-
Thông tin
-
Quiz
Tìm hiểu về những yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng tham gia câu lạc bộ của sinh viên AJC | Tiểu luận Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn
Trong bối cảnh xã hội hiện đại, việc tham gia các câu lạc bộ đã trở thành một hoạt động ngày càng cần thiết đối với mọi người, đặc biệt là giới trẻ. Các câu lạc bộ không chỉ là nơi để sinh viên giải trí mà còn là môi trường để rèn luyện kỹ năng, phát triển bản thân và xây dựng cộng đồng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Tìm hiểu về những yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng tham gia câu lạc bộ của sinh viên AJC | Tiểu luận Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn
Trong bối cảnh xã hội hiện đại, việc tham gia các câu lạc bộ đã trở thành một hoạt động ngày càng cần thiết đối với mọi người, đặc biệt là giới trẻ. Các câu lạc bộ không chỉ là nơi để sinh viên giải trí mà còn là môi trường để rèn luyện kỹ năng, phát triển bản thân và xây dựng cộng đồng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn 69 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:



















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN ----------
MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài nghiên cứu:
Tìm hiểu về những yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng
tham gia clb của sinh viên AJC
Giảng viên: Lê Thành Khôi
Lớp tín chỉ: TG01004_K44_3
Họ và tên sinh viên trong nhóm:
1. Nguyễn Thị Trúc Uyên - 2456060045
2. Nguyễn Phương Anh - 2456060004
3. Trần Thị Mai Phương - 2456060037
4. Nguyễn Thị Anh Thư - 2456060039 Hà Nội, 2024 1 MỤC LỤC Contents
A. MỞ ĐẦU........................................................................................3
I. Tính cấp thiết và thực tiễn............................................................3
II. MỤC ĐÍCH, MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...........................................4
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.....................................5
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..............................................................6
Chương 1: Cơ sở lý thuyết..............................................................6 1.1.
Khái niệm............................................................................6
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.............................................7
2.1. Mô hình nghiên cứu...............................................................7
2.2 Phương pháp nghiên cứu.......................................................8
2.3. Phiếu thu nhập thông tin........................................................9
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................12
3.1 Thống kê mô tả dữ liệu..........................................................12
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................17
4.1 Kết luận.................................................................................17
4.2 Vấn đề đã giải quyết được....................................................17
4.3 Kết luận chung......................................................................18 2 A. MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết và thực tiễn
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh xã hội hiện đại, việc tham gia các câu lạc bộ đã trở thành
một hoạt động ngày càng cần thiết đối với mọi người, đặc biệt là giới trẻ. Các
câu lạc bộ không chỉ là nơi để sinh viên giải trí mà còn là môi trường để rèn
luyện kỹ năng, phát triển bản thân và xây dựng cộng đồng. Tham gia vào một
câu lạc bộ, người trẻ có cơ hội rèn luyện và nâng cao kỹ năng giao tiếp, từ đó tự
tin hơn trong việc thể hiện bản thân. Việc tham gia nhóm trong các hoạt động
của câu lạc bộ giúp họ học hỏi và thấu hiểu giá trị của sự hợp tác, từ đó trang bị
những kỹ năng cần thiết cho môi trường làm việc sau này.
Không chỉ dừng lại ở việc phát triển kỹ năng cá nhân, tham gia câu lạc bộ
còn giúp mở rộng mạng lưới quan hệ, tạo ra những kết nối quý giá với những
người có cùng sở thích và đam mê. Đặc biệt khi xu hướng toàn cầu hóa lên
ngôi, những mối quan hệ này không chỉ hữu ích trong việc trao đổi thông tin mà
còn có thể tạo ra cơ hội nghề nghiệp trong tương lai. Hơn nữa, câu lạc bộ còn
là nơi khuyến khích sự sáng tạo, giúp các thành viên khám phá những lĩnh vực
mới và phát triển sở thích cá nhân. Tất cả những yếu tố này làm cho việc tham
gia câu lạc bộ không chỉ là một lựa chọn thú vị mà còn là một bước đi quan
trọng, mang lại lợi ích lâu dài cho sự nghiệp và cuộc sống cá nhân của mỗi người. 1.2. Tuyên bố đề tài
Nghiên cứu này sẽ giúp tìm ra những giải pháp để thu hút nhiều sinh viên
tham gia CLB hơn, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động của các CLB và đóng
góp vào sự phát triển toàn diện của sinh viên.
