Tiểu luận vĩ mô | Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Lạm phát là một trong những khái niệm quan trọng và phổ biến nhất trong kinh tế học, thể hiện sự tăng giá của hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Nơi sống của chúng ta, từ cái nôi của sự sống cho đến ngày cuối cùng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem ! 

lOMoARcPSD| 46831624
1
Downloaded by H??ng
24
D1ECO
50100222
ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING
TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở MỸ HIỆN NAY
Giảng viên: Trần Bá Thọ
Mã lớp học phần: 24D1ECO50100222
Khóa – Lớp: K49 – KM0001
TP Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 3 năm 2024
lOMoARcPSD| 46831624
24D1ECO5010022 2
2
BẢNG PHÂN CÔNG
STT
MSSV
Họ và tên
Phân công
1
31231021677
Lê Quỳnh Nhi
Tổng hợp nội dung, Thực trạng lạm phát
2
31231022
Hồ Đan Trâm
Khung lý thuyết, Nguyên nhân lạm phát
3
31231022
Cao Huỳnh Tường Vi
Giải pháp
lOMoARcPSD| 46831624
24D1ECO5010022 2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................................ 6
NỘI DUNG .................................................................................................................................... 7
1. KHUNG LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT ............................................................................ 7
1.1. Khái niệm về lạm phát .................................................................................................. 7
1.2. Các cách xác định tỷ lệ lạm phát ................................................................................. 7
1.3. Các loại lạm phát ........................................................................................................... 7
1.3.1. Lạm phát vừa (Lạm phát cơ bản) ........................................................................ 7
1.3.2. Lạm phát phi mã (Lạm phát 2 hoặc 3 con số) ..................................................... 8
1.3.3. Siêu lạm phát .......................................................................................................... 8
1.4. Nguyên nhân của lạm phát ........................................................................................... 8
1.4.1. Lạm phát do hiệu ứng cầu kéo ............................................................................. 8
1.4.2. Lạm phát do cầu thay đổi ...................................................................................... 8
1.4.3. Lạm phát do xuất khẩu ......................................................................................... 9
1.4.4. Lạm phát do nhập khẩu ........................................................................................ 9
1.4.5. Lạm phát tiền t ..................................................................................................... 9
1.4.6. Lạm phát do cơ cấu ............................................................................................... 9
1.5. Chi phí của lạm phát ..................................................................................................... 9
1.5.1. Chi phí mòn giày .................................................................................................... 9
1.5.2. Chi phí thực đơn .................................................................................................... 9
1.6. Tác động của lạm phát .................................................................................................. 9
1.6.1. Tác động tích cực ................................................................................................... 9
1.6.2. Tác động tiêu cực ................................................................................................. 10
1.6.2.1. Lạm phát và lãi suất .................................................................................................. 10
1.6.2.2. Lạm phát và thu nhập thực tế .................................................................................. 10
1.6.2.3. Lạm phát và phân phối thu nhập không bình đẳng ............................................... 10
1.6.2.4. Lạm phát và nợ quốc gia ........................................................................................... 10
1.7. Giảm phát và Giảm lạm phát (Thiểu phát) .............................................................. 11
1.7.1. Giảm phát ............................................................................................................. 11
1.7.1.1. Sự sụt giảm trong tổng cầu ....................................................................................... 11
1.7.1.2. Tăng năng suất ........................................................................................................... 11
1.7.2. Giảm lạm phát (Thiểu phát) ............................................................................... 11
2. TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở MỸ THỜI GIAN QUA VÀ HIỆN NAY ............................... 11
lOMoARcPSD| 46831624
24D1ECO5010022 2
4
2.1. Bối cảnh quốc tế .......................................................................................................... 11
2.2. Tình hình lạm phát trên thế giới hiện nay ................................................................ 12
2.2.1. Thực trạng lạm phát toàn thế giới năm 2021 .................................................... 12
2.2.2. Thực trạng lạm phát toàn thế giới năm 2022 .................................................... 13
2.2.3. Thực trạng lạm phát toàn thế giới năm 2023 .................................................... 13
2.3. Tình hình lạm phát ở Mỹ ............................................................................................ 14
2.3.1. Tình hình lạm phát ở Mỹ năm 2021 ................................................................... 14
2.3.2. Tình hình lạm phát Mỹ năm 2022 ...................................................................... 14
2.3.3. Tình hình lạm phát ở Mỹ năm 2023 ................................................................... 15
2.3.4. Tình hình lạm phát ở Mỹ vào quý I năm 2024 .................................................. 15
2.3. Nguyên nhân lạm phát ở Mỹ ...................................................................................... 16
2.3.1. Nguyên nhân gây ra lạm phát ở Mỹ năm 2021 ................................................ 16
2.3.2. Nguyên nhân gây ra lạm phát ở Mỹ năm 2022 ................................................. 16
2.3.3. Nguyên nhân gây ra lạm phát ở Mỹ năm 2023 ................................................. 17
2.3.4. Nguyên nhân gây ra lạm phát ở Mỹ vào hai tháng đầu năm 2024 ................. 17
3. CÁC GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT ........................................................................ 18
3.1. Những khó khăn và thuận lợi .................................................................................... 18
3.1.1. Khó khăn............................................................................................................... 18
3.1.1.1. Vấn đề nợ công ........................................................................................................... 18
3.1.1.2. Nguồn tiền trả lãi vay ................................................................................................ 18
3.1.2. Thuận lợi ............................................................................................................... 19
3.2. Các giải pháp chính sách của Mỹ .............................................................................. 20
3.2.1. Tăng cường sản xuất trong nước ........................................................................ 20
3.2.2. Thực hiện điều chỉnh chính sách tiền tệ và tài khóa một cách hợp lí và tối
ưu ..................................................................................................................................... 20
3.2.3. Kiểm soát giá ........................................................................................................ 21
3.2.4. Cải cách luật thuế................................................................................................. 22
3.2.5. Hạn chế chi tiêu .................................................................................................... 22
3.2.6. Giảm chi phí năng lượng, thương mại và mua sắm ......................................... 22
KẾT LUẬN .................................................................................................................................. 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 23
lOMoARcPSD| 46831624
24D1ECO5010022 2
lOMoARcPSD| 46831624
24D1ECO5010022 2
6
LỜI MỞ ĐẦU
Lạm phát là một trong những khái niệm quan trọng và phổ biến nhất trong kinh tế học, thể
hiện sự tăng giá của hàng hóa dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Nơi sống của
chúng ta, từ cái nôi của sự sống cho đến ngày cuối cùng của một con người, không thể rời xa đồng
tiền. Bởi vì chúng ta cần nhiều thứ từ đồ ăn, quần áo, chỗ ở cho đến giáo dục, sức khỏe, vui chơi
giải trí, tất cả đều giá. Và chính giá cả ấy đã buộc chúng ta phải đo lường so sánh sự tăng
trưởng kinh tế của các quốc gia khác nhau. Không có gì bất ngờ khi nói rằng lạm phát một trong
những vấn đề kinh tế lớn nhất hiện nay, với những tác động rộng lớn đến mọi mặt của đời sống
kinh tế. Thế giới ngày nay chứng kiến rất nhiều biến động kinh tế, từ những tác động của đại
dịch COVID-19, các cuộc xung đột về chính trị giữa các quốc gia, các chính sách của chính phủ,
đến sự thúc đẩy của công nghệ và đổi mới. Không những thế, chúng ta còn thấy sự tiến triển của
lạm phát trên toàn cầu, cả ở những nền kinh tế phát triển lẫn những nền kinh tế đang phát triển,
trong đó có Hoa Kỳ - một trong những đế quốc có nền kinh tế có sức ảnh hưởng bậc nhất trên thế
giới. phạm vi toàn cầu, lạm phát ngày ng trở nên phổ biến trầm trọng hơn. Mặc dù các
chính phủ cố gắng kiểm soát, nhưng dường như vấn đề này vẫn đang tăng lên, đặc biệt trong
bối cảnh sau đại dịch COVID-19 làm thất thu ngân sách, các chính sách hỗ trợ người dân doanh
nghiệp khiến cho lượng tiền trong hệ thống tài chính tăng cao. Tác nhân trên dẫn đến việc tăng
giá hàng hóa và dịch vụ, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân. Ngoài ra, các cuộc nổi dậy,
chiến tranh và xung đột khu vực đầy ác liệt cũng đóng góp vào sự gia tăng của lạm phát, đặc biệt
sự tiếp diễn của cuộc xung đột giữa U-crai-na Nga khiến cho chuỗi cung ứng bị gián đoạn
gây nhiều bất cập trong việc giao thương, vận chuyển, thương mại và đẩy giá cả lên cao. Đối với
Mỹ, lạm phát là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Trong quá khứ, Mỹ đã nhiều lần trải qua những
đợt lạm phát, từng đẩy nền kinh tế và người dân vào tình trạng khó khăn. Tuy nhiên, với sự phát
triển kinh tế vượt bậc trong những năm gần đây, quốc gia này vẻ nđã những cải tiến trong
việc kiểm soát tỷ lệ lạm phát. Điều này được thể hiện qua việc Cục dự trữ Liên bang giữ vững
chính sách tiền tệ ổn định, cũng như các giải pháp hỗ trợ nhằm giảm thiểu bất n giá cả. Thế
nhưng, lạm phát vẫn tiềm ẩn những nguy cơ cũng như thách thức đối với nền kinh tế, đặc biệt trở
nên đáng quan ngại khi kinh tế thế giới đang hồi phục từ đại dịch COVID-19 và tác động của các
yếu tố bên ngoài như giá dầu, giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới.
Trong khuôn khổ của tiểu luận này, chúng em lựa chọn đề tài "Tình trạng lạm phát của Mỹ
hiện nay” để nghiên cứu đánh giá tình nh kinh tế của Mỹ trong ơng lai gần. Trong quá trình
thực hiện tiểu luận không tránh khỏi việc những sai sót trong bài làm, mong thầy góp ý và bỏ
qua cho chúng em. Xin chân thành cảm ơn thầy vì đã dành thời gian xem qua tiểu luận của chúng
em.
lOMoARcPSD| 46831624
24D1ECO5010022 2
NỘI DUNG
1. KHUNG LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT
1.1. Khái niệm về lạm phát
Lạm phát sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa dịch vụ theo thời gian
đi kèm sự mất giá trị của một loại tiền tệ. Khi mức giá chung tăng cao, tiền của ta sẽ mua
được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây.
thể hiểu một cách đơn giản hơn rằng với cùng một số tiền như nhau thì lượng hàng hoá
trong giỏ hàng ta có thể mua năm nay nhiều hơn lượng hàng hoá vào năm sau.
Ví dụ: Giá của một hộp trứng 12 quả tại Mỹ năm 2000 khoảng 1.25 USD thì năm 2023 đã tăng
thành 4.25 USD. Đây là ví dụ điển hình hình cho việc mức giá tăng lên và sức mua của đồng tiền
đã giảm.
1.2. Các cách xác định tỷ lệ lạm phát
Có nhiều cách để đo lường mức độ lạm phát của nền kinh tế. Tuy nhiên, thông thường người
ta sẽ tính tỷ lệ lạm phát dựa vào chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hoặc chỉ số giảm phát (GDP).
Tỷ lệ lạm phát năm 2 = (( Giá trị chỉ số CPI năm 2 - Giá trị chỉ số CPI năm 1)/Giá trị chỉ số
CPI năm 1)*100
Tuy nhiên, phương pháp tính này cũng có một số bất cập nhất định điển hình như sự chủ
quan mà CPI đem đến. Nguyên nhân là vì đây chỉ là số liệu từ một giỏ hàng đại diện mà không
có sự phân loại theo thói quen tiêu dùng (mức thu nhập, sở thích, khu vực, ...). Do đó, giá trị chỉ
số CPI chưa thể đánh giá một cách toàn diện được tất cả các lĩnh vực và ngành hàng.
dụ: CPI thể phản ánh các khoản chi cho y tế mà người dùng tự chi trả nhưng lại bỏ qua
phần hỗ trợ đến từ các công ty Bảo hiểm. Điều này thể khiến kết quả tính chỉ số CPI không
được chính xác hoàn toàn.
Chỉ số GDP đo lường mức giá hiện hành so với mức giá trong năm cơ sở. Chỉ số giảm phát
GDPmột thước đo mà các nhà kinh tế sử dụng để theo dõi mức giá trung bình của nền kinh tế
và vì thế cũng theo dõi tỷ lệ lạm phát. Cách xác định tỷ lệ lạm phát bằng GDP như sau
Tỷ lệ lạm phát trong năm 2 = (( Giá trị chỉ số GDP năm 2 - Giá trị chỉ số GDP năm 1)/Giá trị
chỉ số GDP năm 1)*100
1.3. Các loại lạm phát
1.3.1. Lạm phát vừa (Lạm phát cơ bản)
Lạm phát vừa có tỷ lệ lạm phát dưới 10% một năm. Trong thời kỳ này, nền kinh tế
hoạt động bình thường, đời sống của lao động ổn định thể hiện qua các mặt: giá cả tăng
chậm, lãi suất tiền gửi không cao, không xảy ra tình trạng mua bán và tích trữ hàng hóa
với số lượng lớn, … Lạm phát vừa phải làm cho giá cả biến động tương đối. Trong thời
gian đó, các hãng kinh doanh có khoản thu nhập ổn định nên sẵn sàng đầu tư cho sản
xuất, kinh doanh. Có thể nói lạm phát vừa phải tạo nên tâm lý an tâm cho người lao động.
lOMoARcPSD| 46831624
24D1ECO5010022 2
8
Một tỷ lệ lạm phát vừa phải và tương đối có thể giúp kích thích nền kinh tế tăng trưởng
và phát triển.
1.3.2. Lạm phát phi mã (Lạm phát 2 hoặc 3 con số)
Xảy ra khi tỷ lệ tăng giá đạt từ 10% đến 1000%. Vào thời kỳ này, đồng tiền mất giá nhiều,
giá cả tăng một cách nhanh chóng nền kinh tế sẽ những biến động nhất định. Khi đó, mọi
người thường xu hướng mua các loại ngoại tệ, vàng hoặc bất động sản thay giữ tiền mặt
nhằm giảm sự tổn thất vô ích do lạm phát phi mã gây ra.
dụ: Tỷ lệ lạm phát hàng năm của Thổ Nhĩ Kỳ tính đến tháng 1/2023 vẫn ở mức 58%, sau khi
đã giảm mạnh từ mức 84% trong tháng 11/2022. Tỷ lệ trên đã khiến quốc gia này rơi vào tình
huống khốn đốn do tình trạng rơi một cách không kiểm soát của đồng Lira m cho hơn 2/3 số hộ
gia đình tại đây phải vật lộn để chi trả cho các loại phí sinh hoạt (thực phẩm, tiền thuê nhà/căn
hộ, ... )
1.3.3. Siêu lạm phát
Là lạm phát xảy ra khi tỷ lệ lạm phát có từ bốn con số trở lên (khoảng trên 1000%). Trong
trường hợp này, giá trị của đồng tiền gần như không còn, nền kinh tế thì ngày một suy thoái, cạn
kiệt. Hiện nay thì siêu lạm phát dường như không còn tồn tại nữa nhưng trong thời kỳ chiến tranh
thế giới thì một số ớc đã xảy ra tình trạng siêu lạm phát do in quá nhiều tiền để chi trả cho
chiến tranh hoặc trả nợ nước ngoài.
dụ: Hungary với tỷ lệ lạm phát 4,19x1016% vào những m 1945-1946 hoặc Hy Lạp vào
những năm 1943-1946 với tỷ lệ lạm phát là 13.800%.
1.4. Nguyên nhân của lạm phát
Căn cứ vào dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) các nguyên nhân dẫn đến lạm phát
thể kể đến các nguyên nhân chính sau:
1.4.1. Lạm phát do hiệu ứng cầu kéo
Khi nhu cầu tiêu thụ một loại hàng hoá nào đó tăng lên nhanh hơn so với khả năng sản
xuất, kéo theo sự tăng gcủa mặt hàng đó sự leo thang giá cả các mặt hàng khác trên thị trường.
