Tìm hiểu về tác phẩm Cát bụi chân ai- không gian thời gian - Văn học Việt Nam trước 1945 | Đại học Sư Phạm Hà Nội

Tìm hiểu về tác phẩm Cát bụi chân ai- không gian thời gian - Văn họcgiúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực Việt Nam trước 1945 | Đại học Sư Phạm Hà Nội

2.2 Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật
2.2.1 Khái niệm
GS Hà Minh Đức quan niệm rằng: “không gian nghệ thuật là hình
thức tồn tại của hình tượng nghệ thuật”. Tức là để khắc họa hình tượng
nhân vật, bao giờ người nghệ sĩ cũng đặt nó vào một không gian nhất
định, nhờ vậy mà không gian nghệ thuật không chỉ là môi trường tồn tại
của hình tượng mà nó còn thâm nhập vào bản thân hình tượng và bộc lộ
tính tư tưởng của hình tượng.
Không gian nghệ thuật có ý nghĩa quan trọng trong việc tác giả miêu
tả cuộc sống, thể hiện và bộc lộ tư tưởng, tình cảm, tâm hồn con người.
Ví dụ: trong truyện “Vợ chồng A Phủ”, có sự đối lập và phân giới giữa
thế giới địa ngục Hồng Ngài và xứ sở giải phóng của Phìn Sa. Đó chính
là không gian cuộc sống u ám, ngột ngạt, đen tối của Mị, A Phủ, những
nguời dân miền núi Tây Bắc dưới hủ tục, chế độ hà khắc của tư bản.
Ngược với không gian u tối đó là một không gian Phìn Sa tươi sáng, đẹp
đẽ - không gian của tự do, hạnh phúc. Thông qua việc tái hiện không gian
sống đó, tác giả cũng thể hiện được tình cảm cũng như tâm hồn con
người.
Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể nghiệm được
trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ
nhanh hay chậm, với chiều thời gian và hiện tại, quá khứ hay tương lai.
Ví dụ: khi đọc truyện Dưới bóng hoàng lan, ta sẽ cảm nhận mình đang
quay về quá khứ. Nhà văn đã sử dụng thời gian hồi tưởng để miêu tả cuộc
đời nhân vật Thanh, dù đã trưởng thành nhưng khi trở về thăm bà, chàng
lại thấy mình như bé lại, tất cả từ kỉ niệm, sự yêu thương, che chở của bà
đến ngôi nhà và khu vườn vẫn vẹn nguyên như ngày xưa, Thạch Lam đã
làm cho người đọc được sống trọn vẹn trong quá khứ
2.2.2 Không gian nghệ thuật trong hồi kí của Tô Hoài
2.2.2.1 Không gian hiện thực cụ thể gắn với những sự kiện đáng nhớ
Trong các tập hồi ký của mình, Tô Hoài “thường xuyên sử dụng
phép đồng hiện giữa quá khứ và hiện tại, giữa quá khứ gần và quá khứ xa
trong mạch kể chuyện”. Vì thế nên không gian nghệ thuật trong hồi ký
của Tô Hoài luôn có sự dịch chuyển theo dòng hồi ức, không gian nghệ
thuật ấy đều gắn liền với cuộc đời riêng của tác giả.
Xuất phát từ cái nhìn chân thực về các sự kiện lịch sử và cái nhìn về
cuộc sống sinh hoạt, không gian trong hồi ký “Cát bụi chân ai” được nhà
văn nhắc tới nhiều nhất là không gian “cái dốc ngã sáu Hàng Kèn”. Đó là
không gian hồi tưởng của tác giả và đồng thời cũng là không gian của
những sự kiện lịch sử: “Những năm trước 60, ở cái dốc ngã sáu Hàng
Kèn ban đêm thanh vắng lắm. Những cây sấu, cây sưa cũng chưa như
mấy năm sau phải một trận bom Mỹ đánh sập hai ngôi nhà và mấy gốc
cổ thụ”. Tuy đó chỉ là một dòng hồi tưởng ngắn gọn nhưng đủ thấy được
sự đối lập trong cùng một không gian giữa hai khoảng thời gian khác
nhau. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, đất nước lại đứng lên
chống đế quốc Mỹ, “Cái dốc ngã sáu Hàng Kèn” – nơi từng “thanh vắng”
nay phải chịu một trận bom Mỹ “đánh sập hai ngôi nhà và mấy gốc cổ
thụ”. Tô Hoài đã đưa người đọc trở về với không gian lịch sử, không gian
của cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ. Nhắc tới các sự kiện lịch sử của
đất nước, Tô Hoài muốn cho người đọc thấy được những giai đoạn gian
khổ của dân tộc, những năm tháng đất nước chìm trong chiến tranh, bom
đạn để từ đó biết trân trọng nền độc lập và sự bình yên ngày nay.
Bên cạnh không gian “cái dốc ngã sáu Hàng Kèn”, Tô Hoài còn
nhắc tới không gian cánh rừng Thượng Yên “trong một làng dân tộc Dao
đỏ giữa một cánh rừng rậm bờ sông Lô trên Bình Ca” [3.414] hiện lên với
những hình ảnh khắc nghiệt của một nơi căn cứ cách mạng “chưa bao giờ
cơ quan rúc vào một nơi hóc hiểm đến thế. Nguyễn Tuân ngại nơi này
nhất. Đến Thượng Yên, trong vùng rừng ẩm ướt Nguyễn Tuân mới thực
sự bị những con sốt rét hành hạ”.
Tái hiện lại những ngày tháng khói lửa, Tô Hoài không chỉ miêu tả
không gian rừng Thượng Yên mà nhà văn còn đưa người đọc đến một
không gian đặc biệt: nơi người dân mua bán thực phẩm trong thời chiến
tranh. “Các cửa hàng, phiếu thịt chỉ bán mỡ - mà họa hoằn mới có. Người
đổ ra đường, suốt ngày nháo nhác sắp hàng, xếp hàng mua từ mớ rau đay.
Bom đánh trên đầu, dưới đất thì kéo hàng dài người mua bán thế này, biết
sẽ ra sao”. Tô Hoài không miêu tả tiếp nhưng chúng ta cũng có thể hình
dung được sự khốc liệt của hoàn cảnh đó.
Tất cả những sự kiện lịch sử xã hội đó được nhà văn chắt lọc và đặt
trong một không gian rất rộng mở. Các sự kiện tuy không được sắp xếp
theo thứ tự thời gian mà theo dòng hồi tưởng nhưng nó vẫn góp phần
quan trọng trong việc phản ánh hiện thực cuộc sống ở một thời kỳ đầy
biến động.
2.2.2.2 Không gian hiện thực cụ thể gắn với sự kiện đời tư
Trong hồi ký của Tô Hoài, không gian gia đình, cá nhân cũng ảnh
hưởng tới cuộc sống và tâm lý của nhân vật.
Kháng chiến nổ ra, gia đình các văn nghệ sĩ phải tản cư tới những nơi
an toàn “Kháng chiến, Nguyên Hồng và Kim Lân đưa gia đình tản cư lên
ấp Cầu Đen trên Nhã Nam. Các họa sĩ Trần Văn Cẩn, Tạ Thúc Bình, cả
nhà bác Ngô Tất Tố cũng lên quây quần trên cái đồi thấp bấy giờ còn
hoang vắng. Những vùng Xuân Áng (Phú Thọ) hay Quần Tín (Thanh
Hóa) cũng tụ hội lại những làng văn nghệ sĩ kháng chiến. Nghe kể họa sĩ
Trần Văn Cẩn được xã cấp cả ruộng, anh đi cày rất thạo”.
