-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tìm hiểu đặc trưng văn hóa một/một số làng nghề truyền thống ở ninh thuận. Liên hệ thực tiễn làng nghề đó hiện nay | Tiểu luận môn Cơ sở văn hóa Việt Nam
Phong tục và tập quán có thể hiểu là những nét đẹp truyền thống, thói quen hay chuẩn mực trong cuộc sống hằng ngày và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Đất nước Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng chung sống nên các phong tục tập quán Việt Nam cũng vì thế mà đa dạng không kém. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Cơ sở văn hóa Việt Nam (IVNC320905) 76 tài liệu
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Tìm hiểu đặc trưng văn hóa một/một số làng nghề truyền thống ở ninh thuận. Liên hệ thực tiễn làng nghề đó hiện nay | Tiểu luận môn Cơ sở văn hóa Việt Nam
Phong tục và tập quán có thể hiểu là những nét đẹp truyền thống, thói quen hay chuẩn mực trong cuộc sống hằng ngày và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Đất nước Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng chung sống nên các phong tục tập quán Việt Nam cũng vì thế mà đa dạng không kém. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (IVNC320905) 76 tài liệu
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
TÌM HIỂU ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA MỘT/MỘT SỐ
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở NINH THUẬN.
LIÊN HỆ THỰC TIỄN LÀNG NGHỀ ĐÓ HIỆN NAY
MÃ MÔN HỌC: IVNC320905_23_3_01
HỌC KỲ 3 – NĂM HỌC 2023 – 2024 T ự
h c hiện: Nhóm tiểu l ậ u n M1_10B G ả
i ng viên hướng dẫn: TS. Đỗ Thùy Trang
TP.HCM, THÁNG 07 NĂM 2024
DANH SÁCH NHÓM TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC
CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
HỌC KỲ 3 – NĂM HỌC 2023 – 2024
TÊN NHÓM TIỂU LUẬN: M1_10B
Giảng viên hướng dẫn: TS. Đỗ Thùy Trang Tên đề tài:
TÌM HIỂU ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA MỘT/MỘT SỐ LÀNG NGHỀ TRUYỀN
THỐNG Ở NINH THUẬN. LIÊN HỆ THỰC TIỄN LÀNG NGHỀ ĐÓ HIỆN NAY. STT Họ và tên MSSV Tỉ lệ hoàn thành Chữ ký 1. 100% 2. 100% 3. 100% 4. 100% 5. 100% 6. 100%
ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM ĐIỂM
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
….………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
Ngày....... tháng......... năm.....
Giảng viên ký tên MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2
3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu .................................................... 2
4. Kết cấu đề tài .......................................................................................................... 2
B. NỘI DUNG ................................................................................................................ 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA CỦA LÀNG
NGHỀ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM .................................................................. 3
1.1. Khái niệm về làng nghề truyền thống Việt Nam .................................................. 3
1.2. Đặc điểm về làng nghề tru ề
y n thống Việt Nam ................................................... 3
1.3. Ý nghĩa của làng nghề tru ề y n thống đối ới
v Việt Nam ........................................ 4
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG, LIÊN HỆ T Ự
H C TIỄN ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA
CỦA CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở NINH THUẬN HIỆN NAY .... 6
2.1. Khái quát về Ninh Thuận ..................................................................................... 6
2.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................... 6
2.1.2. Hoàn cảnh tự nhiên ........................................................................................ 7
2.1.3. Tình hình dân cư, kinh tế, xã hội ................................................................... 8
2.2. Làng gốm Bàu Trúc .............................................................................................. 9
2.2.1. Giới thiệu về làng gốm .................................................................................. 9
2.2.2. Tìm hiểu về làng gốm .................................................................................. 10
2.3. Làng thổ cẩm Mỹ Nghiệp ................................................................................... 12
2.3.1. Giới thiệu về làng thổ cẩm ........................................................................... 12
2.3.2. Tìm hiểu về làng thổ cẩm ............................................................................ 13
2.4. Làng nước mắm Cà Ná ....................................................................................... 16
2.4.1. Giới thiệu về làng nước mắm ...................................................................... 16
2.4.2. Tìm hiểu về làng nước mắm ........................................................................ 17
C. KẾT LUẬN .............................................................................................................. 21
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 22 DANH MỤC HÌNH ẢNH
H2.1. Bản đồ tỉnh Ninh Thuận ........................................................................................ 6
H2.2. Làng nghề gốm Bàu Trúc ...................................................................................... 9
H2.3. Nghệ nhân Champa Phan đang biểu diễn làm gốm Bàu trúc .............................. 12
H2.4. Cổng vào làng nghề dệt t ổ
h cẩm Chăm Mỹ Nghiệp ........................................... 13
H2.5. Tinh hoa văn hóa Chăm trong từng tấm thổ cẩm tinh xảo .................................. 16
H2.6. Nước mắm truyền thống Cà Ná được làm từ cá cơm tươi ngon ......................... 17
H2.7. Quy trình sản xuất nước mắm Cà Ná bảo đảm an toàn thực phẩm ..................... 20 A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn ề đ tài
Phong tục và tập quán có thể hiểu là những nét đẹp truyền thống, thói quen hay
chuẩn mực trong cuộc sống hằng ngày và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Đất nước
Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng chung sống nên các phong tục tập quán Việt Nam
cũng vì thế mà đa dạng không kém.
Đáng tự hào hơn khi một số phong tục mang đậm nét văn hóa của dân tộc đã
không ít lần được thế giới công nhận và vinh danh. Chứng tỏ mỗi vùng miền, mỗi khu
vực đều có nét độc đáo, gắn liền với mỗi người dân mà có thể khơi dậy sự tò mò của thế
giới. Hay có thể nói, văn hóa truyền thống luôn là một phần không thể thiếu với mỗi
người dân Việt Nam. Nó thể hiện qua những lễ nghi, lối sống và giá trị đạo đức được
lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác, thông qua các làng nghề truyền thống, các văn
hóa đặc trưng của từng khu vực hoặc đối với mỗi con dân Việt Nam. Việc tìm hiểu, giữ
gìn những giá trị truyền thống này là trách nhiệm của mỗi cá nhân và toàn xã hội.
Tìm hiểu các phong tục truyền thống của người Việt Nam là một việc làm thiết
thực và ý nghĩa. Nó giúp mỗi con người trong ta có trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc, đồng thời giúp ta xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại nhưng vẫn giữ được
những giá trị truyền thống tốt đẹp trong “thời đại internet” - tiếp thu văn hóa nước ngoài,
lan truyền nhiều thông tin sai lệch làm mai một, biến tấu các truyền thống văn hóa tốt đẹp của nhân dân ta.
Với những lý do trên, việc nghiên cứu và tìm hiểu về các phong tục truyền thống
của người Việt Nam là vô cùng quan trọng. Mỗi cá nhân cần nâng cao ý thức trách
nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc.
Chính vì vậy, được sự cho phép của cô Đỗ Thùy Trang chúng em xin chọn chủ
đề “Tìm hiểu đặc trưng văn hóa một/một số làng nghề truyền thống cụ thể. Liên hệ
thực tiễn làng nghề đó hiện nay” nhằm tìm hiểu, giữ gìn các nét đẹp truyền thống thông
qua các làng nghề, văn hóa đặc trưng ở khu vực Ninh Thuận. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính: Nghiên cứu và phân tích một cách chuyên sâu về một đặc trưng
văn hóa cụ thể của địa phương, làm sáng tỏ giá trị văn hóa, lịch sử và ý nghĩa xã hội của các làng nghề tru ề y n thống ở Ninh Thuận.
Mục tiêu phụ: Cung cấp thông tin chính xác và chi tiết về nguồn gốc, thực trạng
về phong tục, tập quán và các nét đặc trưng ở Ninh Thuận. Phân tích ảnh hưởng, tác
động của các phong tục truyền thống đối với đời sống của người dân địa phương. Đánh
giá sự thay đổi qua từng thế hệ và việc bảo tồn, thay đổi tích cực các bản sắc văn hóa
địa phương trong bối cảnh xã hội hiện đại.
3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng: Các làng nghề tru ề
y n thống Việt Nam nói chung và các làng nghề
truyền thống tiêu biểu ở Ninh Thuận nói riêng.
Phạm vi nghiên cứu: Các đặc điểm, vị trí, lịch sử hình thành của các làng nghề
và cách người dân giữ gìn và phát triển các di sản văn hóa.
Để tìm hiểu và trình bày đề tài này, nhóm chúng em đã kết hợp nhiều phương
pháp nghiên cứu để nâng cao chất lượng, hiệu quả:
Phương pháp tham khảo tài liệu sách vở từ nhiều nguồn khác nhau thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng, vận dụng vào thực tiễn để hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Phương pháp thảo luận nhóm để thu thập ý kiến và ý tưởng của mỗi sinh viên, để
làm đa dạng các ý kiến và sự trao đổi của nhóm.
4. Kết cấu đề tài
Tiểu luận được trình bày với nội dung gồm 2 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về đặc trưng văn hóa của làng cổ truyền Việt Nam.
Chương 2: Vận dụng, liên hệ thực tiễn đặc trưng văn hóa của các làng nghề
truyền thống tại Ninh Thuận hiện nay.
Do là lần đầu tiếp xúc và trình độ nhận thức về vấn đề này chưa cao nên bài tiểu luận
không tránh khỏi những sai sót, mong nhận được những lời góp ý từ cô. 2 B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA CỦA
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG V ỆT I NAM
1.1. Khái niệm về làng nghề truyền thống V ệ i t Nam Làng nghề tru ề
y n thống là cụm dân cư mà ở đó tập trung một lượng lao động
tham gia vào một hoặc nhiều nghề thủ công truyền thống tách ra khỏi nông nghiệp để
sản xuất kinh doanh và đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho người lao động. Sản phẩm
được tạo ra theo một quy trình công nghệ nhất định, có tính độc đáo, có tính riêng biệt
và trở thành hàng hóa mang bản sắc văn hóa dân tộc trên thị tr ờng, ư được hình thành từ
lâu đời, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay.
