Tìm hiểu nội dung môn Tiếng việt lớp 1,2,3 bộ sách Chân trời sáng tạo | Trường Đại học Đồng Tháp
Tìm hiểu nội dung môn Tiếng việt lớp 1,2,3 bộ sách Chân trời sáng tạo | Trường Đại học Đồng Tháp. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 16 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Phương pháp dạy học tiếng Việt ở Tiểu học 1 (DT01)
Trường: Đại học Đồng Tháp
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
LỚP 1:
I. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT 1 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO Số tiết / tuần: 12 Số tuần: 35 Tổng số tiết / năm: 420
Cấu trúc chương trình
Chương trình bộ sách Tiếng Việt 1 – Chân trời sáng tạo gồm 2 tập dùng cho hai
học kì. Phần học âm vần gồm 17 tuần của học kì 1 (tập một) và hai tuần đầu của
học kì 2, phần luyện tập tổng hợp gồm 14 tuần (tập hai). Cả hai phần đều được sắp
xếp theo chủ đề tương ứng với từng tuần học.
Riêng cuối mỗi học kì đều có một tuần ôn tập (tiết 1 – 8) và kiểm tra (tiết 9 – 12) (tuần 18 & tuần 35) 1. Học vần: - Có 3 dạng cơ bản:
+ Làm quen với các chữ cái và các dấu thanh + Học âm vần mới
+ Ôn tập nhóm âm, vần đã học
2. Luyện tập tổng hợp:
- Xoay quanh nhiều chủ đề: nhà trường, gia đình và thiên nhiên – đất nước, với 4
phân môn: tập đọc, tập viết, chính tả, kể chuyện
* Chương trình môn học từ tuần 1 – 20:
+ Tiết 1 - 8: cho phần học vần, học chữ
+ Tiết 9: thực hành nội dung đã học của các tiết trước + Tiết 10 – 11: ôn tập
+ Tiết 12: kể chuyện liên quan đến nội dung chủ đề bài học
Các chủ đề sẽ chi phối từng bài học để giúp rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết sành sõi hơn.
* Chương trình môn học từ tuần 21 – 34:
+ Tiết 1 – 10: cho phần bài mới (tập đọc văn bản ngắn, thơ, kết hợp tập viết, chính tả)
+ Tiết 11: thực hành vận dụng
+ Tiết 12: kể chuyện qua quan sát tranh, trả lời câu hỏi
Các chủ đề bao quanh để các bé nhận biết được vần âm, củng cố lại kiến thức về
âm vần cho đến việc học thuộc lòng. Cùng với đó nội dung có nhiều ví dụ về văn
xuôi giúp các bé rèn luyện và thực hành khả năng nghe, nói, đọc, viết đúng chính tả.
Bộ sách Tiếng Việt 1 – Chân trời sáng tạo phân phối chương trình nhằm truyền
cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và
năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc
sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng;
nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự
hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây
dựng non sông này tươi đẹp hơn.
II. NỘI DUNG TỪNG PHÂN MÔN TRONG TIẾNG VIỆT 1 1. Tập đọc: Kiến thức:
- Làm quen được với 29 chữ cái, âm đôi, 6 thanh điệu và dấu ghi thanh điệu, chữ số.
