Tìm hiểu về Bài giảng Hoàng Lê nhất thống chí - Văn học Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội

Tìm hiểu về Bài giảng Hoàng Lê nhất thống chí - Văn học Việt Nam trước 1945 | Đại học Sư Phạm Hà Nội giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực

Bài giảng Hoàng Lê nhất thống chí
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
1. Nhan đề
- cuốn sách ghi lại công cuộc nhất thống quyền lực của Hoàng Lê nhất thống chí:
vương triều Lê. là một thể văn của sử, người viết ngụ ý viết sử về thời đại chứ Chí
không phải sáng tác văn học. Tuy nhiên là một tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí
văn chương đích thực.
- Tên do người khởi thảo là Ngô Thì Chí đặt. Mục đích sáng Hoàng Lê nhất thống chí
tác ban đầu của người viết là tái hiện lại quá trình Tây Sơn phò Lê diệt Trịnh, tập
trung quyền lực về tay vua Lê. Tuy nhiên, Lê Chiêu Thống sau đó đã không giữ được
quyền bính, những biến cố lịch sử tiếp tục được các tác giả Ngô gia ghi lại: công cuộc
đánh đuổi ngoại xâm và bè lũ bán nước, thống nhất đất nước của hoàng đế Quang
Trung; công cuộc thống nhất đất nước của hoàng đế Gia Long. Nhan đề Hoàng Lê
nhất thống chí không còn phù hợp với nội dung được phản ánh, bởi thế, người viết
tiếp là Ngô Thì Du đã đổi lại tên tác phẩm là Tuy An Nam nhất thống chí.
nhiên, vẫn là tên gọi phổ biến của tác phẩm.Hoàng Lê nhất thống chí
2. Cấu trúc
Hoàng Lê nhất thống chí có 17 hồi, gồm 7 hồi chính biên và 10 hồi tục biên. 7 hồi
chính biên tập trung phản ánh những biến cố lịch sử từ khi chúa Trịnh Sâm mất cho
đến khi Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ nhất (1786), tiêu diệt nhà Trịnh, trao trả quyền
lực cho vua Lê. 10 hồi tục biên kể các sự kiện lịch sử từ sau năm 1786, quân Tây Sơn
rút về Nam rồi lại trở ra Bắc dẹp loạn, vua Lê Chiêu Thống không thể kiểm soát được
tình hình, chạy sang Trung Quốc cầu viện, 20 vạn quân Thanh xâm lược nước ta và bị
đánh bại bởi đội quân hùng mạnh Tây Sơn dưới sự chỉ huy của người chủ tướng tài ba
Quang Trung Nguyễn Huệ và kết thúc với sự kiện Nguyễn Gia Long thống nhất đất
nước, lập nên nhà Nguyễn. 17 hồi là một chỉnh thể thống nhất về nội dung và nghệ
thuật, tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, ba hồi cuối, đặc biệt hồi 17 so về mặt
công phu có phần ít hơn các hồi trước đó.
3. Tác giả
- Tác giả của 7 hồi chính biên, phần lớn các tài liệu đều khẳng định là Ngô Thì Chí.
Có ý kiến cho rằng Ngô Thì Nhậm viết nhưng không nhiều học giả đồng tình với quan
điểm này. Ngô Thì Chí (1752 - 1788) là con trai thứ hai của Ngô Thì Sĩ, em Ngô Thì
Nhậm. Ông là bề tôi trung thành của Lê Chiêu Thống, được vua Lê giao nhiệm vụ lên
Lạng Sơn chiêu binh mãi mã chuẩn bị cho phong trào Cần Vương. Việc chưa thành,
ông mất trên đường công cán.
- Tác giả của 10 hồi tục biên, có nhiều quan điểm khác nhau. Theo Ngô Giáp Đậu,
con cháu họ Ngô Thì thì Ngô Thì Du (1772 - 1840) là người soạn 10 hồi cuối.
Cuốn cho biết Ngô Thì Du chỉ viết 7 hồi. Nhiều nhà nghiên cứu như Ngô gia thế phả
Ngô Tất Tố, Dương Quảng Hàm, Trần Văn Giáp,… đều cho rằng phần tục biên do cả
Ngô Thì Du và Ngô Thì Thuyến (chưa rõ năm sinh, năm mất; có thể là Ngô Thì Thập,
con út của Ngô Thì Nhậm) viết. Tuy nhiên ai viết từ hồi nào đến hồi nào thì các học
giả hoặc chưa xác quyết, hoặc khẳng định Ngô Thì Du là tác giả của 7 hồi tiếp theo
và 3 hồi cuối do Ngô Thì Thuyến (Thiến) viết.
- “Ngô gia văn phái” vốn là tên bộ tùng thư gồm 30 tập, tập hợp tác phẩm của các
tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, Hà Tây
(nay là Thanh Trì, Hà Nội). Cụm từ “Ngô gia văn phái” đi cùng tác phẩm Hoàng Lê
nhất thống chí với hàm nghĩa đây là sáng tác của nhóm tác giả họ Ngô Thì.
èTựu trung, là kết quả sáng tạo của không phải một người. Hoàng Lê nhất thống chí
Tác phẩm được viết ở nhiều thời điểm khác nhau. Mặc dù thế, Hoàng Lê nhất thống
chí là một chỉnh thể nghệ thuật thống nhất dựa trên qua điểm phản ánh hiện thực:
tôn trọng sự thật lịch sử.
II. NHỮNG ĐIỂM ĐẶC SẮC CỦA HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
(Trích bài viết trong tập 3: Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, Tiểu thuyết
chương hồi - PGS.TS Nguyễn Đăng Na)
1. là cuốn tiểu thuyết đầu tiên và duy nhất phá bỏHoàng Lê nhất thống chí
lối kể chuyện theo trình tự thời gian.
Đọc tác phẩm, ta thấy họ Ngô Thì đã “vi phạm” nguyên tắc biên niên trên hai bình
diện: một mặt, niên đại không được đặt lên đầu các sự kiện, mặt khác cách ghi niên
đại cũng hết sức tùy tiện, lúc thì ghi đủ cả ba yếu tố niên hiệu, tuế thứ, can chi; lúc
lại chỉ ghi can chi hoặc chỉ có niên hiệu. Lấy bất cứ sự kiện nào có ghi thời gian trong
tác phẩm này ta cũng đều thấy như vậy. Ví dụ, sau sự kiện chém 7 tên lính, họ Ngô
viết: “Bữa ấy nhằm ngày 15 tháng 2 năm Nhâm Thìn, niên hiệu Cảnh Hưng” và sau
sự kiện Trịnh Sâm qua đời là câu “bữa ấy nhằm ngày 13 tháng 9 năm Nhâm Dần”.
Cùng hai sự kiện, trước thì ghi thời gian với hai yếu tố (Nhâm Thìn) – can chi niên
hiệu can chi (Cảnh Hưng), còn dưới chỉ ghi (Nhâm Dần) mà rõ ràng sự kiện sau (Trịnh
Sâm chết) quan trọng hơn sự kiện trước (chém 7 tên lính). Hãy theo dõi cách ghi thời
gian trong 4 hồi đầu của ta sẽ thấy rõ hơn. Bốn hồi đầu có Hoàng Lê nhất thống chí,
16 lần ghi thời gian và được trình bày theo thứ tự sau: Năm Đinh Dậu 1777 Trịnh Căn
ra đời, năm Quý Mùi 1763 Trịnh Tông sinh, năm Giáp Nhọ 1774 quận Việp đánh Đàng
Trong, năm 1780 vụ án năm Canh Tí, năm Nhâm Dần 1782 Trịnh Sâm qua đời, cùng
năm đó kiêu binh nổi loạn, năm 1771 thái tử Duy Vĩ bị Trịnh Sâm giết, năm Nhâm
Thìn 1772 chém 7 tên lính, năm Nhâm Dần 1782 Hữu Chỉnh vào Nam theo Tây Sơn,
năm Giáp Ngọ 1774 quận Việp vào Nam, năm Bính Ngọ 1786 Nguyễn Như Phu vào
Tây Sơn, năm Giáp Ngọ Thuận Hóa về tay Bắc triều, năm Bính Ngọ 1786: tháng 4
Nguyễn Huệ đánh Phú Xuân, tháng 5 Thuận Hóa mất, tháng 6 ngày 27 Trịnh Tông bị
chết, ngày 29 Lý Trần Quán tự tử,… Bây giờ, hãy tạm lược bỏ các sự kiện và chỉ giữ
lại thời gian xảy ra của mỗi sự kiện tính theo đơn vị năm. Bốn hồi đầu, trình tự về
thời gian như sau: 1777, 1763, 1774, 1780, 1782, 1782, 1771, 1772, 1782, 1774,
1786, 1774, 1786, 1786, 1786, 1786.
Để dễ hình dung về tuyến thời gian trong tác phẩm của Ngô gia văn phái, chúng tôi
trình bày dưới dạng đồ thị :
Đồ thị cho thấy, họ Ngo không tuân thủ nguyên tắc biên niên như họ Nguyễn (chú
thích: Nguyễn Khoa Chiêm trong ). Do đó, cốt truyện Nam triều công nghiệp diễn chí
tác phẩm của Ngô gia không phát triển theo đường thẳng tuyến thời gian. Những hồi
ức ngược dòng về quá khứ đã tạo thành chất keo quyện kết các sự kiện, các nhân
vật, các tình tiết,… thành một hệ thống chặt chẽ, khiến câu chuyện hấp dẫn, lôi cuốn
người đọc. Bước chuyển quan trọng về nhận thức thời gian nghệ thuật đó đã đưa tiểu
thuyết chương hồi Việt Nam thoát dần lối tư duy trung đại và tiến gần tới tiểu thuyết
cận – hiện đại. Khi truyện kể còn đi theo tuyến tính thời gian thì văn xuôi tự sự vẫn
quẩn quanh trong bút pháp viết sử, nghĩa là, chưa ra khỏi phạm trù văn học chức
năng hành chính. Họ Ngô đã vượt qua trở ngại này và đưa tiểu thuyết chương hồi tới
bên kia bờ của văn học đích thực. Chúng ta cần ghi nhận công lao to lớn ấy, vì sau
đấy hàng trăm năm, vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi viết Hoàng Việt long
hưng chí, Việt Lam tiểu sử, các tác giả của chúng, trong đó có cả con cháu họ Ngô
Thì lại vẫn quay về con đường biên niên.
2. Biết chọn thời điểm nóng bỏng, thời điểm bùng nổ những xung đột gay
gắt nhất, thời điểm xảy ra những biến cố quyết định bước ngoặt lịch sử để
đưa vào tác phẩm là phẩm chất của Ngô gia văn phái.
Sở dĩ như vậy vì họ Ngô thực sự tài năng, đã kế thừa truyền thống kể chuyện lịch sử
từ Lý Tế Xuyên đầu thế kỷ XIV đến Nguyễn Khoa Chiêm đầu thế kỷ XVIII và họ may
mắn hơn các thế hệ trước đấy, được sống trong cơn lốc của thời đại.
Nền chung cho là lịch sử xã hội Việt Nam từ khi chúa Trịnh Hoàng Lê nhất thống chí
Sâm say mê cô thị tì họ Đặng của một Tiệp dư – năm 1776 – đến khi vua Gia Long
đánh bại phong trào Tây Sơn – năm 1802. Trong vòng 1/4 thế kỷ ấy, tác giả lại tập
trung vào giai đoạn bảy, tám năm chủ chốt nhất: từ năm 1782 khi Trịnh Sâm qua đời,
kiêu binh nổi loạn giết quận Huy, truất ngôi vương tử Cán, đưa Trịnh Tông lên thay,
nhân đấy phế ngôi Đông cung Duy Cận, phò Duy Kỳ làm hoàng tự tôn cho đến lúc
Nguyễn Bình (Nguyễn Huệ) đem quân ra Bắc dẹp họ Trịnh năm 1786, sau đó năm
1789 ra Bắc lần thứ ba quét sạch tập đoàn Lê Chiêu Thống cùng 20 vạn quân Thanh
xâm lược… Họ Ngô đã dành 14/17 hồi cho sự kiện của gần 8 năm này. Trong khoảng
thời gian mà Ngô gia tập trung cho tác phẩm, những biến cố lịch sử lớn lao mang ý
nghĩa thời đại đã dồn dập diễn ra: các tập đoàn phong kiến thống trị đương thời
Nguyễn – Trịnh – Lê nối tiếp nhau sụp đổ, cuộc đấu tranh của nhân dân kết tinh ở
người anh hùng Nguyễn Huệ, cùng một lúc đập tan các thế lực phản động trong và
ngoài nước nhưng cuối cùng cũng bị dập tắt.
Nếu lấy tỷ lệ số trang miêu tả hiện thực lịch sử một năm để so sánh, ta sẽ có ý niệm
về độ đậm đặc nội dung của từng tác phẩm. Xin xem thống kê dưới đây (theo văn
bản in trong Nxb Thế giới, Hà Nội, 1997).Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam –
TT Tác phẩm Số trang Số năm miêu tả Số trang /1 năm
1 Nam triều công nghiệp diễn chí 365 116 3.1
2 Thiên Nam liệt truyện 123 109 1.1
3 Hoàng Lê nhất thống chí 284 27 10,5
Đứng về mặt hình thức mà xét, số trang dành cho việc miêu tả các sự kiện trong một
năm của gấp 3.5 lần Hoàng Lê nhất thống chí Nam triều công nghiệp diễn
chí Thiên Nam liệt truyện (10.5/3.1) và gấp 9.5 lần (10.5/1/1). Chỉ riêng việc này thôi
cũng đủ cho thấy khả năng cô cất hiện thực của Ngô gia. Hơn nữa, Hoàng Lê nhất
thống chí là tác phẩm duy nhất nếu như không muốn nói rằng độc nhất vô nhị phản
ánh và phản ánh một cách tuyệt với phong trào Tây Sơn đã cùng một lúc tiến hành
thắng lợi hai cuộc cách mạng: lật đổ các tập đoàn phong kiến thống trị đương thời
trong nước và đánh đuổi giặc ngoại xâm.
3. Đưa vào tác phẩm một không gian nghệ thuật rất rộng lớn
Đồng thời với việc lựa chọn những thời điểm nóng bỏng nhất trong lịch sử, những
xung đột gay gắt nhất của dân tộc, họ Ngô đã đưa vào tác phẩm một không gian
nghệ thuật cực kỳ rộng lớn, trải dài khắp đất nước từ Bình Định, Phú Xuân đến Thăng
Long, Kinh Bắc, Cao Bằng,…và vượt khỏi biên giới hàng ngàn dặm về phía Bắc, lên
tận Nhiệt Hà, Bắc Kinh của Trung Hoa. Lần đầu tiên trong văn xuôi tự sự xuất hiện
một tác phẩm phản ánh hiện thực trên bề mặt không gian rộng lớn như vậy. Với
không gian hiện thực ấy, người cầm bút có điều kiện tung hoành, thâu tóm, lựa chọn
các sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử, các tính cách con người,…vừa liên quan đến
vạn mệnh dân tộc, vừa tiêu biểu cho thời đại. Và quả thật, họ Ngô đã làm tốt việc
này. Hầu hết các sự kiện lịch sử quan trọng nhất của giai đoạn đầy biến động ấy đều
được thu nạp. Nội bộ phong trào Tây Sơn cùng hai tập đoàn Hoàng Lê nhất thống chí
phong kiến Lê – Trịnh và cả nội bộ triều đình nhà Thanh dều được tái hiện một cách
tận tường như chính tác giả là người trong cuộc. Hơn nữa, để hiện thực trong tác
phẩm sống động như chúng đang tồn tại ngoài đời, người viết không bỏ qua từng chi
tiết tưởng chừng vụn vạt nhưng lại hết sức quan trọng đối với tác phẩm nghệ thuật.
Chẳng hạn chi tiết Thị Huệ “xây xẩm mặt mày” nhõng nhẽo chúa Sâm; Thánh mẫu
“sụt sịt ngập ngừng … muốn nói đến ngôi thế tử nhưng vì có Thị Huệ ở đấy nên cũng
khó hé răng” lúc chúa Sâm đang hấp hối; rồi việc Bình “ngồi ghé vào một góc chiếu
cuối sập, một chân bỏ thõng xuống đất” trong buổi yết kiến vua Cảnh Hưng lần đầu
tiên khi mới tới Bắc Hà, hoặc kiêu căng hỏi Ngọc Hân sau ngày cưới rằng “Con trai
con gái nhà vua đã có mấy người được vẻ vang như nàng?” và cả chi tiết chúa Cán
“bụng to rốn lồi, da nhợt gân xanh, chân tay khẳng khiu…” cũng được Ngô gia chớp
lấy đưa vào tác phẩm.
4. Hệ thống nhân vật tương đối đồ sộ
Lịch sử do con người làm ra, trong đó các giữ vai trò gần như yếu nhân lịch sử
quyết định. Vì thế, không thể hình dung rằng, tiểu thuyết lịch sử lại vắng bóng họ.