1.2. Đặc điểm về làng nghề truyền thốn g Việt Nam
Tồn tại ở chủ yếu ở nông thôn và gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp: Nghề thủ
công truyền thống bắt đầu từ nông nghiệp và gắn với phân công lao động ở nông thôn
nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt tự cung tự cấp của người nông dân và chủ yếu phục vụ
nông nghiệp. Lao động trong các làng nghề phần lớn làm nghề nông, các gia đình tự
quản lý, phân công lao động, thời gian phù hợp giữa sản xuất nông nghiệp lúc vụ mùa
với nghề thủ công lúc nhàn rỗi.
Công nghệ thô sơ lạc hậu: Công cụ lao động trong các làng nghề đa số là công cụ
thủ công, công nghệ sản xuất mang tính đơn chiếc. Nhiều loại sản phẩm có công nghệ và kỹ th ậ
u t hoàn toàn phải dựa vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ mặc dù hiện nay
đã có sự cơ khí hóa và điền khí hóa từng bước trong sản xuất, cũng chỉ có một số có khả
năng cơ giới hóa được một số công đoạn trong sản xuất sản phẩm.
Nguyên vật liệu thường tại chỗ: Hầu hết các làng nghề truyền thống được hình
thành xuất phát từ sự sẵn có của nguồn nguyên liệu có sẵn tại chỗ, trên địa bàn địa
phương. Cũng có thể có một số nguyên liệu phải nhập từ vùng khác hoặc từ nước ngoài như một số loại c ỉ h tiêu, thuốc nhuộm...
Chủ yếu là lao động thủ công: Sản phầm nhớ vào kỹ thuật khéo léo, tỉnh xảo của
đôi bàn tay, đầu óc thẩm mỹ và sáng tạo của người thợ, của các nghệ nhân. Trước đó
trình độ khoa học và công nghệ chưa phát triển thì hầu các công đoạn trong quy trình
sản xuất đều là thủ công, giản đơn. Ngày nay cũng với sự phát triển của khoa học và 3
công nghệ, việc ứng dụng khoa học – công nghệ mới vào nhiều công đoạn trong sản
xuất phải duy trì kỹ thuật lao động thủ công tinh xảo.
Sản phẩm làng nghề, đặc biệt là làng nghề mang tính đơn chiếc, có tính mỹ thuật
cao, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc: Các sản phẩm làng nghề truyền thống vừa có
giá trị sử dụng, vừa có giá trị thẩm ỹ
m cao vì nhiều loại sản phẩm vừa phục vụ nhu cầu
tiêu dùng, vừa là vật trang trí trong nhà, đền chùa, các công sở Nhà nước. Các sản phẩm
đều là sự kết giao giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ th ậ u t. Từ
những con rồng chạm trổ ở các đình chùa, hoa văn trên các trống đồng và các tiết trên
đồ gồm sử đến những nét chấm phá trên các bức thêu... tất cả đều mang vóc dáng dân
tộc, quê hương, chứa đựng ảnh hưởng về văn hóa tinh thần, quan niệm về nhân văn và
tín ngưỡng, tôn giáo của dân tộc. Thị tr ờng ư
tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề hầu hết mang tính địa phương,
tại chỗ và nhỏ hẹp. Sự ra đời của các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề tru ề y n thống
xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu về hàng tiêu dung tại chỗ của các địa phương.
Hình thức tổ chức sản xuất c ủ
h yếu là ở quy mô nhỏ: Hình thức tổ chức sản xuất
trong các làng nghề phần lớn là ở quy mô hộ gia đình, một số đã có sự phát triển thành
tổ chức hợp tác và doanh nghiệp tư nhân.
1.3. Ý nghĩa của làng nghề truyền thống đối ớ v i Việt Nam
Làng nghề truyền thống đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa, kinh tế và xã hội ủ c a Việt Nam. Về mặt văn hóa
Lưu giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc: Làng nghề tru ề y n thống là nơi lưu
giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thể hiện qua các sản phẩm thủ công, phong tục tập quán, lễ hội,...
Di sản văn hóa phi vật t ể
h : Các làng nghề truyền thống lưu giữ những giá trị văn hóa, kỹ th ậ
u t, và tay nghề của người dân Việt Nam từ hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm trước.
Góp phần vào sự đa dạng văn hóa: Làng nghề truyền thống góp phần vào sự đa
dạng văn hóa của Việt Nam, tạo nên một nền văn hóa phong phú và độc đáo. 4 Về mặt kinh tế
Giữ gìn và phát triển các ngành nghề thủ công: Làng nghề tru ề y n thống là nơi
lưu giữ và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, góp phần tạo nên sự đa dạng cho nền kinh tế V ệ i t Nam.
Tạo việc làm và thu nhập cho người dân: Làng nghề tru ề y n thống tạo việc làm
cho người dân địa phương, đặc biệt là khu vực nông thôn, từ đó giúp giảm tỷ lệ thất
nghiệp và nâng cao đời sống người dân.
