn, phục vụ trong một khách sạn, quét tuyết; từ làm ảnh
đến làm báo. Lao động đối với Người vừa tạo điều kiện về vật chất cho việc tiến
hành học tập, đồng thời quá trình lao động đưa lại cho Người những tri thức,
hiểu biết, kinh nghiệm hoạt động thực tiễn và vốn sống phong phú.
Nhờ sự tự lao động để kiếm sống và tự học với sự kiên trì và nghị lực phi
thường, Hồ Chí Minh đã trang bị cho mình vốn trí tuệ uyên bác, sâu sắc, vốn văn
hoá phong phú. Cũng nhờ quá trình tự học gắn với lao động, hoạt động cùng với
giai cấp công nhân thế giới và quá trình hoạt động cách mạng, Người đã tìm đến
được chủ nghĩa Mác - Lênin, tiếp thu học thuyết khoa học, cách mạng, chân
chính của giai cấp vô sản, trở thành người chiến sĩ cách mạng kiên cường đấu
tranh cho chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản, tìm ra con đường cứu
nước đúng đắn cho dân tộc và lãnh đạo toàn dân tộc tiến hành sự nghiệp cách
mạng giành những thắng lợi vẻ vang.
Thời còn trẻ, do hoàn cảnh phải đi làm thuê cực nhọc để kiếm miếng ăn, có
tiền mà hoạt động cách mạng bí mật, Người đã không được đến trường để học
nhưng vẫn tranh thủ học mọi nơi, mọi lúc, "học trong đời sống của mình,.. học ở giai cấp công nhân “.
Người kể với thanh niên trong buổi gặp gỡ tại Phủ Chủ tịch về cách học
tiếng nước ngoài của mình lúc phải đi ra nước ngoài để sống bằng nghề bồi tàu,
làm phu quét tuyết, phụ bếp. Hồi đó cậu thanh niên Ba phải làm việc từ sáng đến
tối, làm gì có thời gian cầm tờ báo mà xem. Chỉ có mỗi một cách là viết mấy chữ
lên mảnh da tay để vừa cọ sàn tàu, đánh nồi, rửa bát, thái thịt, băm rau vừa nhìn
vào da bàn tay mà học. Hết ngày thì mồ hôi đầm đìa, chữ cũng mờ đi thì coi như
đã thuộc. Sáng hôm sau lại ghi chữ mới.
Sau này, khi đã lớn tuổi, thành người đứng đầu một nhà nước độc lập, dù [Type text] Page 8
thời bình hay thời chiến, Người vẫn tích cực học, học trong thực tế, học suốt đời.
Nói chuyện với Đảng viên, Bác phê phán Đảng viên mới 40 tuổi mà đã cho là
mình già nên ít chịu học tập và nói rõ là mình 76 tuổi nhưng vẫn cố gắng học
thêm rồi kêu gọi "chúng ta phải học và hoạt động cách mạng suốt đời. Còn sống
thì còn phải học". Người nói với cán bộ đã kết thúc một khoá huấn luyện là "anh
em sẽ còn phải học nữa, học mãi khi ra làm việc" Người còn nhắc nhở cán bộ cơ
quan "mỗi ngày ít nhất phải học tập một tiếng đồng hồ" và xem việc cán bộ đảng
viên vì bận việc hành chính hoặc quân sự mà xao nhãng chuyện học tập là "một khuyết điểm rất to".
Người còn dặn phải "biết ham học". Rõ ràng là từ mức giác ngộ về nghĩa vụ -
biết tại sao cần phải học - tiến đến mức "ham học" là đạt đến mức giác ngộ cao,
là một sự thay đổi về chất bởi khi ta ham học thì tự việc học đã đem lại sự thoả
mãn, thích thú trong người, ta sẽ tìm đến việc học một cách tự giác, hăm hở và
khi đó việc học chắc chắn sẽ có hiệu quả cao.
Người nhắc nhở "học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời", những điều
được học, được nghiên cứu tại trường chỉ có thể ví như một "hạt nhân bé nhỏ"
mà người học "sẽ tiếp tục săn sóc, vun xới, làm cho mọc thành cây và dần dần nở hoa, kết quả".
Có thể thấy Hồ Chí Minh đã rất coi trọng trách nhiệm tự học của chính
người học, tự học thêm để làm chủ được tri thức, để biến hạt hiểu biết cơ bản
được gieo xuống ban đầu trong đầu óc mình nảy nở thành cây tri thức vững chãi.
Theo Bác, ai cũng phải học, không kể sang, hèn; giàu, nghèo; không phân biệt
nghề nghiệp, giới tính, tôn giáo, dân tộc… Khi đã xác định sự học là một nhu
cầu thì tự giác ai cũng phải học.