Trong những nhân vật quan trọng của cả hai phía: nhân Hoàng Lê nhất thống chí,
dân và phong kiến, dân tộc và ngoại xâm, yêu nước và bán nước, chính nghĩa và phi
nghĩa, anh hùng và tướng cướp,… đều có mặt và góp phần tái hiện diện mạo xã hội
Việt Nam những năm cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Đọc tác phẩm, ta thấy cả thế
giới những con người có thực ấy ùn ùn đi lại, nói năng, khóc cười, thắng bại,… như
chúng đã và đang tồn tại. Từ những người đứng đầu “thiên triều” như vua Càn Long
đến các bề tôi thân cận của ông như Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị, Thái thú Sầm Điền Châu,
Tổng đốc Phúc Khang An, các đại thần Hòa Thân, Thang Hùng Nghiệp…; từ vua Cảnh
Hưng, Chiêu Thống…, từ chúa Tĩnh Vương Trịnh Sâm, Đoan Nam Vương Trịnh Tông,
thế tử Trịnh Cán, Án Đô Vương Trịnh Bồng, Thụy quận công Trịnh Lệ,… đến các vị tai
to mặt lớn của triều đình Bắc Hà bấy giờ như Tham tụng Bùi Huy Bích, Bồi tụng
Nguyễn Khản, Đồng Bình chương Trần Công Xán, lão tướng Hoàng Nguyễn Khản,
danh tướng 18 đời Đinh Tích Nhưỡng, Tiến sĩ Lý Trần Quán, quan văn Dương Trọng Tế,
thái hậu Dương thị, quốc cữu Dương Khuông,…; từ vua Thái Đức Nguyễn Nhạc, hoàng
đế Quang Trung đến Đại tư mã Ngô Văn Sở, quân sư Ngô Thì Nhậm, Đô đốc Phan Văn
Lân, Đô đốc Nguyễn Văn Tuyết,… đều hiện diện trong tác phẩm.
Yếu nhân lịch sử đương nhiên phải là nhân vật chính trong tiểu thuyết lịch sử. Nhưng
con người vốn là sự tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Cho nên bên cạnh hệ
thống nhân vật đại diện quốc gia, tai mắt triều đình, trong tác phẩm của Ngô gia còn
có hệ thống nhân vật ở cả hai phía, có thể coi là dưới đáy hoặc thấp cổ bé họng
như bọn kiêu binh, đám lính tráng, quân ô hợp… tìm cơ đục nước béo cò, lợi
dụng lúc loạn lạc để cướp bóc phố phường, thậm chí sờ nắn túi áo nhà vua,
lột cả ngực bào hoàng đế đang mặc. Chúng vừa là sản phẩm của thời đại “mũ
dép đảo lộn, cương thường sai trái” vừa làm hoàn chỉnh bức tranh xã hội Việt Nam
thời Hoàng Lê.
Nhân vật là một trong hai hạt nhân cơ bản cấu thành loại hình tự sự. Không có nhân
vật thì chẳng có gì mà kể, cũng nghĩa là không có truyện. Bởi vậy, để phản ánh bước
ngoặt lịch sử - xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỷ XVIII đầu XIX dưới hình thức
văn xuôi tự sự, Ngô gia đã thu chọn vào tác phẩm của mình Hệ gần 400 nhân vật.
thống nhân vật này đại diện khá đầy đủ cho các tập đoàn người, các xu thế chính trị,
các tầng lớp xã hội, ở đó già có – trẻ có, trai có – gái có, thành thị có – nông thôn có,
Việt Nam có – Trung Hoa có, triều đình có – dân gian có, văn quan có - võ tướng có,
vua chúa có – dịch lại có, quân tử có – tiểu nhân có, hào hoa phong nhã có – dung
tục bỉ ổi có, anh hùng cái thế có – luồn cúi đê hèn có,… Với khối lượng nhân vật đồ sộ
và phong phú ấy, người viết dễ rảnh tay trong việc khái quát hóa nghệ thuật. Tuy
nhiên, số lượng mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Cái tạo nên đặc trưng phân
biệt giữa văn học nghệ thuật với các loại hình văn học khác là người cầm bút phải
xây dựng được hệ thống nhân vật sao cho, nói như V.G. Biêlinxki, mỗi nhân vật là
một “người này”, một cá thể “vừa lạ lại vừa quen” mà vẫn mang ý nghĩa xã hội thẩm
mĩ cao.
Bằng tài năng của mình, họ Ngô đã xây dựng khá thành công gần 100 trong số 400
nhân vật của tác phẩm. Gần 100 nhân vật này, mỗi người một tính cách vừa độc đáo
vừa cá biệt mà vẫn rất hiện thực. Nhiều nhân vật được xây dựng thành công tới mức
có thể nói là xuất sắc. Nếu đã đọc Hoàng Lê nhất thống chí thì khi nghe nhắc đến tên
những nhân vật ấy, ai cũng có thể mường tượng ngay ra họ đang đi lại, nói năng,
hành động như thế nào trước mắt mình. Nào là Lê Cảnh Hưng, Lê Chiêu Thống, Lê
Quýnh, Lê Duy Cận, Nguyễn Khản, Dương Khuông, Bùi Huy Bích, Phan Huy Ích, Trần
Công Xán, Ngô Nho, Lí Trần Quán, Nguyễn Trấn Quốc, Nguyễn Hữu Chỉnh, Hoàng
Phùng Cơ, Hoàng Tố Lí, Dương Trọng Tế, Đinh Tích Nhưỡng, tuần huyện Trang,
Nguyễn Cảnh Thước, Đặng Thị Huệ, Trịnh Sâm, Trịnh Tông, Trịnh Lệ, Trịnh Bồng, Trịnh
Cán, Đặng Mậu Lân, Sử Trung hầu, Nguyễn Hoàn, Phan Lê Phiên, Dương Thái phi,
Nguyễn Bình, Nguyễn Nhạc, Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân, Ngô Thì Nhiệm, Vũ Văn
Nhậm, Nguyễn Văn Tuyết, Tôn Sĩ Nghị, Phú Khang An,… Đó là những con người bằng
xương thịt, có cá tính.
Những nhân vật xuất hiện nhiều trên trang viết hoặc trong nhiều hối như Nguyễn
Bình, Lê Cảnh Hưng, Hữu Chỉnh, Trịnh Bồng, Trịnh Sâm, Dương Trọng Tế, Đinh Tích
Nhưỡng, Lê Chiêu Thống,… tạo nên ấn tượng không phai mờ trong lòng người đọc đã
đành. Nhưng cũng có những nhân vật chỉ được phác qua đôi dòng hoặc trên vài ba
trang viết, song chúng vẫn khắc sâu được vào tâm trí người đọc. Chẳng hạn Lý Trần
Quán, tuần huyện Trang, Nguyễn Cảnh Thước, Nguyễn Trấn Quốc, Nguyễn Triêm,
huyện úy Thọ Xương,… Cái đó nói lên điều gì, nếu không phải là tài năng người cầm
bút? Có được như vậy phần thì do thời đại đem lại – cuối thế kỷ XVIII đầu XIX sinh ra
lắm con người quái kiệt, nhưng chủ yếu do các tác giả khổ công lao động nghệ thuật
tạo nên.
Khi miêu tả tính cách nhân vật, tác giả thường tỏ ra “khách quan”, đứng
ngoài thời cuộc, chỉ là người quan sát, cuộc sống có sao thì ghi lại như vậy.
Ngay cả những đoạn phân tích tâm lý nhân vật, người viết vẫn tỏ ra “hững
hờ ngoài cuộc”. Chẳng hạn, về quận Huy, tác giả viết:
“Huy nghĩ rằng, Thị Huệ tuy được chúa yêu nhưng con trai của Thị Huệ còn nhỏ,
trong khi đó thế tử đã lớn rồi, hùa theo Thị Huệ e không phải là kế lâu bền. Vì vậy,
sau khi đã vào hầu chúa, Huy liền lấy châu báu đút lót cho những kẻ chân tay của
thế tử để xin nương tựa vào thế tử. Rồi Huy lại đem một trăm lạng vàng và mười tấm
đoạn Nam Kinh làm lễ yết kiến để xin vào ra mắt thế tử. Nhưng thế tử không nhận đồ
lễ, cũng không cho vào gặp (…) Quận Huy biết thế tử không dung mình bèn quyết ý
hùa theo Thị Huệ và âm thầm có chí phế lập”.
Và đây nữa, lúc Nhưỡng nhóm họp triều thần để đối lập với cuộc họp trước đây của
Tế, họ Ngô kể:
“Tuy nhiên, để phòng ngừa vì lỗ mạng thô bạo mà hỏng việc như bọn Thần Trung
hầu, Dương Trọng Tế nên Nhưỡng cũng không dám dùng uy thế mà ăn hiếp các viên
triều thần hiện đang theo nhà vua. Ngược lại, các viên triều thần khi mới gặp Nhưỡng
cũng chỉ ngồi im để xem Nhưỡng ngả bên nào mà cân nhắc nặng nhẹ. Lúc thấy
Nhưỡng kêu gọi hội họp, mọi người tuy không dám theo Nhưỡng nhưng trong bụng
lại sợ Nhưỡng, vì thế việc theo phò nhà vua cũng có phần chểnh mảng”.
Người viết càng tỏ ra dửng dưng bao nhiêu thì người đọc càng tin rằng nhân vật ấy
có thực bấy nhiêu.
Để khắc họa tính cách nhân vật, tác giả thường chọn những thời điểm mà vào
khoảnh khắc đó, hoàn cảnh cuộc sống trong mối quan hệ phức tạp đa
phương với xã hội, nhân vật buộc phải bộc lộ bản chất, bộc lộ tính cách,
phải hiện nguyên hình. Ngô gia đã rất tài ở việc tạo dựng tình huống như vậy.
Trong hoàn cảnh của các thời điểm đánh Phú Xuân hoặc khi mới nghe tin quân Thanh
vào xâm lược, lúc tuyên dụ ba quân tại Tam Điệp để chuẩn bị giải phóng Thăng Long
và kể cả các buổi ra mắt vua Cảnh Hưng lần đầu, lúc chuyện trò với Ngọc Hân sau lễ
cưới hoặc sau đám tang bố vợ,… Nguyễn Bình mới có điều kiện thể hiện chất anh
hùng quyết đoán, yêu nước thương dân, tài kiêm văn võ những cũng thật thà đến
vụng về, đôi lúc kiêu căng, hậm hực đến tức cười. Lý Trần Quán chỉ có thể bày tỏ lòng
trung liệt của mình trước thảm trạng bị Nguyễn Trang, tên học trò lừa thầy phản chủ,
bán đứng chúa Tông. Nguyễn Cảnh Thước chỉ trở thành Cảnh Thước khi vua Chiêu
Thống sai y chở mình qua sông lúc đang chạy loạn.
Khi đã chọn được thời điểm “thử vàng: ấy, họ Ngô không dừng lại kể lể dài dòng,
chỉ “chụp” lấy một vài lời nói, cử chỉ, hành động mang ý nghĩa như những
tín hiệu đặc trưng nhất cho tính cách nhân vật mà chỉ anh ta – “con người
này” mới nói năng, hành động như vậy. Nhắc đến Cảnh Hưng, ta nhớ ngay câu
ông nói: “Trời sai chúa phò ta, chúa gánh cái lo, ta hưởng cái vui. Mất chúa tức là cái
lo lại về ta, ta còn vui gì?” hoặc nhớ tới việc ông “treo tranh Tam Quốc, sai các cung
nữ mặc áo trận, cầm giáo mác chia thế trận ba nước Ngụy, Ngô, Thục rồi dạy họ
cách ngồi, đứng, đâm, đỡ để mua vui” trong suốt 47 năm làm vua. Người đọc nhớ
Hữu Chỉnh ở câu nói khi bị Tây Sơn bỏ rơi, cái chết đang kề cổ: “Ta đi khắp bốn biển
chín châu, chẳng lẽ khi trở về xó bếp lại bị chuột chù gặm chân ư?”; ở tuần huyện
Trang là câu: “Sợ thầy không bằng sợ giặc, yêu chúa chưa bằng yêu thân mình” khi
bị thầy quở trách: “Chúa là chúa chung của thiên hạ. Mà ta lại là thầy anh. Vua tôi là
nghĩa lớn, sao anh nỡ làm như thế?”; ở Nguyễn Cảnh Thước là câu: “Các thuyền đều
không ở đây. Bệ hạ muốn sang sông gấp thì xin cho thần ít nhiều vàng lụa mới có thể
thuê được… Giả sử quân giặc đuổi đến, thần xin dùng thùng gỗ để đưa bệ hạ qua
sông”,… Rồi việc tự chôn sống mình của Lý Trần Quán, việc mang gông nằm sấp của
Trần Công Xán, việc bỏ bút mực vào ống tay ao đem xuống Diêm vương kiện “triều
đình không có mắt” của Nguyễn Trấn Quốc trước khi lên đoạn đầu đài; việc nuốt 6
chữ “trung nghĩa tráng liệt đại vương” do Tông viết ban cho rồi dương dương tự đắc
bảo lũ kiêu binh: “Bây giờ tao không thi đấu võ, nhưng vẫn còn thi can đảm. Thế mới
lạ chứ!” của Triêm Vũ hầu; việc trấn thủ Nguyễn Cảnh Thước sai người lột nốt chiếc
áo ngự nhà vua đang mặc; việc Phan Huy Ích ba hoa giữa triều đình rằng, phải làm
chiếc trống trận “cho rõ lớn, có thể chứa được người vào trong để khi bắt được Chỉnh
(…) sẽ chọc thủng mặt trống nhồi … vào trong đó mà khiêng về dưới cửa khuyết” với
dáng điệu khúm núm “run sợ và xin lỗi” khi bị Chỉnh tóm được và hỏi về cái trống…
Tất cả những chi tiết đó đã khắc họa đậm nét tính cách từng nhân vật. Bằng đôi ba
câu đối thoại, một vài cử chỉ của nhân vật,… người viết đã thâu đúng thần thái anh
ta.
Với cách thức đó, Ngô gia xây dựng thành công và thành công xuất sắc hàng loạt
nhân vật đại diện cho cả một thời kỳ giông tố của dân tộc.
5. Sau mỗi sự kiện lịch sử, Nguyễn Khoa Chiêm thường kết lại bằng bài thơ
với ý nghĩa thay lời bình giá.
Dù cách sử dụng thể thơ và giới thiệu từng bài thơ mang dấu ấn sáng tạo nhưng về
hình thức mà nói, việc làm đó của Nguyễn Khoa Chiêm chưa vượt khỏi khung mô
hình tiểu thuyết La Quán Trung. Để tháo thoát tình trạng này, Ngô gia triệt bỏ hình
thức thơ ca và thay bằng một kiểu nhân vật mới: nhân vật Thật là dân gian trời.
khôn ngoan. chẳng là ai cả, nhưng lại là tất cả; chúng có sức mạnh Dân gian trời
như những “lời cẩn án” và thay cho thái độ của người cầm bút trước hiện thực.
Để lên án tội ác giết thái tử Duy Vĩ của chúa Sâm, sau sự kiện thái tử bị khép vào tội
thắt cổ, thay vì bài thơ, Ngô gia viết: “Ngày hành hình, tự nhiên tối tăm, giữabầu trời
ban ngày mà chỉ cách nhau gang tấc cũng không trông rõ. Chừng hơn một khắc mới
lại sáng sủa. Già, trẻ, trai, gái trong không ai là không rơi nước mắt. Họ đều thiên hạ
cho rằng, đó là việc trái ngược nhất, bi thảm nhất từ xưa đến nay”. Trước việc quận
Huy lộng quyền “tự mình làm chủ, mọi việc tự mình gánh vác … người khác có đồng
ý hay không … cũng chẳng thèm kể đến” và trở thành người riêng của Thị Huệ, Ngô
gia đưa ra nhận xét của thay cho bài thơ: “ Ở người ta túm dân gian phố phường
năm tụm ba bàn tán, chúa mới (chỉ Trịnh Căn) bị bệnh rất nặng, chưa biết kẻ nói
chừng ngày nào đó trong cung sẽ có biến; quận Huy uy quyền lớn quá, không khéo
hắn sẽ cướp nước mất. chính cung tư thông với Huy, ả sắp đem xã tắc Người bảo
giao phó cho quận Huy. Bấy giờ, có câu ca dao như sau:đầu đường xó chợ
Trăm quan sáng ít nhiều mờ
Để cho Huy quận vào rờ chính cung”
Về việc Chiêu Thống rước quân Thanh đến xâm lược nước ta, “ngày ngày sau các
buổi chầu … lại tới chờ ở doanh của Tôn Sĩ Nghị để nghe truyền việc quân việc nước
… quân lính hộ vệ chỉ vài chục người”, tác giả viết: “Hoàng Lê nhất thống chí Người
trong kinh có kẻ không biết là vua, hoặc có người biết thì họ nói riêng với nhau: Nước
Nam ta từ khi có đế có vương tới nay, chưa thấy bao giờ có ông vua luồn cúi đê hèn
như thế. Tiếng là làm vua, nhưng niên hiệu thì viết là Càn Long, việc gì cũng do viên
tổng đốc, có khác gì phụ thuộc vào Trung Quốc”, v.v…
Bằng phương thức đó, họ Ngô một mặt rũ bỏ những hình thức mang dáng dấp tiểu
thuyết Trung Hoa, mặt khác vẫn đạt và đạt một cách tuyệt vời tới đích nghệ thuật
mà mình mong mỏi.
