Tính chất và đặc thù Ngoại giao hiện đại - Chính sách đối ngoại Việt Nam | Học viện Ngoại giao Việt Nam

Tính chất và đặc thù Ngoại giao hiện đại - Chính sách đối ngoại Việt Nam | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Thông tin:
11 trang 4 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tính chất và đặc thù Ngoại giao hiện đại - Chính sách đối ngoại Việt Nam | Học viện Ngoại giao Việt Nam

Tính chất và đặc thù Ngoại giao hiện đại - Chính sách đối ngoại Việt Nam | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

39 20 lượt tải Tải xuống
TÍNH CHẤT VÀ ĐẶC THÙ NGOẠI GIAO HIỆN ĐẠI
I. KHÁI NIỆM “NGOẠI GIAO HIỆN ĐẠI”
"Ngoại giao" là một khái niệm đã xuất hiện từ thời Hy Lạp cổ đại và được sử dụng ở nhiều quốc
gia khác nhau trên thế giới. Tuy rằng mỗi vùng lãnh thổ một cách giải thích riêng cho từ
này, nhìn chung, khái niệm "ngoại giao" thể được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng nghĩa
hẹp.
Theo nghĩa hẹp, ngoại giao là nghệ thuật đàm phán nhằm ngăn chặn những xung đột và tìm cách
giải quyết hòa bình, cũng như việc củng cố và mở rộng việc hợp tác giữa các bên.
Theo nghĩa rộng, ngoại giao hoạt động của nhà nước trong lĩnh vực đối ngoại, tổng thể
những biện pháp phi quân sự, là hoạt động chính thức của người đứng đầu nhà nước, chính phủ,
bộ trưởng bộ ngoại giao, quan đại diện ngoại giao tại các hội nghị quốc tế nhằm thực hiện
mục tiêu và nhiệm vụ trong chính sách đối ngoại của quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia,
pháp nhân và công dân mình ở nước ngoài.
Ngoại giao bất kỳ quốc gia nào cũng đều mang tính giai cấp tính dân tộc sâu sắc. Bởi nội
dung, nguyên tắc, mục đích, nhiệm vụ của ngoại giao là do chế độ xã hội của quốc gia, do lợi ích
của giai cấp cầm quyền quyết định.
Ngoại giao là hoạt động của nhà nước, xuất hiện cùng với nhà nước, là sản phẩm của xã hội
giai cấp. Chế độ kinh tế - xã hội nào thì có kiểu ngoại giao đó. Lịch sử ngoại giao là lịch sử thay
thế và kế thừa các kiểu ngoại giao.
i) Ngoại giao cổ đại
ii) Ngoại giao phong kiến
iii) Ngoại giao cận đại
iv) Ngoại giao hiện đại:
Được tính từ sau Chiến tranh lạnh, tác động bởi sự sụp đổ của Liên Xô, xu hướng toàn cầu hoá,
sự phát triển như bão của cách mạng khoa học công nghệ, sự tăng cường tính lệ thuộc lẫn
nhau, sự xuất hiện các vấn đề toàn cầu…, các công tác ngoại giao có sự thay đổi quan trọng cả
19:34 5/8/24
Nhóm 1 - Tính chất và đặc thù Ngoại giao hiện đại
about:blank
1/11
về nội dung lẫn hình thức - ngoại giao của một kỷ nguyên toàn cầu hóa. Dù bản chất giai cấp của
ngoại giao vẫn không đổi, ngoại giao hiện đại đã có những đặc điểm mới.
Bên cạnh đó, cũng nhiều tiêu chí để phân loại ngoại giao như: theo chế độ hội, theo chủ
thể, nội dung hoạt động, hình thức thể hiện, số lượng các bên tham gia, v.v…
II. TÍNH CHẤT VÀ ĐẶC THÙ NGOẠI GIAO HIỆN ĐẠI
1. Chủ thể quan hệ quốc tế tăng nhanh về số lượng trở nên hết sức đa dạng, nhà
nước vẫn là chủ thể chính, song vai trò của chủ thể phi nhà nước ngày càng tăng;
Các chủ thể phi nhà nước tồn tại dưới rất nhiều hình thức khác nhau; đã đang để lại những
ảnh hưởng tích cực, tiêu cực nhất định (các tổ chức phi lợi nhuận, liên đoàn lao động, tổ chức phi
chính phủ, phong trào giải phóng nhân dân, nhóm vận động hành lang…)
Ngoài ra, việc các chủ thể phi nhà nước ảnh hưởng đến các vấn đề quốc tế đã trở nên phổ biến và
với việc truy cập Internet, các tổ chức phi chính phủ, các nhà lãnh đạo chính trị, kinh doanh và trí
thức sẽ ngày càng dễ dàng tham gia vào chính trị thế giới hơn – ngay từ nhà của họ. Đại dịch vi-
rút corona đã tạo động lực không chỉ cho viện chính phủ,còn cho các nhà hoạt động xã hội
dân sự và các chủ thể phi chính phủ khác tham gia nhiều hơn vào quá trình biến đổi của xã hội.
Tuy nhiên, các chủ thể phi chính phủ không thể thay thế cho chính sách ngoại giao cấp cao chính
thức. Một trong những kết luận quan trọng nhất ngoại giao thực sự diễn ra khi các nhà ngoại
giao không chỉ tính đến tác động thông tin và sự hoan nghênh của công chúng, mà còn khi họ coi
kết quả của các cuộc đàm phán và những thay đổi có thể nhận thấy được trong nền chính trị thế
giới sản phẩm quan trọng nhất trong nỗ lực của họ. Bắt chước ngoại giao, điều rất dễ dàng
trong không gian kỹ thuật số, vẫn chưa phải là ngoại giao. Nó có thể tích lũy lượt thích và sự chú
ý trên Internet, nhưng thường không mang lại bất kỳ tiến triển nào cho các mối quan hệ vật
chất ngoại tuyến.
Lý giải: Kỷ nguyên toàn cầu hóa và sự bùng nổ của Internet mở ra cơ hội gia tăng mức độ tự do
liên kết, công dân thế giới được ngày càng được kêu gọi mạnh mẽ tham gia vào quá trình quyết
19:34 5/8/24
Nhóm 1 - Tính chất và đặc thù Ngoại giao hiện đại
about:blank
2/11
định những việc liên quan đến họ, hướng tới các mục tiêu xã hội => sự phát triển mạnh của các
tổ chức phi chính phủ => Ngoại giao với tư cách là một nghề có thể gặp phải sự cạnh tranh ngày
càng tăng từ các tổ chức phi chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp những người khác đang
nhanh chóng có được kỹ năng ngoại giao.
2. Ngoại giao cấp cao, ngoại giao thượng đỉnh bùng nổ;
Khi nói về hình thức ngoại giao, người ta còn nói đến ngoại giao cấp cao, ngoại giao thượng
đỉnh. Đó là các cuộc gặp gỡ của những người đứng đầu quốc gia, đứng đầu chính phủ, là một nét
đặc trưng của ngoại giao kỷ nguyên toàn cầu hoá.