Khi ấy, người tiêu dùng phải bỏ ra nhiều tiền hơn để mua một loại hàng hóa hay dịch vụ.
1.4.2. Lạm phát do cầu thay đổi
Khi thị trường đang giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng nào đó, sẽ dẫn đến ợng cầu về
một mặt hàng khác lại tăng lên. Và nếu thị trường có người cung cấp độc quyền về giá cả có tính
chất cứng nhắc, chỉ thể tăng không thể giảm, thì mặt hàng lượng cầu giảm vẫn không
giảm giá. Trong khi đó mặt hàng lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng
lên, dẫn đến lạm phát.
lOMoARcPSD| 46831624
24D1ECO5010022 2
1.4.3. Lạm phát do xuất khẩu
Khi xuất khẩu tăng sẽ dẫn đến tổng cầu cao hơn tổng cung, khi đó sản phẩm được thu gom
cho xuất khẩu khiến ợng hàng cung cho thị trường nội địa giảm khiến tổng cung trong nước
thấp hơn tổng cầu. Khi tổng cung và tổng cầu mất cân bằng sẽ nảy sinh lạm phát.
1.4.4. Lạm phát do nhập khẩu
Giá hàng hoá nhập khẩu tăng lên do các loại thuế nhập khẩu của chính phủ hoặc do giá cả trên thế
giới tăng lên dẫn đến gcả mặt hàng đó trong nước sẽ phải tăng. Khi mức giá chung bị đội lên
do giá nhập khẩu thì lạm phát hình thành.
1.4.5. Lạm phát tiền tệ
Lạm phát xảy ra khi lượng tiền lưu thông trong nước tăng lên do chính sách thu mua ngoại
tệ nhằm mục đích ngăn cản sự mất giá của nội tệ hoặc do ngân hàng trung ương mua công trái
dưới sự chỉ đạo của chính phủ.
1.4.6. Lạm phát do cơ cấu
Với những lao động được làm việc trong các ngành kinh doanh có hiệu quả tốt, tiền công
danh nghĩa mà họ nhận được sẽ ngày một tăng lên. Ngược lại, các nhóm ngành kém hiệu quả hơn
cũng buộc phải tăng mức tiền công theo xu hướng đó đồng thời tăng giá thành sản phẩm nhằm
bảo đảm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Điều này dẫn đến tình trạng lạm phát.
1.5. Chi phí của lạm phát
1.5.1. Chi phí mòn giày
Đây loại chi phí cho việc giảm nắm giữ tiền mặt. Để thể hạn chế những hao tổn do
lạm phát gây ra, người ta sẽ gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn thay giữ tiền mặt trong ví. Bên
cạnh đó, những người này sẽ phải lui tới ngân hàng một cách thường xuyên hơn để rút tiền đồng
nghĩa với chuyện họ sẽ phải đánh đổi thời gian để tạo ra những giá trị khác để dành cho việc di
chuyển.
1.5.2. Chi phí thực đơn
Khi lạm phát xảy ra, các doanh nghiệp phải chi trả các khoản ng của tiền công, nguyên
liệu đầu o, ... dẫn đến việc tất yếu là ng giá thành sản phẩm. Lúc này, các catalog mới sẽ được
phát hành để cập nhật cho khách hàng, đối tác về những sự thay đổi giá cả và những chi phí phát
sinh khác nữa doanh nghiệp phải bỏ ra. Tất cả những chi phí trên được gọi chi phí thực đơn.
1.6. Tác động của lạm phát
1.6.1. Tác động tích cực
Lạm phát không phải lúc nào cũng có những ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Bởi lẽ, tại các
nước phát triển có tỷ lệ lạm phát từ 2% đến 5% và dưới 10% đối với các nước đang phát triển thì
vẫn mang lại một số lợi ích như:
lOMoARcPSD| 46831624
24D1ECO5010022 2
10
Khả năng tăng đầu tư, vay vốn của các doanh nghiệp và kích thích tiêu dùng từ người tiêu
dùng; đa dạng hoá các loại hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ; góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp
trong xã hội.
Ngoài ra, Chính phủ thêm khả năng lựa chọn công cụ kích thích đầu những lĩnh
vực chưa phổ biến thông qua việc mở rộng tín dụng, phân phối lại nguồn thu nhập nguồn lực
trong xã hội theo các định hướng mục tiêu trong khoảng thời gian xác định.
1.6.2. Tác động tiêu cực
1.6.2.1. Lạm phát và lãi suất
Khi tình trạng lạm phát xảy ra ở mức độ cao, khó kiểm soát và kéo dài trong một thời gian
sẽ có những ảnh hưởng to lớn đến cả nền kinh tế cũng như chính trị, xã hội trong nước. Trong đó,
tác động đầu tiên của lạm phát tác động n lãi suất. Xét trong i hạn, theo hiệu ứng Fisher,
chúng ta có:
Lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa - tỷ lệ lạm phát
1.6.2.2. Lạm phát và thu nhập thực tế
Lạm phát không chỉ làm giảm giá trị thật của những tài sản không lãi còn làm
hao mòn giá trị của những tài sản lãi, tức là làm giảm thu nhập thực từ các khoản lãi, các khoản
lợi tức. Do chính sách thuế của nhà nước được tính trên sở của thu nhập danh nghĩa cho nên
khi lạm phát tăng cao, những người đi vay tăng lãi suất danh nghĩa để bù vào tỷ lệ lạm phát tăng
cao mặc dù thuế suất vẫn không tăng. Từ đó, thu nhập ròng của của người cho vay sẽ ảnh hưởng
rất lớn đến nền kinh tế hội như suy thoái kinh tế, thất nghiệp gia tăng, đời sống của người lao
động trở nên khó khăn hơn sẽ làm giảm lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ.
1.6.2.3. Lạm phát và phân phối thu nhập không bình đẳng
Khi lạm phát tăng lên, giá trị của đồng tiền giảm xuống, người đi vay sẽlợi trong việc
vay vốn để đầu kiếm lợi. Do vậy càng tăng thêm nhu cầu tiền vay trong nền kinh tế, đẩy lãi
suất lên cao. Khi đó những người có tiền sẽ gom hàng hóa, tài sản để đầu cơ tích trữ làm mất cân
đối nghiêm trọng mối quan hệ giữa cung và cầu hàng hóa trên thị trường và bán với mức giá cao
hơn nữa. Ngược lại với họ những người dân nghèo vốn đã khốn khó lại càng nghèo hơn khi
không đủ tiền để chi trcho những hàng hóa thiết yếu với giá cao. Tình trạng lạm phát như vậy
sẽ thể gây những rối loạn trong nền kinh tế và tạo ra khoảng cách lớn về thu nhập, về mức sống
giữa người giàu và người nghèo.
1.6.2.4. Lạm phát và nợ quốc gia
Lạm phát cao làm cho Chính phủ được lợi do thuế thu nhập đánh vào người dân, nhưng
những khoản nợ nước ngoài sẽ trở nên trầm trọng hơn. Chính phủ được lợi trong nước nhưng sẽ
bị thiệt với nợ ớc ngoài. Lý do là vì lạm phát đã làm tỷ giá tăng và đồng tiền trong ớc trở nên
mất giá nhanh hơn so với đồng tiền nước ngoài tính trên các khoản nợ.
lOMoARcPSD| 46831624
24D1ECO5010022 2
1.7. Giảm phát và Giảm lạm phát (Thiểu phát)
1.7.1. Giảm phát
Giảm phát (tình trạng ngược lại của lạm phát) sự giảm giá chung đối với hàng hóa
dịch vụ. Giảm phát xảy ra khi tỷ lệ lạm phát giảm dưới 0% thường xảy ra một cách tự nhiên
dựa trên cung tiền tệ của một nền kinh tế cố định. Nguyên nhân gây ra giảm phát thường rất
nhiều, nhưng 2 yếu tố chính gây ra các cuộc giảm phát là sự sụt giảm trong tổng cầu và tăng năng
suất.
1.7.1.1. Sự sụt giảm trong tổng cầu
Khi xuất hiện giảm phát sẽ làm cho giá giảm do thu hẹp chính sách tiền tệ và làm giảm nhu
cầu về hàng hóa và dịch vụ nói chung dẫn đến giảm thu nhập và tăng thất nghiệp. Lúc này người
tiêu dùng muốn tăng tiết kiệm và các chính sách tiền tệ bị thắt chặt kéo theo lãi suất tăng cao. Nói
cách khác thì “giảm phát thường là triệu chứng của các trục trặc kinh tế nghiêm trọng hơn”.
1.7.1.2. Tăng năng suất
Nhờ các tiến bộ công nghệ mà hiệu quả hoạt động của các công ty được nâng cao dẫn đến
chi phí sản xuất giảm. Khi đó giá bán của các sản phẩm cũng được giảm xuống người tiêu dùng
được hưởng lợi nhiều hơn từ các hàng hóa và dịch vụ đã mua.
Tuy nhiên, hầu hết giảm phát đem lại nhiều tác động tiêu cực hơn tích cực cho nên
“lạm phát là xấu nhưng giảm phát còn xấu hơn”.
1.7.2. Giảm lạm phát (Thiểu phát)
Nhiều người nhầm lẫn khi nghĩ “giảm phát” “giảm lạm phát” một. Tuy nhiên đây là
hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Thiểu phát được dùng để miêu tả tỷ lệ lạm phát giảm dần. Nó
được sử dụng để mô tả các trường hợp khi tỷ lệ lạm phát giảm nhẹ trong một thời gian ngắn được
đặc trưng bằng tốc độ tăng chậm lại của tỷ lệ lạm phát. Thiểu phát xảy ra có thể là do sự siết chặt
chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương hoặc chính phủ bán đi một số chứng khoán, điều này
thể dẫn đến sự giảm đi của lượng cung tiền trong nền kinh tế. Hoặc sự sụt giảm trong chu kỳ
kinh doanh hoặc suy thoái cũng có thể gây ra thiểu phát lạm phát khi mà các doanh nghiệp có thể
chọn không tăng giá để giành thị phần lớn hơn dẫn đến thiểu phát. Thiểu phát cũng tác động
gần như tương tự giảm phát.
2. TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở MỸ THỜI GIAN QUA VÀ HIỆN NAY
2.1. Bối cảnh quốc tế
Cùng với sự phục hồi của các nền kinh tế sau tác động của đại dịch, lạm phát đã gia tăng
mạnh nhiều nước trên thế giới, ghi nhận những kỷ lục trong nhiều năm. Tuy nhiên, các quan
chức ngân hàng trung ương, các nhà hoạch định chính sách cho rằng, lạm phát cao chỉ mang tính
tạm thời và kiên định các biện pháp hỗ trợ cho đến khi nền kinh tế phục hồi hoàn toàn.
lOMoARcPSD| 46831624
24D1ECO5010022 2
12
Có thể nói, hầu hết các ngân hàng trung ương lớn vẫn tin tưởng rằng bất kỳ sự gia tăng lạm
phát nào trong năm 2021 sẽ chỉ là tạm thời và dễ dàng được chế ngự mà không cần phải thắt chặt
chính sách đáng kể. Tuy nhiên, sự tăng giá ng hóa trên diện rộng không chỉ là một khoảnh khắc
nhất thời và có nhiều thứ đang trở nên khó kiểm soát hơn. Vì vậy, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã
đưa ra cảnh báo, lạm phát hoàn toàn có thể kéo dài hơn dự kiến, không đơn thuần chỉ là một hiện
tượng tạm thời, đồng thời, thúc giục các ngân hàng trung ương phải chuẩn bị những biện pháp để
đối phó với nguy cơ lạm phát đang ngày càng gia tăng.
2.2. Tình hình lạm phát trên thế giới hiện nay
2.2.1. Thực trạng lạm phát toàn thế giới năm 2021
Giá cả trên toàn cầu đã tăng mạnh trong năm 2021 khi các nền kinh tế lần lượt hoạt động
lại sau giai đoạn gián đoạn vì đại dịch COVID-19. Giá lương thực toàn cầu đã tăng 40% kể từ khi
đại dịch bắt đầu đã gây ra ảnh hưởng nặng nề đến các nước thu nhập thấp. Những số liệu lạm phát
được công bố gần đây cho thấy áp lực giá cả trên phạm vi toàn cầu ngày càng lớn. Các nhà hoạch
định chính sách chung nhận định rằng lạm phát đang xu hướng tăng ngày càng mạnh trên
khắp thế giới.
Theo số liệu mới nhất của Cơ quan Thống kê Liên minh Châu Âu (Eurostat), lạm phát của
Liên minh Châu Âu (EU) tiếp tục tăng 0,3% trong tháng 5/2021, lên mức 2,3%. Theo Eurostat,
giá năng lượng ng đột biến nhiều dịch vụ đắt đỏ hơn đã thúc đẩy lạm phát g tiêu dùng tại
Châu Âu. Đáng chú ý, tỷ lệ lạm phát của Đức - nền kinh tế lớn nhất EU - trong tháng 5/2021 đã
tăng lên mức cao nhất trong một thập niên, nguyên nhân chính do giá nhiên liệu tăng lên
những hiệu ứng chỉ xảy ra một lần do đại dịch COVID-19. Cơ quan Thống Liên bang Đức
(Destatis) cho biết, giá tiêu dùng tại nền kinh tế này tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng
khoảng 0,5% so với tháng 4/2021. Tại Anh, số liệu chính thức cho thấy, lạm phát hàng năm ở mức
2,5% trong tháng 6/2021, cao hơn mục tiêu của Ngân hàng trung ương (BoE) đặt ra trước đó,
trong bối cảnh nền kinh tế mở cửa lại theo từng giai đoạn khiến giá hàng hóa, giá nhiên liệu động
cơ và giá dầu tăng vọt.
Tại Trung Quốc, Tổng cục Thống kê Trung Quốc (NBS) cho biết chỉ số giá nhà sản xuất
(PPI) tháng 5 của nước này tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái, mạnh nhất kể từ tháng 9/2008.
Không chỉ ợt xa mức tăng 6,8% ghi nhận trong tháng 4, mức tăng này còn cao hơn mức dự báo
tăng 8,5% mà giới phân tích đưa ra trước đó. Theo báo cáo của NBS, PPI tăng mạnh trong tháng
5 chủ yếu do sự gia tăng trong giá dầu thô, quặng sắt, thép và các kim loại khác.
Từ đó thể thấy rằng cùng với sự phục hồi kinh tế sau tác động lớn của đại dịch, lạm phát
đã gia tăng mạnh ở nhiều nước trên thế giới, ghi nhận nhiều kỷ lục trong nhiều năm. Lạm phát là
một trở ngại trong quá trình phục hồi của nền kinh tế toàn cầu sau thời gian suy giảm vì tác động
của đại dịch COVID-19.
lOMoARcPSD| 46831624
24D1ECO5010022 2
2.2.2. Thực trạng lạm phát toàn thế giới năm 2022
Trong nửa đầu năm 2022, xu hướng tăng của lạm phát tiếp tục được kéo dài và đã lập đỉnh
tại nhiều nền kinh tế. Áp lực lạm phát đã lan rộng trên toàn cầu, nguyên nhân chính làm tăng lạm
phát là sự căng thẳng chuỗi cung ứng, khan hiếm lao động sau đại dịch và cú sốc giá cả liên tiếp.
Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, lạm phát toàn cầu tính đến quý II năm 2022 là 7,8%,
mức cao nhất kể từ năm 2008. Lạm phát đã vượt xa mục tiêu c Ngân hàng Trung ương đã
đặt ra, thậm chí rất cao tại nhiều nền kinh tế mới nổi như Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina, Brazil và đang
xu hướng tăng nhanh tại khu vực Trung Đông Âu, Mỹ La-tinh, Mỹ, Anh, dao động trong
khoảng 7,6% đến 10,2%.
