Tìm hiểu lịch sử ra đời và sự phát triển của báo Sài Gòn giải phóng | Tiểu luận Cơ sở lý luận báo chí
Báo chí Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, góp phần nâng cao nhận thức, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, thúc đẩy phong trào hành động cách mạng, đưa sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc đến thắng lợi. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ ----🙣🙣🙣----
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
CƠ SỞ LÝ LUẬN BÁO CHÍ
ĐỀ TÀI : TÌM HIỂU LỊCH SỬ RA ĐỜI
VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG
Họ và tên: Nguyễn Hồng Phúc
Mã sinh viên: 2056140033
Lớp: Quan hệ quốc tế và Truyền thông toàn cầu (CLC) K40 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Ths. Bùi Thị Vân Hà Nội, tháng 5 năm 2021
Báo chí Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tuyên truyền
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, góp
phần nâng cao nhận thức, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, thúc
đẩy phong trào hành động cách mạng, đưa sự nghiệp cách mạng của Đảng và
dân tộc đến thắng lợi. Hiện nay, cùng với bước chuyển biến mạnh mẽ của sự
nghiệp đổi mới đất nước theo con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa do
Đảng khởi xướng và lãnh đạo, trong những năm qua hệ thống báo chí trong cả
nước đang ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng, góp phần xây
dựng, củng cố đường lối của Đảng, phát triển kinh tế đất nước và hoàn thiện
hơn trong lĩnh vực văn hóa xã hội. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì
báo chí nước ta cũng không ngừng đổi mới, năng động và sáng tạo hơn trong
tác nghiệp. Báo chí nước ta đang ngày càng bám sát đời sống xã hội, thông tin
nhanh chóng các tin tức, sự kiện, đường lối chính sách của Đảng và Chính
Phủ tới quần chúng, góp phần củng cố, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Báo chí
đang ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn những nhân tố tích cực và nhiều
điển hình tiên tiến trong sản xuất và chiến đấu, góp phần đưa kinh tế đất nước
phát triển cùng với sự phát triển chung của thế giới. Báo chí là cầu nối quan
trọng giữa doanh nghiệp và nhà quản lý, hoạch định chính sách giúp nhà nước
điều chỉnh những chủ trương, đường lối cho phù hợp với thực tiễn. Hơn nữa,
báo chí còn tham gia một cách dũng cảm trên mặt trận đấu tranh tham nhũng,
chống tiêu cực và tệ nạn xã hội. Với số lượng báo ngày càng tăng và chất
lượng báo ngày càng tốt đã tạo niềm tin và tạo thành một nhu cầu cần thiết
cho nhân dân. Mang trong mình những sứ mệnh to lớn đó, có rất nhiều trang
báo đã và đang làm tốt công việc của mình để mang đến cho người đọc thông
tin đầy đủ và chính xác nhất, chúng ta có thể kể đến báo Dân Trí, báo Tuổi
Trẻ, báo Mới, báo Hà Nội Mới, …. Trong số đó, không thể không nhắc đến
báo Sài Gòn Giải Phóng – một Nhật báo lớn và lâu đời của Việt Nam. Báo Sài
Gòn Giải Phóng trực thuộc Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ
Chí Minh. “Sài Gòn giải phóng” là một dấu ấn, một cột mốc quan trọng trong
quá trình dựng nước, giữ nước và phát triển của dân tộc Việt Nam. Cụm từ 1
“Sài Gòn giải phóng” đồng nghĩa với “Hòa bình, thống nhất và phát triển”,
đồng nghĩa với “tự hào dân tộc”, với “nhân văn, dân chủ, công bằng, văn minh.