Bác đã dạy: học những điều cơ bản, thiết thực đối với mỗi người. Trong
hành trang tri thức của mỗi người rất nhiều điều còn thiếu, nhưng nếu thấy cái gì
học cái ấy thì chúng ta chỉ thu được một mớ kiến thức hỗn tạp, không có tác
dụng với chính người học và cũng không đủ thời gian để học và hiểu hết tất cả.
Vì vậy, ngoài việc học ở nhà trường theo chương trình quy định, chúng ta phải
căn cứ vào trình độ nhận thức, công việc đang đảm nhiệm và vị trí của mình để
lựa chọn những điều thiết thực, những vấn đề cần cho lĩnh vực công tác đang
đảm nhiệm hoặc nhu cầu của mình để học. Phải biết được mục đích của việc học
là để làm gì, theo Bác: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng
sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại. Muốn đạt mục đích đó [Type text] Page 9
thì phải: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Trước hết, muốn làm việc, học
tập công tác tốt thì phải học, có học mới có năng lực giải quyết những yêu cầu
của chương trình đào tạo và những tình huống trong thực tiễn đặt ra. Thông qua
học tập ở trường, ở sách vở và ở ngoài đời để có cách đối nhân xử thế hợp lí phù
hợp với luật pháp, phong tục tập quán; ứng xử đúng với các quy tắc, chuẩn mực về đạo đức.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ
hiểu biết mọi mặt có tư duy độc lập và sáng tạo, cải tiến phương pháp làm việc,
nâng cao chất lượng công tác, chống thói qua loa đại khái, lười học, lười suy
nghĩ dẫn đến tình trạng khi giải quyết công việc thì “được chăng hay chớ”, “gặp
đâu làm đấy”, chất lượng công việc thấp, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Mỗi cá nhân phải xác định việc học tập là nhu cầu, thói quen, hành vi hàng ngày,
nhằm thường xuyên tiếp nhận, cập nhật thông tin mới, những hiểu biết mới, từ
đó, mới tự mình tự giác, chủ động học tập.
Học mọi lúc, mọi nơi, tận dụng thời gian, dành công sức, tranh thủ học tập,
học ở trường, lớp, sách vở và học ở bạn bè, học ở tất cả mọi người; gặp điều hay,
lẽ phải ở bất kì đâu, bất kì người nào mà thấy có ý nghĩa với bản thân thì phải
gắng nhớ và học cho bằng được.
Trên cương vị cao nhất của Đảng, của Nhà nước, Bác dù bận trǎm công
nghìn việc, sau này dù tuổi cao, sức khoẻ kém, Bác vẫn không ngừng học tập
đọc thêm nhiều tài liệu, sách báo trong nước và nước ngoài. Thời kỳ chiến tranh
chống Mỹ, ta có nhiều cơ quan nghiên cứu có cả một bộ máy chống chiến tranh
thế mà thật ngỡ ngàng khi Bác nhắc phải chú ý đề phòng loại máy bay mới của
Mỹ đã xuất hiện trên bầu trời nước ta. Bác nhắc nhở phải quan tâm nghiên cứu
các số liệu như tỷ lệ người da đen trong giặc lái, mỗi lần xuất kích ném bom
miền Bắc, phi công được thưởng bao nhiêu tiền. Bác quan tâm đến "lý thuyết
xếp hàng", khi thấy nhân dân lao động rồng rắn xếp hàng dài...
Đại tướng Hoàng Văn Thái kể rằng, năm 1969, mỗi lần đến làm việc, ông
thường thấy trên chiếc bàn con bên giường của Bác để đầy sách báo đang xem.
Ông lo lắng đến sức khỏe của Bác, nên đề nghị: “Thưa Bác, Bác mệt, Bác nên
đọc ít, để nhiều thời gian nghỉ ngơi thư thả cho lại sức”. Bác trả lời, giọng như
tâm sự mà rành rẽ, dứt khoát từng lời: “Chú bảo Bác không đọc sách báo ư? Dù
già yếu cũng phải học, phải đọc sách báo nâng cao hiểu biết và nhất là để nắm
vững tình hình chứ !”. [Type text] Page 10
Cuộc đời của Bác là một quá trình: vừa học tập vừa hoạt động cách mạng;
học tập để hoạt động cách mạng, đạt được mục đích, lý tưởng của mình; qua hoạt
động cách mạng, không ngừng học tập, hoàn thiện tri thức và nhân cách của bản
thân. Người là nơi hội tụ với tầm cao nhất tinh hoa văn hóa nhân loại, xứng đáng
với sự tôn vinh của tổ chức UNESCO: Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân
tộc, nhà văn hóa kiệt xuất. Quá trình ấy đã tạo nên Hồ Chí Minh, một thầy giáo
mẫu mực, một nhà giáo dục vĩ đại. Người đã để lại tấm gương cao đẹp về tinh
thần tự học và học tập suốt đời mà chúng ta phải noi theo.