6. Hai giọng điệu ngợi ca và trào lộng
Dòng văn xuôi tự sự lịch Việt Nam từ Lý Tế Xuyên (nửa đầu thế kỷ XIV), Trần Thế
Pháp (nửa cuối XIV), Nguyễn Hàng (nửa đầu thế kỷ XVI) đến Nguyễn Khoa Chiêm
(cuối thế kỷ XVII đầu XVIII), Gia Cát thị (nửa sau thế kỷ XVIII),… chủ yếu viết về cái
hào hùng, cái bi tráng, do đó ngợi ca là giọng điệu nổi bật. Nhưng bước vào cuối thế
kỷ XVIII đầu XIX, xã hội Việt Nam không chỉ có cái và cái mà còn tồn tại cả hùng bi
cái hoặc cái . Xã hội đó đã đi vào tác phẩm của Ngô gia. Bởi vậy, hài bi xen hài
trong có cả cái , cái và cái . Hai Hoàng Lê nhất thống chí hào hùng bi tráng hài hước
giọng điệu dường như song hành và hỗ trợ cho nhau tạo thành ngợi ca trào lộng
tiếng nói riêng vừa mới vừa độc đáo cho Hoàng Lê nhất thống chí.
Lần đầu tiên một tác phẩm sử thi hoành tráng lại chứa đựng khá đậm chất hài. Cái
giỏi của người cầm bút là tạo cho người đọc một cảm giác rằng anh ta đứng ngoài
cuộc. Với thái độ đó, sức mạnh tiếng cười châm biếm được nhân đôi. Ở họ Ngô là sự
kết hợp hài hòa giữa lối của bút pháp với truyền thống trào bao biếm xuân thu
phúng của văn học dân gian Việt Nam và cái nhìn sắc sảo của một người thiệp liệp
uyên thâm, “lạnh lùng” mổ xẻ. Dường như nhân vật nào trong tác phẩm cũng bị tác
giả đưa ra đùa cợt và trong tiếng cười thường pha chút nước mắt đắng cay.
Dưới đây là một ví dụ: phút lâm chung của chúa Sâm.
“Bấy giờ bệnh chúa đã nguy kịch, nhân có Thánh mẫu vào thăm, Thị Huệ phải ôm
chúa ngồi dậy. Thánh mẫu đứng ở đầu sập vừa vừa hỏi han, chúa cũng khóc khóc
rằng:
- Con xin chắp tay cúi đầu lạy mẹ. Nay con chẳng may xấu số, không được thờ mẹ
cho đến cùng. Nghĩ đến đạo hiếu chưa tròn, ruột gan con đau như dao cắt. Xin mẹ
hãy ngự giá về cung, cố ăn ngủ cho thảnh thơi, đừng nghĩ đến con mà đau lòng mẹ.
Thánh mẫu ngập ngừng hồi lâu, ý muốn nói đến ngôi thế tử, nhưng vì nức nở, sụt sịt,
có Thị Huệ ở đấy nên cũng khó hé răng, dùng dằng mãi chưa ra.
Chúa thấy vậy lại nói:
- Mẹ quá thương con, không nỡ dứt tình mà đi. Con trông thấy mẹ cũng đau lòng
không thể nhắm mắt. Vậy cúi xin mẹ hãy ngự giá về cung.
Thánh mẫu bèn trở ra.ứa nước mắt
Chúa quay sang dặn Thị Huệ:
- Bệnh ta không khỏi, không ở được cùng khanh đến lúc bạc đầu …, duyên sắt cầm
đành hẹn đến kiếp khác.
Thị Huệ đến hơn một khắc, rồi ả nấc lên cắt tóc thề rằng:
- Chúa thượng chẳng thương thiếp, nỡ bỏ thiếp vò võ một mình. Thiếp xin liều thân
mà chết theo chúa.
Rồi thị khóc òa lên.
Chúa ngoảnh sang Thùy Trung hầu nói:
- Sau khi ta qua đời, các người phải nên khuyên giải chính cung cho khéo, chớ để
nàng liều mình. Vạn nhất nếu không ngăn cản nổi ý chí của nàng, thì cứ để nàng
chung thuyền với ta mà đưa đi, cho nàng được hầu hạ ta ở nơi lăng tẩm”.
Màn kịch không dài, diễn ra với ba nhân vật: Trịnh Sâm, mẹ (thánh mẫu) và vợ (Đặng
Thị Huệ) trong mối quan hệ chúa – tôi, mẹ - con, vợ - chồng. Cả ba đều khóc, nhưng
chỉ có Trịnh Sâm khóc thật. Sâm khóc vì “nghĩ đến đạo hiếu chưa tròn” và kiếp này
“duyên sắt cầm” dang dở. Con chim sắp lìa tổ thì kêu những tiếng bi thương. Người
sắp lìa đời thì nói những lời chân thật. Nhưng Sâm càng nói những điều chân thật bao
nhiêu thì tấn hài kịch càng bị đẩy tới cao trào bấy nhiêu. Thấy mẹ “nức nở sụt sịt”,
Sâm tưởng bà quá thương mình, thấy mẹ “ngập ngừng” lại tưởng bà “không nỡ dứt
tình mà đi”. Thực ra, bà đến đây đâu phải để vĩnh biệt đứa con trai ruột thịt của
mình? Bà dùng dằng mãi chưa ra bởi “muốn nói đến ngôi thế tử, nhưng vì có Thị Huệ
ở đấy nên cũng khó hé răng”. Cho dù Sâm có “ruột gan đau như dao cắt”, chết
“không thể nhắm mắt” và hai lần vật nài “xin mẹ hãy ngự giá về cung” cũng mặc,
Thánh mẫu về làm sao được khi mục đích chuyến viếng thăm chưa đạt yêu cầu? Thị
Huệ cũng vậy. Dù ả có “cắt tóc thề” bồi, “nấc lên đến hơn một khắc” hoặc “xin liều
thân mà chết theo chúa” thì tất cả chỉ là đóng kịch vì ả “sợ không dự định trước, đến
lúc tình thế khẩn cấp sẽ bị người khác cướp mất” ngôi thế tử của con mình. Vậy mà
Sâm lại tưởng ả nghĩa tình với mình tới mức sẵn sàng liều chết, nên trước khi trút hơi
thở cuối cùng, ông còn quay sang dặn Thùy Trung hầu rằng: “Sau khi ta qua đời, các
người phải nên khuyên giải chính cung cho khéo, chớ để nàng liều mình”. Thật tội
nghiệp! Đọc đến đây, chẳng biết nên khóc hay cười? Những mẩu hài kịch như vậy
trong rất nhiều. Ta có thể kể một số cảnh. Chẳng hạn, các Hoàng Lê nhất thống chí
màn Lý Trần Quán tự tử, Nguyễn Cảnh Thước “phò” Chiêu Thống qua sông, Phan Huy
Ích ra trận, Hữu Chỉnh bị bắt, Dương Trọng Tế vào cũi về kinh, Trịnh Bồng đi tu, Đinh
Tích Nhưỡng lập chúa, Trịnh Tông lên ngôi, Chiêu Thống chạy loạn, Tôn Sĩ Nghị vượt
cầu phao, Hữu Chỉnh bị bỏ rơi, Trần Công Xán đi sứ, Nguyễn Khản bàn giết kiêu binh,
thánh mẫu xin tha mạng quốc cữu, v.v và v.v…
Tiếng cười của Ngô gia thâm trầm uyên áo, tiếng cười của sự thỏa mãn trí
tuệ. Khi thì nó được bộc lộ ngay ra trong cảnh huống, lúc lại thể hiện qua
lời nói hoặc cử chỉ nhân vật. Nhưng đôi kkhi phải thông qua một chuỗi sự
kiện, người đọc mới khám phá ra tiếng cười. Dưới đây là một ví dụ: Khi Thị Huệ
có mang Trịnh Cán, tác giả kể: “Chúa liền sai người đi lễ khắp trăm thần để cầu sinh
con thánh”. Cán ra đời, “chúa hết sức yêu mến…, lúc đầy trăm ngày, chúa lấy tên
của mình lúc nhỏ là Cán đặt cho nó để tỏ ra ”. Khoa thi Hương nó cũng giống mình
năm ấy, “chúa lấy hai câu: (nghĩa là Sơn xuyên anh các, hà hải tú chung khí
thiêng tụ lại, sự tốt đẹp đúc nêncủa sông núi của biển hồ ) để làm đề thi. Các quan
văn võ cũng có nhiều kẻ lấy chữ (nghĩa là “sao sáng biển hòa” – Tinh huy hải nhuận
điềm sinh thánh nhân) làm câu chúc mừng. Tóm lại, Trịnh Cán là “con thánh”, là nòi
đích Trịnh Sâm, - “nó cũng giống mình” là của tụ lại đúc anh tú núi sông hồ biển
nên, là điềm Người đọc hồi hộp chờ đợi đấng “thánh nhân” xuất sao sáng biển hòa.
thế. Nhưng đùng một cái, họ Ngô cho ra mắt bạn đọc cái quái thai: “bụng to, rốn lồi,
da nhợt gân xanh, chân tay gày khẳng khiu”. Tiếng cười bật ra. “Chúa phải sai người
đi tìm danh y khắp bốn phương chữa cho Cán”, phải sai người đi “lễ bái khắp các đền
đài có tiếng linh thiêng” rồi “thiết lập đàn tràng ở ngay trong cung để ngày đêm đèn
nhang cầu khấn” và mặc “Thị Huệ làm chay làm bùa tha hồ cúng lễ”. Song danh y
nào chữa được con bệnh họ Trịnh? Thần thánh nào cứu đặng Trịnh vương? Sau cơn
binh biến, chúa Cán “vì quá sợ hãi không ăn uống gì được … ít lâu sau thì … qua
đời”. Người đọc mỉm cười thở phào. Tiếng kèn đưa ma vui vẻ tấu lên để tiễn chúa
Trịnh Cán – “tinh hoa” của họ Trịnh xuống mồ.
7. Hoàng Lê nhất thống chí phản ánh trực tiếp hiện thực đương thời. Người
cầm bút không chỉ là chứng nhân lịch sử, mà còn vừa là tác giả, vừa là nhân
vật ngay trong tác phẩm của mình.
Nam triều công nghiệp diễn chí viết về các sự kiện lịch sử từ năm 1559 đến 1689
nghĩa là viết về hiện thực cuộc sống trước khi tác giả ra đời 100 năm và sau khi tác
giả ra đời 30 năm. Như vậy, Nguyễn Khoa Chiêm vừa viết về quá khứ, vừa viết về
hiện tại, nhưng hiện tại đã được lắng đọng trên 1/4 thế kỷ (Nguyễn Khoa Chiêm sinh
năm 1659, hoàn thành tác phẩm năm 1719, sự kiện cuối cùng trong tác phẩm xảy
ra năm 1689). Ngược lại, phản ánh trực tiếp hiện thực Hoàng Lê nhất thống chí
đương thời. Người cầm bút không chỉ là chứng nhân lịch sử, mà còn vừa là tác giả,
vừa là nhân vật ngay trong tác phẩm của mình. Điều này sẽ tạo nên nét độc đáo
riêng và chi phối tác phẩm một cách toàn diện, sâu sắc từ nội dung đến hình thức, từ
việc lựa chọn sự kiện, tình tiết, nhân vật,… đến phương thức phản ánh, cách khái
quát hóa nghệ thuật và ngôn ngữ người kể chuyện.
Viết về quá khứ lịch sử, người cầm bút có được một số thuận lợi đáng kể.
Một là, các sự kiện lịch sử đã ở thế ổn định, trắng đen phải trái đã rõ ràng. Cái đáng
lụi tàn đã lụi tàn, cái phải chiến thắng đã chiến thắng. Hai là, các nhân vật lịch sử về
cơ bản đã được công luận thừa nhận, hoặc bị phê phán hoặc được ngợi ca và chủ yếu
là tất cả đều đã chết. Người cầm bút không phải đương đầu với cường quyền kiểm
duyệt. Phản ánh những sự kiện đang vận động thì khác. Khi đó, lịch sử đang diễn
tiến, các xu thế xã hội đan xen nhau, cái nhất thời và cái bản chất dễ lẫn lộn. Lúc thì
cái này tạm thời thắng thế, lúc thì cái kia tạm thời thất bại. Cho nên, muốn phản ánh
trực tiếp hiện thực đương thời một cách sâu sắc, có ý nghĩa xã hội – thẩm mĩ, người
cầm bút cần có một số phẩm chất đặc biệt. Trước hết, anh ta phải có nhãn quan tinh
nhạy để vượt qua mọi thiên kiến cá nhân. Trong cái mớ hỗn tạp của những sự kiện
lịch sử đang xô đẩy và va đập nhau bởi các tầng lớp, các cá nhân, các tập đoàn xã
hội kia tạo nên, người cầm bút phải được cái tất yếu dẫn tới chung cục của dự cảm
chúng: xã hội sẽ đi theo chiều hướng nào, vai trò của từng cá nhân, từng tập đoàn
trong sự phát triển lịch sử,… Có chế ngự được thiên kiến bản thân thì hiện thực trong
tác phẩm mới hiện lên một cách trung thực và mới giúp nhà văn giữ đúng vai trò thư
ký thời đại. Đấy cũng là “con đường đau khổ” của những người viết tiểu thuyết lịch
sử đương đại. A. Tônxtôi hoàn toàn có lý khi kể rằng: “Tôi không chỉ chấp nhận cách
mạng – chỉ với sự chấp nhận không thôi chưa đủ để viết về cách mạng – tôi yêu cái vĩ
đại đầy bi tráng, tôi yêu cái tầm vóc toàn thế giới của cách mạng. Và bởi vậy, nhiệm
vụ cuốn tiểu thuyết ( của tôi là tái tạo lại cái tầm vóc ấy với tất Con đường đau khổ)
cả sự phức tạp, gian nan của nó”. Dĩ nhiên, Ngô gia văn phái chưa ý thức được như A.
Tônxtôi nhưng rõ ràng “với sự chấp nhận thôi chưa đủ” mà phải biết “yêu cái vĩ đại”
“yêu cái tầm vóc” của phong trào Tây Sơn, của dân tộc thì mới viết ra được Hoàng Lê
nhất thống chí.
Tác giả là một tập thể, trong đó có quan Thiêm thư bình Hoàng Lê nhất thống chí
chương Học Tốn, người mà cả cuộc đời gắn bó với triều Lê. Mặc dù bị bệnh nặng
nhưng nghĩ đến “nghĩa vua tôi” trong cơn “cơn nguy biến”, ông vẫn “nguyện đeo
bệnh tật để dấn bước” trên con đường khuông phò cỗ xe chính trị đang nghiêng đổ
của Lê Chiêu Thống. Đối với vua Lê Chiêu Thống, Học Tốn không chỉ “phận ưa … tình
nặng” mà chủ yếu vì “chí hợp … tâm đồng”. Ông từng chủ trương “ngoài dựa vào
thượng quốc, trong nhóm họp quân cần vương”. Sách lược trung dưng đó được Chiếu
Thống tâm đắc và sau này, khi Học Tốn qua đời, Chiêu Thống vẫn kiên trì thực hiện.
Nêu lên điều đó, chúng tôi muốn nói rằng, về quan điểm chính trị, Học Tốn thù địch
với Tây Sơn và đứng bên trận tuyến nhà Lê. Khi bắt tay vào sáng tác, ông và kể cả
Ngô Thì Du phải đương đầu trước một vấn đề: Viết như thế nào đây về phong trào
Tây Sơn? May mắn thay, họ đã chế ngự được thiên kiến bản thân, nhìn thẳng vào sự
thực. Do vậy, họ không những miêu tả phong trào Tây Sơn một cách chân thật, sinh
động mà còn miêu tả bẳng cả tấm lòng ngưỡng mộ yêu thương. Nếu Nguyễn Khoa
Chiêm vĩ đại ở chỗ ông là người đầu tiên tuyên bố mình sáng tác văn chương thì Ngô
gia văn phái vĩ đại ở chỗ họ đã nhìn nhận và phản ánh đúng đắn phong trào Tây Sơn.
Trong văn học Việt Nam trung đại, chưa có một tác phẩm nào mà phong trào Tây Sơn
được tái hiện một cách tuyệt vời như Tác giả đã nhìn thấu Hoàng Lê nhất thống chí.
bản chất và quá trình tiến triển của cuộc khởi nghĩa này.
Thời kỳ đầu Tây Sơn còn non yếu, phải lẩn lút nơi rừng núi. Rồi phong trào lớn mạnh
dần. Lần đầu tiên nó có thể đánh chiếm một thành lớn – thành Quy Nhơn. Từ đấy,
Tây Sơn đến độ trưởng thành, trên có vua Thái Đức, dưới có thượng công Văn Bình, tả
quân đô đốc Vũ Văn Nhậm…, quân lính thì đầy đủ hai đạo thủy bộ. Thành Phú Xuân –
địa đầu củ Bắc Hà kiên cố, quân đông, lương đủ, vậy mà Nguyễn Bình chỉ đánh một
trận đã làm cho “mấy vạn tướng sĩ … đều không còn sống sót lấy một mống”. Rồi ở
Động Hải, “tướng giữ đồn là Vị Phái hầu cùng viên hiệp trấn là Ninh Tốn mới trông
thấy bóng quân Tây Sơn đã chạy trốn”. Chiếm xong Phú Xuân, trên đà trúc chẻ ngói
tan, cách mạng Tây Sơn như cơn bão táp, cuốn sạch rác rưởi trên đường nó đi qua.