Theo quan Thống kê Châu Âu (Eurostat), lạm phát tại khu vực đồng tiền chung Châu
Âu (Eurozone) trong tháng 6 vừa qua đã tăng lên mức kỷ lục mới. Cụ thể, giá tiêu ng tại 19
nước thành viên Eurozone trong tháng 6 tăng 8,6%, vượt mức kỷ lục trước đó 8,1% ghi nhận
trong tháng 5.
Tại Châu Á, Hàn Quốc ghi nhận giá tiêu dùng trong tháng 6/2022 tăng 6% so với cùng kỳ
năm 2021. Đây là tháng thứ 15 liên tiếp giá tiêu dùng ở Hàn Quốc cao hơn mục tiêu lạm phát 2%
Ngân hàng Trung ương nước này đặt ra trong trung hạn. Đây cũng mức lạm phát cao nhất
trong 24 năm kể từ mức 6,8% ghi nhận vào tháng 11/1998, giữa cuộc khủng hoảng tài chính châu
Á 1997-1998.
Nhiều tổ chức kinh tế, các nhà hoạch định chính sách lo ngại tình trạng lạm phát tăng cao
sẽ dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm cho nền kinh tế thế giới. Trong bối cảnh cuộc xung đột giữa
Nga U-crai-na, lạm phát gia tăng lãi suất tăng cao. Hoạt động kinh tế của các nền kinh tế
phát triển bị kìm hãm do giá năng lượng tăng, điều kiện tài chính kém thuận lợi gián đoạn
nguồn cung ứng do tác động từ cuộc xung đột Nga và U-crai-na.
2.2.3. Thực trạng lạm phát toàn thế giới năm 2023
Năm 2023 cũng là năm thế giới tiếp tục chật vật với cuộc chiến chống lạm phát. Điểm sáng
theo IMF, lạm phát bản đang trên đà giảm từ mức 9,2% m 2022 xuống còn 5,9% năm
2023 và xu thế này sẽ tiếp tục xuống còn khoảng 4,8% năm 2024. Tuy vậy, lạm phát cao, bất ổn
giá cả do ảnh hưởng từ các điểm nóng xung đột vẫn khiến câu chuyn phục hồi còn khá chậm và
nhiều rủi ro.
Lạm phát cao nỗi ám ảnh với kinh tế toàn cầu trong năm 2023. Hãng Reuters thống kê
đến tháng 12, các ngân hàng trung ương thế giới đã phải tăng lãi suất 37 lần với hơn 1.175 điểm
cơ bản để chống lạm phát. Riêng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) góp tới 4 lần tăng.
Trong 9 tháng đầu năm 2023, thị trường hàng hóa thế giới có nhiều biến động và chịu ảnh
hưởng bởi các yếu tố kinh tế, chính trị, hội. Xung đột giữa Nga U-crai-na vẫn tiếp diễn, cạnh
tranh giữa các nước lớn ngày càng gay gắt; nhiều quốc gia duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt; tổng
cầu suy yếu; các nền kinh tế lớn đối mặt với tăng trưởng thấp; thị trường tài chính tiền tệ, bất động
sản tại một số nước tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tình trạng thời tiết cực đoan diễn ra ở nhiều nơi, hạn hán
kéo dài trên phạm vi rộng, bão lũ, thiên tai các quốc gia làm cho sản xuất lương thực mất cân
đối. Lạm phát toàn cầu từ đầu năm đến nay xu hướng giảm dần sau thời gian các nước đồng
lOMoARcPSD| 46831624
24D1ECO5010022 2
14
loạt tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát cùng với giá năng lượng giảm. Nhưng so với mục tiêu dài
hạn, mức lạm phát hiện tại vẫn mức cao đối với nhiều quốc gia. Trong tháng 8/2023, lạm phát
của khu vực đồng Euro tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước. Tại châu Á, lạm phát tháng 8/2023
của Lào tăng 25,9% so với cùng kỳ năm trước; Phi-lip-pin tăng 5,3%; Hàn Quốc tăng 3,4%; In-
đô-nê-xi-a tăng 3,3%; Thái Lan tăng 0,9%; Trung Quốc tăng 0,1%.
2.3. Tình hình lạm phát ở Mỹ
2.3.1. Tình hình lạm phát ở Mỹ năm 2021
Theo Wall Street Journal, Bộ Lao động Mỹ công bố, chỉ số giá tiêu dùng tại Mỹ tháng
6/2021 tăng 0,9% so với tháng trước, mức tăng mạnh nhất trong một tháng tăng 5,4% so với
cùng kỳ năm ngoái, mức cao nhất trong khoảng 13 năm trở lại đây. Người tiêu dùng tại Mỹ buộc
phải chứng kiến tình trạng giá tăng cao vì nhiều do khác nhau trong quá trình phục hồi nền kinh
tế tại Mỹ.
Báo cáo do Cục Thống kê Lao động trực thuôc Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 12/1/2022
cho thấy CPI đã tăng 7% trong cả năm 2021 tính trên sở hàng tháng, CPI tháng 12 tăng
0,5%. Mức tăng trong tháng 12/2021 cũng mức tăng cao nhất kể tnăm 1982 tháng thứ
ba liên tiếp CPI vượt 6%. Trước đó, trong cuôc khảo sát của hãng Dow Jones, các chuyên gikinh
tế đã kỳ vọng CPI tăng 7% hàng năm và tăng 0,4% trong tháng 12 so với tháng 11.
2.3.2. Tình hình lạm phát Mỹ năm 2022
Các số liệu cho thấy lạm phát tại Mỹ, nền kinh tế hàng đầu thế giới tiếp tục duy trì mức
cao. Theo cục Thống lao động thuộc bộ Lao động Mỹ công bố, chỉ số gtiêu dùng (CPI) tháng
6 của quốc gia này tăng 9,1% so với tháng 6/2021, cao n mức 8,6% trong tháng 5 ợt dự
báo 8,8% trước đó. Trong vòng bốn thập kỷ qua (từ năm 1981), đây là con số lạm phát cao kỷ lục
của Mỹ cao gấp bốn lần mức lạm phát mục tiêu 2%/năm Mỹ hướng đến. Điều này khiến
Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tích cực tăng i suất. Tháng 3 năm 2022, FED đã nâng lãi
suất thêm 25 điểm bản. Sau đó, vào tháng 5 tháng 6, FED lần lượt tăng lãi suất thêm 50
điểm và 75 điểm, đánh dấu lần tăng lãi suất mạnh nhất kể từ năm 1994.
lOMoARcPSD| 46831624
24D1ECO5010022 2
Vào tháng 12/2022, lạm phát của Mỹ tiếp tục giảm, đánh dấu tháng giảm thứ sáu liên tiếp
kể từ mức đỉnh vào giữa năm 2022. Bộ Lao động Mỹ cho biết CPI tháng 12 tăng 6,5% so với cùng
kỳ 2021, hạ nhiệt từ mức 7,1% trong tháng 11 và thấp hơn nhiều so với mức cao nhất 9,1% vào
tháng 6.
Lạm phát tại Mỹ giảm sau một sdấu hiệu cho thấy hoạt động kinh tế ở nước này chậm lại
vào cuối năm 2022. Xuất nhập khẩu tháng 11 giảm so với tháng 12. Cùng với đó, doanh số bán
lẻ, sản lượng xuất khẩu và doanh số bán nhà đều giảm. Tăng trưởng việc làm và tiền lương tháng
12 chậm lại, thị trường lao động vẫn thắt chặt số đơn xin trợ cấp thất nghiệp mức thấp lịch
sử đến đầu năm nay.
Yếu tố chính gây ra lạm phát trong hơn một năm rưỡi qua giá hàng hóa đã giảm tháng
thứ ba liên tiếp trong tháng 12, nhờ giá các sản phẩm như ô , y tính đồ thể thao giảm.
Chuỗi cung ứng cải thiện nhu cầu giảm giúp giải tỏa bớt áp lực giá đối với hàng hóa. Tuy nhiên,
giá dịch vụ vẫn tiếp tục tăng, một phần là do tiền lương tăng trong thị trường lao động eo hẹp.
2.3.3. Tình hình lạm phát ở Mỹ năm 2023
Vào tháng 3/2023, CPI tăng 0,1% so với tháng trước tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trước đó, các chuyên gia kỳ vọng CPI tăng 0,2% so với tháng trước và 5,1% so với cùng kỳ. Tuy
rằng lạm phát vẫn còn cao hơn nhiều so với mục tiêu FED đề ra nhưng cũng là dấu hiệu của việc
lạm phát đang hạ nhiệt.
Từ đỉnh lạm phát vào tháng 6/2022, hầu hết các hàng hóa đều hạ nhiệt ngoại trừ giá nhà
ở. Tuy nhiên, theo báo cáo gần đây nhất của FinSuccess, giá nhà ở đã có xu hướng giảm. Giá nhà
chiếm 1/3 tỷ trọng trong CPI và được các quan chức tại FED giám sát chặt chẽ. Trong năm qua,
FED đã nâng lãi suất thêm 4,75%, đây là nhịp độ thắt chặt chính sách nhanh nhất kể từ thập niên
80. Lúc đầu, các quan chức xem lạm phát tăng hiện tượng tạm thời và kỳ vọng chúng sẽ giảm
khi các yếu tố liên quan tới dịch bệnh biến mất. Tuy nhiên, lạm phát sau đó liên tục tăng mạnh và
kéo dài, buộc FED phải gấp rút nâng cao lãi suất.
2.3.4. Tình hình lạm phát ở Mỹ vào quý I năm 2024
Theo hãng tin CNBC, báo cáo ngày 12/3/2024 của Cục Thống kê Lao động Mỹ (BLS) cho
thấy CPI tăng 0,4% trong tháng 3 và 3,2% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng của tháng 2 đúng
lOMoARcPSD| 46831624
24D1ECO5010022 2
16
như kỳ vọng trước đó, nhưng tỷ lệ lạm phát tính theo năm thì cao hơn một chút so với mức dự
đoán. Robert Frick, chuyên gia kinh tế doanh nghiệp tại Navy Federal Credit Union cho biết
nguyên nhân chính làm tăng lạm phát trên 3% là chi phí nhà ở. Với giá nhà dự kiến sẽ tăng trong
năm nay giá thuê chỉ giảm chậm, sự sụt giảm giá nhà được chờ đợi từ lâu sẽ không xuất hiện
sớm.
Mặc dù lạm phát đã giảm khá đáng kể so với mức đỉnh điểm vào năm 2022 nhưng vẫn cao
hơn mục tiêu 2% do FED đặt ra. Và đúng như dự báo, FED quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức
5,25% đến 5,5%, là mức cao nhất trong 23 năm, mức lãi suất này đã được duy trì từ tháng 7/2023.
2.3. Nguyên nhân lạm phát ở Mỹ
2.3.1. Nguyên nhân gây ra lạm phát ở Mỹ năm 2021
COVID-19 diễn biến một cách phức tạp gây ra những căng thẳng về chuỗi cung ứng cùng
với nhu cầu tiêu dùng tăng, đẩy giá hàng hóa tăng.
Ông Richard F.Moody, chuyên gia kinh tế trưởng tại Regions Financial Corp khẳng định,
nguyên nhân chính của lạm phát tháng 6/2021 chính nhu cầu vượt quá nguồn cung doanh
nghiệp chật vật trong việc đáp ứng với diễn biến mới. Ngoài ra, một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn
là việc tăng mạnh giá vé máy bay, khách sạn, thuê xe ô tô, dịch vụ. Những loại hình này từng chịu
tác động nặng nề khi đại dịch COVID-19 căng thẳng. Việc giá cả tăng cao phản ánh nhu cầu tiêu
dùng tăng chóng mặt của người dân khi quá trình tiêm vắc-xin được triển khai nhanh chóng, nhiều
biện pháp hạn chế kinh doanh được gỡ bỏ, ng lúc đó, người dân tiền chi tiêu nhờ vào hàng
nghìn tỷ USD tiền hỗ trợ từ liên bang.
Khảo sát được tờ Wall Street Journal (WSJ) thực hiện với các nhà kinh tế cho thấy CPI do
Bộ Lao động Mỹ công bố tăng khoảng 7,1% trong tháng 12/2021 so với cùng kỳ năm 2020, tăng
so với mức 6,8% ghi nhận trong tháng 11/2021. Giá ô tô và đồ tiêu dùng lâu bền tiếp tục nhân
tố khiến lạm phát tại Mỹ tăng nhanh, xuất phát từ mất cân bằng cung cầu do đại dịch COVID-19
gây ra. Dữ liệu lạm phát tháng 12/2021 cũng sẽ phản ánh tác động bước đầu của biến thể Omicron
dưới góc độ một nguy mới đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới trong bối cảnh Mỹ thế
giới bước vào năm thứ 3 của đại dịch. Bên cạnh đó, lượng tiền mà Quốc hội và Cục Dự trữ Liên
bang (FED) bơm vào nền kinh tế Mỹ ở mức cao chưa từng có trong năm ngoái cũng được cho là
yếu tố làm gia tăng lạm phát.
Mức tăng tỷ lệ lạm phát đáng kể trên được dẫn dắt bởi sự gia tăng trong giá năng lượng,
thiếu hụt lao động, gián đoạn nguồn cung trong khi cầu tăng mạnh. Hiệu ứng cầu kéo dường như
nguyên nhân cốt yếu của sự tăng trưởng liên tục của chỉ số CPI trong thời kỳ dịch bệnh như
năm 2021.
2.3.2. Nguyên nhân gây ra lạm phát ở Mỹ năm 2022
Tỷ lệ lạm phát đã tăng đến đỉnh trong quý I năm 2022 ở Mỹ. Theo những số liệu được công
bố của Bộ Lao Động Hoa Kỳ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 8.5% trong 12 tháng - mức tăng cao
nhất kể từ tháng 12/1981. Một trong những tác nhân trực tiếp của sự lạm phát trên cuộc xung
lOMoARcPSD| 46831624
24D1ECO5010022 2
đột chính trị căng thẳng giữa U-crai-na Nga. Sự đứt gãy chuỗi cung ứng thực phẩm, nguyên
liệu thô và năng lượng gây hiệu ứng cầu kéo dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng cho nền kinh tế.
Bên cạnh đó, giá ngũ cốc cũng tăng đáng kể. Bởi lẽ, U-crai-na Nga những nhà xuất khẩu
ngũ cốc lớn trên thế giới, tổng nguồn cung của hai quốc gia này chiếm 30% thương mại toàn cầu
về lúa mì, 17% ngô 50% dầu hạt hướng dương. khoảng 2/3 lượng ngũ cốc xuất khẩu
khoảng 3/4 lượng dầu hạt hướng dương xuất khẩu qua các cảng biển Đen của U-crai-na, tuy nhiên
nhiều cảng Biển Đen đã đóng cửa, dẫn tới việc hàng triệu tấn ngũ cốc phải lưu giữ trong kho tại
các cảng trên Biển Đen và cảng ở Odessa. Hơn nữa, vào ngày 1/3/2022, ba hãng vận tải lớn nhất
thế giới, gồm Công ty Vận tải biển Địa trung Hải (MSC) của Thụy Sĩ, Maersk của Đan Mạch
CMA CGM của Pháp đã tạm thời ngừng vận chuyển hàng hóa đến đi từ Nga để đáp trả các
lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ EU đối với ớc này. Do đó, giá toàn cầu đối với các mặt hàng
nông sản đã tăng vọt và sẽ tiếp tục tăng đạt mức cao nhất trong 14 năm. Sự lo ngại về cuộc chiến
giữa Nga và U-crai-na kéo dài đã gây ra tình trạng mua vào hoảng loạn.
Mặc cho những nỗ lực của tổ chức FED với sự cắt giảm quy bảng cân đối kế toán đồng
thời tăng mạnh lãi suất, lạm phát vẫn diễn biến phức tạp trong tháng 6/2022. Tiếp theo đó, FED
cũng đã tăng lãi suất liên bang để thắt chặt chính sách tiền tệ làm giảm tỷ lệ lạm phát xuống còn
6% (tháng 11/2022). Chỉ trong năm 2022, FED đãđến bảy lần tăng lãi suất liên bang, đưa lãi
suất chuẩn ở Mỹ lên đến gần 4.5% - mức cao nhất kể từ năm 2007 của quốc gia này.