Cuộc đời của Bác là một quá trình vừa học tập vừa hoạt động cách mạng;
học tập để hoạt động cách mạng; qua hoạt động cách mạng, không ngừng học
tập, hoàn thiện tri thức và nhân cách của bản thân. Mỗi sinh viên học tập tư
tưởng Hồ Chí Minh trước hết là học tập tấm gương về tinh thần tự học và học tập suốt đời của Bác.
1.2.3. Muốn tự học thành công phải có kế hoạch sắp xếp thời gian học
tập, phải bền bỉ, kiên trì thực hiện kế hoạch đến cùng, không lùi bước trước mọi trở ngại
Tấm gương tự học của Hồ Chí Minh cũng là một tấm gương về tinh thần
bền bỉ, khổ công và nhẫn nại với kết quả thu nhận được rất vượt bậc, nhiều người
khó có thể sánh kịp. Những người cùng hoạt động với Người ở Thái Lan kể lại
rằng: "Trước khi đọc hay dịch một cuốn sách, Ông đếm số chương và số trang và
đặt chương trình, mỗi ngày đọc hay dịch mấy tờ. Ông không bao giờ chịu sai
chương trình. Nếu gặp việc đột xuất như có kiều bào đến nói chuyện chẳng hạn,
thì trong ngày ấy, Thầu Chín cũng kiếm giờ khác bù vào, không chịu để vỡ kế hoạch".
Từ kinh nghiệm của chính bản thân mình, Người đã khuyên những cán bộ
cách mạng "phải tự nguyện, tự giác, xem công tác học tập cũng là một nhiệm vụ
mà người cán bộ cách mạng phải hoàn thành cho được, do đó mà tích cực, chủ
động hoàn thành kế hoạch học tập, nêu cao tinh thần chịu khó, cố gắng không lùi
bước trước bất cứ khó khăn nào trong việc học tập".
Và đặc biệt phải triệt để tận dụng mọi hoàn cảnh, mọi phương tiện, mọi hình thức để tự học
Trong quá trình tự học, Hồ Chí Minh không những triệt để tận dụng những
tổ chức, những hoạt động, những phương tiện sẵn có như thư viện, viện bảo tàng,
câu lạc bộ, sách báo, các buổi nói chuyện, các hội thảo, hội họp v.v... mà còn tự [Type text] Page 11
mình tạo ra những hình thức học tập mới, sinh động và bổ ích như: tranh thủ sự
giúp đỡ, chỉ dẫn, chỉ bảo của người khác, học trong khi đi du lịch, tham quan,
học trong khi đi giao thiệp, trong khi thực hiện công tác vận động quần chúng.
Người gọi đây là "học trong nhân dân" và coi đây là trường học thực tế sinh
động, là nơi để "hành" những điều đã học. Người chỉ rõ: "Học ở đâu? Học ở
trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học ở nhân dân, không học ở nhân dân là
một thiếu sót rất lớn". Trong những năm tháng hoạt động cách mạng ở nước
ngoài, Hồ Chí Minh đã học ở nhân dân lao động rất nhiều. Đến một nước mới,
bao giờ Người cũng lập kế hoạch, dành thời gian học ngôn ngữ và cả lịch sử, văn
hoá của nước đó. Vì vậy, Người thông thạo hàng chục thứ tiếng, am hiểu tinh
tường về lịch sử và văn hoá của nhiều nước thuộc nhiều châu lục khác nhau.
Ngoài ra, để tự học có kết quả cao, thì học đến đâu, ra sức luyện tập, thực hành đến đó
Đây là một nguyên tắc Hồ Chí Minh đặt ra không chỉ cho việc tự học mà
cho quá trình học nói chung. Trong việc học ngoại ngữ, học được chữ nào,
Người tìm cách ghép câu ngay. Người còn chịu khó đi dự mít tinh, tọa đàm, du
lịch để qua đó, vừa làm phong phú vốn từ mới của mình, vừa có điều kiện để vận
dụng những từ đã học. Sau này, khi học tiếng Ý, tiếng Anh cũng vậy. Người
không chỉ học tiếng nước ngoài để dùng trong giao tiếp, trong sinh hoạt hàng
ngày mà quan trọng hơn, Người dùng nó làm phương tiện để viết sách báo tuyên
truyền cách mạng. Động cơ đó luôn thúc đẩy Người ra sức học tập có hiệu quả tốt hơn.