Cách đây 46 năm, cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975,
mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đã giành thắng lợi hoàn toàn.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi
đưa đất nước ta bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta từ đây tập trung sức lực
và trí tuệ hàn gắn vết thương chiến tranh xây dựng cuộc sống mới; xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chiến thắng ngày 30/4/1975 là
thành quả vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc; giải phóng xã hội do
Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo; là trang sử hào hùng, chói lọi trên
con đường dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc. Chỉ 5
ngày sau sự kiện vĩ đại đó, ngày 5/5/1975, theo Quyết định của Khu ủy Sài
Gòn – Gia Định (nay là Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh), một tờ báo xuất
bản hàng ngày khổ lớn mang tên “Sài Gòn Giải Phóng” được in ấn và phát
hành với số lượng lớn kỷ lục: 300 nghìn bản, đáp ứng yêu cầu và nhu cầu
thông tin của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Sài Gòn mới được
giải phóng. Đây là tờ báo kế thừa truyền thống các tờ báo của Khu ủy Sài Gòn
– Chợ Lớn – Gia Định (từ tờ Cảm tử, Chống xâm lăng (thời kháng chiến
chống thực dân Pháp) đến tờ Ngọn cờ Gia Định, Cờ Khởi nghĩa, Cờ Giải
phóng (trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước)...Sau 15 số, báo hoàn thành nhiệm
vụ của những ngày đầu quân quản, chính thức chuyển từ cơ quan ngôn luận
của Khu ủy Sài Gòn – Gia Định thành cơ quan ngôn luận của Đảng bộ thành
phố với tôn chỉ mục đích là Tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân
thành phố. Thế hệ đầu tiên làm báo Sài Gòn Giải Phóng từ nhiều nguồn khác
nhau được tập hợp lại. Tất cả đều có chung ý thức sâu sắc về trách nhiệm và
vinh dự làm thế nào để sự kiện Sài Gòn giải phóng luôn tỏa sáng, luôn là
niềm tự hào của nhân dân thành phố và cả nước. Ý thức ấy luôn được truyền 2
lại, ngày càng sâu đậm hơn đối với các thế hệ làm báo Sài Gòn Giải Phóng tiếp theo.
Có thể nói tiền thân của báo Sài Gòn Giải Phóng là báo Giải Phóng bởi
sau ngày giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước 30/4/1975, những
người làm báo Giải Phóng đã từ chiến khu trở về và tiếp tục hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ ra 15 số báo Sài Gòn Giải Phóng đầu tiên. Báo Giải phóng, trực
thuộc cơ quan Trung ương của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt
Nam, ra đời để cổ vũ tinh thần chiến đấu của đồng bào miền Nam và cả nước,
đồng thời giúp bạn bè quốc tế hiểu rõ và đúng cuộc kháng chiến của nhân dân
Việt Nam. Tổng biên tập đầu tiên của báo Giải phóng là nhà báo Trần Phong
(Kỳ Phương), nguyên Tổng biên tập báo Cứu Quốc, một cán bộ miền Nam
tập kết được điều trở lại chiến trường bằng đường mòn Hồ Chí Minh trên
biển. Hai nhà báo của báo Cứu Quốc là Tống Đức Thắng (Trần Tâm Trí) và
Thái Duy (Trần Đình Vân) hành quân theo đường Trường Sơn vào tới vùng
căn cứ Tây Ninh để tham gia làm báo Giải Phóng ngay từ thời kỳ đầu. Những
năm sau, lần lượt đến với Báo Giải phóng là những nhà báo từ mọi miền đất
nước. Cùng với họ, các thủ lĩnh báo Giải phóng tiếp theo như Thép Mới, Bùi
Kinh Lăng, Nguyễn Huy Khánh, qua các giai đoạn khác nhau của cách mạng
miền Nam đã làm nên lịch sử đặc biệt của một tờ báo vô cùng gian khổ và
vinh quang trong cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc. 12 năm cầm bút và
cầm súng, những người làm báo Giải Phóng đã cho ra đời 375 số báo trong 10
năm kháng chiến, 412 số nhật báo Giải Phóng tại Sài Gòn và đặc biệt là hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ ra 15 số báo Sài Gòn Giải Phóng đầu tiên.