Lý giải: Ngoại giao cấp cao bùng nổ trước hết là do Chiến tranh lạnh chấm dứt, không còn sự đối
đầu hai phe về ý thức hệ, không còn vật cản cho giao lưu quốc tế. Giao thông liên lạc phát triển
cũng nhân tố thúc đẩy ngoại giao cấp cao. Các nhà lãnh đạo vẫn thể chỉ đạo công việc
trong nước khi đi vắng... Một nguyên nhân khác làm tăng ngoại giao cấp cao là việc đảm bảo an
ninh cho các nhà lãnh đạo cũng dễ dàng hơn. Một yếu tố không kém phần quan trọng làm cho
ngoại giao cấp cao bùng nổ do tính hiệu quả cao của các cuộc gặp cấp cao. Cấp cao có thẩm
quyền nhất trong việc quyết định các vấn đề. Cuối cùng, các cuộc gặp thượng đỉnh phát triển do
thế giới xuất hiện nhiều vấn đề lớn, quan trọng, nhất là các vấn đề toàn cầu, liên khu vực, mà các
quốc gia đơn lẻ không thể giải quyết được, buộc các nhà lãnh đạo các quốc gia phải gặp nhau để
bàn bạc giải quyết.
3. Vai trò ngày càng gia tăng của ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa;
Ngoại giao kinh tế trở thành trọng tâm của hoạt động ngoại giao nhiều nước. Điển hình như tại
Việt Nam, nếu như trước kia do tác động của chiến tranh trong một khoảng thời gian dài đã
khiến nhiệm vụ của mặt trận ngoại giao lúc bấy giờ tập trung hoàn toàn vào các cuộc kháng
chiến, trong đó có tranh thủ viện trợ từ nước ngoài => Sau Hiệp định Paris 1973, nhiệm vụ ngoại
giao kinh tế được đặt lên cao; đặc biệt được đẩy mạnh trong giai đoạn sau khi nước ta bị bao vây
cô lập, rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội.
Từ đó trở đi, ta đã triển khai tích cực công tác ngoại giao kinh tế, góp phần làm sâu sắc hơn quan
hệ giữa Việt Nam với các đối tác, tiếp tục đưa quan hệ kinh tế nói riêng và quan hệ song phương
19:34 5/8/24
Nhóm 1 - Tính chất và đặc thù Ngoại giao hiện đại
about:blank
3/11
nói chung đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững; có thể được thấy rõ qua: ta đã gia nhập Diễn đàn
Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại
thế giới (WTO), tích cực tham gia các diễn đàn khu vực chế hợp tác của Liên hợp quốc;
vận động các doanh nghiệp Việt kiều kết nối, đưa hàng hóa của Việt Nam vào khu vực trên thế
giới; hỗ trợ các địa phương trong việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại…
Ngoại giao văn hóa cũng có bước phát triển mới. Những năm đầu thế kỷ 21, ngoại giao văn hóa
được Liên Hợp Quốc đặc biệt chú trọng vì khả năng giải quyết những thách thức lớn của thời đại
theo hướng bền vững, đó là những thách thức về sự bất bình đẳng, bất công bằng, nghèo đói
xung đột, dựa trên sự tôn trọng con người, tôn trọng văn hóa và lối sống của nhau. Sở dĩ, ngoại
giao văn hóa trở thành một đặc thù ngày càng được phát triển sâu rộng trong thời kỳ ngoại
giao hiện đại là bởi ngoại giao văn hóa giúp thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế và phát triển của
mỗi quốc gia.
Hầu hết các nước, không chỉ các nước phát triển, cả các nước mới nổi đều chính sách
truyền bá văn hóa ra nước ngoài, qua đó thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ đối ngoại. Đối với
các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, ngoại giao văn hóa phát huy vai trò như một phương
thức nhằm lan tỏa giá trị văn hóa, con người, quảng bá hình ảnh, nâng cao vị thế, tiếng nói của
đất nước trên trường quốc tế; đồng thời, tạo thêm nhiều động lực cho sự phát triển.
4. Ngoại giao đa phương trở nên sôi động hơn bao giờ hết vai trò ngày càng tăng
trong trong nền chính trị thế giới;
hai hình thức ngoại giao đa phương chủ yếu: (1): các tổ chức quốc tế khu vực toàn cầu
như ASEAN, EU, Liên Hợp Quốc… (2): các diễn đàn đa phương. Tuy nhiên cũng cần nhấn
mạnh rằng không phải chỉ tới thời kỳ ngoại giao hiện đại mới bắt đầu xuất hiện ngoại giao đa
phương, ngoại giao đa phương trong các giai đoạn trước thường được nhìn nhận xoay quanh một
bối cảnh quan hệ quốc tế nhất định (ví dụ: hội nghị quốc tế Đức hiệp ước Westphalia sau
cuộc chiến tranh 30 năm giữa các nước châu Âu mở đầu cho khái niệm “chủ quyền quốc gia”;
Hội nghị Versailles sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Hội nghị San Francisco hình thành Liên
Hợp Quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai…)
Lý giải:
19:34 5/8/24
Nhóm 1 - Tính chất và đặc thù Ngoại giao hiện đại
about:blank
4/11
+ Dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa, nhiều vấn đề xuyên quốc gia, phi truyền thống nảy
sinh, đặt ra đòi hỏi cấp thiết về hợp tác quốc tế. Thay thế cho thế giới “hai cực” thời kỳ Chiến
tranh lạnh một thế giới đa cực => Cục diện mới này thúc đẩy sự phát triển của ngoại giao đa
phương
+ Mong muốn thông qua các diễn đàn đa phương để nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của các quốc
gia
5. Chính sách đối ngoại không chỉ là sự kéo dài của chính sách đối nội, mà quyện chặt với
chính sách đối nội, ranh giới giữa đối nội và đối ngoại nhiều khi khó phân biệt;
Ví dụ, vấn đề ly khai tại nước Cộng hòa tự trị Chechnya ở Liên bang Nga, rõ ràng là vấn đề hoàn
toàn nội bộ của nước Nga. Tuy nhiên, việc xửvấn đề ly khai này được lãnh đạo Nga coi như
một biện pháp mang tính chất vừa đối nội và đối ngoại, bởi vì thế giới, đặc biệt là Mỹ, Liên minh
châu u, thế giới Hồi giáo dành sự quan tâm lớn đối với vấn đề này. Ở Việt Nam, vấn đề dân tộc,
trong đó có vấn đề Tây Nguyên, vấn đề tôn giáo cũng hoàn toàn là vấn đề nội bộ của Việt Nam,
tuy nhiên khi xử lý, đều phải tính góc độ đối ngoại, các vấn đề trên mang nội dung đối
ngoại.
Đối nội, đối ngoại ngoại giao gắn chặt chẽ với nhau hơn do những nhân tố tác động.
Trước hết,toàn cầu hóa làm cho các quốc gia tăng cường hội nhập khu vực quốc tế, từng
quốc gia trở thành bộ phận hữucủa thế giới, tính lệ thuộc vào nhau cao hơn. Mặt khác, mối
liên hệ đó phát triển còn chịu tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ của thông tin
và truyền thông.
6. Thứ sáu, một nét mới của ngoại giao thời đại toàn cầu hoángoại giao trở nên cởi mở
hơn, đỡ khép kín hơn;
Nếu như trước đây người ta quan niệm ngoại giao lĩnh vực rất mật, hoạt động khép kín,
đóng cửa, song giờ đây ngoại giao đã trở nên cởi mở hơn nhiều. Ở Việt Nam, các nhà hoạt động
ngoại giao không ngại tiếp xúc với báo chí, ngược lại rất tích cực gặp gỡ báo chí trong nước,
ngoài nước, để thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại; thông tin cho dư luận trong
nước về đường lối đối ngoại, về hoạt động ngoại giao của Đảng Nnước; giới thiệu với
nước ngoài đường lối đổi mới, văn hoá, con người Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ hữu nghị,
19:34 5/8/24
Nhóm 1 - Tính chất và đặc thù Ngoại giao hiện đại
about:blank
5/11
hợp tác giữa nước ta với cộng đồng quốc tế.