Họ Ngô không dừng lại miêu tả tỉ mỉ từng trận đánh các trấn Nghệ An, Thanh Hoa,
Ninh Bình như miêu tả trận đánh đồn Phú Xuân vì chúng diễn ra quá nhanh, nhanh
mức chỉ cần dừng lại ở một vài chi tiết là không thể diễn tả được khí thế vũ bão của
nó. Không khí trong tác phẩm cũng ào ào chuyển động như cuộc hành quân chiến
thắng của Tây Sơn. Các vị trấn thủ ở Nghệ An là Bùi Thế Toại, ở Thanh Hoa là Tạ
Danh Thùy đều bỏ thành mà trốn. Quân trong đồn Vị Hoàng “mới trông thấy bóng
quân Tây Sơn đã bỏ chạy”. Các đội quân tinh nhuệ nhất của triều đình lần lượt bị bẻ
gãy: Danh tướng 18 đời là Đinh Tích Nhưỡng bị bại, Trướng Trung hầu quân thua
tướng chạy, Thái Đình hầu tự vỡ quân tan,… Triều đình phải dốc hết tướng tá tinh
nhuệ nhất ra trận: đồng bình chương Trần Công Xán lẫn tham tụng Bùi Huy Bích, lão
tướng Thạc quận công Hoàng Phùng Cơ lẫn tướng trẻ Thái Đình hầu và chúa cũng
phải xuất chinh. Vậy mà thua vẫn hoàn thua. Trận Nam Dư, quân không kịp xuống
thuyền, bỏ cả cơm đang ăn mà trốn, thây chất ngổn ngang, xác nằm gối bãi. Trận
Thúy Ái lính tráng sợ hãi cuống cuồng đến nhảy cả xuống hồ mà chết. Lão tướng
Hoàng Phùng Cơ chỉ kịp cướp đường tháo thân, chúa Tông sợ mất mật, đến nỗi quẳng
cả khí giới và giáp trận để chui vào hòm sau voi mà lủi. Quân lính thì khỏi phải nói,
mạnh ai nấy chạy, dẫm đạp lên nhau.
Khi mới tới kinh đô, đối với vua Lê, Nguyễn Bình còn ở thế dưới. Trong buổi triều kiến,
Bình phải “sụp xuống đất lạy hai lạy, rập đầu vái năm vái” và không dám ngồi vào
sập đặt cạnh vua. Lúc đã nhận thức được vai trò của mình, Bình ở tư thế khác: “ung
dung uống nước chè” cùng nhà vua; ngày cưới công chúa Ngọc Hân thì đàng hoàng
nào “thết tiệc các vị hoàng thân, hoàng phi, công chúa và quan văn võ đi đưa dâu”,
nào sai lấy bạc “kính tặng các vị nhà gái” khi họ ra về; ngày lễ yết Tiên hoàng ở nhà
ở nhà Thái miếu, “Bình và công chúa dóng kiệu cùng đi, lúc lễ xong lại dóng kiệu
cùng về”. Vua Cảnh Hưng từng nói rằng, công chúa Ngọc Hân “ngày sau nên gả làm
vương phi, không nên gả cho hạng phò mã tầm thường”, vậy mà ông lại đem gả
nàng cho Nguyễn Bình. Chẳng những thế, các quan ai cũng mừng rỡ vì “nhà vua kén
được rể tốt” và bản thân hoàng thượng Cảnh Hưng cũng thấy tự hào vội xuống lệnh
“truyền cho các hoàng thân, hoàng phi, công chúa và các quan văn võ sử soạn ngựa
xe,… đợi ở cửa điện để đưa công chúa về phủ của Bình”. Lời di chúc của Cảnh Hưng
cho tân quốc quân Chiêu Thống – cháu đích tôn càng khẳng định vai trò của Bình:
“Chuyện gì cũng phải bẩm qua với ông ấy”.
Sự tuần du tới kinh đô của Nguyễn Nhạc làm dân Bắc Hà bàng hoàng. Vua Lê Chiêu
Thống phải ra tận cửa nam để đón. Cuộc hội kiến thì dùng lễ hai vua gặp nhau,
không ai phải lạy ai. Trong buổi yết triều, vua Lê một rằng “do thánh thượng gây
dựng”, hai rằng “nhờ cậy vào oai linh của thánh thượng”, “nhờ thượng công của quý
quốc”, rồi “”chúng tôi xin nhất nhất vâng mệnh, xin đời đời … không dám sai trái”.
Đấy là phong trào Tây Sơn trong 7 hồi đầu do chính Ngô Thì Chí viết.
Trước sức mạnh “nghiêng trời uy linh” của Tây Sơn, Lê Chiêu Thống đã rước ngoại
bang vào bảo vệ ngai vàng cho mình. Vậy là, từ nhiệm vụ dân chủ, Tây Sơn chuyển
sang làm cách mạng dân tộc.
Nghe tin quân giặc giày xéo đất nước, Bắc Bình vương bừng bừng nổi giận “liền họp
các tướng sĩ định … cầm quân đi ngay”. Không chậm trễ một giây, ngài lập tức dựng
đàn “tế cáo trời đất … lên ngôi hoàng đế” để chính danh đánh giặc. Lời dụ quân sĩ
của hoàng đế Quang Trung như lời non nước vọng về, như hùng khí thiêng liêng của
bài trên sông Như Nguyệt, như âm vang của Thơ thần Hịch tướng sĩ Đại cáo bình
Ngô,… Từ lãnh tụ của một giai cấp, Quang Trung trở thành lãnh tụ của dân tộc và tác
giả đã phát hiện được ý nghĩa đó. Ra quân lần này, vì dân Hoàng Lê nhất thống chí
tộc, vì nghĩa cử của kẻ “có lương tri lương năng”. Cho nên, điều day dứt đối với
Quang Trung không phải chỉ là đánh giặc, thắng giặc mà chủ yếu vì hạnh phúc lâu
dài, vì hòa bình vĩnh viễn cho dân tộc. Lần này quân “chẳng qua mười ngày có thể
đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười lần nước mình, sau
khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao
không bao giờ dứt, không phải là phúc cho nhân dân, nỡ nào mà làm được như vậy”.
Nắm chắc phần thắng trong tay, Quang Trung nghĩ đến ngay mai “chờ mười năm nữa
cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu dân mạnh, thì ta có
sợ gì chúng?”. Chưa đầy ba năm sau, quả nhiên hoàng đế Quang Trung đã có một đội
quân hùng hậu với lương thảo đủ đầy, tàu biển thật lớn có thể chở được voi và quyết
định việc đánh Trung Quốc”. Ngài sai “Vũ Văn Dũng sang nhà Thanh dâng biểu cầu
hôn (công chúa Càn Long) và đòi lại hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây”. Cho dù “đó
không phải là bản tâm của vua Quang Trung, chẳng qua chỉ muốn thử xem ý nhà
Thanh ra sao”, song nó cũng phản ánh sự vĩ đại của phong trào Tây Sơn. Chưa bao
giờ hình tượng người anh hùng dân tộc mang tầm vóc lớn lao như vậy, vừa làm chủ
hiện tại, vừa nắm chắc tương lai. Tất cả quá khứ, hiện tại và tương lai của dân tộc
như chung đúc vào một con người Nguyễn Huệ.
Cuộc tập kích chiến lược mùa xuân năm Kỉ Dậu 1789 đập tan 20 vạn quân Thanh
cùng bọn tay sai bán nước là bản hùng ca. Chưa cuộc hành quân nào thần tốc và vũ
bão như cuộc hành quân của chiến dịch này; đi gần 500 km đường dài từ Nghệ An
đến Nam Quan trong 7 ngày. Bằng vài nét đại lược, Ngô gia đã phác ra bức tranh
hoành tráng của chiến dịch: Ngày 25 tháng 12 năm 1788 làm lễ lên ngôi hoàng đế
rồi xuất quân từ Phú Xuân. Ngày 29, đến Nghệ An. Ngày 30 tới Tam Điệp. Tại đây,
Quang Trung cho ba quân mở tiệc ăn tết trước. Ngài nói: “Hẹn ngày mồng 7 năm mới
thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Các ngươi nhớ lấy, đừng cho ta là nói
khoác”. Rồi đó ngài chia quân làm 5 đạo và ngay đêm 30 tết khởi hành. Thời gian
như cũng lên đường đón xuân cùng binh đoàn áo vải. Quân Quang Trung đi đến đâu
thì quân của “thiên triều” và “sở quốc” chạy dài tới đây. Từ trận sông Gián, sông
Thanh Quyết đến đồn Hà Hồi, Ngọc Hồi, Khương Thượng,... lính Thanh và quân triều
đình cứ thế giày xéo lên nhau mày chạy. Chiến công nối tiếp chiến công. Các sự kiện
trong tác phẩm dập dồn. Mạch văn như tiếng hò reo thắng trận của Tây Sơn. Đất
nước vang khúc khải ca. Sầm Nghi Đống phải thắt cổ. Tôn Sĩ Nghị “sợ mất mật, ngựa
không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp … chuồn trước qua cầu phao, rồi
nhằm hướng Bắc mà chạy”. Quân lính tan tác tả tơi, xác chết làm “sông Nhĩ Hà tắc
nghẽn không chảy được”; số còn lại thì chạy bán sống bán chết suốt ngày đêm
không dám nghỉ. Ngay cả dân chúng tại sở quốc của “thiên triều” cũng hãi hùng mà
“bồng bế dắt díu nhau chạy trốn, suốt vài trăm dặm lặng ngắt không còn một bóng
người”. Vua quan nhà Thanh hết sức hoang mang. Phúc Khang An thì “rụt rè lo sợ”
chỉ muốn giảng hòa; Càn Long thì sai ngay người sang phong vương cho Nguyễn
Huệ. Khi “Quang Trung giả” sang chầu “trong ngoài ai cũng biết là giả dối mà không
ai dám nói” còn Càn Long thì “sai thợ vẽ truyền thần bức chân dung (Quang Trung
giả) mà ban cho, ân lễ rất là trọng hậu, thực là một cách đối đãi khác thường từ ngàn
xưa hiếm có”.
Viết về phong trào Tây Sơn được như vậy, quả thật Ngô gia đã phải tự chiến thắng
những ác cảm cá nhân, những thiên kiến bản thân và phải có tấm lòng yêu nước
thiết tha, yêu dân tộc sâu sắc.
Chặng đường “đau khổ” thứ nhất, họ Ngô đã vượt qua.
Cùng với thành tựu trên, họ Ngô còn phát hiện ra và miêu tả đúng quá trình diệt
vong tất yếu của vua Lê chúa Trịnh, của bọn ngoại xâm.
Trước hết nói về chúa Trịnh: Tĩnh vương vốn không phải là tay tầm thường. Ông
“thông minh … sáng suốt, trí tuệ hơn người, có đủ cả tài văn lẫn võ”. Khi lên ngôi,
ông đã thi hành hàng loạt biện pháp chấn chỉnh “từ kỷ cương trong triều đến chính
trị trong nước, hết thảy đều được sửa đổi. Bao nhiêu tướng giặc đảng nghịch đều lần
lượt bị dẹp tan”. Quân nhà chúa đến đâu thì “không chỗ nào là không thắng”. Trịnh
Sâm như một bậc thánh chúa đưa đất nước đến thái bình thịnh trị, “bốn phương yên
ổn, kho đụn đầy đủ”. Tuy vậy, Ngô gia vẫn nhìn thấu bản chất của tộc họ này và tiên
liệu trước rằng Trịnh tộc sẽ bị diệt bởi chính bàn tay của Tĩnh vương Trịnh Sâm – một
con người đầy tài năng gây ra. Cái tham vọng muốn làm bá chủ đẩy ông tới tội ác
giết vua, vu hãm thái tử Duy Vĩ, khiến “thái tử bị ghép vào tội thắt cổ”. Việc giết thái
tử chẳng những làm “thiên hạ không ai là không rơi nước mắt” mà còn khiến đất
bằng nổi giận: “giếng Tam Sơn … bỗng có tiếng nổ như sấm” và trời xanh thì bất
bình: “Bầu trời tự nhiên tối tăm, giữa ban ngày mà chỉ cách nhau gang tấc cũng
không trông rõ”. Sâm còn đi theo vết xe đổ của Tần Thủy Hoàng: “Phi tần thị nữ kén
vào rất nhiều, mặc ý vui chơi thỏa thích”. Nhất là từ khi say mê cô thị tì họ Đặng,
Sâm bất chấp tất cả. Nào gả con gái cưng của mình cho em vợ, nào tự ý phế trưởng
lập thứ, khiến “phủ chúa dần dần sinh ra bè nọ cánh kia” và là nơi “bọn đồng cốt ra
vào tấp nập”. Trịnh Sâm trở thành đầu mối của mọi mâu thuẫn: mâu thuẫn với mẹ -
thánh mẫu Thái Tôn, với con trưởng – Trịnh Tông, với vợ cũ – Ngọc Hoan,… Từ đó,
hàng loạt mâu thuẫn khác kéo theo: mâu thuẫn giữa cung tần Ngọc Hoan với tuyên
phi họ Đặng, giữa con trưởng là Trịnh Tông với con thứ là Trịnh Cán, giữa bà là thánh
mẫu với cháu nội là Trịnh Cán, giữa con gái là Ngọc Lan với em vợ là Đặng Mậu Lân,
giữa cánh Trịnh Tông với phe Thị Huệ, giữa các quan trong triều,… Những mâu thuẫn
trên lại cực kỳ gay gắt, bất cộng đới thiên. Do đó, khi chúa Sâm vừa nằm xuống,
“loạn kiêu binh” vỡ ra. Một cuộc chém giết tàn khốc giữa các phe phái bùng lên. Bên
Tông thắng thế. Ông ta vội vã leo lên ngôi. Chẳng cần gì đến nghi trượng của một
buổi lễ đăng quang, ông ngự ngay lên chiếc mâm vẫn bày cỗ lộc để đám kiêu binh kề
vai vào khiêng, “chốc chốc họ lại nâng bổng chiếc mâm lên trên đầu mà đội, đầu mỏi
lại hạ xuống vai, rồi vai mỏi lại nâng lên đầu. Cứ thế lên lên xuống xuống y như người
ta dỡn quả cầu hoặc rước pho tượng Phật”. Lễ đăng quang chẳng khác gì một trò hề,
khiến “những kẻ buôn bán ở các phố phường chợ búa đều tranh nhau kéo đến xem
Sân phủ đông như họp chợ”. Dưới mắt Ngô gia, ngôi chúa chẳng qua chỉ là một mâm
cỗ để lũ tiểu nhân tranh nhau chọc đũa vào. Thì chính quận Thạc đã nói toạc điều đó
trước mặt ba quân: “Người ta khó nhọc mới làm được , mình bỗng xông mâm cỗ ngon
đến , còn ra cái mặt mũi gì nữa”. Mâm cỗ ở đây là Án Đố chọc đũa ngay vào mà ăn
vương Trịnh Bồng và người khó nhọc làm ra mâm cỗ đó là Đinh Tích Nhưỡng – một
tên tráo trở hai lòng, lật lọng cả đối với nhà vua. Vì thế, khi thấy mâm cỗ đã thiu, lũ
tiểu nhân đánh bài chuồn, khiến Án Đô vương phải khóc dở mếu dở than rằng: “Ta
chẳng may đẻ ra ở nhà chúa, lại bị một lũ tiểu nhân làm lầm lỡ. Nếu sớm biết thế này
thà cứ ở Chương Đức làm ông sư già, chống gậy thiền trượng ở dưới của thiền mà lại
hóa hay”. Nhưng hối thì đã muộn. Nếu trước kia, Bồng dựa vào Nhưỡng, chày cối ép
Chiêu Thống phải phong cho mình bằng được tước vương, thì giờ đây ông ta lại thấy
đau khổ vì “trót đã làm chúa … ở vào thế cưỡi hổ, không thể xuống được”. Bức thư
gửi quan bình chương là tiếng thổn thức thốt lên từ đáy lòng ông: “Kiếp này sinh ra
lỗi thời … lạm dụng vào dòng đích nhà chúa … Con chim bị cháy tổ, bay quanh
không biết nương nhờ vào đâu vì thế phải phiêu bạt giang hồ”. Cuối cùng trong vòng
chưa đầy sáu năm (từ 1782 đến 1788), 5 chúa Sâm, Cán, Tông, Lệ, Bồng đều bị chết,
thay nhau mà chết và không một chúa nào được chết một cách trọn vẹn. Sâm qua
đời năm 45 tuổi bởi quá nhiều bệnh tật và khi ông vừa nằm xuống, xác còn quàn tại
đó thì các con ông đã giết hại lẫn nhau để giành giật ngôi chúa. Cán chết khi mới 5
tuổi đầu vì bẩm sinh ốm yếu, lại gặp cơn binh đao do người anh gây ra làm cho sợ
hãi suốt một ngày nên không cứu được. Trịnh Tông thì bị phơi xác ở ngoài cửa tuyên
Vũ khi mới 23 tuổi. Trịnh Lệ phải bỏ trốn rồi mất tích. Còn Trịnh Bồng thì lại bị dân
| 1/17

Preview text:

Bài giảng Hoàng Lê nhất thống chí
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
1. Nhan đề
- Hoàng Lê nhất thống chí: cuốn sách ghi lại công cuộc nhất thống quyền lực của
vương triều Lê. Chí là một thể văn của sử, người viết ngụ ý viết sử về thời đại chứ
không phải sáng tác văn học. Tuy nhiên Hoàng Lê nhất thống chí là một tác phẩm văn chương đích thực.
