Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của Công ty Viettel | Bài tiểu luận kết thúc học phần Nhập môn Quản trị kinh doanh | Trường Đại học Phenikaa

Viettel Telecom hiện đang là nhà mạng giữ thị phần lớn nhất trên thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam. Sản phẩm nổi bật nhất của Viettel hiện nay là mạng di động Viettel Mobile. Các ngành nghề chính của tập đoàn bao gồm: ngành dịch vụ viễn thông & CNTT; ngành nghiên cứu sản xuất thiết bị điện tử viễn thông, ngành công nghiệp quốc phòng, ngành công nghiệp an ninh mạng và ngành cung cấp dịch vụ số. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KINH TẾ & KINH DOANH
----- ------
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN NHẬP MÔN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỀ TÀI
TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
TY VIETTEL
Nhóm sinh viên thực hiện :
10
Thành viên nhóm
Trần Hải Đường – 23012495
Nguyễn Thị Thu Hoài – 23012653
Nguyễn Ngọc Huyền – 23012553
Lê Thị Huyền – 23012598
Lớp :
QTKD-4
Ngành :
Quản trị kinh doanh
Khóa :
K17
Giảng viên hướng dẫn :
TS. Bùi Quý Thuấn
Mục Lục
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................
1. Giới thiệu mục tiêu học phần................................................................................
2. Lý do học ngành quản trị kinh doanh của nhóm...................................................
PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VIETTEL 1. Quá trình hình thành
phát triển của Công ty Viettel
1.1. Tên, địa chỉ và quy mô hoạt động của Viettel
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Viettel
1.3. Giới thiệu mục tiêu học phần
1.4. Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi
1.5. Định hướng phát triển của Viettel
2. Cơ cấu tổ chức
2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức 2.2. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận
2.2.1. Phòng Kinh doanh
2.2.2. Phòng kế toán
2.2.3. Phòng Marketing
2.2.4. Phòng dịch vụ khách hàng
2.3. Mô tả hoạt động kinh doanh và tính hấp dẫn của ngành nghề kinh doanh của
Viettel
3. Mô tả những vị trí việc làm chính
3.1. Giám đốc kinh doanh
3.2. Giám đốc marketing
PHẦN 2. BÀI HỌC RÚT RA CỦA NHÓM SINH VIÊN VỀ ĐỢT TRẢI
NGHIỆM
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ PHẦN MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu mục tiêu học phần
Hiểu rõ về chương trình Quản trị kinh doanh
Định hướng việc lập kế hoạch học tập cá nhân
Hướng dẫn nghiên cứu khoa học
Các phương pháp học ở Đại học
Hướng dẫn các kỹ năng cần thiết cho học tập, nghiên cứu và giao tiếp
2. Lý do học ngành quản trị kinh doanh của nhóm/bạn là gì?
Học ngành Quản Trị Kinh Doanh ( QTKD ) là một quá trình quan trọng và
có ảnh hưởng sâu rộng đối với sự phát triển của cá nhân và sự nghiệp của
một người khi bước chân vào thị trường lao động. Trước khi đưa ra quyết
định lựa chọn ngành Quản Trị Kinh Doanh, nhóm sinh viên chúng tôi hiểu
rằng ngành đem lại rất nhiều lợi ích. Đầu tiên, nó cung cấp kiến thức toàn
diện, giúp ta hiểu biết sâu rộng về kinh doanh, về các khía cạnh cơ bản của
kinh doanh như quản lí, marketing, tài chính, kế toán, chiếc lược và quản trị
nguồn nhân lực. Kiến thức này cung cấp cho ta cái nhìn toàn diện về các
cách tổ chức hoạt động và tương tác trong môi trường kinh doanh.
Được phát triển toàn diện kỹ năng, có tư duy tổng hợp, toàn vẹn về tất cả các
vấn đề của một doanh nghiệp như các kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý, tư duy
logic. Học được cách lãnh đạo, quản lý thời gian, tạo ra các chiến lược hiệu
quả, và giải quyết vấn đề trong môi trường kinh doanh đa dạng. Học quản trị
kinh doanh tại Phenikaa được khuyến khích tư duy sáng tạo, giúp sinh viên
phát triển rất nhiều kĩ năng một cách linh hoạt và sáng tạo
Quản Trị Kinh Doanh mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp. Với kiến thức về
quản trị kinh doanh, em có thể đảm nhận nhiều vai trò khác nhau trong các
doanh nghiệp, từ quản lý dự án đến chiến lược kinh doanh. Có kiến thức và
kỹ năng vững chắc về Quản Trị Kinh Doanh là yếu tố quan trọng để chúng
tôi có thể tiến xa trong sự nghiệp
Giúp ta hiểu rõ hơn về tầm ảnh hưởng của kinh doanh trong xã hội, kinh
doanh không chỉ là việc tạo ra lợi nhuận mà còn đóng vai trò quan trọng
trong việc tạo ra giá trị cho xã hội. Hiểu rõ về tầm ảnh hưởng của doanh
nghiệp đối với cộng đồng, môi trường và xã hội giúp chúng tôi thấu hiểu và
tham gia vào các chiến lược phát triển bền vững
Đặc biệt, khi chúng tôi ra có ý định hay ra quyết định khởi nghiệp, việc hiểu
về quản trị kinh doanh là vô cùng quan trọng. Ngành cung cấp cho ta cơ sở
vững chắc để xây dựng và quản lý doanh nghiệp thành công từ việc lên kế
hoạch, chiếc lược, quản lý tài chính đến quản lý nhân sự.
Tóm lại, Ngành Quản Trị Kinh Doanh không chỉ cung cấp kiến thức vững vàng về
kinh doanh còn còn phát triển triển năng quan trọng để thành công trong sự
nghiệp và đóng góp tích cực vào sự phát triển của xã hội. Hành động này không chỉ
làm giàu thêm cho bản thân mà còn mang lại giá trị lớn cho cộng đồng và nền kinh
tế nói chung.
PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VIETTEL
1.1. Tên, địa chỉ và quy mô hoạt động của Công ty
H1.1. Trụ sở chính của Viettel ( Ảnh : Internet )
Viettel tên đầy đủ Tập đoàn Công Nghiệp Viễn Thông Quân đội của Viettel
được thành lập vào ngày 01/06/1989, doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn
nhà nước do Bộ Quốc Phòng thực hiện quyền chủ sở hữu. Đây doanh nghiệp viễn
thông slượng khách hàng lớn nhất trên toàn quốc. Viettel một nhà cung cấp
dịch vụ viễn thông với hoạt động kinh doanh trải dài 13 quốc gia từ Châu Á, Châu
Mỹ đến Châu Phi với quy thị trường 270 triệu dân. Sản phẩm nổi bật của Tập
Đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel mạng di động Viettel Mobile Viettel
Telecom.
Viettel Telecom hiện đang là nhà mạng giữ thị phần lớn nhất trên thị trường dịch vụ
viễn thông Việt Nam. Sản phẩm nổi bật nhất của Viettel hiện nay mạng di động
Viettel Mobile. Các ngành nghề chính của tập đoàn bao gồm: ngành dịch vụ viễn
thông & CNTT; ngành nghiên cứu sản xuất thiết bị điện tử viễn thông, ngành công
nghiệp quốc phòng, ngành công nghiệp an ninh mạng ngành cung cấp dịch vụ số.