Sau khi hòa bình, Nguyên Hồng giống với các nhà văn khác cùng chuyển
về Hà Nội. Và sau đó, biến cố xảy ra, Hà Nội không níu giữ được
Nguyên Hồng, ông quay trở về Nhã Nam – nơi mình đã từng ra đi “thế là
bỏ hết , lại lên Nhã Nam, ấp Cầu Đen, ấp Đồi Chày, lại ở đồi như những
năm tản cư”. Chính sự kiện lịch sử ấy đã tác động đến sự kiện gia đình,
đến tâm lý và hành động của nhân vật.
Bên cạnh Nguyên Hồng, bằng dòng hồi tưởng của mình, Tô Hoài đã
xây dựng lên một hình ảnh chàng thanh niên Nguyễn Tuân “chán ghét
cuộc sống ngột ngạt, bế tắc của người dân ở một nước thuộc địa, Nguyễn
Tuân luôn mơ tưởng đến những phương trời xa”. Chính vì thế mà ông tìm
mọi cách để ra nước ngoài nhưng ông lại bị bắt ở Thái Lan và đưa về
giam tại nhà lao Thanh Hóa năm 1930. Tô Hoài đã lựa chọn sự kiện đặc
biệt này để bộc lộ cá tính của nhà văn Nguyễn Tuân. Cá tính ấy tạo nên
cái “tôi” mang màu sắc riêng từ cái tôi của chủ nghĩa “xê dịch”. Khi trở
về quê hương, Nguyễn Tuân rơi vào vòng luẩn quẩn, chán chường, điều
đó được thể hiện qua các sáng tác của ông trước cách mạng tháng Tám:
buồn bã.
Như vậy, trong hồi ký của Tô Hoài, không gian sự kiện mang ý nghĩa
đặc biệt, nó giúp người đọc thấy được nhân vật trên mọi phương diện, đặc
biệt là phương diện đời thường. Những biểu hiện trong mỗi sự kiện của
nhân vật chủ yếu làm nổi bật tính cách, hành động, tư tưởng của nhân vật
đó.
2.2.2.3 Không gian sinh hoạt đời thường
Từ đặc điểm của hồi ký và từ cái nhìn nhân bản nghiêng về cuộc
sống sinh hoạt đời thường của Tô Hoài, trong tập hồi ký “Cát bụi chân ai”
không gian sinh hoạt được thể hiện rất đậm nét và đã trở thành một
yếu tố nghệ thuật không thể thiếu tạo nên phong cách nghệ thuật của tác
giả.
Không gian sinh hoạt ấy là nơi để nhân vật thực hiện các hoạt động
sống: phòng ở, phòng làm việc, quán xá, đường phố, làng quê,… Ở đó,
nhân vật bộc lộ mình một cách tự nhiên nhất.
Không gian gia đình – căn phòng của nhà văn Nguyên Hồng được Tô
Hoài nhắc tới nhiều lần “Về Hà Nội, Nguyên Hồng và vợ con thuê cái
gác hai một nhà ở phố Miri Ben cũ bên cạnh viện Mắt gần chợ Hôm. Nhớ
những lần Nguyên Hồng rủ đến chơi nhà thường vào buổi chiều thứ bảy.
Dựng xe đạp cái sân chung nhớp nháp nhà dưới rồi lên gác. Nhà một
buồng lủng củng ba lô, tay nải. Chẳng khác trước kia ở dưới bãi Nghĩa
Dũng. Chỉ thêm trẻ con chạy ra chạy vào lít nhít rối cả mắt…”. Từ một
nơi bãi đất rộng “bãi Nghĩa Dũng” về một nơi phải ở nhà thuê “nhà một
buồng”. Hai không gian đối lập, giữa cảnh rộng rãi, thoáng đãng với cảnh
nhỏ hẹp, khép kín càng bộc lộ cuộc sống khó khăn, thiếu thốn của gia
đình Nguyên Hồng. Không gian ấy đã phần nào thể hiện được phong
cách sinh hoạt của nhà văn: ấm cúng, gần gũi, thân tình cho dù hoàn cảnh
còn khó khăn, túng thiếu.
Ngoài không gian sinh hoạt của nhà văn Nguyên Hồng, trong tập hồi
ký của Tô Hoài còn tạo dựng rất nhiều không gian sinh hoạt gắn với các
văn nghệ sĩ khác. Trong đó không thể bỏ qua không gian sinh hoạt của
Nguyễn Tuân “Chuyến tàu hỏa từ Phnompenh ra đến Poipet vừa chập
tối….Cuối hàng ghế có hai người trẻ tuổi….Hai người mặt non choẹt,
chưa chắc đã được hai mươi tuổi”. Đó chính là không gian sinh hoạt đặc
biệt của Nguyễn Tuân trong chuyến đi thực hiện lý tưởng của mình – lý
tưởng tự do. Sau khi bị bắt và bị giam, không gian nhà tù đã đóng lại ước
mơ, hoài bão trên con đường chinh phục phương trời xa của Nguyễn
Tuân.
Tóm lại, không gian sinh hoạt trong hồi ký của Tô Hoài là một không
gian đặc biệt, nó đã góp phần làm nên phong cách nghệ thuật của nhà
văn. Từ cái nhìn chân thật mang đậm dấu ấn lịch sử hay cái nhìn nhân
bản nghiêng về cuộc sống sinh hoạt, Tô Hoài đã tạo nên một không gian
mang sắc thái riêng trong hồi ký của mình.
2.2.3 Thời gian nghệ thuật
2.2.3.1 Thời gian lịch sử mở rộng đa chiều
Trong hồi ký “Cát bụi chân ai”, những sự kiện lịch sử được Tô Hoài
phác họa thoáng qua nhưng cũng đủ để chúng ta nhận diện được một cách
tổng quát về tình hình xã hội lúc bấy giờ. Thời gian trong hồi ký của ông
được tổ chức theo dòng hồi ức nên khi viết về thời gian thì không có
ngày, giờ, tháng, năm chính xác. Nhà văn chỉ ước đoàn bằng những
khoảng ước định như: năm ấy, những năm ấy, khoảng những năm, hồi ấy,
…nhưng chúng ta vẫn có thể biết được các sự kiện theo dòng lịch sử của
dân tộc.
Tô Hoài không trần thuật lại lịch sử mà ghi lại câu chuyện đời
thường, những câu chuyện đó có sự liên kết chặt chẽ với lịch sử “Thế nào
mà ở đây Nguyễn Tuân lại nhớ tới Két chiến dịch sông Thao mùa hạ
1949. Chập tối, bộ đội qua sông xuống đò bến đền Đông Cuông gần Mậu
A. Chúng tôi hành quân suốt đêm vào hậu dịch để kịp chiều hôm sau
đánh đồn Đại Bục. Tình cờ, gặp lại Két ở Mậu A, Nguyễn Tuân quen Két,
Trung đoàn Thủ đô. Chiến dịch ấy, trung đội trưởng Két đã hy sinh, nằm
lại bờ bên kia sông Thao” [3.391]. Rõ ràng Tô Hoài không ghi lại diễn
biến của chiến dịch này nhưng qua hồi tưởng cuộc gặp gỡ tình cờ với Két
và sự hy sinh của anh, người đọc cũng hình dung được cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp cam go, ác liệt như thế nào.