Những lời chỉ dẫn quý báu và những bài học sâu sắc rút ra từ tư tưởng và
tấm gương tự học của Hồ Chí Minh được đề cập trên đây đến nay vẫn mang tính
thời sự, có ý nghĩa về cả lý luận và thực tiễn. Trong xu thế toàn cầu hoá gắn với
sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và nền kinh tế
tri thức, xã hội thông tin; trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội
nhập quốc tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay thì vấn đề tự học, tự đào tạo
đang trở thành một yêu cầu cấp bách và tất yếu đối với mỗi người Việt Nam,
nhất là những người làm việc trong cơ quan Đảng và Nhà nước. Đối với đội ngũ
nhà báo, phóng viên - những người làm trong lĩnh vực thông tin và truyền thông,
việc tự học, tự đào tạo càng đặc biệt quan trọng, đòi hỏi mỗi chúng ta phải xác
định đúng mục đích, động cơ, hình thành ý thức, thói quen học tập và tìm ra cho
mình nhiều phương pháp, cách thức tự học hợp lý, hiệu quả. Điều đó mới đáp [Type text] Page 12
ứng được nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó, đáp ứng được những yêu
cầu của thực tiễn đặt ra, đáp ứng được nhu cầu đọc, xem, nghe, nhìn ngày càng
tăng, ngày càng cao của mỗi người dân Việt Nam. [Type text] Page 13
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TỰ HỌC VÀO
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
2.1 Mỗi sinh viên cần xây dựng cho mình mục đích học tập đúng đắn, cần
xác định học tập là việc suốt đời
Tự học và học tập suốt đời là luận điểm quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí
Minh. Người cũng là tấm gương sáng về tinh thần suốt đời bền bỉ và khiêm tốn
học hỏi. Thực chất tự học là một quá trình học tập, một quá trình nhận thức
không trực tiếp có giáo viên. Đó là "lao động khoa học", vất vả hơn nhiều so với
quá trình học có thầy bởi vì người học phải tự xây dựng cho mình, cách học và
sử dụng hợp lý các điều kiện, hình thức, phương tiện học tập để đạt được kết quả mong muốn.
Tuy nhiên, sinh thời Hồ Chí Minh luôn căn dặn mọi người, trong cuộc sống
có rất nhiều vấn đề cần quan tâm, nếu thấy cái gì học cái ấy thì chúng ta chỉ thu
được một mớ kiến thức hỗn tạp, không có tác dụng với chính người học và cũng
không đủ thời gian để học, hiểu hết tất cả. Do đó, ngoài việc học ở nhà trường
theo chương trình quy định, chúng ta phải căn cứ vào trình độ nhận thức, công
việc đang đảm nhiệm và vị trí của bản thân để lựa chọn những điều cơ bản, thiết
thực, những vấn đề cần cho lĩnh vực công tác đang đảm nhiệm hoặc nhu cầu của
mình để học. Hơn nữa, vấn đề cốt lõi nhất của việc tự học là để nâng cao hiểu
biết và để áp dụng những kiến thức đó vào làm việc, "học phải đi đối với hành".
Học mà không làm được, học mấy cũng vô ích. Học những điều quá cao xa,
không sát thực tế công việc chuyên môn của bản thân trong khi thời gian dành
cho tự học quá ít, việc học đó cũng chỉ để "trang trí", cho "oai" mà thôi.
Vận dụng tư tưởng này, sinh viên cần xác định cho mình mục đích học tập
rõ ràng. Trong môi trường đào tạo đại học, sinh viên được đào tạo gắn với một
chuyên ngành cụ thể, hình thành năng lực nhận thức, năng lực đó nắm vững kiến
thức chuyên ngành và tích cực thực hành, để có một tay nghề vững vàng
Tự học vừa mang ý nghĩa củng cố trau dồi tri thức và có ý nghĩa mở rộng
hiểu biết. Tự học có nghĩa là sinh viên phải độc lập, tự xây dựng kế hoạch,
phương pháp học tập cho mình, tự năng động tìm tòi, phân tích những sách vở,
tài liệu tiến tới làm chủ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, tự kiềm chế đối với những ảnh
hưởng ngoại cảnh hay những ước muốn không hợp lẽ trong tư tưởng là điều kiện
cần thiết đối với quá trình tự học. Nếu thiếu sự kiên trì, những yêu cầu cao, sự [Type text] Page 14
nghiêm túc bản thân thì sinh viên không bao giờ thực hiện được kế hoạch học tập
do chính mình đặt ra. Đây cũng là điều kiện giúp sinh viên từng bước nâng cao
chất lượng học tập của bản thân và phía nhà trường cũng sẽ nâng cao được chất
lượng đào tạo, hoàn thành mục tiêu giáo dục nếu tổ chức có hiệu quả công việc tự học cho sinh viên.