Năm 2019, kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Tập đoàn, tòa nhà lịch sử với kiến trúc
độc đáo chính thức đi vào hoạt động. Thiết kế của trụ sở chính lấy cảm hứng từ logo
Viettel - đại diện cho thương hiệu, triết kinh doanh các giá trị cốt lõi của Tập
đoàn. Trụ sở địa chỉ tại D26, Khu đô thị mới Yên Hòa, quận Cầu Giấy,
được xây dựng trên diện tích 18.121 m2. Toàn bộ mái của công trình được phxanh,
vuốt cong từ dưới chân mái lên đỉnh theo hình logo thể hiện khát vọng vươn cao,
vươn xa của Viettel.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Viettel 1.0 – Công ty xây dựng công trình cột cao ( 1989 – 1999 )
01.06.1989 : Thành lập Tổng Công ty Điện tử Thiết bị Thông tin
( Sigelco ), tiền thân của Viettel
1990 : Xây dựng tuyến vi ba số AWA đầu tiên tại Việt Nam
1995 : Đổi tên thành Công ty Điện Tử Viễn thông Quân đội
1999 : Hoàn thành dự án cáp quang Bắc – Nam
Viettel 2.0 – Phổ cập dịch vụ di động ở Việt Nam ( 2000 – 2009 )
2000 : Phá thế hệ độc quyền viễn thông bằng dịch vụ VoIP 178
2004 : Khai trương dịch vụ di động Việt nam với đầu số 098
2008 : Trở thành doanh nghiệp viễn thông có thị phần lớn nhất Việt Nam
2009 : Vươn ra quốc tế với hoạt động kinh doanh tại Lào và Campuchia
2009 : Xây dựng hạ tầng mạng lưới 3G lớn nhất Việt Nam
Viettel 3.0 – Tập đoàn công nghệ toàn cầu ( 2010 – 2019 )
2016 : Lọt Top 30 Hãng Viễn thông lớn nhất thế giới
2017 : Trở thành nhà mạng đầu tiên kinh doanh 4G trên toàn quốc
2018 : Khai trương thị trường quốc tế thứ 10, phủ sóng dịch vụ khắp
Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi
2018 : Chính thức đổi tên thành “Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông
quân đội”
Viettel 4.0 – Tập đoàn toàn cầu tiên phong kiến tạo xã hội số ( 2019 – nay )
2019 : Top 50 nhà mạng đầu tiên trên thế giới triển khai công nghệ kết
nối vạn vật BNB – loT
2019 : Trải nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên của Việt Nam
2021 : Tái định vị thương hiệu với sứ mệnh mới “Tiên phong chủ lực
kiến tạo xã hội số”
1.3. Lĩnh vực kinh doanh
Viettel hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngoài mảng viễn thông, doanh
nghiệp còn nhiều lĩnh vực kinh doanh khác rất đa dạng như :
Phát triển các sản phẩm, dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, phát
thanh, truyền hình và truyền thông đa phương tiện
Kinh doanh các dịch vụ bưu chính viễn thông trong nước và quốc tế
Cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động
Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa và kinh doanh các dịch vụ ứng dụng, dịch vụ giá
trị gia tăng viễn thông, công nghệ thông tin, truyền hình
Cung ứng dịch vụ tài chính, dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán, dịch
vụ trò chơi điện tử,... mà Viettel cung cấp
Tư vấn quản lý, khảo sát, thiết kế, xây dựng, lập dự án, quản lý đầu tư, xây
lắp, điều hành, vận hành khai thác, cho thuê công trình, thiết bị, hạ tầng
mạng lưới viễn thông và đồ dùng hữu hình khác ở trong và người nước
Nghiên cứu, phát triển, chế tạo, sản xuất, sửa chữa, cải tiến, bảo dưỡng, kinh
doanh, chuyển giao công nghệ, xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm, trang thiết
bị quân sự, phương tiện, kỹ thuật,..., công cụ hỗ trợ phục vụ quốc phòng, an
ninh
Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển, nghiên cứu, phát triển, chế
tạo, sản xuất, nhập khẩu hàng lượng dụng
Nghiên cứu phát triển, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu sản
phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và an toàn thông tin mạng
Hoạt động quảng cáo, nghiên cứu thị trường
Hoạt động tư vấn, quản lý, tổ chức, giới thiệu và xúc tiến thương mại
Hoạt động kinh doanh bất động sản, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, địa ốc
Hoạt động thể thao, đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp nguồn nhân lực phục vụ
hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước và nước ngoài của Tập đoàn
Viettel
1.4. Sứ mệnh, Tầm nhìn và Giá trị cốt lõi
Sứ mệnh: “Sáng tạo để phục vụ con người” (Caring Innovator)
Mỗi cá thể riêng biệt cần được tôn trọng, quan tâm & lắng nghe, thấu hiểu và phục
vụ một cách riêng biệt. Viettel luôn hướng tới những giá trị thực tiễn, đặt cảm nhận
của khách hàng lên hàng đầu, liên tục đổi mới sáng tạo với hy vọng cùng khách
hàng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ một cách hoàn hảo. Nền tảng cho một doanh
nghiệp phát triển là xã hội. Viettel cũng cam kết tái đầu đầu tư lại cho xã hội thông
qua việc gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động xã hội đặc
biệt là các chương trình phục vụ cho y tế, giáo dục và hỗ trợ người nghèo
Tầm nhìn:
Trở thành Tập đoàn công nghệ kinh doanh toàn cầu; duy trì vị thế dẫn
dắt số 1 Việt Nam về Viễn Thông & Công nghiệp công nghệ cao
Góp mặt trong Top 150 doanh nghiệp lớn nhất thế giới vào năm 2030
Giá trị cốt lõi :
Thực tiễn – Thách thức – Thích ứng – Sáng tạo – Hệ thống – Đông tây – Người
lính – Ngôi nhà chung Viettel
Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý : Việc rút ra kinh nghiệm
thông qua quá trình thực tiễn là một hình thức đánh giá mà Viettel áp
dụng trong văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp. Vì chỉ có thực
tiễn mới khẳng định được những lý luận và dự đoán đó là đúng hay sai.
Phương châm hành động của Viettel là liên tục điều chỉnh cho phù hợp
với thực tiễn.
Trưởng thành qua những thách thức và thất bại : Con người không
sợ mắc sai lầm, chỉ sợ không dám nhìn thẳng vào sai lầm để tìm cách sửa
chữa sai lầm đó. Nhưng đâu ai ngờ rằng sai lầm là cơ hội lớn để cho ra
sự phát triển tiếp theo và Viettel là Tập đoàn dám đối mặt với thất bại,
động viên những ai thất bại mà vực dậy bản ngã như triết lý “Vứt nó vào
chỗ chết thì nó sẽ sống”.
Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh : Sự cạnh tranh xuất hiện ở
mọi nơi và sẽ nhấn chìm những ai không dám đứng lên và thay đổi bản
thân để thích ứng với môi trường và người của Viettel liên tục tư duy để
điều chỉnh chiến lược và cơ cấu tổ thức cho phù hợp. “Cái duy nhất
không thay đổi đó là sự thay đổi” và tự nhân thức để thay đổi tạo ra động
lực thúc đẩy phát triển, bứt phá giới hạn.
Sáng tạo là sức sống : Phương châm hành động của Viettel là “suy nghĩ
không cũ về những gì không mới và trân trọng tôn vinh những ý tưởng
nhỏ nhất”. Viettel xây dựng một môi trường khuyến khích sáng tạo để
mỗi người Viettel hàng ngày có thể sáng tạo.
Tư duy hệ thống : là nghệ thuật để đơn giản hóa cái phức tạp vì đặc tính
của môi trường kinh doanh là sự phức tạp
Kết hợp Đông – Tây : Việc kết hợp văn hóa Đông Tây cũng có nghĩa là
luôn nhìn thấy hai mặt của một vấn đề nhưng không có nghĩa là pha trộn
với nhau. Viettel kết hợp tư duy, sự ổn định và cải cách, sự cân bằng và
động lực cá nhân để góp phần đa dạng hoá văn hoá ứng xử trong nội bộ
doanh nghiệp Viettel.
Truyển thông và cách làm người lính : Với tính chất là Tập đoàn công
nghiệp viễn thông Quân đội, văn hóa “Người lính” là một điều không thể
thiếu trong 8 giá trị cốt lõi Viettel và cũng là lý do văn hóa doanh nghiệp
của Tập đoàn Viettel phát triển vượt bậc như ngày hôm nay. Sự can
trường, không ngại gian khó, kiên định trong tư tưởng và sự tín nhiệm đã
làm nên sức mạnh và sự khác biệt của Viettel.
Viettel là ngôi nhà chung : Mỗi nhân viên đều là thành viên trong ngôi
nhà chung Viettel, được xây dựng và phát triển vững chắc bởi những
viên gạch là những cá thể riêng biệt, qua nhiều thế hệ, trung thành, đặt
lợi ích của doanh nghiệp lên trên lợi ích cá nhân
Đầu năm 2021, Viettel tuyên bố tái định vị thương hiệu. Với 8 giá trị cốt lõi trên
tiếp tục được duy trì, làm kim chỉ nam, Viettel bổ sung thêm giá trị cốt lõi mới là
Khát khao (Passionate) – nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ nguồn năng lượng, sức trẻ cho
thương hiệu.
1.5. Định hướng phát triển của Công ty
- Trở thành công ty số 1 Việt Nam về Viễn thông và Công nghệ thông tin
- Top 30 nhà cung cấp viễn thông lớn nhất thế giới, top 10 nhà đầu tư viễn
thông toàn cầu
- Nhà sản xuất thiết bị CNTT-VT hàng đầu khu vực
- Làm bùng nổ thị trường CNTT Việt Nam bằng cách bình dân hóa dịch
vụ, đưa CNTT-VT vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội
2. Cơ cấu tổ chức
2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
(H2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Viettel – Nguồn : tailieuhust.com )
Dựa vào sơ đồ trên ta nhận thấy Viettel được lãnh đạo bởi ông Tào Đức Thắng, chủ
tịch kiêm tổng giám đốc công ty cùng với 4 phó tổng giám đốc gồm ông Nguyễn
Thanh Nam, ông Nguyễn Đình Chiến, ông Đỗ Minh Phương và ông Đào Xuân Vũ.
Với việc phủ sóng rộng khắp cả nước, Viettel có ba trung tâm viễn thông tại ba
miền Bắc, Trung, Nam điều hành các trung tâm viễn thông các tỉnh thành thuộc
khu vực ba miền. Mỗi trung tâm sẽ có các phòng ban khác nhau chịu trách nghiệm
về các hoạt động của công ty. Tiếp đến gồm chi nhánh tại các quận, huyện chịu sự
quản lý của các trung tâm viễn thông của từng tỉnh thành. Cấp thấp hơn sẽ gồm các
cửa hàng, trung tâm bảo hành sẽ duy trì các hoạt động của công ty. Tại mỗi khu
vực địa lý, Ban lãnh đạo doanh nghiệp giao quyền cho nhà quản trị đứng đầu bộ
phận đảm nhiệm tất cả các chức năng.
Ngoài ra trên thế giới, mỗi quốc gia Viettel đều có 1 cơ quan riêng. Ví dụ:
- Tại Campuchia có nhà mạng Metfone
- Tại Lào thì có nhà mạng Unitel
- Tại Mozambique thì có nhà mạng Movitel
2.2. Chức năng nhiệm vụ các bộ phận
2.2.1. Phòng kinh doanh
Hoạch định, xây dựng các chiến lược kinh doanh cho Chi nhánh, thực hiện
triển khai kinh doanh các sản phẩm, phát triển doanh thu, khách hàng mới,
chăm sóc khách hàng
Xây dựng, phát triển và quản lý hệ thống khách hàng tiềm năng và khách
hàng hiện có
Thực hiện kế hoạch doanh số tháng/quý/năm
Phối hợp cùng các phòng ban giải quyết các khiếu nại của khách hàng (nếu
có) và thường xuyên thực hiện các công tác chăm sóc khách hàng
Thu nhập, tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin thị trường, nhu cầu khách
hàng, thông tin về đối thủ cạnh tranh và đưa ra đề xuất, kiến nghị
Tham mưu tư vấn, hỗ trợ cho Ban giám đốc các hoạt động kinh doanh nhằm
hoàn thành chỉ tiêu của Tổng Công ty
Thực hiện các công tác khác theo yêu cầu của giám đốc
2.2.2. Phòng kế toán
Thực hiện tạm ứng, đôn đốc hoàn ứng, tập hợp chứng từ, kiểm tra, đối soát
Chịu trách nhiệm quản lý vật tư tài sản trong chi nhánh.
Tiến hành theo dõi hạch toán các khoản thu chi, các kết quả hoạt động kinh
doanh của chi nhánh.
Cuối kỳ lập báo cáo kết quả kinh doanh, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh
doanh.
Tham mưu cho Ban giám đốc chi nhánh và lãnh đạo Phòng Tài chính TCT
về công tác tài chính chung tại chi nhánh
2.2.3. Phòng Marketing
Công tác nghiên cứu thị trường
Xây dựng các chương trình nghiên cứu thị trường phù hợp với đặc điểm
của chi nhánh và trên cơ sở hướng dẫn của các Công ty dịch vụ, bao gồm
các nội dung: số liệu kinh tế xã hội, nhu cầu và thực tế sử dụng dịch vụ,
các số liệu và tình hình hoạt động của đối thủ cạnh tranh so với Viettel.
Tổng hợp số liệu báo cáo về công tác nghiên cứu thị trường toàn Chi
nhánh.
Xây dựng, lưu giữ, phân tích cơ sỡ dữ liệu khách hàng. Công tác PR,
quảng cáo
Thực hiện tốt công tác truyền thông và bảo vệ thương hiệu
Phối hợp chặt chẽ với nhân viên để thu thập, phân tích cơ sở dữ liệu thị
trường nhằm xây dựng các chương trình xúc tiến bán hàng phục vụ việc
hoàn thành kế hoạch kinh doanh và mở rộng các hình thức, kênh phân
phối bán hàng mới.
Tổng hợp, kiểm tra, đánh giá về hình ảnh truyền thông để có thể kịp thời
đề xuất các biện pháp sửa chữa, thay mới nhằm đảm bảo hình ảnh chuyên
nghiệp, thu hút sự chú ý khách hàng.
Quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động PR, quảng cáo.
2.2.4. Phòng dịch vụ khách hàng
Tư vấn, giải đáp thắc mắc với từng khách hàng.
Hỗ trợ kỹ thuật.
Hỗ trợ đăng k và sử dụng các dịch vụ của Viettel.
2.3. Mô tả hoạt động kinh doanh và tính hấp dẫn từ ngành nghề kinh doanh
của công ty
2.3.1 Hoạt động kinh doanh
- Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ điện thoại chuyển mạch công cộng nội hạt
(PSTN).
- Cung cấp dịch vụ viễn thông đường dài trong nước và quốc tế sử dụng công
nghệVoIP.
- Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thuê kênh.
- Cung cấp dịch vụ Internet (OSP) và kết nối Internet (IXP).
- Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động.
- Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ bưu chính trong nước và quốc tế
- Hoạt động trong nhiều lĩnh vực như viễn thông, công nghệ thông tin, bảo hiểm,
tài chính, thương mại điện tử và năng lượng.
- Tập đoàn đã sở hữu quy mô lớn, số lượng khách hàng nhiều nhất cả nước khi
cung cấp dịch vụ viễn thông cho cả 13 quốc gia từ Châu Á, Châu Mỹ và Châu
Phi.
- Dịch vụ khảo sát thiết kế, lập dự án các công trình viễn thông, phát thanh truyền
hình
- Dịch vụ giá trị gia tăng
- Dịch vụ đầu tư tài chính
- Dịch vụ xây lắp công trình
- Dịch vụ xuất nhập khẩu thiết bị đồng bộ về điện tử cho các công trình thôngtin
và các sản phẩm điện tử viễn thông
- Dịch vụ công nghệ Wimax và 3G
2.3.2. Tính hấp dẫn của ngành
- Dịch vụ chất lượng cao: Viettel luôn đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu, đảm
bảo khách hàng có được trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng các dịch vụ viễn thông
của mình.
- Giá cả hợp lý: Viettel cung cấp các gói cước với giá cả phải chăng, phù hợp với
nhu cầu và túi tiền của đa số khách hàng.
- Đa dạng sản phẩm và dịch vụ: bao gồm điện thoại di động, internet, truyền hình
và các dịch vụ giá trị gia tăng khác, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
- Hỗ trợ khách hàng tận tình.
- Sự phát triển liên tục của Viettel.
3. Mô tả những vị trí việc làm chính
3.1. Giám đốc Kinh doanh tại Viettel
Hoạt động trong lĩnh vực quản lý, điều hành các hoạt động kinh doanh của công ty.
Đây là một vị trí chủ chốt trong việc xác định và thực hiện chiến lược kinh doanh
của Viettel. Một số nhiệm vụ chính có thể bao gồm:
- Lập Chiến lược Kinh doanh: Đưa ra kế hoạch và chiến lược dài hạn, ngắn
hạn để đảm bảo tăng trưởng doanh số, cải thiện lợi nhuận và mở rộng thị trường.
- Quản lý và Phát triển Khách hàng: Tập trung vào việc xác định và phát triển
mối quan hệ với khách hàng, cung cấp dịch vụ tốt nhất để duy trì và tăng cường sự
hài lòng của khách hàng.
- Quản lý Đội ngũ Kinh doanh: Điều hành và chỉ đạo đội ngũ kinh doanh để
đạt được mục tiêu doanh số và các chỉ tiêu kinh doanh khác.
- Phân tích Thị trường: Theo dõi và đánh giá xu hướng thị trường, cạnh tranh
và nhu cầu của khách hàng để điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
- Tạo ra Các Chiến dịch Tiếp thị và Bán hàng: Đề xuất và triển khai các chiến
dịch tiếp thị, quảng cáo, và bán hàng để tăng cường nhận thức thương hiệu và
doanh số bán hàng.