Vì vậy, đề tài nghiên cứu về “Những yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng
tham gia CLB của sinh viên AJC” không chỉ mang lại giá trị khoa học mà còn có 3
ý nghĩa thực tiễn lớn, giúp giải quyết những vấn đề đang tồn tại trong hoạt động
của các CLB và góp phần vào sự phát triển toàn diện của sinh viên
II. MỤC ĐÍCH, MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mục đích chung:
Hiểu rõ hơn: Tìm hiểu sâu sắc về các yếu tố tác động đến quyết
định tham gia các câu lạc bộ của sinh viên.
Cung cấp cơ sở khoa học: Đưa ra cơ sở lý thuyết và thực tiễn để
giải thích hành vi tham gia CLB của sinh viên AJC
Đề xuất giải pháp: Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường sự hấp
dẫn của các CLB, khuyến khích sinh viên tham gia tích cực hơn.
2. Các mục tiêu cụ thể:
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng tham gia CLB của sinh
viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Đánh giá mức độ ảnh hưởng từng yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng
tham gia CLB của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Đưa ra các phương án giúp nhà trường hoàn thiện các CLB giúp
nâng cao sự hài lòng của sinh viên về các CLB
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Theo bạn, chuyên môn của CLB có ảnh hưởng đến xu hướng tham gia
CLB của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hay không?
- Theo bạn, lợi ích CLB mang lại có phải là nhân tố quyết định đến xu
hướng tham gia CLB của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền?
- Theo bạn, các mối quan hệ với thành viên trong CLB có phải là nhân
quyết định đến xu hướng tham gia CLB của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền không?
- Theo bạn, có những động lực hay yếu tố nào ảnh hưởng đến xu thế
tham gia CLB của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Theo bạn, Nhà trường có phải là nhân quyết định đến xu hướng tham
gia CLB của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền không?
4 . Ý nghĩa của nghiên cứu
Đối với sinh viên: Giúp sinh viên AJC hiểu rõ hơn về bản thân và
lựa chọn CLB phù hợp, từ đó phát triển toàn diện. 4
Đối với nhà trường: Cung cấp thông tin để điều chỉnh hoạt động
của các CLB, thu hút nhiều sinh viên AJC tham gia, góp phần nâng
cao chất lượng đào tạo.
Đối với các tổ chức sinh viên: Đưa ra các giải pháp để tăng cường
sự hấp dẫn của CLB, tạo môi trường hoạt động hiệu quả.
Đối với cộng đồng: Góp phần vào sự phát triển của cộng đồng sinh
viên, tạo ra những giá trị xã hội tích cực.
Do vậy, nghiên cứu về “yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng tham gia
câu lạc bộ của sinh viên AJC” là một vấn đề có ý nghĩa thiết thực, đóng
góp vào việc nâng cao chất lượng hoạt động sinh viên và phát triển toàn
diện của mỗi cá nhân. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng quyết định
tham gia câu lạc bộ của sinh viên chịu tác động của nhiều yếu tố phức tạp,
bao gồm cả yếu tố cá nhân như sở thích, năng khiếu, tính cách, mục tiêu
nghề nghiệp, nhu cầu xã hội; yếu tố xã hội như ảnh hưởng của bạn bè, gia
đình, văn hóa tổ chức của trường, và yếu tố liên quan đến chính câu lạc bộ
như mục tiêu, hoạt động, lợi ích, hình thức tổ chức, chất lượng hoạt động.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khoảng trống kiến thức cần được làm rõ,
đặc biệt là về sự tương tác giữa các yếu tố này và tác động của chúng đối
với quyết định tham gia các loại hình câu lạc bộ khác nhau. Nghiên cứu
sâu hơn về vấn đề này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về động cơ, nhu cầu
và mong muốn của sinh viên, từ đó đưa ra các giải pháp hiệu quả để thu
hút sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa, góp phần xây dựng một
môi trường học tập năng động và phát triển."
