Tiểu luận xã hội học: người vô gia cư
Bài tiểu luận môn Xã hội học đại cương với chủ đề: Người vô gia cư là một tài liệu hay, vô cùng thiết thực của trường đại học Văn Lang. Mời các bạn đọc đón xem!
Môn: Xã hội học đại cương (XHH202)
Trường: Đại học Văn Lang
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Tiểu luận xã hội học nhóm 3
Xã hội học đại cương (Trường Đại học Văn Lang)
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM: STT MSSV Họ & Tên Mức độ đóng góp 1 Huỳnh Thị Thanh Phương 2173201081 61 9 2 Nguyễn Thanh Trúc 2173201080 60 3 3 Nguyễn Hoài Bảo Trâm 2173201080 81 0 4 Phạm Trần Hải Quân 2173201081 62 6 5 Lê Trần Nhật Hạ 2173201081 61 4 6 Nguyễn Mai Như Quỳnh 2173201081 04 1 7 Nguyễn Hoàng Thuận An 2173201081 44 0 8 Lâm Hoàng Khánh Phụng 2173201081 64 7 9 Nguyễn Thiên Thảo 2173201081 64 4 10 207QC18365 Phạm Hoài Vũ
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hẳn ở đây ít nhiều ai cũng sẽ biết đến cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Không gia đình” của
nhà văn Pháp Hector Malot. Cuốn sách kể về một cậu bé tội nghiệp bị bỏ rơi từ nhỏ ở 1
góc đường, sau đó cậu được 1 gia đình khác nhận nuôi. Tuy nhiên chưa hạnh phúc được
bao lâu thì gia đình nhận nuôi cậu có người gặp tai nạn và tàn phế sau chuyến công tác.
Cậu phải đi làm thuê, phiêu bạc khắp miền nước Anh và Pháp, không nhà không cửa
không người thân, chỉ có người cụ cho cậu dựa vào. Cậu khốn khổ đến mức không có
miếng ăn, nước uống nhiều ngày, thậm chí mắc kẹt ở nhiều nơi và tệ hơn nữa là đi tù. Dù
cái kết bộ truyện này là có hậu cho cậu bé là tìm lại được gia đình, có một mái ấm để ăn
và ngủ, sống thật hạnh phúc nhưng nó đã phản ánh thực trạng vô gia cư thời đó khó khăn
thế nào. Không chỉ thế tình trạng vô gia cư vẫn kéo dài tới tận bây giờ.
Xã hội bây giờ vô cùng hiện đại và văn minh hơn từng ngày. Thiết bị điện tử, giáo dục,
chất lượng đời sống cũng không ngừng đổi mới. Nhưng bên cạnh những sự phát triển đó
cũng còn rất nhiều mặt tiêu cực. Dân số thì không ngừng tăng lên mà nhu cầu về chỗ ở
thì ngày càng tăng, lẫn hoàn cảnh khó khăn và không mấy may mắn đã dẫn đến tình trạng
vô gia cư. Người vô gia cư luôn là một vấn đề đau đầu tại nhiều nước không riêng gì ở
Việt Nam. Vấn đề này không chỉ riêng người vô gia cư phải hứng chịu những hậu quả mà
còn ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, đến nền kinh tế của một thành phố, của một nước.
Qua tính cấp thiết của vấn đề trên, nhóm 3 chúng em cho rằng mỗi người đều xứng đáng
có một cuộc sống tốt hơn, mỗi hành động giúp đỡ của chúng ta dù là tinh thần hay thể
xác, dù lớn lao hay nhỏ cũng sẽ giúp cho những người vô gia cư thay đổi cuộc sống của
họ một phần nào đó. Gửi gắm họ tình thương, chia sẻ những khó khăn mà họ phải trải
qua mỗi ngày, mỗi tháng, thậm chí mỗi năm. Vì thế nên nhóm 3 chúng em đã chọn đề tài
về người vô gia cư để mọi người có cái nhìn tổng quan hơn, hiểu như thế nào là vô gia
cư, nguyên nhân và hậu quả sâu hơn, thực trạng trên thế giới và từ đó tìm hiểu được
những cách giải pháp cho người vô gia cư.
Đối tượng nghiên cứu:
- Nói về người vô gia cư thì có rất nhiều lĩnh vực và nơi để nghiên cứu nhưng hôm nay
nhóm 3 chúng em sẽ tiến hành tìm hiểu sơ lược về một số nước trên thế giới và chủ yếu
là Việt Nam. Video clip nhóm 3 chúng em sẽ nghiên cứu và giúp đỡ những người vô gia
cư ở Thành phố Hồ Chí Minh tại một số địa điểm cụ thể. II. NỘI DUNG CHÍNH Khái niệm:
- Vô gia cư là trạng thái phản ảnh điều kiện kinh tế và tính chất xã hội của một người.