Sinh thời, Hồ Chí Minh luôn khẳng định: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục
suốt đời. Không ai có thể tự cho mình đã hiểu biết đủ rồi, biết hết rồi...”.Sinh
viên bây giờ là thế hệ vẻ vang. Vận dụng tư tưởng này, bản thân em và các sinh
viên không chỉ tự giác tự nguyện học khi đang còn trên ghế nhà trường mà còn
phải học suốt đời, học chỉ trên giảng đường mà còn phải học bạn bè, học trên
sách báo và các phương tiện hiện đại khác. Nói cách khác, tự học cũng có nhiều
hình thức: có khi là tự mày mò tìm hiểu hoặc có học dưới sự chỉ bảo, hướng dẫn
của thầy cô giáo… Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của bản
thân vẫn là quan trọng nhất. Phải tự học mới thấy hết những ý nghĩa lớn lao của
công việc này. Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một
cách hữu ích hơn trong cuộc sống. Không những thế tự học còn giúp con người
trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ
đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân. Tự
học là một công việc gian khổ, đòi hỏi lòng quyết tâm và sự kiên trì. Càng cố
gắng tự học con người càng trau dồi được nhân cách và tri thức của mình.Chính
vì vậy tự học là một việc làm độc lập gian khổ mà không ai có thể học hộ, học
giúp. Bù lại, phần thưởng của tự học thật xứng đáng đó là niềm vui, niềm hạnh
phúc khi ta chiếm lĩnh được tri thức .Biết bao những con người nhờ tự học mà
tên tuổi của họ được tạc vào lịch sử .Hồ Chí Minh với đôi bàn tay trắng ra đi từ
bến cảng nhà Rồng, nhờ tự học Người biết nhiều ngoại ngữ và đã tìm được
đường đi cho cả dân tộc Việt Nam đến bến bờ hạnh phúc.
Việc tự học có ý nghĩa to lớn như vậy nên bản thân mỗi chúng ta phải xây
dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu
biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức.Từ đó bản
thân mỗi con người cần chủ động , tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập. Có
như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của
mình.Càng hiểu vai trò và ý nghĩa của việc tự học sinh viên càng cố gắng và
quyết tâm học tập hơn. Bởi tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn
thiện bản thân và biến ước mơ thành hiện thực [Type text] Page 15
Mỗi sinh viên ra trường đều muốn có một công việc ổn định và hoàn thành
tốt công việc của mình nhưng chuẩn bị tốt cho việc đó là làm tốt phần việc của
ngày hôm nay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Xã hội ngày càng phát triển và
ngày càng có nhiều phát kiến vĩ đại hơn, thời đại đó cần có những con người
toàn diện, qui luật khắc nghiệt của cuộc sống sẽ đào thải những ai không theo
kịp, tụt hậu so với nó. Bí quyết để chiến thắng là trang bị cho mình những tri
thức toàn diện, đây cũng là nhiệm vụ đặt ra cho công tác tự học.
Tự học đòi hỏi sinh viên phải tự tìm tòi, nghiên cứu, trang bị các kiến thức
chuyên sâu. Đồng thời, các sinh viên cũng nên tập thói quen suy nghĩ để “toát”
ra được cái mới, cái hay, ít nhất là tập tư duy logic trong cách tiếp cận vấn đề
đang học, đang nghiên cứu. Đó chính là sự khác biệt, mà cơ sở của nó chính là
việc làm quen cách học, cách đặt vấn đề một cách nghiêm túc từ năm nhất.
“Tự học đòi hỏi ở người học một đức tính kiên trì, nhẫn nại, không lùi bước
trước những khó khăn trong quá trình tích lũy kiến thức”.
Để việc tự học thực sự đạt hiệu quả, sinh viên nên học theo đôi bạn hoặc
theo nhóm bạn, tham khảo ý kiến của thầy cô giáo đối với những vấn đề “bí”.
