Tổng hợp 28 câu hỏi tự luận và câu trả lời chi tiết môn Con người và môi trường | Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
Câu 1. Vai trò của môi trường tự nhiên đối với con người và sinh vật; Môi trường là không gian sống cho con người và thế giới sinh vật Môi trường cung cấp không gian sống và tài nguyên cần thiết cho con người. Mỗi ngày, mỗi người cần không gian để sinh hoạt, không khí, nước, thực phẩm và năng lượng. Điều này đòi hỏi môi trường phải đáp ứng các tiêu chuẩn về yếu tố vật lý, Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Con người & Môi trường (EN1003)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu 1. VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN ĐỐI VỚI CON NGƯỜI VÀ SINH VẬT
Môi trường là không gian sống cho con người và thế giới sinh vật
- Môi trường cung cấp không gian sống và tài nguyên cần thiết cho con người. Mỗi
ngày, mỗi người cần không gian để sinh hoạt, không khí, nước, thực phẩm và năng
lượng. Điều này đòi hỏi môi trường phải đáp ứng các tiêu chuẩn về yếu tố vật lý, hóa
học, sinh học và xã hội. Tuy nhiên, không gian sống của con người đang thu hẹp do
tác động của công nghệ và tăng trưởng dân số. Việc sử dụng không gian sống phải
cân nhắc đến tính cân bằng sinh thái và bền vững, đảm bảo môi trường lành mạnh
cho thế hệ hiện tại và tương lai.Như vậy, môi trường là không gian sống của con
người và có thể phân loại chức năng không gian sống của con người thành các dạng cụ thể sau:
- Chức năng xây dựng: Cung cấp mặt bằng và nền móng cho các đô thị, khu công
nghiệp, kiến trúc hạ tầng và nông thôn.
- Chức năng vận tải: Cung cấp mặt bằng, khoảng không gian và nền móng cho giao
thông đường thủy, đường bộ và đường không.
- Chức năng sản xuất: Cung cấp mặt bằng và phông tự nhiên cho sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp.
- Chức năng cung cấp năng lượng, thông tin.
- Chức năng giải trí của con người: Cung cấp mặt bằng, nền móng và phông tự nhiên
cho việc giải trí ngoài trời của con người (trượt tuyết, trượt băng, đua xe...).
Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho đời sống và hoạt động sản
xuất của con người
Loài người đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Từ việc canh tác cách đây hàng ngàn năm
cho đến cách mạng công nghiệp vào thế kỷ XVIII, con người luôn tận dụng các hệ sinh thái
tự nhiên để đáp ứng nhu cầu sống. Thiên nhiên cung cấp nguồn tài nguyên vật liệu, năng
lượng và thông tin quan trọng cho cuộc sống và sản xuất của con người. Nhu cầu này tăng
lên theo sự phát triển của xã hội, và môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp
các nguồn tài nguyên này. Chức năng này của môi trường còn gọi là nhóm chức năng sản xuất tự nhiên gồm:
- Rừng tự nhiên: Có chức năng cung cấp nước, gỗ, củi, dược liệu, độ phì nhiêu của đất, bảo
tồn tính đa dạng sinh học.
- Các thủy vực: Cung cấp nước, dinh dưỡng, nơi vui chơi giải trí và các nguồn thủy hải sản
- Động thực vật: Cung cấp lương thực và thực phẩm, các nguồn gen quý hiếm.
- Các loại quặng, dầu mỏ: Cung cấp năng lượng cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp...
- Không khí để thở, năng lượng mặt trời, gió, nước cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của con người.
Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc
sống và hoạt động sản xuất của mình
Con người thải ra các chất thải vào môi trường trong quá trình sản xuất và tiêu dùng. Các
chất thải bị phân hủy và biến đổi dưới tác động của vi sinh vật và yếu tố môi trường. Trong
giai đoạn sơ khai, các quá trình phân hủy tự nhiên giúp chất thải trở về trạng thái nguyên
liệu tự nhiên. Tuy nhiên, với tăng dân số và công nghiệp hóa, lượng chất thải tăng lên, gây ô
nhiễm môi trường. Khả năng tiếp nhận và phân hủy chất thải trong một khu vực nhất định
được gọi là khả năng đệm. Khi lượng chất thải vượt quá khả năng đệm, hoặc chứa nhiều
chất độc, vi sinh vật gặp khó khăn trong quá trình phân hủy, chất lượng môi trường giảm và
có thể gây ô nhiễm. Có thể phân loại chi tiết chức năng này thành các loại sau:
- Chức năng biến đổi lý - hóa học: Pha loãng, phân hủy hóa học nhờ ánh sáng; hấp thụ; sự
tách chiết các vật thải và độc tố.
- Chức năng biến đổi sinh hóa: Sự hấp thụ các chất dư thừa, chu trình nitơ và cacbon, khử
các chất độc bằng con đường sinh hóa.
- Chức năng biến đổi sinh học: Khoáng hóa các chất thải hữu cơ, mùn hóa, amon hóa, nitrat
hóa và phản nitrat hóa,...
Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và
sinh vật trên Trái đất
Trái đất cung cấp môi trường lý tưởng cho sự sống với nhiệt độ ổn định, nồng độ oxy duy
trì. Khí quyển bảo vệ khỏi bức xạ mạnh và giữ nhiệt độ trong mức chịu đựng của con người.
Thủy quyển duy trì chu trình nước và cân bằng nhiệt, trong khi thạch quyển cung cấp năng
lượng và vật chất. Môi trường giảm nhẹ tác động tiêu cực của thiên tai lên con người và sinh vật.
Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người độ..
Môi trường lưu trữ lịch sử địa chất và tiến hóa, cung cấp thông tin về không gian và thời
gian. Đồng thời, nó đóng vai trò quan trọng trong việc dự báo và ứng phó với các hiểm họa
tự nhiên. Môi trường cũng lưu giữ và cung cấp đa dạng nguồn gen, các loài động thực vật
và hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên và nhân tạo, văn hóa và tôn giáo.
Câu 2. VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG NHÂN TẠO ĐỐI VỚI CON NGƯỜI VÀ SINH VẬT
Môi trường nhân tạo là tất cả các yếu tố do con người tạo ra và bị con người chi phối, bao
gồm thành phần hoá học, tính chất vật lý, và các yếu tố khác.
Vai trò đối với con người:
1. Ổn định môi trường sống: Môi trường nhân tạo cung cấp một không gian ổn định
và an toàn cho con người, bảo vệ khỏi các yếu tố bên ngoài như thời tiết khắc
nghiệt hoặc môi trường độc hại. Các căn hộ, nhà riêng, và cư trú sinh viên cung
cấp nơi ở cho con người. Ví dụ: Một gia đình sống trong một căn hộ cao cấp trong trung tâm thành phố.
2. Cung cấp điều kiện sống lý tưởng: Môi trường nhân tạo có thể được thiết kế để tối
ưu hóa điều kiện sống cho con người, bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và không
khí. Các đường phố, hệ thống điện, nước và internet đóng vai trò quan trọng trong
đời sống hàng ngày. Ví dụ: Việc sử dụng các tiện ích để nấu ăn, tắm, và sử dụng thiết bị điện tử.
3. Hỗ trợ sinh tồn và phát triển: Môi trường nhân tạo cung cấp nguồn cung cấp thức
ăn, nước và năng lượng cần thiết để sinh tồn và phát triển cho con người và các.
4. Hỗ trợ hoạt động và công việc: Môi trường nhân tạo được thiết kế để hỗ trợ các
hoạt động hàng ngày của con người, bao gồm công việc, học tập, nghỉ ngơi và giải
trí. Các doanh nghiệp và công ty cung cấp việc làm cho cộng đồng. Ví dụ: Nhà
máy sản xuất tạo ra hàng ngàn công việc cho người dân trong khu vực.
5. Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế và xã hội: Môi trường nhân tạo cung
cấp cơ sở hạ tầng và điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế và xã hội như
giao thông, viễn thông, trường học, bệnh viện và nơi ở.Trường học, thư viện và các
nguồn tài nguyên giáo dục giúp con người học hỏi và phát triển kỹ năng. Ví dụ:
Học sinh học tập và đọc sách tại thư viện của trường.