Những năm tháng chiến tranh, nhiều gia đình ở Hà Nội phải đi di tản
đến những vùng khác, sự kiện lịch sử này mãi mãi in đậm trong trí nhớ
mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là các nhà văn. Các nhà văn như
Nguyên Hồng, Kim Lân,.. cùng gia đình theo dòng tản cư về mọi miền
quê hòa vào không khí chung của cách mạng. Theo dòng hoài niệm, Tô
Hoài còn nhớ tới năm thành lập Hội Nhà văn “Giữa năm 1957, Hội Nhà
văn được thành lập. Nguyên Hồng phụ trách tuần báo Văn của Hội”
[3.423]. Đó là một sự kiện quan trọng của đất nước và của nền văn học
Việt Nam. Họ viết trong kháng chiến, làm báo, xuất bản phục vụ cho
chiến khu. Cuộc sống vô cùng vất vả “Chín năm ở rừng, không có lương,
quần áo phát theo mùa, xà phòng tắm và giặt cũng lĩnh ở kho từng miếng.
Cơ quan sắm dao kéo, tông đơ mọi người húi đầu cho nhau” [3.423]
nhưng quãng thời gian ấy cũng là quãng thời gian ý nghĩa nhất đối với
mỗi nhà văn.
Thời gian trong hồi ký của Tô Hoài đã trở thành phương tiện để nhà văn
đem đến cho độc giả những hình dung thật cụ thể về cuộc sống, về những
gì đã diễn ra trong quá khứ của dân tộc, để từ đó mỗi chúng ta càng thêm
hiểu, tự hào về đất nước mình.
2.2.3.2 Thời gian đời tư đồng hiện chồng chéo
Các sự kiện liên quan tới mỗi nhà văn đều được Tô Hoài ghi lại chi tiết,
cụ thể trong “Cát bụi chân ai” nhưng lại không được tổ chức theo trật tự
thời gian tuyến tính. Nhà văn xuất hiện nhiều nhất trong cuốn hồi ký này
là Nguyễn Tuân – người bạn vong niên của Tô Hoài. Hình ảnh Nguyễn
Tuân xuất hiện với mốc thời gian “Năm ấy, Nguyễn Tuân cũng chỉ
khoảng trên ba mươi đôi chút” [3.383]. Các sự kiện tiếp theo trong cuộc
đời nhà văn được ghi lại theo hồi ức của tác giả:
- “Năm 1937, Nguyễn Tuân ra Hương Cảng làm tài tử màn bạc” [3.391].
- “Mùa hạ năm 1949, Nguyễn Tuân và tôi theo tiểu đoàn 54 Trung đoàn
Thủ đô tiến vào mở chiến dịch tiêu diệt một chuỗi cứ điểm hành lang bờ
sông Thao án ngữ Tây Bắc, các đồn Đại Bục, Đại Phác, Khe Pịa, Ngòi
Mác, Mã Yên Sơn lên đến đồn tiểu khu Phố Ràng” [3.394].
- “Năm 1961, Nguyễn Tuân lên Hà Giang dự khánh thành đường Bắc
Quang – Hoàng Su Phì” [3.395].
Như vậy, gắn với từng mốc thời gian cụ thể trong cuộc đời, Nguyễn Tuân
được Tô Hoài đan xen cùng những câu chuyện đời thường của ông. Tuy
không miêu tả đầy đủ nhưng con người và tính cách của Nguyễn Tuân
vẫn hiện lên rõ rệt. Vẫn là một Nguyễn Tuân khắc khoải cho sự đi và viết.
Những năm trước cách mạng, Nguyễn Tuân đi làm tài tử ở Hương Cảng
rồi đến những năm tham gia kháng chiến trong Trung đoàn Thủ đô, năm
đi Hà Giang dự khánh thành đường Bắc Quang, Nguyễn Tuân vẫn thể
hiện rõ cá tính của mình. Từ thời gian gần, Tô Hoài bất ngờ ngược thời
gian quay về quá khứ xa “Nguyễn Tuân được sinh ra và nhớn nhao lên ở
Hàng Bạc” [3.455]. Rồi mùa thu năm 1930, trên chuyến tàu hỏa từ
Phnompenh ra đến Poipet, Nguyễn Tuân lúc đó còn rất trẻ “Mặt non
choẹt, chưa chắc đã được hai mươi tuổi” [25.501]. Tiếp đến sự kiện
Nguyễn Tuân bị bắt và giam ở Thái Lan. Một sự kiện vô cùng quan trọng
trong cuộc đời Nguyễn Tuân đó là khi được kết nạp vào Đảng “Nguyễn
Tuân được kết nạp vào Đảng ngày 18 tháng Tư năm 1950” [3.537]. Kỷ
niệm cuối cùng về Nguyễn Tuân là một sự kiện buồn “Buổi sáng có
người đến bảo Đào Vũ và tôi:
- Đêm qua, nghe đài báo ông Nguyễn Tuân mất rồi.”
Sự đảo ngược trật tự thời gian để kể lại các sự kiện cuộc đời của Nguyễn
Tuân đã để lại ấn tượng sâu sắc với người đọc. Từng mốc thời gian gắn
với mỗi chặng đường đời càng giúp người đọc có hình dung đầy đủ hơn
về nhân vật. Với nhà văn, mỗi sự kiện trong cuộc đời đều mang ý nghĩa
to lớn.
Cùng với Nguyễn Tuân, Tô Hoài còn có rất nhiều kỷ niệm với
Nguyên Hồng. Tuy không xuất hiện nhiều với tần số dày đặc như Nguyễn
Tuân nhưng chuyện về ông được Tô Hoài miêu tả đều để lại ấn tượng
khó quên. Trước hết là kỷ niệm về một truyện ngắn được in ở tuần báo
Văn của Hội nhà văn mà chính Nguyên Hồng phụ trách. Nhưng truyện
ngắn này đã bị “Những lời đao búa truy dồn. Thế là Nguyên Hồng khùng
lên, khóc òa” [3.452]. Sự kiện đó khiến Nguyên Hồng mỗi lần họp tổ hay
lên hội trường đều phải phân trần, có lúc xúc động đến nỗi “vừa mếu máo
vừa nói tiếp, nước mắt ròng ròng” [3.458]. Tô Hoài nhớ tới sự kiện này là
bởi chính nó đã tác động mạnh mẽ tới việc Nguyên Hồng dứt khoát trở về
Nhã Nam và từ đó chúng ta càng hiểu rõ hơn tính tình, tâm tư của nhà
văn.
Trong những năm ở Yên Dã, Tô Hoài không thể quên kỉ niệm với các
nhà văn, đặc biệt là “mối tình” với nhà văn Xuân Diệu “Tôi quen Xuân
Diệu trước 1945.” [3.540]. Ký ức ngày xưa ùa về trong trí nhớ “Nhớ
những tình yêu con trai với nhau, ở trong làng và ở lớp, khi mới lớn”
[3.541], rồi mạch hồi tưởng lại trở về những ngày ở Yên Dã. Có thể thấy
Tô Hoài rất hiểu Xuân Diệu “Xuân Diệu nhiều nữ tính thường cẩn thận,
từ chi tiêu đến sáng tác” ; “đặt kế hoạch hẳn hoi” ; “mỗi bữa ăn, Xuân
Diệu săn sóc thực đơn lấy” ; “mỗi bài viết đều có mục đích hai việc một
lúc. Bài nói ở đài hoặc đăng báo rồi để in sách. Nếu không sẽ không viết”
; “hay bảo ban, nhiều khi từ những việc nho nhỏ” ; “Xuân Diệu chê tôi
viết lung tung, khuyên tôi không nên phí chữ”. Những hồi ức về Xuân
Diệu cứ hiện lên trên trang hồi ký của Tô Hoài thật thân tình và gần gũi.