Đồng thời, sinh viên cũng nên tận dụng kho tàng kiến thức rộng lớn trên internet,
nội dung trao đổi trên các diễn đàn chuyên môn liên quan… Để biến quá trình tự
học thành quá trình tự tích lũy kiến thức có trọng tâm, có nội dung thiết thực. Đa
số sinh viên đều cho rằng học với bạn bè đạt hiệu quả cao hơn so với học một
mình ở nhà, đặc biệt là ở nhà trọ với không gian chật chội, ồn ào
Chính những thực tế được nêu trên lại càng khẳng định việc tự học cho bản
thân là rất quan trọng. Đó chính là một chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri
thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho
bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của
chính mình. Tự học giúp con người có được ý thức tốt nhất trong quá trình
học:chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn
đề từ đó tự học giúp ta tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như
sách, báo, từ truyền hình TV, từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh, những
kinh nghiệm sống của nhân dân. Tự học giúp ta có thể chủ động ghi nhớ các bài
giảng trên lớp, tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn
mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Và qua tự học, từ lí thuyết, chúng ta biết chủ
động luyện tập thực hành, giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng, củng
cố và nâng cao kiến thức đã học. [Type text] Page 16
Vì vậy, chủ động tự học sẽ giúp ta tìm ra được phương pháp học tốt nhất mang
lại hiệu quả cao cho chính bản thân mình. Ví như các vị danh nhân nổi tiếng trên
thế giới thành đạt trong sự nghiệp học tập, có được kiến thức uyên thâm cũng là
nhờ biết chủ động tự học mà dẫn đến thành công.
Tuy phương pháp tự học đã có từ lâu đời những đó là một phương pháp rất
có hiệu quả cho việc học tập. Chính vì vậy, tự học là cách tốt nhất giúp sinh viên
tiến bộ hơn trong học tập, mang lại một kết quả học tập cao nhất có thể. Nếu
chúng ta biết nỗ lực tự học, chúng ta sẽ thành công, sẽ mở được một tương lai
rộng mở cho chính mình. Nếu chúng ta học tập thành công, chúng ta sẽ trở thành
những người có ích cho xã hội, cho đất nước, đưa đất nước ngày càng đi lên,
phát triển đến một tầm cao mới.
2.2. Tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc và phương pháp tự học của Hồ Chí
Minh để việc tự học có hiệu quả hơn
2.2.1. Phải sắp xếp thời gian học tập hợp lý
Một sinh viên có ý thức tự học tốt, phải là người biết cách sắp xếp thời gian
học tập, biết phân phối sức lực để học tập, khát khao hiểu biết, nghiên cứu, làm
chủ những thành tự khoa học của nhân loại. Đó là những sinh viên biết học hết
mình và cũng "biết chơi hết mình", họ kết hợp giữa học tập và giải trí một cách
khoa học, thậm chí, họ học được nhiều điều trong khi chơi, ý thức tự học tốt thể
hiện rất rõ qua việc học tập trên lớp và việc tự tổ chức học tập ở nhà. Sau đây là
một vài phương pháp tự học.
Đối với ở trên lớp, tập trung nghe giảng, suy nghĩ, mạnh dạn và hăng hái
phát biểu bài ở lớp bởi vì ta thường nhớ rất nhanh và rất bền điều mà ta hiểu.
Tích cực trong những bài tập nhóm tại lớp. Kết hợp với việc sử dụng các thao tác
tư duy và ghi chép bài trên lớp, tự ghi những ý cơ bản, có chọn lọc, ghi nhanh,
tạo những chữ viết tắt cho riêng mình và tránh thay đổi nó, phối hợp nhiều màu
mực trong cách ghi bài để thể hiện một dàn bài hiệu quả. Một bài ghi như thế sẽ
giúp ích rất nhiều trong việc học tại nhà. Những kiến thức chưa rõ, chưa hiểu
mạnh dạn hỏi giáo viên và bạn bè ngay trong giờ học. Cuối mỗi giờ học nên đọc
lại nội dung bài ghi nhằm tóm lược lại những vấn đề vừa được học.
Đối với ở nhà, tự học ở nhà chính là bước giúp sinh viên đào sâu suy nghĩ,
hệ thống lại những tri thức đã lĩnh hội. Đây là thời gian học không có giáo viên,
nhưng chiếm tỷ lệ thời gian rất lớn trong việc tự học. Vì vậy việc xây dựng kế
hoạch tự học ở nhà là điều rất cần thiết và hiệu quả cao trong việc tự học của [Type text] Page 17 sinh viên.
2.2.2. Phải luôn giữ tinh thần, ý chí và nghị lực học tập, học hỏi không ngừng
Tinh thần học tập cũng là một loại phẩm chất cá nhân được rèn luyện,
thậm chí được coi là một trong những năng lực cá nhân quan trọng trong một số
khung năng lực được xây dựng cho cán bộ nhân viên của nhiều tổ chức, công ty hiện nay.