46 năm qua, báo Sài Gòn Giải Phóng đã luôn cố gắng về mọi mặt vượt
qua khó khăn, để đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh, chuẩn xác và đậm đà bản
sắc văn hóa Việt Nam của bạn đọc. Theo thời gian, nhu cầu thông tin của
công chúng ngày càng tăng, đòi hỏi chất lượng thông tin ngày càng cao. Các
thế hệ làm báo Sài Gòn Giải phóng luôn xác định rõ phải vượt lên chính mình
để phục vụ bạn đọc tốt nhất, đảm bảo chất lượng thông tin ở mức cao nhất. 3
Cùng với sự phát triển nhanh, vững chắc của Thành phố Hồ Chí Minh nói
riêng, đất nước nói chung, báo Sài Gòn Giải Phóng đã có những bước tiến
vượt bậc, khẳng định vị trí là một trong những tờ báo quan trọng của Đảng ta,
xứng đáng với sự tin cậy của bạn đọc, Đảng và Nhà nước. Đặc biệt, khi
Thành phố Hồ Chí Minh cùng cả nước tiến hành công cuộc đổi mới và hội
nhập toàn cầu, báo Sài Gòn Giải Phóng đã góp phần tích cực thúc đẩy sự
nghiệp đổi mới. Nhiều bài viết đăng tải trên báo ở thời kỳ đầu đổi mới đã
thông tin có hiệu quả cao đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước và thành phố, góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề về đổi mới, về sự hội
nhập. Không những vậy, vào đầu thập niên những năm 90 của thế kỷ trước,
khi Mỹ đánh Iraq lần thứ nhất, Báo Sài Gòn Giải Phóng phát hành “Tin nhanh
Vùng Vịnh” – một bản tin khổ nhỏ phát hành buổi chiều với số lượng hàng
trăm ngàn bản suốt nửa tháng. Đã có một thời, thông tin quốc tế là một “đặc
sản” của báo Sài Gòn Giải Phóng. Những người làm báo Sài Gòn Giải Phóng
ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về các vấn đề nghiệp vụ báo chí. Chất lượng
thông tin ngày càng được thể hiện rõ ràng về định tính và định lượng. Những
cột mốc, sự kiện quan trọng trong phát triển của thành phố và cả nước đều
được thể hiện đầy đủ, rõ ràng và có dấu ấn riêng của báo.
Cách đây 46 năm báo Sài Gòn Giải Phóng ra số đầu tiên và được phát
hành với số lượng 300.000 bản. Đến nay, Sài Gòn Giải Phóng đã xuất bản rất
nhiều ấn phẩm và báo điện tử bằng ba thứ tiếng (Việt, Anh, Hoa) với bộ máy
hơn 600 cán bộ, công nhân viên. Từ một tờ báo hàng ngày có 4 trang in trắng
đen đến nay báo ra hàng ngày có 8 trang thông tin in màu ở trang 1 và trang 8
(riêng số chủ nhật in 4 màu toàn bộ). Ngoài tờ báo giấy ra hàng ngày, còn có
báo Sài Gòn Giải Phóng điện tử tiếng Việt, báo Sài Gòn Giải Phóng điện tử
Tiếng Anh, báo Sài Gòn Giải Phóng Hoa Văn và ba ấn phẩm báo giấy khác là
Tuần san Sài Gòn Giải Phóng Thứ Bảy, Sài Gòn Giải Phóng Đầu tư tài chính,
Sài Gòn Giải Phóng Thể thao. Đặc biệt ấn phẩm Sài Gòn Giải Phóng Hoa
Văn đã phát huy tốt truyền thống 46 năm qua, hiện là đơn vị hoàn thành tốt cả 4
nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ kinh tế báo chí. Các báo Sài Gòn Giải Phóng
online tiếng Việt và tiếng Anh luôn được đầu tư cải tiếng mạnh mẽ, cập nhật
thông tin nhanh nhạy và hiện báo Sài Gòn Giải Phóng đã ra mắt Trang tin
điện tử tiếng Hoa để thông tin chính thống và chính xác của tờ báo Đảng bộ
thành phố được lan tỏa nhanh hơn, xa hơn. Báo Sài Gòn Giải Phóng là một
đơn vị tự chủ về tài chính. Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, báo đã có
nhiều hoạt động kinh tế trong khuôn khổ pháp luật cho phép để tăng thêm
nguồn thu. Doanh thu của báo dần dần được tăng lên từ quảng cáo, phát hành.