Như vậy, trong cuốn hồi ký “Cát bụi chân ai” của Tô Hoài, các sự
kiện không hiện diện theo trình tự mà có sự đồng hiện chồng chéo để các
sự kiện về xã hội lịch sử, về đời tư của mỗi nhà văn được hiện lên đầy đủ.
Từ đó, người đọc có sự hình dung rõ nét về cuộc sống, con người của mỗi
nhân vật trong những thời điểm lịch sử khác nhau và trong tính cách của
họ.
2.3 Ngôn ngữ trần thuật (Trinh)
2.3.1 Ngôn ngữ mang đậm chất địa phương, tự nhiên
Nhờ có ngôn ngữ mà thế giới nhân vật hiện ra sống động trước
mắt người đọc, qua đó độc giả hiểu được nội dung tư tưởng, chủ đề tác
phẩm. Sự tìm tòi, sáng tạo về ngôn từ đã trở thành một thói quen nghề
nghiệp của Tô Hoài, tạo ra một phong cách ngôn ngữ riêng. Nguyễn
Đăng Điệp đã chỉ ra đặc trưng cơ bản ngôn ngữ của Tô Hoài “Tô Hoài rất
ít khi sử dụng thứ ngôn ngữ óng ả, sặc mùi sách vở. Chữ nghĩa của ông
cất lên từ đời sống. Nhưng đó là thứ ngôn ngữ đã được chắt lọc, “thôi
xao” kĩ lưỡng. Các chi tiết nghệ thuật trong văn Tô Hoài thường là kết
quả của một quá trình quan sát tinh và sắc. Muốn thế chữ nghĩa phải giàu
khả năng tạo hình và có khả năng biểu đạt các tình huống, các sự kiện
một cách chính xác nhất”. Ngôn ngữ trong mỗi tác phẩm Tô Hoài được
cất lên từ đời sống hằng ngày của quần chúng nhân dân. Do luôn được
tiếp xúc với nhân dân lao động nên Tô Hoài đã khai thác rất nhiều từ ngữ
trong đời sống hằng ngày của người dân. Ông đã thừa nhận rằng: “Ảnh
hưởng đầu tiên đến với tôi, không nói về tư tưởng, lập trường chính trị
chính là làng Nghĩa Đô của tôi. Người ta nói thế nào thì tôi cứ thế xào
xáo thành văn. Các tiếng nói ở trong nhà, trong xóm, ở trong làng của bà
con, bạn bè lúc bé, lúc bắt đầu lớn lên nó ăn sâu vào óc mình. Tất cả các
thứ ngôn ngữ mà tôi quen nghe, quen dùng, tạo thành cho tôi một cái gốc
trong tất cả các tác phẩm đầu tiên của tôi…”. Đọc những tác phẩm của Tô
Hoài, chúng ta thấy “các tiếng nói ở trong nhà, trong xóm” đã ảnh hưởng
lớn đối với ông và và được ông sử dụng thành công.
Đậm đặc nhất trong ngôn ngữ văn chương của Tô Hoài là sử dụng
những từ ngữ mang đậm tính khẩu ngữ và địa phương. Ở hồi ký Cát bụi
chân ai, nhà văn cũng sử dụng một loạt ngôn ngữ địa phương: dận giày,
xế lô, nghiến ngả, ràn rụa…Tô Hoài sử dụng ngôn ngữ dân dã khi định
danh các nhà văn: Nguyễn Tuân xuất hiện qua tên gọi “tay ăn chơi sành
điệu, cây sáng kiến”; Xuân Diệu được mệnh danh là “con ma ăn”;
Nguyên Hồng là “bác gà trống cựa”; Vũ Trọng Can “đôi mắt chó giấy”,
Tô Hoài cũng tự nhận mình là kẻ“gặp chàng hay chớ”, các bà nhà bếp lúc
sơ tán: “ngồi dãi thẻ”. Ngôn ngữ được sử dụng trong tác phẩm của ông
rất phù hợp với trình độ của đông đảo quần chúng lúc đó khiến người đọc
dễ hiểu, dễ tiếp thu. Từ những câu nói hàng ngày, Tô Hoài đã tổng hợp,
khái quát để ngôn ngữ quần chúng được nâng cao, được nghệ thuật hóa
phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
2.3.2 Sử dụng thành ngữ, quán ngữ
Cùng với những từ ngữ địa phương, thành ngữ, quán ngữ trở thành một
trong những phương tiện thể hiện cuộc sống sinh hoạt muôn màu muôn
vẻ trong sáng tác của Tô Hoài. Những thành ngữ, quán ngữ được nhà văn,
nhân vật sử dụng nguyên vẹn để diễn tả điều mình muốn nói, chẳng hạn
nói về tính mê gái của Nguyễn Bính, nhà văn dùng thành ngữ “quạ vào
chuồng lợn, ếch vồ hoa”, Phan Khôi thì “lời lẽ ngang như cua”, anh chủ
hàng phở Khải là kẻ “thân làm tội đời”, nhà triết học Trần Đức Thảo chỉ
tháng ngày quanh quẩn “cơm niêu nước lọ”...Ngoài ra còn vô số các
thành ngữ khác như “khỉ ho cò gáy”, “lo bò trắng răng”, “năm cùng tháng
tận”, “nước đến chân mới nhảy”, “thân làm tội đời”...được đưa vào lời
dẫn truyện hoặc là lời của các nhân vật.
Cách so sánh của Tô Hoài cũng thật lạ. Khi đi thực tế, đào hố ủ phân, cái
công trình ròng rã bao nhiêu ngày trời của nhà văn và Phùng Quán, được
tả thế này: “Cái hố của chúng tôi đã cao lùm lùm, lổn nhổn nhoét bùn,
đắp ôm lá lên, xanh rã rợi như cái mả mới”. Lối miêu tả vừa cụ thể, vừa
sinh động, cách đối chiếu dân dã ấy đã gây được ấn tượng mạnh với
người đọc. Hình ảnh thị trấn Hải Dương sau những năm tiêu thổ kháng
chiến cũng được nhà văn khắc họa ấn tượng: “Được vá nham nhở các bức
tường và cửa hàng mặt tiền quét vôi, ốp mấy hàng gạch hoa duyên dáng
như cô gái trong làng diện áo phin trắng mà lại đi chân đất”. Cái cọc cạch
“lốm đốm dấu vết thời sự và thời gian” cũng tạo nên một nét rất riêng của
mảnh đất ấy. Mượn cách suy nghĩ bằng hình ảnh cụ thể của người nông
dân, Tô Hoài có những nhận xét, những khám phá vừa mới, vừa lạ nhưng
cũng lại rất nhà quê.