Phát triển du lịch: Nhiều làng nghề truyền thống đã trở thành điểm đến hấp dẫn
của du khách, góp phần phát triển ngành du lịch và dịch vụ. Về mặt xã hội
Góp phần bảo tồn môi trường: Một số làng nghề truyền thống sử dụng nguyên
liệu tự nhiên và các phương pháp sản xuất thân thiện với môi trường từ đó góp phần bảo vệ môi trường.
Gắn kết cộng đồng: Các làng nghề truyền thống thường có quy mô nhỏ, tập trung
vào cộng đồng, tạo ra sự gắn kết, các hoạt động sản xuất chung, sinh hoạt chung và chia sẻ văn hóa.
Giữ gìn các giá trị tru ề
y n thống: Làng nghề truyền thống là nơi lưu giữ và truyền dạy các giá trị tru ề
y n thống cho thế hệ trẻ. 5
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG, LIÊN HỆ THỰC TIỄN ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA
CỦA CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở NINH THUẬN HIỆN NAY
2.1. Khái quát về Ninh Thuận
2.1.1. Vị trí địa lý
Ninh Thuận nằm ở gần cực nam của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, phía Tây
giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa và
phía Đông giáp biển Đông. Ninh Thuận có diện tích tự nhiên 3.358 km2, có 7 đơn vị
hành chính gồm 01 thành phố (Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm) và 6 huyện (Bác
Ái, Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước, Thuận Bắc, Thuận Nam).1
H2.1. Bản đồ tỉnh Ninh Thuận (Nguồn: Google Maps)
1 Nền tảng quảng bá hình ảnh Việt Nam (2023), Điều kiện tự nhiên và xã hội,
Truy cập ngày 13/07/2024 tại: https://www.vietnam.vn/ninhthuan/dieu-kien-tu-nhien-va-xa-hoi/ 6
2.1.2. Hoàn cảnh ự t nhiên
Địa hình Ninh Thuận thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, có 3 dạng địa hình:
Đồi núi chiếm 63,2%, đồi gò bán sơn địa chiếm 14,4%, đồng bằng ven biển chiếm 22,4%
diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Tỉnh Ninh Thuận có thời tiết chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa (từ tháng 9 đến
tháng 11) và mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau). Ninh Thuận là một tỉnh ven
biển nên có khí hậu nhiệt đới gió mùa mưa nhiều vào mùa hè và khô ráo vào mùa đông,
điển hình với đặc trưng khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh. Nhiệt độ trung bình năm
dao động 26 - 27 độ C. Độ ẩm không khí quanh năm của Ninh Thuận dao động trong
khoảng từ 71% đến 78%, thích hợp cho nhiều loại cây trồng như nho, táo, măng tây,
bưởi, chôm chôm,… đặc biệt là nho rất phổ biến ở nơi đây. Bờ biển Ninh Thuận dài
105,8 km, ngư trường nằm trong vùng nước trồi có nguồn lợi hải sản phong phú và đa
dạng với trên 500 loài hải sản các loại. Ninh Thuận còn có hệ sinh thái san hô phong
phú và đa dạng với trên 120 loài và rùa biển đặc biệt quý hiếm chỉ có ở Ninh Thuận.
Ven biển có nhiều đầm vịnh, bãi biển phù hợp phát triển du lịch như vịnh Vĩnh Hy (được
mệnh danh là một trong những vịnh đẹp nhất Việt Nam), bãi biển Bình Tiên, bãi biển
Cà Ná…Việc có nhiều đầm vịnh, bãi biển và nguồn thuỷ hải sản phong phú là điều kiện
thuận lợi để Ninh Thuận phát triển việc nuôi trồng thuỷ hải sản và sản xuất tôm giống
là một thế mạnh của ngành thủy sản. tỉnh Ninh Thuận có tiềm năng lớn về phát triển
kinh tế biển. Vùng biển tỉnh Ninh Thuận được đánh giá là ngư trường khai thác lớn của cả nước với trữ l ợ
ư ng 120.000 tấn hải sản. Ninh Thuận có nguồn khoáng sản kim loại
như: Molipđen, Wonfram, thiếc, vàng. Đặc biệt Titan tại khu vực ven biển với trữ l ợng ư
hàng triệu tấn. Khoáng sản phi kim loại thì có thạch anh tinh thể, cát thủy tinh, đá granite,
sét gốm…theo cuộc khảo sát gần đây Ninh Thuận được phát hiện có tiềm năng về
khoáng bùn lớn được phát hiện ở thôn Suối Đá. Theo bộ Tài nguyên và Môi trường bùn
khoáng có chất lượng tốt, không có chứa các chất độc hại, trữ l ợng ư bùn khoáng ước
khoảng trên 30.000 tấn và vẫn được được tiếp tục điều tra, thăm dò.