- Hiểu được ý nghĩa các từ ngữ trong bài, nội dung của bài trong từng chủ đề với
khoảng hơn 50 bài thơ (từ 4-5 tiếng, thơ tự do), đoạn
văn xuôi ngắn và nhiều câu
cho HS luyện khả năng đọc Kỹ năng:
- Rèn luyện cho HS khả năng đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức và đọc diễn cảm
- Đọc trơn được cả bài, phát âm đúng được các từ ngữ - Biết các khi đọc bài ngắt, nghỉ đúng nhịp Thái độ:
- Giúp HS yêu thích môn học và ham đọc sách
- Có tư tưởng, đạo đức, nhân cách, tình cảm tốt với mọi thứ xung quanh 2. Tập viết: Kiến thức:
- Truyền thụ cho học sinh những kiến thức cơ bản về chữ viết cơ bản, chữ cái hoa
và kỹ thuật viết chữ, tọa độ chữ viết, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái: vị trí dấu thanh, dấu phụ…
- Biết liên kết nét chữ hoặc liên kết chữ cái thành các từ, tiếng, câu…có liên quan đến mỗi chủ đề Kỹ năng: - Biết cách cầm bút
- Rèn cho HS các kỹ năng viết (trên bảng hoặc trên vở) đúng nét, đúng kiểu, biết
đưa bút theo đúng quy trình, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu
chữ, vị trí cỡ chữ trên vở ô li
- Biết cách ghép các chữ cái thành từ, tiếng, tạo nên câu
- Thành thạo cách viết hoa chữ cái đầu, tên riêng - Rèn kỹ năng , đúng mẫu và rõ ràng viết nhanh, viết đẹp Thái độ:
- Rèn được lòng yêu tiếng Việt, chữ Việt
- Rèn tính kiên trì, nhẫn nại, cẩn thận, kỷ luật và khiếu thẩm mỹ 3. Chính tả: Kiến thức:
- Biết được một số quy tắc chính tả
- Điền đúng được các vần và chữ, các dấu câu, thanh điệu
- Biết các lỗi sai chính tả thường gặp do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương Kỹ năng:
- Chép lại được chính xác đoạn văn (nhìn chép), trình bày đúng được hình thức
đoạn văn hay bài thơ, cách xuống dòng Thái độ: - Rèn tính
, tỉ mỉ và óc thẩm mỹ trong trình bày thơ, văn bản cẩn thận
- Khả năng tập trung chú ý
- Giúp HS thêm yêu tiếng Việt và chữ Việt 4. Kể chuyện: Kiến thức:
- Biết thêm nhiều câu chuyện thông qua từng bức tranh minh họa (chủ đề về trường
lớp, động vật…) có trong sách
- Nắm được nội dung cốt truyện, nhân vật truyện
- Hiểu được lời khuyên, thông điệp của các câu chuyện muốn nhắn nhủ Kỹ năng:
- Kể lại được to, rõ, diễn cảm
- Nhập vai, biết phân biệt được lời các nhân vật
- Nắm được nội dung cốt truyện
- Kỷ năng quan sát tranh trả lời được các câu hỏi dẫn dắt
- Trình bày trước đám đông Thái độ:
- Bồi dưỡng tình yêu thương đất nước, con người, gia đình, bạn bè, thiên nhiên,
con vật…phát triển nhân cách HS bằng thông điệp câu chuyện
- Rèn tính chủ động, sáng tạo, năng động thể hiện bản thân 5. Học vần: Kiến thức:
- Biết được các vần đơn giản và các từ ngữ phát triển cũng như các câu ứng dụng của từng vần Kỹ năng:
- Có kỹ năng nhận diện, đọc và viết đúng được các vần và các từ ngữ mở rộng sau
đó nâng cao viết đọc, viết đúng mẫu các câu ngắn Thái độ:
- Giúp HS có tình yêu thương đối với tiếng Việt
- HS ham thích đọc thơ văn, giáo dục đạo đức, nhân cách, tình cảm và tâm hồn cho các em. LỚP 2:
I. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT 2 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Theo quy định của CTGD Phổ thông môn Ngữ văn, môn Tiếng Việt cấp Tiểu học,
SGK Tiếng Việt 2 – Chân trời sáng tạo biên soạn cho 35 tuần học, tổng cộng 350 tiết, chia thành 2 tập:
- Tập một: dành cho học kì 1, gồm 18 tuần với 16 tuần dạy bài mới (8 chủ
đề), 1 tuần ôn tập giữa học kì và 1 tuần ôn tập, kiểm tra đánh giá cuối học kì.