Nhìn chung, công tác vận động đấu tranh luận của Bộ Ngoại giao đã được tiến hành khá
chủ động, góp phần giải toả khá nhiều vấn đề báo chí nước ngoài quan tâm, làm cho dư luận, đặc
biệt làluận quốc tế hiểu rõ hơn tình hình Việt Nam, tạo dư luận chung tích cực hơn về nước
ta; hạn chế những đánh giá tiêu cực, không lợi cho sự nghiệp đổi mới, nhất sự phát triển
kinh tế - xã hội; phản bác những thông tin lệch lạc, vu cáo của các thế lực thù địch về tình hình
nhân quyền, tôn giáo, tự do báo chí... đồng thời, bày tỏ kịp thời lập trường, quan điểm của Việt
Nam về các vấn đề quốc tế và khu vực mà dư luận quan tâm.
Ngoại giao chính thức cũng trở nên minh bạch hơn và ít bí mật hơn.
7. Thủ tục lễ tân được đơn giản hóa, gặp gỡ không chính thức, gặp làm việc, gặp không có
“caravat” trở nên phổ biến;
Sở xuất hiện xu hướng nàyngười ta quan tâm hơn đến hiệu quả các chuyến thăm, các hội
nghị. Nếu quá chú ý đến các vấn đề lễ tân, vốn đã rất phức tạp, rất cầu kỳ sẽ làm giảm hiệu quả.
Chính vậy, các cuộc gặp không cravát, gặp không chính thức, họp không chính thức, các
cuộc gặp, chuyến thăm làm việc tăng lên.
Ngoài ra, lễ tân ngoại giao cũng ngày càng được đơn giản hoá, hạn chế tốn kém thời gian và tiền
bạc. Nghi lễ bắn 21 loạt đại bác chào mừng nguyên thủ, 19 loạt chào mừng người đứng đầu
chính phủ chỉ còn tồn tại ở một số nước. Việc huy động lực lượng quần chúng ra đón ở sân bay,
ga tàu hỏa, dọc theo phố cũng chỉ còn hiện tượng biệt. Trước kia, các nghi lễ này thường
được tổ chức hết sức rầm rộ các nước hội chủ nghĩa. Các cuộc mít tinh lớn, đông đảo
quần chúng tham dự để chào mừng các vị khách cấp cao cũng hầu như không còn.
8. Xuất hiện những khái niệm mới, cách tiếp cận mới như: ngoại giao phòng ngừa, an ninh
phi truyền thống, ngoại giao kênh II, ngoại giao ảo, sức mạnh mềm, ngoại giao y tế, ngoại
giao nhân quyền, ngoại giao công chúng…;
Sự phát triển của những khái niệm mới, cách tiếp cận mới xuất phát từ sự phát triển mạnh mẽ
của Ngoại giao hiện đại cũng như những thay đổi lớn trong hội thời gian qua, thể kể đến
19:34 5/8/24
Nhóm 1 - Tính chất và đặc thù Ngoại giao hiện đại
about:blank
6/11
như sự bùng nổ các hiệp định, quan hệ ngoại giao trong thời kỳ toàn cầu hoá, sự lên ngôi của
quyền lực mềm trong thời đại hoà bình hoặc mối nguy tiềm tàng đến từ các dịch bệnh, thiên tai
mang tính toàn cầu, đòi hỏi sự chung tay của các quốc gia.
Trong các cách tiếp cận mới, ngoại giao kênh II một phương thức rất được ưa chuộng. Đó
hoạt động ngoại giao của cựu quan chức nhà nước như nguyên các nhà ngoại giao cấp cao, của
các cơ quan khoa học, nghiên cứu về quan hệ quốc tế, về an ninh quốc tế. Ví dụ, hoạt động ngoại
giao của Viện nghiên cứu chiến lược và quốc tế ASEAN (ISIS - ASEAN) và Hội đồng hợp tác an
ninh châu Á - Thái Bình Dương (CSCAP) mà Học viện Ngoại giao Việt Nam là thành viên.
9. Nhờ tiến bộ của khoa học công nghệ mà phương pháp ngoại giao cũng có sự thay đổi: giờ
đây người ta thể họp hội nghị, thể gặp nhau qua video - conference, việc lấy tin,
truyền phát tin rất nhanh và rất thuận tiện…;
Trong thời kỳ đại dịch, các cuộc họp quan trọng được thực hiện qua nền tảng trực tuyến trở nên
bắt buộc. Internet cũng khiến các công cụ ngoại giao trở nên sắc bén giúp người dân thâm
nhập được sâu hơn vào các chính sách đối ngoại của quốc gia, đến mức hình thành khái niệm
Ngoại giao Twitter, nơi các chính trị gia truyền bá thông điệp ngoại giao đến thế giới. Cụ thể, vào
năm 2019, cán bộ ngoại giao ở Trung Quốc còn được khuyến khích sử dụng Twitter. Không cần
phải nói, rất nhiều cuộc tranh cãi nảy lửa đã xảy ra trên nền tảng này.
III. MỞ RỘNG: Ngoại giao hiện đại Việt Nam: xây dựng đường lối đối ngoại Việt Nam
trong thời kỳ đổi mới (1986-nay)
1. Nội hàm
“Ngoại giao hiện đại” thể hiện ở nội dung, phương pháp triển khai, cách thức quản trị của ngoại
giao trong tình hình mới, trong đó nhấn mạnh sự thích ứng với các yếu tố như ứng dụng công
nghệ thông tin, ngoại giao số, ngoại giao trực tuyến, ngoại giao thượng đỉnh…
Tuy nhiên, “Ngoại giao hiện đại” không chỉ đơn thuần ứng dụng công nghệ số, công nghệ
thông tin để thích ứng và phát huy những thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư,
còn là quá trình đổi mới toàn diện, không chỉ ở Bộ Ngoại giao còn tất cả các cơ quan
làm công tác đối ngoại trong hệ thống chính trị, trên 4 trụ cột: (i) nguồn nhân lực - xây dựng đội
19:34 5/8/24
Nhóm 1 - Tính chất và đặc thù Ngoại giao hiện đại
about:blank
7/11
ngũ cán bộ bản lĩnh, chuyên nghiệp, sáng tạokỷ luật; (ii) xây dựng tổ chức bộ máy tinh gọn,
hiệu quả, linh hoạt thích ứng; (iii) chuẩn hóa quy trình, áp dụng các phương thức mới để triển
khai công tác đối ngoại (như ngoại giao số, ngoại giao công chúng) và; (iv) xây dựng sở vật
chất, hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Trong nội hàm "ngoại giao hiện đại" đó, khâu “xây dựng đội ngũ
cán bộ, đảng viênbản lĩnh chính trị vững vàng, chuyên nghiệp, đổi mới sáng tạo" nhân tố
có ý nghĩa quyết định, then chốt.
2. Đường lối “Ngoại giao hiện đại”
Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30 năm 2018 đã xác định một trong các nhiệm vụ trọng tâm của
ngành ngoại giao trong thời gian tới “Xây dựng nền ngoại giao từng bước hiện đại, chuyên
nghiệp, thích ứng năng động trong tình hình mới”. Nhân dịp Xuân Tân Sửu 2021, Ủy viên Bộ
Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh bài viết: “Hướng tới nền
ngoại giao toàn diện, hiện đại những kỳ vọng đổi mới với cán bộ ngoại giao tương lai”. Để
hoàn thành được trọng trách đó, ngành đối ngoại cần “xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện
đại với ba trụ cột là đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân”.
