Tóm tắt Chương 2 kĩ năng giao tiếp | Đại học công nghiệp HCM
Tóm tắt Chương 2 kĩ năng giao tiếp của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Preview text:
lOMoARcPSD| 40651217
CHƯƠNG II. CÁC KĨ NĂNG GIAO TIẾP CƠ BẢN 2.1 Khái niệm
Kĩ năng giao tiếp là khả năng vận dụng hiệu quả các tri thức và kinh nghiệm về giao
tiếp,các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ vào trong những hoàn cảnh khác
nhau củaquá trình giao tiếp nhằm đạt mục đích giao tiếp
2.2 Một số kĩ năng cơ bản
2.2.1 Kĩ năng sử dụng các phương tiện giao tiếp
Phương tiện giao tiếp là những yếu tố mà chúng ta dùng để thể hiện thái độ, tình
cảm,mối quan hệ và những tâm lí khác của mình trong cuộc giao tiếp.
2.2.1.1 Kĩ năng sử dụng phương tiện giao tiếp ngôn ngữ
Là kĩ năng thể hiện sự tiếp xúc, trao đổi thông tin giữa người với người thông qua nói vàviết có hiệu quả.
Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ được hướng vào người khác, được biểu hiện bằng âm
thanh và được tiếp nhận bằng thính giác nhằm đạt mục đích, ý đồ riêng của cá nhân hay của nhóm. Ngôn ngữ nói gồm: + Ngôn ngữ đối thoại + Ngôn ngữ độc thoại
Ngôn ngữ viết là ngôn ngữ nhằm hướng vào người khác, được biểu đạt bằng chữ viết
và được thu nhận bằng thị giác.
Chức năng của giao tiếp ngôn ngữ +Chức năng thông báo +Chức năng diễn cảm +Chức năng tác động
Các hình thức biểu hiện trong giao tiếp ngôn ngữ
+Giao tiếp chỉ định: là giao tiếp trong đó các chue thể sử dụng thông tin khách quan –
logic nhằm phản ánh trực tiếp sự vật hoặc hiện tượng hay nội dung vụ việc với đúng bản chất của nó.
+Giao tiếp loại suy: là giao tiếp thể hiện mối quan hệ giữa nội dung và ý nghĩa của sự vật, hiện tượng.
Các hình thức biểu hiện trong giao tiếp ngôn ngữ lOMoARcPSD| 40651217
+ Giao tiếp chỉ định (hiển ngôn) là giao tiếp trong đó các chủ thể sử dụng thông tin
khách quan-logic nhằm phản ánh trực tiếp sự vật hiện tượng hay nội dung vụ việc tới
đúng bản chất của nó. Đây là kiểu nói thẳng sự vật, nói trực diện.
+Giao tiếp loại suy (hàm ngôn) là giao tiếp thể hiện mối quan hệ giữa nội dung và ý
nghĩa của sự vật, hiện tượng ( tức là gắn sự việc vào 1 ý nghĩa bóng gió nào đó) Các
tác động đến KNGT ngôn ngữ +Nội dung ngôn ngữ:
Tức là ý nghĩa của lời nói của câu của ngữ từ ở đây chúng ta cần lưu ý đến vai trò của
ý cá nhân của ngôn ngữ trong giao tiếp.
+ Tính chất của ngôn ngữ:
Trong giao tiếp những tính chất của ngôn ngữ như nhịp điệu âm điệu ngữ điệu cũng
đóng vai trò rất quan trọng + Điệu bộ khi nói :
Điệu bộ là những cử chỉ của tay chân và vẻ mặt +Phong
cách ngôn ngữ: Phong cách ngôn ngữ
Thể hiện qua lối nói lối viết tức là cách dùng từ ngữ để diễn đạt ý trong giao tiếp.
Phong cách ngôn ngữ đòi hỏi mỗi cá nhân cần nhận thức được các yêu cầu của từng
loại phong cách cũng như khéo léo sử dụng những phong cách trong hoàn cảnh khác.
Một số nguyên tắc giao tiếp bằng ngôn ngữ
-Lời nói phải đúng vai : trong giao tiếp lời nói phải phù hợp với vai trò, vị trí
của chủ thể giao tiếp thể hiện qua cách xưng hô, giọng nói
-Lời nói phải phù hợp với trình độ người nghe : tùy trình độ của người nghe mà chọn
những từ ngữ, cách diễn đạt phù hợp tránh có sự hiểu lầm
-Nội dung cần truyền đạt phải rõ ràng mạch lạc tránh dùng những từ có nhiều nghĩa,
không nên có những từ, câu thừa.
-Cách nói phải khéo léo, tế nhị “ Nói ngọt, lọt đến xương”
Lưu ý khi giao tiếp ngôn ngữ
-Âm lượng: Giọng nói cần phải rõ ràng, đủ nghe.
