Tính đúng đắn về lý luận của tư tưởng “ Không có gì quý hơn độc lập, tự do.”
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải gắn liền với thống nhất, chủ quyền toàn vẹn lãnhthổ của đất nước, độc lập dân tộc bao giờ cũng gắn với tự do, dân chủ, ấm no, hạnh phúc của nhândân lao động. Tiếp tục tinh thần các kỳ đại hội trước, Đại hội XIII xác định một trong những tư tưởngchỉ đạo là “bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luậtpháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác cùng có lợi để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Namxã hội chủ nghĩa”Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (TT)
Trường: Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45148588
Họ và tên: Hoàng Thanh Thảo Tính đúng đắn về lý luận của tư tưởng “ Không có gì quý hơn
độc lập, tự do.”
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải gắn liền với thống nhất, chủ quyền toàn vẹn lãnh
thổ của đất nước, độc lập dân tộc bao giờ cũng gắn với tự do, dân chủ, ấm no, hạnh phúc của nhân
dân lao động. Tiếp tục tinh thần các kỳ đại hội trước, Đại hội XIII xác định một trong những tư
tưởng chỉ đạo là “bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản
của luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác cùng có lợi để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Đó chính là bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc chân chính, đúng đắn
theo mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. - Bối cảnh:
*Trên thế giới: Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Cạnh tranh kinh tế, chiến tranh thương mại giữa
các nước, các nền kinh tế ngày càng quyết liệt. Tình hình chính trị, an ninh, kinh tế thế giới có những
biến động lớn, nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo *Tại Việt Nam:
- Nền kinh tế độc lập, tự chủ. Hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế được nâng cao. Quy mô, trình độ
phát triển kinh tế, xã hội của đất nước được nâng lên
- Việt Nam đã giải quyết ổn thỏa nhiều tranh chấp biên giới, lãnh thổ, biển đảo, giữ vững môi trường
hòa bình; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng thị trường ngoài nước; tăng cường ngoại giao đa phương.
- Độc lập trên nhiều phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, đối ngoại=> Xét
trên nhiều phương diện, tính đúng đắn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập chính trị là hoàn
toàn hợp lý và phù hợp với tình hình thời cuộc. Tuy nhiên, với sự phát triển của thế giới và Việt
Nam ngày nay thì cần phải cần bổ sung thêm tính độc lập về kinh tế, quốc phòng, văn hóa, xã hội và đối ngoại.
- Độc lập dân tộc về chính trị: Nỗ lực phấn đấu để ngăn ngừa xung đột chiến tranh và giải quyết
các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế. “Kiên quyết, kiên trì
đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng
biển; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển”
- Độc lập dân tộc về kinh tế:“ Xây dựng một nền kinh tế thị trường hiện đại, có năng lực cạnh tranh
và tính chủ động trong tham gia hiệu quả vào hệ thống sản xuất và phân phối toàn cầu, có khả
năng thích ứng cao với những biến động của tình hình quốc tế và ít bị tổn thương trước những biến
động đó, có cơ cấu kinh tế hiệu quả và bảo đảm độ an toàn cần thiết cho các hoạt động bình
thường của xã hội, phục vụ đắc lực cho mục tiêu xây dựng tiềm lực kinh tế cho chủ nghĩa xã hội.”
- Độc lập dân tộc về phương diện văn hóa, xã hội: “Nền văn hóa tự cường, tự chủ, giữ vững định
hướng xã hội chủ nghĩa, biết cách sử dụng các thành tựu phục vụ cho công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội,” làm cho tăng trưởng kinh tế luôn đi liền với sự tiến bộ, công bằng xã hội, sự trong
sạch, lành mạnh về đạo đức, văn hóa và tinh thần; “ khơi dậy mạnh mẽ chủ nghĩa yêu nước, tinh
thần dân tộc chân chính của người Việt Nam nhằm góp phần tăng tiềm lực quốc gia, hội nhập quốc
tế phải gắn liền với nhiệm vụ trau dồi bản lĩnh và bản sắc văn hóa dân tộc, để không tự đánh mất
mình trước xu thế hội nhập mở cửa.’’
- Độc lập dân tộc về QP, AN và đối ngoại . : “Quốc phòng, an ninh được tăng cường, kiên quyết,
kiên trì bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. An ninh chính trị, an toàn xã hội được bảo
đảm, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước.