Tìm hiểu lễ hội truyền thống ở tây nam bộ | Tiểu luận môn Cơ sở văn hóa Việt Nam Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Lễ hội truyền thống là một sinh hoạt văn hoá cộng đồng không thể thiếu trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam. Lễ hội là dịp bày tỏ sự tôn vinh, tưởng niệm những người đã được cộng đồng suy tôn, bao gồm các vị nhân thần, thiên thần và cả những hiện tượng tự nhiên - xã hội khác. Lễ hội chứa đựng những giá trị văn hoá truyền thống đã được chắt lọc, kết tinh qua nhiều thế hệ... Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (IVNC320905)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
Mã học phần: IVNC320905_16CLC_UtexMC (nhóm 10)
TÌM HIỂU LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG Ở TÂY NAM BỘ
Nhóm sinh viên thực hiện:
1. Nguyễn Huỳnh Nhất Phương-22151138
2. Nguyễn Minh Hùng-22151095 3. Lê Gia Huy-22151091 4. Bùi Huy Phong-22142192
5. Nguyễn Văn Vinh-22151161
6. Nguyến Pha Phim-22151132
Giảng viên hướng dẫn: TS.GVC Đỗ Thùy Trang
TP. Hồ Chí Minh, 13 tháng 5 năm 2023
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
…………………………………………………………………………......
…………………………………………………………………………......
…………………………………………………………………………......
…………………………………………………………………………......
…………………………………………………………………………......
…………………………………………………………………………......
…………………………………………………………………………......
…………………………………………………………………………......
…………………………………………………………………………......
ĐIỂM (BẰNG SỐ): ……………….
BẰNG CHỮ:………………………..
CHỮ KÍ GV: ………………………. MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2
3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 2
PHẦN NỘI DUNG........................................................................................................ 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................. 3
1.1 Khái quát vùng văn hóa Nam Bộ và tiểu vùng Tây Nam Bộ ........................ 3
1.1.1 Khái quát vùng văn hóa Nam Bộ....................................................................3
1.1.2 Khái quát tiểu vùng Tây Nam Bộ...................................................................4
1.2 Khái niệm lễ hội và đặc trưng lễ hội t ruyền thống Việt Nam ........................ 4
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ LỄ HỘI ĐẶC SẮC Ở TÂY NAM BỘ ............................. 10
2.1 Lễ hội sinh hoạt đời thường ........................................................................... 10
2.1.1 Đua ghe Ngo – Sóc Trăng ............................................................................. 10
2.2 Lễ hội anh hùng dân tộc ..................................................................................... 12
2.2.1 Lễ hội Nguyễn Trung Trực .............................................................................. 12
2.3 Lễ hội tôn giáo tín ngưỡng ............................................................................. 13
2.3.1 Lễ hội vía Bà Chùa Xứ .................................................................................. 14
2.3.2 Lễ hội Kỳ Yên ................................................................................................ 16
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP BẢO Ồ
T N VÀ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ LỄ HỘI TÂY
NAM BỘ ..................................................................................................................... 17
3.1 Bảo tồn lễ hội Tây Nam Bộ ............................................................................. 18
3.2 Phát triển lễ hội Tây Nam Bộ ............................................................................ 19
PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................... 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 21
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lễ hội truyền thống là một sinh hoạt văn hoá cộng đồng không thể thiếu trong đời
sống tinh thần của dân tộc Việt Nam. Lễ hội là dịp bày tỏ sự tôn vinh, tưởng niệm những
người đã được cộng đồng suy tôn, bao gồm các vị nhân thần, thiên thần và cả những
hiện tượng tự nhiên - xã hội khác. Lễ hội chứa đựng các giá trị văn hoá truyền thống đã
được chắt lọc, kết tinh qua nhiều thế hệ như lối sống, phong tục tập quán, tôn giáo, tín
ngưỡng, văn hoá nghệ thuật. Các giá trị ấy có tác động sâu sắc đến việc hình thành cốt
cách, tình cảm, diện mạo văn hoá của cộng đồng, là những thành tố quan trọng cấu
thành nền văn hoá truyền thống Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.
Tây Nam Bộ là vùng đất cuối cùng của Tổ Quốc. Từ hơn 300 năm qua, vùng đất mới
này đã đón nhận nhiều cộng đồng cư dân đến sinh sống, trong đó chiếm đa số là người
Việt, người Khơme , người Hoa và người Chăm. Địa bàn cộng cư này cũng đã tạo nên
mối quan hệ, giao lưu văn hoá trên nhiều lĩnh vực. Ch n
í h sự giao lưu này tạo nên nhiều
nét văn hoá đặc trưng của tộc người như: nhà ở, trang phục, văn nghệ dân gian, tín
ngưỡng dân gian, và đặc biệt là lễ hội truyền thống.
Khu vực Tây Nam Bộ có một số lễ hội tiêu biểu được tổ chức ở qui mô lớn, có
nhiều ảnh hưởng đến đời sống xã hội và có giá trị đặc biệt trong đời sống tỉnh thần của
người dân địa phương. Đó là các lễ hội như: hễ hội Kỳ Yên, đua ghe Ngo-Sóc Trăng, lễ
hội Bà Chúa Xứ,.. Tuy nhiện trong công cuộc đổi mới toàn diện, đất nước đang trong
quá trình mở cửa hội nhập quốc tế, sự phát triển của kinh tế thị trường ít nhiều đã có tác
động trực tiếp đến những giá trị văn hóa truyền thống trong lễ hội nói chung. Đặc biệt,
trong những năm gần đây nhiều hiện tượng tiêu cực trong lễ hội như: mê tín dị đoan,
buôn thần bán thánh, thương mại hóa lễ hội, trộm cắp, ép giá, chèo kéo du khách và
nhiều biểu hiện tiêu cực khác, đôi lúc làm mờ đi giá trị văn hóa của các lễ hội. Bản thân
lễ hội là một hoạt động mang tính linh thiêng, tâm linh, nhưng nếu để người dân có
những hành vi chạy theo xu hướng thương mại hóa, hay những biểu hiện phi văn hóa
làm mắt đi nét đẹp văn hóa của lễ hội truyền thống là điều không thể chấp nhận được.
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của các lễ hội này với mong muốn
đóng góp một phần nhỏ bé vào việc tìm hiểu bản sắc, tìm ra các giải pháp giữ gìn, phát
huy giá trị lễ hội truyền thống ở Tây Nam Bộ, nên em chọn đề tài:’’Tìm hiểu về lễ hội
truyền thống ở Tây Nam Bộ.
2. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những yếu tố biến đổi trong lễ hội truyền thống ở Tây Nam Bộ, trên cơ sở đó
đặt ra những vấn đề về bảo tồn và phát huy những lễ hội này trong cộng đồng người ở tiểu vùng Tây Nam Bộ.
3. Phương pháp nghiêm cứu
Tiểu luận sử dụng phương pháp lý luận Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về dân tộc và văn hóa. Dựa trên quan
điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử khi nghiên cứu về lễ hội truyền thống ở Tây Nam Bộ.
Ngoài ra, tiểu luận còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như phân tích, tổng
hợp, hệ thống, cấu trúc, lịch sử - logic, phương pháp chuyên gia,…
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái quát vùng văn hóa Nam Bộ và tiểu vùng Tây Nam Bộ
1.1.1 Khái quát vùng văn hóa Nam Bộ
Nam Bộ hôm nay là địa bàn thuộc lãnh thổ của các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương,
Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc miền Đông Nam Bộ và các tỉnh Long
An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Cần Thơ, Sóc Trăng, An
Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau thuộc miền Tây Nam Bộ và thành phố Hồ Chí
Minh. Phần đất được coi là Đông Nam Bộ có diện tích khoảng 26000 km2 bao gồm
phần đất đồi núi thấp (phần rìa của cao nguyên đất đỏ) và phần thêm phù sa cổ thuộc
lưu vực sông Đồng Nai. Đồng bằng Nam Bộ về mặt cư dân có các tộc người Việt,
Khơme, Chăm, Hoa, Ma, Xtiêng, Chơro, Mnông.
Nam Bộ nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo,
nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích
ôn cao. Biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp và ôn hòa. Độ ẩm trung
bình hàng năm khoảng từ 80–82%. Khí hậu hình thành trên hai mùa chủ yếu quanh năm
là mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới
tháng 4. Về mùa vụ sản xuất có khác với khu vực Đồng bằng Bắc Bộ.
Có thể nhìn nhận khởi điểm lịch sử văn hóa Nam Bộ được tính mốc là năm 1623
khi vua Chân Lạp cho chúa Nguyễn di dân Việt đến định cư ở Prey Kôr (Thành phố
Hồ Chí Minh hiện nay). Vùng đất Nam Bộ bấy giờ chỉ là một vùng hoang dại với hệ
thống đất đai trũng, úng, sình lầy và sông rạch chằng chịt. Bắt đầu từ các cửa biển Cần
Giờ, Soài Rạp, Cửa Tiểu, Cửa Đại trở vào. Cuối thế kỷ XVII, chúa Nguyễn tiếp nhận
một đoàn người Hoa đến quy thuận và cho họ đến khai phá và định cư ở Biên
Hoà – Đồng Nai. Tiếp đó mộ dân từ Quảng Bình vào và chia đặt doanh, huyện, lập hộ
tịch. Như vậy, phải gần một thế kỷ sau Nam Bộ mới bước đầu được định hình một
vùng văn hóa. Một nền văn hoá vùng miền hình thành qua thời gian một thế kỷ không
phải là dài và khi người Việt đến vùng đất mới mang theo hành trang với vốn văn hóa
đúc kết hàng ngàn năm của dân tộc Việt đã góp phần tạo nên nền tảng của hệ giá trị
văn hóa Nam Bộ. Những giá trị trải qua quá trình tương tác với môi trường tự nhiên
và xã hội trong lịch sử, dần tạo nên những giá trị của nền văn hóa Nam Bộ như hiện nay.
Đất Nam Bộ còn là một vựa lúa chính, đồng thời là vựa trái cây nổi tiếng với đủ
các chủng loại hoa quả miền nhiệt đới. Từ chôm chôm, vú sữa, măng cụt, sầu
riêng cho đến mít, chuối, xoài, ổi, nhãn, cam, quýt,... Mỗi địa phương đều có bảo tồn
loại sản vật riêng, đa dạng và phong phú. Với ưu thế sông ngòi, kênh rạch chằng chịt
và bưng biền ngập nước mênh mông là nơi sinh sống lý tưởng của rắn, rết, cá
sấu, rùa, ba ba, tôm, cá, cua, còng... và cả các loại chim chóc nữa. Nam Bộ tập trung
nhiều món ăn ngon, nhiều sản vật lạ từ lâu đã đi vào kho tàng văn học dân gian.
Nam Bộ vừa có bề dày tiến trình lịch sử văn hóa lại vừa là vùng đất giàu sức trẻ do
các tộc người ở đây đang dày công xây dựng nên. Từ vị thế địa lý, văn hóa Nam Bộ,
đang giúp trở thành trung tâm của quá trình tiếp biến văn hóa, phần nào tạo cho vùng
có những nét đặc thù, diện mạo mới đối với các vùng văn hóa khác ở Việt Nam. Hệ
giá trị văn hóa Nam Bộ là truyền thống văn hóa dân tộc và những giá trị cốt lõi hình
thành phong cách văn hóa riêng vùng.
1.1.2 Khái quát tiểu vùng Tây Nam Bộ
Tây Nam Bộ hay còn gọi là ồ
Đ ng bằng sông Cửu Long, hiện nay gồm 13 tỉnh và
thành phố, chiếm hơn 18% dân số và 21% diện tích của cả nước, nằm ở phần cuối
cùng của lãnh thổ, một mặt được bao xung quanh là biển. Miền Tây Nam Bộ có diện
tích khoảng gần 40 nghìn km2. Miền Tây Nam Bộ ở ngay bên trái của vùng Đông
Nam Bộ. Còn lại miền Tây giáp Campuchia ở phía Bắc, giáp vịnh biển Thái Lan ở
phía Tây và giáp biển Đông ở phía Đông Nam. Nơi đây trước kia là vùng đất mới nổi,
hoang vắng, trũng thấp, rất nhiều đầm lầy, kênh rạch chằng chịt, sông ngòi dày đặc,
nhiều phù sa do dòng sông Mê Kông cung cấp. Chính nhờ vậy, đồng ruộng nơi đây
màu mỡ, cây trái tốt tươi, trĩu quả. Và cũng chính đặc điểm tự nhiên này đã hình thành
nên văn hóa sông nước – văn hóa miệt vườn.
Về hệ sinh thái của đồng bằng sông Cửu Long: Do những ảnh hưởng mạnh mẽ của
môi trường biển và sông hồ, từ lâu miền Tây Nam Bộ đã hình thành và phát triển hệ
sinh thái tự nhiên rất độc đáo và đa dạng. Những hệ sin
h thái ở khu vực này là hệ sinh thái rừng ngập mặn v
en biển:Vườn quốc gia U Minh Thượng, vườn quốc gia U Minh
Hạ,...Hệ sinh thái rừng ngập nước ngọt: Rừng tràm Trà Sư, Đồng Tháp Mười, vườn
quốc gia Tam Nông,..Hệ sinh thái nông nghiệp.
Quan sát trên bản đồ, chúng ta có thể thấy rằng khu vực đồng bằng sông Cửu Long
sở hữu rất nhiều con sông lớn nhỏ, tạo thành một hệ thống sông ngòi chằng chịt. Mạng
lưới này phân bố khá đồng đều ở các tỉnh thành. Trong đó, sông Tiền và sông Hậu là
hai nhánh sông chính lớn của dòng sông Mê Kông chảy vào nước ta và đổ ra biển
Đông. Các con sông ở đồng bằng sông Cửu Long cũng như các con sông khác, có
mực nước lên xuống theo mùa. Vào mùa mưa, mực nước sông dâng cao. Đến mùa khô
thì mực nước lại hạ thấp xuống. Tuy nhiên, các con sông ở khu vực đồng bằng sông
Cửu Long chưa bao giờ rơi vào tình trạng khô hạn, thiếu nước. Lượng sông ngòi dày
đặc như vậy nên miền Tây Nam Bộ có lượng đất phù sa tích tụ rất màu mỡ, tươi xốp.
Cũng vì vậy mà người ta thường gọi khu vực này là khu vực đồng bằng châu thổ sông
Cửu Long. Tuy nhiên, lượng sông ngòi quá nhiều đổ ra biển Đông đã khiến cho tình
hình xâm nhập mặn trở nên thực sự nghiêm trọng.
1.2 Khái niệm lễ hội và đặc trưng lễ hội truyền thống Việt Nam
Dân tộc Việt Nam qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, thế hệ cha ông đã để lại cho chúng t
a hôm nay và mai sau những giá trị văn hóa vô cùng quý giá, tron g đó
có hệ thống lễ hội truyền thống. Đây là di sản văn hóa quý báu đã tồn tại ,đồng hành và
tạo nên ký ức văn hóa của dân tộc. Vượt qua thời gian, lễ hội truyền thống đã lan tỏa và
có sức sống bền bỉ trong đời sống tin h thàn của nhân dân.
Các nhà nghiên cứu thường chia lễ hội thành hai phần: phần lễ và phần hội. Song
sự phân chia đó chỉ là tương đối. Theo tác giả Đinh Gia Khánh, “danh từ hội lễ nên
được dùng như một thuật ngữ văn hóa. Có thể sơ bộ xác định ý nghĩa của thuật ngữ này
theo hai thành tố là hội và lễ. Hội là tập hợp đông người trong một sinh hoạt cộng đồng.
Lễ là các nghi thức đặc thù gắn với sinh hoạt ấy” . Cùng quan điểm này, tác giả Trần
Quốc Vượng viết: “Lễ hội gồm hai phần vừa tách rời vừa không tách rời nhau: lễ (nghi
lễ cúng thần, thánh, phật, mẫu…) và hội ( hội tụ của dân làng hay liên làng )” .
Trên thực tế giữa lễ và hội luôn hòa quyện, đan xen với nhau. Hội là từ chỉ thành phần ngoài l
ễ (hay hội có thể coi là hình thức của lễ) ở các dịp kỷ niệm mang tính cộng
đồng từ quy mô làng, bản trở lên. Trong các trò diễn dân gian vốn là các trò diễn nghi
lễ hoặc mang tính nghi lễ và ngược lại nhiều khi trong lễ lại bao hàm cả tính chất hội.
Nếu chỉ có hội mà không có lễ thì mất vẻ cung kính, trang nghiêm, ngược lại chỉ có lễ
mà không có hội thì không còn vui nữa. Tác giả Ngô Đức Thịnh đưa ra quan điểm: “Lễ
hội là một hiện tượng tổng thể, không phải là thực thể chia đôi (phần lễ và phần hội)
một cách tách biệt… mà nó được hình thành trên cơ sở một cốt lõi nghi lễ tín ngưỡng
nào đó…, rồi từ đó nảy sinh và tích hợp các hiện tượng sinh hoạt văn hóa phái sinh để
tạo nên một tổng thể lễ hội. Cho nên trong lễ hội, phần lễ là gốc rễ, chủ đạo, phần hội
là phần phát sinh tích hợp” .
Chính vì vậy, từ xa xưa nhân dân đã sáng tạo ra “lễ hội” như cuộc sống thứ hai của
mình, đó là cuộc sống với hội hè, đình đám sống động màu sắc dân gian - phần cuộc
sống hướng con người tới những ước mơ, khát vọng, hướng tới chân, thiện, mỹ.
Lễ hội truyền thống là những lễ hội có các tiêu chí: phải có cả phần “lễ” và phần
“hội”; phải được hình thành, tồn tại và lưu truyền qua nhiều thế hệ, nhiều đời trước đây
(từ cuối TK XIX trở về trước - theo quan điểm phân kỳ văn hóa Việt Nam của các nhà
nghiên cứu, như Ngô Đức Thịnh, Nguyễn Xuân Kính đều cho rằng thời kỳ văn hóa
truyền thống là từ TK X đến cuối TK XIX); phải gắn với những di tích lịch sử văn hóa,
với sinh hoạt tín ngưỡng dân gian.
Với tiêu chí đó, lễ hội truyền thống (hay còn gọi là lễ hội cổ truyền, lễ hội dân gian)
là lễ hội được lưu truyền từ năm này sang năm khác, đời này sang đời khác, lặp đi lặp
lại theo một chu kỳ nhất định. Lễ hội truyền thống luôn gắn với các với các địa danh, di
tích lịch sử văn hóa, với các nhân vật như: thành hoàng làng; tổ làng nghề; những bậc
anh hùng có công dựng nước và giữ nước; danh nhân và gắn với tín ngưỡng dân
gian… Lễ hội truyền thống là sinh hoạt văn hóa, sản phẩm tinh thần của con người, là
dịp mỗi người được trở về với cội nguồn mang ý nghĩa thiêng liêng. Đến với lễ hội
truyền thống, mọi người sẽ thấy mực thước hơn, tâm thanh thản, cảm thấy những khó
khăn vất vả thường ngày tan biến hết. Đồng thời, lễ hội truyền thống còn tạo nên môi
trường sống hài hòa, đoàn kết xóm làng, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống lịch sử,
văn hóa của nơi diễn ra lễ hội.
Hàng năm, ở nước ta có rất nhiều lễ hội truyền thống, theo số liệu được công bố
trong Hội nghị đánh giá công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2010 do Bộ VHTTDL
tổ chức ngày 15-6-2010, cả nước có 7.966 lễ hội. Trong đó có 7.039 lễ hội dân gian
(chiếm 88,4%); 544 lễ hội tôn giáo (chiếm 6,8%); 332 lễ hội lịch sử cách mạng (chiếm
4,2%); 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam và 40 lễ hội khác. Còn theo theo
thống kê của Cục Văn hóa Thông tin Cơ sở năm 2017, ở nước ta hiện nay có 8.902 lễ
hội các loại, trong đó có 7.005 lễ hội dân gian cổ truyền. Số liệu này cho thấy, các lễ
hội truyền thống diễn ra khắp cả nước, rất đa dạng, phong phú, mỗi lễ hội diễn ra trong
một không gian, thời gian nhất định, song các lễ hội truyền thống có những đặc điểm chung cơ bản sau:
Lễ hội thường diễn ra vào 2 dịp xuân thu nhị kỳ: mùa xuân thì mở màn vụ gieo
trồng, mùa thu để bước vào vụ thu hoạch. Đây chính là các mốc mở đầu và kết thúc, tái
sinh một chu trình sản xuất nông nghiệp. Quá trình sản xuất nông nghiệp từ lúc cắm cây
mạ, gieo hạt xuống ruộng, nương, người nông dân chỉ còn biết trông chờ vào sự phù hộ
của các lực lượng thiên nhiên. Để tăng niềm tin cho sự trông chờ đó, họ đã tìm mọi cách
tác động, cầu xin các thế lực thiên nhiên giúp đỡ. Sinh hoạt lễ hội và tín ngưỡng dân
gian của các dân tộc Việt Nam đều bắt nguồn từ sự cầu mùa. Do đó, thời điểm tổ chức
lễ hội, các sinh hoạt tín ngưỡng, đều tùy thuộc vào mùa, vụ sản xuất, nhưng do sự phân
bố không đồng đều của các dân tộc ở Việt Nam trên các vùng địa lý khác nhau, lịch viết
và mùa vụ sản xuất cũng khác nhau. Điều đó khiến thời điểm tổ chức các lễ hội cũng
khác nhau. Đa số lễ hội tổ chức vào hai thời điểm mùa xuân và mùa thu, nhưng ở nhiều
dân tộc thiểu số, thời điểm tổ chức các lễ hội lại mở vào cuối hè (thường là tháng 6 hay tháng 7 âm lịch).
Thánh, thần là đối tượng tôn thờ, thiêng hóa của cộng đồng, nhân dân tổ chức lễ
hội cũng không ngoài mục đích đó. Có thể nói, không có các vị thánh, thần thì không
có lễ hội truyền thống. Trong tâm thức người Việt, thuyết linh hồn chiếm địa vị chủ đạo.
Vì thế, người Việt quan niệm rằng: linh hồn các vị thánh, thần cần phải có chỗ trú ngụ
và nơi nào linh hồn các vị thánh, thần trú ngụ thì đó là địa điểm linh thiêng. Trong lễ
hội truyền thống, những nghi lễ, nghi trình quan trọng thường được tổ chức tập trung
tại địa điểm linh thiêng. Đó là một không gian hẹp, có thể là không gian nhân tạo như
đình, đền, miếu, chùa, cũng có thể là không gian tự nhiên như gò, đống, bãi… Tại những
địa điểm này, cái thiêng được hiện tồn, biểu trưng như: kiểu kiến trúc, tượng, ngai thờ,
nghi vật, nghi trượng và cả những ứng xử nghi lễ.
Như vậy, không gian linh thiêng là một đặc điểm chung của lễ hội truyền thống, đó
là nơi diễn ra các nghi lễ trọng tâm của lễ hội. Không gian linh thiêng sẽ tạo ra sức lan
toả của lễ hội và quyết định đến quy mô, phạm vi của lễ hội. Nói cách khác, tình cảm,
niềm tin và sự ngưỡng mộ của nhân dân đối với những vị thánh, thần được thờ tại không
gian linh thiêng sẽ quyết định quy mô, phạm vi của lễ hội. Do đó, cùng thờ một vị thánh,
thần nhưng có nơi không khí thờ cúng lạnh lẽo, ít gây nên cảm giác linh thiêng cho
khách thập phương, song có nơi lại tạo ra không khí tôn nghiêm, thu hút nhiều người
đến tham dự làm cho không gian linh thiêng của lễ hội trở nên rộng lớn.
Lễ hội truyền thống là lễ hội lịch sử của cộng đồng được tái hiện, làm sống lại các
giá trị tốt đẹp, được tập trung trong các nhân vật mà lễ hội thờ phụng. Trong một lễ hội
có rất nhiều nghi thức tuân theo trình tự nhất định, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo,
quá trình tập luyện kỹ lưỡng và sự đồng lòng, hợp sức của nhân dân, nhằm làm cho lễ
hội diễn ra một cách tốt nhất, thu hút nhiều người tham gia, đồng thời thỏa mãn lòng
mong mỏi, chờ đợi của mọi người. Thông thường, người ta đưa ra các chuẩn mực chung
về quá trình chuẩn bị và các nghi thức tổ chức lễ hội như sau:
Quá trình chuẩn bị gồm hàng loạt công việc phải làm như: chọn địa điểm, trang
hoàng nơi thờ tự, chuẩn bị tổ chức các trò chơi và các hoạt động dịch vụ để làm cho
không khí hội trở nên sôi động và náo nức hơn; chuẩn bị đồ tế tự, lễ vật (kiểm tra, lau
sạch các đồ vật như cờ, tán, lọng…, chuẩn bị lễ vật với loại hoa quả ngon, các loại bánh,
gạo…); chuẩn bị về con người: những người tham gia các nội dung tế lễ (quan trọng
nhất là ban hành tiết), to nhất là chủ tế (người đại diện cho dân làng hầu hạ thần linh,
ngoại hình khỏe mạnh, cao tuổi, phẩm chất tốt, được nhân dân yêu quý, tín nhiệm, gia
sự phải là một gia đình văn hóa, con cháu phương trượng, có vị trí trong xã hội), bồi tế
(phó tế) là người kề cận chủ tế, nội táng (hai người) giúp chủ tế vào ra, Đông xướng và
Tây xướng một người hô hứng, một người hô bái và một loạt những người phục vụ có
thể từ 10 đến 12 người chấp sự làm nhiệm vụ dâng đồ cúng; chuẩn bị người khiêng kiệu,
người cầm cờ… tất cả đều luyện tập kỹ lưỡng.
Nghi thức tổ chức gồm trình tự các bước: lễ cáo yết: đây là lễ xin phép thần linh
được mở hội, lễ vật ở chùa thường là đồ chay, hương, hoa quả, trà… ở những nơi đình,
đền thường là xôi, gà, rượu, từ sau lễ này đèn nhang luôn được thắp sáng trên bàn thờ;
lễ tỉnh sinh: là lễ dâng con vật cúng lên thần linh, thường là gà, thủ lợn, tam sinh thường
ba con; lễ rước nước: người ta rất coi trọng nguồn nước, nghi thức này thường tiến hành
trước ngày hội chính một ngày; lễ mộc dục và lễ gia quan: đây là lễ tắm cho tượng hoặc
bài vị, lễ này được tiến hành trang nghiêm và kín đáo, thường là vào thời điểm ban đêm,
nếu tiến hành ban ngày phải được che chắn cẩn thận. Người làm lễ mộc dục phải là
người có đức độ và thường phải trai giới từ mấy hôm trước, khi làm lễ phải bịt miệng
bằng một chiếc khăn đỏ để thần khí không xông tới thần linh. Mộc dục xong tiến hành
mặc áo cho tượng. Lễ rước là nghi thức mang tính thiêng liêng thể hiện sự nghênh tiếp
thần linh và biểu dương uy vũ của thần. Lễ rước cho thấy sức mạnh của cộng đồng đó
là sức mạnh về kinh tế, về tình đoàn kết và của niềm tin đối với thần thánh. Lễ rước còn
cho thấy trình độ và năng lực thẩm mỹ của cộng đồng đó là thẩm mỹ trong trang phục,
trong cờ đoàn, trong âm thanh, văn nghệ… Lễ rước có ý nghĩa lớn về mặt xã hội - văn
hóa - chính trị. Nó được coi là thành tố trung tâm, là linh hồn của lễ hội. Đại tế là nghi
thức rất quan trọng trong lễ hội, đoàn tế gồm 17 đến 19 người, những người này phải
trai giới trước đó một tuần. Ông chủ tế là người quan trọng nhất mặc áo dài, đội mũ, đi
hài. Đại tế nhằm thỉnh mời và đón rước thần linh về dự hội với dân làng đồng thời để
dâng lòng tỏ bày biết ơn tới thần linh. Diễn xướng dân gian và tục hèm là nghi thức tế
lễ, nghi lễ diễn tả lai lịch và công trạng của thần, thánh với quy mô lớn. Tục hèm là nghi
thức nhằm thể hiện một tín ngưỡng hoặc một sự tích gắn với vị thần được thờ. Tục hèm
thực chất là một hoạt động thể hiện sự kiêng kỵ của nhân dân địa phương nếu bỏ qua
tục này thì sẽ phạm đến sự phồn vinh của làng.
Lễ hội truyền thống của dân tộc với những đặc điểm trên đáp ứng một cách thiết
thực, hiệu quả đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh của nhân dân trong tổ chức các nghi
lễ và hưởng thụ các hoạt động hội. Đồng thời, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
của các vùng, miền, dân tộc, tri ân công đức các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa,
các bậc tiền bối đã có công dựng nước và giữ nước, đấu tranh giải phóng dân tộc. Qua
sinh hoạt lễ hội, nhân dân được hưởng thụ và sáng tạo văn hóa, tạo sự chuyển biến nhận
thức biết ơn quá khứ, uống nước nhớ nguồn và giáo dục giá trị chân, thiện, mỹ. Văn hóa
dân tộc được bảo tồn và hòa vào dòng chảy chung của văn hóa nhân loại. Nhiều nhà
nghiên cứu đã khẳng định: “Lễ hội truyền thống là một loại hình sinh hoạt văn hóa dân
gian tổng hợp rất độc đáo của nền văn hóa dân tộc, mà trong đó các yếu tố tinh hoa là
các giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng tiêu biểu và khá bền vững thuộc về bản sắc
văn hóa dân tộc, được bảo tồn, lưu truyền và phát huy cao độ trong đời sống xã hội, trải
qua nhiều thời đại lịch sử” .
Khái quát lại, lễ hội truyền thống có 5 giá trị cơ bản:
Thứ nhất, lễ hội truyền thống hướng con người tới cội nguồn và truyền thống lịch
sử. Con người càng hiện đại thì càng có nhu cầu hướng về cội nguồn. Con người dù ở
đâu, thời kỳ nào vẫn luôn phải trả lời câu hỏi: mình đang ở đâu? mình từ đâu tới? khi
đến với lễ hội mọi người được trở về quê cũ, thăm lại dấu tích liên quan đến các anh
hùng dân tộc, các sự kiện lịch sử, hay những vùng đất văn hóa… qua đó nhận thức được
về nguồn cội của mình, tôn kính nguồn cội ấy.
Thứ hai, lễ hội đáp ứng nhu cầu cố kết, biểu dương sức mạnh cộng đồng. Mỗi cộng
đồng hình thành và tồn tại trên nền tảng gắn kết nhất định, trong đó có sự gắn kết về
nguồn gốc, có sự gắn kết về nhu cầu đồng cảm. Lễ hội nào cũng là thuộc về một cộng
đồng người nhất định, đó có thể là cộng đồng làng xã (hội làng), cộng đồng nghề nghiệp
(hội nghề), cộng đồng tôn giáo (hội chùa, hội đền, hội nhà thờ), cộng đồng dân tộc (hội
đền Hùng) đến cộng đồng nhỏ hẹp hơn, như gia tộc, dòng họ. “Mỗi cộng đồng hình
thành và tồn tại trên cơ sở của những nền tảng gắn kết, như gắn kết do cùng cư trú trên
một lãnh thổ, (cộng cư), gắn kết về sở hữu tài nguyên và lợi ích kinh tế (công hữu), gắn
kết bởi số mệnh chịu sự chi phối của một lực lượng siêu nhiên nào đó (cộng mệnh), gắn
kết bởi nhu cầu sự đồng cảm trong các hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hóa (cộng
cảm)... Lễ hội là môi trường góp phần quan trọng tạo nên niềm cộng mệnh và cộng cảm
của sức mạnh cộng đồng” .
Thứ ba, lễ hội thỏa mãn nhu cầu đời sống tâm linh khi lễ hội thuộc về tín ngưỡng,
tôn giáo. Đời sống tâm linh đôi khi quan trọng không kém đời sống vật chất và “lễ hội
góp phần làm thỏa mãn nhu cầu về đời sống tâm linh của con người, đó là cuộc đời th ứ
hai, đó là trạng thái thăng hoa từ đời sống trần tục, hiện hữu” .
Thứ tư, lễ hội thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ văn hóa. Mọi người được hòa mình vào
cuộc vui, cuộc chơi. Trong cuộc sống hối hả, những trò chơi dân gian ít có điều kiện để
được tổ chức và nhiều khi chúng ta cũng không lưu tâm đến nó, nhưng tham gia lễ hội,
mọi người có dịp thăng hoa những giá trị đời sống nội tâm, có điều kiện hòa nhập vào
không khí chung, từ đó tạo nên niềm vui chung của cộng đồng trong một làng quê, hay một vùng nào đó.
Thứ năm, lễ hội là môi trường để trao truyền các giá trị văn hóa từ đời này sang đời
khác. Mỗi nền văn hóa, phong tục tập quán đều bắt nguồn từ những chuẩn mực giá trị
được hình thành từ sâu xa trong lịch sử dân tộc. Dù muốn hay không, mỗi thế hệ tiếp
nối đều phải đón nhận sự chi phối từ truyền thống lịch sử của dân tộc mình, trong đó có
những tập quán tốt đẹp, những di sản văn hóa mang giá trị to lớn. Qua lễ hội, tính giáo
dục cộng đồng, tập thể được mọi người đón nhận với thái độ cởi mở và hồ hởi hơn.
Điểm quan trọng nhất trong các lễ hội ở chỗ, mỗi cá nhân tham dự một cách tự nguyện
đều cảm thấy mình là thành viên không thể tách rời cộng đồng trong lễ hội ấy. Lễ hội
chính là sợi dây gắn liền quá khứ với hiện tại, là bảo tàng sống của văn hóa dân tộc, góp
phần khơi dậy sức mạnh tiềm tàng vốn có, tạo nên động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - văn hóa - xã hội của đất nước.
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ LỄ HỘI ĐẶC SẮC Ở TÂY NAM BỘ
2.1 Lễ hội sinh hoạt đời th ờ ư ng
Lễ hội sinh hoạt đời thường ở Tây Nam Bộ là một dạng lễ hội tổ chức để tôn
vinh và giới thiệu nét văn hóa đặc trưng của vùng đất này, là một trong những
nét đẹp văn hóa đặc trưng của các dân tộc ở Tây Nam Bộ. Những lễ hội này
thường được tổ chức hàng năm vào dịp lễ, tết hoặc trong các sự kiện đặc biệt
như cưới hỏi, lễ tang và những ngày đầu xuân mới.
Mỗi lễ hội có đặc điểm riêng, phù hợp với bản sắc văn hóa của từng địa
phương. Tuy nhiên, chung quy lại, các lễ hội sinh hoạt đời thường ở Tây Nam
Bộ đều mang đậm chất dân gian, tươi vui, ấm áp và tràn đầy sức sống. Ngoài ra,
các lễ hội này còn là dịp để người dân kết nối, giao lưu, tăng cường tình đoàn
kết trong cộng đồng, đồng thời thu hút du khách đến tham quan và trải nghiệm
văn hóa đặc sắc của Tây Nam Bộ.
2.1.1 Đua ghe Ngo – Sóc Trăng
Một trong những lễ hội đặc sắc nhất của Tây Nam Bộ là Đua ghe Ngo ở Sóc
Trăng. Đây là lễ hội truyền thống của người Khmer, diễn ra vào ngày 15/4 âm lịch
(thường là tháng 5 dương lịch). Lễ hội này được tổ chức để kỷ niệm ngày Nhân tướng
quân tổng đốc Ngo Đình Diệm bị ám sát.
Đua ghe Ngo diễn ra trên dòng sông Vĩnh Hậu, thu hút rất đông khách du lịch và
người dân địa phương tham gia. Các đội đua ghe đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn Sóc Trăng. Mỗi ộ
đ i ghe có 20 người chạy, chia thành 4 tầng. Người đi đầu phải cầm
cờ, những người khác chạy đều tay cầm chèo. Để giành chiến thắng, các đội đua ghe
phải chạy thật nhanh và tập trung cao độ, đồng thời phối hợp tốt để không bị rớt chèo hay lật ghe .
Lễ hội Đua ghe Ngo không chỉ mang tính giải trí, mà còn thể hiện tinh thần đoàn
kết, sức mạnh và sự kiên trì của người dân Khmer. Đây cũng là dịp để người dân tôn
vinh và kính cẩn công ơn của vua Nguyễn trong việc xây dựng và phát triển vùng đất
này. Ngoài ra, lễ hội còn giúp thúc đẩy phát triển du lịch và góp phần giữ gìn và phát
huy giá trị văn hóa truyền thống của Tây Nam Bộ. Đua ghe Ngo là một tr
ò chơi dân gian có từ lâu đời, đã trở thành một lễ hội truyền
thống của người dân Sóc Trăng và các tỉnh lân cận. Trong lễ hội này, người ta thi đua
nhau chèo ghe trên sông, kênh với tốc độ nhanh nhất ể
đ giành chiến thắng. Mỗi chiếc
ghe có độ dài khoảng 20-30 mét, được làm bằng gỗ, có hình thù đặc trưng của từng
làng, xã. Ghe được trang bị đầy đủ các thiết bị như mái che, cần gác, những cây chèo to, dài để đảm ả
b o tốc độ và an toàn cho người chèo. Đặc biệt, trên mỗi chiếc ghe đều
có một cặp chim Ngo bằng gỗ được gắn trên đầu ghe, tượng trưng cho sự may mắn,
thành công trong cuộc đua.
Lễ hội Đua ghe Ngo có ý nghĩa rất quan trọng đối với người dân Sóc Trăng và
các tỉnh lân cận. Đây là dịp để người dân quây quần bên gia đình, bạn bè, tổ chức các
hoạt động vui chơi giải trí, thưởng thức những món ăn đặc sản của địa phương như
bánh pía, bánh ít lá gai, bánh khọt... Ngoài ra, Lễ hội Đua ghe Ngo còn góp phần tăng
cường tình đoàn kết, giao lưu, hợp tác giữa các làng, xã, đồng thời cũng là dịp để
người dân truyền lại những giá trị văn hóa truyền thống cho thế hệ sau.
Không chỉ có ý nghĩa văn hóa, Lễ hội Đua ghe Ngo còn đóng góp rất lớn cho
phát triển kinh tế và du lịch của Sóc Trăng. Lễ hội này thu hút hàng ngàn du khách
đến tham gia và trải nghiệm. Nhiều khách du lịch đến từ các tỉnh lân cận cũng đến
tham dự để tìm hiểu văn hóa, con người, đặc sản của địa phương. Trong thời gian diễn
ra lễ hội, nhiều tiệc cưới, lễ hội tôn giáo, hội nghị, triển lãm... được tổ chức để phục vụ nhu cầu của du khách.
Ngoài ra, Lễ hội Đua ghe Ngo cũng tạo ra một nguồn thu nhập khá ổn định cho
người dân địa phương. Trong quá trình chuẩn bị cho lễ hội, các ộ h gia đình, cơ sở sản
xuất đồ gỗ, đồ dùng trang trí... được thuê để sản xuất, cung cấp các sản phẩm cho lễ hội. Cá
c nhà hàng, quán ăn, khách sạn... cũng có cơ hội phát triển kinh doanh trong
thời gian diễn ra lễ hội. Đặc biệt, các ngành nghề liên quan đến du lịch như vận
chuyển, lưu trú, dịch vụ hướng dẫn du lịch... cũng được hưởng lợi từ sự phát triển của lễ hội .
Tóm lại, Lễ hội Đua ghe Ngo không chỉ là một lễ hội sinh hoạt đời thường đặc
sắc của Tây Nam Bộ, mà còn có ý nghĩa văn hóa, kinh tế và du lịch rất quan trọng đối
với Sóc Trăng. Lễ hội này là nơi để người dân và du khách trải nghiệm và tìm hiểu
văn hóa đặc sắc của địa phương, đồng thời cũng là nguồn thu nhập khá ổn định cho
người dân và các doanh nghiệp địa phương.
2.2 Lễ hội anh hùng dân tộc
Lễ hội Anh hùng dân tộc là một trong những lễ hội truyền thống có ý nghĩa vô cùng
quan trọng đối với dân tộc Việt Nam. Đây là dịp để tưởng nhớ và tri ân các anh hùng
dân tộc đã hy sinh để bảo vệ đất n ớ
ư c, dân tộc. Đồng thời, lễ hội còn là dịp để truyền
bá tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết, tinh thần bảo vệ truyền thống văn hóa của
dân tộc. Lễ hội Anh hùng dân tộc cũng là dịp để tôn vinh và giới thiệu văn hóa truyền
thống của dân tộc Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Nhờ Lễ hội này, nhiều người đã biết ế
đ n sự kiện này và đến Việt Nam để tìm hiểu thêm về văn hóa và lịch sử của đất nước.
2.2.1 Lễ hội Nguyễn Trung Trực
Lễ hội Nguyễn Trung Trực tại vùng đất rừng vàng biển bạc Kiên Giang diễn ra
trong 3 ngày từ 26 đến 28 tháng 8 âm lịch hàng năm và được tổ chức ở khu đình thờ
thuộc địa bàn phường Vĩnh Thanh, Thành phố Rạch Giá, để tưởng nhớ và tôn vinh Anh
hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực - một trong những anh hùng dân tộc nổi tiếng của
Việt Nam, với những đóng góp lớn cho sự nghiệp đấu tranh giành lại độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam.
Lễ hội Nguyễn Trung Trực có nhiều đặc trưng và đặc điểm nổi bật. Đầu tiên, lễ hội
được tổ chức vào ngày 26/
8 đến 28/8 âm lịch hàng năm, kéo dài từ nhiều ngày trước đó
đến ngày lễ chính. Thứ hai, lễ hội có sự tham gia đông đảo của cả người dân địa phương
lẫn khách du lịch đến từ khắp nơi. Thứ ba, lễ hội có nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc
như diễu hành, biểu diễn nghệ th ậ
u t, đàn dương cầm và các trò chơi dân gian. Lễ hội
Nguyễn Trung Trực còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng về mặt văn hóa và tinh thần.
Đây là dịp để người dân địa phương cùng nhau tưởng nhớ và tôn vinh Anh hùng dân
tộc Nguyễn Trung Trực, đồng thời cũng là dịp để gìn giữ và phát triển các giá trị văn
hóa truyền thống của địa phương. Ngoài ra, lễ hội còn là dịp để các du khách đến tham
gia, trải nghiệm và tìm hiểu về văn hóa, tinh thần và lịch sử của Thành phố Rạch Giá,
đóng góp vào sự phát triển kinh tế và du lịch địa phương.Trên thế giới, lễ hội Nguyễn
Trung Trực đã được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến và yêu thích. Điều
này chứng tỏ rằng, lễ hội không chỉ đáp ứng được nhu cầu văn hóa, tinh thần của người
dân địa phương, mà còn là một sản phẩm văn hóa du lịch tiềm năng của cả nước. Việc
phát triển lễ hội Nguyễn Trung Trực cũng đồng nghĩa với việc tăng cường sức hút du
lịch của địa phương, góp phần vào việc phát triển kinh tế địa phương, nâng cao đời sống
người dân và góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa. Tổ chức lễ hội Nguyễn
Trung Trực không chỉ mang tính tôn vinh Anh hùng dân tộc, mà còn là một nghĩa cử
quan trọng của nhà nước và cộng đồng địa phương trong việc bảo tồn và phát huy giá
trị lịch sử, văn hóa của đất nước. Lễ hội không chỉ giúp người dân hiểu hơn về lịch sử,
truyền thống của địa phương và đất nước mà còn đóng góp vào việc nâng cao nhận thức,
tình yêu đất nước, lòng tự hào về dân tộc và đất nước Việt Nam.
2.3 Lễ hội tôn giáo tín ngưỡng
Lễ hội tôn giáo tĩnh ngưỡng là một nghi thức trang trọng và trọng đại trong các tôn
giáo khác nhau trên thế giới. Nó thường được tổ chức để đánh dấu sự chuyển tiếp từ
giai đoạn này sang giai đoạn khác trong cuộc đời của một người, như là sự chuyển từ
tuổi thơ sang tuổi trưởng thành, hoặc từ cuộc sống này sang cuộc sống sau khi qua đời.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về lễ hội tôn giáo tĩnh ngưỡng và ý nghĩa của nó.
Ngoài ra, lễ hội tĩnh ngưỡng còn có ý nghĩa về mặt tâm linh. Những người tham
gia lễ hội tĩnh ngưỡng thường được dạy cách đối diện với các thách thức và khó khăn
trong cuộc sống, và cách vượt qua chúng bằng cách tuân thủ các giáo huấn của tôn giáo.
Lễ hội tĩnh ngưỡng cũng có thể giúp người tham gia có được một sự hiểu biết sâu sắc
hơn về các giá trị và nguyên tắc của tôn giáo, và giúp họ tìm kiếm sự bình an và niềm vui trong cuộc sống.
2.3.1 Lễ hội vía Bà Chùa Xứ
Lễ hội vía Bà Chùa Xứ có ý nghĩa chính là tôn vinh và thờ cúng Thiên Y A Na, người đ ợ
ư c xem là thần linh bảo vệ vùng đất này. Theo truyền thuyết, khi xưa đất
nước Việt Nam vẫn còn bị xâm lược, Thiên Y A Na đã đến cứu giúp và bảo vệ nhân
dân. Do đó, người dân tại vùng đất này đã tôn thờ và tổ chức lễ hội để tưởng nhớ và
cầu nguyện cho sự bảo vệ của Thiên Y A Na.
Lễ hội vía Bà Chùa Xứ kéo dài từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 2 âm lịch và thu hút
rất đông du khách và người dân trong và ngoài tỉnh đến tham gia. Trong các ngày của
lễ hội, người dân đến tham gia sẽ được thực hiện nhiều hoạt động, bao gồm cúng tế,
diễu hành, xông đất, đốt pháo, hát dân ca, chầu đài, chơi trò chơi dân gian, múa lân, múa rồng, v.v.
Điểm đặc biệt của lễ hội vía Bà Chùa Xứ là cách thức diễu hành, trong đó có sự xuất
hiện của nhiều trống đồng lớn, những người điêu khắc gỗ, các tượng linh thiêng, những
người mang các cờ và những đại diện của các gia đình có công với lễ hội. Tất cả các
hoạt động trong lễ hội đều diễn ra trong không khí trang trọng và linh thiêng.
Lễ hội vía Bà Chùa Xứ không chỉ có ý nghĩa tôn giáo, mà còn là một dịp để người
dân có thể tụ tập, giao lưu, học hỏi và thể hiện tình yêu đất nước, tình yêu với đất trời
và tôn giáo của mình. Ngo ài ra, Lễ hội vía Bà Chùa Xứ cũng đóng góp không nhỏ vào
việc bảo tồn và phát triển văn hóa, truyền thống và tôn giáo của người dân Việt Nam.