Người vô gia cư không có nhà hay nơi trú ngụ cố định bởi họ không thể chi trả hoặc
không được chu cấp. Họ không thể duy trì được nơi ở cố định, an toàn và thích hợp.
- Thuật ngữ vô gia cư có thể bao gồm những người có nơi cư ngự buổi tối chủ yếu của họ là
trong một nơi cư trú dành cho người vô gia cư, hay một địa điểm tư nhân, công cộng mà
không hề có bất kì một dự định nào trước.
- Sở Nhà ở và Phát triển Đô thị Hoa Kỳ (HUD) đã định nghĩa một người "vô gia cư thường
xuyên" là "một cá nhân vô gia cư không có người đi cùng với một điều kiện không đủ
năng lực hoặc đã liên tục ở trong tình trạng vô gia cư một năm hay lâu hơn, hay ít nhất
có bốn lần ở trong tình trạng vô gia cư trong ba năm trước đó."
Tổng quan về tình hình người vô gia cư ở thế giới:
Vô gia cư bắt nguồn từ kết quả của áp lực kinh tế xã hội.
- Theo VTV cho biết mỹ đang đối mặt với khủng hoảng người vô gia cư. Số người vô gia ở
Mỹ vượt tầm kiểm soát.
- Ngoài ra cũng còn các nước khác có số lượng người vô gia cư khá lớn.
Tình hình người vô gia cư ở Việt Nam.
- Trong thời gian đại dịch Covid 19, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh ở Miền Nam hầu
như tỉnh nào cũng thực hiện Chỉ thị 16, phải giãn cách xã hội một khoảng thời gian khá
dài. Tại thành phố Hồ Chí Minh có số lượng người vô gia cư, lang thang, cơ nhỡ khá
lớn. Khoảng thời gian đó Thành phố Hồ Chí Minh không có biện pháp hỗ trợ về phòng
chống dịch, về y tế và an sinh xã hội… Họ vẫn luôn sống lang thang khắp Sài Gòn, nay
đây mai đó, được cho gì thì sẽ nhận để ăn chống đói qua ngày hoặc khi xuống đường xin
ăn thì khả năng bị truyền bệnh sẽ cao hơn.
- Theo báo Lao động đã phỏng vấn một số người vô gia cư và cho biết rằng có một số
người họ chỉ ăn một ngày một bữa do các mạnh thường quân cho, có ngày họ không ăn rồi đi ngủ.
Những hoạt động giúp đỡ người gia cư: lOMoARcPSD|35883770
1. Yến Nhi hay còn được gọi là Nhi Lầy
thường xuyên có những video giúp
đỡ người vô gia cư, những người gặp
khó khăn. Không những giúp đỡ họ
mà bạn ấy còn giúp nhiều người biết
và đến giúp đỡ những người vô gia cư ấy hơn.
2. Hoặc gần đây thì có bạn Quan không
gờ, Quan thường làm về giúp họ có
một bữa ăn ngon, một món mà họ
muốn ăn nhưng chưa đủ điều kiện để
mua về. Bên cạnh đó Quan còn cho
họ một ít tiền, dù không nhiều nhưng
cũng mong giúp được phần nào.
- Bên cạnh đó cũng có rất
nhiều dịch vụ cung cấp, hỗ trợ hàng
loạt người vô gia cư như quần áo, thức ăn, nơi ở,...Những tổ chức từ thiện, nhà thờ, chùa,
hay các nhà tài trợ cá nhân cũng khá nhiều. Ví dự như tổ chức phi lợi nhuận Goodwill
industries cung cấp việc làm thêm. Số liệu:
* Theo báo Dantri.com.vn “ Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cho biết ước tính hiện
có khoảng 100 triệu người vô gia cư trên toàn thế giới.
(https://www.google.com/amp/s/amp.dantri.com.vn/du-lich/nhung-thanh-pho-nhieu-nguo
i-vo gia-cu-nhat-the-gioi-1400176376.htm)
Manila, Philippines: 22,8 triệu New York: 60,000 Los Angeles, Mỹ: 57,737 Moscow, Nga: 5 triệu
Thành phố Mexico, Mexico: khoảng 15,000-30,000 Jakarta, Indonesia: 28,364 Mumbai, Ấn Độ: 23 triệu
Buenos Aires, Argentina: 15,000 Budapest, Hungary: 10,000 SaoPaulo, Brazil: 10,000
- Trong đó, Manila theo tổ chức Homeless International có danh sách đứng đầu nơi có nhiều
người vô gia cư nhất , con số lên đến 22,8 triệu cư dân.