- Quản lý Chi phí và Lợi nhuận: Đảm bảo rằng hoạt động kinh doanh được
thực hiện hiệu quả với chi phí hợp lý và đạt được lợi nhuận mong đợi.
- Đàm phán và Quản lý Đối tác: Thực hiện các thương lượng với các đối tác
chiến lược và quản lý mối quan hệ đối tác để đảm bảo việc hợp tác lâu dài và có
lợi cho cả hai bên.
3.2. Giám đốc Marketing tại Viettel
Tập trung vào việc xây dựng và thực hiện chiến lược tiếp thị để tăng cường nhận
thức thương hiệu và tạo ra cơ hội kinh doanh. Các nhiệm vụ cụ thể có thể bao gồm:
- Lập Chiến lược Tiếp thị: Phát triển kế hoạch tiếp thị toàn diện dựa trên
nghiên cứu thị trường và phân tích ngành để đảm bảo rằng sản phẩm và dịch vụ
của Viettel được quảng bá một cách hiệu quả.
- Quản lý Thương hiệu: Xây dựng và bảo vệ hình ảnh thương hiệu của Viettel
thông qua các chiến lược về quảng cáo, truyền thông, và quản lý mối quan hệ với
khách hàng.
- Phân tích Thị trường và Đối thủ: Theo dõi và đánh giá thị trường cũng như
hoạt động của đối thủ để điều chỉnh chiến lược tiếp thị và tạo ra các ưu thế cạnh
tranh.
- Tạo ra Chiến dịch Tiếp thị Đa kênh: Phát triển các chiến dịch tiếp thị kỹ
thuật số, truyền hình, in ấn, và các kênh tiếp thị khác để tiếp cận khách hàng tiềm
năng.
- Quản lý Quan hệ Khách hàng: Đảm bảo rằng các chiến dịch tiếp thị được tạo
ra để tương tác với khách hàng một cách hiệu quả và tạo ra trải nghiệm tích cực.
- Đo lường Hiệu suất: Sử dụng các chỉ số và công cụ đo lường để đánh giá
hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị và điều chỉnh chiến lược dựa trên dữ liệu thu
được.
PHẦN 2: BÀI HỌC RÚT RA CỦA NHÓM SINH VIÊN VỀ ĐỢT TRẢI
NGHIỆM
2.1. Đánh giá của nhóm về chương trình thực tập thực trải nghiệm tại doanh
nghiệp
Thực tập trải nghiệm nghề nghiệp là một phần quan trọng trong việc chuẩn bị cho
hành trang tương lai trước khi bước vào thị trường lao động của một sinh viên. Do
đó đối với nhóm sinh viên chúng tôi, việc được tham gia hoạt động trải nghiệm
nghề nghiệp không chỉ là một cơ hội mà còn là một bước đệm trong quá trình hình
thành và phát triển cá nhân. Bằng cách tiếp xúc trực tiếp với môi trường làm việc
của doanh nghiệp, nhóm sinh viên chúng tôi không chỉ được chứng kiến quy trình,
môi trường làm việc thực tế mà còn có cơ hội áp dụng kiến thức học được vào
những tình huống thực tế. Đó là những bước chân đầu tiên, những bước chạm vào
thực tế của môi trường làm việc, nơi mà kiến thực được biến đổi thành trải nghiệm,
và sự sáng tạo không ngừng được phát triển.
2.2. Những điều học được từ đợt trải nghiệm tại công ty
Tại doanh nghiệp Bất Động Sản Phù Đổng, nhóm sinh viên chúng tôi được :
- Học hỏi, lắng nghe kinh nghiệm thực tế từ các anh chị đi trước
- Rèn luyện và phát triển kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, tự tin
trước đám đông, quản lý thời gian và giải quyết vấn đề trong môi trường
thực tế
- Xây dựng mạng lưới quan hệ khác nhau, sinh viên chúng tôi được kết nối
với các chuyên gia/mentor trong ngành. Mạng lưới quan hệ này có thể mở ra
cơ hội tìm kiếm việc làm sau này hoặc hỗ trợ trong sự nghiệp
- Thông qua hoạt động trải nghiệm, chúng tôi được mang lại góc nhìn mới, ý
tưởng sáng tạo hoặc kĩ năng giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp
- Hiểu rõ hơn về mô hình hoạt động của công ty, cách doanh nghiệp kết nối
với khách hàng và cách người vận hành doanh nghiệp
- Được trau dồi và nâng cao thêm kiến thức về ngành bất động sản
- Được tạo cơ hội việc làm
( H2.2. Sinh viên Phenikaa đi tham quan, trải nghiệm nghề nghiệp )
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Quá trình học nhập môn quản trị kinh doanh đã đem lại cho em một cơ sở
vững chắc về cách thức hoạt động của doanh nghiệp và vai trò quan trọng
của quản lý trong môi trường kinh doanh ngày nay.
Thông qua việc học, em đã hiểu rõ hơn về các nguyên lý cơ bản của quản trị
kinh doanh, bao gồm quản lý tài chính, quản lý nguồn nhân lực, marketing
và chiến lược kinh doanh. Em cũng đã học được cách áp dụng những kiến
thức này vào thực tế thông qua các bài tập, dự án và các trường hợp thực tế.
Quá trình học này đã giúp em phát triển kỹ năng phân tích, suy luận logic và
giải quyết vấn đề. Ngoài ra, việc làm việc nhóm trong các dự án cũng đã
nâng cao khả năng giao tiếp và tư duy chiến lược của em.
Tóm lại, qua quá trình học nhập môn quản trị kinh doanh, em đã tích luỹ
được nền tảng kiến thức quan trọng và phát triển những kỹ năng cần thiết để
thành công trong lĩnh vực này và trong cuộc sống cá nhân của mình.
2. Kiến nghị
Em có một số kiến nghị cho Nhà trường, Khoa Kinh tế và Kinh doanh cũng như
Bộ môn Quản Trị Kinh Doanh để cải thiện quá trình học tập và trải nghiệm thực tế:
1. Chương trình học tích hợp thực tế: Tạo ra chương trình học kết hợp giữa
lý thuyết và thực hành để sinh viên có cơ hội áp dụng kiến thức vào các dự
án thực tế. Điều này có thể bao gồm dự án nghiên cứu, thực tập hoặc các
khóa học thực tế.
2. Tăng cường kết nối với doanh nghiệp: Để cung cấp trải nghiệm thực tế tốt
hơn, việc thiết lập mối liên kết mạnh mẽ với các doanh nghiệp địa phương
hoặc quốc tế sẽ rất quan trọng. Điều này có thể bao gồm chương trình thực
tập, dự án liên kết, hoặc các buổi hội thảo doanh nghiệp.
3. Chương trình mentor và coaching: Tạo chương trình mentorship và
coaching với sự hỗ trợ từ giảng viên hoặc các chuyên gia trong ngành để
hướng dẫn và tư vấn cho sinh viên về sự nghiệp và phát triển cá nhân.
4. Công cụ giáo dục tiên tiến: Đầu tư vào công nghệ và các công cụ giáo dục
tiên tiến như phần mềm mô phỏng, hệ thống quản lý học tập trực tuyến để
tăng cường trải nghiệm học tập và thực hành.
5. Sự đa dạng trong nội dung giảng dạy: Đảm bảo rằng chương trình học
phong phú và đa dạng để phản ánh những thay đổi trong ngành, từ các khóa
học chuyên sâu đến các lớp học thực hành.
6. Hỗ trợ phát triển kỹ năng mềm: Cung cấp chương trình huấn luyện kỹ
năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian để chuẩn bị sinh
viên cho thị trường lao động.
7. Phản hồi liên tục: Tạo cơ chế phản hồi liên tục từ sinh viên và doanh
nghiệp để cải thiện chất lượng chương trình học và điều chỉnh khi cần thiết.
8. Tạo môi trường học tập linh hoạt: Tạo điều kiện cho học viên thực hiện
các dự án tự chọn hoặc nghiên cứu độc lập để phát triển kỹ năng sáng tạo và
tư duy logic.
9. Cập nhật chương trình học: Liên tục cập nhật chương trình học để phản
ánh những xu hướng mới nhất và công nghệ tiên tiến trong xã hội.
10.Giảng viên có kinh nghiệm thực tế: Đảm bảo rằng giảng viên có kinh
nghiệm thực tế trong lĩnh vực để chia sẻ kiến thức thực tế và kết nối học
viên với ngành công nghiệp.
Những điều này sẽ giúp sinh viên không chỉ có kiến thức lý thuyết mà còn có khả
năng áp dụng vào thực tế, chuẩn bị tốt hơn cho sự nghiệp sau này.