Ngoại giao Việt Nam hội tụ những đặc thù của một “Nền ngoại giao hiện đại”:
- Hội nhập quốc tế:
+ Trên cơ sở đánh giá đúng tình hình quốc tế và trong nước, Đảng ta đã xác định hội
nhập quốc tế định hướng chiến lược trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ
quốc, từ đó có những chủ trương, chỉ đạo đúng đắn cho công tác đối ngoại và hội
nhập quốc tế, trên tất cả các trụ cột đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối
ngoại nhân dân. Bộ Chính trị đã thông qua Nghị quyết 22-NQ/TW về hội nhập
quốc tế, quyết định chuyển từ hội nhập kinh tế quốc tế sang hội nhập toàn diện; có
Chỉ thị 32-CT/TW về tăng cường nâng cao hiệu quả quan hệ đối ngoại đảng
trong tình hình mới. Ban Bí thư ra Chỉ thị số 25-CT/TW về đẩy mạnh và nâng tầm
đối ngoại đa phương trong tình hình mới. Nhà nước, Quốc hội cũng đã xây dựng
ban hành Luật Điều ước quốc tế, Luật Thỏa thuận quốc tế, Luật quan đại
diện nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài.
- Hợp tác cùng phát triển, góp phần củng cố môi trường hòa bình, tranh thủ điều
kiện quốc tế thuận lợi:
+ Đến nay, nước ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189 nước trong tổng số 193
19:34 5/8/24
Nhóm 1 - Tính chất và đặc thù Ngoại giao hiện đại
about:blank
8/11
quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc,quan hệ kinh tế - thương mạiđầu
với hơn 220 quốc gia vùng lãnh thổ; xây dựng được mạng lưới 17 đối tác
chiến lược13 đối tác toàn diện, trong đó có toàn bộ các nước Ủy viên thường
trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và các nước thành viên ASEAN, mạng lưới
bạn đốic quan trọng ngày càng được mở rộng, hợp tác ngày càng hiệu
quả.
+ Chúng ta đã tổ chức thành công các hoạt động ngoại giao tầm cỡ thế giới như
Năm APEC Việt Nam 2017, Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần thứ
hai tại Nội năm 2019; đảm nhận trọng trách Ủy viên không thường trực Hội
đồng Bảo an Liên Hợp Quốc 2020-2021, Chủ tịch ASEAN 2020…, qua đó góp
phần củng cố vững chắc và nâng cao vai trò, vị thế của đất nước trên trường quốc
tế, đóng góp tích cực vào hoà bình, ổn định và hợp tác ở khu vực và trên thế giới.
+ Việt Nam đã quan hệ thương mại với trên 220 đối tác, 71 nước đã công nhận
quy chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam. Chúng ta đã tham gia và có quan hệ
tốt đẹp với nhiều tổ chức, cơ chế hợp tác kinh tế-phát triển hàng đầu như: Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế
(IMF), Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Đặc biệt,
chúng ta đã tham gia 15 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đócác FTA
“thế hệ mới” như: Hiệp định Đối tác Toàn diện Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu
(EVFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
=> Sự hợp tác trong bối cảnh hội nhập kinh tế mang lại nhiều đột phá, qua đó mở rộng thị trường
xuất khẩu, thu hút vốn nước ngoài, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
- Loại hình ngoại giao ngày càng đa dạng, đa màu sắc:
+ Song hành cùng ngoại giao chính trị, nhiều hoạt động ngoại giao kinh tế thiết thực
được triển khai, góp phần mở rộng thị trường, đối tác cho doanh nghiệp.
+ Ngoại giao văn hóa quảng hình ảnh Việt Nam giàu bản sắc, đổi mới thành
công; đồng thời vận động để đến nay 39 di sản của Việt Nam được UNESCO
công nhận là di sản văn hóa thế giới, qua đó vừa đóng góp cho việc bảo vệ các giá
trị của nhân loại, vừa tạo nguồn lực cho phát triển ở nhiều địa phương.
+ Ngành ngoại giao cũng triển khai tích cực, hiệu quả công tác bảo hộ công dân
19:34 5/8/24
Nhóm 1 - Tính chất và đặc thù Ngoại giao hiện đại
about:blank
9/11
công tác người Việt Nam nước ngoài. thể hiện chủ trương đại đoàn kết dân
tộc cũng như tình cảm, trách nhiệm của Đảng, Nhà nước trong việc chăm lo cho
cộng đồng và phát huy mạnh mẽ nguồn lực của kiều bào. 5 năm qua, chúng ta đã
triển khai công tác bảo hộ đối với trên 50.000 công dân, trên 600 vụ việc/1000
tàu/với gần 10.000 ngư dân; tổ chức gần 800 chuyến bay đưa trên 200.000 công
dân về nước an toàn trong đại dịch COVID-19.
- Thiện chí, đảm bảo chấp hành luật pháp quốc tế, là thành viên có trách nhiệm trong
cộng đồng quốc tế:
Báo cáo Chính trị của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã xác định nhiệm vụ trọng
tâm của ngành đối ngoại trong thời gian tới “đảm bảo cao nhất lợi ích quốc gia - dân
tộc, trên sở các nguyên tắc bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng cùng lợi”,
trong đó chỉ vai trò tiên phong của đối ngoại “trong tạo lập giữ vững môi trường
hoà bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển, nâng cao vị thế và uy
tín của đất nước”.
=> Những thành công đó lời khẳng định về sự trưởng thành, phát triển của ngoại giao Việt
Nam trên sở kết hợp nhuần nhuyễn giữa các binh chủng đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà
nước đối ngoại nhân dân, hình thành nên một nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, chuyên
nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: “Đất nước ta chưa bao giờđược cơ
đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.
- Những yêu cầu trong tình hình mới:
+ Xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với các trụ cột đối ngoại Đảng, ngoại
giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân. Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của
Đảng, sự quản tập trung của Nhà nước đối với công tác đối ngoại hội nhập
quốc tế.
+ Kỳ vọng đối với thế hệ cán bộ ngoại giao tương lai :
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đặt ra yêu cầu “nâng cao bản lĩnh, phẩm
chất, năng lực, tính chuyên nghiệp, hiện đại, đổi mới sáng tạo của đội ngũ m
công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế; chủ động thích ứng trước chuyển biến của
tình hình quốc tế”.
Năm 2018, phát biểu tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30, Tổng thư, Chủ tịch
nước Nguyễn Phú Trọng căn dặn cán bộ ngành ngoại giao: “Càng hội nhập sâu
19:34 5/8/24
Nhóm 1 - Tính chất và đặc thù Ngoại giao hiện đại
about:blank
10/11
với thế giới, chúng ta càng cần các nhà ngoại giao bản lĩnh chính trị; đủ
trình độ, uy tín, phong cách để sánh vai với các nước, bạn quốc tế; toàn tâm,
toàn ý sự nghiệp. Một nhà ngoại giao giỏi trước hết phải một nhà chính trị
giỏi, luôn lấy lợi ích của quốc gia, của chế độ làm kim chỉ nam trong hành động.
Nhà ngoại giao luôn ghi nhớ rằng, phía sau mình Đảng, đất nước, nhân
dân. Phải tự tin, vững vàng, kiên định và khôn khéo”.