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Các yêu tố anh hưởng đến xu hướng tham gia
CLB của sinh viên trường Học viện Báo chí và Tuyên Truyền.
Khách thể nghiên cứu: Sinh viên trường Học viện Báo chí và Tuyên Truyền
Phạm vi nội dung: Để tài tập trung hệ thống hóa lý luận về xu hướng tham
gia CLB của sinh viên trường Học viện Báo chí và Tuyên Truyền, đề xuất mô
hình nghiên cứu xu hướng tham gia CLB của sinh viên trường Học viện Báo chí và Tuyên Truyền 5 B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở lý thuyết 1.1. Khái niệm 1.1.1 Quyết định
Định nghĩa quyết định trong tâm lý học.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định (yếu tố cá nhân, xã hội, tình huống).
Mô hình ra quyết định (ví dụ: mô hình cân nhắc, mô hình lý tính giới hạn). 1.1.2. Tham gia nhóm
Tham gia nhóm là một hành vi xã hội phổ biến, nơi cá nhân tự
nguyện hoặc bắt buộc trở thành một phần của một tập hợp các cá
nhân khác, cùng chia sẻ mục tiêu chung hoặc mối quan tâm chung.
Việc hiểu lý do tại sao con người tham gia nhóm và các yếu tố ảnh
hưởng đến sự tham gia này là rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực,
từ tâm lý học đến quản lý. 1.1.3. Động cơ
Động cơ là một lực thúc đẩy, một nguồn năng lượng bên trong
hoặc bên ngoài khiến con người hành động để đạt được một mục
tiêu nào đó. Động cơ có thể là những mong muốn, nhu cầu, giá trị,
niềm tin hoặc những tác động từ môi trường xung quanh.
Áp dụng lý thuyết động cơ vào việc giải thích quyết định tham gia câu lạc bộ. 1.1.4 Xu hướng
Xu hướng (trend) là những điều được quan tâm và ưa chuộng trong
khoảng thời gian nhất định. Xu hướng được áp dụng trong nhiều lĩnh vực
khác nhau như kinh tế, văn hoá, công nghệ, thời trang, giải trí,... 6
Xu hướng có thể thay đổi theo thời gian và được ảnh hưởng bởi nhiều
yếu tố như sự phát triển của xã hội, các sự kiện lịch sử, kinh tế, y tế, thị hiếu,... 1.1.5. Câu lạc bộ
Câu lạc bộ (CLB) là một tổ chức xã hội, tập hợp theo nguyên tắc tự
nguyện của những người cùng sở thích thuộc các lĩnh vực khác
nhau.Câu lạc bộ sinh viên AJC là tổ chức tự nguyện được thành lập
bởi sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền với mục tiêu chung là
đáp ứng nhu cầu học tập, rèn luyện kỹ năng, phát triển sở thích và tạo dựng cộng đồng.
Phân loại câu lạc bộ: Dựa trên mục tiêu, hoạt động, đối tượng tham
gia,... (ví dụ: câu lạc bộ học thuật, câu lạc bộ nghệ thuật, câu lạc bộ thể thao,...)
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
2.1. Mô hình nghiên cứu 2.1.1. Giả thuyết
CLB có nhiều hoạt động sôi nổi là yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng
tham gia CLB của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
CLB có sức ảnh hưởng lớn là nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng
tham gia CLB của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Nhà trường là nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng tham gia CLB của
sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Yếu tố cá nhân là nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng tham gia CLB
của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền. 7
Các mối quan hệ với thành viên trong CLB là nhân tố ảnh hưởng đến
xu hướng tham gia CLB của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
2.1.2. Mô hình nghiên cứu CLB có nhiều hoạt động sôi nổi CLB có sức ảnh hưởng lớn Quyết định lựa Yếu tố cá nhân chọn CLB của sinh viên AJC MQH với thành viên khác trong CLB Nhà trường
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu: 8 o
Khảo sát: Thiết kế bảng hỏi để thu thập thông tin từ sinh viên. o
Quan sát: Quan sát trực tiếp các hoạt động của câu lạc bộ.