Lễ hội không chỉ thu hút du khách đến từ các địa phương khác trong nước, mà còn thu
hút rất nhiều du khách quốc tế đến tham quan và trải nghiệm văn hóa Việt Nam. Bên
cạnh đó, Lễ hội vía Bà Chùa Xứ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giới thiệu văn
hóa, truyền thống và tôn giáo của người dân Việt Nam ra thế giới. Nhờ những nỗ lực
của chính quyền địa phương, Lễ hội vía Bà Chùa Xứ đã được công nhận là di sản văn
hóa phi vật thể quốc gia từ năm 2016, đồng thời cũng được UNESCO đánh giá là một
trong những lễ hội tôn giáo tĩnh ngưỡng có giá trị văn hóa lớn.
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ ở tỉnh An Giang có ý nghĩa rất quan trọng đối với người
dân trong vùng và cả đất nước Việt Nam. Đây là một lễ hội tín ngưỡng, được tổ chức
để tưởng nhớ và tôn vinh Thánh Mẫu, người được coi là vị thần bảo hộ cho những người
đang sống trên địa bàn xã Châu Đốc.
Theo truyền thống, Bà Chúa Xứ được xem là thần linh bảo vệ và mang lại may mắn
cho người dân trong vùng. Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ được tổ chức nhằm bày tỏ lòng thành
kính, sự tôn trọng và tình cảm sâu sắc của người dân đối với vị thần linh này.
Trong lễ hội, người dân đến thăm Đền Bà Chúa Xứ để cầu nguyện, dâng hương, lễ
bái và tảo mộc. Ngoài ra, lễ hội còn có các hoạt động giải trí như hát, múa, diễu hành
và các trò chơi dân gian để tạo ra một không khí vui tươi và hào hứng cho người dân
địa phương và du khách. Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ ở tỉnh An Giang có ý nghĩa văn hóa,
tôn giáo và tâm linh đặc biệt đối với người dân trong vùng, đồng thời cũng thu hút sự
quan tâm của rất nhiều du khách đến tham gia và tìm hiểu về văn hóa truyền thống của
Việt Nam. Ngoài ý nghĩa tôn giáo và tâm linh, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ ở tỉnh An Giang
còn có ý nghĩa về mặt kinh tế và du lịch. Lễ hội thu hút hàng ngàn du khách đến tham
quan và trải nghiệm không chỉ các hoạt động tôn giáo mà còn cả các hoạt động văn hóa,
giải trí, mua sắm và ẩm thực.
Đặc biệt, với sự phát triển của ngành du lịch, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ đã trở thành
một điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước. Đây là dịp để du khách được
khám phá và tìm hiểu về nền văn hóa và tín ngưỡng dân tộc, thưởng thức các món ăn
truyền thống và mua sắm các sản phẩm địa phương. Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ ở tỉnh An
Giang có ý nghĩa to lớn đối với cả người dân trong vùng và du khách. Nó không chỉ
mang lại giá trị về mặt tôn giáo và tâm linh mà còn góp phần quan trọng vào sự phát
triển kinh tế và du lịch của địa phương và đất nước. Lễ hội vía Bà Chùa Xứ là một trong
những lễ hội tôn giáo tĩnh ngưỡng có nét đặc trưng và ý nghĩa đặc biệt ở Việt Nam. Lễ
hội không chỉ có ý nghĩa tôn giáo, mà còn là dịp để người dân tập trung, giao lưu và thể
hiện tình yêu đất nước, tình yêu với đất trời và tôn giáo của mình. Lễ hội cũng đóng góp
không nhỏ vào việc bảo tồn và phát triển văn hóa, truyền thống và tôn giáo của người
dân Việt Nam, đồng thời giới thiệu văn hóa Việt Nam ra thế giới.
2.3.2 Lễ hội Kỳ Yên
Lễ hội kỳ yên (cúng thượng điền, hạ điền) Đình thần Tân Lộc được tổ chức vào
ngày 16 - 17 tháng 2 âm lịch hằng năm, nhằm để tạ ơn các bậc tiền hiền và cầu mong
“mưa thuận, gió hòa, quốc thái, dân an”.
Lễ hội Kỳ Yên mang ý nghĩa lịch sử, tôn giáo và văn hóa đặc biệt. Nó tưởng nhớ và
tôn vinh công lao của vị thánh nữ Trần Thị Đăng, người đã cống hiến cuộc đời để giúp
đỡ nhân dân. Đồng thời, Lễ hội Kỳ Yên cũng là dịp để người dân đến hành hương và
cầu nguyện cho sự an lành, hạnh phúc, bình yên cho gia đình và cộng đồng.
Lễ hội Kỳ Yên cũng đóng góp rất nhiều cho việc bảo tồn và phát triển văn hóa truyền
thống của người dân Việt Nam, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tham
quan và tìm hiểu về văn hóa và tôn giáo của người dân địa phương. Ngoài ra, Lễ hội
cũng là dịp để kết nối, tương tác giữa các thế hệ, tạo sự đoàn kết và gắn bó trong cộng đồng.
Lễ hội Kỳ Yên không chỉ có ý nghĩa tôn giáo, mà còn có ý nghĩa về mặt văn hóa và
xã hội. Nó là dịp để người dân địa phương gặp gỡ, trò chuyện, trao đổi kinh nghiệm và
tạo sự đoàn kết. Đồng thời, Lễ hội cũng giúp cho du khách hiểu rõ hơn về văn hóa và
phong tục tập quán của người dân Việt Nam. Ngoài ra, Lễ hội Kỳ Yên còn đóng góp
quan trọng vào việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.
Đó là những giá trị về tôn giáo, văn hóa, lịch sử, đóng góp vào việc thúc đẩy du lịch,
tạo nên sự phát triển kinh tế cho địa phương.
Lễ hội Kì Yên là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng của tỉnh Cần Thơ,
với ý nghĩa lịch sử và văn hóa đặc biệt. Lễ hội đánh dấu sự kiện quan trọng trong lịch
sử dân tộc Việt Nam, khi một người con trai dũng cảm đã hy sinh để cứu dân và giữ
nước, được ghi nhận trong truyền thuyết về anh hùng Kì Yên.
Lễ hội Kì Yên không chỉ là dịp để tôn vinh và tưởng nhớ các anh hùng, tướng quân
và người dân dũng cảm đã đóng góp cho sự phát triển và bảo vệ đất nước, mà còn là dịp
để thể hiện lòng kính trọng và tri ân của thế hệ sau đối ớ
v i những người đi trước. Đồng
thời, lễ hội cũng có ý nghĩa đưa bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc ra ngoài, giúp
quảng bá hình ảnh và văn hóa của địa phương đến du khách trong và ngoài nước.