- Ở Việt Nam, thành phố công nghiệp phát triển mạnh - Thành phố Hồ Chí Minh cũng xuất
hiện nhiều hình ảnh người vô gia cư ngủ nghỉ và sinh hoạt bên những tuyến đường : Ba Tháng
Hai (quận 10, TP. HCM), đường Trần Hưng Đạo (Quận 5, TP. HCM), cầu Nguyễn Văn Cừ,...
Họ có thể ngủ ở bất cứ nơi nào từ vỉa hè, gầm cầu, trạm xe buýt.
- Vào những ngày dịch Covid đang nguy hiểm với thành phố và con người, các cơ quan đã có
dịp tìm hiều và giúp đỡ những nạn nhân vô gia cư ở Thành phố. Theo thống kê sơ bộ riêng tại
TP. Hồ Chí Minh, trong khoảng từ ngày 23/8 đến giữa tháng 9, có trên 1.100 người cơ nhỡ đã
được lực lượng Công an phường, xã, thị trấn vận động đưa vào nơi tập trung.
(https://m.baodantoc.vn/tp-ho-chi-minh-can-co-giai-phap-ho-tro-nguoi-lang-thang-vo-gia-cu
trong-tinh-hinh-moi-1634118908610.htm)
Nhận định đánh giá các số liệu dữ liệu:
- Thế hệ ngày nay của chúng ta thì hầu như tất cả ai ai cũng đều đang sống trong một cái
môi trường gọi là nền kinh tế rất phát triển đi đôi với đó cũng là nền công nghiệp thời
đại tiến bộ. Do đó, khi mà tất cả chúng ta đi ra đường hay bất cứ đâu chúng ta đều có thể
nhìn thấy các tòa nhà cao tầng kế tiếp nhau, hay là công ty, trung tâm thương mại
lớn,...rất nhiều kể cả các máy móc, thiết bị cũng đã được tân tiến lên rất nhiều so với
trước. Tuy nhiên trong thời đại ngày nay, khi mà mọi người dân của chúng ta hầu hết ai
cũng được đáp ứng thỏa mãn nhu cầu cuộc sống của riêng mình, ít nhất thì gần như đa
số người dân chúng ta đều có cho mình nhà cửa, xe cộ, chỗ ăn, chỗ ngủ, nơi làm
việc,...tốt đẹp như thế đấy. Ấy vậy mà song song với chúng ta còn có những người có
hoàn cảnh éo le hơn, họ không có nhà cửa hay nơi sinh hoạt ăn uống thậm chí là chỗ
ngủ, hằng ngày họ phải đi bờ đi bụi không biết đi đâu cứ lang thang cho đến tối họ lại
tìm chỗ ngủ đại cho qua ngày, vì như vậy nên ta có thể điểm qua một vài chỗ của họ ở
như là trạm xe buýt, dưới mái hiên nhà, lề đường, con hẻm, công viên,…vô số kể,
những người như họ người ta còn có cái tên gọi khác là “người vô gia cư”. Tình trạng
này ở TP.HCM chúng ta cũng có rất nhiều và ngày một dần tăng lên không thuyên giảm
dẫn đến một con số lượng lớn là gần “5.000 hộ gia đình vô gia cư”.
Được biết theo kết quả của điều tra dân số và nhà ở trong thời gian năm 2019, tỷ lệ người
dân từ 15 tuổi trở lên được kết hôn chiếm đến 77,5%. Trong đó, biết số người đang có
vợ/chồng chiếm đến 69,2%, và còn lại số người ly hôn, ly thân chiếm 2,1%, và số người
góa vợ, góa chồng chiếm 6,2%. Ban Chỉ đạo của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở
Trung ương cũng cho biết là, tính đến thời điểm 0 giờ ngày 1.4.2019, cả nước ta có
26.870.079 hộ dân, tăng lên 1,4 triệu hộ dân so với 0 giờ ngày 1.4.2009. Trong số hơn
26,87 triệu hộ dân trên có đến 4.800 hộ dân không có nhà ở. Do vậy nên là, trung bình cứ
10.000 hộ dân thì có khoảng 1,8 hộ dân không có nhà ở.