Nhìn chung từ ngữ trong tác phẩm Tô Hoài dung dị, tự nhiên như hơi thở
cuộc sống. Sử dụng nhiều từ ngữ nghề nghiệp khá đa dạng và phong phú,
lượng từ ngữ thông tục xuất hiện xuất hiện với tỉ lệ cao, thành ngữ quán
ngữ trở thành phương tiện để nhà văn thể hiện cuộc sống đa khía cạnh,
ngôn ngữ đối thoại mang đậm chất khẩu ngữ sinh hoạt. Đây là một đặc
điểm rất riêng và đặc sắc, nó thể hiện đúng cảm quan trong sáng tác văn
chương và khẳng định tài năng quan sát, phản ánh hiện thực của Tô Hoài.
| 1/10

Preview text:

2.2 Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật 2.2.1 Khái niệm
GS Hà Minh Đức quan niệm rằng: “không gian nghệ thuật là hình
thức tồn tại của hình tượng nghệ thuật”. Tức là để khắc họa hình tượng
nhân vật, bao giờ người nghệ sĩ cũng đặt nó vào một không gian nhất
định, nhờ vậy mà không gian nghệ thuật không chỉ là môi trường tồn tại
của hình tượng mà nó còn thâm nhập vào bản thân hình tượng và bộc lộ
tính tư tưởng của hình tượng.
Không gian nghệ thuật có ý nghĩa quan trọng trong việc tác giả miêu
tả cuộc sống, thể hiện và bộc lộ tư tưởng, tình cảm, tâm hồn con người.
Ví dụ: trong truyện “Vợ chồng A Phủ”, có sự đối lập và phân giới giữa
thế giới địa ngục Hồng Ngài và xứ sở giải phóng của Phìn Sa. Đó chính
là không gian cuộc sống u ám, ngột ngạt, đen tối của Mị, A Phủ, những
nguời dân miền núi Tây Bắc dưới hủ tục, chế độ hà khắc của tư bản.
Ngược với không gian u tối đó là một không gian Phìn Sa tươi sáng, đẹp
đẽ - không gian của tự do, hạnh phúc. Thông qua việc tái hiện không gian
sống đó, tác giả cũng thể hiện được tình cảm cũng như tâm hồn con người.
Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể nghiệm được
trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ
nhanh hay chậm, với chiều thời gian và hiện tại, quá khứ hay tương lai.
Ví dụ: khi đọc truyện Dưới bóng hoàng lan, ta sẽ cảm nhận mình đang
quay về quá khứ. Nhà văn đã sử dụng thời gian hồi tưởng để miêu tả cuộc
đời nhân vật Thanh, dù đã trưởng thành nhưng khi trở về thăm bà, chàng
lại thấy mình như bé lại, tất cả từ kỉ niệm, sự yêu thương, che chở của bà
đến ngôi nhà và khu vườn vẫn vẹn nguyên như ngày xưa, Thạch Lam đã
làm cho người đọc được sống trọn vẹn trong quá khứ
2.2.2 Không gian nghệ thuật trong hồi kí của Tô Hoài
2.2.2.1 Không gian hiện thực cụ thể gắn với những sự kiện đáng nhớ
Trong các tập hồi ký của mình, Tô Hoài “thường xuyên sử dụng
phép đồng hiện giữa quá khứ và hiện tại, giữa quá khứ gần và quá khứ xa
trong mạch kể chuyện”. Vì thế nên không gian nghệ thuật trong hồi ký
của Tô Hoài luôn có sự dịch chuyển theo dòng hồi ức, không gian nghệ
thuật ấy đều gắn liền với cuộc đời riêng của tác giả.
Xuất phát từ cái nhìn chân thực về các sự kiện lịch sử và cái nhìn về
cuộc sống sinh hoạt, không gian trong hồi ký “Cát bụi chân ai” được nhà
văn nhắc tới nhiều nhất là không gian “cái dốc ngã sáu Hàng Kèn”. Đó là
không gian hồi tưởng của tác giả và đồng thời cũng là không gian của
những sự kiện lịch sử: “Những năm trước 60, ở cái dốc ngã sáu Hàng
Kèn ban đêm thanh vắng lắm. Những cây sấu, cây sưa cũng chưa như
mấy năm sau phải một trận bom Mỹ đánh sập hai ngôi nhà và mấy gốc
cổ thụ”
. Tuy đó chỉ là một dòng hồi tưởng ngắn gọn nhưng đủ thấy được
sự đối lập trong cùng một không gian giữa hai khoảng thời gian khác
nhau. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, đất nước lại đứng lên
chống đế quốc Mỹ, “Cái dốc ngã sáu Hàng Kèn” – nơi từng “thanh vắng”
nay phải chịu một trận bom Mỹ “đánh sập hai ngôi nhà và mấy gốc cổ
thụ”. Tô Hoài đã đưa người đọc trở về với không gian lịch sử, không gian
của cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ. Nhắc tới các sự kiện lịch sử của
đất nước, Tô Hoài muốn cho người đọc thấy được những giai đoạn gian
khổ của dân tộc, những năm tháng đất nước chìm trong chiến tranh, bom
đạn để từ đó biết trân trọng nền độc lập và sự bình yên ngày nay.
Bên cạnh không gian “cái dốc ngã sáu Hàng Kèn”, Tô Hoài còn
nhắc tới không gian cánh rừng Thượng Yên “trong một làng dân tộc Dao
đỏ giữa một cánh rừng rậm bờ sông Lô trên Bình Ca” [3.414] hiện lên với
những hình ảnh khắc nghiệt của một nơi căn cứ cách mạng “chưa bao giờ
cơ quan rúc vào một nơi hóc hiểm đến thế. Nguyễn Tuân ngại nơi này
nhất. Đến Thượng Yên, trong vùng rừng ẩm ướt Nguyễn Tuân mới thực
sự bị những con sốt rét hành hạ”.
Tái hiện lại những ngày tháng khói lửa, Tô Hoài không chỉ miêu tả
không gian rừng Thượng Yên mà nhà văn còn đưa người đọc đến một
không gian đặc biệt: nơi người dân mua bán thực phẩm trong thời chiến
tranh. “Các cửa hàng, phiếu thịt chỉ bán mỡ - mà họa hoằn mới có. Người
đổ ra đường, suốt ngày nháo nhác sắp hàng, xếp hàng mua từ mớ rau đay.
Bom đánh trên đầu, dưới đất thì kéo hàng dài người mua bán thế này, biết
sẽ ra sao”. Tô Hoài không miêu tả tiếp nhưng chúng ta cũng có thể hình
dung được sự khốc liệt của hoàn cảnh đó.
Tất cả những sự kiện lịch sử xã hội đó được nhà văn chắt l ọc và đặt
trong một không gian rất rộng mở. Các sự kiện tuy không được sắp xếp
theo thứ tự thời gian mà theo dòng hồi tưởng nhưng nó vẫn góp phần
quan trọng trong việc phản ánh hiện thực cuộc sống ở một thời kỳ đầy biến động.
2.2.2.2 Không gian hiện thực cụ thể gắn với sự kiện đời tư
Trong hồi ký của Tô Hoài, không gian gia đình, cá nhân cũng ảnh
hưởng tới cuộc sống và tâm lý của nhân vật.
Kháng chiến nổ ra, gia đình các văn nghệ sĩ phải tản cư tới những nơi
an toàn “Kháng chiến, Nguyên Hồng và Kim Lân đưa gia đình tản cư lên
ấp Cầu Đen trên Nhã Nam. Các họa sĩ Trần Văn Cẩn, Tạ Thúc Bình, cả
nhà bác Ngô Tất Tố cũng lên quây quần trên cái đồi thấp bấy giờ còn
hoang vắng. Những vùng Xuân Áng (Phú Thọ) hay Quần Tín (Thanh
Hóa) cũng tụ hội lại những làng văn nghệ sĩ kháng chiến. Nghe kể họa sĩ
Trần Văn Cẩn được xã cấp cả ruộng, anh đi cày rất thạo”.