6. Cung cấp vùng ưu tiên và không gian mở: Môi trường nhân tạo có thể được thiết
kế để tạo ra các không gian mở, công viên, vườn hoặc khu vực nghỉ ngơi cho con
người. Công viên và khu vực mở tạo điều kiện cho các hoạt động ngoài trời và thư
giãn. Ví dụ: Công viên đô thị là nơi dân địa phương có thể đi dạo, chơi thể thao, và
tận hưởng không gian xanh.
7. Ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần: Môi trường nhân tạo có thể có ảnh hưởng
lớn đến sức khỏe tinh thần và thể chất của con người. Một môi trường thoải mái và
an toàn có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.Môi trường nhân tạo thoải mái
và an toàn có thể giúp cải thiện sức khỏe vật lý và tinh thần của con người. Ví dụ:
Các khu vực sống có không gian thoáng đãng, không ô nhiễm và có cây xanh sẽ có
ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe.
Vai trò đối với sinh vật:
1. Cung cấp Điều Kiện Sống Lí Tưởng: Môi trường nhân tạo cung cấp điều kiện sống
lý tưởng cho các loài sinh vật bao gồm thực phẩm, nước và nơi ẩn náu. Các khu
vực tự nhiên hoặc được quản lý như vườn quốc gia hoặc khu bảo tồn đóng vai trò
quan trọng trong việc cung cấp điều kiện sống lý tưởng cho các loài sinh vật địa
phương. Ví dụ: Khu bảo tồn thiên nhiên cung cấp môi trường tự nhiên và an toàn
cho các loài động, thực vật quý hiếm.
2. Bảo vệ và An Toàn: Cung cấp sự bảo vệ khỏi mối nguy hiểm từ môi trường tự
nhiên và các yếu tố bên ngoài như thảm họa tự nhiên. Các công viên quốc gia và
khu bảo tồn cung cấp nơi ẩn náu và bảo vệ cho các loài khỏi sự săn bắn hoặc đe
dọa từ các yếu tố bên ngoài. Ví dụ: Một vùng núi cao với động vật hoang dã có thể
cung cấp môi trường an toàn cho các loài quý hiếm.
3. Giúp Các Loài Tiếp Tục Sống và Phát Triển: Môi trường nhân tạo cung cấp các
nguồn tài nguyên cần thiết để sinh sản và phát triển cho các loài sinh vật. Các khu
vực sinh sản và nuôi dưỡng quan trọng để các loài có thể sinh sản và phát triển. Ví
dụ: Một khu vực đầm lầy có thể là nơi các loài cá và ếch đẻ trứng và phát triển.
4. Tạo Cơ Hội Tương Tác với Con Người: Các khu vực sống gần con người trong
môi trường nhân tạo có thể cung cấp cơ hội tương tác với con người, bao gồm các
công viên và khu vực sinh hoạt công cộng. Các công viên và khu vực sinh hoạt
công cộng trong môi trường nhân tạo cung cấp cơ hội tương tác giữa con người và
các loài sinh vật. Ví dụ: Các công viên công cộng có thể cho phép người dân quan
sát và tương tác với các loài chim và động vật.
5. Cơ Sở Nghiên Cứu và Bảo Tàng: Môi trường nhân tạo có thể chứa các cơ sở
nghiên cứu và bảo tàng để nghiên cứu và bảo quản đa dạng sinh học. Các khu vực
tự nhiên hoặc được bảo tồn có thể chứa các cơ sở nghiên cứu và bảo tàng để
nghiên cứu và bảo quản đa dạng sinh học. Ví dụ: Một vườn quốc gia có thể chứa
các phòng thí nghiệm để nghiên cứu các loài thực vật và động vật đặc hữu.