- Tập hai: dành cho học kì 2, gồm 17 tuần với 15 tuần dạy bài mới (7 chủ đề),
1 tuần ôn tập giữa học kì và 1 tuần ôn tập, kiểm tra đánh giá cuối học kì.
Mỗi chủ đề có 4 bài học. Trong đó, bài 1 và bài 3 được phân bố trong 4 tiết, bài 2
và bài 4 được phân bố trong 6 tiết.
1. Cấu trúc bài học 4 tiết:
Phần 1: Khởi động: tranh ảnh khơi gợi hứng thú cho HS kết nối bài học
Phần 2: Khám phá và luyện tập
Đọc: văn bản đọc, các câu hỏi tìm hiểu nội dung giúp HS nâng cao
năng lực đọc trôi chảy vừa tạo điều kiện để HS nắm nội dung bài học.
Tập viết: gồm luyện viết chữ hoa, luyện viết câu ứng dụng
Luyện từ: các bài tập bổ trợ HS tích lũy, hệ thống hóa và tích cực hóa vốn từ
Luyện câu: các bài tập giúp HS rèn luyện và phát triển kĩ năng tạo câu
Phần 3: Vận dụng: áp dụng nội dung đã học vào thực tế nhằm phát triển ngôn ngữ
2. Cấu trúc bài học 6 tiết
Phần 1: Khởi động (tương tự bài học 4 tiết)
Phần 2: Khám phá và luyện tập
Đọc: tương tự bài học 4 tiết
Chính tả: HS được luyện tập chính tả (nhìn-viết; nghe-viết), làm bài
tập chính tả để tranh lỗi chính tả thường gặp
Luyện từ: tương tự bài học 4 tiết
Luyện câu: tương tự bài học 4 tiết
Nói và nghe (tuần lẻ): gồm các bài tập rèn kĩ năng nói và nghe theo
nghi thức, nói và nghe theo tương tác
Kể chuyện (tuần chẵn): bao gồm các nội dung hướng dẫn, gợi ý cho
hoạt động kể chuyện theo các hình thức: nghe-kể; xem-kể
Viết đoạn văn: gồm các bài học, bài tập thực hành viết đoạn văn 3-4-5
câu với chủ đề gần gũi
Phần 3: Vận dụng: trong phạm vi bài học vào thực tiễn cuộc sống
II. NỘI DUNG TỪNG PHÂN MÔN TRONG TIẾNG VIỆT 2 1. Tập đọc: Kiến thức:
- Thuộc bảng chữ cái tiếng Việt; biết phân biệt tên gọi và tên âm của chữ cái.
- Nhận biết được một số loại văn bản thông tin đơn giản, thông dụng qua đặc điểm
của văn bản: mục lục sách, danh sách, thời khoá biểu, thời gian biểu, văn bản giới
thiệu loài vật, đồ vật hoặc văn bản hướng dẫn thực hiện một hoạt động.
- Nhận biết được trình tự các sự việc, hiện tượng nêu trong văn bản, rèn luyện khả
năng ghi nhớ 1 số bài thơ ngắn. Kỹ năng:
- Nhận biết được thông tin trên bìa sách: tranh minh hoạ, tên sách, tên tác giả, nhà xuất bản.
- Biết đọc thầm, nhận biết hình dáng, điệu bộ, hành động nhân vật qua ngôn ngữ,
hình ảnh và đọc đúng ngữ điệu, diễn cảm.
- Kỹ năng đọc đúng, trôi chảy một đoạn văn ngắn. Tốc độ đọc khoảng 60-70
nhịp/phút, đúng nhịp ngắt nghỉ câu.
- Hiểu điều tác giả muốn nói qua văn bản đơn giản dựa vào gợi ý.
- Kỹ năng nêu và trả lời câu hỏi về một số chi tiết nội dung trong văn bản như: Ai?