2.3.3. Nguyên nhân gây ra lạm phát ở Mỹ năm 2023
Căng thẳng ngân hàng bắt đầu xảy ra tại Mỹ vào tháng 3/2023, khi Ngân hàng Silicon
Valley (SVB) sụp đổ sau đó lan ra một số ngân hàng khác. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng
do chính sách buông lỏng về mức dự trữ bắt buộc với các ngân hàng sau đại dịch COVID-19. Kéo
theo đó, các ngân hàng tại quốc gia này cũng đồng loạt thắt chặt tín dụng.Mặt khác, lợi suất trái
phiếu thấp động thái hỗ trợ thanh khoản từ FED (thông qua chương trình hỗ trợ thời hạn
cho các ngân hàng và công cụ mua lại hiện nay) có thể nới lỏng điều kiện tài chính. Điều kiện tài
chính nới lỏng sẽ gây khó khăn cho FED trong việc kéo giảm lạm phát, có thể khiến giá cả chao
đảo mạnh hơn và kỳ vọng lạm phát tăng cao.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này đã được giữ nguyên trong tháng 10.2023 và mức
tăng lạm phát cơ bản hàng năm đạt mức thấp nhất trong hai năm, dấu hiệu giúp Cục Dự trữ Liên
bang (FED) có thể hoàn tất chính sách tăng lãi suất. CPI của Mỹ không thay đổi trong tháng 10,
sau khi tăng 0,4% trong tháng 9. So với cùng kỳ năm ngoái, tính đến tháng 10, CPI của MỸ đã
tăng 3,2%, giảm so với mức tăng 3,7% của tháng 9.
Lạm phát Mỹ đã tăng nhanh hơn trong tháng cuối cùng của năm 2023, do chi phí dịch vụ
tăng cao dù giá hàng hóa tiếp tục sụt giảm. CPI tháng 12/2023 của nước này ghi nhận tăng 0,3%
so với tháng trước, cao hơn dự o 0,2%. Đây cũng mức cao nhất trong ba tháng cuối năm
2023.
2.3.4. Nguyên nhân gây ra lạm phát ở Mỹ vào hai tháng đầu năm 2024
CPI tháng 1/2024 đã tăng 0,3% so với tháng 12/2023 tăng 3,1% so với cùng kỳ năm
ngoái. Giá nhà tăng 0,6% trong tháng 1/2024, đóng góp vào 2/3 mức tăng CPI. Giá thực phẩm
cũng tăng cao, tăng 0,4% trong tháng. Trong khi đó, chỉ số giá năng lượng giảm 0,9%, phần lớn
lOMoARcPSD| 46831624
24D1ECO5010022 2
18
do giá xăng giảm 3,3%. Thị trường việc làm tăng trưởng tốt, sức mua của thị trường được duy trì
những dấu hiệu cho thấy lạm phát tại Mchưa thế giảm xuống mức 2% như mong muốn của
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, qua đó FED mới có thể đưa ra các quyết định về lãi suất.
Theo hãng tin CNBC, CPI tháng 2- 2024 tăng 0.4% tăng 3.8% theo năm. Cả hai đều cao hơn
1/10 điểm phần trăm so với dự báo. Báo cáo của BLS chỉ ra mức tăng giá của năng lượng và nhà
chiếm hơn 60% tổng mức xăng. Xăng tăng 3,3% trong tháng 2 khi giá thuê nhà tăng 0,4%.
Nguyên nhân chính bởi người tiêu dùng Mỹ gia tăng chi tiêu do thị trường lao động tăng trưởng
mạnh mẽ. Nền kinh tế Mỹ đã bổ sung thêm 275.000 việc làm phi nông nghiệp trong tháng 3, mặc
dù mức tăng chủ yếu tập trung vào các công việc bán thời gian và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 3,9%.
3. CÁC GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT
3.1. Những khó khăn và thuận lợi
3.1.1. Khó khăn
3.1.1.1. Vấn đề nợ công
Chính sách tiền tệ Mỹ bị ảnh hưởng bởi vấn đề nợ công. Nợ của Chính phủ liên bang Mỹ
do công chúng nắm giữ chỉ chiếm khoảng 25% GDP vào năm 1980, khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên
bang Paul Volcker bắt đầu tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Con số hiện tại 100% GDP
đang tăng nhanh, chưa thấy dấu hiệu dừng lại. Khi FED tăng lãi suất 1 điểm phần trăm, chi phí lãi
vay của Chính phủ cũng tăng tương ứng. Với tỷ lệ nợ trên GDP100%, 1% GDPơng đương
khoảng 227 tỷ USD.Do đó, lãi suất 7,5% sẽ tạo ra chi plãi vay là 7,5% GDP, tương đương 1,7
nghìn tỷ USD. Điều này góp phần làm cho việc kiềm chế lạm phát tại Mỹ trở nên khó khăn hơn.
Khi Chính phủ vay tiền để chi tiêu, lượng tiền trong lưu thông sẽ tăng, dẫn đến áp lực lạm phát.
FED thể buộc phải tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, nhưng điều này có thể làm trầm trọng
thêm vấn đề nợ công.
3.1.1.2. Nguồn tiền trả lãi vay
Trong năm tài khóa 2023, chi phí lãi ròng cho các khoản vay của Chính phủ Mỹ tăng 39%
so với năm trước đó và gần gấp đôi so với năm tài khóa 2020 – theo số liệu của Bộ Tài chính Mỹ.
Theo tổ chức Peter G. Peterson Foundation, mỗi ngày Chính phủ Mỹ phải chi 2 tỷ USD để trả lãi
cho các khoản vay. Bộ Tài chính Mỹ dự báo tới cuối tháng 3/2024, Chính phủ sẽ vay thêm gần
1.000 tỷ USD.
Việc huy động nguồn tiền để trả lãi vay là một gánh nặng lớn cho ngân sách Chính phủ. Và
để đủ nguồn tiền trả lãi vay Chính phủ phải phối hợp các phương thức như cắt giảm chi tiêu,
tăng thuế hoặc vay thêm nợ để đáp ứng đủ lượng tiền để trả lãi vay. Nhưng các phương thức trên
lại gây ảnh ởng đến nền kinh tế. Như việc cắt giảm chi tiêu thể ảnh ởng đến ợng cầu
hàng hóa, các dịch vụ công thiết yếu gián tiếp làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, việc tăng
thuế có thể làm giảm sức mua của người dân và kìm hãm tăng trưởng kinh tế vay thêm nợ
thể làm tăng gánh nặng nợ và chi phí lãi vay trong tương lai.
lOMoARcPSD| 46831624
24D1ECO5010022 2
Qua đó cũng cho thấy việc phải quy động nguồn tiền trả lãi vay trong quá trình hạn chế
lạm phát là rất khó khăn đối với Mỹ vì Nợ công cao có thể làm giảm niềm tin của nhà đầu tư vào
khả năng trả nợ của chính phủ, dẫn đến việc họ yêu cầu lãi suất cao hơn khi mua trái phiếu chính
phủ. Điều này sẽ khiến FED phải tăng lãi suất cao hơn nữa để kiềm chế lạm phát, gây ra vòng
xoáy lạm phát - lãi suất.Và nếu FED tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát sẽ làm tăng chi phí lãi vay
của chính phủ, khiến gánh nặng nợ nần thêm nặng nề. FED phải cân bằng giữa việc kiềm chế lạm
phát và việc duy trì sự ổn định của thị trường tài chính. Việc tăng lãi suất quá cao có thể dẫn đến
khủng hoảng nợ, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế.
3.1.2. Thuận lợi
Tuy phải đối diện với khó khăn về nợ công trong việc kiềm chế lạm phát nhưng Mỹ vẫn
những điểm mạnh kinh tế ảnh hưởng tích cực đến việc lạm phát của mình.
Đầu tiên là nền kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng mạnh mẽ. Kinh tế Mỹ đã tăng trưởng ổn định trong
những năm gần đây, với tỷ lệ thất nghiệp thấp GDP tăng trưởng cao. Điều này tạo ra môi trường
thuận lợi để kiểm soát lạm phát. Tính chung cả năm, nền kinh tế Mỹ tăng trưởng 3,1%, khẳng
định đây nền kinh tế tiên tiến tăng trưởng nhanh nhất thế giới vào năm 2023. Theo dữ liệu được
Bộ Thương mại Mỹ ng bố, chỉ số giá tiêu dùng tăng với tốc độ 1,7% trong quý IV, giảm từ mức
2,6% trong quý trước đó. Cùng với GDP, dliệu y cho thấy nền kinh tế đang hướng tới “hạ
cánh mềm”, trong đó lạm phát được kiềm chế mà không gây ra suy thoái kinh tế. Các số liệu trên
cho thấy khả năng phục hồi đáng chú ý của nền kinh tế Mỹ trước chiến dịch kéo dài của Cục Dự
trữ Liên bang (FED) nhằm ngăn chặn lạm phát bằng lãi suất cao hơn, củng cố niềm tin của các
nhà đầu tư về việc ngân hàng trung ương sẽ cắt giảm lãi suất trong những tháng tới.
Cục Dự trữ Liên bang (FED) luôn thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng và linh hoạt, theo
sát diễn biến vĩ mô và thị trường tài chính, đây là nguyên nhân giúp cho Mỹ có thể kiểm soát lạm
phát một cách hiệu quả. FED đã chủ động điều chỉnh lãi suất, tỷ giá hối đoái và các công cụ tiền
tệ khác để kiểm soát lạm phát. Linh động trong điều chỉnh lãi suất. FED đã tăng lãi suất liên bang
7 lần trong năm 2022, từ mức 0% lên 4,5%. Đây mức tăng lãi suất nhanh nhất trong vòng 40
năm qua. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm cũng tăng từ 1,5% vào đầu năm 2022 lên
3,5% vào tháng 11/2022. Điều chỉnh tỷ giá hối đoái chỉ số USD (DXY), đo lường giá trị đồng
USD so với một rổ gồm 6 đồng tiền chủ chốt khác, đã tăng 15% trong năm 2022. Đồng USD
mạnh hơn giúp kiềm chế lạm phát bằng cách làm cho hàng hóa nhập khẩu rẻ hơn. FED cũng tiến
hành thu hẹp bảng cân đối kế toán những chính sách liên quan đến trái phiếu. Sau lần đầu
tiên thu mua tài sản nhằm kích cầu kinh tế vào năm 2008, FED phải đợi đến năm 2015 mới tiến
hành tăng lãi suất đến năm 2017 mới bắt đầu thu hẹp lại bảng cân đối kế toán khi tình trạng
lạm phát duy trì quanh mức 2% trong giai đoạn này. Nhưng đến năm 2019 khủng hoảng về hoạt
động thỏa thuận mua lại tại Hoa Kỳ đã khiến FED phải gián đoạn lại chính sách thu hẹp bảng cân
đối kế toán. Do sự thiếu thốn về lượng tiền ngắn hạn trên thị trường tài chính, FED đã phải bơm
thêm 75 tỷ USD hàng quý nhằm duy trì hoạt động này ổn định trên thị trường. Chương trình này
đã chính thức chấm dứt vào tháng 01/2021 khi các nguồn tiền đáo hạn các kỳ hạn của hợp đồng
thỏa thuận mua lại được cân bằng trở lại. Sang năm 2020, tình trạng dịch bệnh COVID-19 đã
khiến FED phải tuyên bố chương trình thu mua trái phiếu Chính phủ không giới hạn nhằm ổn định
lOMoARcPSD| 46831624
24D1ECO5010022 2
20
lại khủng hoảng kinh tế. Chương trình này đã khiến FED tăng giá trị tài sản từ mức 4.100 tỷ USD
lên gần 9.000 tỷ USD tính đến thời điểm hiện tại. FED vẫn luôn có kế hoạch thu hẹp lại bảng cân
đối kế toán của trong 7 năm qua. Hiện tại với áp lực từ lạm phát cũng như kinh tế tăng trưởng khá
lạc quan, FED có động lực mạnh hơn bao giờ hết để thu hẹp lại bảng cân đối kế toán.
Chính phủ Mỹ đã thực hiện các chính sách tài khóa hiệu quả để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế
kiểm soát lạm phát. Điều này bao gồm c biện pháp giảm thâm hụt ngân sách, tăng đầu
công cải thiện hiệu quả chi tiêu công. Chính phủ thực hiện điều chỉnh chính sách tài khóa để
phù hợp với tình hình kinh tế thế giới.
3.2. Các giải pháp chính sách của Mỹ
Với những khó khăn thuận lợi kể trên cùng với bối cảnh kinh tế hiện nay thì dưới đây
là các giải pháp phù hợp để giải quyết lạm phát tại Mỹ.
3.2.1. Tăng cường sản xuất trong nước
Giải pháp này với mục đích giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu, đặc biệt là đối với các mặt
hàng thiết yếu như năng lượng lương thực. Cùng lúc đó thúc đẩy đầu vào sản xuất trong
nước, tạo ra nhiều việc làm tăng thu nhập cho người dân đa dạng hóa chuỗi cung ứng để
giảm thiểu rủi ro gián đoạn.
Thị trường lao động vẫn nóng đồng nghĩa với việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể
trì hoãn đợt cắt giảm i suất đầu tiên. Trong khi đó, các nhà đầu đang háo hức mong chờ một
đợt cắt giảm sớm.
Theo công cụ CME FedWatch, các thị trường hiện đang dự đoán khoảng 53% khả năng lãi
suất sẽ giảm vào tháng 3, trong khi chỉ vài ngày trước vẫn còn đang mức 80%. FED đang kỳ
vọng tỷ lệ thất nghiệp chỉ tăng nhẹ lên 4,1% vào cuối năm 2024. Các quan chức tin rằng mức tăng
đó sẽ giúp giảm lạm phát xuống mục tiêu 2% mà không khiến nền kinh tế sụp đổ, mở đường cho
họ cắt giảm lãi suất vào cuối m nay. Các dự báo mới nhất từ các quan chức ngân hàng trung
ương Mỹ được công bố vào tháng 12, cho thấy FED có khả năng sẽ giảm 75 điểm cơ bản chi phí
vay trong suốt năm 2024. Tuy nhiên, một số nhà kinh tế nghi ngờ khả năng thị trường việc làm
thể hạ cánh nhẹ nhàng như vậy. Việc tăng cường sản xuất còn giúp cho tỉ lệ thất nghiệp giảm
xuống, tỷ lệ thất nghiệp giảm sẽ làm cho tiền trình cắt giảm lãi của FED được thuận lợi hơn.