-Phát âm: Âm vực phải chuẩn, tròn vành rõ chữ, không méo tiếng hay nuốt chữ,
không nhầm lẫn giữa các âm.
-Chất lượng: Theo nguyên lý phát âm, luồng hơi từ trong phổi đi ra chạm vào
dây thanh quản phát ra các nguyên âm
-Tốc độ: Trong khi giao tiếp, tốc độ nói hoàn toàn phụ thuộc vào người nghe lOMoARcPSD| 40651217
-Điểm dừng: Văn nói khác văn viết, với văn viết, chúng ta có thể đọc đoạn
trên, đoạn dưới, xem dấu chấm câu để hiểu người viết định nói gì -Điểm nhấn: Có hai loại nhấn mạnh.
+Loại thứ nhất là trường độ nghĩa là kéo dài âm lượng ra.
+Loại thứ hai là cường độ nghĩa là tập trung năng lượng vào một từ ngôi
nào đó một cách mạnh mẽ dứt khoát
-Phân nhịp: khi nói ta phải nhấn mạnh vào vào những từ chốt nhất trong một câu ,
hoặc những câu chốt nhất trong 1 đoạn
2.2.1.2 Kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ * Khái niệm
Là kỹ năng thể hiện thông qua sự vận động của cơ thể như cử chỉ, tư thế, nét mặt,
giọngnói: thông qua cách trang phục hoặc tạo ra khoảng không gian nhất định trong giao tiếp
* Phân loại giao tiếp phi ngôn ngữ
Giao tiếp thông qua thị giác: tiếp nhận thông tin qua nét mặt, ánh mắt, nụ cười,… -
Giao tiếp thông qua thính giác: Tiếp nhận thông tin qua giọng nói, tốc độ
nói, âm thanh đệm theo,… -
Giao tiếp thông qua khứu giác: Mùi hương trong môi trường giao tiếp có
thể tác động đến đối phương, tạo nên những phản hồi trong giao tiếp. -
Giao tiếp thông qua vị giác: Các món ăn, thức uống,… có thể ảnh hưởng
đến đối tượng giao tiếp.
Theo mục đích giao tiếp phi ngôn ngữ có hai loại:
•Giao tiếp phi ngôn ngữ không chủ định: Là những biểu hiện mang tính bản
năng của các hành vi, tư thế, nét mặt... xuất hiện theo phản xạ, tự động diễn ra
không có sự kiểm soát của ý thức.
•Giao tiếp phi ngôn ngữ có chủ định: Đó là những biểu hiện của các hành vi,
cử chỉ, các biểu cảm nét mặt có ý thức, có mục đích với sự cố gắng của ý chí lOMoARcPSD| 40651217
Đặc điểm của giao tiếp phi ngôn ngữ
-Giao tiếp phi ngôn ngữ phụ thuộc vào khung cảnh giao tiếp như thời điểm,
thời tiết, không gian, bối cảnh chung quanh...Một bối cảnh không phù hợp sẽ gây
một sự đáp ứng và phản hồi ngược lại mong muốn của chủ thể.
-Giao tiếp phi ngôn ngữ mang tính đa nghĩa. Cùng một thông điệp đưa ra, chủ
thể này có thể hiểu khác chủ thể kia và có thể khác cả với chủ thể phát ra tín hiệu.
-Giao tiếp phi ngôn ngữ chịu sự chi phối chặt chẽ bởi đặc trưng của nền văn
hóa. Đối với văn hóa phương Đông, người ta coi trọng sự tế nhị, kín đáo, nhẹ
nhàng trong khi văn hóa phương Tây, với nhịp sống gấp gáp của phong cách
công nghiệp, người ta mong muốn một kết quả nhanh chóng nên ngôn ngữ
không lời của họ thường rõ ràng, cụ thể, mạnh mẽ hơn người phương Đông.
Vì thế, cần phải nhập gia tùy tục trong giao tiếp, đặc biệt là khi sử dụng ngôn ngữ không lời.
-Giao tiếp phi ngôn ngữ còn có sự khác biệt rõ rệt giữa nam và nữ. Luôn có
ranh giới trong việc sử dụng phi ngôn ngữ trong giao tiếp đối với những chủ
thể khác nhau về giới tính. Giao tiếp phi ngôn ngữ giữa nam nam khác với
giao tiếp không lời giữa nữ - nữ và càng có sự khác biệt khi chủ thể giao tiếp với nhau là nam - nữ.
Vai trò của giao tiếp phi ngôn ngữ:
-Phi ngôn ngữ hỗ trợ, đôi khi thay thế cả lời nói
-Phi ngôn ngữ tạo nên sự sinh động, cuốn hút trong giao tiếp.
-Phi ngôn ngữ còn có khả năng gửi những thông điệp “tế nhị”. Nó giúp cho người ta
nói -được những điều khó nói.