- Đặc biệt trong thời gian đại dịch COVID-19 vừa qua đi đã gây không ít tổn thất nặng
nề, trong lúc này chỉ chị 16 được đưa ra yêu cầu người dân giãn cách xã hội cấm tập
trung đi ra đường ở nhà, thì những người “vô gia cư” này họ không có nơi để đi cứ lang
thang ngoài đường ngủ vờ ngủ vật. LINK:
https://tienphong.vn/nhieu-nguoi-lang-thang-vo-gia-cu-tren-duong-pho-tphcm-giua-dai-d ich covid-19-post1369867.tpo
https://1thegioi.vn/gan-5-000-ho-gia-dinh-o-viet-nam-dang-vo-gia-cu-57547.html Nguyên nhân:
Có khá nhiều các nguyên nhân gây ra tình trạng vô gia cư:
- Do thị trường việc làm và thất nghiệp, nghèo khó, việc làm không ổn định, sức khoẻ
tâm thần không ổn định, hành vi bạo lực, lạm dụng: bạo lực gia đình, thiên tai, hay tù
nhân được thả và tái hòa nhập xã hội, người bị cưỡng bức trục xuất.
-Nhưng phần lớn nguyên nhân là do tịch thu thuế nợ khi người vay thế chấp và không có
khả năng chi trả khoản vay, tệ nạn xã hội và những người có thu nhập thấp không có khả
năng chi trả và duy trì cho các chi phí dịch vụ nhà ở.
Hình ảnh người vô gia cư ở Việt Nam(*) Hậu quả:
- Theo lời của giáo sư tâm lý học-Paul Toro thì vô gia cư “trở thành một vấn nạn chính
yếu của xã hội trong hầu hết các nước đã phát triển”, vô gia cư làm gia tăng tình trạng
thất nghiệp thì khi đó chính phủ phải tăng thêm trợ cấp cho những người không có việc
làm, nhà ở làm giảm ngân sách nhà nước mà không có đóng góp. Các dịch vụ y tế, giáo
dục, an ninh không được đảm bảo khi cần thiết có thể gây ra các hậu quả ảnh hưởng lớn
đến xã hội, ví dụ như khi có đại dịch covid xảy ra thì những người vô gia cư hầu hết sẽ
không kiểm soát được các nguồn lây lan và đảm bảo an toàn.
- Vô gia cư còn gây ra sự chênh lệch về giàu nghèo ngày càng lớn và nguồn thu nhập
không bình đẳng, phân biệt đối xử làm gây ra các sự bóp méo về thị trường nhà ở, thị
trường thuê, mua bán, các dịch vụ về nhà ở ngày càng tăng giá, mất ổn định và gây suy
giảm kinh tế thị trường một cách rõ rệt, thậm chí có vài người còn bị cho là không thích hợp để thuê mướn.
- Khi chất lượng đời sống sinh hoạt, giáo dục, y tế… không chất lượng và ổn định thì
người vô gia cư có khả năng cao sẽ sa vào các tệ nạn xã hội hơn những người có nhà ở,
công việc ổn định, giảm cơ hội tiếp cận khoa học kĩ thuật, thông tin, công nghệ, dịch vụ,
tăng nguy cơ bị lạm dụng và bạo lực. Giải pháp khả thi:
- Đối với một đô thị đông dân như Thành phố Hồ Chí Minh, rất nhiều thành phần xã hội
sinh sống và làm việc, thì tình trạng nhiều người lang thang, vô gia cư, xin ăn tập trung
luôn là một vấn đề khó giải quyết. Đặc biệt trong tình hình mới, khi Thành phố đang
trong giai đoạn phục hồi đời sống kinh tế sau đại dịch Covid-19 thì vấn đề này cũng đang
cần những giải pháp hữu hiệu hơn.
- Đầu tiên chúng ta phải biết rằng điều kiện tiên quyết để giải quyết các vấn đề của người
vô gia cư chính là nhà ở. Thay vì để họ sống tạm bợ, không cố định từ nơi này qua nơi
khác thì một căn nhà lâu dài và ổn định sẽ giúp họ
giải quyết được nhiều vấn đề về xã
hội dễ dàng hơn rất nhiều. Mỗi một người vô gia
cư đều là mỗi một số phận đáng thương mang
trong mình nhiều áp lực cuộc sống và những câu
chuyện buồn, giúp họ cái chăn, cái gối cũng
không bằng giúp họ có một mái nhà ổn định. Vậy
nên, cần thành lập một quỹ để hỗ trợ xã hội xây
dựng nhà tình thương cho những mảnh đời cơ cực
về đêm có chỗ ăn chỗ ngủ đàng hoàng. Làm như
vậy không chỉ giúp họ có nơi nương tựa mà còn
giúp cảnh quan đô thị trở nên đẹp và văn minh hơn rất nhiều.