STT
Họ và tên
Mã sinh
viên
Nội dung
được phân
công
Đánh
giá
(%)
1
Trần Hải Đường
2
Nguyễn Thị Thu
Hoài
3
Nguyễn Ngọc
Huyền
4
Lê Thị Huyền
| 1/17

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KINH TẾ & KINH DOANH ----- ------
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN NHẬP MÔN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐỀ TÀI
TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY VIETTEL
Nhóm sinh viên thực hiện : 10 Thành viên nhóm
Trần Hải Đường – 23012495
Nguyễn Thị Thu Hoài – 23012653
Nguyễn Ngọc Huyền – 23012553
Lê Thị Huyền – 23012598 Lớp : QTKD-4 Ngành : Quản trị kinh doanh Khóa : K17
Giảng viên hướng dẫn : TS. Bùi Quý Thuấn Mục Lục
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................
1. Giới thiệu mục tiêu học phần................................................................................
2. Lý do học ngành quản trị kinh doanh của nhóm...................................................
PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VIETTEL 1. Quá trình hình thành và
phát triển của Công ty Viettel
1.1. Tên, địa chỉ và quy mô hoạt động của Viettel
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Viettel
1.3. Giới thiệu mục tiêu học phần
1.4. Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi
1.5. Định hướng phát triển của Viettel
2. Cơ cấu tổ chức
2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức 2.2. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận
2.2.1. Phòng Kinh doanh
2.2.2. Phòng kế toán
2.2.3. Phòng Marketing
2.2.4. Phòng dịch vụ khách hàng
2.3. Mô tả hoạt động kinh doanh và tính hấp dẫn của ngành nghề kinh doanh của Viettel
3. Mô tả những vị trí việc làm chính
3.1. Giám đốc kinh doanh
3.2. Giám đốc marketing
PHẦN 2. BÀI HỌC RÚT RA CỦA NHÓM SINH VIÊN VỀ ĐỢT TRẢI NGHIỆM
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ PHẦN MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu mục tiêu học phần
• Hiểu rõ về chương trình Quản trị kinh doanh
• Định hướng việc lập kế hoạch học tập cá nhân
• Hướng dẫn nghiên cứu khoa học
• Các phương pháp học ở Đại học
• Hướng dẫn các kỹ năng cần thiết cho học tập, nghiên cứu và giao tiếp
2. Lý do học ngành quản trị kinh doanh của nhóm/bạn là gì?
• Học ngành Quản Trị Kinh Doanh ( QTKD ) là một quá trình quan trọng và
có ảnh hưởng sâu rộng đối với sự phát triển của cá nhân và sự nghiệp của
một người khi bước chân vào thị trường lao động. Trước khi đưa ra quyết
định lựa chọn ngành Quản Trị Kinh Doanh, nhóm sinh viên chúng tôi hiểu
rằng ngành đem lại rất nhiều lợi ích. Đầu tiên, nó cung cấp kiến thức toàn
diện, giúp ta hiểu biết sâu rộng về kinh doanh, về các khía cạnh cơ bản của
kinh doanh như quản lí, marketing, tài chính, kế toán, chiếc lược và quản trị
nguồn nhân lực. Kiến thức này cung cấp cho ta cái nhìn toàn diện về các
cách tổ chức hoạt động và tương tác trong môi trường kinh doanh.
• Được phát triển toàn diện kỹ năng, có tư duy tổng hợp, toàn vẹn về tất cả các
vấn đề của một doanh nghiệp như các kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý, tư duy
logic. Học được cách lãnh đạo, quản lý thời gian, tạo ra các chiến lược hiệu
quả, và giải quyết vấn đề trong môi trường kinh doanh đa dạng. Học quản trị
kinh doanh tại Phenikaa được khuyến khích tư duy sáng tạo, giúp sinh viên
phát triển rất nhiều kĩ năng một cách linh hoạt và sáng tạo
• Quản Trị Kinh Doanh mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp. Với kiến thức về
quản trị kinh doanh, em có thể đảm nhận nhiều vai trò khác nhau trong các
doanh nghiệp, từ quản lý dự án đến chiến lược kinh doanh. Có kiến thức và
kỹ năng vững chắc về Quản Trị Kinh Doanh là yếu tố quan trọng để chúng
tôi có thể tiến xa trong sự nghiệp
• Giúp ta hiểu rõ hơn về tầm ảnh hưởng của kinh doanh trong xã hội, kinh
doanh không chỉ là việc tạo ra lợi nhuận mà còn đóng vai trò quan trọng
trong việc tạo ra giá trị cho xã hội. Hiểu rõ về tầm ảnh hưởng của doanh
nghiệp đối với cộng đồng, môi trường và xã hội giúp chúng tôi thấu hiểu và
tham gia vào các chiến lược phát triển bền vững
• Đặc biệt, khi chúng tôi ra có ý định hay ra quyết định khởi nghiệp, việc hiểu
về quản trị kinh doanh là vô cùng quan trọng. Ngành cung cấp cho ta cơ sở
vững chắc để xây dựng và quản lý doanh nghiệp thành công từ việc lên kế
hoạch, chiếc lược, quản lý tài chính đến quản lý nhân sự.
Tóm lại, Ngành Quản Trị Kinh Doanh không chỉ cung cấp kiến thức vững vàng về
kinh doanh mà còn còn phát triển triển kĩ năng quan trọng để thành công trong sự
nghiệp và đóng góp tích cực vào sự phát triển của xã hội. Hành động này không chỉ
làm giàu thêm cho bản thân mà còn mang lại giá trị lớn cho cộng đồng và nền kinh tế nói chung.
PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VIETTEL
1.1. Tên, địa chỉ và quy mô hoạt động của Công ty
H1.1. Trụ sở chính của Viettel ( Ảnh : Internet )
Viettel có tên đầy đủ là Tập đoàn Công Nghiệp – Viễn Thông Quân đội của Viettel
được thành lập vào ngày 01/06/1989, là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn
nhà nước do Bộ Quốc Phòng thực hiện quyền chủ sở hữu. Đây là doanh nghiệp viễn
thông có số lượng khách hàng lớn nhất trên toàn quốc. Viettel là một nhà cung cấp
dịch vụ viễn thông với hoạt động kinh doanh trải dài 13 quốc gia từ Châu Á, Châu
Mỹ đến Châu Phi với quy mô thị trường 270 triệu dân
. Sản phẩm nổi bật của Tập
Đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel là mạng di động Viettel Mobile và Viettel Telecom.
Viettel Telecom hiện đang là nhà mạng giữ thị phần lớn nhất trên thị trường dịch vụ
viễn thông Việt Nam. Sản phẩm nổi bật nhất của Viettel hiện nay là mạng di động
Viettel Mobile. Các ngành nghề chính của tập đoàn bao gồm: ngành dịch vụ viễn
thông & CNTT; ngành nghiên cứu sản xuất thiết bị điện tử viễn thông, ngành công
nghiệp quốc phòng, ngành công nghiệp an ninh mạng và ngành cung cấp dịch vụ số.