Sau khi hòa bình, Nguyên Hồng giống với các nhà văn khác cùng chuyển
về Hà Nội. Và sau đó, biến cố xảy ra, Hà Nội không níu giữ được
Nguyên Hồng, ông quay trở về Nhã Nam – nơi mình đã từng ra đi “thế là
bỏ hết , lại lên Nhã Nam, ấp Cầu Đen, ấp Đồi Chày, lại ở đồi như những
năm tản cư”. Chính sự kiện lịch sử ấy đã tác động đến sự kiện gia đình,
đến tâm lý và hành động của nhân vật.
Bên cạnh Nguyên Hồng, bằng dòng hồi tưởng của mình, Tô Hoài đã
xây dựng lên một hình ảnh chàng thanh niên Nguyễn Tuân “chán ghét
cuộc sống ngột ngạt, bế tắc của người dân ở một nước thuộc địa, Nguyễn
Tuân luôn mơ tưởng đến những phương trời xa”. Chính vì thế mà ông tìm
mọi cách để ra nước ngoài nhưng ông lại bị bắt ở Thái Lan và đưa về
giam tại nhà lao Thanh Hóa năm 1930. Tô Hoài đã lựa chọn sự kiện đặc
biệt này để bộc lộ cá tính của nhà văn Nguyễn Tuân. Cá tính ấy tạo nên
cái “tôi” mang màu sắc riêng từ cái tôi của chủ nghĩa “xê dịch”. Khi trở
về quê hương, Nguyễn Tuân rơi vào vòng luẩn quẩn, chán chường, điều
đó được thể hiện qua các sáng tác của ông trước cách mạng tháng Tám: buồn bã.
Như vậy, trong hồi ký của Tô Hoài, không gian sự kiện mang ý nghĩa
đặc biệt, nó giúp người đọc thấy được nhân vật trên mọi phương diện, đặc
biệt là phương diện đời thường. Những biểu hiện trong mỗi sự kiện của
nhân vật chủ yếu làm nổi bật tính cách, hành động, tư tưởng của nhân vật đó.
2.2.2.3 Không gian sinh hoạt đời thường
Từ đặc điểm của hồi ký và từ cái nhìn nhân bản nghiêng về cuộc
sống sinh hoạt đời thường của Tô Hoài, trong tập hồi ký “Cát bụi chân ai”
không gian sinh hoạt được thể hiện rất đậm nét và đã trở thành một
yếu tố
nghệ thuật không thể thiếu tạo nên phong cách nghệ thuật của tác giả.
Không gian sinh hoạt ấy là nơi để nhân vật thực hiện các hoạt động
sống: phòng ở, phòng làm việc, quán xá, đường phố, làng quê,… Ở đó,
nhân vật bộc lộ mình một cách tự nhiên nhất.
Không gian gia đình – căn phòng của nhà văn Nguyên Hồng được Tô
Hoài nhắc tới nhiều lần “Về Hà Nội, Nguyên Hồng và vợ con thuê cái
gác hai một nhà ở phố Miri Ben cũ bên cạnh viện Mắt gần chợ Hôm. Nhớ
những lần Nguyên Hồng rủ đến chơi nhà thường vào buổi chiều thứ bảy.
Dựng xe đạp cái sân chung nhớp nháp nhà dưới rồi lên gác. Nhà một
buồng lủng củng ba lô, tay nải. Chẳng khác trước kia ở dưới bãi Nghĩa
Dũng. Chỉ thêm trẻ con chạy ra chạy vào lít nhít rối cả mắt…”. Từ một
nơi bãi đất rộng “bãi Nghĩa Dũng” về một nơi phải ở nhà thuê “nhà một
buồng”. Hai không gian đối lập, giữa cảnh rộng rãi, thoáng đãng với cảnh
nhỏ hẹp, khép kín càng bộc lộ cuộc sống khó khăn, thiếu thốn của gia
đình Nguyên Hồng. Không gian ấy đã phần nào thể hiện được phong
cách sinh hoạt của nhà văn: ấm cúng, gần gũi, thân tình cho dù hoàn cảnh
còn khó khăn, túng thiếu.
Ngoài không gian sinh hoạt của nhà văn Nguyên Hồng, trong tập hồi
ký của Tô Hoài còn tạo dựng rất nhiều không gian sinh hoạt gắn với các
văn nghệ sĩ khác. Trong đó không thể bỏ qua không gian sinh hoạt của
Nguyễn Tuân “Chuyến tàu hỏa từ Phnompenh ra đến Poipet vừa chập
tối….Cuối hàng ghế có hai người trẻ tuổi….Hai người mặt non choẹt,
chưa chắc đã được hai mươi tuổi”. Đó chính là không gian sinh hoạt đặc
biệt của Nguyễn Tuân trong chuyến đi thực hiện lý tưởng của mình – lý
tưởng tự do. Sau khi bị bắt và bị giam, không gian nhà tù đã đóng lại ước
mơ, hoài bão trên con đường chinh phục phương trời xa của Nguyễn Tuân.
Tóm lại, không gian sinh hoạt trong hồi ký của Tô Hoài là một không
gian đặc biệt, nó đã góp phần làm nên phong cách nghệ thuật của nhà
văn. Từ cái nhìn chân thật mang đậm dấu ấn lịch sử hay cái nhìn nhân
bản nghiêng về cuộc sống sinh hoạt, Tô Hoài đã tạo nên một không gian
mang sắc thái riêng trong hồi ký của mình.
2.2.3 Thời gian nghệ thuật
2.2.3.1 Thời gian lịch sử mở rộng đa chiều
Trong hồi ký “Cát bụi chân ai”, những sự kiện lịch sử được Tô Hoài
phác họa thoáng qua nhưng cũng đủ để chúng ta nhận diện được một cách
tổng quát về tình hình xã hội lúc bấy giờ. Thời gian trong hồi ký của ông
được tổ chức theo dòng hồi ức nên khi viết về thời gian thì không có
ngày, giờ, tháng, năm chính xác. Nhà văn chỉ ước đoàn bằng những
khoảng ước định như: năm ấy, những năm ấy, khoảng những năm, hồi ấy,
…nhưng chúng ta vẫn có thể biết được các sự kiện theo dòng lịch sử của dân tộc.
Tô Hoài không trần thuật lại lịch sử mà ghi lại câu chuyện đời
thường, những câu chuyện đó có sự liên kết chặt chẽ với lịch sử “Thế nào
mà ở đây Nguyễn Tuân lại nhớ tới Két chiến dịch sông Thao mùa hạ
1949. Chập tối, bộ đội qua sông xuống đò bến đền Đông Cuông gần Mậu
A. Chúng tôi hành quân suốt đêm vào hậu dịch để kịp chiều hôm sau
đánh đồn Đại Bục. Tình cờ, gặp lại Két ở Mậu A, Nguyễn Tuân quen Két,
Trung đoàn Thủ đô. Chiến dịch ấy, trung đội trưởng Két đã hy sinh, nằm
lại bờ bên kia sông Thao” [3.391]. Rõ ràng Tô Hoài không ghi lại diễn
biến của chiến dịch này nhưng qua hồi tưởng cuộc gặp gỡ tình cờ với Két
và sự hy sinh của anh, người đọc cũng hình dung được cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp cam go, ác liệt như thế nào.
Những năm tháng chiến tranh, nhiều gia đình ở Hà Nội phải đi di tản
đến những vùng khác, sự kiện lịch sử này mãi mãi in đậm trong trí nhớ
mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là các nhà văn. Các nhà văn như
Nguyên Hồng, Kim Lân,.. cùng gia đình theo dòng tản cư về mọi miền
quê hòa vào không khí chung của cách mạng. Theo dòng hoài niệm, Tô
Hoài còn nhớ tới năm thành lập Hội Nhà văn “Giữa năm 1957, Hội Nhà
văn được thành lập. Nguyên Hồng phụ trách tuần báo Văn của Hội”
[3.423]. Đó là một sự kiện quan trọng của đất nước và của nền văn học
Việt Nam. Họ viết trong kháng chiến, làm báo, xuất bản phục vụ cho
chiến khu. Cuộc sống vô cùng vất vả “Chín năm ở rừng, không có lương,
quần áo phát theo mùa, xà phòng tắm và giặt cũng lĩnh ở kho từng miếng.
Cơ quan sắm dao kéo, tông đơ mọi người húi đầu cho nhau” [3.423]
nhưng quãng thời gian ấy cũng là quãng thời gian ý nghĩa nhất đối với mỗi nhà văn.
Thời gian trong hồi ký của Tô Hoài đã trở thành phương tiện để nhà văn
đem đến cho độc giả những hình dung thật cụ thể về cuộc sống, về những
gì đã diễn ra trong quá khứ của dân tộc, để từ đó mỗi chúng ta càng thêm
hiểu, tự hào về đất nước mình.
2.2.3.2 Thời gian đời tư đồng hiện chồng chéo
Các sự kiện liên quan tới mỗi nhà văn đều được Tô Hoài ghi lại chi tiết,
cụ thể trong “Cát bụi chân ai” nhưng lại không được tổ chức theo trật tự
thời gian tuyến tính. Nhà văn xuất hiện nhiều nhất trong cuốn hồi ký này
là Nguyễn Tuân – người bạn vong niên của Tô Hoài. Hình ảnh Nguyễn
Tuân xuất hiện với mốc thời gian “Năm ấy, Nguyễn Tuân cũng chỉ
khoảng trên ba mươi đôi chút” [3.383]. Các sự kiện tiếp theo trong cuộc
đời nhà văn được ghi lại theo hồi ức của tác giả:
- “Năm 1937, Nguyễn Tuân ra Hương Cảng làm tài tử màn bạc” [3.391].
- “Mùa hạ năm 1949, Nguyễn Tuân và tôi theo tiểu đoàn 54 Trung đoàn
Thủ đô tiến vào mở chiến dịch tiêu diệt một chuỗi cứ điểm hành lang bờ
sông Thao án ngữ Tây Bắc, các đồn Đại Bục, Đại Phác, Khe Pịa, Ngòi
Mác, Mã Yên Sơn lên đến đồn tiểu khu Phố Ràng” [3.394].
- “Năm 1961, Nguyễn Tuân lên Hà Giang dự khánh thành đường Bắc
Quang – Hoàng Su Phì” [3.395].
Như vậy, gắn với từng mốc thời gian cụ thể trong cuộc đời, Nguyễn Tuân
được Tô Hoài đan xen cùng những câu chuyện đời thường của ông. Tuy
không miêu tả đầy đủ nhưng con người và tính cách của Nguyễn Tuân
vẫn hiện lên rõ rệt. Vẫn là một Nguyễn Tuân khắc khoải cho sự đi và viết.
Những năm trước cách mạng, Nguyễn Tuân đi làm tài tử ở Hương Cảng
rồi đến những năm tham gia kháng chiến trong Trung đoàn Thủ đô, năm
đi Hà Giang dự khánh thành đường Bắc Quang, Nguyễn Tuân vẫn thể
hiện rõ cá tính của mình. Từ thời gian gần, Tô Hoài bất ngờ ngược thời
gian quay về quá khứ xa “Nguyễn Tuân được sinh ra và nhớn nhao lên ở
Hàng Bạc” [3.455]. Rồi mùa thu năm 1930, trên chuyến tàu hỏa từ
Phnompenh ra đến Poipet, Nguyễn Tuân lúc đó còn rất trẻ “Mặt non
choẹt, chưa chắc đã được hai mươi tuổi” [25.501]. Tiếp đến sự kiện
Nguyễn Tuân bị bắt và giam ở Thái Lan. Một sự kiện vô cùng quan trọng
trong cuộc đời Nguyễn Tuân đó là khi được kết nạp vào Đảng “Nguyễn
Tuân được kết nạp vào Đảng ngày 18 tháng Tư năm 1950” [3.537]. Kỷ
niệm cuối cùng về Nguyễn Tuân là một sự kiện buồn “Buổi sáng có
người đến bảo Đào Vũ và tôi:
- Đêm qua, nghe đài báo ông Nguyễn Tuân mất rồi.”
Sự đảo ngược trật tự thời gian để kể lại các sự kiện cuộc đời của Nguyễn
Tuân đã để lại ấn tượng sâu sắc với người đọc. Từng mốc thời gian gắn
với mỗi chặng đường đời càng giúp người đọc có hình dung đầy đủ hơn
về nhân vật. Với nhà văn, mỗi sự kiện trong cuộc đời đều mang ý nghĩa to lớn.
Cùng với Nguyễn Tuân, Tô Hoài còn có rất nhiều kỷ niệm với
Nguyên Hồng. Tuy không xuất hiện nhiều với tần số dày đặc như Nguyễn
Tuân nhưng chuyện về ông được Tô Hoài miêu tả đều để lại ấn tượng
khó quên. Trước hết là kỷ niệm về một truyện ngắn được in ở tuần báo
Văn của Hội nhà văn mà chính Nguyên Hồng phụ trách. Nhưng truyện
ngắn này đã bị “Những lời đao búa truy dồn. Thế là Nguyên Hồng khùng
lên, khóc òa” [3.452]. Sự kiện đó khiến Nguyên Hồng mỗi lần họp tổ hay
lên hội trường đều phải phân trần, có lúc xúc động đến nỗi “vừa mếu máo
vừa nói tiếp, nước mắt ròng ròng” [3.458]. Tô Hoài nhớ tới sự kiện này là
bởi chính nó đã tác động mạnh mẽ tới việc Nguyên Hồng dứt khoát trở về
Nhã Nam và từ đó chúng ta càng hiểu rõ hơn tính tình, tâm tư của nhà văn.
Trong những năm ở Yên Dã, Tô Hoài không thể quên kỉ niệm với các
nhà văn, đặc biệt là “mối tình” với nhà văn Xuân Diệu “Tôi quen Xuân
Diệu trước 1945.” [3.540]. Ký ức ngày xưa ùa về trong trí nhớ “Nhớ
những tình yêu con trai với nhau, ở trong làng và ở lớp, khi mới lớn”
[3.541], rồi mạch hồi tưởng lại trở về những ngày ở Yên Dã. Có thể thấy
Tô Hoài rất hiểu Xuân Diệu “Xuân Diệu nhiều nữ tính thường cẩn thận,
từ chi tiêu đến sáng tác” ; “đặt kế hoạch hẳn hoi” ; “mỗi bữa ăn, Xuân
Diệu săn sóc thực đơn lấy” ; “mỗi bài viết đều có mục đích hai việc một
lúc. Bài nói ở đài hoặc đăng báo rồi để in sách. Nếu không sẽ không viết”
; “hay bảo ban, nhiều khi từ những việc nho nhỏ” ; “Xuân Diệu chê tôi
viết lung tung, khuyên tôi không nên phí chữ”. Những hồi ức về Xuân
Diệu cứ hiện lên trên trang hồi ký của Tô Hoài thật thân tình và gần gũi.