-Phi ngôn ngữ nếu được sử dụng phù hợp, đúng cách sẽ tạo cho chủ thể mộtsự
duyên dáng, đáng yêu, gây được thiện tiếp. cảm gần gũi trong giao tiếp
.-Phi ngôn ngữ nếu được phát ra, tiếp nhận chính xác, đầy đủ thì những thôngđiệp đó rất đáng tin cậy lOMoARcPSD| 40651217
=> Như vậy, bên cạnh việc giao tiếp bằng lời nói, chữ viết, ngôn ngữ không lờiđã góp
phần đắc lực trong việc truyền tải và tiếp nhận thông tin. Vấn đề chính làcác chủ thể
phải biết vận dụng phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ và chính xác các phương tiện giao
tiếp này để đạt hiệu quả cao nhất trong giao tiếp.
Chức năng của giao tiếp phi ngôn ngữ:
- Chức năng biểu hiện trạng thái cảm xúc nhất thời.
- Chức năng biểu hiện các đặc trưng cá nhân.
Các kênh giao tiếp phi ngôn ngữ:
- Giao tiếp qua giọng nói ( âm điệu, ngữ điệu, nhịp độ của giọng nói)
-Nét mặt: vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, quan tâm. Ngoài tính biểu cảm,
nét mặt còn cho ta biết ít nhiều về cá tính của con người.
-Ánh mắt: trong giao tiếp ánh mắt đóng vai trò rất quan trọng biểu hiện sự chú ý,
tôn trọng, sự đồng cảm hay phản đối.
-Nụ cười: Nụ cười dùng để biểu lộ tình cảm, thái độ của mình.
-Cử chỉ: gồm các chuyển động của đầu( gật, lắc), của bàn tay( Vẫy, khua tay).
-Tư thế: có vai trò biểu cảm, có thể nhìn thấy qua tư thế trạng thái tinh thần
thoải mái hay căng thằng. Bao gồm: tư thê đi, tư thế đứng, tư thế ngồi.
-Diện mạo: là đặc điểm tự nhiên ít thay đổi được như tạng người.Diện mạo có
thể gây ấn tượng mạnh trong lần gặp đầu tiên. Diện mạo thể hiện qua: cách ăn
mặc, cách trang điểm,....
-Khoảng cách giao tiếp: Khoảng cách công cộng( từ khoảng trên 3,5m), khoảng
cách xã hội( từ khoảng 1,2m-3,5m), khoảng cách cá nhân( từ khoảng 0,45-
1,2m), khoảng cách thân mật( từ 0-0,45m)
-Quà tặng: Tặng quà là một trong những cách nhanh gây cảm tình và ấn tượng
tốt ở người khác với chúng ta.
-Mùi: Mùi hương có thể tác động đến hiệu quả làm việc của não bộ 2.2.2 kỹ năng lắng nghe lOMoARcPSD| 40651217 2.2.2.1 Khái niệm
Kỹ năng lắng nghe là khả năng hiểu được nội dung lời nói, nhận biết được tâm trạng
cảm xúc và nhu cầu của người nói một cách hiệu quả trong giao tiếp.
Phân biệt nghe và lắng nghe Nghe Lắng Nghe Chỉ sử dụng tai
Sử dụng tai nghe, trí óc và kỹ năng
Tiến trình vật lí không nhận thức
Giải thích, phân tích, phân loại được
âm thanh, tiếng ồn,thông tin để
chọn lọc, loại bỏ, giữ lại
Nghe âm thanh vang đến tai
Nghe và cố gắng hiểu thông tin của người nói
Tiếp nhận âm thanh theo phản Phải chú ý lắng nghe, giải thích xạ vật lý và hiểu vấn đề Tiến trình thụ động
Tiến trình chủ động, cần thời gian và nỗ lực
2.2.2.2 vai trò của lắng nghe
- Thỏa mãn được nhu cầu của đối tượng
- Thu thập được nhiều thông tin hơn
- Tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với người khác
- Tìm hiểu được người khác một cách tốt hơn
- Giúp người khác có được một sự lắng nghe có hiệu quả
2.2.2.3 Các kiểu và cấp độ lắng nghe - Các kiểu lắng nghe: + Lắng nghe tập trung cao + Lắng nghe có chú ý
+ Lắng nghe để thu thập thông tin lOMoARcPSD| 40651217
+Lắng nghe để giải quyết vấn đề
+Lắng nghe để thấu cảm -Cấp độ lắng nghe
+Thứ nhất chúng ta có thể lờ người khác.
+Thứ hai chúng ta có thể giả vờ nghe để làm cho người khác an tâm.
+ Thứ ba chúng ta có thể nghe có chọn lọc + Thứ tư
chúng ta có thể chăm chú nghe.
+ Thứ năm là nghe thấu cảm