Năm 2019, kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Tập đoàn, tòa nhà lịch sử với kiến trúc
độc đáo chính thức đi vào hoạt động. Thiết kế của trụ sở chính lấy cảm hứng từ logo
Viettel - đại diện cho thương hiệu, triết lý kinh doanh và các giá trị cốt lõi của Tập
đoàn. Trụ sở có địa chỉ tại Lô D26, Khu đô thị mới Yên Hòa, quận Cầu Giấy,
được xây dựng trên diện tích 18.121 m2. Toàn bộ mái của công trình được phủ xanh,
vuốt cong từ dưới chân mái lên đỉnh theo hình logo thể hiện khát vọng vươn cao, vươn xa của Viettel.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Viettel 1.0 – Công ty xây dựng công trình cột cao ( 1989 – 1999 )
• 01.06.1989 : Thành lập Tổng Công ty Điện tử Thiết bị Thông tin
( Sigelco ), tiền thân của Viettel
• 1990 : Xây dựng tuyến vi ba số AWA đầu tiên tại Việt Nam
• 1995 : Đổi tên thành Công ty Điện Tử Viễn thông Quân đội
• 1999 : Hoàn thành dự án cáp quang Bắc – Nam
Viettel 2.0 – Phổ cập dịch vụ di động ở Việt Nam ( 2000 – 2009 )
• 2000 : Phá thế hệ độc quyền viễn thông bằng dịch vụ VoIP 178
• 2004 : Khai trương dịch vụ di động Việt nam với đầu số 098
• 2008 : Trở thành doanh nghiệp viễn thông có thị phần lớn nhất Việt Nam
• 2009 : Vươn ra quốc tế với hoạt động kinh doanh tại Lào và Campuchia
• 2009 : Xây dựng hạ tầng mạng lưới 3G lớn nhất Việt Nam
Viettel 3.0 – Tập đoàn công nghệ toàn cầu ( 2010 – 2019 )
• 2016 : Lọt Top 30 Hãng Viễn thông lớn nhất thế giới
• 2017 : Trở thành nhà mạng đầu tiên kinh doanh 4G trên toàn quốc
• 2018 : Khai trương thị trường quốc tế thứ 10, phủ sóng dịch vụ khắp
Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi
• 2018 : Chính thức đổi tên thành “Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông quân đội”
Viettel 4.0 – Tập đoàn toàn cầu tiên phong kiến tạo xã hội số ( 2019 – nay )
• 2019 : Top 50 nhà mạng đầu tiên trên thế giới triển khai công nghệ kết nối vạn vật BNB – loT
• 2019 : Trải nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên của Việt Nam
• 2021 : Tái định vị thương hiệu với sứ mệnh mới “Tiên phong chủ lực
kiến tạo xã hội số”
1.3. Lĩnh vực kinh doanh
Viettel hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngoài mảng viễn thông, doanh
nghiệp còn nhiều lĩnh vực kinh doanh khác rất đa dạng như :
• Phát triển các sản phẩm, dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, phát
thanh, truyền hình và truyền thông đa phương tiện
• Kinh doanh các dịch vụ bưu chính viễn thông trong nước và quốc tế
• Cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động
• Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa và kinh doanh các dịch vụ ứng dụng, dịch vụ giá
trị gia tăng viễn thông, công nghệ thông tin, truyền hình
• Cung ứng dịch vụ tài chính, dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán, dịch
vụ trò chơi điện tử,... mà Viettel cung cấp
• Tư vấn quản lý, khảo sát, thiết kế, xây dựng, lập dự án, quản lý đầu tư, xây
lắp, điều hành, vận hành khai thác, cho thuê công trình, thiết bị, hạ tầng
mạng lưới viễn thông và đồ dùng hữu hình khác ở trong và người nước
• Nghiên cứu, phát triển, chế tạo, sản xuất, sửa chữa, cải tiến, bảo dưỡng, kinh
doanh, chuyển giao công nghệ, xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm, trang thiết
bị quân sự, phương tiện, kỹ thuật,..., công cụ hỗ trợ phục vụ quốc phòng, an ninh
• Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển, nghiên cứu, phát triển, chế
tạo, sản xuất, nhập khẩu hàng lượng dụng
• Nghiên cứu phát triển, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu sản
phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và an toàn thông tin mạng
• Hoạt động quảng cáo, nghiên cứu thị trường
• Hoạt động tư vấn, quản lý, tổ chức, giới thiệu và xúc tiến thương mại
• Hoạt động kinh doanh bất động sản, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, địa ốc
• Hoạt động thể thao, đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp nguồn nhân lực phục vụ
hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước và nước ngoài của Tập đoàn Viettel
1.4. Sứ mệnh, Tầm nhìn và Giá trị cốt lõi
Sứ mệnh: “Sáng tạo để phục vụ con người” (Caring Innovator)
Mỗi cá thể riêng biệt cần được tôn trọng, quan tâm & lắng nghe, thấu hiểu và phục
vụ một cách riêng biệt. Viettel luôn hướng tới những giá trị thực tiễn, đặt cảm nhận
của khách hàng lên hàng đầu, liên tục đổi mới sáng tạo với hy vọng cùng khách
hàng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ một cách hoàn hảo. Nền tảng cho một doanh
nghiệp phát triển là xã hội. Viettel cũng cam kết tái đầu đầu tư lại cho xã hội thông
qua việc gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động xã hội đặc
biệt là các chương trình phục vụ cho y tế, giáo dục và hỗ trợ người nghèo Tầm nhìn:
• Trở thành Tập đoàn công nghệ kinh doanh toàn cầu; duy trì vị thế dẫn
dắt số 1 Việt Nam về Viễn Thông & Công nghiệp công nghệ cao
• Góp mặt trong Top 150 doanh nghiệp lớn nhất thế giới vào năm 2030
Giá trị cốt lõi :
Thực tiễn – Thách thức – Thích ứng – Sáng tạo – Hệ thống – Đông tây – Người
lính – Ngôi nhà chung Viettel
Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý : Việc rút ra kinh nghiệm
thông qua quá trình thực tiễn là một hình thức đánh giá mà Viettel áp
dụng trong văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp. Vì chỉ có thực
tiễn mới khẳng định được những lý luận và dự đoán đó là đúng hay sai.
Phương châm hành động của Viettel là liên tục điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.
Trưởng thành qua những thách thức và thất bại : Con người không
sợ mắc sai lầm, chỉ sợ không dám nhìn thẳng vào sai lầm để tìm cách sửa
chữa sai lầm đó. Nhưng đâu ai ngờ rằng sai lầm là cơ hội lớn để cho ra
sự phát triển tiếp theo và Viettel là Tập đoàn dám đối mặt với thất bại,
động viên những ai thất bại mà vực dậy bản ngã như triết lý “Vứt nó vào
chỗ chết thì nó sẽ sống”.
Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh : Sự cạnh tranh xuất hiện ở
mọi nơi và sẽ nhấn chìm những ai không dám đứng lên và thay đổi bản
thân để thích ứng với môi trường và người của Viettel liên tục tư duy để
điều chỉnh chiến lược và cơ cấu tổ thức cho phù hợp. “Cái duy nhất
không thay đổi đó là sự thay đổi” và tự nhân thức để thay đổi tạo ra động
lực thúc đẩy phát triển, bứt phá giới hạn.
Sáng tạo là sức sống : Phương châm hành động của Viettel là “suy nghĩ
không cũ về những gì không mới và trân trọng tôn vinh những ý tưởng
nhỏ nhất”. Viettel xây dựng một môi trường khuyến khích sáng tạo để
mỗi người Viettel hàng ngày có thể sáng tạo.
Tư duy hệ thống : là nghệ thuật để đơn giản hóa cái phức tạp vì đặc tính
của môi trường kinh doanh là sự phức tạp
Kết hợp Đông – Tây : Việc kết hợp văn hóa Đông Tây cũng có nghĩa là
luôn nhìn thấy hai mặt của một vấn đề nhưng không có nghĩa là pha trộn
với nhau. Viettel kết hợp tư duy, sự ổn định và cải cách, sự cân bằng và
động lực cá nhân để góp phần đa dạng hoá văn hoá ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp Viettel.
Truyển thông và cách làm người lính : Với tính chất là Tập đoàn công
nghiệp viễn thông Quân đội, văn hóa “Người lính” là một điều không thể
thiếu trong 8 giá trị cốt lõi Viettel và cũng là lý do văn hóa doanh nghiệp
của Tập đoàn Viettel phát triển vượt bậc như ngày hôm nay. Sự can
trường, không ngại gian khó, kiên định trong tư tưởng và sự tín nhiệm đã
làm nên sức mạnh và sự khác biệt của Viettel.
Viettel là ngôi nhà chung : Mỗi nhân viên đều là thành viên trong ngôi
nhà chung Viettel, được xây dựng và phát triển vững chắc bởi những
viên gạch là những cá thể riêng biệt, qua nhiều thế hệ, trung thành, đặt
lợi ích của doanh nghiệp lên trên lợi ích cá nhân
Đầu năm 2021, Viettel tuyên bố tái định vị thương hiệu. Với 8 giá trị cốt lõi trên
tiếp tục được duy trì, làm kim chỉ nam, Viettel bổ sung thêm giá trị cốt lõi mới là
Khát khao (Passionate) – nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ nguồn năng lượng, sức trẻ cho thương hiệu.
1.5. Định hướng phát triển của Công ty
- Trở thành công ty số 1 Việt Nam về Viễn thông và Công nghệ thông tin
- Top 30 nhà cung cấp viễn thông lớn nhất thế giới, top 10 nhà đầu tư viễn thông toàn cầu
- Nhà sản xuất thiết bị CNTT-VT hàng đầu khu vực
- Làm bùng nổ thị trường CNTT Việt Nam bằng cách bình dân hóa dịch
vụ, đưa CNTT-VT vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội
2. Cơ cấu tổ chức
2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
(H2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Viettel – Nguồn : tailieuhust.com )
Dựa vào sơ đồ trên ta nhận thấy Viettel được lãnh đạo bởi ông Tào Đức Thắng, chủ
tịch kiêm tổng giám đốc công ty cùng với 4 phó tổng giám đốc gồm ông Nguyễn
Thanh Nam, ông Nguyễn Đình Chiến, ông Đỗ Minh Phương và ông Đào Xuân Vũ.