- Tên Hoàng Lê nhất thống chí do người khởi thảo là Ngô Thì Chí đặt. Mục đích sáng
tác ban đầu của người viết là tái hiện lại quá trình Tây Sơn phò Lê diệt Trịnh, tập
trung quyền lực về tay vua Lê. Tuy nhiên, Lê Chiêu Thống sau đó đã không giữ được
quyền bính, những biến cố lịch sử tiếp tục được các tác giả Ngô gia ghi lại: công cuộc
đánh đuổi ngoại xâm và bè lũ bán nước, thống nhất đất nước của hoàng đế Quang
Trung; công cuộc thống nhất đất nước của hoàng đế Gia Long. Nhan đề Hoàng Lê
nhất thống chí không còn phù hợp với nội dung được phản ánh, bởi thế, người viết
tiếp là Ngô Thì Du đã đổi lại tên tác phẩm là An Nam nhất thống chí. Tuy
nhiên, Hoàng Lê nhất thống chí vẫn là tên gọi phổ biến của tác phẩm. 2. Cấu trúc
Hoàng Lê nhất thống chí có 17 hồi, gồm 7 hồi chính biên và 10 hồi tục biên. 7 hồi
chính biên tập trung phản ánh những biến cố lịch sử từ khi chúa Trịnh Sâm mất cho
đến khi Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ nhất (1786), tiêu diệt nhà Trịnh, trao trả quyền
lực cho vua Lê. 10 hồi tục biên kể các sự kiện lịch sử từ sau năm 1786, quân Tây Sơn
rút về Nam rồi lại trở ra Bắc dẹp loạn, vua Lê Chiêu Thống không thể kiểm soát được
tình hình, chạy sang Trung Quốc cầu viện, 20 vạn quân Thanh xâm lược nước ta và bị
đánh bại bởi đội quân hùng mạnh Tây Sơn dưới sự chỉ huy của người chủ tướng tài ba
Quang Trung Nguyễn Huệ và kết thúc với sự kiện Nguyễn Gia Long thống nhất đất
nước, lập nên nhà Nguyễn. 17 hồi là một chỉnh thể thống nhất về nội dung và nghệ
thuật, tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, ba hồi cuối, đặc biệt hồi 17 so về mặt
công phu có phần ít hơn các hồi trước đó. 3. Tác giả
- Tác giả của 7 hồi chính biên, phần lớn các tài liệu đều khẳng định là Ngô Thì Chí.
Có ý kiến cho rằng Ngô Thì Nhậm viết nhưng không nhiều học giả đồng tình với quan
điểm này. Ngô Thì Chí (1752 - 1788) là con trai thứ hai của Ngô Thì Sĩ, em Ngô Thì
Nhậm. Ông là bề tôi trung thành của Lê Chiêu Thống, được vua Lê giao nhiệm vụ lên
Lạng Sơn chiêu binh mãi mã chuẩn bị cho phong trào Cần Vương. Việc chưa thành,
ông mất trên đường công cán.
- Tác giả của 10 hồi tục biên, có nhiều quan điểm khác nhau. Theo Ngô Giáp Đậu,
con cháu họ Ngô Thì thì Ngô Thì Du (1772 - 1840) là người soạn 10 hồi cuối.
Cuốn Ngô gia thế phả cho biết Ngô Thì Du chỉ viết 7 hồi. Nhiều nhà nghiên cứu như
Ngô Tất Tố, Dương Quảng Hàm, Trần Văn Giáp,… đều cho rằng phần tục biên do cả
Ngô Thì Du và Ngô Thì Thuyến (chưa rõ năm sinh, năm mất; có thể là Ngô Thì Thập,
con út của Ngô Thì Nhậm) viết. Tuy nhiên ai viết từ hồi nào đến hồi nào thì các học
giả hoặc chưa xác quyết, hoặc khẳng định Ngô Thì Du là tác giả của 7 hồi tiếp theo
và 3 hồi cuối do Ngô Thì Thuyến (Thiến) viết.
- “Ngô gia văn phái” vốn là tên bộ tùng thư gồm 30 tập, tập hợp tác phẩm của các
tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, Hà Tây
(nay là Thanh Trì, Hà Nội). Cụm từ “Ngô gia văn phái” đi cùng tác phẩm Hoàng Lê
nhất thống chí với hàm nghĩa đây là sáng tác của nhóm tác giả họ Ngô Thì.
èTựu trung, Hoàng Lê nhất thống chí là kết quả sáng tạo của không phải một người.
Tác phẩm được viết ở nhiều thời điểm khác nhau. Mặc dù thế, Hoàng Lê nhất thống
chí là một chỉnh thể nghệ thuật thống nhất dựa trên qua điểm phản ánh hiện thực:
tôn trọng sự thật lịch sử.
II. NHỮNG ĐIỂM ĐẶC SẮC CỦA HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
(Trích bài viết trong Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, tập 3: Tiểu thuyết
chương hồi - PGS.TS Nguyễn Đăng Na)
1. Hoàng Lê nhất thống chí là cuốn tiểu thuyết đầu tiên và duy nhất phá bỏ
lối kể chuyện theo trình tự thời gian.
Đọc tác phẩm, ta thấy họ Ngô Thì đã “vi phạm” nguyên tắc biên niên trên hai bình
diện: một mặt, niên đại không được đặt lên đầu các sự kiện, mặt khác cách ghi niên
đại cũng hết sức tùy tiện, lúc thì ghi đủ cả ba
yếu tố niên hiệu, tuế thứ, can chi; lúc lại chỉ ghi can chi hoặc chỉ có niên hiệu.
Lấy bất cứ sự kiện nào có ghi thời gian trong
tác phẩm này ta cũng đều thấy như vậy. Ví dụ, sau sự kiện chém 7 tên lính, họ Ngô
viết: “Bữa ấy nhằm ngày 15 tháng 2 năm Nhâm Thìn, niên hiệu Cảnh Hưng” và sau
sự kiện Trịnh Sâm qua đời là câu “bữa ấy nhằm ngày 13 tháng 9 năm Nhâm Dần”.
Cùng hai sự kiện, trước thì ghi thời gian với hai yếu tố can chi (Nhâm Thìn) – niên
hiệu (Cảnh Hưng), còn dưới chỉ ghi can chi (Nhâm Dần) mà rõ ràng sự kiện sau (Trịnh
Sâm chết) quan trọng hơn sự kiện trước (chém 7 tên lính). Hãy theo dõi cách ghi thời
gian trong 4 hồi đầu của Hoàng Lê nhất thống chí, ta sẽ thấy rõ hơn. Bốn hồi đầu có
16 lần ghi thời gian và được trình bày theo thứ tự sau: Năm Đinh Dậu 1777 Trịnh Căn
ra đời, năm Quý Mùi 1763 Trịnh Tông sinh, năm Giáp Nhọ 1774 quận Việp đánh Đàng
Trong, năm 1780 vụ án năm Canh Tí, năm Nhâm Dần 1782 Trịnh Sâm qua đời, cùng
năm đó kiêu binh nổi loạn, năm 1771 thái tử Duy Vĩ bị Trịnh Sâm giết, năm Nhâm
Thìn 1772 chém 7 tên lính, năm Nhâm Dần 1782 Hữu Chỉnh vào Nam theo Tây Sơn,
năm Giáp Ngọ 1774 quận Việp vào Nam, năm Bính Ngọ 1786 Nguyễn Như Phu vào
Tây Sơn, năm Giáp Ngọ Thuận Hóa về tay Bắc triều, năm Bính Ngọ 1786: tháng 4
Nguyễn Huệ đánh Phú Xuân, tháng 5 Thuận Hóa mất, tháng 6 ngày 27 Trịnh Tông bị
chết, ngày 29 Lý Trần Quán tự tử,… Bây giờ, hãy tạm lược bỏ các sự kiện và chỉ giữ
lại thời gian xảy ra của mỗi sự kiện tính theo đơn vị năm. Bốn hồi đầu, trình tự về
thời gian như sau: 1777, 1763, 1774, 1780, 1782, 1782, 1771, 1772, 1782, 1774,
1786, 1774, 1786, 1786, 1786, 1786.
Để dễ hình dung về tuyến thời gian trong tác phẩm của Ngô gia văn phái, chúng tôi
trình bày dưới dạng đồ thị :
Đồ thị cho thấy, họ Ngo không tuân thủ nguyên tắc biên niên như họ Nguyễn (chú
thích: Nguyễn Khoa Chiêm trong Nam triều công nghiệp diễn chí). Do đó, cốt truyện
tác phẩm của Ngô gia không phát triển theo đường thẳng tuyến thời gian. Những hồi
ức ngược dòng về quá khứ đã tạo thành chất keo quyện kết các sự kiện, các nhân
vật, các tình tiết,… thành một hệ thống chặt chẽ, khiến câu chuyện hấp dẫn, lôi cuốn
người đọc. Bước chuyển quan trọng về nhận thức thời gian nghệ thuật đó đã đưa tiểu
thuyết chương hồi Việt Nam thoát dần lối tư duy trung đại và tiến gần tới tiểu thuyết
cận – hiện đại. Khi truyện kể còn đi theo tuyến tính thời gian thì văn xuôi tự sự vẫn
quẩn quanh trong bút pháp viết sử, nghĩa là, chưa ra khỏi phạm trù văn học chức
năng hành chính. Họ Ngô đã vượt qua trở ngại này và đưa tiểu thuyết chương hồi tới
bên kia bờ của văn học đích thực. Chúng ta cần ghi nhận công lao to lớn ấy, vì sau
đấy hàng trăm năm, vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi viết Hoàng Việt long
hưng chí, Việt Lam tiểu sử, các tác giả của chúng, trong đó có cả con cháu họ Ngô
Thì lại vẫn quay về con đường biên niên.
2. Biết chọn thời điểm nóng bỏng, thời điểm bùng nổ những xung đột gay
gắt nhất, thời điểm xảy ra những biến cố quyết định bước ngoặt lịch sử để
đưa vào tác phẩm là phẩm chất của Ngô gia văn phái.
Sở dĩ như vậy vì họ Ngô thực sự tài năng, đã kế thừa truyền thống kể chuyện lịch sử
từ Lý Tế Xuyên đầu thế kỷ XIV đến Nguyễn Khoa Chiêm đầu thế kỷ XVIII và họ may
mắn hơn các thế hệ trước đấy, được sống trong cơn lốc của thời đại.
Nền chung cho Hoàng Lê nhất thống chí là lịch sử xã hội Việt Nam từ khi chúa Trịnh
Sâm say mê cô thị tì họ Đặng của một Tiệp dư – năm 1776 – đến khi vua Gia Long
đánh bại phong trào Tây Sơn – năm 1802. Trong vòng 1/4 thế kỷ ấy, tác giả lại tập
trung vào giai đoạn bảy, tám năm chủ chốt nhất: từ năm 1782 khi Trịnh Sâm qua đời,
kiêu binh nổi loạn giết quận Huy, truất ngôi vương tử Cán, đưa Trịnh Tông lên thay,
nhân đấy phế ngôi Đông cung Duy Cận, phò Duy Kỳ làm hoàng tự tôn cho đến lúc
Nguyễn Bình (Nguyễn Huệ) đem quân ra Bắc dẹp họ Trịnh năm 1786, sau đó năm
1789 ra Bắc lần thứ ba quét sạch tập đoàn Lê Chiêu Thống cùng 20 vạn quân Thanh
xâm lược… Họ Ngô đã dành 14/17 hồi cho sự kiện của gần 8 năm này. Trong khoảng
thời gian mà Ngô gia tập trung cho tác phẩm, những biến cố lịch sử lớn lao mang ý
nghĩa thời đại đã dồn dập diễn ra: các tập đoàn phong kiến thống trị đương thời
Nguyễn – Trịnh – Lê nối tiếp nhau sụp đổ, cuộc đấu tranh của nhân dân kết tinh ở
người anh hùng Nguyễn Huệ, cùng một lúc đập tan các thế lực phản động trong và
ngoài nước nhưng cuối cùng cũng bị dập tắt.
Nếu lấy tỷ lệ số trang miêu tả hiện thực lịch sử một năm để so sánh, ta sẽ có ý niệm
về độ đậm đặc nội dung của từng tác phẩm. Xin xem thống kê dưới đây (theo văn
bản in trong Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam – Nxb Thế giới, Hà Nội, 1997). TT Tác phẩm Số trang Số năm miêu tả Số trang /1 năm 1
Nam triều công nghiệp diễn chí 365 116 3.1 2
Thiên Nam liệt truyện 123 109 1.1 3
Hoàng Lê nhất thống chí 284 27 10,5
Đứng về mặt hình thức mà xét, số trang dành cho việc miêu tả các sự kiện trong một
năm của Hoàng Lê nhất thống chí gấp 3.5 lần Nam triều công nghiệp diễn
chí (10.5/3.1) và gấp 9.5 lần Thiên Nam liệt truyện (10.5/1/1). Chỉ riêng việc này thôi
cũng đủ cho thấy khả năng cô cất hiện thực của Ngô gia. Hơn nữa, Hoàng Lê nhất
thống chí là tác phẩm duy nhất nếu như không muốn nói rằng độc nhất vô nhị phản
ánh và phản ánh một cách tuyệt với phong trào Tây Sơn đã cùng một lúc tiến hành
thắng lợi hai cuộc cách mạng: lật đổ các tập đoàn phong kiến thống trị đương thời
trong nước và đánh đuổi giặc ngoại xâm.
3. Đưa vào tác phẩm một không gian nghệ thuật rất rộng lớn
Đồng thời với việc lựa chọn những thời điểm nóng bỏng nhất trong lịch sử, những
xung đột gay gắt nhất của dân tộc, họ Ngô đã đưa vào tác phẩm một không gian
nghệ thuật cực kỳ rộng lớn, trải dài khắp đất nước từ Bình Định, Phú Xuân đến Thăng
Long, Kinh Bắc, Cao Bằng,…và vượt khỏi biên giới hàng ngàn dặm về phía Bắc, lên
tận Nhiệt Hà, Bắc Kinh của Trung Hoa. Lần đầu tiên trong văn xuôi tự sự xuất hiện
một tác phẩm phản ánh hiện thực trên bề mặt không gian rộng lớn như vậy. Với
không gian hiện thực ấy, người cầm bút có điều kiện tung hoành, thâu tóm, lựa chọn
các sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử, các tính cách con người,…vừa liên quan đến
vạn mệnh dân tộc, vừa tiêu biểu cho thời đại. Và quả thật, họ Ngô đã làm tốt việc
này. Hầu hết các sự kiện lịch sử quan trọng nhất của giai đoạn đầy biến động ấy đều
được Hoàng Lê nhất thống chí thu nạp. Nội bộ phong trào Tây Sơn cùng hai tập đoàn
phong kiến Lê – Trịnh và cả nội bộ triều đình nhà Thanh dều được tái hiện một cách
tận tường như chính tác giả là người trong cuộc. Hơn nữa, để hiện thực trong tác
phẩm sống động như chúng đang tồn tại ngoài đời, người viết không bỏ qua từng chi
tiết tưởng chừng vụn vạt nhưng lại hết sức quan trọng đối với tác phẩm nghệ thuật.
Chẳng hạn chi tiết Thị Huệ “xây xẩm mặt mày” nhõng nhẽo chúa Sâm; Thánh mẫu
“sụt sịt ngập ngừng … muốn nói đến ngôi thế tử nhưng vì có Thị Huệ ở đấy nên cũng
khó hé răng” lúc chúa Sâm đang hấp hối; rồi việc Bình “ngồi ghé vào một góc chiếu
cuối sập, một chân bỏ thõng xuống đất” trong buổi yết kiến vua Cảnh Hưng lần đầu
tiên khi mới tới Bắc Hà, hoặc kiêu căng hỏi Ngọc Hân sau ngày cưới rằng “Con trai
con gái nhà vua đã có mấy người được vẻ vang như nàng?” và cả chi tiết chúa Cán
“bụng to rốn lồi, da nhợt gân xanh, chân tay khẳng khiu…” cũng được Ngô gia chớp lấy đưa vào tác phẩm.
4. Hệ thống nhân vật tương đối đồ sộ
Lịch sử do con người làm ra, trong đó các yếu nhân lịch sử giữ vai trò gần như
quyết định. Vì thế, không thể hình dung rằng, tiểu thuyết lịch sử lại vắng bóng họ.