Bên cạnh những thuận lợi, Ninh Thuận vẫn còn đang đối mặt với nhiều khó khăn,
hạn chế, thách thức. Tỉnh Ninh Thuận có điều kiện tự nhiên còn khắc nghiệt, khô hạn
và thiếu nước xảy ra quanh năm gây những khó khăn về phát triển kinh tế và đời sống con người. 7
2.1.3. Tình hình dân cư, kinh tế, xã hội
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tỉnh Ninh Thuận có dân số trung bình năm
2022 là 598.683 người. Trong đó dân số tập trung chủ yếu khu vực nông thôn chiếm
64,55%, thành thị chiếm 35,45%. Mật độ dân số trung bình của Ninh Thuận là 178,3
người/ km2, dân cư phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở vùng ven biển.
Ninh Thuận là tỉnh có nền kinh tế kém phát triển ở khu vực duyên hải Nam Trung
Bộ. GDP bình quân đầu người còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao. Nông nghiệp chiếm tỉ trọng
cao trong cơ cấu GRDP, chủ yếu trồng lúa, cây ăn quả và chăn nuôi. Với những lợi thế
và biển, vũng vịnh Ninh Thuận phát triển mạnh về ngư nghiệp. Công nghiệp phát triển
kém, chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp nhẹ, chế biển nông phẩm. Những
năm gần đây lĩnh vực dịch vụ của Ninh Thuận đang ngày càng phát triển, tập trung vào
du lịch, thương mại, vận tải.
Vấn đề lao động, việc làm ở Ninh Thuận còn nhiều nan giải, tỉ lệ thất nghiệp và
thiếu việc làm ở Ninh Thuận còn khá cao. Ninh Thuận đầy đủ bậc giáo dục từ mầm non
đến đại học, cao đẳng. Nền giáo dục còn nhiều khó khăn: Tỉ lệ học sinh đạt điểm cao
trong kì thi THPT quốc gia còn thấp, một số trường có cơ sở vật chất còn hạn chế,…Ninh
Thuận đang ngày càng cải thiện vấn đề này. Về y tế, Ninh Thuận đã và đang triển khai
nhiều giải pháp để cải thiện chất lượng y tế: Đầu tư, nâng cấp cơ sở thiết bị y tế, tuyển
dụng và đào tạo cán bộ y tế,… Ninh Thuận có nền văn hoá đa dạng, phong phú, mang
đậm bản chất riêng, ở đây có nhiều dân tộc anh em chung sống, người Kinh chiếm đại
đa số, tiếp theo là dân tộc Chăm, người Hoa, Raglai, K'ho và các sắc tộc khác. Ở Ninh
Thuận có một số làng nghề phổ biến như: Làng gốm Bàu Trúc, làng thổ cẩm Mỹ Nghiệp,
làng nước mắm Cà Ná,… 8
2.2. Làng gốm Bàu Trúc
2.2.1. Giới th ệ i u về làng gốm Vị trí
Làng gốm Bàu Trúc nằm ở thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, cách thành
phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 10 km về phía Nam. Đây được xem là một trong
những ngôi làng lâu đời nhất Đông Nam Á và duy nhất sản xuất gốm hoàn toàn bằng
phương pháp thủ công. Được biết đến với nghề gốm sứ từ hàng trăm năm qua, làng gốm
Bàu Trúc không chỉ là nơi sản xuất mà còn là biểu tượng của nghệ thuật truyền thống
văn hóa dân gian ở Việt Nam.
H2.2. Làng nghề gốm Bàu Trúc
(Nguồn: Trang thông tin điện tử huyện Ninh Phước – Ninh Thuận)
Ý nghĩa của tên gọi “Bàu Trúc”
Bàu Trúc là tên gọi được lấy từ cảnh quan thiên nhiên của làng. Từ “Bàu” chỉ
đến một vùng nước đọng hoặc ao có diện tích khá lớn, thường được hình thành tự nhiên
mà không có sự can thiệp của con người. Trong làng có một ao nước lớn, đặc biệt là vào
mùa mưa khi nước trong ao dâng cao. Xung quanh ao là những bụi trúc mọc um tùm. 9
Do đó, người dân đã đặt tên là “Bàu Trúc” để gọi làng gốm này, kết hợp giữa hình ảnh
của vùng nước đọng và những cánh trúc bốn phía.2
2.2.2. Tìm hiểu ề v làng gốm
Lịch sử của làng gốm Bàu Trúc
Làng gốm Bàu Trúc là một trong những làng gốm cổ nhất ở Đông Nam Á, với
lịch sử lâu đời hơn 1.000 năm. Theo truyền thuyết, sự xuất hiện của làng gốm sứ Bàu
Trúc được kể từ hàng ngàn năm trước, được ghi nhận là do công lao của vợ chồng ông
Poklong Chanh, ông cũng chính là tổ nghề của ngành làm gốm ở Ninh Thuận. Họ đã
dạy cho phụ nữ trong làng cách thu thập đất sét từ sông Quao và sau đó nhào và nặn để
tạo ra các đồ dùng trong gia đình đơn giản như: Nồi nung, bếp lò và bình hoa và duy trì
cho đến tận ngày nay. Mỗi năm vào dịp tết Kate, người dân trong làng tổ chức lễ cúng
và tưởng nhớ ông Poklong Chanh để biểu dương lòng tri ân với người dáng lập nghề làm gốm Chăm.