2.2.2. Dụng cụ nghiên cứu: o
Bảng hỏi: Thiết kế các câu hỏi đóng và mở để thu thập thông tin về
các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia câu lạc bộ. Nhóm
sử dụng Google Form để thiết kế phiếu điều tra khảo sát online.
Phiếu điều tra gồm 2 phần
Phần 1: Phần thông tin cá nhân của sinh viên ( giới tính, năm học, chuyên ngành,…)
Phần 2: Thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng
tham gia CLB của sinh viên thông qua các biến nghiên cứu
với thang đo likert 5 cấp độ
1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Trung lập 4. Đồng ý 5. Hoàn toàn đồng ý
2.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu: o
Phân tích thống kê mô tả: Tính toán các chỉ số thống kê mô tả
(trung bình, độ lệch chuẩn, tần số). o
Phân tích thống kê suy luận: Sử dụng các kỹ thuật thống kê như
phân tích tương quan, hồi quy để kiểm định giả thuyết. o
Phần mềm phân tích dữ liệu: Sử dụng các phần mềm như SPSS,
AMOS để phân tích dữ liệu.
2.3. Phiếu thu nhập thông tin
Kính gửi các Anh/Chị !
Chúng tôi hiện đang tiến hành nghiên cứu đề tài “những yếu tố ảnh hưởng
đến xu hướng tham gia clb của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền”. 9
Mục đích nghiên cứu của phiếu này để tìm hiểu về các yếutố ảnh hưởng đến
quyết định tham gia các câu lạc bộ của sinh viên.Anh/Chị vui lòng dành cho
chúng tôi chút ít thời gian trả lời một số câuhỏi. Mọi thông tin mà Anh/Chị trả lời
được sử dụng với mục đích nghiêncứu. Tất cả mọi thông tin của Anh/Chị cung
cấp sẽ được giữ kín tuyệt đối.
Xin Anh/Chị vui lòng trả lời các câu hỏi sau đây:
1. Bạn có thể cho mình biết tên được không ?
2. Giới tính của bạn là gì ? i. Nam ii. Nữ iii. Khác
3. Bạn đến từ khóa mấy ? i. K44 ii. K43 iii. K42 iv. K41 v. Các khóa trước
4. Bạn đang học chuyên ngành gì ?
5. Bạn có định hướng tham gia CLB gì? (Có thể chọn nhiều đáp án) i. Năng khiếu ii. Phong trào – Tình nguyện iii. Truyền thông iv. Giải trí và thể thao v. Mục khác
6. Nếu có, bạn có cảm thấy thế nào khi tham gia CLB?
i. Cực kỳ không hài lòng ii. Không hài lòng 10 iii. Bình thường iv. Hài lòng v. Cực kỳ hài lòng
7. Nếu không, bạn có dự định tham gia CLB không? i. Có ii. Không
8. Yếu tố cá nhân nào ảnh hưởng đến việc bạn tìm kiếm được
CLB phù hợp với bản thân? i. Sở thích cá nhân ii. Mục tiêu nghề nghiệp iii. Nhu cầu xã hội iv. Động lực cá nhân
9. Bạn mong muốn được phát triển những kỹ năng gì khi tham gia vào một CLB? a) Quản lý thời gian b) Giao tiếp tốt c) Làm việc nhóm d) Lãnh đạo e) Mục khác 10.
Theo bạn, khi tham gia CLB sinh viên thường gặp những khó khăn gì ?