Trong Hoàng Lê nhất thống chí, những nhân vật quan trọng của cả hai phía: nhân
dân và phong kiến, dân tộc và ngoại xâm, yêu nước và bán nước, chính nghĩa và phi
nghĩa, anh hùng và tướng cướp,… đều có mặt và góp phần tái hiện diện mạo xã hội
Việt Nam những năm cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Đọc tác phẩm, ta thấy cả thế
giới những con người có thực ấy ùn ùn đi lại, nói năng, khóc cười, thắng bại,… như
chúng đã và đang tồn tại. Từ những người đứng đầu “thiên triều” như vua Càn Long
đến các bề tôi thân cận của ông như Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị, Thái thú Sầm Điền Châu,
Tổng đốc Phúc Khang An, các đại thần Hòa Thân, Thang Hùng Nghiệp…; từ vua Cảnh
Hưng, Chiêu Thống…, từ chúa Tĩnh Vương Trịnh Sâm, Đoan Nam Vương Trịnh Tông,
thế tử Trịnh Cán, Án Đô Vương Trịnh Bồng, Thụy quận công Trịnh Lệ,… đến các vị tai
to mặt lớn của triều đình Bắc Hà bấy giờ như Tham tụng Bùi Huy Bích, Bồi tụng
Nguyễn Khản, Đồng Bình chương Trần Công Xán, lão tướng Hoàng Nguyễn Khản,
danh tướng 18 đời Đinh Tích Nhưỡng, Tiến sĩ Lý Trần Quán, quan văn Dương Trọng Tế,
thái hậu Dương thị, quốc cữu Dương Khuông,…; từ vua Thái Đức Nguyễn Nhạc, hoàng
đế Quang Trung đến Đại tư mã Ngô Văn Sở, quân sư Ngô Thì Nhậm, Đô đốc Phan Văn
Lân, Đô đốc Nguyễn Văn Tuyết,… đều hiện diện trong tác phẩm.
Yếu nhân lịch sử đương nhiên phải là nhân vật chính trong tiểu thuyết lịch sử. Nhưng
con người vốn là sự tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Cho nên bên cạnh hệ
thống nhân vật đại diện quốc gia, tai mắt triều đình, trong tác phẩm của Ngô gia còn
có hệ thống nhân vật ở cả hai phía, có thể coi là dưới đáy hoặc thấp cổ bé họng
như bọn kiêu binh, đám lính tráng, quân ô hợp… tìm cơ đục nước béo cò, lợi
dụng lúc loạn lạc để cướp bóc phố phường, thậm chí sờ nắn túi áo nhà vua,
lột cả ngực bào hoàng đế đang mặc. Chúng vừa là sản phẩm của thời đại “mũ
dép đảo lộn, cương thường sai trái” vừa làm hoàn chỉnh bức tranh xã hội Việt Nam thời Hoàng Lê.
Nhân vật là một trong hai hạt nhân cơ bản cấu thành loại hình tự sự. Không có nhân
vật thì chẳng có gì mà kể, cũng nghĩa là không có truyện. Bởi vậy, để phản ánh bước
ngoặt lịch sử - xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỷ XVIII đầu XIX dưới hình thức
văn xuôi tự sự, Ngô gia đã thu chọn vào tác phẩm của mình gần 400 nhân vật. Hệ
thống nhân vật này đại diện khá đầy đủ cho các tập đoàn người, các xu thế chính trị,
các tầng lớp xã hội, ở đó già có – trẻ có, trai có – gái có, thành thị có – nông thôn có,
Việt Nam có – Trung Hoa có, triều đình có – dân gian có, văn quan có - võ tướng có,
vua chúa có – dịch lại có, quân tử có – tiểu nhân có, hào hoa phong nhã có – dung
tục bỉ ổi có, anh hùng cái thế có – luồn cúi đê hèn có,… Với khối lượng nhân vật đồ sộ
và phong phú ấy, người viết dễ rảnh tay trong việc khái quát hóa nghệ thuật. Tuy
nhiên, số lượng mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Cái tạo nên đặc trưng phân
biệt giữa văn học nghệ thuật với các loại hình văn học khác là người cầm bút phải
xây dựng được hệ thống nhân vật sao cho, nói như V.G. Biêlinxki, mỗi nhân vật là
một “người này”, một cá thể “vừa lạ lại vừa quen” mà vẫn mang ý nghĩa xã hội thẩm mĩ cao.
Bằng tài năng của mình, họ Ngô đã xây dựng khá thành công gần 100 trong số 400
nhân vật của tác phẩm. Gần 100 nhân vật này, mỗi người một tính cách vừa độc đáo
vừa cá biệt mà vẫn rất hiện thực. Nhiều nhân vật được xây dựng thành công tới mức
có thể nói là xuất sắc. Nếu đã đọc
Hoàng Lê nhất thống chí
thì khi nghe nhắc đến tên
những nhân vật ấy, ai cũng có thể mường tượng ngay ra họ đang đi lại, nói năng,
hành động như thế nào trước mắt mình. Nào là Lê Cảnh Hưng, Lê Chiêu Thống, Lê
Quýnh, Lê Duy Cận, Nguyễn Khản, Dương Khuông, Bùi Huy Bích, Phan Huy Ích, Trần
Công Xán, Ngô Nho, Lí Trần Quán, Nguyễn Trấn Quốc, Nguyễn Hữu Chỉnh, Hoàng
Phùng Cơ, Hoàng Tố Lí, Dương Trọng Tế, Đinh Tích Nhưỡng, tuần huyện Trang,
Nguyễn Cảnh Thước, Đặng Thị Huệ, Trịnh Sâm, Trịnh Tông, Trịnh Lệ, Trịnh Bồng, Trịnh
Cán, Đặng Mậu Lân, Sử Trung hầu, Nguyễn Hoàn, Phan Lê Phiên, Dương Thái phi,
Nguyễn Bình, Nguyễn Nhạc, Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân, Ngô Thì Nhiệm, Vũ Văn
Nhậm, Nguyễn Văn Tuyết, Tôn Sĩ Nghị, Phú Khang An,… Đó là những con người bằng xương thịt, có cá tính.
Những nhân vật xuất hiện nhiều trên trang viết hoặc trong nhiều hối như Nguyễn
Bình, Lê Cảnh Hưng, Hữu Chỉnh, Trịnh Bồng, Trịnh Sâm, Dương Trọng Tế, Đinh Tích
Nhưỡng, Lê Chiêu Thống,… tạo nên ấn tượng không phai mờ trong lòng người đọc đã
đành. Nhưng cũng có những nhân vật chỉ được phác qua đôi dòng hoặc trên vài ba
trang viết, song chúng vẫn khắc sâu được vào tâm trí người đọc. Chẳng hạn Lý Trần
Quán, tuần huyện Trang, Nguyễn Cảnh Thước, Nguyễn Trấn Quốc, Nguyễn Triêm,
huyện úy Thọ Xương,… Cái đó nói lên điều gì, nếu không phải là tài năng người cầm
bút? Có được như vậy phần thì do thời đại đem lại – cuối thế kỷ XVIII đầu XIX sinh ra
lắm con người quái kiệt, nhưng chủ yếu do các tác giả khổ công lao động nghệ thuật tạo nên.
Khi miêu tả tính cách nhân vật, tác giả thường tỏ ra “khách quan”, đứng
ngoài thời cuộc, chỉ là người quan sát, cuộc sống có sao thì ghi lại như vậy.
Ngay cả những đoạn phân tích tâm lý nhân vật, người viết vẫn tỏ ra “hững
hờ ngoài cuộc”. Chẳng hạn, về quận Huy, tác giả viết:
“Huy nghĩ rằng, Thị Huệ tuy được chúa yêu nhưng con trai của Thị Huệ còn nhỏ,
trong khi đó thế tử đã lớn rồi, hùa theo Thị Huệ e không phải là kế lâu bền. Vì vậy,
sau khi đã vào hầu chúa, Huy liền lấy châu báu đút lót cho những kẻ chân tay của
thế tử để xin nương tựa vào thế tử. Rồi Huy lại đem một trăm lạng vàng và mười tấm
đoạn Nam Kinh làm lễ yết kiến để xin vào ra mắt thế tử. Nhưng thế tử không nhận đồ
lễ, cũng không cho vào gặp (…) Quận Huy biết thế tử không dung mình bèn quyết ý
hùa theo Thị Huệ và âm thầm có chí phế lập”.
Và đây nữa, lúc Nhưỡng nhóm họp triều thần để đối lập với cuộc họp trước đây của Tế, họ Ngô kể:
“Tuy nhiên, để phòng ngừa vì lỗ mạng thô bạo mà hỏng việc như bọn Thần Trung
hầu, Dương Trọng Tế nên Nhưỡng cũng không dám dùng uy thế mà ăn hiếp các viên
triều thần hiện đang theo nhà vua. Ngược lại, các viên triều thần khi mới gặp Nhưỡng
cũng chỉ ngồi im để xem Nhưỡng ngả bên nào mà cân nhắc nặng nhẹ. Lúc thấy
Nhưỡng kêu gọi hội họp, mọi người tuy không dám theo Nhưỡng nhưng trong bụng
lại sợ Nhưỡng, vì thế việc theo phò nhà vua cũng có phần chểnh mảng”.
Người viết càng tỏ ra dửng dưng bao nhiêu thì người đọc càng tin rằng nhân vật ấy có thực bấy nhiêu.
Để khắc họa tính cách nhân vật, tác giả thường chọn những thời điểm mà vào
khoảnh khắc đó, hoàn cảnh cuộc sống trong mối quan hệ phức tạp đa
phương với xã hội, nhân vật buộc phải bộc lộ bản chất, bộc lộ tính cách,
phải hiện nguyên hình. Ngô gia đã rất tài ở việc tạo dựng tình huống như vậy.
Trong hoàn cảnh của các thời điểm đánh Phú Xuân hoặc khi mới nghe tin quân Thanh
vào xâm lược, lúc tuyên dụ ba quân tại Tam Điệp để chuẩn bị giải phóng Thăng Long
và kể cả các buổi ra mắt vua Cảnh Hưng lần đầu, lúc chuyện trò với Ngọc Hân sau lễ
cưới hoặc sau đám tang bố vợ,… Nguyễn Bình mới có điều kiện thể hiện chất anh
hùng quyết đoán, yêu nước thương dân, tài kiêm văn võ những cũng thật thà đến
vụng về, đôi lúc kiêu căng, hậm hực đến tức cười. Lý Trần Quán chỉ có thể bày tỏ lòng
trung liệt của mình trước thảm trạng bị Nguyễn Trang, tên học trò lừa thầy phản chủ,
bán đứng chúa Tông. Nguyễn Cảnh Thước chỉ trở thành Cảnh Thước khi vua Chiêu
Thống sai y chở mình qua sông lúc đang chạy loạn.
Khi đã chọn được thời điểm “thử vàng: ấy, họ Ngô không dừng lại kể lể dài dòng,
chỉ “chụp” lấy một vài lời nói, cử chỉ, hành động mang ý nghĩa như những
tín hiệu đặc trưng nhất cho tính cách nhân vật mà chỉ anh ta – “con người
y” mới nói năng, hành động như vậy
. Nhắc đến Cảnh Hưng, ta nhớ ngay câu
ông nói: “Trời sai chúa phò ta, chúa gánh cái lo, ta hưởng cái vui. Mất chúa tức là cái
lo lại về ta, ta còn vui gì?” hoặc nhớ tới việc ông “treo tranh Tam Quốc, sai các cung
nữ mặc áo trận, cầm giáo mác chia thế trận ba nước Ngụy, Ngô, Thục rồi dạy họ
cách ngồi, đứng, đâm, đỡ để mua vui” trong suốt 47 năm làm vua. Người đọc nhớ
Hữu Chỉnh ở câu nói khi bị Tây Sơn bỏ rơi, cái chết đang kề cổ: “Ta đi khắp bốn biển
chín châu, chẳng lẽ khi trở về xó bếp lại bị chuột chù gặm chân ư?”; ở tuần huyện
Trang là câu: “Sợ thầy không bằng sợ giặc, yêu chúa chưa bằng yêu thân mình” khi
bị thầy quở trách: “Chúa là chúa chung của thiên hạ. Mà ta lại là thầy anh. Vua tôi là
nghĩa lớn, sao anh nỡ làm như thế?”; ở Nguyễn Cảnh Thước là câu: “Các thuyền đều
không ở đây. Bệ hạ muốn sang sông gấp thì xin cho thần ít nhiều vàng lụa mới có thể
thuê được… Giả sử quân giặc đuổi đến, thần xin dùng thùng gỗ để đưa bệ hạ qua
sông”,… Rồi việc tự chôn sống mình của Lý Trần Quán, việc mang gông nằm sấp của
Trần Công Xán, việc bỏ bút mực vào ống tay ao đem xuống Diêm vương kiện “triều
đình không có mắt” của Nguyễn Trấn Quốc trước khi lên đoạn đầu đài; việc nuốt 6
chữ “trung nghĩa tráng liệt đại vương” do Tông viết ban cho rồi dương dương tự đắc
bảo lũ kiêu binh: “Bây giờ tao không thi đấu võ, nhưng vẫn còn thi can đảm. Thế mới
lạ chứ!” của Triêm Vũ hầu; việc trấn thủ Nguyễn Cảnh Thước sai người lột nốt chiếc
áo ngự nhà vua đang mặc; việc Phan Huy Ích ba hoa giữa triều đình rằng, phải làm
chiếc trống trận “cho rõ lớn, có thể chứa được người vào trong để khi bắt được Chỉnh
(…) sẽ chọc thủng mặt trống nhồi … vào trong đó mà khiêng về dưới cửa khuyết” với
dáng điệu khúm núm “run sợ và xin lỗi” khi bị Chỉnh tóm được và hỏi về cái trống…
Tất cả những chi tiết đó đã khắc họa đậm nét tính cách từng nhân vật. Bằng đôi ba
câu đối thoại, một vài cử chỉ của nhân vật,… người viết đã thâu đúng thần thái anh ta.
Với cách thức đó, Ngô gia xây dựng thành công và thành công xuất sắc hàng loạt
nhân vật đại diện cho cả một thời kỳ giông tố của dân tộc.
5. Sau mỗi sự kiện lịch sử, Nguyễn Khoa Chiêm thường kết lại bằng bài thơ
với ý nghĩa thay lời bình giá.
Dù cách sử dụng thể thơ và giới thiệu từng bài thơ mang dấu ấn sáng tạo nhưng về
hình thức mà nói, việc làm đó của Nguyễn Khoa Chiêm chưa vượt khỏi khung mô
hình tiểu thuyết La Quán Trung. Để tháo thoát tình trạng này, Ngô gia triệt bỏ hình
thức thơ ca và thay bằng một kiểu nhân vật mới: nhân vật dân giantrời. Thật là
khôn ngoan. Dân giantrời chẳng là ai cả, nhưng lại là tất cả; chúng có sức mạnh
như những “lời cẩn án” và thay cho thái độ của người cầm bút trước hiện thực.
Để lên án tội ác giết thái tử Duy Vĩ của chúa Sâm, sau sự kiện thái tử bị khép vào tội
thắt cổ, thay vì bài thơ, Ngô gia viết: “Ngày hành hình, bầu trời tự nhiên tối tăm, giữa
ban ngày mà chỉ cách nhau gang tấc cũng không trông rõ. Chừng hơn một khắc mới
lại sáng sủa. Già, trẻ, trai, gái trong thiên hạ không ai là không rơi nước mắt. Họ đều
cho rằng, đó là việc trái ngược nhất, bi thảm nhất từ xưa đến nay”. Trước việc quận
Huy lộng quyền “tự mình làm chủ, mọi việc tự mình gánh vác … người khác có đồng
ý hay không … cũng chẳng thèm kể đến” và trở thành người riêng của Thị Huệ, Ngô
gia đưa ra nhận xét của dân gian thay cho bài thơ: “ Ở phố phường người ta túm
năm tụm ba bàn tán, kẻ nói chúa mới (chỉ Trịnh Căn) bị bệnh rất nặng, chưa biết
chừng ngày nào đó trong cung sẽ có biến; quận Huy uy quyền lớn quá, không khéo
hắn sẽ cướp nước mất. Người bảo chính cung tư thông với Huy, ả sắp đem xã tắc
giao phó cho quận Huy. Bấy giờ, đầu đường xó chợ có câu ca dao như sau:
Trăm quan sáng ít nhiều mờ
Để cho Huy quận vào rờ chính cung”
Về việc Chiêu Thống rước quân Thanh đến xâm lược nước ta, “ngày ngày sau các
buổi chầu … lại tới chờ ở doanh của Tôn Sĩ Nghị để nghe truyền việc quân việc nước
… quân lính hộ vệ chỉ vài chục người”, tác giả Hoàng Lê nhất thống chí viết: “Người
trong kinh có kẻ không biết là vua, hoặc có người biết thì họ nói riêng với nhau: Nước
Nam ta từ khi có đế có vương tới nay, chưa thấy bao giờ có ông vua luồn cúi đê hèn
như thế. Tiếng là làm vua, nhưng niên hiệu thì viết là Càn Long, việc gì cũng do viên
tổng đốc, có khác gì phụ thuộc vào Trung Quốc”, v.v…
Bằng phương thức đó, họ Ngô một mặt rũ bỏ những hình thức mang dáng dấp tiểu
thuyết Trung Hoa, mặt khác vẫn đạt và đạt một cách tuyệt vời tới đích nghệ thuật mà mình mong mỏi.