Kết luận: Xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài, đòi
hỏi những nỗ lực bền bỉ, căn của cả hệ thống chính trị, quyết tâm cao độ của tất cả các cấp,
các ngành một chiến lược, kế hoạch triển khai bài bản, cụ thể nhằm bảo đảm tính tổng thể,
thống nhất và hiệu quả. Với thế và lực mới của đất nước, phát huy truyền thống vẻ vang và thành
tựu to lớn trong 75 năm qua, tiếp bước tinh thần ngoại giao đồng hành cùng đất nước, hết lòng,
hết sức phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngoại giao Việt Nam
tiếp tục vững bước tiến lên, viết tiếp những trang sử vàng của nền ngoại giao hiện đại, góp phần
xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
19:34 5/8/24
Nhóm 1 - Tính chất và đặc thù Ngoại giao hiện đại
about:blank
| 1/11

Preview text:

19:34 5/8/24
Nhóm 1 - Tính chất và đặc thù Ngoại giao hiện đại
TÍNH CHẤT VÀ ĐẶC THÙ NGOẠI GIAO HIỆN ĐẠI I.
KHÁI NIỆM “NGOẠI GIAO HIỆN ĐẠI”
"Ngoại giao" là một khái niệm đã xuất hiện từ thời Hy Lạp cổ đại và được sử dụng ở nhiều quốc
gia khác nhau trên thế giới. Tuy rằng ở mỗi vùng lãnh thổ có một cách giải thích riêng cho từ
này, nhìn chung, khái niệm "ngoại giao" có thể được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa hẹp, ngoại giao là nghệ thuật đàm phán nhằm ngăn chặn những xung đột và tìm cách
giải quyết hòa bình, cũng như việc củng cố và mở rộng việc hợp tác giữa các bên.
Theo nghĩa rộng, ngoại giao là hoạt động của nhà nước trong lĩnh vực đối ngoại, là tổng thể
những biện pháp phi quân sự, là hoạt động chính thức của người đứng đầu nhà nước, chính phủ,
bộ trưởng bộ ngoại giao, cơ quan đại diện ngoại giao tại các hội nghị quốc tế nhằm thực hiện
mục tiêu và nhiệm vụ trong chính sách đối ngoại của quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia,
pháp nhân và công dân mình ở nước ngoài.
Ngoại giao ở bất kỳ quốc gia nào cũng đều mang tính giai cấp và tính dân tộc sâu sắc. Bởi nội
dung, nguyên tắc, mục đích, nhiệm vụ của ngoại giao là do chế độ xã hội của quốc gia, do lợi ích
của giai cấp cầm quyền quyết định.
Ngoại giao là hoạt động của nhà nước, xuất hiện cùng với nhà nước, là sản phẩm của xã hội có
giai cấp. Chế độ kinh tế - xã hội nào thì có kiểu ngoại giao đó. Lịch sử ngoại giao là lịch sử thay
thế và kế thừa các kiểu ngoại giao. i) Ngoại giao cổ đại ii) Ngoại giao phong kiến iii) Ngoại giao cận đại
iv) Ngoại giao hiện đại:
Được tính từ sau Chiến tranh lạnh, tác động bởi sự sụp đổ của Liên Xô, xu hướng toàn cầu hoá,
sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học công nghệ, sự tăng cường tính lệ thuộc lẫn
nhau, sự xuất hiện các vấn đề toàn cầu…, các công tác ngoại giao có sự thay đổi quan trọng cả about:blank 1/11 19:34 5/8/24
Nhóm 1 - Tính chất và đặc thù Ngoại giao hiện đại
về nội dung lẫn hình thức - ngoại giao của một kỷ nguyên toàn cầu hóa. Dù bản chất giai cấp của
ngoại giao vẫn không đổi, ngoại giao hiện đại đã có những đặc điểm mới.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều tiêu chí để phân loại ngoại giao như: theo chế độ xã hội, theo chủ
thể, nội dung hoạt động, hình thức thể hiện, số lượng các bên tham gia, v.v… II.
TÍNH CHẤT VÀ ĐẶC THÙ NGOẠI GIAO HIỆN ĐẠI
1. Chủ thể quan hệ quốc tế tăng nhanh về số lượng và trở nên hết sức đa dạng, nhà
nước vẫn là chủ thể chính, song vai trò của chủ thể phi nhà nước ngày càng tăng;
Các chủ thể phi nhà nước tồn tại dưới rất nhiều hình thức khác nhau; đã và đang để lại những
ảnh hưởng tích cực, tiêu cực nhất định (các tổ chức phi lợi nhuận, liên đoàn lao động, tổ chức phi
chính phủ, phong trào giải phóng nhân dân, nhóm vận động hành lang…)
Ngoài ra, việc các chủ thể phi nhà nước ảnh hưởng đến các vấn đề quốc tế đã trở nên phổ biến và
với việc truy cập Internet, các tổ chức phi chính phủ, các nhà lãnh đạo chính trị, kinh doanh và trí
thức sẽ ngày càng dễ dàng tham gia vào chính trị thế giới hơn – ngay từ nhà của họ. Đại dịch vi-
rút corona đã tạo động lực không chỉ cho viện chính phủ, mà còn cho các nhà hoạt động xã hội
dân sự và các chủ thể phi chính phủ khác tham gia nhiều hơn vào quá trình biến đổi của xã hội.
Tuy nhiên, các chủ thể phi chính phủ không thể thay thế cho chính sách ngoại giao cấp cao chính
thức. Một trong những kết luận quan trọng nhất là ngoại giao thực sự diễn ra khi các nhà ngoại
giao không chỉ tính đến tác động thông tin và sự hoan nghênh của công chúng, mà còn khi họ coi
kết quả của các cuộc đàm phán và những thay đổi có thể nhận thấy được trong nền chính trị thế
giới là sản phẩm quan trọng nhất trong nỗ lực của họ. Bắt chước ngoại giao, điều rất dễ dàng
trong không gian kỹ thuật số, vẫn chưa phải là ngoại giao. Nó có thể tích lũy lượt thích và sự chú
ý trên Internet, nhưng nó thường không mang lại bất kỳ tiến triển nào cho các mối quan hệ vật chất ngoại tuyến.
Lý giải: Kỷ nguyên toàn cầu hóa và sự bùng nổ của Internet mở ra cơ hội gia tăng mức độ tự do
liên kết, công dân thế giới được ngày càng được kêu gọi mạnh mẽ tham gia vào quá trình quyết about:blank 2/11 19:34 5/8/24
Nhóm 1 - Tính chất và đặc thù Ngoại giao hiện đại
định những việc liên quan đến họ, hướng tới các mục tiêu xã hội => sự phát triển mạnh của các
tổ chức phi chính phủ => Ngoại giao với tư cách là một nghề có thể gặp phải sự cạnh tranh ngày
càng tăng từ các tổ chức phi chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp và những người khác đang
nhanh chóng có được kỹ năng ngoại giao.
2. Ngoại giao cấp cao, ngoại giao thượng đỉnh bùng nổ;
Khi nói về hình thức ngoại giao, người ta còn nói đến ngoại giao cấp cao, ngoại giao thượng
đỉnh. Đó là các cuộc gặp gỡ của những người đứng đầu quốc gia, đứng đầu chính phủ, là một nét
đặc trưng của ngoại giao kỷ nguyên toàn cầu hoá.
Lý giải: Ngoại giao cấp cao bùng nổ trước hết là do Chiến tranh lạnh chấm dứt, không còn sự đối
đầu hai phe về ý thức hệ, không còn vật cản cho giao lưu quốc tế. Giao thông liên lạc phát triển
cũng là nhân tố thúc đẩy ngoại giao cấp cao. Các nhà lãnh đạo vẫn có thể chỉ đạo công việc ở
trong nước khi đi vắng... Một nguyên nhân khác làm tăng ngoại giao cấp cao là việc đảm bảo an
ninh cho các nhà lãnh đạo cũng dễ dàng hơn. Một yếu tố không kém phần quan trọng làm cho
ngoại giao cấp cao bùng nổ là do tính hiệu quả cao của các cuộc gặp cấp cao. Cấp cao có thẩm
quyền nhất trong việc quyết định các vấn đề. Cuối cùng, các cuộc gặp thượng đỉnh phát triển do
thế giới xuất hiện nhiều vấn đề lớn, quan trọng, nhất là các vấn đề toàn cầu, liên khu vực, mà các
quốc gia đơn lẻ không thể giải quyết được, buộc các nhà lãnh đạo các quốc gia phải gặp nhau để bàn bạc giải quyết.