3.2.2. Thực hiện điều chỉnh chính sách tiền tệ và tài khóa một cách hợp lí và tối ưu
Năm 2022, tác động từ xung đột Nga và U-crai-na đã khiến giá năng lượng thế giới tăng
mạnh, điều này truyền dẫn đến lạm phát của nhiều quốc gia và đặc biệt là Hoa Kỳ, quốc gia
lượng tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới. Đỉnh điểm vào đầu năm 2023, tỷ lệ lạm phát của Hoa
Kỳ tăng lên mức 6,6%, cao gấp hơn 3 lần mức lạm phát mục tiêu của FED. Chính sách tiền tệ
của Hoa Kỳ trong năm 2023 được áp dụng theo hướng thắt chặt nhằm giữ lạm phát thấp và ổn
định cũng như giảm sự biến động của nền kinh tế thực, giữ cho GDP gần với ngưỡng sản lượng
tiềm năng. Các đợt tăng lãi suất của FED đến từ một trong hai nguyên nhân: Một là, do lạm phát
tăng. Khủng hoảng giá năng lượng là một ví dụ cho trường hợp này. Khi xung đột giữa Nga và
U-crai-na xảy ra, giá năng lượng tăng cao trong khi nền kinh tế Hoa Kỳ đang bị suy yếu do tác
| 1/23

Preview text:

lOMoAR cPSD| 46831624 24D1ECO 50100222 ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING TIỂU LUẬN Môn học: Kinh tế vĩ mô
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở MỸ HIỆN NAY
Giảng viên: Trần Bá Thọ
Mã lớp học phần: 24D1ECO50100222
Khóa – Lớp: K49 – KM0001
TP Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 3 năm 2024 1 Downloaded by H??ng lOMoAR cPSD| 46831624 24D1ECO5 010022 2 BẢNG PHÂN CÔNG STT MSSV Họ và tên Phân công 1 31231021677 Lê Quỳnh Nhi
Tổng hợp nội dung, Thực trạng lạm phát 2 31231022 Hồ Đan Trâm
Khung lý thuyết, Nguyên nhân lạm phát 3 31231022 Cao Huỳnh Tường Vi Giải pháp 2 lOMoAR cPSD| 46831624 24D1ECO5 010022 2 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................................ 6
NỘI DUNG .................................................................................................................................... 7
1. KHUNG LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT ............................................................................ 7
1.1. Khái niệm về lạm phát .................................................................................................. 7
1.2. Các cách xác định tỷ lệ lạm phát ................................................................................. 7
1.3. Các loại lạm phát ........................................................................................................... 7
1.3.1. Lạm phát vừa (Lạm phát cơ bản) ........................................................................ 7
1.3.2. Lạm phát phi mã (Lạm phát 2 hoặc 3 con số) ..................................................... 8
1.3.3. Siêu lạm phát .......................................................................................................... 8
1.4. Nguyên nhân của lạm phát ........................................................................................... 8
1.4.1. Lạm phát do hiệu ứng cầu kéo ............................................................................. 8
1.4.2. Lạm phát do cầu thay đổi ...................................................................................... 8
1.4.3. Lạm phát do xuất khẩu ......................................................................................... 9
1.4.4. Lạm phát do nhập khẩu ........................................................................................ 9
1.4.5. Lạm phát tiền tệ ..................................................................................................... 9
1.4.6. Lạm phát do cơ cấu ............................................................................................... 9
1.5. Chi phí của lạm phát ..................................................................................................... 9
1.5.1. Chi phí mòn giày .................................................................................................... 9
1.5.2. Chi phí thực đơn .................................................................................................... 9
1.6. Tác động của lạm phát .................................................................................................. 9
1.6.1. Tác động tích cực ................................................................................................... 9
1.6.2. Tác động tiêu cực ................................................................................................. 10
1.6.2.1. Lạm phát và lãi suất .................................................................................................. 10
1.6.2.2. Lạm phát và thu nhập thực tế .................................................................................. 10
1.6.2.3. Lạm phát và phân phối thu nhập không bình đẳng ............................................... 10
1.6.2.4. Lạm phát và nợ quốc gia ........................................................................................... 10
1.7. Giảm phát và Giảm lạm phát (Thiểu phát) .............................................................. 11
1.7.1. Giảm phát ............................................................................................................. 11
1.7.1.1. Sự sụt giảm trong tổng cầu ....................................................................................... 11
1.7.1.2. Tăng năng suất ........................................................................................................... 11
1.7.2. Giảm lạm phát (Thiểu phát) ............................................................................... 11
2. TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở MỸ THỜI GIAN QUA VÀ HIỆN NAY ............................... 11 lOMoAR cPSD| 46831624 24D1ECO5 010022 2
2.1. Bối cảnh quốc tế .......................................................................................................... 11
2.2. Tình hình lạm phát trên thế giới hiện nay ................................................................ 12
2.2.1. Thực trạng lạm phát toàn thế giới năm 2021 .................................................... 12
2.2.2. Thực trạng lạm phát toàn thế giới năm 2022 .................................................... 13
2.2.3. Thực trạng lạm phát toàn thế giới năm 2023 .................................................... 13
2.3. Tình hình lạm phát ở Mỹ ............................................................................................ 14
2.3.1. Tình hình lạm phát ở Mỹ năm 2021 ................................................................... 14
2.3.2. Tình hình lạm phát Mỹ năm 2022 ...................................................................... 14
2.3.3. Tình hình lạm phát ở Mỹ năm 2023 ................................................................... 15
2.3.4. Tình hình lạm phát ở Mỹ vào quý I năm 2024 .................................................. 15
2.3. Nguyên nhân lạm phát ở Mỹ ...................................................................................... 16
2.3.1. Nguyên nhân gây ra lạm phát ở Mỹ năm 2021 ................................................ 16
2.3.2. Nguyên nhân gây ra lạm phát ở Mỹ năm 2022 ................................................. 16
2.3.3. Nguyên nhân gây ra lạm phát ở Mỹ năm 2023 ................................................. 17
2.3.4. Nguyên nhân gây ra lạm phát ở Mỹ vào hai tháng đầu năm 2024 ................. 17
3. CÁC GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT ........................................................................ 18
3.1. Những khó khăn và thuận lợi .................................................................................... 18
3.1.1. Khó khăn............................................................................................................... 18
3.1.1.1. Vấn đề nợ công ........................................................................................................... 18
3.1.1.2. Nguồn tiền trả lãi vay ................................................................................................ 18
3.1.2. Thuận lợi ............................................................................................................... 19
3.2. Các giải pháp chính sách của Mỹ .............................................................................. 20
3.2.1. Tăng cường sản xuất trong nước ........................................................................ 20
3.2.2. Thực hiện điều chỉnh chính sách tiền tệ và tài khóa một cách hợp lí và tối
ưu ..................................................................................................................................... 20
3.2.3. Kiểm soát giá ........................................................................................................ 21
3.2.4. Cải cách luật thuế................................................................................................. 22
3.2.5. Hạn chế chi tiêu .................................................................................................... 22
3.2.6. Giảm chi phí năng lượng, thương mại và mua sắm ......................................... 22
KẾT LUẬN .................................................................................................................................. 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 23 4 lOMoAR cPSD| 46831624 24D1ECO5 010022 2 lOMoAR cPSD| 46831624 24D1ECO5 010022 2 LỜI MỞ ĐẦU
Lạm phát là một trong những khái niệm quan trọng và phổ biến nhất trong kinh tế học, thể
hiện sự tăng giá của hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Nơi sống của
chúng ta, từ cái nôi của sự sống cho đến ngày cuối cùng của một con người, không thể rời xa đồng
tiền. Bởi vì chúng ta cần nhiều thứ từ đồ ăn, quần áo, chỗ ở cho đến giáo dục, sức khỏe, vui chơi
giải trí, tất cả đều có giá. Và chính giá cả ấy đã buộc chúng ta phải đo lường và so sánh sự tăng
trưởng kinh tế của các quốc gia khác nhau. Không có gì bất ngờ khi nói rằng lạm phát là một trong
những vấn đề kinh tế lớn nhất hiện nay, với những tác động rộng lớn đến mọi mặt của đời sống
và kinh tế. Thế giới ngày nay chứng kiến rất nhiều biến động kinh tế, từ những tác động của đại
dịch COVID-19, các cuộc xung đột về chính trị giữa các quốc gia, các chính sách của chính phủ,
đến sự thúc đẩy của công nghệ và đổi mới. Không những thế, chúng ta còn thấy sự tiến triển của
lạm phát trên toàn cầu, cả ở những nền kinh tế phát triển lẫn những nền kinh tế đang phát triển,
trong đó có Hoa Kỳ - một trong những đế quốc có nền kinh tế có sức ảnh hưởng bậc nhất trên thế
giới. Ở phạm vi toàn cầu, lạm phát ngày càng trở nên phổ biến và trầm trọng hơn. Mặc dù các
chính phủ cố gắng kiểm soát, nhưng dường như vấn đề này vẫn đang tăng lên, đặc biệt là trong
bối cảnh sau đại dịch COVID-19 làm thất thu ngân sách, các chính sách hỗ trợ người dân và doanh
nghiệp khiến cho lượng tiền trong hệ thống tài chính tăng cao. Tác nhân trên dẫn đến việc tăng
giá hàng hóa và dịch vụ, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân. Ngoài ra, các cuộc nổi dậy,
chiến tranh và xung đột khu vực đầy ác liệt cũng đóng góp vào sự gia tăng của lạm phát, đặc biệt
là sự tiếp diễn của cuộc xung đột giữa U-crai-na và Nga khiến cho chuỗi cung ứng bị gián đoạn
gây nhiều bất cập trong việc giao thương, vận chuyển, thương mại và đẩy giá cả lên cao. Đối với
Mỹ, lạm phát là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Trong quá khứ, Mỹ đã nhiều lần trải qua những
đợt lạm phát, từng đẩy nền kinh tế và người dân vào tình trạng khó khăn. Tuy nhiên, với sự phát
triển kinh tế vượt bậc trong những năm gần đây, quốc gia này có vẻ như đã có những cải tiến trong
việc kiểm soát tỷ lệ lạm phát. Điều này được thể hiện qua việc Cục dự trữ Liên bang giữ vững
chính sách tiền tệ ổn định, cũng như có các giải pháp hỗ trợ nhằm giảm thiểu bất ổn giá cả. Thế
nhưng, lạm phát vẫn tiềm ẩn những nguy cơ cũng như thách thức đối với nền kinh tế, đặc biệt trở
nên đáng quan ngại khi kinh tế thế giới đang hồi phục từ đại dịch COVID-19 và tác động của các
yếu tố bên ngoài như giá dầu, giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới.
Trong khuôn khổ của tiểu luận này, chúng em lựa chọn đề tài "Tình trạng lạm phát của Mỹ
hiện nay” để nghiên cứu và đánh giá tình hình kinh tế của Mỹ trong tương lai gần. Trong quá trình
thực hiện tiểu luận không tránh khỏi việc có những sai sót trong bài làm, mong thầy góp ý và bỏ
qua cho chúng em. Xin chân thành cảm ơn thầy vì đã dành thời gian xem qua tiểu luận của chúng em. 6 lOMoAR cPSD| 46831624 24D1ECO5 010022 2 NỘI DUNG
1. KHUNG LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT
1.1. Khái niệm về lạm phát

Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian
và đi kèm là sự mất giá trị của một loại tiền tệ. Khi mức giá chung tăng cao, tiền của ta sẽ mua
được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây.
Có thể hiểu một cách đơn giản hơn rằng với cùng một số tiền như nhau thì lượng hàng hoá
trong giỏ hàng ta có thể mua năm nay nhiều hơn lượng hàng hoá vào năm sau.
Ví dụ: Giá của một hộp trứng 12 quả tại Mỹ năm 2000 là khoảng 1.25 USD thì năm 2023 đã tăng
thành 4.25 USD. Đây là ví dụ điển hình hình cho việc mức giá tăng lên và sức mua của đồng tiền đã giảm.
1.2. Các cách xác định tỷ lệ lạm phát
Có nhiều cách để đo lường mức độ lạm phát của nền kinh tế. Tuy nhiên, thông thường người
ta sẽ tính tỷ lệ lạm phát dựa vào chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hoặc chỉ số giảm phát (GDP).
Tỷ lệ lạm phát năm 2 = (( Giá trị chỉ số CPI năm 2 - Giá trị chỉ số CPI năm 1)/Giá trị chỉ số CPI năm 1)*100
Tuy nhiên, phương pháp tính này cũng có một số bất cập nhất định điển hình như sự chủ
quan mà CPI đem đến. Nguyên nhân là vì đây chỉ là số liệu từ một giỏ hàng đại diện mà không
có sự phân loại theo thói quen tiêu dùng (mức thu nhập, sở thích, khu vực, ...). Do đó, giá trị chỉ
số CPI chưa thể đánh giá một cách toàn diện được tất cả các lĩnh vực và ngành hàng.
Ví dụ: CPI có thể phản ánh các khoản chi cho y tế mà người dùng tự chi trả nhưng lại bỏ qua
phần hỗ trợ đến từ các công ty Bảo hiểm. Điều này có thể khiến kết quả tính chỉ số CPI không
được chính xác hoàn toàn.

Chỉ số GDP đo lường mức giá hiện hành so với mức giá trong năm cơ sở. Chỉ số giảm phát
GDP là một thước đo mà các nhà kinh tế sử dụng để theo dõi mức giá trung bình của nền kinh tế
và vì thế cũng theo dõi tỷ lệ lạm phát. Cách xác định tỷ lệ lạm phát bằng GDP như sau
Tỷ lệ lạm phát trong năm 2 = (( Giá trị chỉ số GDP năm 2 - Giá trị chỉ số GDP năm 1)/Giá trị
chỉ số GDP năm 1)*100
1.3. Các loại lạm phát
1.3.1. Lạm phát vừa (Lạm phát cơ bản)

Lạm phát vừa có tỷ lệ lạm phát dưới 10% một năm. Trong thời kỳ này, nền kinh tế
hoạt động bình thường, đời sống của lao động ổn định thể hiện qua các mặt: giá cả tăng
chậm, lãi suất tiền gửi không cao, không xảy ra tình trạng mua bán và tích trữ hàng hóa
với số lượng lớn, … Lạm phát vừa phải làm cho giá cả biến động tương đối. Trong thời
gian đó, các hãng kinh doanh có khoản thu nhập ổn định nên sẵn sàng đầu tư cho sản
xuất, kinh doanh. Có thể nói lạm phát vừa phải tạo nên tâm lý an tâm cho người lao động. lOMoAR cPSD| 46831624 24D1ECO5 010022 2
Một tỷ lệ lạm phát vừa phải và tương đối có thể giúp kích thích nền kinh tế tăng trưởng và phát triển.
1.3.2. Lạm phát phi mã (Lạm phát 2 hoặc 3 con số)
Xảy ra khi tỷ lệ tăng giá đạt từ 10% đến 1000%. Vào thời kỳ này, đồng tiền mất giá nhiều,
giá cả tăng một cách nhanh chóng và nền kinh tế sẽ có những biến động nhất định. Khi đó, mọi
người thường có xu hướng mua các loại ngoại tệ, vàng hoặc bất động sản thay vì giữ tiền mặt
nhằm giảm sự tổn thất vô ích do lạm phát phi mã gây ra.
Ví dụ: Tỷ lệ lạm phát hàng năm của Thổ Nhĩ Kỳ tính đến tháng 1/2023 vẫn ở mức 58%, sau khi
đã giảm mạnh từ mức 84% trong tháng 11/2022. Tỷ lệ trên đã khiến quốc gia này rơi vào tình
huống khốn đốn do tình trạng rơi một cách không kiểm soát của đồng Lira làm cho hơn 2/3 số hộ
gia đình tại đây phải vật lộn để chi trả cho các loại phí sinh hoạt (thực phẩm, tiền thuê nhà/căn hộ, ... )

1.3.3. Siêu lạm phát
Là lạm phát xảy ra khi tỷ lệ lạm phát có từ bốn con số trở lên (khoảng trên 1000%). Trong
trường hợp này, giá trị của đồng tiền gần như không còn, nền kinh tế thì ngày một suy thoái, cạn
kiệt. Hiện nay thì siêu lạm phát dường như không còn tồn tại nữa nhưng trong thời kỳ chiến tranh
thế giới thì ở một số nước đã xảy ra tình trạng siêu lạm phát do in quá nhiều tiền để chi trả cho
chiến tranh hoặc trả nợ nước ngoài.
Ví dụ: Hungary với tỷ lệ lạm phát là 4,19x1016% vào những năm 1945-1946 hoặc Hy Lạp vào
những năm 1943-1946 với tỷ lệ lạm phát là 13.800%.
1.4. Nguyên nhân của lạm phát
Căn cứ vào dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) các nguyên nhân dẫn đến lạm phát có
thể kể đến các nguyên nhân chính sau:
1.4.1. Lạm phát do hiệu ứng cầu kéo
Khi nhu cầu tiêu thụ một loại hàng hoá nào đó tăng lên nhanh hơn so với khả năng sản
xuất, kéo theo sự tăng giá của mặt hàng đó là sự leo thang giá cả các mặt hàng khác trên thị trường.