Với việc phủ sóng rộng khắp cả nước, Viettel có ba trung tâm viễn thông tại ba
miền Bắc, Trung, Nam điều hành các trung tâm viễn thông các tỉnh thành thuộc
khu vực ba miền. Mỗi trung tâm sẽ có các phòng ban khác nhau chịu trách nghiệm
về các hoạt động của công ty. Tiếp đến gồm chi nhánh tại các quận, huyện chịu sự
quản lý của các trung tâm viễn thông của từng tỉnh thành. Cấp thấp hơn sẽ gồm các
cửa hàng, trung tâm bảo hành sẽ duy trì các hoạt động của công ty. Tại mỗi khu
vực địa lý, Ban lãnh đạo doanh nghiệp giao quyền cho nhà quản trị đứng đầu bộ
phận đảm nhiệm tất cả các chức năng.
Ngoài ra trên thế giới, mỗi quốc gia Viettel đều có 1 cơ quan riêng. Ví dụ:
- Tại Campuchia có nhà mạng Metfone
- Tại Lào thì có nhà mạng Unitel
- Tại Mozambique thì có nhà mạng Movitel
2.2. Chức năng nhiệm vụ các bộ phận
2.2.1. Phòng kinh doanh
• Hoạch định, xây dựng các chiến lược kinh doanh cho Chi nhánh, thực hiện
triển khai kinh doanh các sản phẩm, phát triển doanh thu, khách hàng mới, chăm sóc khách hàng
• Xây dựng, phát triển và quản lý hệ thống khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện có
• Thực hiện kế hoạch doanh số tháng/quý/năm
• Phối hợp cùng các phòng ban giải quyết các khiếu nại của khách hàng (nếu
có) và thường xuyên thực hiện các công tác chăm sóc khách hàng
• Thu nhập, tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin thị trường, nhu cầu khách
hàng, thông tin về đối thủ cạnh tranh và đưa ra đề xuất, kiến nghị
• Tham mưu tư vấn, hỗ trợ cho Ban giám đốc các hoạt động kinh doanh nhằm
hoàn thành chỉ tiêu của Tổng Công ty
• Thực hiện các công tác khác theo yêu cầu của giám đốc
2.2.2. Phòng kế toán
• Thực hiện tạm ứng, đôn đốc hoàn ứng, tập hợp chứng từ, kiểm tra, đối soát
Chịu trách nhiệm quản lý vật tư tài sản trong chi nhánh.
• Tiến hành theo dõi hạch toán các khoản thu chi, các kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
• Cuối kỳ lập báo cáo kết quả kinh doanh, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh.
• Tham mưu cho Ban giám đốc chi nhánh và lãnh đạo Phòng Tài chính TCT
về công tác tài chính chung tại chi nhánh
2.2.3. Phòng Marketing
Công tác nghiên cứu thị trường
• Xây dựng các chương trình nghiên cứu thị trường phù hợp với đặc điểm
của chi nhánh và trên cơ sở hướng dẫn của các Công ty dịch vụ, bao gồm
các nội dung: số liệu kinh tế xã hội, nhu cầu và thực tế sử dụng dịch vụ,
các số liệu và tình hình hoạt động của đối thủ cạnh tranh so với Viettel.
• Tổng hợp số liệu báo cáo về công tác nghiên cứu thị trường toàn Chi nhánh.
• Xây dựng, lưu giữ, phân tích cơ sỡ dữ liệu khách hàng. Công tác PR, quảng cáo
• Thực hiện tốt công tác truyền thông và bảo vệ thương hiệu
• Phối hợp chặt chẽ với nhân viên để thu thập, phân tích cơ sở dữ liệu thị
trường nhằm xây dựng các chương trình xúc tiến bán hàng phục vụ việc
hoàn thành kế hoạch kinh doanh và mở rộng các hình thức, kênh phân phối bán hàng mới.
• Tổng hợp, kiểm tra, đánh giá về hình ảnh truyền thông để có thể kịp thời
đề xuất các biện pháp sửa chữa, thay mới nhằm đảm bảo hình ảnh chuyên
nghiệp, thu hút sự chú ý khách hàng.
• Quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động PR, quảng cáo.
2.2.4. Phòng dịch vụ khách hàng
• Tư vấn, giải đáp thắc mắc với từng khách hàng. • Hỗ trợ kỹ thuật.
• Hỗ trợ đăng k và sử dụng các dịch vụ của Viettel.
2.3. Mô tả hoạt động kinh doanh và tính hấp dẫn từ ngành nghề kinh doanh của công ty
2.3.1 Hoạt động kinh doanh
- Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ điện thoại chuyển mạch công cộng nội hạt (PSTN).
- Cung cấp dịch vụ viễn thông đường dài trong nước và quốc tế sử dụng công nghệVoIP.
- Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thuê kênh.
- Cung cấp dịch vụ Internet (OSP) và kết nối Internet (IXP).
- Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động.
- Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ bưu chính trong nước và quốc tế
- Hoạt động trong nhiều lĩnh vực như viễn thông, công nghệ thông tin, bảo hiểm,
tài chính, thương mại điện tử và năng lượng.
- Tập đoàn đã sở hữu quy mô lớn, số lượng khách hàng nhiều nhất cả nước khi
cung cấp dịch vụ viễn thông cho cả 13 quốc gia từ Châu Á, Châu Mỹ và Châu Phi.
- Dịch vụ khảo sát thiết kế, lập dự án các công trình viễn thông, phát thanh truyền hình
- Dịch vụ giá trị gia tăng
- Dịch vụ đầu tư tài chính
- Dịch vụ xây lắp công trình
- Dịch vụ xuất nhập khẩu thiết bị đồng bộ về điện tử cho các công trình thôngtin
và các sản phẩm điện tử viễn thông
- Dịch vụ công nghệ Wimax và 3G
2.3.2. Tính hấp dẫn của ngành
- Dịch vụ chất lượng cao: Viettel luôn đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu, đảm
bảo khách hàng có được trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng các dịch vụ viễn thông của mình.
- Giá cả hợp lý: Viettel cung cấp các gói cước với giá cả phải chăng, phù hợp với
nhu cầu và túi tiền của đa số khách hàng.
- Đa dạng sản phẩm và dịch vụ: bao gồm điện thoại di động, internet, truyền hình
và các dịch vụ giá trị gia tăng khác, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
- Hỗ trợ khách hàng tận tình.
- Sự phát triển liên tục của Viettel.
3. Mô tả những vị trí việc làm chính
3.1. Giám đốc Kinh doanh tại Viettel
Hoạt động trong lĩnh vực quản lý, điều hành các hoạt động kinh doanh của công ty.
Đây là một vị trí chủ chốt trong việc xác định và thực hiện chiến lược kinh doanh
của Viettel. Một số nhiệm vụ chính có thể bao gồm: -
Lập Chiến lược Kinh doanh: Đưa ra kế hoạch và chiến lược dài hạn, ngắn
hạn để đảm bảo tăng trưởng doanh số, cải thiện lợi nhuận và mở rộng thị trường. -
Quản lý và Phát triển Khách hàng: Tập trung vào việc xác định và phát triển
mối quan hệ với khách hàng, cung cấp dịch vụ tốt nhất để duy trì và tăng cường sự
hài lòng của khách hàng. -
Quản lý Đội ngũ Kinh doanh: Điều hành và chỉ đạo đội ngũ kinh doanh để
đạt được mục tiêu doanh số và các chỉ tiêu kinh doanh khác. -
Phân tích Thị trường: Theo dõi và đánh giá xu hướng thị trường, cạnh tranh
và nhu cầu của khách hàng để điều chỉnh chiến lược kinh doanh. -
Tạo ra Các Chiến dịch Tiếp thị và Bán hàng: Đề xuất và triển khai các chiến
dịch tiếp thị, quảng cáo, và bán hàng để tăng cường nhận thức thương hiệu và doanh số bán hàng. -
Quản lý Chi phí và Lợi nhuận: Đảm bảo rằng hoạt động kinh doanh được
thực hiện hiệu quả với chi phí hợp lý và đạt được lợi nhuận mong đợi. -
Đàm phán và Quản lý Đối tác: Thực hiện các thương lượng với các đối tác
chiến lược và quản lý mối quan hệ đối tác để đảm bảo việc hợp tác lâu dài và có lợi cho cả hai bên.