3. Vai trò ngày càng gia tăng của ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa;
Ngoại giao kinh tế trở thành trọng tâm của hoạt động ngoại giao nhiều nước. Điển hình như tại
Việt Nam, nếu như trước kia do tác động của chiến tranh trong một khoảng thời gian dài đã
khiến nhiệm vụ của mặt trận ngoại giao lúc bấy giờ tập trung hoàn toàn vào các cuộc kháng
chiến, trong đó có tranh thủ viện trợ từ nước ngoài => Sau Hiệp định Paris 1973, nhiệm vụ ngoại
giao kinh tế được đặt lên cao; đặc biệt được đẩy mạnh trong giai đoạn sau khi nước ta bị bao vây
cô lập, rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội.
Từ đó trở đi, ta đã triển khai tích cực công tác ngoại giao kinh tế, góp phần làm sâu sắc hơn quan
hệ giữa Việt Nam với các đối tác, tiếp tục đưa quan hệ kinh tế nói riêng và quan hệ song phương about:blank 3/11 19:34 5/8/24
Nhóm 1 - Tính chất và đặc thù Ngoại giao hiện đại
nói chung đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững; có thể được thấy rõ qua: ta đã gia nhập Diễn đàn
Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại
thế giới (WTO), tích cực tham gia các diễn đàn khu vực và cơ chế hợp tác của Liên hợp quốc;
vận động các doanh nghiệp Việt kiều kết nối, đưa hàng hóa của Việt Nam vào khu vực trên thế
giới; hỗ trợ các địa phương trong việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại…
Ngoại giao văn hóa cũng có bước phát triển mới. Những năm đầu thế kỷ 21, ngoại giao văn hóa
được Liên Hợp Quốc đặc biệt chú trọng vì khả năng giải quyết những thách thức lớn của thời đại
theo hướng bền vững, đó là những thách thức về sự bất bình đẳng, bất công bằng, nghèo đói và
xung đột, dựa trên sự tôn trọng con người, tôn trọng văn hóa và lối sống của nhau. Sở dĩ, ngoại
giao văn hóa trở thành một đặc thù và ngày càng được phát triển sâu rộng trong thời kỳ ngoại
giao hiện đại là bởi ngoại giao văn hóa giúp thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế và phát triển của mỗi quốc gia.
Hầu hết các nước, không chỉ các nước phát triển, mà cả các nước mới nổi đều có chính sách
truyền bá văn hóa ra nước ngoài, qua đó thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ đối ngoại. Đối với
các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, ngoại giao văn hóa phát huy vai trò như một phương
thức nhằm lan tỏa giá trị văn hóa, con người, quảng bá hình ảnh, nâng cao vị thế, tiếng nói của
đất nước trên trường quốc tế; đồng thời, tạo thêm nhiều động lực cho sự phát triển.
4. Ngoại giao đa phương trở nên sôi động hơn bao giờ hết và có vai trò ngày càng tăng
trong trong nền chính trị thế giới;
Có hai hình thức ngoại giao đa phương chủ yếu: (1): các tổ chức quốc tế khu vực và toàn cầu
như ASEAN, EU, Liên Hợp Quốc… và (2): các diễn đàn đa phương. Tuy nhiên cũng cần nhấn
mạnh rằng không phải chỉ tới thời kỳ ngoại giao hiện đại mới bắt đầu xuất hiện ngoại giao đa
phương, ngoại giao đa phương trong các giai đoạn trước thường được nhìn nhận xoay quanh một
bối cảnh quan hệ quốc tế nhất định (ví dụ: hội nghị quốc tế ở Đức ký hiệp ước Westphalia sau
cuộc chiến tranh 30 năm giữa các nước châu Âu mở đầu cho khái niệm “chủ quyền quốc gia”;
Hội nghị Versailles sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Hội nghị San Francisco hình thành Liên
Hợp Quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai…) Lý giải: about:blank 4/11 19:34 5/8/24
Nhóm 1 - Tính chất và đặc thù Ngoại giao hiện đại
+ Dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa, nhiều vấn đề xuyên quốc gia, phi truyền thống nảy
sinh, đặt ra đòi hỏi cấp thiết về hợp tác quốc tế. Thay thế cho thế giới “hai cực” thời kỳ Chiến
tranh lạnh là một thế giới đa cực => Cục diện mới này thúc đẩy sự phát triển của ngoại giao đa phương
+ Mong muốn thông qua các diễn đàn đa phương để nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của các quốc gia
5. Chính sách đối ngoại không chỉ là sự kéo dài của chính sách đối nội, mà quyện chặt với
chính sách đối nội, ranh giới giữa đối nội và đối ngoại nhiều khi khó phân biệt;
Ví dụ, vấn đề ly khai tại nước Cộng hòa tự trị Chechnya ở Liên bang Nga, rõ ràng là vấn đề hoàn
toàn nội bộ của nước Nga. Tuy nhiên, việc xử lý vấn đề ly khai này được lãnh đạo Nga coi như
một biện pháp mang tính chất vừa đối nội và đối ngoại, bởi vì thế giới, đặc biệt là Mỹ, Liên minh
châu u, thế giới Hồi giáo dành sự quan tâm lớn đối với vấn đề này. Ở Việt Nam, vấn đề dân tộc,
trong đó có vấn đề Tây Nguyên, vấn đề tôn giáo cũng hoàn toàn là vấn đề nội bộ của Việt Nam,
tuy nhiên khi xử lý, đều phải tính góc độ đối ngoại, vì các vấn đề trên có mang nội dung đối ngoại.
Đối nội, đối ngoại và ngoại giao gắn bó chặt chẽ với nhau hơn do có những nhân tố tác động.
Trước hết, là toàn cầu hóa làm cho các quốc gia tăng cường hội nhập khu vực và quốc tế, từng
quốc gia trở thành bộ phận hữu cơ của thế giới, tính lệ thuộc vào nhau cao hơn. Mặt khác, mối
liên hệ đó phát triển còn chịu tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ của thông tin và truyền thông.
6. Thứ sáu, một nét mới của ngoại giao thời đại toàn cầu hoá là ngoại giao trở nên cởi mở
hơn, đỡ khép kín hơn;
Nếu như trước đây người ta quan niệm ngoại giao là lĩnh vực rất bí mật, hoạt động khép kín,
đóng cửa, song giờ đây ngoại giao đã trở nên cởi mở hơn nhiều. Ở Việt Nam, các nhà hoạt động
ngoại giao không ngại tiếp xúc với báo chí, ngược lại rất tích cực gặp gỡ báo chí trong nước,
ngoài nước, để thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại; thông tin cho dư luận trong
nước về đường lối đối ngoại, về hoạt động ngoại giao của Đảng và Nhà nước; giới thiệu với
nước ngoài đường lối đổi mới, văn hoá, con người Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ hữu nghị, about:blank 5/11 19:34 5/8/24
Nhóm 1 - Tính chất và đặc thù Ngoại giao hiện đại
hợp tác giữa nước ta với cộng đồng quốc tế.