Khi ấy, người tiêu dùng phải bỏ ra nhiều tiền hơn để mua một loại hàng hóa hay dịch vụ.
1.4.2. Lạm phát do cầu thay đổi
Khi thị trường đang giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng nào đó, sẽ dẫn đến lượng cầu về
một mặt hàng khác lại tăng lên. Và nếu thị trường có người cung cấp độc quyền về giá cả có tính
chất cứng nhắc, chỉ có thể tăng mà không thể giảm, thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không
giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng
lên, dẫn đến lạm phát. 8 lOMoAR cPSD| 46831624 24D1ECO5 010022 2
1.4.3. Lạm phát do xuất khẩu
Khi xuất khẩu tăng sẽ dẫn đến tổng cầu cao hơn tổng cung, khi đó sản phẩm được thu gom
cho xuất khẩu khiến lượng hàng cung cho thị trường nội địa giảm khiến tổng cung trong nước
thấp hơn tổng cầu. Khi tổng cung và tổng cầu mất cân bằng sẽ nảy sinh lạm phát.
1.4.4. Lạm phát do nhập khẩu
Giá hàng hoá nhập khẩu tăng lên do các loại thuế nhập khẩu của chính phủ hoặc do giá cả trên thế
giới tăng lên dẫn đến giá cả mặt hàng đó trong nước sẽ phải tăng. Khi mức giá chung bị đội lên
do giá nhập khẩu thì lạm phát hình thành.
1.4.5. Lạm phát tiền tệ
Lạm phát xảy ra khi lượng tiền lưu thông trong nước tăng lên do chính sách thu mua ngoại
tệ nhằm mục đích ngăn cản sự mất giá của nội tệ hoặc do ngân hàng trung ương mua công trái
dưới sự chỉ đạo của chính phủ.
1.4.6. Lạm phát do cơ cấu
Với những lao động được làm việc trong các ngành kinh doanh có hiệu quả tốt, tiền công
danh nghĩa mà họ nhận được sẽ ngày một tăng lên. Ngược lại, các nhóm ngành kém hiệu quả hơn
cũng buộc phải tăng mức tiền công theo xu hướng đó đồng thời tăng giá thành sản phẩm nhằm
bảo đảm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Điều này dẫn đến tình trạng lạm phát.
1.5. Chi phí của lạm phát
1.5.1. Chi phí mòn giày

Đây là loại chi phí cho việc giảm nắm giữ tiền mặt. Để có thể hạn chế những hao tổn do
lạm phát gây ra, người ta sẽ gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn thay vì giữ tiền mặt trong ví. Bên
cạnh đó, những người này sẽ phải lui tới ngân hàng một cách thường xuyên hơn để rút tiền đồng
nghĩa với chuyện họ sẽ phải đánh đổi thời gian để tạo ra những giá trị khác để dành cho việc di chuyển.
1.5.2. Chi phí thực đơn
Khi lạm phát xảy ra, các doanh nghiệp phải chi trả các khoản tăng của tiền công, nguyên
liệu đầu vào, ... dẫn đến việc tất yếu là tăng giá thành sản phẩm. Lúc này, các catalog mới sẽ được
phát hành để cập nhật cho khách hàng, đối tác về những sự thay đổi giá cả và những chi phí phát
sinh khác nữa mà doanh nghiệp phải bỏ ra. Tất cả những chi phí trên được gọi là chi phí thực đơn.
1.6. Tác động của lạm phát
1.6.1. Tác động tích cực

Lạm phát không phải lúc nào cũng có những ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Bởi lẽ, tại các
nước phát triển có tỷ lệ lạm phát từ 2% đến 5% và dưới 10% đối với các nước đang phát triển thì
vẫn mang lại một số lợi ích như: lOMoAR cPSD| 46831624 24D1ECO5 010022 2
Khả năng tăng đầu tư, vay vốn của các doanh nghiệp và kích thích tiêu dùng từ người tiêu
dùng; đa dạng hoá các loại hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ; góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội.
Ngoài ra, Chính phủ có thêm khả năng lựa chọn công cụ kích thích đầu tư ở những lĩnh
vực chưa phổ biến thông qua việc mở rộng tín dụng, phân phối lại nguồn thu nhập và nguồn lực
trong xã hội theo các định hướng mục tiêu trong khoảng thời gian xác định.
1.6.2. Tác động tiêu cực
1.6.2.1. Lạm phát và lãi suất
Khi tình trạng lạm phát xảy ra ở mức độ cao, khó kiểm soát và kéo dài trong một thời gian
sẽ có những ảnh hưởng to lớn đến cả nền kinh tế cũng như chính trị, xã hội trong nước. Trong đó,
tác động đầu tiên của lạm phát là tác động lên lãi suất. Xét trong dài hạn, theo hiệu ứng Fisher, chúng ta có:
Lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa - tỷ lệ lạm phát
1.6.2.2. Lạm phát và thu nhập thực tế
Lạm phát không chỉ làm giảm giá trị thật của những tài sản không có lãi mà nó còn làm
hao mòn giá trị của những tài sản có lãi, tức là làm giảm thu nhập thực từ các khoản lãi, các khoản
lợi tức. Do chính sách thuế của nhà nước được tính trên cơ sở của thu nhập danh nghĩa cho nên
khi lạm phát tăng cao, những người đi vay tăng lãi suất danh nghĩa để bù vào tỷ lệ lạm phát tăng
cao mặc dù thuế suất vẫn không tăng. Từ đó, thu nhập ròng của của người cho vay sẽ ảnh hưởng
rất lớn đến nền kinh tế xã hội như suy thoái kinh tế, thất nghiệp gia tăng, đời sống của người lao
động trở nên khó khăn hơn sẽ làm giảm lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ.
1.6.2.3. Lạm phát và phân phối thu nhập không bình đẳng
Khi lạm phát tăng lên, giá trị của đồng tiền giảm xuống, người đi vay sẽ có lợi trong việc
vay vốn để đầu cơ kiếm lợi. Do vậy càng tăng thêm nhu cầu tiền vay trong nền kinh tế, đẩy lãi
suất lên cao. Khi đó những người có tiền sẽ gom hàng hóa, tài sản để đầu cơ tích trữ làm mất cân
đối nghiêm trọng mối quan hệ giữa cung và cầu hàng hóa trên thị trường và bán với mức giá cao
hơn nữa. Ngược lại với họ là những người dân nghèo vốn đã khốn khó lại càng nghèo hơn khi
không đủ tiền để chi trả cho những hàng hóa thiết yếu với giá cao. Tình trạng lạm phát như vậy
sẽ có thể gây những rối loạn trong nền kinh tế và tạo ra khoảng cách lớn về thu nhập, về mức sống
giữa người giàu và người nghèo.
1.6.2.4. Lạm phát và nợ quốc gia
Lạm phát cao làm cho Chính phủ được lợi do thuế thu nhập đánh vào người dân, nhưng
những khoản nợ nước ngoài sẽ trở nên trầm trọng hơn. Chính phủ được lợi trong nước nhưng sẽ
bị thiệt với nợ nước ngoài. Lý do là vì lạm phát đã làm tỷ giá tăng và đồng tiền trong nước trở nên
mất giá nhanh hơn so với đồng tiền nước ngoài tính trên các khoản nợ. 10 lOMoAR cPSD| 46831624 24D1ECO5 010022 2
1.7. Giảm phát và Giảm lạm phát (Thiểu phát) 1.7.1. Giảm phát
Giảm phát (tình trạng ngược lại của lạm phát) là sự giảm giá chung đối với hàng hóa và
dịch vụ. Giảm phát xảy ra khi tỷ lệ lạm phát giảm dưới 0% và thường xảy ra một cách tự nhiên
dựa trên cung tiền tệ của một nền kinh tế cố định. Nguyên nhân gây ra giảm phát thường có rất
nhiều, nhưng 2 yếu tố chính gây ra các cuộc giảm phát là sự sụt giảm trong tổng cầu và tăng năng suất.
1.7.1.1. Sự sụt giảm trong tổng cầu
Khi xuất hiện giảm phát sẽ làm cho giá giảm do thu hẹp chính sách tiền tệ và làm giảm nhu
cầu về hàng hóa và dịch vụ nói chung dẫn đến giảm thu nhập và tăng thất nghiệp. Lúc này người
tiêu dùng muốn tăng tiết kiệm và các chính sách tiền tệ bị thắt chặt kéo theo lãi suất tăng cao. Nói
cách khác thì “giảm phát thường là triệu chứng của các trục trặc kinh tế nghiêm trọng hơn”.
1.7.1.2. Tăng năng suất
Nhờ các tiến bộ công nghệ mà hiệu quả hoạt động của các công ty được nâng cao dẫn đến
chi phí sản xuất giảm. Khi đó giá bán của các sản phẩm cũng được giảm xuống và người tiêu dùng
được hưởng lợi nhiều hơn từ các hàng hóa và dịch vụ đã mua.
Tuy nhiên, hầu hết là giảm phát đem lại nhiều tác động tiêu cực hơn là tích cực cho nên
“lạm phát là xấu nhưng giảm phát còn xấu hơn”.
1.7.2. Giảm lạm phát (Thiểu phát)
Nhiều người nhầm lẫn khi nghĩ “giảm phát” và “giảm lạm phát” là một. Tuy nhiên đây là
hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Thiểu phát được dùng để miêu tả tỷ lệ lạm phát giảm dần. Nó
được sử dụng để mô tả các trường hợp khi tỷ lệ lạm phát giảm nhẹ trong một thời gian ngắn được
đặc trưng bằng tốc độ tăng chậm lại của tỷ lệ lạm phát. Thiểu phát xảy ra có thể là do sự siết chặt
chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương hoặc chính phủ bán đi một số chứng khoán, điều này
có thể dẫn đến sự giảm đi của lượng cung tiền trong nền kinh tế. Hoặc sự sụt giảm trong chu kỳ
kinh doanh hoặc suy thoái cũng có thể gây ra thiểu phát lạm phát khi mà các doanh nghiệp có thể
chọn không tăng giá để giành thị phần lớn hơn dẫn đến thiểu phát. Thiểu phát cũng có tác động
gần như tương tự giảm phát.
2. TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở MỸ THỜI GIAN QUA VÀ HIỆN NAY
2.1. Bối cảnh quốc tế
Cùng với sự phục hồi của các nền kinh tế sau tác động của đại dịch, lạm phát đã gia tăng
mạnh ở nhiều nước trên thế giới, ghi nhận những kỷ lục trong nhiều năm. Tuy nhiên, các quan
chức ngân hàng trung ương, các nhà hoạch định chính sách cho rằng, lạm phát cao chỉ mang tính
tạm thời và kiên định các biện pháp hỗ trợ cho đến khi nền kinh tế phục hồi hoàn toàn. lOMoAR cPSD| 46831624 24D1ECO5 010022 2
Có thể nói, hầu hết các ngân hàng trung ương lớn vẫn tin tưởng rằng bất kỳ sự gia tăng lạm
phát nào trong năm 2021 sẽ chỉ là tạm thời và dễ dàng được chế ngự mà không cần phải thắt chặt
chính sách đáng kể. Tuy nhiên, sự tăng giá hàng hóa trên diện rộng không chỉ là một khoảnh khắc
nhất thời và có nhiều thứ đang trở nên khó kiểm soát hơn. Vì vậy, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã
đưa ra cảnh báo, lạm phát hoàn toàn có thể kéo dài hơn dự kiến, không đơn thuần chỉ là một hiện
tượng tạm thời, đồng thời, thúc giục các ngân hàng trung ương phải chuẩn bị những biện pháp để
đối phó với nguy cơ lạm phát đang ngày càng gia tăng.
2.2. Tình hình lạm phát trên thế giới hiện nay
2.2.1. Thực trạng lạm phát toàn thế giới năm 2021

Giá cả trên toàn cầu đã tăng mạnh trong năm 2021 khi các nền kinh tế lần lượt hoạt động
lại sau giai đoạn gián đoạn vì đại dịch COVID-19. Giá lương thực toàn cầu đã tăng 40% kể từ khi
đại dịch bắt đầu đã gây ra ảnh hưởng nặng nề đến các nước thu nhập thấp. Những số liệu lạm phát
được công bố gần đây cho thấy áp lực giá cả trên phạm vi toàn cầu ngày càng lớn. Các nhà hoạch
định chính sách có chung nhận định rằng lạm phát đang có xu hướng tăng ngày càng mạnh trên khắp thế giới.
Theo số liệu mới nhất của Cơ quan Thống kê Liên minh Châu Âu (Eurostat), lạm phát của
Liên minh Châu Âu (EU) tiếp tục tăng 0,3% trong tháng 5/2021, lên mức 2,3%. Theo Eurostat,
giá năng lượng tăng đột biến và nhiều dịch vụ đắt đỏ hơn đã thúc đẩy lạm phát giá tiêu dùng tại
Châu Âu. Đáng chú ý, tỷ lệ lạm phát của Đức - nền kinh tế lớn nhất EU - trong tháng 5/2021 đã
tăng lên mức cao nhất trong một thập niên, nguyên nhân chính là do giá nhiên liệu tăng lên và
những hiệu ứng chỉ xảy ra một lần do đại dịch COVID-19. Cơ quan Thống kê Liên bang Đức
(Destatis) cho biết, giá tiêu dùng tại nền kinh tế này tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng
khoảng 0,5% so với tháng 4/2021. Tại Anh, số liệu chính thức cho thấy, lạm phát hàng năm ở mức
2,5% trong tháng 6/2021, cao hơn mục tiêu của Ngân hàng trung ương (BoE) đặt ra trước đó,
trong bối cảnh nền kinh tế mở cửa lại theo từng giai đoạn khiến giá hàng hóa, giá nhiên liệu động
cơ và giá dầu tăng vọt.
Tại Trung Quốc, Tổng cục Thống kê Trung Quốc (NBS) cho biết chỉ số giá nhà sản xuất
(PPI) tháng 5 của nước này tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái, mạnh nhất kể từ tháng 9/2008.
Không chỉ vượt xa mức tăng 6,8% ghi nhận trong tháng 4, mức tăng này còn cao hơn mức dự báo
tăng 8,5% mà giới phân tích đưa ra trước đó. Theo báo cáo của NBS, PPI tăng mạnh trong tháng
5 chủ yếu do sự gia tăng trong giá dầu thô, quặng sắt, thép và các kim loại khác.
Từ đó có thể thấy rằng cùng với sự phục hồi kinh tế sau tác động lớn của đại dịch, lạm phát
đã gia tăng mạnh ở nhiều nước trên thế giới, ghi nhận nhiều kỷ lục trong nhiều năm. Lạm phát là
một trở ngại trong quá trình phục hồi của nền kinh tế toàn cầu sau thời gian suy giảm vì tác động của đại dịch COVID-19. 12 lOMoAR cPSD| 46831624 24D1ECO5 010022 2
2.2.2. Thực trạng lạm phát toàn thế giới năm 2022
Trong nửa đầu năm 2022, xu hướng tăng của lạm phát tiếp tục được kéo dài và đã lập đỉnh
tại nhiều nền kinh tế. Áp lực lạm phát đã lan rộng trên toàn cầu, nguyên nhân chính làm tăng lạm
phát là sự căng thẳng chuỗi cung ứng, khan hiếm lao động sau đại dịch và cú sốc giá cả liên tiếp.
Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, lạm phát toàn cầu tính đến quý II năm 2022 là 7,8%,
mức cao nhất kể từ năm 2008. Lạm phát đã vượt xa mục tiêu mà các Ngân hàng Trung ương đã
đặt ra, thậm chí rất cao tại nhiều nền kinh tế mới nổi như Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina, Brazil và đang
có xu hướng tăng nhanh tại khu vực Trung và Đông Âu, Mỹ La-tinh, Mỹ, Anh, dao động trong khoảng 7,6% đến 10,2%.