Trung tâm Quảng cáo và Trung tâm Phát hành được xác định là hai trụ cột
chính đảm bảo nguồn thu cho báo. Cán bộ, nhân viên hoạt động trong lĩnh
vực quảng cáo và phát hành đã và đang nỗ lực hết sức mình. Ngoài địa bàn
chính là Thành phố Hồ Chí Minh, báo Sài Gòn Giải Phóng đã phát hành rộng
rãi ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh miền Đông Nam bộ và một
số tỉnh, thành phố lớn ở miền Bắc và miền Trung. Nhờ nguồn vốn tích lũy từ
các hoạt động sản xuất kinh doanh và sự quan tâm đặc biệt, sự tiếp sức mạnh
mẽ của Thành ủy và Ủy ban Nhân dân thành phố, báo Sài Gòn Giải Phóng đã
đầu tư cơ sở vật chất, trụ sở làm việc khang trang, hiện đại như Tòa nhà Văn
hóa – Nghiệp vụ và các Văn phòng đại diện tại Hà Nội, Đà Nẵng, Đà Lạt, Cần
Thơ,…Báo cũng đã đầu tư nâng cấp Nhà in Báo Sài Gòn Giải Phóng thành
Công ty TNHH một thành viên và hiện là một cơ sở in ấn khang trang, hiện đại.
Trong 46 năm qua, đội ngũ phóng viên, lực lượng trụ cột của báo đã
không ngừng phát triển, trưởng thành về mọi mặt và đã để lại những dấu ấn
đặc biệt trong các thể loại báo chí quan trọng như phóng sự, phóng sự điều
tra, phỏng vấn nêu vấn đề, bình luận,….Đội ngũ cán bộ quản lý, biên tập viên
cũng luôn được tăng cường, kiện toàn vững chắc. Tác nghiệp của phóng viên
và việc xử lý thông tin của tòa soạn ngày càng khoa học, hiện đại, bắt kịp với
xu thế làm báo tiên tiến trên thế giới. Lãnh đạo báo qua các thời kỳ luôn xác
định chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt đội ngũ phóng viên là yếu tố quyết 5
định cho sự thành công. Phóng viên báo Sài Gòn Giải Phóng dù hoạt động ở
các ban Ban phóng viên, ở Văn phòng đại diện các địa phương, dù tác nghiệp
trong nước hay ngoài nước đều thể hiện được sự say mê nghề nghiệp và bản
lĩnh chính trị vững vàng. Ngoài ra, khi nói đến tờ báo không thể không nói
đến vai trò đặc biệt quan trọng của Tổng biên tập. Có thể coi mỗi Tổng biên
tập là một thời kỳ. Ở báo Sài Gòn Giải Phóng, dấu ấn các Tổng biên tập: Võ
Nhân Lý, Tô Hòa, Vũ Tuấn Việt, Cao Xuân Phách, Phan Hồng Chiến, Dương
Trọng Dật, Trần Thế Tuyển, Nguyễn Tấn Phong…hết sức rõ ràng. Đó là dấu
ấn của sự phát triển liên tục đưa tờ báo có độ rung xã hội lớn hơn, gần gũi với
chúng bạn đọc hơn. Hơn nữa, những Tổng biên tập của báo Sài Gòn Giải
Phóng luôn nhận được sự tín nhiệm và tin tưởng của Thành ủy Thành phố Hồ
Chí Minh. Đặc biệt, là ông Nguyễn Tấn Phong – nguyên Tổng biên tập của
báo Sài Gòn Giải Phóng, đã được điều động đến nhận công tác tại Ủy ban
Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Sự phát triển của báo Sài Gòn Giải Phóng còn được thể hiện rõ thông
qua các hoạt động xã hội, từ thiện. Báo đã khởi xướng, mời gọi các đơn vị, tổ
chức kinh tế, các nhà hảo tâm cùng tổ chức các đợt cứu trợ đồng bào mọi
miền đất nước bị thiên tai, tai nạn, để lại những ấn tượng sâu đậm về tình
nghĩa đồng bào. Đặc biệt hơn cả là những chương trình hoạt động xã hội đã đi
vào truyền thống như: chương trình giải thưởng Võ Trường Toản, giải thưởng
Tôn Đức Thắng, chương trình Văn hay Chữ tốt, Quỹ học bổng Nguyễn Văn
Hưởng, giải thường Quả bóng vàng, giải thưởng Thương hiệu Việt, chương
trình Nghĩa tình Trường Sơn, chương trình Vững lòng biển đảo…Có thể
khẳng định, các chương trình xã hội, từ thiện của báo đã góp phần nâng cao vị
thế và sự gần gũi với bạn đọc gần xa.