Nghị lực học tập phải được thể hiện qua sự quyết tâm, bền bỉ từng ngày
chứ không thể học dồn một lúc, học cho xong, “học tới đâu hay tới đó” hoặc chỉ
cần tặc lưỡi lười biếng một thời gian là tinh thần và ý chí học tập sẽ đi xuống,
khó kéo lại được rồi dần trở nên an phận, tụt hậu.
Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật làm cho cái mới cũng trở nên cũ
rất nhanh, chỉ cần buông xuôi không cập nhật là trở nên lạc hậu ngay lập tức với
thời cuộc, xu thế, công nghệ.
Bên cạnh đó, luồng thông tin và kho tri thức nhân loại đã trở nên khổng lồ nhưng
lại rất dễ tiếp cận, là tài nguyên mà ai cũng có thể khai thác nhưng muốn làm
chủ, “master” được chúng thì không thể thông qua mua bán, vay mượn mà chỉ có
con đường duy nhất là học tập, tự học hỏi để “nạp”, để tích lũy cho bản thân và
ứng dụng vào công việc, cuộc sống một cách có ý nghĩa nhất.
2.2.3. Cần tự học một cách chủ động, sáng tạo chứ không mang tính đối phó hay chạy theo thành tích.
Việc trau dồi kiến thức không chỉ loanh quanh ở điểm số, giấy khen, bằng cấp
mà nằm ở giá trị con người và sự đóng góp những điều có ích cho xã hội.
Nhất là với trí tuệ của người trẻ, cần phải có sự thông minh trong quá trình tự
học ở mọi lúc mọi nơi. Học để biết, rồi kế thừa cái biết sau khi học để tiếp tục
đổi mới, sáng tạo, phát triển thêm thành tri thức mới.
Như thế thì mới thể hiện đúng vai trò của thế hệ trẻ Việt Nam trong công cuộc
xây dựng và phát triển đất nước, đúng như phương châm của Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh “Đâu Đảng cần thanh niên có, việc gì khó có thanh
niên”. Tuy nhiên, tự học cũng cần có tư duy, có lựa chọn. Bởi tri thức là vô tận
nhưng Thời gian, khả năng tiếp nhận của mỗi người là hữu hạn.Cho dù sinh viên
có khả năng cập nhật liên tục và hấp thu nhanh nên càng cần tư duy chín chắn và
sự lựa chọn sáng suốt trong việc học cái gì, ở đâu, với ai.
Kiến thức cần học là của chung, tựa như nguồn tài nguyên mở còn tự
khám phá, tiếp thu chúng ra sao là sự lựa chọn của riêng mỗi người. Nếu lựa [Type text] Page 18
chọn không cẩn thận, cái gì cũng thấy hay, điều gì cũng thấy thích và lao vào tìm
hiểu thì có thể sẽ dẫn đến việc tốn thời gian, công sức, thậm chí là tiền bạc và chi
phí cơ hội cho những điều không thực sự có ích. Đành rằng kiến thức ở lĩnh vực
nào cũng có giá trị nhưng cần có sự sắp đặt thứ tự ưu tiên với những thứ phù
hợp, quan trọng, cần thiết với mỗi người. Chưa kể đến việc nếu không tư duy
sáng suốt, lựa chọn cẩn trọng thì giới trẻ còn rất dễ bị hấp dẫn, dẫn dụ mà tiếp
thu cái không tốt, cái có hại, cái vô nghĩa, thậm chí là những thứ đi ngược lại với
thuần phong mỹ tục và chuẩn mực đạo đức xã hội.
2.2.4. Cần tựu trang bị cho bản thân các kiến thức nền tảng về chính trị, văn hóa, xã hội.
Trong thời đại toàn cầu hóa, những biến động về chính trị - xã hội của thế
giới ảnh hưởng rất lớn đến các công dân toàn câu, đặc biệt là lớp trẻ. Do vậy,
sinh viên cần có những hiểu biết vững chắc về lịch sử, truyền thống, phong tục,
tập quán và văn hóa Việt Nam, cần thông thạo ngôn ngữ mẹ đẻ trước khi giỏi
ngoại ngữ khác. Bác đã dạy: “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước
nhà Việt Nam”. Ngoài ra, cần phải năng nghe - học - đọc - đi để nâng cao hiểu
biết của cuộc sống muôn màu. Cần trang bị vững chắc các kỹ năng sống, kỹ năng
sinh tồn, ví dụ như: kỹ năng bơi lội, leo núi; kiến thức phòng cháy chữa cháy; kỹ
thuật sơ cứu, cứu thương cơ bản; cách sửa chữa điện, nước sinh hoạt; hiểu biết
về an toàn vệ sinh thực phẩm; kiến thức về hàng hóa, giá cả thị trường; khả năng
tự chăm sóc bản thân và gia đình...