Theo Cơ quan Thống kê Châu Âu (Eurostat), lạm phát tại khu vực đồng tiền chung Châu
Âu (Eurozone) trong tháng 6 vừa qua đã tăng lên mức kỷ lục mới. Cụ thể, giá tiêu dùng tại 19
nước thành viên Eurozone trong tháng 6 tăng 8,6%, vượt mức kỷ lục trước đó là 8,1% ghi nhận trong tháng 5.
Tại Châu Á, Hàn Quốc ghi nhận giá tiêu dùng trong tháng 6/2022 tăng 6% so với cùng kỳ
năm 2021. Đây là tháng thứ 15 liên tiếp giá tiêu dùng ở Hàn Quốc cao hơn mục tiêu lạm phát 2%
mà Ngân hàng Trung ương nước này đặt ra trong trung hạn. Đây cũng là mức lạm phát cao nhất
trong 24 năm kể từ mức 6,8% ghi nhận vào tháng 11/1998, giữa cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998.
Nhiều tổ chức kinh tế, các nhà hoạch định chính sách lo ngại tình trạng lạm phát tăng cao
sẽ dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm cho nền kinh tế thế giới. Trong bối cảnh cuộc xung đột giữa
Nga và U-crai-na, lạm phát gia tăng và lãi suất tăng cao. Hoạt động kinh tế của các nền kinh tế
phát triển bị kìm hãm do giá năng lượng tăng, điều kiện tài chính kém thuận lợi và gián đoạn
nguồn cung ứng do tác động từ cuộc xung đột Nga và U-crai-na.
2.2.3. Thực trạng lạm phát toàn thế giới năm 2023
Năm 2023 cũng là năm thế giới tiếp tục chật vật với cuộc chiến chống lạm phát. Điểm sáng
là theo IMF, lạm phát cơ bản đang trên đà giảm từ mức 9,2% năm 2022 xuống còn 5,9% năm
2023 và xu thế này sẽ tiếp tục xuống còn khoảng 4,8% năm 2024. Tuy vậy, lạm phát cao, bất ổn
giá cả do ảnh hưởng từ các điểm nóng xung đột vẫn khiến câu chuyện phục hồi còn khá chậm và nhiều rủi ro.
Lạm phát cao là nỗi ám ảnh với kinh tế toàn cầu trong năm 2023. Hãng Reuters thống kê
đến tháng 12, các ngân hàng trung ương thế giới đã phải tăng lãi suất 37 lần với hơn 1.175 điểm
cơ bản để chống lạm phát. Riêng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) góp tới 4 lần tăng.
Trong 9 tháng đầu năm 2023, thị trường hàng hóa thế giới có nhiều biến động và chịu ảnh
hưởng bởi các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội. Xung đột giữa Nga và U-crai-na vẫn tiếp diễn, cạnh
tranh giữa các nước lớn ngày càng gay gắt; nhiều quốc gia duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt; tổng
cầu suy yếu; các nền kinh tế lớn đối mặt với tăng trưởng thấp; thị trường tài chính tiền tệ, bất động
sản tại một số nước tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tình trạng thời tiết cực đoan diễn ra ở nhiều nơi, hạn hán
kéo dài trên phạm vi rộng, bão lũ, thiên tai ở các quốc gia làm cho sản xuất lương thực mất cân
đối. Lạm phát toàn cầu từ đầu năm đến nay có xu hướng giảm dần sau thời gian các nước đồng lOMoAR cPSD| 46831624 24D1ECO5 010022 2
loạt tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát cùng với giá năng lượng giảm. Nhưng so với mục tiêu dài
hạn, mức lạm phát hiện tại vẫn ở mức cao đối với nhiều quốc gia. Trong tháng 8/2023, lạm phát
của khu vực đồng Euro tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước. Tại châu Á, lạm phát tháng 8/2023
của Lào tăng 25,9% so với cùng kỳ năm trước; Phi-lip-pin tăng 5,3%; Hàn Quốc tăng 3,4%; In-
đô-nê-xi-a tăng 3,3%; Thái Lan tăng 0,9%; Trung Quốc tăng 0,1%.
2.3. Tình hình lạm phát ở Mỹ
2.3.1. Tình hình lạm phát ở Mỹ năm 2021

Theo Wall Street Journal, Bộ Lao động Mỹ công bố, chỉ số giá tiêu dùng tại Mỹ tháng
6/2021 tăng 0,9% so với tháng trước, mức tăng mạnh nhất trong một tháng và tăng 5,4% so với
cùng kỳ năm ngoái, mức cao nhất trong khoảng 13 năm trở lại đây. Người tiêu dùng tại Mỹ buộc
phải chứng kiến tình trạng giá tăng cao vì nhiều lý do khác nhau trong quá trình phục hồi nền kinh tế tại Mỹ.
Báo cáo do Cục Thống kê Lao động trực thuôc Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 12/1/2022̣
cho thấy CPI đã tăng 7% trong cả năm 2021 và tính trên cơ sở hàng tháng, CPI tháng 12 tăng
0,5%. Mức tăng trong tháng 12/2021 cũng là mức tăng cao nhất kể từ năm 1982 và là tháng thứ
ba liên tiếp CPI vượt 6%. Trước đó, trong cuôc khảo sát của hãng Dow Jones, các chuyên giạ kinh
tế đã kỳ vọng CPI tăng 7% hàng năm và tăng 0,4% trong tháng 12 so với tháng 11.
2.3.2. Tình hình lạm phát Mỹ năm 2022
Các số liệu cho thấy lạm phát tại Mỹ, nền kinh tế hàng đầu thế giới tiếp tục duy trì ở mức
cao. Theo cục Thống kê lao động thuộc bộ Lao động Mỹ công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng
6 của quốc gia này tăng 9,1% so với tháng 6/2021, cao hơn mức 8,6% trong tháng 5 và vượt dự
báo 8,8% trước đó. Trong vòng bốn thập kỷ qua (từ năm 1981), đây là con số lạm phát cao kỷ lục
của Mỹ và cao gấp bốn lần mức lạm phát mục tiêu 2%/năm mà Mỹ hướng đến. Điều này khiến
Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tích cực tăng lãi suất. Tháng 3 năm 2022, FED đã nâng lãi
suất thêm 25 điểm cơ bản. Sau đó, vào tháng 5 và tháng 6, FED lần lượt tăng lãi suất thêm 50
điểm và 75 điểm, đánh dấu lần tăng lãi suất mạnh nhất kể từ năm 1994. 14 lOMoAR cPSD| 46831624 24D1ECO5 010022 2
Vào tháng 12/2022, lạm phát của Mỹ tiếp tục giảm, đánh dấu tháng giảm thứ sáu liên tiếp
kể từ mức đỉnh vào giữa năm 2022. Bộ Lao động Mỹ cho biết CPI tháng 12 tăng 6,5% so với cùng
kỳ 2021, hạ nhiệt từ mức 7,1% trong tháng 11 và thấp hơn nhiều so với mức cao nhất 9,1% vào tháng 6.
Lạm phát tại Mỹ giảm sau một số dấu hiệu cho thấy hoạt động kinh tế ở nước này chậm lại
vào cuối năm 2022. Xuất nhập khẩu tháng 11 giảm so với tháng 12. Cùng với đó, doanh số bán
lẻ, sản lượng xuất khẩu và doanh số bán nhà đều giảm. Tăng trưởng việc làm và tiền lương tháng
12 chậm lại, dù thị trường lao động vẫn thắt chặt số đơn xin trợ cấp thất nghiệp ở mức thấp lịch sử đến đầu năm nay.
Yếu tố chính gây ra lạm phát trong hơn một năm rưỡi qua là giá hàng hóa đã giảm tháng
thứ ba liên tiếp trong tháng 12, nhờ giá các sản phẩm như ô tô, máy tính và đồ thể thao giảm.
Chuỗi cung ứng cải thiện và nhu cầu giảm giúp giải tỏa bớt áp lực giá đối với hàng hóa. Tuy nhiên,
giá dịch vụ vẫn tiếp tục tăng, một phần là do tiền lương tăng trong thị trường lao động eo hẹp.
2.3.3. Tình hình lạm phát ở Mỹ năm 2023
Vào tháng 3/2023, CPI tăng 0,1% so với tháng trước và tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trước đó, các chuyên gia kỳ vọng CPI tăng 0,2% so với tháng trước và 5,1% so với cùng kỳ. Tuy
rằng lạm phát vẫn còn cao hơn nhiều so với mục tiêu FED đề ra nhưng cũng là dấu hiệu của việc
lạm phát đang hạ nhiệt.
Từ đỉnh lạm phát vào tháng 6/2022, hầu hết các hàng hóa đều hạ nhiệt ngoại trừ giá nhà
ở. Tuy nhiên, theo báo cáo gần đây nhất của FinSuccess, giá nhà ở đã có xu hướng giảm. Giá nhà
ở chiếm 1/3 tỷ trọng trong CPI và được các quan chức tại FED giám sát chặt chẽ. Trong năm qua,
FED đã nâng lãi suất thêm 4,75%, đây là nhịp độ thắt chặt chính sách nhanh nhất kể từ thập niên
80. Lúc đầu, các quan chức xem lạm phát tăng là hiện tượng tạm thời và kỳ vọng chúng sẽ giảm
khi các yếu tố liên quan tới dịch bệnh biến mất. Tuy nhiên, lạm phát sau đó liên tục tăng mạnh và
kéo dài, buộc FED phải gấp rút nâng cao lãi suất.
2.3.4. Tình hình lạm phát ở Mỹ vào quý I năm 2024
Theo hãng tin CNBC, báo cáo ngày 12/3/2024 của Cục Thống kê Lao động Mỹ (BLS) cho
thấy CPI tăng 0,4% trong tháng 3 và 3,2% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng của tháng 2 đúng lOMoAR cPSD| 46831624 24D1ECO5 010022 2
như kỳ vọng trước đó, nhưng tỷ lệ lạm phát tính theo năm thì cao hơn một chút so với mức dự
đoán. Robert Frick, chuyên gia kinh tế doanh nghiệp tại Navy Federal Credit Union cho biết
nguyên nhân chính làm tăng lạm phát trên 3% là chi phí nhà ở. Với giá nhà dự kiến sẽ tăng trong
năm nay và giá thuê chỉ giảm chậm, sự sụt giảm giá nhà được chờ đợi từ lâu sẽ không xuất hiện sớm.
Mặc dù lạm phát đã giảm khá đáng kể so với mức đỉnh điểm vào năm 2022 nhưng vẫn cao
hơn mục tiêu 2% do FED đặt ra. Và đúng như dự báo, FED quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức
5,25% đến 5,5%, là mức cao nhất trong 23 năm, mức lãi suất này đã được duy trì từ tháng 7/2023.
2.3. Nguyên nhân lạm phát ở Mỹ
2.3.1. Nguyên nhân gây ra lạm phát ở Mỹ năm 2021

COVID-19 diễn biến một cách phức tạp gây ra những căng thẳng về chuỗi cung ứng cùng
với nhu cầu tiêu dùng tăng, đẩy giá hàng hóa tăng.
Ông Richard F.Moody, chuyên gia kinh tế trưởng tại Regions Financial Corp khẳng định,
nguyên nhân chính của lạm phát tháng 6/2021 chính là nhu cầu vượt quá nguồn cung và doanh
nghiệp chật vật trong việc đáp ứng với diễn biến mới. Ngoài ra, một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn
là việc tăng mạnh giá vé máy bay, khách sạn, thuê xe ô tô, dịch vụ. Những loại hình này từng chịu
tác động nặng nề khi đại dịch COVID-19 căng thẳng. Việc giá cả tăng cao phản ánh nhu cầu tiêu
dùng tăng chóng mặt của người dân khi quá trình tiêm vắc-xin được triển khai nhanh chóng, nhiều
biện pháp hạn chế kinh doanh được gỡ bỏ, cùng lúc đó, người dân có tiền chi tiêu nhờ vào hàng
nghìn tỷ USD tiền hỗ trợ từ liên bang.
Khảo sát được tờ Wall Street Journal (WSJ) thực hiện với các nhà kinh tế cho thấy CPI do
Bộ Lao động Mỹ công bố tăng khoảng 7,1% trong tháng 12/2021 so với cùng kỳ năm 2020, tăng
so với mức 6,8% ghi nhận trong tháng 11/2021. Giá ô tô và đồ tiêu dùng lâu bền tiếp tục là nhân
tố khiến lạm phát tại Mỹ tăng nhanh, xuất phát từ mất cân bằng cung cầu do đại dịch COVID-19
gây ra. Dữ liệu lạm phát tháng 12/2021 cũng sẽ phản ánh tác động bước đầu của biến thể Omicron
dưới góc độ là một nguy cơ mới đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới trong bối cảnh Mỹ và thế
giới bước vào năm thứ 3 của đại dịch. Bên cạnh đó, lượng tiền mà Quốc hội và Cục Dự trữ Liên
bang (FED) bơm vào nền kinh tế Mỹ ở mức cao chưa từng có trong năm ngoái cũng được cho là
yếu tố làm gia tăng lạm phát.
Mức tăng tỷ lệ lạm phát đáng kể trên được dẫn dắt bởi sự gia tăng trong giá năng lượng,
thiếu hụt lao động, gián đoạn nguồn cung trong khi cầu tăng mạnh. Hiệu ứng cầu kéo dường như
là nguyên nhân cốt yếu của sự tăng trưởng liên tục của chỉ số CPI trong thời kỳ dịch bệnh như năm 2021.
2.3.2. Nguyên nhân gây ra lạm phát ở Mỹ năm 2022
Tỷ lệ lạm phát đã tăng đến đỉnh trong quý I năm 2022 ở Mỹ. Theo những số liệu được công
bố của Bộ Lao Động Hoa Kỳ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 8.5% trong 12 tháng - mức tăng cao
nhất kể từ tháng 12/1981. Một trong những tác nhân trực tiếp của sự lạm phát trên là cuộc xung 16 lOMoAR cPSD| 46831624 24D1ECO5 010022 2
đột chính trị căng thẳng giữa U-crai-na và Nga. Sự đứt gãy chuỗi cung ứng thực phẩm, nguyên
liệu thô và năng lượng gây hiệu ứng cầu kéo dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng cho nền kinh tế.
Bên cạnh đó, giá ngũ cốc cũng tăng đáng kể. Bởi lẽ, U-crai-na và Nga là những nhà xuất khẩu
ngũ cốc lớn trên thế giới, tổng nguồn cung của hai quốc gia này chiếm 30% thương mại toàn cầu
về lúa mì, 17% ngô và 50% dầu hạt hướng dương. Có khoảng 2/3 lượng ngũ cốc xuất khẩu và
khoảng 3/4 lượng dầu hạt hướng dương xuất khẩu qua các cảng biển Đen của U-crai-na, tuy nhiên
nhiều cảng Biển Đen đã đóng cửa, dẫn tới việc hàng triệu tấn ngũ cốc phải lưu giữ trong kho tại
các cảng trên Biển Đen và cảng ở Odessa. Hơn nữa, vào ngày 1/3/2022, ba hãng vận tải lớn nhất
thế giới, gồm Công ty Vận tải biển Địa trung Hải (MSC) của Thụy Sĩ, Maersk của Đan Mạch và
CMA CGM của Pháp đã tạm thời ngừng vận chuyển hàng hóa đến và đi từ Nga để đáp trả các
lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và EU đối với nước này. Do đó, giá toàn cầu đối với các mặt hàng
nông sản đã tăng vọt và sẽ tiếp tục tăng đạt mức cao nhất trong 14 năm. Sự lo ngại về cuộc chiến
giữa Nga và U-crai-na kéo dài đã gây ra tình trạng mua vào hoảng loạn.
Mặc cho những nỗ lực của tổ chức FED với sự cắt giảm quy mô bảng cân đối kế toán đồng
thời tăng mạnh lãi suất, lạm phát vẫn diễn biến phức tạp trong tháng 6/2022. Tiếp theo đó, FED
cũng đã tăng lãi suất liên bang để thắt chặt chính sách tiền tệ làm giảm tỷ lệ lạm phát xuống còn
6% (tháng 11/2022). Chỉ trong năm 2022, FED đã có đến bảy lần tăng lãi suất liên bang, đưa lãi
suất chuẩn ở Mỹ lên đến gần 4.5% - mức cao nhất kể từ năm 2007 của quốc gia này.