Báo Sài Gòn Giải Phóng đã nhiều lần được biểu dương, khen thưởng
của Đảng, Nhà nước và đông đảo bạn đọc khắp mọi miền đất nước từ những
thông tin kịp thời, chuẩn xác và đã để lại ấn trượng sâu đậm về những thông
tin trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội cùa thành phố và đất nước. Chính vì 6
vậy, vào dịp kỉ niệm 35 năm ngày ra số báo đầu tiên (5/5/1975 – 5/5/2010),
báo Sài Gòn Giải Phóng đã đón nhận Huân chương Độc lập Hạng ba do Đảng
và Nhà nước trao tặng. Tại buổi lễ kỷ niệm, nguyên Bí thư Thành ủy Lê
Thanh Hải đã trao Huân chương Độc lập Hạng ba của Chủ tịch nước tặng Báo
Sài Gòn Giải Phóng. Cùng thời điểm đó, báo Sài Gòn Giải Phóng cũng đón
nhận Cờ thi đua của Bộ Thông tin – Truyền thông; Cờ truyền thống của Ủy
ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Về cá nhân, đồng chí Trần Thế Tuyển
– nay là nguyên Tổng Biên tập Báo Sài Gòn Giải Phóng và đồng chí Nguyễn
Đức Quang được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt, vào
ngày 13/5 vừa qua, báo Sài Gòn Giải Phóng đã vinh dự được Chủ tịch nước
Nguyễn Xuân Phúc đến thăm và làm việc. Tại buổi làm việc, Chủ tịch nước
Nguyễn Xuân Phúc nhận định: Báo Sài Gòn Giải Phóng là tờ báo lớn, có
nhiều gắn bó với Đảng và Nhà nước, các địa phương. Báo Sài Gòn Giải
Phóng mang tầm vóc là tờ báo lớn của Việt Nam chứ không phải chỉ của
Thành phố Hồ Chí Minh. Báo Sài Gòn Giải Phóng đã vươn lên, giữ được uy
tín của tờ báo lớn của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh, trực tiếp đóng góp vào thành công, thành quả của Thành phố Hồ Chí
Minh. Chủ tịch nước mong muốn báo Sài Gòn Giải Phóng cần thể hiện được
vai trò của một tờ báo của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ
Chí Minh trong việc góp phần đưa Thành phố Hồ Chí Minh có bước phát triển sáng tạo mới.
Trong suốt những năm tháng hoạt động và làm việc của mình, báo Sài
Gòn Giải Phóng luôn là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh. Ban Biên tập, Tổng Biên tập, Đảng ủy và toàn thể
cán bộ, phóng viên, công nhân viên của báo qua các thời kỳ, đã và đang giữ
vững tôn chỉ mục đích của nghề làm báo. Đây được coi là kim chỉ nam, là
mẫu số chung cho mọi kế hoạch cải tiến và phát triển tờ báo. Nhiệm vụ “cơ
quan ngôn luận của Đảng bộ thành phố” luôn gắn bó hữu cơ, mật thiết với
trách nhiệm “diễn đàn của nhân dân”. Đây là hai vế của một vấn đề. “Đưa ý 7
Đảng đến với lòng dân” không thể tách rời việc “Đưa lòng dân đến với
Đảng”. Chính vì vậy, chúng ta có thể tin tưởng rằng trong tương lai báo Sài
Gòn Giải Phóng vẫn sẽ làm tốt nhiệm vụ và chức năng của mình, tiếp tục có
nhiều tin, bài hay, tiếp tục bám sát chủ trương, chính sách, chỉ đạo của Đảng,
Nhà nước và Thành phố Hồ Chí Minh; tiếp tục thực hiện nhiệm vụ truyền
thông, thông tin hiệu quả, phục vụ mục tiêu lớn hơn của Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước. 8