Làng nghề gốm sứ Bàu Trúc đi ngược lại với xu hướng phát triển của các làng
gốm khác, nơi đây nằm trong lòng cộng đồng người Chăm với sự yên bình. Mặc dù
không đông đúc, nhưng làng gốm này vẫn giữ được những nét đặc trưng của văn hóa Chăm trong cách làm gốm.
Đến thời điểm hiện tại, làng gốm sứ Bàu Trúc đã được UNESCO công nhận là
Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2022. Nơi đây không chỉ là nơi bảo
tồn một nghề truyền thống lâu đời của Việt Nam, mà còn là điểm đến du lịch hấp dẫn
cho những người yêu thích văn hóa và nghệ thuật.
Giá trị văn hóa của làng gốm Bàu Trúc
Nghề làm gốm truyền thống của người Chăm có một vai trò to lớn trong đời sống
kinh tế, văn hóa, xã hội. Sản phẩm gốm không thể thiếu trong đời sống, sinh hoạt hằng
ngày của mỗi gia đình và trong văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng người Chăm.
Đặc biệt, một đặc trưng quan trọng của gốm Chăm là thế giới tâm linh tín ngưỡng,
phong tục, văn hóa Chăm thể hiện qua gốm. Ở Bàu Trúc, chúng ta dễ dàng bắt gặp dáng
hình và điệu múa mềm mại của nàng Apsara, vũ điệu thần Shiva qua tượng hoặc phù
2 Gốm sứ hoàng gia (2024), Làng gốm Bàu Trúc Ninh Thuận – Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại,
Truy cập ngày 14/07/2024 tại: https://gomsuhoanggia.vn/lang-gom-bau-truc.html#Lich_su_hinh_thanh_lang_gom_Bau_Truc 10
điêu, các kiểu sinh thực khí linga - yoni, cặp bình đực - cái, điệu múa Chăm, nghệ nhân
chơi kèn saranai… cùng những tác phẩm mô phỏng đời sống văn hóa tâm linh khác.
Khi nói đến nghề thủ công truyền thống của người Chăm thì không thể không nói
đến nghề làm gốm hay nói đúng hơn là nghệ thuật làm gốm của họ, bởi đó là một phần
tất yếu tạo nên tổng thể văn hóa Chăm.
Những nét độc đáo về nghệ thuật làng gốm Bàu Trúc
Sản xuất hoàn toàn thủ công
Điểm đặc trưng của gốm Bàu Trúc là các sản phẩm thủ công có phương pháp
nung riêng biệt, độc đáo. Các nghệ nhân làm gốm ở đây thực hiện tất cả các công đoạn
bằng tay, sử dụng lực tay và chân.
Nguyên liệu làm gốm ở Bàu Trúc
Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự độc đáo cho các sản phẩm làm
bằng gốm tại đây là nguyên liệu. Đất sét lấy từ bờ sông Quao có độ mịn và độ dẻo cao.
Đất sét được trộn với cát và nước để tạo ra tỉ lệ phù hợp, sau đó bột sét được nhồi thủ
công cho đến khi đạt được độ dẻo mong muốn.
Sản phẩm gốm sứ có màu sắc tự nhiên, hoa văn độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa Chăm
Sản phẩm gốm của làng Bàu Trúc thường mang màu sắc tự nhiên, không sử dụng
các chất phụ gia để tạo màu mà thường sử dụng màu của đất sét và cát tự nhiên. Điều
này tạo ra những mảng màu đặc trưng, thường là các gam màu nâu, be, đỏ đậm, hoặc
xám của đất tự nhiên. Các sản phẩm gốm sứ ở Bàu Trúc thường có hoa văn độc đáo,
mang đậm bản sắc văn hóa Chăm, từ các hình ảnh trừu tượng đến những họa tiết truyền
thống của dân tộc này.
Không sử dụng bàn xoay để làm gốm
Đây được xem như một nét đặc trưng chỉ có ở gốm Bàu Trúc. Với cách nung
riêng biệt, độc đáo người thợ đã cho ra những sản phẩm vô cùng đẹp mắt. Và hơn hết
chúng đều được làm thủ công, sử dụng tay chân là chủ yếu. Việc chế tác gốm Chăm
hoàn toàn bằng tay, nghệ nhân tự đi giật lùi quanh bàn chế tác tạo hình gốm, không dùng
bàn xoay như hầu hết các làng gốm khác. Do đi quanh chế tác nên cách vuốt gốm của
nghệ nhân Chăm là vuốt thẳng, khác với cách vuốt ngang ở các làng gốm có sử dụng 11
bàn xoay. Phụ nữ Chăm cũng trở thành những nghệ nhân xuất sắc, sử dụng đôi tay của
mình để tạo ra những sản phẩm có tính ứng dụng và thẩm mỹ cao.
H2.3. Nghệ nhân Champa Phan đang biểu diễn làm gốm Bàu trúc
(Nguồn: Cẩm nang du lịch Ninh Thuận)
Sau khi được tạo hình thì gốm sẽ được trang trí và khắc họa để tạo điểm nhấn cho
sản phẩm. Những hoa văn tuy đơn giản nhưng vẫn mang một sức cuốn hút riêng.