3.2. Giám đốc Marketing tại Viettel
Tập trung vào việc xây dựng và thực hiện chiến lược tiếp thị để tăng cường nhận
thức thương hiệu và tạo ra cơ hội kinh doanh. Các nhiệm vụ cụ thể có thể bao gồm: -
Lập Chiến lược Tiếp thị: Phát triển kế hoạch tiếp thị toàn diện dựa trên
nghiên cứu thị trường và phân tích ngành để đảm bảo rằng sản phẩm và dịch vụ
của Viettel được quảng bá một cách hiệu quả. -
Quản lý Thương hiệu: Xây dựng và bảo vệ hình ảnh thương hiệu của Viettel
thông qua các chiến lược về quảng cáo, truyền thông, và quản lý mối quan hệ với khách hàng. -
Phân tích Thị trường và Đối thủ: Theo dõi và đánh giá thị trường cũng như
hoạt động của đối thủ để điều chỉnh chiến lược tiếp thị và tạo ra các ưu thế cạnh tranh. -
Tạo ra Chiến dịch Tiếp thị Đa kênh: Phát triển các chiến dịch tiếp thị kỹ
thuật số, truyền hình, in ấn, và các kênh tiếp thị khác để tiếp cận khách hàng tiềm năng. -
Quản lý Quan hệ Khách hàng: Đảm bảo rằng các chiến dịch tiếp thị được tạo
ra để tương tác với khách hàng một cách hiệu quả và tạo ra trải nghiệm tích cực. -
Đo lường Hiệu suất: Sử dụng các chỉ số và công cụ đo lường để đánh giá
hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị và điều chỉnh chiến lược dựa trên dữ liệu thu được.
PHẦN 2: BÀI HỌC RÚT RA CỦA NHÓM SINH VIÊN VỀ ĐỢT TRẢI NGHIỆM
2.1. Đánh giá của nhóm về chương trình thực tập thực trải nghiệm tại doanh nghiệp
Thực tập trải nghiệm nghề nghiệp là một phần quan trọng trong việc chuẩn bị cho
hành trang tương lai trước khi bước vào thị trường lao động của một sinh viên. Do
đó đối với nhóm sinh viên chúng tôi, việc được tham gia hoạt động trải nghiệm
nghề nghiệp không chỉ là một cơ hội mà còn là một bước đệm trong quá trình hình
thành và phát triển cá nhân. Bằng cách tiếp xúc trực tiếp với môi trường làm việc
của doanh nghiệp, nhóm sinh viên chúng tôi không chỉ được chứng kiến quy trình,
môi trường làm việc thực tế mà còn có cơ hội áp dụng kiến thức học được vào
những tình huống thực tế. Đó là những bước chân đầu tiên, những bước chạm vào
thực tế của môi trường làm việc, nơi mà kiến thực được biến đổi thành trải nghiệm,
và sự sáng tạo không ngừng được phát triển.
2.2. Những điều học được từ đợt trải nghiệm tại công ty
Tại doanh nghiệp Bất Động Sản Phù Đổng, nhóm sinh viên chúng tôi được :
- Học hỏi, lắng nghe kinh nghiệm thực tế từ các anh chị đi trước
- Rèn luyện và phát triển kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, tự tin
trước đám đông, quản lý thời gian và giải quyết vấn đề trong môi trường thực tế
- Xây dựng mạng lưới quan hệ khác nhau, sinh viên chúng tôi được kết nối
với các chuyên gia/mentor trong ngành. Mạng lưới quan hệ này có thể mở ra
cơ hội tìm kiếm việc làm sau này hoặc hỗ trợ trong sự nghiệp
- Thông qua hoạt động trải nghiệm, chúng tôi được mang lại góc nhìn mới, ý
tưởng sáng tạo hoặc kĩ năng giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp
- Hiểu rõ hơn về mô hình hoạt động của công ty, cách doanh nghiệp kết nối
với khách hàng và cách người vận hành doanh nghiệp
- Được trau dồi và nâng cao thêm kiến thức về ngành bất động sản
- Được tạo cơ hội việc làm
( H2.2. Sinh viên Phenikaa đi tham quan, trải nghiệm nghề nghiệp )
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
• Quá trình học nhập môn quản trị kinh doanh đã đem lại cho em một cơ sở
vững chắc về cách thức hoạt động của doanh nghiệp và vai trò quan trọng
của quản lý trong môi trường kinh doanh ngày nay.
• Thông qua việc học, em đã hiểu rõ hơn về các nguyên lý cơ bản của quản trị
kinh doanh, bao gồm quản lý tài chính, quản lý nguồn nhân lực, marketing
và chiến lược kinh doanh. Em cũng đã học được cách áp dụng những kiến
thức này vào thực tế thông qua các bài tập, dự án và các trường hợp thực tế.
• Quá trình học này đã giúp em phát triển kỹ năng phân tích, suy luận logic và
giải quyết vấn đề. Ngoài ra, việc làm việc nhóm trong các dự án cũng đã
nâng cao khả năng giao tiếp và tư duy chiến lược của em.
• Tóm lại, qua quá trình học nhập môn quản trị kinh doanh, em đã tích luỹ
được nền tảng kiến thức quan trọng và phát triển những kỹ năng cần thiết để
thành công trong lĩnh vực này và trong cuộc sống cá nhân của mình. 2. Kiến nghị
Em có một số kiến nghị cho Nhà trường, Khoa Kinh tế và Kinh doanh cũng như
Bộ môn Quản Trị Kinh Doanh để cải thiện quá trình học tập và trải nghiệm thực tế:
1. Chương trình học tích hợp thực tế: Tạo ra chương trình học kết hợp giữa
lý thuyết và thực hành để sinh viên có cơ hội áp dụng kiến thức vào các dự
án thực tế. Điều này có thể bao gồm dự án nghiên cứu, thực tập hoặc các khóa học thực tế.
2. Tăng cường kết nối với doanh nghiệp: Để cung cấp trải nghiệm thực tế tốt
hơn, việc thiết lập mối liên kết mạnh mẽ với các doanh nghiệp địa phương
hoặc quốc tế sẽ rất quan trọng. Điều này có thể bao gồm chương trình thực
tập, dự án liên kết, hoặc các buổi hội thảo doanh nghiệp.
3. Chương trình mentor và coaching: Tạo chương trình mentorship và
coaching với sự hỗ trợ từ giảng viên hoặc các chuyên gia trong ngành để
hướng dẫn và tư vấn cho sinh viên về sự nghiệp và phát triển cá nhân.
4. Công cụ giáo dục tiên tiến: Đầu tư vào công nghệ và các công cụ giáo dục
tiên tiến như phần mềm mô phỏng, hệ thống quản lý học tập trực tuyến để
tăng cường trải nghiệm học tập và thực hành.
5. Sự đa dạng trong nội dung giảng dạy: Đảm bảo rằng chương trình học
phong phú và đa dạng để phản ánh những thay đổi trong ngành, từ các khóa
học chuyên sâu đến các lớp học thực hành.
6. Hỗ trợ phát triển kỹ năng mềm: Cung cấp chương trình huấn luyện kỹ
năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian để chuẩn bị sinh
viên cho thị trường lao động.
7. Phản hồi liên tục: Tạo cơ chế phản hồi liên tục từ sinh viên và doanh
nghiệp để cải thiện chất lượng chương trình học và điều chỉnh khi cần thiết.
8. Tạo môi trường học tập linh hoạt: Tạo điều kiện cho học viên thực hiện
các dự án tự chọn hoặc nghiên cứu độc lập để phát triển kỹ năng sáng tạo và tư duy logic.
9. Cập nhật chương trình học: Liên tục cập nhật chương trình học để phản
ánh những xu hướng mới nhất và công nghệ tiên tiến trong xã hội.
10.Giảng viên có kinh nghiệm thực tế: Đảm bảo rằng giảng viên có kinh
nghiệm thực tế trong lĩnh vực để chia sẻ kiến thức thực tế và kết nối học
viên với ngành công nghiệp.
Những điều này sẽ giúp sinh viên không chỉ có kiến thức lý thuyết mà còn có khả
năng áp dụng vào thực tế, chuẩn bị tốt hơn cho sự nghiệp sau này. Nội dung Đánh Mã sinh STT Họ và tên được phân giá Ghi chú viên công (%) 1 Trần Hải Đường Nguyễn Thị Thu 2 Hoài Nguyễn Ngọc 3 Huyền 4 Lê Thị Huyền