10. Theo bạn, một CLB có những yếu tố nào sẽ thu hút được
đông đảo các sinh viên tham gia và ứng tuyển: Hoàn toàn Không đồng Trung lập Đồng ý Hoàn toàn không đồng ý ý đồng ý Có sức ảnh hưởng lớn Có nhiều 11 hoạt động sôi nổi Có kỹ năng chuyên môn phù hợp với bản thân Được thành lập lâu năm Có nhiều thành viên đồng hương
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
- Vì chưa có kinh nghiệm và đủ thời gian nên nghiên cứu mới được tiến
hành trên 30 mẫu, tỷ lệ phiếu hợp lệ là 100%. Nhóm tiến hành các bước phân
tích bao gồm: Phân tích thống kê mô tả mẫu, thống kê mô tả đánh giá thang đo
3.1 Thống kê mô tả dữ liệu
3.1.1 Tỷ lệ sinh viên theo giới tính 12 Nữ Nam Nam 42% Nữ 58%
Biểu đồ Tỷ lệ sinh viên AJC theo giới tính
Theo số liệu thống kê ta thấy trong 19 sinh viên thì có 11 sinh viên Nữ
chiếm 58 % và có 8 sinh viên Nam chiếm 42%. Dễ thấy sự chênh lệnh
về giới tính trong mẫu khảo sát này rất thấp, thể hiện sự năng nổ tham
gia CLB giữa cả 2 giới tính
3.1.2 Tỷ lệ sinh viên theo khóa học K44 k43 k42 k42 5% k43 11% K44 84%
Biểu đồ Tỷ lệ sinh viên AJC theo khóa học 13
Theo biểu đồ ta thấy sinh viên AJC khóa 44 chiếm tỷ lệ cao nhất là 84%,
kế đến là sinh viên AJC khóa 43 là 11%, ít nhất là sinh viên AJC khóa 42 chiếm
5%. Sinh viên khóa 44 là khóa mới vào trường có nhiều thời gian rảnh với đầy
năng lượng hoạt động nên nhu cầu quan tâm đến các CLB chiếm tỷ lệ cao.
Sinh viên khóa 42 là sinh viên năm 3 ít có thời gian rảnh hơn các khóa còn lại
do phải làm khóa luận, thực tập...nên việc nhu cầu quan tâm đến các CLB hạn chế hơn.
3.1.3 Tỷ lệ sinh viên đã tham gia CLB Đã tham gia Chưa tham gia 47% 53%
Biểu đồ Tỷ lệ sinh viên AJC đã tham gia CLB
Theo biểu đồ ta thấy sinh viên AJC đã tham gia CLB (53%) chiếm tỷ lệ
cao hơn số sinh viên AJC chưa tham gia (47 %) , cho thấy sự quan tâm và hoạt
động tích cực của sinh viên AJC đối với các CLB . 14
3.1.4 Sự hài lòng của các sinh viên về CLB mà mình đang tham gia 45 40 35 30 25 20 15 10 5 0 Cực kỳ hài lòng Hài lòng Bình thường Không hài lòng Cực kỳ không hài lòng
Biểu đồ Sự hài lòng của các sinh viên về CLB mà mình đang tham gia
Phần lớn sinh viên AJC đều cảm thấy ổn và hài lòng (41,2% bình thường
và 35,3% hài lòng) về CLB mà mình đang tham gia chứng tỏ sự tìm hiểu kĩ
càng và sự phù hợp chuyên môn giữa các sinh viên vs CLB
3.1.5 Những yếu tố cá nhân của sinh viên ảnh hưởng đến việc tìm kiếm CLB Sở thích cá nhân Mục tiêu nghề nghiệp Động lực cá nhân 5% 37% 58%
Biểu đồ Những yếu tố cá nhân của SV ảnh hưởng đến việc tìm kiếm CLB 15
Nhìn vào biểu đồ, ta thấy sinh viên AJC tham gia CLB vì sở thích cá nhân
là cao nhất với 58% cũng như tham gia CLB để tìm kiếm kinh nghiệm cho mục
tiêu nghề nghiệp của mình (37%) và động lực cá nhân (5%)
3.1.6 Những yếu tố cần thiết của một CLB để thu hút được các sinh viên 14 12 10 8 6 4 2 0 Có sức ảnh Có nhiều hoạt Có kỹ năng Được thành lập Có nhiều thành hưởng lơn động sôi nổi chuyên môn lâu năm viên đồng hương Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
Biểu đồ Những yếu tố cần thiết của một CLB để thu hút được các sinh viên
Qua biểu đồ, ta thấy phần lớn các sinh viên AJC sẽ có xu hướng tham gia
CLB có nhiều hoạt động sôi nổi (12 SV hoàn toàn đồng ý + 3 SV đồng ý) nhất 16
rồi đến CLB có kỹ năng chuyên môn phù hợp với các sinh viên (8 SV hoàn toàn
đồng ý + 7SV đồng ý) và CLB có sức ảnh hưởng lớn (7 SV đồng ý + 6 SV hoàn
toàn đồng ý). Ngược lại những CLB có nhiều thành viên đồng hương sẽ ít khả
năng thu hút được các sinh viên khác.