Nhìn chung, công tác vận động và đấu tranh dư luận của Bộ Ngoại giao đã được tiến hành khá
chủ động, góp phần giải toả khá nhiều vấn đề báo chí nước ngoài quan tâm, làm cho dư luận, đặc
biệt là dư luận quốc tế hiểu rõ hơn tình hình Việt Nam, tạo dư luận chung tích cực hơn về nước
ta; hạn chế những đánh giá tiêu cực, không có lợi cho sự nghiệp đổi mới, nhất là sự phát triển
kinh tế - xã hội; phản bác những thông tin lệch lạc, vu cáo của các thế lực thù địch về tình hình
nhân quyền, tôn giáo, tự do báo chí... đồng thời, bày tỏ kịp thời lập trường, quan điểm của Việt
Nam về các vấn đề quốc tế và khu vực mà dư luận quan tâm.
Ngoại giao chính thức cũng trở nên minh bạch hơn và ít bí mật hơn.
7. Thủ tục lễ tân được đơn giản hóa, gặp gỡ không chính thức, gặp làm việc, gặp không có
“caravat” trở nên phổ biến;
Sở dĩ xuất hiện xu hướng này vì người ta quan tâm hơn đến hiệu quả các chuyến thăm, các hội
nghị. Nếu quá chú ý đến các vấn đề lễ tân, vốn đã rất phức tạp, rất cầu kỳ sẽ làm giảm hiệu quả.
Chính vì vậy, các cuộc gặp không có cravát, gặp không chính thức, họp không chính thức, các
cuộc gặp, chuyến thăm làm việc tăng lên.
Ngoài ra, lễ tân ngoại giao cũng ngày càng được đơn giản hoá, hạn chế tốn kém thời gian và tiền
bạc. Nghi lễ bắn 21 loạt đại bác chào mừng nguyên thủ, 19 loạt chào mừng người đứng đầu
chính phủ chỉ còn tồn tại ở một số nước. Việc huy động lực lượng quần chúng ra đón ở sân bay,
ga tàu hỏa, dọc theo phố cũng chỉ còn là hiện tượng cá biệt. Trước kia, các nghi lễ này thường
được tổ chức hết sức rầm rộ ở các nước xã hội chủ nghĩa. Các cuộc mít tinh lớn, có đông đảo
quần chúng tham dự để chào mừng các vị khách cấp cao cũng hầu như không còn.
8. Xuất hiện những khái niệm mới, cách tiếp cận mới như: ngoại giao phòng ngừa, an ninh
phi truyền thống, ngoại giao kênh II, ngoại giao ảo, sức mạnh mềm, ngoại giao y tế, ngoại
giao nhân quyền, ngoại giao công chúng…;
Sự phát triển của những khái niệm mới, cách tiếp cận mới xuất phát từ sự phát triển mạnh mẽ
của Ngoại giao hiện đại cũng như những thay đổi lớn trong xã hội thời gian qua, có thể kể đến about:blank 6/11 19:34 5/8/24
Nhóm 1 - Tính chất và đặc thù Ngoại giao hiện đại
như sự bùng nổ các hiệp định, quan hệ ngoại giao trong thời kỳ toàn cầu hoá, sự lên ngôi của
quyền lực mềm trong thời đại hoà bình hoặc mối nguy tiềm tàng đến từ các dịch bệnh, thiên tai
mang tính toàn cầu, đòi hỏi sự chung tay của các quốc gia.
Trong các cách tiếp cận mới, ngoại giao kênh II là một phương thức rất được ưa chuộng. Đó là
hoạt động ngoại giao của cựu quan chức nhà nước như nguyên các nhà ngoại giao cấp cao, của
các cơ quan khoa học, nghiên cứu về quan hệ quốc tế, về an ninh quốc tế. Ví dụ, hoạt động ngoại
giao của Viện nghiên cứu chiến lược và quốc tế ASEAN (ISIS - ASEAN) và Hội đồng hợp tác an
ninh châu Á - Thái Bình Dương (CSCAP) mà Học viện Ngoại giao Việt Nam là thành viên.
9. Nhờ tiến bộ của khoa học công nghệ mà phương pháp ngoại giao cũng có sự thay đổi: giờ
đây người ta có thể họp hội nghị, có thể gặp nhau qua video - conference, việc lấy tin,
truyền phát tin rất nhanh và rất thuận tiện…;
Trong thời kỳ đại dịch, các cuộc họp quan trọng được thực hiện qua nền tảng trực tuyến trở nên
bắt buộc. Internet cũng khiến các công cụ ngoại giao trở nên sắc bén và giúp người dân thâm
nhập được sâu hơn vào các chính sách đối ngoại của quốc gia, đến mức hình thành khái niệm
Ngoại giao Twitter, nơi các chính trị gia truyền bá thông điệp ngoại giao đến thế giới. Cụ thể, vào
năm 2019, cán bộ ngoại giao ở Trung Quốc còn được khuyến khích sử dụng Twitter. Không cần
phải nói, rất nhiều cuộc tranh cãi nảy lửa đã xảy ra trên nền tảng này. III.
MỞ RỘNG: Ngoại giao hiện đại Việt Nam: xây dựng đường lối đối ngoại Việt Nam
trong thời kỳ đổi mới (1986-nay) 1. Nội hàm
“Ngoại giao hiện đại” thể hiện ở nội dung, phương pháp triển khai, cách thức quản trị của ngoại
giao trong tình hình mới, trong đó nhấn mạnh sự thích ứng với các yếu tố như ứng dụng công
nghệ thông tin, ngoại giao số, ngoại giao trực tuyến, ngoại giao thượng đỉnh…
Tuy nhiên, “Ngoại giao hiện đại” không chỉ đơn thuần là ứng dụng công nghệ số, công nghệ
thông tin để thích ứng và phát huy những thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư,
mà còn là quá trình đổi mới toàn diện, không chỉ ở Bộ Ngoại giao mà còn ở tất cả các cơ quan
làm công tác đối ngoại trong hệ thống chính trị, trên 4 trụ cột: (i) nguồn nhân lực - xây dựng đội about:blank 7/11 19:34 5/8/24
Nhóm 1 - Tính chất và đặc thù Ngoại giao hiện đại
ngũ cán bộ bản lĩnh, chuyên nghiệp, sáng tạo và kỷ luật; (ii) xây dựng tổ chức bộ máy tinh gọn,
hiệu quả, linh hoạt thích ứng; (iii) chuẩn hóa quy trình, áp dụng các phương thức mới để triển
khai công tác đối ngoại (như ngoại giao số, ngoại giao công chúng) và; (iv) xây dựng cơ sở vật
chất, hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Trong nội hàm "ngoại giao hiện đại" đó, khâu “xây dựng đội ngũ
cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, chuyên nghiệp, đổi mới sáng tạo" là nhân tố
có ý nghĩa quyết định, then chốt.
2. Đường lối “Ngoại giao hiện đại”
Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30 năm 2018 đã xác định một trong các nhiệm vụ trọng tâm của
ngành ngoại giao trong thời gian tới là “Xây dựng nền ngoại giao từng bước hiện đại, chuyên
nghiệp, thích ứng năng động trong tình hình mới”. Nhân dịp Xuân Tân Sửu 2021, Ủy viên Bộ
Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh có bài viết: “Hướng tới nền
ngoại giao toàn diện, hiện đại và những kỳ vọng đổi mới với cán bộ ngoại giao tương lai”. Để
hoàn thành được trọng trách đó, ngành đối ngoại cần “xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện
đại với ba trụ cột là đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân”.