Tác động tiêu cực: Tuy nhiên, môi trường nhân tạo cũng có thể gây ra các tác
động tiêu cực, bao gồm ô nhiễm môi trường, mất mát đa dạng sinh học và
stress do môi trường. Ví dụ, môi trường nhân tạo có thể gây ra ô nhiễm không khí,
nước và đất, gây ra các vấn đề về sức khỏe như bệnh tim mạch, ung thư và các vấn
đề hô hấp. Tuy nhiên, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) cũng có thể giúp giải quyết
các thách thức môi trường. AI có thể được sử dụng để thiết kế các công trình xây dựng
tiết kiệm năng lượng , giá
m sát rừng để ngăn chặn phá rừng , và tối ưu hóa triển
khai năng lượng tái tạo. AI cũng có thể được sử dụng để giúp quản lý rác thải và
kiểm soát ô nhiễm.
Trong các vấn đề môi trường toàn cầu hiện nay thì vấn đề biến đổi khí hậu
có mức độ ảnh hưởng lớn nhất đến con người và ví dụ minh họa.
Khí hậu toàn cầu biến đổi và tần xuất thiên tai gia tăng
Biến đổi khí hậu là một nguy cơ hiện hữu. Nồng độ khí nhà kính tiếp tục gia tăng. Vào cuối
những năm 1990, mức phát tán didoxyt cabon (CO2) hằng năm xấp xỉ bằng 4 lần mức phát
tán năm 1950 và hàm lượng CO, đã đạt đến mức cao nhất trong những năm đó. Năm 2010
ghi nhận khoảng 49 Giga tấn CO, phát thải vào không khí, chủ yếu từ hoạt động đốt nhiên
liệu hóa thạch, gấp 2 lần lượng phát thải năm 1970. Năm 2013, nồng độ CO, trong không
khí đạt mức 400 ppm. Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã tác động đến tất cả các lĩnh vực như sản
xuất lương thực, hệ thống sản xuất và sinh kế ven biển. Dự báo nếu không có biện pháp cắt
giảm phát thải khí nhà kính, đến năm 2100, nhiệt độ trái đất có thể tăng từ 3,7-4,8°C so với
thời kỳ tiền công nghiệp. Những đợt sóng nhiệt tăng cường, mưa bão, hạn hán, thiên tai
nặng nề hơn, ngập lụt diễn ra trên phạm vi rộng, đặc biệt là ở các thành phố ven biển, gây
thiệt hại nặng nề đến cuộc sống con người và tiếp tục hủy hoại các hệ sinh thái. Theo đánh
giá của Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu thì có bằng chứng cho thấy ảnh hưởng rất
rõ rệt của con người đến khí hậu toàn cầu. Những kết quả dự báo gồm việc dịch chuyển của
các đới khí hậu, những thay đổi trong thành phần loài và năng suất của các hệ sinh thái
(HST), sự gia tăng các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và những tác động đến sức khỏe con
người. Các nhà khoa học cho biết, trong vòng 100 năm trở lại đây, Trái đất đã nóng lên
khoảng 0,5°C và trong thế kỷ này sẽ tăng từ 1,5-4,5°C so với nhiệt độ ở thế kỷ XX. Trái đất
nóng lên có thể mang tới những bất lợi, đó là:
- Mực nước biển có thể dâng lên cao từ 25-140 cm, do sự tan băng và sẽ nhấn chìm một
vùng ven biển rộng lớn, làm mất đi nhiều vùng đất sản xuất nông nghiệp, dẫn đến nghèo
đói, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Thời tiết thay đổi dẫn đến gia tăng tần suất thiên tai
như gió, bão, hỏa hoạn và lũ lụt. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự sống của loài người
một cách trực tiếp và gây ra những thiệt hại về kinh tế mà còn gây ra nhiều vấn đề môi
trường nghiêm trọng khác. Ví dụ: Ở California, tiểu bang ở bờ Tây nước Mỹ, vào năm 2017
đã ghi nhận hơn 9.000 vụ cháy rừng, với tổng diện tích thiệt hại vượt hơn 1,2 triệu mẫu Anh
(hơn 4.800 km) và phá hủy hơn 11.000 căn nhà. Từ đầu năm
2018 đến nay đã có hơn 4.000 vụ cháy rừng ở California, với tổng diện tích thiệt hại hơn
144.000 mẫu Anh (hơn 580 km). Tình hình hạn hán kéo dài ở bang California là một trong
những nguyên nhân dẫn đến tình trạng cháy rừng gia tăng. Hiện bang bờ Tây nước Mỹ đã
bước sang năm hạn hán thứ 5. Gần 129 triệu cây rừng đã chết và cỏ khô trở thành nguồn
nhiên liệu vô tận cho thần lửa. Thời tiết tại bang California những năm qua ngày một khô
hạn. Mùa hè kéo dài và nóng hơn trước kia. Trong vòng 2 thập niên qua, mùa cháy rừng ở
California cũng dài hơn theo từng năm. Các chuyên gia cho biết những đám cháy thường
xuyên xuất hiện từ tháng năm đến tháng 12.
