Tìm hiểu chung về hán từ - tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Tìm hiểu chung về hán từ - tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học.
Preview text:
1.2.2. Thn t 1.2.2.1. Khi niệm
“Thán từ là từ loại chuyên biểu thị cảm xúc của người nói
(viết) một cách trực tiếp. Các thán từ như a, á, ô, ôi, ối, chao,…
không thể dùng làm tên gọi cho cảm xúc, mà chỉ dùng làm dấu
hiệu để bộc lộ cảm xúc”. – Nguyễn Thị Ly Kha
“Thán từ (cảm từ) là những từ dùng làm tiếng gọi, tiếng
đáp, tiếng than hay làm dấu hiệu biểu thị cảm xúc của con
người” - Nguyễn Hữu Quỳnh Kết luận của nhóm:
Thán từ là từ loại dùng để biểu thị và làm dấu hiệu bộc lộ
cảm xúc của con người, giúp người tiếp nhận nhận thức và đánh
giá được cảm xúc của người nói. Thán từ không dùng làm tên
gọi hay khi niệm chỉ cảm xúc. Ngoài ra, đây còn được xem
là từ loại thường dùng với chức năng như là tín hiệu hô gọi
trong giao tiếp (tiếng gọi, tiếng đáp). 1.2.2.2. Phân loại Tác giả Phân loại Nguyễn Hữu Quỳnh 3 nhóm:
- Thán từ dùng làm tiếng gọi
- Thán từ dùng làm tiếng đáp
- Thán từ dùng làm tiếng than
Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Mạnh 2 nhóm: Tiến - Thán từ đích thực - Thán từ lâm thời Nguyễn Thị Ly Kha 2 nhóm:
- Thán từ biểu thị cảm xúc - Thán từ gọi - đáp Kết luận của nhóm:
Thán từ chia thành 2 nhóm: thán từ biểu thị cảm xúc và
thán từ gọi – đáp
(nghiêng theo cách phân loại của Nguyễn Thị Ly Kha)
1.2.2.2.1. Thn t biểu thị cảm xúc
Thán từ biểu thị cảm xúc là những từ chuyên dùng để
bộc lộ cảm xúc, thể hiện sự cảm thn trong giao tiếp của người nói (viết)
- Thán từ biểu thị sự vui mừng (a, a ha, ha, ôi,…)
Vd: Ôi! Kết quả này vượt ngoài mong đợi của chúng tôi!
A! Mẹ về! Mẹ về!
- Thán từ biểu thị sự ngạc nhiên (ái chà, ô, ơ, ơ hay, ô hay, ủa,…)
Vd: Ơ hay! Anh lại đi học trễ đấy à?
Ái chà! Cậu út nhà mình lớn mau thế!
- Thán từ biểu thị sự đau đớn, buồn chán, sợ hãi (ái, ôi chao, ái, than ôi,…)
Vd: Than ôi! Tôi làm sao chịu nổi nỗi đau này…
- Thán từ biểu thị sự khó chịu, tức giận (hừ, hừm,…)
Vd: Cái gì? Cái gì? Hừm! (Nam Cao)
Bên cạnh đó theo Nguyễn Thị Ly Kha: “Những tổ hợp từ
như ối giời, trời ơi, lạy trời, mô Phật,… cũng có thể xếp vào phạm trù thán từ”
Vd: Lạy trời! May là có anh ra tay giúp đỡ mẹ con tôi!
Ối giời! Có thế mà cũng chẳng làm được à?
(Kết luận chung về phần này á!)
=> Thn t biểu thị cảm xúc khi đặt vào hoàn cảnh
giao tiếp sẽ giúp người tiếp nhận đánh giá được cảm xúc của chủ thể giao tiếp.
1.2.2.2.2. Thn t gọi - đp
Thán từ gọi – đáp (hô đáp) là những từ dùng để gọi người
khác và đp lại lời gọi của đối tượng giao tiếp, bao gồm
những từ điển hình như “ này, ừ, hỡi, ơi, vâng, dạ...”.
Vd: Này! Cậu có chắc chưa đấy?
Vâng! Cháu đảm bảo với bác ạ!
=> Thn t dùng với chức năng hô – đp, góp phần
thể hiện được sắc thái cảm xúc của người nói (viết) đối với
người tiếp nhận. Dựa vào thán từ, người nghe (đọc) có thể
đánh giá được thái độ, ý đồ cảm xúc của đối phương đối với mình.
1.2.2.3. Khả năng kết hợp
“Thán từ chỉ xuất hiện trong bối cảnh duy nhất là đứng
một mình, không có quan hệ ngữ pháp với bất cứ thành tố
nào xung quanh”. – Nguyễn Thị Ly Kha
Vd: Này! Em đừng vội tin vào điều ấy!
Khiếp! Anh ấy lại tệ đến như vậy cơ đấy!
Vị trí: Thán từ thường xuất hiện nhiều nhất ở vị trí đầu
câu, được ngăn cch bởi dấu chấm than hoặc dấu phẩy.
Chính bởi sự ngăn cách này mà thán từ có thể là thành
phần của câu hay cũng có thể tạo nên 1 câu (pht
ngôn) riêng độc lập.
Vd: (1) Này! Ông giáo ạ!
(2)Này, ông cũng nghĩ như cháu đấy!
Trong một vài trường hợp, thán từ cũng có thể xuất hiện ở vị trí giữa câu.
Vd: Cảm xúc ấy ôi chao thật tuyệt vời!
1.2.2.4. Chức năng cú pháp
Thán từ “có khả năng làm thành câu đặc biệt”. – Nguyễn Thị Ly Kha
Có nghĩa là thán từ có thể đứng độc lập và có chức
năng tương đương như 1 vế câu (cần phù hợp với quy tắc, ngữ cảnh cụ thể)
Vd: Em đi đến nơi đó rồi sao? Dạ!