Sinh viên cần tiên phong trong các phong trào ngoại khóa, các công việc
xã hội - thiện nguyện để mang những hiểu biết cá nhân có được nhờ quá trình
học tập, tự học vào các hoạt động ích nước lợi nhà và đóng góp cho cộng đồng,
đất nước. Và đặc biệt, học cần đi đôi với hành. Thực tiễn luôn là thước đo đúng
đắn nhất cho mọi bài học. Cần đưa nhiều hơn các giờ thực hành vào trong bài giảng ở trường lớp.
Cần kết hợp giữa nhà trường và tổ chức, công ty để đưa ra các mô hình
học tập và trải nghiệm cho học sinh, sinh viên. Với mỗi người, tùy ở điều kiện và
khả năng, cần siêng năng luyện tập, thực tập trong quá trình tự học. Kỹ năng làm
việc và sự cọ sát thực tế chính là tạo nên năng lực và ưu thế cá nhân, bởi khi ra
đời, “hay chữ” phải đi đôi với “hay làm” chứ không chỉ là mang lý thuyết, sách
vở vào áp dụng một cách cơ học, máy móc. Cổ nhân có câu: “giục tốc bất đạt”,
không nên quá áp lực, tự làm khó cho bản thân. Cần hiểu rằng, giá trị con người [Type text] Page 19
nằm nhiều ở nhân cách, cách đối nhân xử thế, việc hành thiện giúp đời.., chứ
không chỉ nằm ở kết quả học tập, thứ bậc, vị trí ở cơ quan đoàn thể, danh vọng
ngoài xã hội… Mỗi người có sự phấn đấu, học tập, tự hoàn thiện theo cách riêng
của mình và không nên quá chạy đua về học vấn, vị thế. Thậm chí, cần rèn luyện
và học cả tính kiên trì, bền bỉ, nhẫn nại; cần trang bị tốt cho mình sức khỏe thể
chất và tinh thần để tăng khả năng vượt khó, vượt qua căng thẳng, áp lực của cuộc sống hiện đại.
Một lưu ý nữa đối với sinh viên là ngày nay, nhiều sinh viên trong quá
trình tự học, thường lên mạng tra cứu những thông tin và đáp án. Chúng ta không
phủ nhận tính ưu việt của Internet song, sử dụng internet không đúng cách cũng
gây nhiều hệ lụy như dễ bị phân tán, ảnh hưởng đến thời gian, năng suất, kết quả
học tập, lao động. Thống kê cho thấy tỷ lệ người Việt Nam sử dụng internet,
mạng xã hội hiện nay là rất cao, kéo theo việc lạm dụng thời gian học tập, thời
gian làm việc vào tán gẫu, chơi game, lướt web, gây xao lãng nhiệm vụ chính và
lãng phí tài nguyên chung. Đây thực sự là một vấn đề rất đáng lưu tâm của toàn
xã hội, trong đó có giới trẻ. Do đó, một thế hệ trẻ thông minh, bản lĩnh cần biết
khai thác mặt ưu của công nghệ, của hệ thống thông tin đại chúng, mạng xã hội
để phục vụ cho học tập, đặc biệt là việc tự học, cũng như phục vụ cho công việc
và cuộc sống của mình; đồng thời biết kiểm soát, giới hạn bản thân để không bị
lôi kéo, sa đà và bị ảnh hưởng tiêu cực của những kênh thông tin, trò chơi, trào
lưu không tốt trên mạng.
Ngoài ra, giới trẻ cũng cần học hỏi, hoàn thiện bản thân về ngôn ngữ,
phong cách giao tiếp, kỹ năng ứng xử với xung quanh, tránh việc quá lạm dụng
giao tiếp trên mạng, giao tiếp trong môi trường ảo, sử dụng từ tắt, tiếng lóng
trong “chat chit” mà bỏ qua hệ thống từ ngữ chuẩn mực, bỏ qua việc giao lưu xã
hội thực tế, tương tác với người thật việc thật. C. PHẦN KẾT LUẬN
Tự học theo Hồ Chí Minhlà một dòng chảy liên tục, phát triển không
ngừng, người học không được để cho nó gián đoạn, không ngắt quãng, dù công
việc cuộc sống có bộn bề đến đâu. Cuộc đời, sự nghiệp Hồ Chí Minh là tấm
gương sáng ngời về tự học, tự nghiên cứu. Tấm gương tự học Hồ Chí Minh được
thể hiện rõ trên ba khía cạnh cơ bản là: Tấm gương về ý chí tự học, tấm gương
về phương pháp tự học và tấm gương về tự học suốt đời. [Type text] Page 20