Câu 3. Phân tích đặc điểm,vai trò của tầng đối lưu, tầng bình lưu của khí quyển? Tầng đối lưu
- Tầng đối lưu là phần thấp nhất của khí quyển của một số hành tinh. Phần lớn các hiện
tượng mà con người gắn với thời tiết hàng ngày diễn ra ở tầng đối lưu. Đặc trưng của tầng
này thể hiện ở các dòng đối lưu của không khí nóng từ bề mặt bốc lên cao và lạnh đi. Hiện
tượng đối lưu đã mang lại tên gọi cho tầng này.
- Đặc điểm của tầng đối lưu: -
Là tầng khí quyển thấp nhất của khí quyển chiếm khoảng 70% khối lượng khí quyển. -
Có nhiệt độ thay đổi giảm dần từ 40°C ở lớp sát mặt đất tới -50°C ở trên cao. -
Ranh giới trên của tầng đối lưu trong khoảng 7-8 km ở hai cực và 16-18 km ở vùng xích đạo. -
Không khí ở tầng đối lưu chứa nhiều hơi nước, bụi, khí nhà kính và các hạt vật chất khác. -
Giảm nhiệt độ theo độ cao: Tầng đối lưu có sự giảm nhiệt độ đáng kể khi bạn đi lên
cao hơn. Nhiệt độ giảm một cách đáng kể, với mức giảm trung bình là khoảng 6,4°C cho
mỗi 1.000 m tăng độ cao. Điều này làm cho tầng đối lưu trở nên lạnh hơn khi đi lên.
- Sự tương tác giữa khí nóng và khí lạnh: Tầng đối lưu thường có sự tương tác
mạnh mẽ giữa khí ấm nổi lên từ mặt đất và khí lạnh từ trên cao. Điều này tạo ra sự tương
tác giữa không khí ấm và lạnh, tạo ra các dòng gió và hiện tượng thời tiết đối lưu.
- Mây và hiện tượng thời tiết: Tầng đối lưu thường là nơi xuất hiện của các hiện
tượng thời tiết địa phương như mưa, sấm sét, tạo bão, và cảm giác nóng lạnh. Các dòng gió
nổi lên và đổ xuống trong tầng đối lưu có thể tạo ra mây và tạo ra sự thay đổi trong thời tiết.
- Vai trò của tầng đối lưu: -
Chịu trách nhiệm bảo vệ Trái Đất khỏi bức xạ có hại từ Mặt Trời. -
Cung cấp oxy cho sự hô hấp của con người và động vật. -
Cung cấp oxy cho sự hô hấp của con người và động vật. -
Quyết định thời tiết hàng ngày: Sự đối lưu của không khí ấm và lạnh tạo ra sự biến
đổi trong áp suất, độ ẩm và nhiệt độ, dẫn đến hiện tượng thời tiết như mưa, nắng, gió, và sấm sét. -
Phân tán ô nhiễm: Tầng đối lưu cũng có khả năng phân tán các hạt bụi và khí độc hại
từ mặt đất lên trên, giúp làm giảm mức độ ô nhiễm khí quyển.