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận
4.1.1 Phát hiện của đề tài
Đề tài “Tìm hiểu về những yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng tham gia CLB của
sinh viên” đã phát hiện ra nhiều yếu tố quan trọng tác động đến quyết định tham
gia các câu lạc bộ của sinh viên. Trước hết, yếu tố cá nhân như sở thích, đam
mê và mục tiêu cá nhân cũng ảnh hưởng mạnh mẽ. Sinh viên thường tham gia
các CLB phù hợp với sở thích và mục tiêu nghề nghiệp của mình. Thứ hai, yếu
tố xã hội như sự ảnh hưởng của bạn bè, gia đình và cộng đồng cũng có tác
động lớn. Sự khuyến khích từ bạn bè và gia đình có thể thúc đẩy sinh viên tham
gia các CLB để mở rộng mạng lưới xã hội và phát triển kỹ năng mềm. Thứ ba,
yếu tố cơ hội và lợi ích mà các CLB có sức ảnh hưởng lớn mang lại, như cơ hội
thực tập, học bổng, và phát triển kỹ năng lãnh đạo, cũng là động lực quan trọng.
Cuối cùng, yếu tố môi trường học tập và văn hóa trường học đóng vai trò quan 17
trọng. Một môi trường học tập tích cực, khuyến khích sự tham gia và phát triển
cá nhân sẽ thúc đẩy sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa.
Những phát hiện này cho thấy rằng việc hiểu rõ và tạo điều kiện thuận lợi cho
các yếu tố này có thể giúp tăng cường sự tham gia của sinh viên vào các hoạt
động CLB, góp phần vào sự phát triển toàn diện của họ.
4.2 Vấn đề đã giải quyết được
- Đã chỉ rõ ra yếu tố nào là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến xu hướng
tham gia clb của sinh viên AJC: Yếu tố ảnh hưởng lớn nhất là sở thích cá nhân
Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy sở thích cá nhân yếu tố
quyết định hàng đầu trong việc sinh viên lựa chọn tham gia câu
lạc bộ. Hơn 50% sinh viên cho biết họ tham gia câu lạc bộ vì
phù hợp với sở thích bản thân Kiến nghị
Đối với sinh viên: Nên tự khám phá và xác định rõ sở thích
của bản thân để lựa chọn câu lạc bộ phù hợp. Khuyến khích sinh viên chia
sẻ sở thích với bạn bè để cùng nhau tham gia các hoạt động ngoại khóa.
Đối với nhà trường: Tổ chức các hoạt động khám phá bản
thân để giúp sinh viên hiểu rõ hơn về sở thích và năng khiếu của mình.
Tạo điều kiện cho các câu lạc bộ tổ chức các buổi giới thiệu để sinh viên
có thể tìm hiểu và lựa chọn.
- Nhận thấy được sự khác biệt đáng kể về xu hướng tham gia câu
lạc bộ giữa sinh viên năm nhất và năm cuối.
Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên năm nhất
có xu hướng tham gia câu lạc bộ nhiều hơn so với sinh viên
năm cuối. Điều này có thể giải thích bởi việc sinh viên năm
nhất có nhiều thời gian rảnh hơn và mong muốn khám phá môi trường đại học. Kiến nghị: 18
Đối với sinh viên năm cuối: Khuyến khích sinh viên năm cuối
tham gia các câu lạc bộ có liên quan đến lĩnh vực chuyên ngành hoặc mục
tiêu nghề nghiệp tương lai.
Đối với nhà trường: Tổ chức các chương trình kết nối giữa
sinh viên năm nhất và năm cuối để sinh viên năm cuối có thể chia sẻ kinh
nghiệm và tạo động lực cho sinh viên năm nhất. 4.3 Kết luận chung
Nghiên cứu này đã cung cấp cái nhìn tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định tham gia câu lạc bộ của sinh viên AJC. Các kết quả
nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng các chương trình
và hoạt động nhằm khuyến khích sinh viên tham gia các hoạt động ngoại
khóa, góp phần vào sự phát triển toàn diện của sinh viên. 19