- Bên cạnh đó, vấn đề về lương thực cũng
chiếm tỷ lệ không nhỏ trong các vấn đề của
người vô gia cư. Họ không thể làm việc mưu
sinh khi mà trong bụng thì trống rỗng, người
thì không có sức khoẻ để kiếm tiền bưng chải.
Chính vì thế, nên đặt các tủ kính bánh mì tình
thương hoặc những can nước nhân đạo dọc các
vỉa hè để những người có hoàn cảnh khó khăn
dù không có tiền nhưng vẫn có thể có một ổ bánh mì không, một ly nước suối để lót
bụng. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”.
Đối với người dư dả thì chẳng có gì nhưng đối
với họ miếng ăn lại quan trọng như mạng sống vậy.
- Đồng thời chúng ta huy động các hệ
thống chính trị, cá nhân mỗi người
trong việc chăm sóc trẻ em, người cao
tuổi không có nơi nương tựa, người
khuyết tật, không để các tình trạng bị
lợi dụng, bị ép đi xin ăn. Ngăn chặn các
tình trạng ngăn dắt hoặc lợi dụng các
đối tượng yếu thế để có lợi cho bản thân.
- Từ bao giờ, những câu chuyện về người vô gia cư hay hình ảnh “màn trời chiếu đất” lại
trở nên quá đỗi bình thường, nhiều người xem họ như vô hình sống vất vưởng vật vờ mà
quên mất rằng họ cũng là con người khát khao tình thương và một mái ấm an toàn để có
thể sống qua ngày. Với niềm tin mãnh liệt rằng các giải pháp trên cùng với tinh thần đoàn
kết tương thân tương ái của mọi người có thể góp phần giảm đi những hoàn cảnh sống
khó khăn vật vờ, giúp thắp sáng tia hi vọng và tương lai tốt đẹp trong lòng người vô gia
cư, giúp họ biết rằng vẫn còn rất nhiều người yêu thương và quan tâm họ. III. Kết luận
Tình trạng “người vô gia cư” không chỉ riêng ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới ngày
càng nhiều, đặc biệt là khi đại dịch Covid 19 bùng nổ khiến cho cuộc sống của những
người nghèo thêm chật vật với gánh nặng mưu sinh và hiện chưa có dấu hiệu khả thi, trái
tim ấm áp của sự sẻ chia của mỗi cá nhân là món quà vô cùng lớn của họ, đây là lý do
nhóm em chọn đề tài này cũng như thực hiện dự án thực tế đó chính là chia sẽ nỗi khổ
của những người vô gia thông qua
hình ảnh và âm thanh và trao cho họ những phần quà nho nhỏ nhưng tràn đầy yêu thương
từ tụi em. Qua video của nhóm 3, chúng em mong muốn truyền tải những thông điệp tốt
đẹp về sự sẻ chia, tình thương ấm áp giữa người với người. Trong quá trình thực hiện dự
án nhóm em đã có cơ hội được giúp đỡ những mảnh đời cơ cực, tuy giá trị không quá lớn
lao nhưng cũng đủ làm cho các cô chú bán vé số, những người lao động nghèo, vô gia cư
vô cùng ấm long. Dự án của nhóm chúng em với hi vọng và mong muốn sẽ lan toả yêu
thương đến mọi người rằng cho đi yêu thương cũng sẽ nhận lại yêu thương và hãy hành
động từ bây giờ để giúp đỡ những mảnh đời cơ cực, xây dựng một xã hội ngập tràn tình
yêu và ấm áp. Không dừng lại ở việc chỉ cung cấp lương thực và thức uống, nhóm em
mong muốn rằng sau này sẽ có nhiều tổ chức, chương trình, hoạt động dành cho những
người vô gia cư nhiều hơn, chất lượng cuộc sống, chế độ xã hội nâng cao hơn, có vậy
mới giảm thiểu được số lượng người vô gia cư được.
Bên cạnh đó nhóm 3 chúng em cũng sẽ tự hứa rằng không chỉ dừng lại sau khi môn học
này kết lúc mà sẽ luôn giúp đỡ những mảnh đời cơ cực phải suốt ngày ngoài đường kiếm
miếng cơm, manh áo, sức khỏe không được đảm bảo. “Cho đi là nhận lại” mà, nhóm
chúng em sẽ giúp đỡ thật nhiều để nhận lại sự ấm áp và những nụ cười trên khuôn mặt
chứa đầy sự mệt mỏi của những người vô gia cư.