Cái gì? Làm gì? Khi nào? Ở đâu? Như thế nào? Vì sao? Thái độ:
- Tạo hứng thú đọc sách, tìm hiểu thông tin kiến thức, tiếp thu tư tưởng, đạo dức, nhân cách tốt 2. Tập viết Kiến thức:
- Học sinh biết viết chữ hoa cỡ vừa và nhỏ, đúng kích cỡ ô ly và đúng độ cao của con chữ.
- Biết nối chữ cái viết hoa và chữ cái viết thường. Kỹ năng:
- Viết thành thạo chữ viết thường, chữ hoa.
- Viết hoa chữ cái đầu câu, viết đúng tên người, tên địa lí phổ biến ở địa phương.
- Viết thẳng hàng, tốc độ viết cải thiện.
- Trình bày bài viết sạch sẽ, đúng quy định. Thái độ:
- Học sinh có tính kiên trì, tỉ mỉ, tự giác luyện viết bài, nâng cao khiếu thẩm mỹ 3. Chính tả Kiến thức:
- Học sinh nắm được quy tắc chính tả, quy tắc viết hoa trong chính tả.
- Cách khắc phục những tiếng có âm, vần, thanh dễ viết sai Kỹ năng:
- Có kỹ năng nghe - viết, nhớ - viết chính tả đoạn thơ, đoạn văn có độ dài khoảng
50 – 55 chữ, tốc độ khoảng 50 - 55 chữ trong 15 phút.
- Viết đúng các từ có vần khó, một số từ dễ viết sai do đặc điểm phát âm địa phương.
- Trình bày bài viết sạch sẽ, đúng quy định. Thái độ:
- Rèn khả năng cẩn thận, trình bày sạch đẹp
- Nâng cao khả năng tập trung chú ý
4. Luyện từ và câu: Kiến thức:
- Nhận biết các từ chỉ sự vật, hoạt động, tính chất.
- Nhận biết số câu trong đoạn, phân biệt câu kể, câu hỏi.
- Học thêm các vốn từ cần thiết xoay quanh các bài mở rộng vốn từ theo từng chủ đề nhất định.
- Công dụng của dấu câu: Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than; dấu kết thúc câu.
- Biết các kiểu câu: Ai? Cái gì? Làm gì? Ai là gì? Ai thế nào? Ở đâu? Thế nào?
- Nhận biết các từ có quan hệ đồng nghĩa, trái nghĩa. Kỹ năng:
- Biết sử dụng nghi thức lời nói (lời xin lỗi, cảm ơn, lời chào…) đúng mục đích giao tiếp
- Biết đặt và trả lời câu hỏi. Thái độ:
- Cư xử phù hợp với mọi người xung quanh thông qua lời nói, câu từ
- Tạo sự hứng thú tiếp thu vốn từ mới, sử dụng từ ngữ phù hợp cho từng hoàn cảnh 5. Kể chuyện Kiến thức:
- Đề tài câu chuyện được mở rộng với nhiều nội dung hơn, mang nhiều chi tiết suy luận
- Thông điệp ý nghĩa về cuộc sống xung quanh được nâng cao Kỹ năng:
- Nhập vai kể lại được câu chuyện to rõ, diễn cảm.
- Học sinh có thể kể chuyện một cách sáng tạo theo ý thích của bản thân, làm cho
lời thoại thêm sinh động.
- Rút ra được bài học cho bản thân. Thái độ:
- Các em có sự hứng thú, tự tin diễn đạt câu chuyện của mình trước đám đông 6. Tập làm văn Kiến thức:
- Biết viết đoạn văn có độ dài 4-5 câu về chủ đề gần gũi xung quanh
- Biết quan sát những cảnh vật, con người xung quanh cuộc sống hằng ngày
- Biết cách nói ra ý tưởng bản thân mình bằng câu từ, đoạn văn ngắn Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng viết, đòi hỏi học viết đúng chính tả. Biết chấm câu, ngắt nghỉ câu hợp
lí thành đoạn văn hoàn chỉnh theo yêu cầu.