Toàn bộ quy trình làm gốm của đồng bào Chăm toát lên một giá trị nghệ thuật
đặc trưng. Chính nhờ vậy, dù trải qua bao thăng trầm trong tiến trình phát triển, nhưng
gốm truyền thống của người Chăm vẫn tồn tại với thời gian, giữ được hồn tinh túy và
giữ được vẻ đẹp hoang sơ của gốm cổ cách đây hàng trăm năm. Đó là giá trị độc đáo và
trường tồn của gốm Chăm.
2.3. Làng thổ cẩm Mỹ Nghiệp
2.3.1. Giới th ệ
i u về làng thổ cẩm Vị trí
Làng Mỹ Nghiệp, còn được gọi là làng Cha Klaing theo tiếng Chăm, tọa lạc tại
thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Nơi đây nổi tiếng là một làng 12
nghề truyền thống lâu đời, lưu giữ và phát triển nét đẹp văn hóa Chăm qua nghề dệt thổ
cẩm tinh xảo. Với vị trí cách thành phố Phan Rang chưa đầy 12 km, làng Mỹ Nghiệp
không chỉ gần gũi với cuộc sống đô thị hiện đại, mà còn giữ được vẻ đẹp trong lành, êm
đềm của miền quê Việt Nam.
H2.4. Cổng vào làng nghề dệt t ổ h cẩm Chăm Mỹ Nghiệp
(Nguồn: Trang thông tin điện tử huyện Ninh Phước – Ninh Thuận)
Ý nghĩa của tên gọi “Mỹ Nghiệp”
Làng có tên Chăm là Ca Klaing, tên tiếng Việt là Mỹ Nghiệp, một tên gọi được
lấy ý nghĩa là nơi sản sinh ra nhà nghề chuyên nghiệp và đẹp đẽ. Cũng như làng gốm
của người Chăm làng Bàu Trúc, làng dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp từ khi được bà
Ponagar truyền dạy đã không ngừng phát triển cho đến ngày nay. Bằng những giá trị
nghệ thuật độc đáo được thể hiện đặc sắc trên tấm thổ cẩm. Làng nghề đã góp phần vào
sự đa dạng và sinh động trong nền văn hóa đậm đà dân tộc mình.
2.3.2. Tìm hiểu ề v làng thổ cẩm
Lịch sử của làng thổ cẩm Mỹ Nghiệp
Theo lời kể của người dân Mỹ Nghiệp, làng có lịch sử hơn 700 năm, gắn liền với
truyền thuyết về nữ thần Po Yang Inư Nagar (mẹ xứ sở) của người Chăm, khi đặt chân 13
đến đây và nhận thấy khí hậu nơi này vô cùng thích hợp trồng bông lấy tơ dệt vải, bà đã
truyền lại nghề cho ông bà Xa ở làng Chaleng (tức làng Mỹ Nghiệp ngày nay). Lâu dần,
nghề dệt được chia sẻ một cách rộng rãi và phát triển đến tận bây giờ, thể hiện sự sáng
tạo và kỹ thuật nhuần nhuyễn của người dân Chăm nơi đây. Do đó, thu hút sự quan tâm
của rất nhiều du khách cả trong n ớ ư c lẫn ngoài nước.
Nghề dệt thổ cẩm tại làng thổ cẩm Mỹ Nghiệp không chỉ là một nghề truyền
thống mà còn mang trong mình những giá trị văn hóa sâu sắc. Các sản phẩm dệt thổ cẩm
từ làng này thường mang tính chất trang phục truyền thống, được sử dụng trong các nghi
lễ tôn giáo, hôn lễ, lễ cưới và các dịp lễ hội của người dân.
Đặc biệt, dệt thổ cẩm ở làng thổ cẩm Mỹ Nghiệp được thực hiện hoàn toàn bằng
tay từ nguyên liệu tự nhiên như: Lụa, bông, tơ tằm, với quá trình dệt thủ công tinh tế và
công phu. Các sản phẩm dệt thổ cẩm từ làng này không chỉ đẹp về hình thức mà còn
chứa đựng nhiều giá trị về kỹ thuật, tinh hoa văn hóa của dân tộc.
Ngoài ra, làng thổ cẩm Mỹ Nghiệp còn duy trì và phát triển các hoạt động gắn
với nghề dệt như dạy nghề, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Nhờ vào những
nỗ lực này, làng Thổ Cẩm Mỹ Nghiệp đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa
phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2019, góp phần quan trọng trong việc bảo tồn
và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của Việt Nam.
Giá trị văn hóa của làng thổ cẩm Mỹ Nghiệp
Thể hiện sự sáng tạo và điêu luyện của người Chăm do nghề dệt thổ cẩm đòi hỏi
sự sáng tạo, tỉ mỉ và kỹ thuật điêu luyện của người thợ. Nhờ sự sáng tạo và kỹ thuật điêu
luyện ấy đã tạo ra những sản phẩm thổ cẩm tinh xảo, mang đậm dấu ấn nghệ thuật. Qua
đó cũng góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương do đây là nguồn thu nhập chính của người
dân làng Mỹ Nghiệp giúp cho người dân cải thiện chất lượng đời sống, bên cạnh đó nơi
đây cũng là một địa điểm du lịch hấp dẫn, thu hút khách trong và ngoài nước ghé đến.