6. Hai giọng điệu ngợi ca và trào lộng
Dòng văn xuôi tự sự lịch Việt Nam từ Lý Tế Xuyên (nửa đầu thế kỷ XIV), Trần Thế
Pháp (nửa cuối XIV), Nguyễn Hàng (nửa đầu thế kỷ XVI) đến Nguyễn Khoa Chiêm
(cuối thế kỷ XVII đầu XVIII), Gia Cát thị (nửa sau thế kỷ XVIII),… chủ yếu viết về cái
hào hùng, cái bi tráng, do đó ngợi ca là giọng điệu nổi bật. Nhưng bước vào cuối thế
kỷ XVIII đầu XIX, xã hội Việt Nam không chỉ có cái hùng và cái bi mà còn tồn tại cả
cái hài hoặc cái bi xen hài. Xã hội đó đã đi vào tác phẩm của Ngô gia. Bởi vậy,
trong Hoàng Lê nhất thống chí có cả cái hào hùng, cái bi tráng và cái hài hước. Hai
giọng điệu ngợi catrào lộng dường như song hành và hỗ trợ cho nhau tạo thành
tiếng nói riêng vừa mới vừa độc đáo cho Hoàng Lê nhất thống chí.
Lần đầu tiên một tác phẩm sử thi hoành tráng lại chứa đựng khá đậm chất hài. Cái
giỏi của người cầm bút là tạo cho người đọc một cảm giác rằng anh ta đứng ngoài
cuộc. Với thái độ đó, sức mạnh tiếng cười châm biếm được nhân đôi. Ở họ Ngô là sự
kết hợp hài hòa giữa lối bao biếm của bút pháp xuân thu với truyền thống trào
phúng của văn học dân gian Việt Nam và cái nhìn sắc sảo của một người thiệp liệp
uyên thâm, “lạnh lùng” mổ xẻ. Dường như nhân vật nào trong tác phẩm cũng bị tác
giả đưa ra đùa cợt và trong tiếng cười thường pha chút nước mắt đắng cay.
Dưới đây là một ví dụ: phút lâm chung của chúa Sâm.
“Bấy giờ bệnh chúa đã nguy kịch, nhân có Thánh mẫu vào thăm, Thị Huệ phải ôm
chúa ngồi dậy. Thánh mẫu đứng ở đầu sập vừa khóc vừa hỏi han, chúa cũng khóc mà rằng:
- Con xin chắp tay cúi đầu lạy mẹ. Nay con chẳng may xấu số, không được thờ mẹ
cho đến cùng. Nghĩ đến đạo hiếu chưa tròn, ruột gan con đau như dao cắt. Xin mẹ
hãy ngự giá về cung, cố ăn ngủ cho thảnh thơi, đừng nghĩ đến con mà đau lòng mẹ.
Thánh mẫu nức nở, sụt sịt, ngập ngừng hồi lâu, ý muốn nói đến ngôi thế tử, nhưng vì
có Thị Huệ ở đấy nên cũng khó hé răng, dùng dằng mãi chưa ra. Chúa thấy vậy lại nói:
- Mẹ quá thương con, không nỡ dứt tình mà đi. Con trông thấy mẹ cũng đau lòng
không thể nhắm mắt. Vậy cúi xin mẹ hãy ngự giá về cung.
Thánh mẫu bèn ứa nước mắt trở ra.
Chúa quay sang dặn Thị Huệ:
- Bệnh ta không khỏi, không ở được cùng khanh đến lúc bạc đầu …, duyên sắt cầm
đành hẹn đến kiếp khác.
Thị Huệ nấc lên đến hơn một khắc, rồi ả cắt tóc thề rằng:
- Chúa thượng chẳng thương thiếp, nỡ bỏ thiếp vò võ một mình. Thiếp xin liều thân mà chết theo chúa.
Rồi thị khóc òa lên.
Chúa ngoảnh sang Thùy Trung hầu nói:
- Sau khi ta qua đời, các người phải nên khuyên giải chính cung cho khéo, chớ để
nàng liều mình. Vạn nhất nếu không ngăn cản nổi ý chí của nàng, thì cứ để nàng
chung thuyền với ta mà đưa đi, cho nàng được hầu hạ ta ở nơi lăng tẩm”.
Màn kịch không dài, diễn ra với ba nhân vật: Trịnh Sâm, mẹ (thánh mẫu) và vợ (Đặng
Thị Huệ) trong mối quan hệ chúa – tôi, mẹ - con, vợ - chồng. Cả ba đều khóc, nhưng
chỉ có Trịnh Sâm khóc thật. Sâm khóc vì “nghĩ đến đạo hiếu chưa tròn” và kiếp này
“duyên sắt cầm” dang dở. Con chim sắp lìa tổ thì kêu những tiếng bi thương. Người
sắp lìa đời thì nói những lời chân thật. Nhưng Sâm càng nói những điều chân thật bao
nhiêu thì tấn hài kịch càng bị đẩy tới cao trào bấy nhiêu. Thấy mẹ “nức nở sụt sịt”,
Sâm tưởng bà quá thương mình, thấy mẹ “ngập ngừng” lại tưởng bà “không nỡ dứt
tình mà đi”. Thực ra, bà đến đây đâu phải để vĩnh biệt đứa con trai ruột thịt của
mình? Bà dùng dằng mãi chưa ra bởi “muốn nói đến ngôi thế tử, nhưng vì có Thị Huệ
ở đấy nên cũng khó hé răng”. Cho dù Sâm có “ruột gan đau như dao cắt”, chết
“không thể nhắm mắt” và hai lần vật nài “xin mẹ hãy ngự giá về cung” cũng mặc,
Thánh mẫu về làm sao được khi mục đích chuyến viếng thăm chưa đạt yêu cầu? Thị
Huệ cũng vậy. Dù ả có “cắt tóc thề” bồi, “nấc lên đến hơn một khắc” hoặc “xin liều
thân mà chết theo chúa” thì tất cả chỉ là đóng kịch vì ả “sợ không dự định trước, đến
lúc tình thế khẩn cấp sẽ bị người khác cướp mất” ngôi thế tử của con mình. Vậy mà
Sâm lại tưởng ả nghĩa tình với mình tới mức sẵn sàng liều chết, nên trước khi trút hơi
thở cuối cùng, ông còn quay sang dặn Thùy Trung hầu rằng: “Sau khi ta qua đời, các
người phải nên khuyên giải chính cung cho khéo, chớ để nàng liều mình”. Thật tội
nghiệp! Đọc đến đây, chẳng biết nên khóc hay cười? Những mẩu hài kịch như vậy
trong Hoàng Lê nhất thống chí rất nhiều. Ta có thể kể một số cảnh. Chẳng hạn, các
màn Lý Trần Quán tự tử, Nguyễn Cảnh Thước “phò” Chiêu Thống qua sông, Phan Huy
Ích ra trận, Hữu Chỉnh bị bắt, Dương Trọng Tế vào cũi về kinh, Trịnh Bồng đi tu, Đinh
Tích Nhưỡng lập chúa, Trịnh Tông lên ngôi, Chiêu Thống chạy loạn, Tôn Sĩ Nghị vượt
cầu phao, Hữu Chỉnh bị bỏ rơi, Trần Công Xán đi sứ, Nguyễn Khản bàn giết kiêu binh,
thánh mẫu xin tha mạng quốc cữu, v.v và v.v…
Tiếng cười của Ngô gia thâm trầm uyên áo, tiếng cười của sự thỏa mãn trí
tuệ. Khi thì nó được bộc lộ ngay ra trong cảnh huống, lúc lại thể hiện qua
lời nói hoặc cử chỉ nhân vật. Nhưng đôi kkhi phải thông qua một chuỗi sự
kiện, người đọc mới khám phá ra tiếng cười. Dưới đây là một ví dụ: Khi Thị Huệ
có mang Trịnh Cán, tác giả kể: “Chúa liền sai người đi lễ khắp trăm thần để cầu sinh
con thánh”. Cán ra đời, “chúa hết sức yêu mến…, lúc đầy trăm ngày, chúa lấy tên
của mình lúc nhỏ là Cán đặt cho nó để tỏ ra nó cũng giống mình”. Khoa thi Hương
năm ấy, “chúa lấy hai câu: Sơn xuyên anh các, hà hải tú chung (nghĩa là khí
thiêng của sông núi tụ lại, sự tốt đẹp của biển hồ đúc nên) để làm đề thi. Các quan
văn võ cũng có nhiều kẻ lấy chữ Tinh huy hải nhuận (nghĩa là “sao sáng biển hòa” –
điềm sinh thánh nhân) làm câu chúc mừng. Tóm lại, Trịnh Cán là “con thánh”, là nòi
đích Trịnh Sâm, - “nó cũng giống mình” là anh tú của núi sônghồ biển tụ lại đúc
nên, là điềm sao sáng biển hòa. Người đọc hồi hộp chờ đợi đấng “thánh nhân” xuất
thế. Nhưng đùng một cái, họ Ngô cho ra mắt bạn đọc cái quái thai: “bụng to, rốn lồi,
da nhợt gân xanh, chân tay gày khẳng khiu”. Tiếng cười bật ra. “Chúa phải sai người
đi tìm danh y khắp bốn phương chữa cho Cán”, phải sai người đi “lễ bái khắp các đền
đài có tiếng linh thiêng” rồi “thiết lập đàn tràng ở ngay trong cung để ngày đêm đèn
nhang cầu khấn” và mặc “Thị Huệ làm chay làm bùa tha hồ cúng lễ”. Song danh y
nào chữa được con bệnh họ Trịnh? Thần thánh nào cứu đặng Trịnh vương? Sau cơn
binh biến, chúa Cán “vì quá sợ hãi không ăn uống gì được … ít lâu sau thì … qua
đời”. Người đọc mỉm cười thở phào. Tiếng kèn đưa ma vui vẻ tấu lên để tiễn chúa
Trịnh Cán – “tinh hoa” của họ Trịnh xuống mồ.
7. Hoàng Lê nhất thống chí phản ánh trực tiếp hiện thực đương thời. Người
cầm bút không chỉ là chứng nhân lịch sử, mà còn vừa là tác giả, vừa là nhân
vật ngay trong tác phẩm của mình.
Nam triều công nghiệp diễn chí viết về các sự kiện lịch sử từ năm 1559 đến 1689
nghĩa là viết về hiện thực cuộc sống trước khi tác giả ra đời 100 năm và sau khi tác
giả ra đời 30 năm. Như vậy, Nguyễn Khoa Chiêm vừa viết về quá khứ, vừa viết về
hiện tại, nhưng hiện tại đã được lắng đọng trên 1/4 thế kỷ (Nguyễn Khoa Chiêm sinh
năm 1659, hoàn thành tác phẩm năm 1719, sự kiện cuối cùng trong tác phẩm xảy
ra năm 1689). Ngược lại, Hoàng Lê nhất thống chí phản ánh trực tiếp hiện thực
đương thời. Người cầm bút không chỉ là chứng nhân lịch sử, mà còn vừa là tác giả,
vừa là nhân vật ngay trong tác phẩm của mình. Điều này sẽ tạo nên nét độc đáo
riêng và chi phối tác phẩm một cách toàn diện, sâu sắc từ nội dung đến hình thức, từ
việc lựa chọn sự kiện, tình tiết, nhân vật,… đến phương thức phản ánh, cách khái
quát hóa nghệ thuật và ngôn ngữ người kể chuyện.
Viết về quá khứ lịch sử, người cầm bút có được một số thuận lợi đáng kể.
Một là, các sự kiện lịch sử đã ở thế ổn định, trắng đen phải trái đã rõ ràng. Cái đáng
lụi tàn đã lụi tàn, cái phải chiến thắng đã chiến thắng. Hai là, các nhân vật lịch sử về
cơ bản đã được công luận thừa nhận, hoặc bị phê phán hoặc được ngợi ca và chủ yếu
là tất cả đều đã chết. Người cầm bút không phải đương đầu với cường quyền kiểm
duyệt. Phản ánh những sự kiện đang vận động thì khác. Khi đó, lịch sử đang diễn
tiến, các xu thế xã hội đan xen nhau, cái nhất thời và cái bản chất dễ lẫn lộn. Lúc thì
cái này tạm thời thắng thế, lúc thì cái kia tạm thời thất bại. Cho nên, muốn phản ánh
trực tiếp hiện thực đương thời một cách sâu sắc, có ý nghĩa xã hội – thẩm mĩ, người
cầm bút cần có một số phẩm chất đặc biệt. Trước hết, anh ta phải có nhãn quan tinh
nhạy để vượt qua mọi thiên kiến cá nhân. Trong cái mớ hỗn tạp của những sự kiện
lịch sử đang xô đẩy và va đập nhau bởi các tầng lớp, các cá nhân, các tập đoàn xã
hội kia tạo nên, người cầm bút phải dự cảm được cái tất yếu dẫn tới chung cục của
chúng: xã hội sẽ đi theo chiều hướng nào, vai trò của từng cá nhân, từng tập đoàn
trong sự phát triển lịch sử,… Có chế ngự được thiên kiến bản thân thì hiện thực trong
tác phẩm mới hiện lên một cách trung thực và mới giúp nhà văn giữ đúng vai trò thư
ký thời đại. Đấy cũng là “con đường đau khổ” của những người viết tiểu thuyết lịch
sử đương đại. A. Tônxtôi hoàn toàn có lý khi kể rằng: “Tôi không chỉ chấp nhận cách
mạng – chỉ với sự chấp nhận không thôi chưa đủ để viết về cách mạng – tôi yêu cái vĩ
đại đầy bi tráng, tôi yêu cái tầm vóc toàn thế giới của cách mạng. Và bởi vậy, nhiệm
vụ cuốn tiểu thuyết (Con đường đau khổ) của tôi là tái tạo lại cái tầm vóc ấy với tất
cả sự phức tạp, gian nan của nó”. Dĩ nhiên, Ngô gia văn phái chưa ý thức được như A.
Tônxtôi nhưng rõ ràng “với sự chấp nhận thôi chưa đủ” mà phải biết “yêu cái vĩ đại”
“yêu cái tầm vóc” của phong trào Tây Sơn, của dân tộc thì mới viết ra được Hoàng Lê nhất thống chí.
Tác giả Hoàng Lê nhất thống chí là một tập thể, trong đó có quan Thiêm thư bình
chương Học Tốn, người mà cả cuộc đời gắn bó với triều Lê. Mặc dù bị bệnh nặng
nhưng nghĩ đến “nghĩa vua tôi” trong cơn “cơn nguy biến”, ông vẫn “nguyện đeo
bệnh tật để dấn bước” trên con đường khuông phò cỗ xe chính trị đang nghiêng đổ
của Lê Chiêu Thống. Đối với vua Lê Chiêu Thống, Học Tốn không chỉ “phận ưa … tình
nặng” mà chủ yếu vì “chí hợp … tâm đồng”. Ông từng chủ trương “ngoài dựa vào
thượng quốc, trong nhóm họp quân cần vương”. Sách lược trung dưng đó được Chiếu
Thống tâm đắc và sau này, khi Học Tốn qua đời, Chiêu Thống vẫn kiên trì thực hiện.
Nêu lên điều đó, chúng tôi muốn nói rằng, về quan điểm chính trị, Học Tốn thù địch
với Tây Sơn và đứng bên trận tuyến nhà Lê. Khi bắt tay vào sáng tác, ông và kể cả
Ngô Thì Du phải đương đầu trước một vấn đề: Viết như thế nào đây về phong trào
Tây Sơn? May mắn thay, họ đã chế ngự được thiên kiến bản thân, nhìn thẳng vào sự
thực. Do vậy, họ không những miêu tả phong trào Tây Sơn một cách chân thật, sinh
động mà còn miêu tả bẳng cả tấm lòng ngưỡng mộ yêu thương. Nếu Nguyễn Khoa
Chiêm vĩ đại ở chỗ ông là người đầu tiên tuyên bố mình sáng tác văn chương thì Ngô
gia văn phái vĩ đại ở chỗ họ đã nhìn nhận và phản ánh đúng đắn phong trào Tây Sơn.
Trong văn học Việt Nam trung đại, chưa có một tác phẩm nào mà phong trào Tây Sơn
được tái hiện một cách tuyệt vời như Hoàng Lê nhất thống chí. Tác giả đã nhìn thấu
bản chất và quá trình tiến triển của cuộc khởi nghĩa này.
Thời kỳ đầu Tây Sơn còn non yếu, phải lẩn lút nơi rừng núi. Rồi phong trào lớn mạnh
dần. Lần đầu tiên nó có thể đánh chiếm một thành lớn – thành Quy Nhơn. Từ đấy,
Tây Sơn đến độ trưởng thành, trên có vua Thái Đức, dưới có thượng công Văn Bình, tả
quân đô đốc Vũ Văn Nhậm…, quân lính thì đầy đủ hai đạo thủy bộ. Thành Phú Xuân –
địa đầu củ Bắc Hà kiên cố, quân đông, lương đủ, vậy mà Nguyễn Bình chỉ đánh một
trận đã làm cho “mấy vạn tướng sĩ … đều không còn sống sót lấy một mống”. Rồi ở
Động Hải, “tướng giữ đồn là Vị Phái hầu cùng viên hiệp trấn là Ninh Tốn mới trông
thấy bóng quân Tây Sơn đã chạy trốn”. Chiếm xong Phú Xuân, trên đà trúc chẻ ngói
tan, cách mạng Tây Sơn như cơn bão táp, cuốn sạch rác rưởi trên đường nó đi qua.