- Có kỹ năng viết thời gian biểu, bưu thiếp, tin nhận, lời cảm ơn, lời xin lỗi. Thái độ
- Tự tin trình bày suy nghĩ về cách nhìn sự vật, sự việc, hiện tượng của bản thân theo tư duy sáng tạo -
qua các chủ đề đã được học
Bồi dưỡng tình yêu văn thơ LỚP 3
I. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT 3 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Chương trình Tiếng Việt lớp 3 chiếm 7 tiết/ tuần của HS Tiểu học
Tổng số tuần trên năm: 35 tuần/ năm (31 tuần học và 4 tuần ôn tập)
Tổng số tiết trên năm: 245 tiết/ năm
Học kì I: từ tuần 1 - 18, 16 tuần (8 chủ đề), 1 tuần ôn giữa kì, 1 tuần ôn cuối kì
Học kì II: từ tuần 19 - 35, 15 tuần (7 chủ đề), 1 tuần ôn giữa kì, 1 tuần ôn cuối kì
- Gồm các phân môn: Tập đọc, kể chuyện, chính tả, luyện từ và câu, tập viết và tập làm văn.
- Tập đọc: 2 bài (2,5 tiết/ tuần)
- Kể chuyện: 1 bài (0,5 tiết/ tuần)
- Chính tả: 1 bài (1 tiết/ tuần)
- Tập viết: 1 bài (1 tiết/ tuần)
- Luyện từ và câu: 1 bài (1 tiết/ tuần)
- Tập làm văn: 1 bài (1 tiết/ tuần)
- Sách Tiếng Việt 3 – Chân trời sáng tạo được xây dựng với các chủ đề tuần: Măng
non, mái ấm, tới trường, cộng đồng, quê hương, Bắc – Trung – Nam, anh em một
nhà, thành thị và nông thôn, bảo vệ Tổ Quốc, sáng tạo, nghệ thuật, lễ hội, thể thao,
ngôi nhà chung, bầu trời và mặt đất.
III. NỘI DUNG TỪNG PHÂN MÔN TRONG TIẾNG VIỆT 3 1. Tập đọc Kiến thức
- Tiếp tục cung cấp cho HS những hiểu biết mở rộng về thiên nhiên, xã hội và con
người qua các chủ đề bổ ích như Cộng đồng, quê hương, lễ hội... cung cấp vốn từ,
vốn diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học (như đề tài, cốt truyện, nhân
vật), qua đó góp phần rèn luyện nhân cách cho HS. Kỹ năng
- Nhận biết được chi tiết và nội dung chính của bài học. Hiểu được nội dung hàm ý
của văn bản với những suy nghĩ đơn giản.
- Tìm được ý chính của từng đoạn văn dựa trên các câu hỏi gợi ý.
- Hiểu được điều tác giả muốn nói qua văn bản dựa vào gợi ý. Thái độ
- Giáo dục yêu sách, ham đọc sách
- Giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ cho HS 2. Tập viết Kiến thức
- Biết cách viết chữ với nhiều kiểu khác nhau
- HS có thêm hiểu biết về các nhân vật lịch sử, các địa danh, tích luỹ thêm được vốn
ca dao, tục ngữ và vốn sống thông qua từ ngữ và câu có trong vở tập viết. Kỹ năng
- HS viết đúng mẫu chữ viết (hình dạng và kích cỡ chữ, cấu tạo nét), về các thao tác
kĩ thuật viết chữ (quy trình viết, nối nét, ghi dấu phụ và dấu thanh, để khoảng cách,...).
- Luyện tập củng cố kĩ năng viết các kiểu chữ thường và chữ hoa theo cỡ nhỏ với
mức độ yêu cầu được nâng cao: đúng và nhanh.