2.3.3. Nguyên nhân gây ra lạm phát ở Mỹ năm 2023
Căng thẳng ngân hàng bắt đầu xảy ra tại Mỹ vào tháng 3/2023, khi Ngân hàng Silicon
Valley (SVB) sụp đổ và sau đó lan ra một số ngân hàng khác. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng
do chính sách buông lỏng về mức dự trữ bắt buộc với các ngân hàng sau đại dịch COVID-19. Kéo
theo đó, các ngân hàng tại quốc gia này cũng đồng loạt thắt chặt tín dụng.Mặt khác, lợi suất trái
phiếu thấp và động thái hỗ trợ thanh khoản từ FED (thông qua chương trình hỗ trợ có thời hạn
cho các ngân hàng và công cụ mua lại hiện nay) có thể nới lỏng điều kiện tài chính. Điều kiện tài
chính nới lỏng sẽ gây khó khăn cho FED trong việc kéo giảm lạm phát, có thể khiến giá cả chao
đảo mạnh hơn và kỳ vọng lạm phát tăng cao.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này đã được giữ nguyên trong tháng 10.2023 và mức
tăng lạm phát cơ bản hàng năm đạt mức thấp nhất trong hai năm, dấu hiệu giúp Cục Dự trữ Liên
bang (FED) có thể hoàn tất chính sách tăng lãi suất. CPI của Mỹ không thay đổi trong tháng 10,
sau khi tăng 0,4% trong tháng 9. So với cùng kỳ năm ngoái, tính đến tháng 10, CPI của MỸ đã
tăng 3,2%, giảm so với mức tăng 3,7% của tháng 9.
Lạm phát ở Mỹ đã tăng nhanh hơn trong tháng cuối cùng của năm 2023, do chi phí dịch vụ
tăng cao dù giá hàng hóa tiếp tục sụt giảm. CPI tháng 12/2023 của nước này ghi nhận tăng 0,3%
so với tháng trước, cao hơn dự báo 0,2%. Đây cũng là mức cao nhất trong ba tháng cuối năm 2023.
2.3.4. Nguyên nhân gây ra lạm phát ở Mỹ vào hai tháng đầu năm 2024
CPI tháng 1/2024 đã tăng 0,3% so với tháng 12/2023 và tăng 3,1% so với cùng kỳ năm
ngoái. Giá nhà ở tăng 0,6% trong tháng 1/2024, đóng góp vào 2/3 mức tăng CPI. Giá thực phẩm
cũng tăng cao, tăng 0,4% trong tháng. Trong khi đó, chỉ số giá năng lượng giảm 0,9%, phần lớn lOMoAR cPSD| 46831624 24D1ECO5 010022 2
do giá xăng giảm 3,3%. Thị trường việc làm tăng trưởng tốt, sức mua của thị trường được duy trì
là những dấu hiệu cho thấy lạm phát tại Mỹ chưa thế giảm xuống mức 2% như mong muốn của
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, qua đó FED mới có thể đưa ra các quyết định về lãi suất.
Theo hãng tin CNBC, CPI tháng 2- 2024 tăng 0.4% và tăng 3.8% theo năm. Cả hai đều cao hơn
1/10 điểm phần trăm so với dự báo. Báo cáo của BLS chỉ ra mức tăng giá của năng lượng và nhà
ở chiếm hơn 60% tổng mức xăng. Xăng tăng 3,3% trong tháng 2 khi giá thuê nhà tăng 0,4%.
Nguyên nhân chính bởi vì người tiêu dùng Mỹ gia tăng chi tiêu do thị trường lao động tăng trưởng
mạnh mẽ. Nền kinh tế Mỹ đã bổ sung thêm 275.000 việc làm phi nông nghiệp trong tháng 3, mặc
dù mức tăng chủ yếu tập trung vào các công việc bán thời gian và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 3,9%.
3. CÁC GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT
3.1. Những khó khăn và thuận lợi
3.1.1. Khó khăn
3.1.1.1. Vấn đề nợ công

Chính sách tiền tệ Mỹ bị ảnh hưởng bởi vấn đề nợ công. Nợ của Chính phủ liên bang Mỹ
do công chúng nắm giữ chỉ chiếm khoảng 25% GDP vào năm 1980, khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên
bang Paul Volcker bắt đầu tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Con số hiện tại là 100% GDP và
đang tăng nhanh, chưa thấy dấu hiệu dừng lại. Khi FED tăng lãi suất 1 điểm phần trăm, chi phí lãi
vay của Chính phủ cũng tăng tương ứng. Với tỷ lệ nợ trên GDP là 100%, 1% GDP tương đương
khoảng 227 tỷ USD.Do đó, lãi suất 7,5% sẽ tạo ra chi phí lãi vay là 7,5% GDP, tương đương 1,7
nghìn tỷ USD. Điều này góp phần làm cho việc kiềm chế lạm phát tại Mỹ trở nên khó khăn hơn.
Khi Chính phủ vay tiền để chi tiêu, lượng tiền trong lưu thông sẽ tăng, dẫn đến áp lực lạm phát.
FED có thể buộc phải tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, nhưng điều này có thể làm trầm trọng thêm vấn đề nợ công.
3.1.1.2. Nguồn tiền trả lãi vay
Trong năm tài khóa 2023, chi phí lãi ròng cho các khoản vay của Chính phủ Mỹ tăng 39%
so với năm trước đó và gần gấp đôi so với năm tài khóa 2020 – theo số liệu của Bộ Tài chính Mỹ.
Theo tổ chức Peter G. Peterson Foundation, mỗi ngày Chính phủ Mỹ phải chi 2 tỷ USD để trả lãi
cho các khoản vay. Bộ Tài chính Mỹ dự báo tới cuối tháng 3/2024, Chính phủ sẽ vay thêm gần 1.000 tỷ USD.
Việc huy động nguồn tiền để trả lãi vay là một gánh nặng lớn cho ngân sách Chính phủ. Và
để có đủ nguồn tiền trả lãi vay Chính phủ phải phối hợp các phương thức như cắt giảm chi tiêu,
tăng thuế hoặc vay thêm nợ để đáp ứng đủ lượng tiền để trả lãi vay. Nhưng các phương thức trên
lại gây ảnh hưởng đến nền kinh tế. Như việc cắt giảm chi tiêu có thể ảnh hưởng đến lượng cầu
hàng hóa, các dịch vụ công thiết yếu gián tiếp làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, việc tăng
thuế có thể làm giảm sức mua của người dân và kìm hãm tăng trưởng kinh tế và vay thêm nợ có
thể làm tăng gánh nặng nợ và chi phí lãi vay trong tương lai. 18 lOMoAR cPSD| 46831624 24D1ECO5 010022 2
Qua đó cũng cho thấy việc phải quy động nguồn tiền trả lãi vay trong quá trình hạn chế
lạm phát là rất khó khăn đối với Mỹ vì Nợ công cao có thể làm giảm niềm tin của nhà đầu tư vào
khả năng trả nợ của chính phủ, dẫn đến việc họ yêu cầu lãi suất cao hơn khi mua trái phiếu chính
phủ. Điều này sẽ khiến FED phải tăng lãi suất cao hơn nữa để kiềm chế lạm phát, gây ra vòng
xoáy lạm phát - lãi suất.Và nếu FED tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát sẽ làm tăng chi phí lãi vay
của chính phủ, khiến gánh nặng nợ nần thêm nặng nề. FED phải cân bằng giữa việc kiềm chế lạm
phát và việc duy trì sự ổn định của thị trường tài chính. Việc tăng lãi suất quá cao có thể dẫn đến
khủng hoảng nợ, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế. 3.1.2. Thuận lợi
Tuy phải đối diện với khó khăn về nợ công trong việc kiềm chế lạm phát nhưng Mỹ vẫn có
những điểm mạnh kinh tế ảnh hưởng tích cực đến việc lạm phát của mình.
Đầu tiên là nền kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng mạnh mẽ. Kinh tế Mỹ đã tăng trưởng ổn định trong
những năm gần đây, với tỷ lệ thất nghiệp thấp và GDP tăng trưởng cao. Điều này tạo ra môi trường
thuận lợi để kiểm soát lạm phát. Tính chung cả năm, nền kinh tế Mỹ tăng trưởng 3,1%, khẳng
định đây là nền kinh tế tiên tiến tăng trưởng nhanh nhất thế giới vào năm 2023. Theo dữ liệu được
Bộ Thương mại Mỹ công bố, chỉ số giá tiêu dùng tăng với tốc độ 1,7% trong quý IV, giảm từ mức
2,6% trong quý trước đó. Cùng với GDP, dữ liệu này cho thấy nền kinh tế đang hướng tới “hạ
cánh mềm”, trong đó lạm phát được kiềm chế mà không gây ra suy thoái kinh tế. Các số liệu trên
cho thấy khả năng phục hồi đáng chú ý của nền kinh tế Mỹ trước chiến dịch kéo dài của Cục Dự
trữ Liên bang (FED) nhằm ngăn chặn lạm phát bằng lãi suất cao hơn, củng cố niềm tin của các
nhà đầu tư về việc ngân hàng trung ương sẽ cắt giảm lãi suất trong những tháng tới.
Cục Dự trữ Liên bang (FED) luôn thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng và linh hoạt, theo
sát diễn biến vĩ mô và thị trường tài chính, đây là nguyên nhân giúp cho Mỹ có thể kiểm soát lạm
phát một cách hiệu quả. FED đã chủ động điều chỉnh lãi suất, tỷ giá hối đoái và các công cụ tiền
tệ khác để kiểm soát lạm phát. Linh động trong điều chỉnh lãi suất. FED đã tăng lãi suất liên bang
7 lần trong năm 2022, từ mức 0% lên 4,5%. Đây là mức tăng lãi suất nhanh nhất trong vòng 40
năm qua. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm cũng tăng từ 1,5% vào đầu năm 2022 lên
3,5% vào tháng 11/2022. Điều chỉnh tỷ giá hối đoái chỉ số USD (DXY), đo lường giá trị đồng
USD so với một rổ gồm 6 đồng tiền chủ chốt khác, đã tăng 15% trong năm 2022. Đồng USD
mạnh hơn giúp kiềm chế lạm phát bằng cách làm cho hàng hóa nhập khẩu rẻ hơn. FED cũng tiến
hành thu hẹp bảng cân đối kế toán và có những chính sách liên quan đến trái phiếu. Sau lần đầu
tiên thu mua tài sản nhằm kích cầu kinh tế vào năm 2008, FED phải đợi đến năm 2015 mới tiến
hành tăng lãi suất và đến năm 2017 mới bắt đầu thu hẹp lại bảng cân đối kế toán khi tình trạng
lạm phát duy trì quanh mức 2% trong giai đoạn này. Nhưng đến năm 2019 khủng hoảng về hoạt
động thỏa thuận mua lại tại Hoa Kỳ đã khiến FED phải gián đoạn lại chính sách thu hẹp bảng cân
đối kế toán. Do sự thiếu thốn về lượng tiền ngắn hạn trên thị trường tài chính, FED đã phải bơm
thêm 75 tỷ USD hàng quý nhằm duy trì hoạt động này ổn định trên thị trường. Chương trình này
đã chính thức chấm dứt vào tháng 01/2021 khi các nguồn tiền và đáo hạn các kỳ hạn của hợp đồng
thỏa thuận mua lại được cân bằng trở lại. Sang năm 2020, tình trạng dịch bệnh COVID-19 đã
khiến FED phải tuyên bố chương trình thu mua trái phiếu Chính phủ không giới hạn nhằm ổn định lOMoAR cPSD| 46831624 24D1ECO5 010022 2
lại khủng hoảng kinh tế. Chương trình này đã khiến FED tăng giá trị tài sản từ mức 4.100 tỷ USD
lên gần 9.000 tỷ USD tính đến thời điểm hiện tại. FED vẫn luôn có kế hoạch thu hẹp lại bảng cân
đối kế toán của trong 7 năm qua. Hiện tại với áp lực từ lạm phát cũng như kinh tế tăng trưởng khá
lạc quan, FED có động lực mạnh hơn bao giờ hết để thu hẹp lại bảng cân đối kế toán.
Chính phủ Mỹ đã thực hiện các chính sách tài khóa hiệu quả để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế
và kiểm soát lạm phát. Điều này bao gồm các biện pháp giảm thâm hụt ngân sách, tăng đầu tư
công và cải thiện hiệu quả chi tiêu công. Chính phủ thực hiện điều chỉnh chính sách tài khóa để
phù hợp với tình hình kinh tế thế giới.
3.2. Các giải pháp chính sách của Mỹ
Với những khó khăn và thuận lợi kể trên cùng với bối cảnh kinh tế hiện nay thì dưới đây
là các giải pháp phù hợp để giải quyết lạm phát tại Mỹ.
3.2.1. Tăng cường sản xuất trong nước
Giải pháp này với mục đích giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu, đặc biệt là đối với các mặt
hàng thiết yếu như năng lượng và lương thực. Cùng lúc đó thúc đẩy đầu tư vào sản xuất trong
nước, tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người dân và đa dạng hóa chuỗi cung ứng để
giảm thiểu rủi ro gián đoạn.
Thị trường lao động vẫn nóng đồng nghĩa với việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể
trì hoãn đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên. Trong khi đó, các nhà đầu tư đang háo hức mong chờ một đợt cắt giảm sớm.
Theo công cụ CME FedWatch, các thị trường hiện đang dự đoán khoảng 53% khả năng lãi
suất sẽ giảm vào tháng 3, trong khi chỉ vài ngày trước vẫn còn đang ở mức 80%. FED đang kỳ
vọng tỷ lệ thất nghiệp chỉ tăng nhẹ lên 4,1% vào cuối năm 2024. Các quan chức tin rằng mức tăng
đó sẽ giúp giảm lạm phát xuống mục tiêu 2% mà không khiến nền kinh tế sụp đổ, mở đường cho
họ cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay. Các dự báo mới nhất từ các quan chức ngân hàng trung
ương Mỹ được công bố vào tháng 12, cho thấy FED có khả năng sẽ giảm 75 điểm cơ bản chi phí
vay trong suốt năm 2024. Tuy nhiên, một số nhà kinh tế nghi ngờ khả năng thị trường việc làm có
thể hạ cánh nhẹ nhàng như vậy. Việc tăng cường sản xuất còn giúp cho tỉ lệ thất nghiệp giảm
xuống, tỷ lệ thất nghiệp giảm sẽ làm cho tiền trình cắt giảm lãi của FED được thuận lợi hơn.
3.2.2. Thực hiện điều chỉnh chính sách tiền tệ và tài khóa một cách hợp lí và tối ưu
Năm 2022, tác động từ xung đột Nga và U-crai-na đã khiến giá năng lượng thế giới tăng
mạnh, điều này truyền dẫn đến lạm phát của nhiều quốc gia và đặc biệt là Hoa Kỳ, quốc gia có
lượng tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới. Đỉnh điểm vào đầu năm 2023, tỷ lệ lạm phát của Hoa
Kỳ tăng lên mức 6,6%, cao gấp hơn 3 lần mức lạm phát mục tiêu của FED. Chính sách tiền tệ
của Hoa Kỳ trong năm 2023 được áp dụng theo hướng thắt chặt nhằm giữ lạm phát thấp và ổn
định cũng như giảm sự biến động của nền kinh tế thực, giữ cho GDP gần với ngưỡng sản lượng
tiềm năng. Các đợt tăng lãi suất của FED đến từ một trong hai nguyên nhân: Một là, do lạm phát
tăng. Khủng hoảng giá năng lượng là một ví dụ cho trường hợp này. Khi xung đột giữa Nga và
U-crai-na xảy ra, giá năng lượng tăng cao trong khi nền kinh tế Hoa Kỳ đang bị suy yếu do tác 20