Ngoại giao Việt Nam hội tụ những đặc thù của một “Nền ngoại giao hiện đại”: -
Hội nhập quốc tế:
+ Trên cơ sở đánh giá đúng tình hình quốc tế và trong nước, Đảng ta đã xác định hội
nhập quốc tế là định hướng chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, từ đó có những chủ trương, chỉ đạo đúng đắn cho công tác đối ngoại và hội
nhập quốc tế, trên tất cả các trụ cột đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối
ngoại nhân dân. Bộ Chính trị đã thông qua Nghị quyết 22-NQ/TW về hội nhập
quốc tế, quyết định chuyển từ hội nhập kinh tế quốc tế sang hội nhập toàn diện; có
Chỉ thị 32-CT/TW về tăng cường và nâng cao hiệu quả quan hệ đối ngoại đảng
trong tình hình mới. Ban Bí thư ra Chỉ thị số 25-CT/TW về đẩy mạnh và nâng tầm
đối ngoại đa phương trong tình hình mới. Nhà nước, Quốc hội cũng đã xây dựng
và ban hành Luật Điều ước quốc tế, Luật Thỏa thuận quốc tế, Luật Cơ quan đại
diện nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài. -
Hợp tác cùng phát triển, góp phần củng cố môi trường hòa bình, tranh thủ điều
kiện quốc tế thuận lợi:
+ Đến nay, nước ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189 nước trong tổng số 193 about:blank 8/11 19:34 5/8/24
Nhóm 1 - Tính chất và đặc thù Ngoại giao hiện đại
quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc, có quan hệ kinh tế - thương mại và đầu
tư với hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ; xây dựng được mạng lưới 17 đối tác
chiến lược và 13 đối tác toàn diện, trong đó có toàn bộ các nước Ủy viên thường
trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và các nước thành viên ASEAN, mạng lưới
bạn bè và đối tác quan trọng ngày càng được mở rộng, hợp tác ngày càng hiệu quả.
+ Chúng ta đã tổ chức thành công các hoạt động ngoại giao tầm cỡ thế giới như
Năm APEC Việt Nam 2017, Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần thứ
hai tại Hà Nội năm 2019; đảm nhận trọng trách Ủy viên không thường trực Hội
đồng Bảo an Liên Hợp Quốc 2020-2021, Chủ tịch ASEAN 2020…, qua đó góp
phần củng cố vững chắc và nâng cao vai trò, vị thế của đất nước trên trường quốc
tế, đóng góp tích cực vào hoà bình, ổn định và hợp tác ở khu vực và trên thế giới.
+ Việt Nam đã có quan hệ thương mại với trên 220 đối tác, 71 nước đã công nhận
quy chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam. Chúng ta đã tham gia và có quan hệ
tốt đẹp với nhiều tổ chức, cơ chế hợp tác kinh tế-phát triển hàng đầu như: Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế
(IMF), Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Đặc biệt,
chúng ta đã tham gia 15 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có các FTA
“thế hệ mới” như: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu
(EVFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
=> Sự hợp tác trong bối cảnh hội nhập kinh tế mang lại nhiều đột phá, qua đó mở rộng thị trường
xuất khẩu, thu hút vốn nước ngoài, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. -
Loại hình ngoại giao ngày càng đa dạng, đa màu sắc:
+ Song hành cùng ngoại giao chính trị, nhiều hoạt động ngoại giao kinh tế thiết thực
được triển khai, góp phần mở rộng thị trường, đối tác cho doanh nghiệp.
+ Ngoại giao văn hóa quảng bá hình ảnh Việt Nam giàu bản sắc, đổi mới thành
công; đồng thời vận động để đến nay 39 di sản của Việt Nam được UNESCO
công nhận là di sản văn hóa thế giới, qua đó vừa đóng góp cho việc bảo vệ các giá
trị của nhân loại, vừa tạo nguồn lực cho phát triển ở nhiều địa phương.
+ Ngành ngoại giao cũng triển khai tích cực, hiệu quả công tác bảo hộ công dân và about:blank 9/11 19:34 5/8/24
Nhóm 1 - Tính chất và đặc thù Ngoại giao hiện đại
công tác người Việt Nam ở nước ngoài. thể hiện rõ chủ trương đại đoàn kết dân
tộc cũng như tình cảm, trách nhiệm của Đảng, Nhà nước trong việc chăm lo cho
cộng đồng và phát huy mạnh mẽ nguồn lực của kiều bào. 5 năm qua, chúng ta đã
triển khai công tác bảo hộ đối với trên 50.000 công dân, trên 600 vụ việc/1000
tàu/với gần 10.000 ngư dân; tổ chức gần 800 chuyến bay đưa trên 200.000 công
dân về nước an toàn trong đại dịch COVID-19. -
Thiện chí, đảm bảo chấp hành luật pháp quốc tế, là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế:
Báo cáo Chính trị của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã xác định nhiệm vụ trọng
tâm của ngành đối ngoại trong thời gian tới là “đảm bảo cao nhất lợi ích quốc gia - dân
tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi”,
trong đó chỉ rõ vai trò tiên phong của đối ngoại “trong tạo lập và giữ vững môi trường
hoà bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước”.
=> Những thành công đó là lời khẳng định về sự trưởng thành, phát triển của ngoại giao Việt
Nam trên cơ sở kết hợp nhuần nhuyễn giữa các binh chủng đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà
nước và đối ngoại nhân dân, hình thành nên một nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, chuyên
nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ
đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. -
Những yêu cầu trong tình hình mới:
+ Xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với các trụ cột đối ngoại Đảng, ngoại
giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân. Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của
Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước đối với công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.
+ Kỳ vọng đối với thế hệ cán bộ ngoại giao tương lai :
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đặt ra yêu cầu “nâng cao bản lĩnh, phẩm
chất, năng lực, tính chuyên nghiệp, hiện đại, đổi mới sáng tạo của đội ngũ làm
công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế; chủ động thích ứng trước chuyển biến của tình hình quốc tế”.
Năm 2018, phát biểu tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30, Tổng Bí thư, Chủ tịch
nước Nguyễn Phú Trọng căn dặn cán bộ ngành ngoại giao: “Càng hội nhập sâu about:blank 10/11 19:34 5/8/24
Nhóm 1 - Tính chất và đặc thù Ngoại giao hiện đại
với thế giới, chúng ta càng cần có các nhà ngoại giao có bản lĩnh chính trị; đủ
trình độ, uy tín, phong cách để sánh vai với các nước, bạn bè quốc tế; toàn tâm,
toàn ý vì sự nghiệp. Một nhà ngoại giao giỏi trước hết phải là một nhà chính trị
giỏi, luôn lấy lợi ích của quốc gia, của chế độ làm kim chỉ nam trong hành động.
Nhà ngoại giao luôn ghi nhớ rằng, phía sau mình là Đảng, là đất nước, là nhân
dân. Phải tự tin, vững vàng, kiên định và khôn khéo”.
Kết luận: Xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài, đòi
hỏi những nỗ lực bền bỉ, căn cơ của cả hệ thống chính trị, quyết tâm cao độ của tất cả các cấp,
các ngành và một chiến lược, kế hoạch triển khai bài bản, cụ thể nhằm bảo đảm tính tổng thể,
thống nhất và hiệu quả. Với thế và lực mới của đất nước, phát huy truyền thống vẻ vang và thành
tựu to lớn trong 75 năm qua, tiếp bước tinh thần ngoại giao đồng hành cùng đất nước, hết lòng,
hết sức phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngoại giao Việt Nam
tiếp tục vững bước tiến lên, viết tiếp những trang sử vàng của nền ngoại giao hiện đại, góp phần
xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. about:blank 11/11