Nơi đây cũng là nơi giao lưu văn hóa giữa dân tộc chăm và các dân tộc anh em khác.
Khi đến nơi đây, du khách có thể tìm hiểu về văn hóa của người Chăm, trải nghiệm cuộc
sống của người dân địa phương và tham gia vào các hoạt động văn hóa truyền thống.
Nhờ vậy, làng thổ cẩm Mỹ Nghiệp góp phần tăng cường giao lưu văn hóa, xóa bỏ rào
cản và thúc đẩy sự hiểu biết giữa các dân tộc. Hơn thế nữa, vào năm 2017 nơi đây còn
vinh dự được Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể 14
quốc gia. Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho giá trị văn hóa to lớn của làng thổ cẩm Mỹ
Nghiệp, đồng thời là trách nhiệm để bảo tồn và phát huy di sản này cho thế hệ mai sau.
Những nét độc đáo về nghệ thuật làng thổ cẩm Mỹ Nghiệp
Một trong những yếu tố tạo nên nét độc đáo và phong cách riêng biệt cho nghệ
thuật dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp chính là việc sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên.
Những sợ thổ cẩm được lấy từ cây tự nhiên như bông hoa, cây cỏ và cây dâu tằm tạo
nên sự mềm mại, thoáng mát và bền bỉ cho sản phẩm. Điều đặc biệt là người Chăm
không sử dụng phẩm màu nhân tạo mà chỉ sử dụng các chất liệu tự nhiên để nhuộm màu
thổ cẩm. Điều này giúp sản phẩm có sắc màu tự nhiên, tươi sáng và gần gũi với thiên nhiên.
Quy trình dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp được thực hiện trên hai loại khung dệt
chính là khung dệt vuông và khung dệt dài. Khung dệt vuông thường được sử dụng để
làm các sản phẩm lớn như: Khăn choàng, rèm cửa, thảm và tấm thổ cẩm trang trí. Trong
khi đó, khung dệt dài thường được sử dụng để tạo ra các sản phẩm nhỏ hơn, hỗ trợ cho
trang phục và trang trí. Quy trình dệt thổ cẩm đòi hỏi sự tập trung cao độ, nhịp nhàng và
kiên trì của những nghệ nhân tài hoa. Chính sự khéo léo và sáng tạo trong quy trình dệt
đã tạo ra những sản phẩm độc đáo và đẹp mắt, mang trong đó hương vị truyền thống và
tinh hoa văn hóa của người Chăm. Nét nghệ th ậ
u t độc đáo của mỗi tấm vải thổ cẩm mà nghệ nhân làng Mỹ Nghiệp
mang đến được thể hiện qua sự phong phú, đa dạng về màu sắc, kiểu dáng và chủng
loại. Trong đó, nổi trội nhất chính là những hoa văn cổ. Chúng thể hiện sự quý phái,
sang trọng cho người dùng như: Rồng trời, Văn cổ, Văn thần đèn, Siva,… đặc biệt, các
hoa văn về Văn con voi của người Tây Nguyên, hay Văn hoa mai của người Kinh vẫn
luôn nhận được sự đánh giá rất cao từ người dùng. 15
H2.5. Tinh hoa văn hóa Chăm trong từng tấm thổ cẩm tinh xảo
(Nguồn: Báo pháp luật Việt Nam)
2.4. Làng nước mắm Cà Ná
2.4.1. Giới th ệ
i u về làng nước mắm
Nổi tiếng với những đồi cát trắng trải dài với khí hậu nắng nóng quanh năm, Ninh
Thuận còn được biết đến với một làng nghề truyền thống độc đáo. Làng nghề sản xuất
nước mắm Cà Ná nằm cạnh Quốc lộ 1A, thuộc xã Cà Ná, huyện Thuận Nam, cách thành
phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 30 km về hướng Nam. Nước mắm Cà Ná từ lâu
đã trở thành một trong những thương hiệu nổi tiếng của cả nước, với hương vị thơm
ngon, độ mặn thanh khiết mà ít nơi nào có được. Làng nghề đã tồn tại và phát triển lâu
đời, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa và kinh tế đặc trưng cho vùng đất Ninh Thuận.
Theo nhiều người chuyên làm mắm truyền thống ở Cà Ná, ngày Tết khách du
lịch đến địa phương sẽ được nghe kể về quy trình làm nước mắm. Không chỉ được tận
mắt chứng kiến quy trình sản xuất nước mắm truyền thống, mà còn được đắm chìm
trong không gian mang đậm hương vị biển cả. Những luống cá cơm xếp chồng lên nhau,
những thùng gỗ ủ mắm rêu phong theo năm tháng, cùng với hình ảnh những người dân
cần mẫn làm việc đã tạo nên một bức tranh làng nghề mộc mạc mà đầy sức sống. 16