- Thực hành viết ứng dụng (câu, đoạn ngắn) nhằm bước đầu hoàn thiện kĩ năng viết
chữ ở giai đoạn thứ nhất (lớp 1, 2, 3) của chương trình Tiểu học. Thái độ
- Rèn luyện cho HS những phẩm chất đạo đức tốt đẹp như:
tính cẩn thận, tính kỷ
luật và khiếu thẩm mỹ. 3. Chính tả Kiến thức
- Chính tả rèn các kĩ năng viết, nghe và đọc.
- Nhiệm vụ của HS là viết một đoạn văn (nhìn viết, nghe viết, nhớ - viết) và làm
bài tập chính tả. Rèn luyện các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ.
- Chính tả cung cấp cho HS vốn từ, vốn hiểu biết về các mảng khác nhau của đời sống. Kỹ năng
- Củng cố về những kiến thức và kĩ năng chính tả như quy tắc viết hoa, cách viết
khi xuống dòng, cách viết các dòng thơ, cách trình bày bài thơ. Thái độ
- Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, hình thành thói quen cẩn thận, sạch sẽ, kiên trì, từ
đó góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho HS.
- Bồi dưỡng cho HS một số đức tính, thái độ cần thiết trong công việc như: Có óc
thẩm mỹ, lòng tự trọng, và tinh thần trách nhiệm.
4. Luyện từ và câu Kiến thức
- Cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về tiếng Việt bằng con đường quy nạp.
- Phân tích, so sánh và nêu những đặc điểm chung của các đối tượng được xem xét.
- Rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu (nói, viết) Kỹ năng
- Biết cách đặt câu, sử dụng các kiểu câu trong viết và nói đúng mẫu phù hợp với
hoàn cảnh, mục đích giao tiếp. Thái độ
- Sử dụng câu từ phù hợp giao tiếp 5. Kể chuyện Kiến thức
- Kể chuyện rèn các kĩ năng nói, nghe và đọc.
- HS kể lại những câu chuyện phù hợp với chủ đề mà các em đã đọc đã nghe kể và
kể lại bằng lời của mình. Kỹ năng
- Kỹ năng kể chuyện theo tranh: kể theo đúng thứ tự hoặc Sắp xếp lại các tranh đã
bị đảo lộn thứ tự cho đúng với nội dung câu chuyện, sau đó kể lại.
- Kỹ năng kể theo lời gợi ý
- Kỹ năng dựa vào dung lượng lời kể có thể kể lại từng đoạn hoặc kể lại toàn bộ câu chuyện
- Kỹ năng kể theo vai: kể theo lời tác giả, thay lời tác giả bằng lời văn của mình
hoặc kể theo lời một nhân vật trong truyện.
- Kỹ năng kể một chi tiết trong truyện theo tưởng tượng
- Kỹ năng phân vai dựng lại câu chuyện Thái độ
-Bồi dưỡng tâm hồn trẻ thơ
- Thái độ học hỏi điều tốt đẹp mà câu chuyện mang lại
- Rèn kỹ năng trình bày trước tập thể. 6. Tập làm văn Kiến thức
- Tích hợp củng cố cả 4 kĩ năng nghe, nói, viết và đọc thông qua làm bài văn kể
chuyện và miêu tả như kể một sự việc đơn giản, tả sơ lược về người, vật xung quanh.
- Trang bị cho HS một số hiểu biết và kĩ năng phục vụ học tập và đời sống hằng
ngày như : viết thư, làm đơn, khai giấy tờ, điền vào các giấy tờ in sẵn, ghi chép sổ tay,... Kỹ năng
- Kỹ năng viết, trình bày văn bản đơn giản Thái độ
- Phát triển tư duy sáng tạo.
- Tự tin trình bày suy nghĩ, cách nhìn sự vật, sự việc, hiện tượng riêng của bản thân