Họ Ngô không dừng lại miêu tả tỉ mỉ từng trận đánh các trấn Nghệ An, Thanh Hoa,
Ninh Bình như miêu tả trận đánh đồn Phú Xuân vì chúng diễn ra quá nhanh, nhanh
mức chỉ cần dừng lại ở một vài chi tiết là không thể diễn tả được khí thế vũ bão của
nó. Không khí trong tác phẩm cũng ào ào chuyển động như cuộc hành quân chiến
thắng của Tây Sơn. Các vị trấn thủ ở Nghệ An là Bùi Thế Toại, ở Thanh Hoa là Tạ
Danh Thùy đều bỏ thành mà trốn. Quân trong đồn Vị Hoàng “mới trông thấy bóng
quân Tây Sơn đã bỏ chạy”. Các đội quân tinh nhuệ nhất của triều đình lần lượt bị bẻ
gãy: Danh tướng 18 đời là Đinh Tích Nhưỡng bị bại, Trướng Trung hầu quân thua
tướng chạy, Thái Đình hầu tự vỡ quân tan,… Triều đình phải dốc hết tướng tá tinh
nhuệ nhất ra trận: đồng bình chương Trần Công Xán lẫn tham tụng Bùi Huy Bích, lão
tướng Thạc quận công Hoàng Phùng Cơ lẫn tướng trẻ Thái Đình hầu và chúa cũng
phải xuất chinh. Vậy mà thua vẫn hoàn thua. Trận Nam Dư, quân không kịp xuống
thuyền, bỏ cả cơm đang ăn mà trốn, thây chất ngổn ngang, xác nằm gối bãi. Trận
Thúy Ái lính tráng sợ hãi cuống cuồng đến nhảy cả xuống hồ mà chết. Lão tướng
Hoàng Phùng Cơ chỉ kịp cướp đường tháo thân, chúa Tông sợ mất mật, đến nỗi quẳng
cả khí giới và giáp trận để chui vào hòm sau voi mà lủi. Quân lính thì khỏi phải nói,
mạnh ai nấy chạy, dẫm đạp lên nhau.
Khi mới tới kinh đô, đối với vua Lê, Nguyễn Bình còn ở thế dưới. Trong buổi triều kiến,
Bình phải “sụp xuống đất lạy hai lạy, rập đầu vái năm vái” và không dám ngồi vào
sập đặt cạnh vua. Lúc đã nhận thức được vai trò của mình, Bình ở tư thế khác: “ung
dung uống nước chè” cùng nhà vua; ngày cưới công chúa Ngọc Hân thì đàng hoàng
nào “thết tiệc các vị hoàng thân, hoàng phi, công chúa và quan văn võ đi đưa dâu”,
nào sai lấy bạc “kính tặng các vị nhà gái” khi họ ra về; ngày lễ yết Tiên hoàng ở nhà
ở nhà Thái miếu, “Bình và công chúa dóng kiệu cùng đi, lúc lễ xong lại dóng kiệu
cùng về”. Vua Cảnh Hưng từng nói rằng, công chúa Ngọc Hân “ngày sau nên gả làm
vương phi, không nên gả cho hạng phò mã tầm thường”, vậy mà ông lại đem gả
nàng cho Nguyễn Bình. Chẳng những thế, các quan ai cũng mừng rỡ vì “nhà vua kén
được rể tốt” và bản thân hoàng thượng Cảnh Hưng cũng thấy tự hào vội xuống lệnh
“truyền cho các hoàng thân, hoàng phi, công chúa và các quan văn võ sử soạn ngựa
xe,… đợi ở cửa điện để đưa công chúa về phủ của Bình”. Lời di chúc của Cảnh Hưng
cho tân quốc quân Chiêu Thống – cháu đích tôn càng khẳng định vai trò của Bình:
“Chuyện gì cũng phải bẩm qua với ông ấy”.
Sự tuần du tới kinh đô của Nguyễn Nhạc làm dân Bắc Hà bàng hoàng. Vua Lê Chiêu
Thống phải ra tận cửa nam để đón. Cuộc hội kiến thì dùng lễ hai vua gặp nhau,
không ai phải lạy ai. Trong buổi yết triều, vua Lê một rằng “do thánh thượng gây
dựng”, hai rằng “nhờ cậy vào oai linh của thánh thượng”, “nhờ thượng công của quý
quốc”, rồi “”chúng tôi xin nhất nhất vâng mệnh, xin đời đời … không dám sai trái”.
Đấy là phong trào Tây Sơn trong 7 hồi đầu do chính Ngô Thì Chí viết.
Trước sức mạnh “nghiêng trời uy linh” của Tây Sơn, Lê Chiêu Thống đã rước ngoại
bang vào bảo vệ ngai vàng cho mình. Vậy là, từ nhiệm vụ dân chủ, Tây Sơn chuyển
sang làm cách mạng dân tộc.
Nghe tin quân giặc giày xéo đất nước, Bắc Bình vương bừng bừng nổi giận “liền họp
các tướng sĩ định … cầm quân đi ngay”. Không chậm trễ một giây, ngài lập tức dựng
đàn “tế cáo trời đất … lên ngôi hoàng đế” để chính danh đánh giặc. Lời dụ quân sĩ
của hoàng đế Quang Trung như lời non nước vọng về, như hùng khí thiêng liêng của
bài Thơ thần trên sông Như Nguyệt, như âm vang của Hịch tướng sĩ Đại cáo bình
Ngô,… Từ lãnh tụ của một giai cấp, Quang Trung trở thành lãnh tụ của dân tộc và tác
giả Hoàng Lê nhất thống chí đã phát hiện được ý nghĩa đó. Ra quân lần này, vì dân
tộc, vì nghĩa cử của kẻ “có lương tri lương năng”. Cho nên, điều day dứt đối với
Quang Trung không phải chỉ là đánh giặc, thắng giặc mà chủ yếu vì hạnh phúc lâu
dài, vì hòa bình vĩnh viễn cho dân tộc. Lần này quân “chẳng qua mười ngày có thể
đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười lần nước mình, sau
khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao
không bao giờ dứt, không phải là phúc cho nhân dân, nỡ nào mà làm được như vậy”.
Nắm chắc phần thắng trong tay, Quang Trung nghĩ đến ngay mai “chờ mười năm nữa
cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu dân mạnh, thì ta có
sợ gì chúng?”. Chưa đầy ba năm sau, quả nhiên hoàng đế Quang Trung đã có một đội
quân hùng hậu với lương thảo đủ đầy, tàu biển thật lớn có thể chở được voi và quyết
định việc đánh Trung Quốc”. Ngài sai “Vũ Văn Dũng sang nhà Thanh dâng biểu cầu
hôn (công chúa Càn Long) và đòi lại hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây”. Cho dù “đó
không phải là bản tâm của vua Quang Trung, chẳng qua chỉ muốn thử xem ý nhà
Thanh ra sao”, song nó cũng phản ánh sự vĩ đại của phong trào Tây Sơn. Chưa bao
giờ hình tượng người anh hùng dân tộc mang tầm vóc lớn lao như vậy, vừa làm chủ
hiện tại, vừa nắm chắc tương lai. Tất cả quá khứ, hiện tại và tương lai của dân tộc
như chung đúc vào một con người Nguyễn Huệ.
Cuộc tập kích chiến lược mùa xuân năm Kỉ Dậu 1789 đập tan 20 vạn quân Thanh
cùng bọn tay sai bán nước là bản hùng ca. Chưa cuộc hành quân nào thần tốc và vũ
bão như cuộc hành quân của chiến dịch này; đi gần 500 km đường dài từ Nghệ An
đến Nam Quan trong 7 ngày. Bằng vài nét đại lược, Ngô gia đã phác ra bức tranh
hoành tráng của chiến dịch: Ngày 25 tháng 12 năm 1788 làm lễ lên ngôi hoàng đế
rồi xuất quân từ Phú Xuân. Ngày 29, đến Nghệ An. Ngày 30 tới Tam Điệp. Tại đây,
Quang Trung cho ba quân mở tiệc ăn tết trước. Ngài nói: “Hẹn ngày mồng 7 năm mới
thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Các ngươi nhớ lấy, đừng cho ta là nói
khoác”. Rồi đó ngài chia quân làm 5 đạo và ngay đêm 30 tết khởi hành. Thời gian
như cũng lên đường đón xuân cùng binh đoàn áo vải. Quân Quang Trung đi đến đâu
thì quân của “thiên triều” và “sở quốc” chạy dài tới đây. Từ trận sông Gián, sông
Thanh Quyết đến đồn Hà Hồi, Ngọc Hồi, Khương Thượng,... lính Thanh và quân triều
đình cứ thế giày xéo lên nhau mày chạy. Chiến công nối tiếp chiến công. Các sự kiện
trong tác phẩm dập dồn. Mạch văn như tiếng hò reo thắng trận của Tây Sơn. Đất
nước vang khúc khải ca. Sầm Nghi Đống phải thắt cổ. Tôn Sĩ Nghị “sợ mất mật, ngựa
không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp … chuồn trước qua cầu phao, rồi
nhằm hướng Bắc mà chạy”. Quân lính tan tác tả tơi, xác chết làm “sông Nhĩ Hà tắc
nghẽn không chảy được”; số còn lại thì chạy bán sống bán chết suốt ngày đêm
không dám nghỉ. Ngay cả dân chúng tại sở quốc của “thiên triều” cũng hãi hùng mà
“bồng bế dắt díu nhau chạy trốn, suốt vài trăm dặm lặng ngắt không còn một bóng
người”. Vua quan nhà Thanh hết sức hoang mang. Phúc Khang An thì “rụt rè lo sợ”
chỉ muốn giảng hòa; Càn Long thì sai ngay người sang phong vương cho Nguyễn
Huệ. Khi “Quang Trung giả” sang chầu “trong ngoài ai cũng biết là giả dối mà không
ai dám nói” còn Càn Long thì “sai thợ vẽ truyền thần bức chân dung (Quang Trung
giả) mà ban cho, ân lễ rất là trọng hậu, thực là một cách đối đãi khác thường từ ngàn xưa hiếm có”.
Viết về phong trào Tây Sơn được như vậy, quả thật Ngô gia đã phải tự chiến thắng
những ác cảm cá nhân, những thiên kiến bản thân và phải có tấm lòng yêu nước
thiết tha, yêu dân tộc sâu sắc.
Chặng đường “đau khổ” thứ nhất, họ Ngô đã vượt qua.
Cùng với thành tựu trên, họ Ngô còn phát hiện ra và miêu tả đúng quá trình diệt
vong tất yếu của vua Lê chúa Trịnh, của bọn ngoại xâm.
Trước hết nói về chúa Trịnh: Tĩnh vương vốn không phải là tay tầm thường. Ông
“thông minh … sáng suốt, trí tuệ hơn người, có đủ cả tài văn lẫn võ”. Khi lên ngôi,
ông đã thi hành hàng loạt biện pháp chấn chỉnh “từ kỷ cương trong triều đến chính
trị trong nước, hết thảy đều được sửa đổi. Bao nhiêu tướng giặc đảng nghịch đều lần
lượt bị dẹp tan”. Quân nhà chúa đến đâu thì “không chỗ nào là không thắng”. Trịnh
Sâm như một bậc thánh chúa đưa đất nước đến thái bình thịnh trị, “bốn phương yên
ổn, kho đụn đầy đủ”. Tuy vậy, Ngô gia vẫn nhìn thấu bản chất của tộc họ này và tiên
liệu trước rằng Trịnh tộc sẽ bị diệt bởi chính bàn tay của Tĩnh vương Trịnh Sâm – một
con người đầy tài năng gây ra. Cái tham vọng muốn làm bá chủ đẩy ông tới tội ác
giết vua, vu hãm thái tử Duy Vĩ, khiến “thái tử bị ghép vào tội thắt cổ”. Việc giết thái
tử chẳng những làm “thiên hạ không ai là không rơi nước mắt” mà còn khiến đất
bằng nổi giận: “giếng Tam Sơn … bỗng có tiếng nổ như sấm” và trời xanh thì bất
bình: “Bầu trời tự nhiên tối tăm, giữa ban ngày mà chỉ cách nhau gang tấc cũng
không trông rõ”. Sâm còn đi theo vết xe đổ của Tần Thủy Hoàng: “Phi tần thị nữ kén
vào rất nhiều, mặc ý vui chơi thỏa thích”. Nhất là từ khi say mê cô thị tì họ Đặng,
Sâm bất chấp tất cả. Nào gả con gái cưng của mình cho em vợ, nào tự ý phế trưởng
lập thứ, khiến “phủ chúa dần dần sinh ra bè nọ cánh kia” và là nơi “bọn đồng cốt ra
vào tấp nập”. Trịnh Sâm trở thành đầu mối của mọi mâu thuẫn: mâu thuẫn với mẹ -
thánh mẫu Thái Tôn, với con trưởng – Trịnh Tông, với vợ cũ – Ngọc Hoan,… Từ đó,
hàng loạt mâu thuẫn khác kéo theo: mâu thuẫn giữa cung tần Ngọc Hoan với tuyên
phi họ Đặng, giữa con trưởng là Trịnh Tông với con thứ là Trịnh Cán, giữa bà là thánh
mẫu với cháu nội là Trịnh Cán, giữa con gái là Ngọc Lan với em vợ là Đặng Mậu Lân,
giữa cánh Trịnh Tông với phe Thị Huệ, giữa các quan trong triều,… Những mâu thuẫn
trên lại cực kỳ gay gắt, bất cộng đới thiên. Do đó, khi chúa Sâm vừa nằm xuống,
“loạn kiêu binh” vỡ ra. Một cuộc chém giết tàn khốc giữa các phe phái bùng lên. Bên
Tông thắng thế. Ông ta vội vã leo lên ngôi. Chẳng cần gì đến nghi trượng của một
buổi lễ đăng quang, ông ngự ngay lên chiếc mâm vẫn bày cỗ lộc để đám kiêu binh kề
vai vào khiêng, “chốc chốc họ lại nâng bổng chiếc mâm lên trên đầu mà đội, đầu mỏi
lại hạ xuống vai, rồi vai mỏi lại nâng lên đầu. Cứ thế lên lên xuống xuống y như người
ta dỡn quả cầu hoặc rước pho tượng Phật”. Lễ đăng quang chẳng khác gì một trò hề,
khiến “những kẻ buôn bán ở các phố phường chợ búa đều tranh nhau kéo đến xem …
Sân phủ đông như họp chợ”. Dưới mắt Ngô gia, ngôi chúa chẳng qua chỉ là một mâm
cỗ để lũ tiểu nhân tranh nhau chọc đũa vào. Thì chính quận Thạc đã nói toạc điều đó
trước mặt ba quân: “Người ta khó nhọc mới làm được mâm cỗ ngon, mình bỗng xông
đến chọc đũa ngay vào mà ăn, còn ra cái mặt mũi gì nữa”. Mâm cỗ ở đây là Án Đố
vương Trịnh Bồng và người khó nhọc làm ra mâm cỗ đó là Đinh Tích Nhưỡng – một
tên tráo trở hai lòng, lật lọng cả đối với nhà vua. Vì thế, khi thấy mâm cỗ đã thiu, lũ
tiểu nhân đánh bài chuồn, khiến Án Đô vương phải khóc dở mếu dở than rằng: “Ta
chẳng may đẻ ra ở nhà chúa, lại bị một lũ tiểu nhân làm lầm lỡ. Nếu sớm biết thế này
thà cứ ở Chương Đức làm ông sư già, chống gậy thiền trượng ở dưới của thiền mà lại
hóa hay”. Nhưng hối thì đã muộn. Nếu trước kia, Bồng dựa vào Nhưỡng, chày cối ép
Chiêu Thống phải phong cho mình bằng được tước vương, thì giờ đây ông ta lại thấy
đau khổ vì “trót đã làm chúa … ở vào thế cưỡi hổ, không thể xuống được”. Bức thư
gửi quan bình chương là tiếng thổn thức thốt lên từ đáy lòng ông: “Kiếp này sinh ra
lỗi thời … lạm dụng vào dòng đích nhà chúa … Con chim bị cháy tổ, bay quanh
không biết nương nhờ vào đâu vì thế phải phiêu bạt giang hồ”. Cuối cùng trong vòng
chưa đầy sáu năm (từ 1782 đến 1788), 5 chúa Sâm, Cán, Tông, Lệ, Bồng đều bị chết,
thay nhau mà chết và không một chúa nào được chết một cách trọn vẹn. Sâm qua
đời năm 45 tuổi bởi quá nhiều bệnh tật và khi ông vừa nằm xuống, xác còn quàn tại
đó thì các con ông đã giết hại lẫn nhau để giành giật ngôi chúa. Cán chết khi mới 5
tuổi đầu vì bẩm sinh ốm yếu, lại gặp cơn binh đao do người anh gây ra làm cho sợ
hãi suốt một ngày nên không cứu được. Trịnh Tông thì bị phơi xác ở ngoài cửa tuyên
Vũ khi mới 23 tuổi. Trịnh Lệ phải bỏ trốn rồi mất tích. Còn Trịnh Bồng thì lại bị dân