Như vậy, trong cuốn hồi ký “Cát bụi chân ai” của Tô Hoài, các sự
kiện không hiện diện theo trình tự mà có sự đồng hiện chồng chéo để các
sự kiện về xã hội lịch sử, về đời tư của mỗi nhà văn được hiện lên đầy đủ.
Từ đó, người đọc có sự hình dung rõ nét về cuộc sống, con người của mỗi
nhân vật trong những thời điểm lịch sử khác nhau và trong tính cách của họ.
2.3 Ngôn ngữ trần thuật (Trinh)
2.3.1 Ngôn ngữ mang đậm chất địa phương, tự nhiên
Nhờ có ngôn ngữ mà thế giới nhân vật hiện ra sống động trước
mắt người đọc, qua đó độc giả hiểu được nội dung tư tưởng, chủ đề tác
phẩm. Sự tìm tòi, sáng tạo về ngôn từ đã trở thành một thói quen nghề
nghiệp của Tô Hoài, tạo ra một phong cách ngôn ngữ riêng. Nguyễn
Đăng Điệp đã chỉ ra đặc trưng cơ bản ngôn ngữ của Tô Hoài “Tô Hoài rất
ít khi sử dụng thứ ngôn ngữ óng ả, sặc mùi sách vở. Chữ nghĩa của ông
cất lên từ đời sống. Nhưng đó là thứ ngôn ngữ đã được chắt lọc, “thôi
xao” kĩ lưỡng. Các chi tiết nghệ thuật trong văn Tô Hoài thường là kết
quả của một quá trình quan sát tinh và sắc. Muốn thế chữ nghĩa phải giàu
khả năng tạo hình và có khả năng biểu đạt các tình huống, các sự kiện
một cách chính xác nhất”. Ngôn ngữ trong mỗi tác phẩm Tô Hoài được
cất lên từ đời sống hằng ngày của quần chúng nhân dân. Do luôn được
tiếp xúc với nhân dân lao động nên Tô Hoài đã khai thác rất nhiều từ ngữ
trong đời sống hằng ngày của người dân. Ông đã thừa nhận rằng: “Ảnh
hưởng đầu tiên đến với tôi, không nói về tư tưởng, lập trường chính trị
chính là làng Nghĩa Đô của tôi. Người ta nói thế nào thì tôi cứ thế xào
xáo thành văn. Các tiếng nói ở trong nhà, trong xóm, ở trong làng của bà
con, bạn bè lúc bé, lúc bắt đầu lớn lên nó ăn sâu vào óc mình. Tất cả các
thứ ngôn ngữ mà tôi quen nghe, quen dùng, tạo thành cho tôi một cái gốc
trong tất cả các tác phẩm đầu tiên của tôi…”. Đọc những tác phẩm của Tô
Hoài, chúng ta thấy “các tiếng nói ở trong nhà, trong xóm” đã ảnh hưởng
lớn đối với ông và và được ông sử dụng thành công.
Đậm đặc nhất trong ngôn ngữ văn chương của Tô Hoài là sử dụng
những từ ngữ mang đậm tính khẩu ngữ và địa phương. Ở hồi ký Cát bụi
chân ai, nhà văn cũng sử dụng một loạt ngôn ngữ địa phương: dận giày,
xế lô, nghiến ngả, ràn rụa…Tô Hoài sử dụng ngôn ngữ dân dã khi định
danh các nhà văn: Nguyễn Tuân xuất hiện qua tên gọi “tay ăn chơi sành
điệu, cây sáng kiến”; Xuân Diệu được mệnh danh là “con ma ăn”;
Nguyên Hồng là “bác gà trống cựa”; Vũ Trọng Can “đôi mắt chó giấy”,
Tô Hoài cũng tự nhận mình là kẻ“gặp chàng hay chớ”, các bà nhà bếp lúc
sơ tán: “ngồi dãi thẻ”. Ngôn ngữ được sử dụng trong tác phẩm của ông
rất phù hợp với trình độ của đông đảo quần chúng lúc đó khiến người đọc
dễ hiểu, dễ tiếp thu. Từ những câu nói hàng ngày, Tô Hoài đã tổng hợp,
khái quát để ngôn ngữ quần chúng được nâng cao, được nghệ thuật hóa
phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
2.3.2 Sử dụng thành ngữ, quán ngữ
Cùng với những từ ngữ địa phương, thành ngữ, quán ngữ trở thành một
trong những phương tiện thể hiện cuộc sống sinh hoạt muôn màu muôn
vẻ trong sáng tác của Tô Hoài. Những thành ngữ, quán ngữ được nhà văn,
nhân vật sử dụng nguyên vẹn để diễn tả điều mình muốn nói, chẳng hạn
nói về tính mê gái của Nguyễn Bính, nhà văn dùng thành ngữ “quạ vào
chuồng lợn, ếch vồ hoa”, Phan Khôi thì “lời lẽ ngang như cua”, anh chủ
hàng phở Khải là kẻ “thân làm tội đời”, nhà triết học Trần Đức Thảo chỉ
tháng ngày quanh quẩn “cơm niêu nước lọ”...Ngoài ra còn vô số các
thành ngữ khác như “khỉ ho cò gáy”, “lo bò trắng răng”, “năm cùng tháng
tận”, “nước đến chân mới nhảy”, “thân làm tội đời”...được đưa vào lời
dẫn truyện hoặc là lời của các nhân vật.
Cách so sánh của Tô Hoài cũng thật lạ. Khi đi thực tế, đào hố ủ phân, cái
công trình ròng rã bao nhiêu ngày trời của nhà văn và Phùng Quán, được
tả thế này: “Cái hố của chúng tôi đã cao lùm lùm, lổn nhổn nhoét bùn,
đắp ôm lá lên, xanh rã rợi như cái mả mới”. Lối miêu tả vừa cụ thể, vừa
sinh động, cách đối chiếu dân dã ấy đã gây được ấn tượng mạnh với
người đọc. Hình ảnh thị trấn Hải Dương sau những năm tiêu thổ kháng
chiến cũng được nhà văn khắc họa ấn tượng: “Được vá nham nhở các bức
tường và cửa hàng mặt tiền quét vôi, ốp mấy hàng gạch hoa duyên dáng
như cô gái trong làng diện áo phin trắng mà lại đi chân đất”. Cái cọc cạch
“lốm đốm dấu vết thời sự và thời gian” cũng tạo nên một nét rất riêng của
mảnh đất ấy. Mượn cách suy nghĩ bằng hình ảnh cụ thể của người nông
dân, Tô Hoài có những nhận xét, những khám phá vừa mới, vừa lạ nhưng cũng lại rất nhà quê.
Nhìn chung từ ngữ trong tác phẩm Tô Hoài dung dị, tự nhiên như hơi thở
cuộc sống. Sử dụng nhiều từ ngữ nghề nghiệp khá đa dạng và phong phú,
lượng từ ngữ thông tục xuất hiện xuất hiện với tỉ lệ cao, thành ngữ quán
ngữ trở thành phương tiện để nhà văn thể hiện cuộc sống đa khía cạnh,
ngôn ngữ đối thoại mang đậm chất khẩu ngữ sinh hoạt. Đây là một đặc
điểm rất riêng và đặc sắc, nó thể hiện đúng cảm quan trong sáng tác văn
chương và khẳng định tài năng quan sát, phản ánh hiện thực của Tô Hoài.