Kết luận: Tầng đối lưu là tầng quan trọng của khí quyển Trái Đất, với vai trò quyết
định thời tiết hàng ngày và sự kiện thời tiết địa phương, đồng thời tạo điều kiện cho
sự sống và hoạt động của con người và các hệ sinh thái trên hành tinh chúng ta. Tầng bình lưu
- Tầng bình lưu hay tầng tĩnh khí là một lớp của bầu khí quyển trên trái đất và một số hành tinh.
- Tầng bình lưu nằm ngay phía trên tầng đối lưu và ở phía dưới của tầng trung lưu. Ranh
giới trên cùng của tầng này gọi là ranh giới bình lưu.
- Đặc điểm của tầng bình lưu
- Nằm trên tầng đối lưu, ranh giới trên dao động trong khoảng độ cao 50 km.
- Nhiệt độ tăng dần theo độ cao, từ -56°C ở phía dưới lên -2°C ở trên cao.
- Không khí ở tầng bình lưu loãng hơn, ít chứa bụi và các hiện tượng thời tiết.
- Ở độ cao khoảng 25 km, tồn tại một lớp không khí giàu khí ozon được gọi là tầng ozon.
- Vai trò của tầng bình lưu
- Bảo vệ Trái Đất khỏi các thiên thạch nhỏ.
- Là nơi diễn ra các hiện tượng quang phổ, giúp Trái Đất có bầu trời xanh.
- Là nơi hoạt động của các vệ tinh nhân tạo.
- Bảo vệ tầng đối lưu: Tầng bình lưu có một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tầng
đối lưu phía dưới. Sự tăng nhiệt độ trong tầng bình lưu làm cho không khí trở nên ổn
định hơn và không thường xảy ra sự đối lưu mạnh mẽ như trong tầng đối lưu. Điều
này giúp ngăn chặn sự thay đổi thời tiết đối lưu gây ra bởi sự tương tác giữa không khí ấm và lạnh.
- Bảo vệ sự sống: Tầng bình lưu chứa lượng ozon đủ lớn để hấp thụ tia tử ngoại có hại
từ Mặt Trời. Điều này rất quan trọng để bảo vệ sự sống trên Trái Đất khỏi tác động
của tia tử ngoại, bao gồm tác động đến da và môi trường.
- Phân tán sóng radio: Tầng bình lưu còn có khả năng phân tán sóng radio, giúp cho
việc truyền thông không dây từ xa trở nên hiệu quả hơn.
Kết luận: Tầng bình lưu có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sự sống trên Trái
Đất, ngăn chặn sự đối lưu mạnh mẽ trong tầng đối lưu, và tạo điều kiện cho các hiện
tượng tác động lên môi trường và cuộc sống trên hành tinh chúng ta.
Câu 4: Trình bày những giải pháp nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam trong thời gian qua?
- Biến đổi khí hậu là gì
+Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh
quyển, thạch quyển, băng quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và
nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. - Giải pháp
+ Hợp tác quốc tế: Việt Nam tích cực tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về biến đổi khí
hậu. Việt Nam đã ký kết và phê chuẩn nhiều hiệp ước, công ước quốc tế về biến đổi khí hậu.
Việt Nam cũng là thành viên tích cực của các diễn đàn quốc tế về biến đổi khí hậu, như Hội
nghị thượng đỉnh khí hậu COP21, COP26.
+ chính phủ xây dựng và điều chỉnh các quy hoạch phát triển, quy chuẩn xây dựng trong
vùng thường xuyên bị thiên tai phù hợp với điều kiện gia tăng thiên tai do biến đổi khí hậu;
củng cố, xây dựng các công trình phòng chống thiên tai trọng điểm, cấp bách. Đến năm
2050, hệ thống quan trắc, dự báo khí tượng thủy văn và cảnh báo hiện tượng khí hậu cực
đoan đạt mức tiên tiến trên thế giới.
+ bảo vệ, phát triển bền vững rừng, tăng cường hấp thụ khí nhà kính và bảo tồn đa dạng sinh
học. Đẩy nhanh tiến độ các dự án trồng rừng, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào trồng
rừng kinh tế; bảo tồn đa dạng sinh học, chú trọng bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái, các
giống, loài có sức chống chịu tốt với các thay đổi khí hậu; bảo vệ và bảo tồn nguồn gien và
các giống loài có khả năng bị tuyệt chủng do tác động của biến đổi khí hậu.
+ Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính: Việt Nam đã ban hành Kế hoạch quốc gia về biến đổi
khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó đặt mục tiêu giảm phát thải
khí nhà kính 20% vào năm 2030 so với kịch bản phát triển thông thường. Để đạt được mục
tiêu này, Việt Nam đã triển khai các giải pháp như:
+ Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo: Việt Nam đã đặt mục tiêu đạt tỷ lệ điện năng sản
xuất từ năng lượng tái tạo là 25% vào năm 2030.
+Tiết kiệm năng lượng: Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích tiết kiệm
năng lượng, như: Giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô điện, hỗ trợ đầu tư cho các dự
án tiết kiệm năng lượng.
+Tăng cường sử dụng nguyên liệu tái chế: Chính phủ đã ban hành các quy định về quản lý
chất thải, khuyến khích sử dụng sản phẩm tái chế.
+ Thích ứng với biến đổi khí hậu: Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp nhằm thích ứng
với biến đổi khí hậu, như:
+ Xây dựng các công trình phòng chống thiên tai: Việt Nam là một quốc gia chịu ảnh hưởng
nặng nề của thiên tai, do đó Chính phủ đã triển khai nhiều dự án xây dựng các công trình
phòng chống thiên tai, như: đê biển, kè sông, hồ chứa nước,...
+ Nâng cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu: Chính phủ đã triển khai nhiều chương
trình tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu.
+ phát triển khoa học - công nghệ tiên tiến trong ứng phó với biến đổi khí hậu. (1) Tăng
cường các hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng công nghệ thích ứng
với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. (2) Đẩy mạnh nghiên cứu, khuyến
khích chuyển giao công nghệ và ứng dụng hiệu quả các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại, nhiên liệu.
Kết luận: Biến đổi khí hậu là một thách thức to lớn đối với Việt Nam và toàn thế
giới. Việt Nam đã và đang nỗ lực triển khai các biện pháp để ứng phó với biến đổi
khí hậu. Tuy nhiên, việc này không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của chính phủ mà còn cần
sự tham gia tích cực của mỗi công dân. Chúng ta cần phải nhận thức rõ rằng mỗi
hành động nhỏ trong cuộc sống hàng ngày đều có thể góp phần vào việc bảo vệ môi
trường và hành tinh của chúng ta. Hãy cùng nhau hành động để bảo vệ tương lai cho thế hệ sau.
Câu 6: Phân tích hiện trạng suy thoái, ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam hiện nay? - Khái niệm
Ô nhiễm đất là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các tác nhân
ô nhiễm gây ảnh hưởng tới quá trình sử dụng của con người và sinh vật. - Nguồn gốc tự nhiên:
Sự lan truyền từ môi trường đã bị ô nhiễm (không khí, nước); từ xác bã thực vật và động vật Nhiễm phèn Nhiễm mặn Gley hoá trong đất Nhiễm kim loại nặng - Nguồn gốc nhân tạo
Từ các hoạt động nông nghiệp
Từ các hoạt động công nghiệp
Từ hoạt động sinh hoạt của con người
Ô nhiễm đát cục bộ do các chất hoá học còn tồn lưu sau chiến tranh - Hậu quả
Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người
Ảnh hưởng đến hệ sinh thái - Biện pháp
Không bón phân tuôi cho cây trồng. hạn chế sử dụng phân hoá học và thuốc BVTV quá liều, tràn lan
SỬ dụng đất đồng thời có những biện pháp để bảo vệ các vi sinh vật, thực vật và
động vật sống trong đất
Phân loại chất thải rắn trước khi xử lí
Xử lí chất thải công nghiệp trước khi đổ vào dòng chảy
Xử lí khí thải công nghiệp trước khi thải vào khí quyển
Quy định sử dụng đất có hiệu quả, giảm lượng chất thải vào đất, giảm mất dinh
dưỡng đất. Chống thoái hoá, xói mòn đất
Các chất thải độc hại, chất nổ, chất phóng xã có kỹ thuật sử lí riêng Câu 7 -
Khái niệm: Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện
taij mà không làm tổn hại dến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai
trên cơ sở kết hợp chắt chẽ, hài hoà giữa tăng cường kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
Mục tiêu, quá trình phát triển - Về kinh tế
Duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững, từng bước thực hiện tăng trưởng xanh, phát
triển năng lượng sách, năng lượng tái tạo
Thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững
Đảm báo an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững
Phát triển bền vững các vùng và địa phương - Về xã hội
Đẩy mânhrj công tác giảm nghèo theo hướng bền vững; Tạo việc làm bền vững;
Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội
Ổn định quy mô, cải thiện và nâng cao chất lượng dân số
Phát triển văn háo hài hoà với phát triển kinh tế, xây dựng và phát triển gai đình VIệt Nam
Phát triển bền vững các đô thị, xây dựng nông thôn mưới, phân bố hợp lý dân cư và lao động theo vùng
Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo để nâng cao dân trí và trình độ nghề nhiệp
thích hợp với yêu cầu và phát triển đất nước, vùng và địa phương
Phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ;
Bảo dảm an toàn thực phẩm; Cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường lao động
Giữ vững ổn định chính trị-xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, chủ dọng và tích cực hội nhập quốc tế -
Về môi trường tài nguyên
Chống thoái hoá, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất
Bảo vệ môi trường nước sử dụng bền vững tài nguyên nước
Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản
Bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biền
Bảo vệ và phát triển rừng
Giảm ô nhiễm không khí và tiếng ổn ở các đô thị lướn và khi công nghiệp
Quẩn lý có hiệu quả chất thải rắn và chất thải nguy hại
Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học
Giảm thiểu tác động và ứng phó với biến đồi khi hậu, phòng chống thiên tài Câu 8
Theo tôi, môi trường không phải là thùng rác vô tận. Môi trường có khả năng tiếp nhận và
phân hủy chất thải do con người tạo ra trong các hoạt động, nhưng khả năng này là có giới
hạn1. Khi lượng phế thải vượt quá giới hạn tiếp nhận và phân hủy chất thải, thì chất lượng
môi trường sẽ bị suy giảm, môi trường có thể bị ô nhiễm .
12 Ô nhiễm môi trường không chỉ
ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh kế của con người, mà còn gây ra sự mất cân bằng sinh thái,
biến đổi khí hậu, tuyệt chủng các loài sinh vật .2
Một ví dụ minh họa cho việc môi trường không phải là thùng rác vô tận là tình trạng rác thải
nhựa trên thế giới. Rác thải nhựa là một trong những loại rác khó phân hủy nhất, có thể tồn
tại hàng trăm năm trong môi trường[3][3]. Theo ước tính, mỗi năm có khoảng 300 triệu tấn
rác thải nhựa được sản xuất ra, trong đó chỉ có khoảng 9% được tái chế, 12% được đốt cháy,
và 79% được chôn lấp hoặc vứt bỏ vào môi trường[ ][3]. 3
Rác thải nhựa không chỉ gây ô
nhiễm đất, nước, không khí, mà còn gây nguy hiểm cho các loài động vật, đặc biệt là các
loài biển. Theo một nghiên cứu, khoảng 100.000 con cá heo, rùa biển, và các loài động vật
biển khác bị chết mỗi năm do nuốt phải rác thải nhựa .4 Ngoài ra, rác thải nhựa còn gây ra
hiện tượng “đảo rác” trên biển, là những vùng nước có nồng độ rác thải nhựa cao, có thể rộng hàng triệu km2 .5
Vì vậy, để bảo vệ môi trường, chúng ta cần có ý thức giảm, tái sử dụng, và tái chế rác thải,
đặc biệt là rác thải nhựa. Chúng ta cũng cần áp dụng các phương pháp xử lý rác thải hiệu
quả và an toàn, như đốt rác, phân hủy sinh học, hoặc chuyển hóa rác thành năng lượng2. Môi
trường là nguồn sống của con người và các loài sinh vật, không phải là nơi để chúng ta vứt
bỏ những thứ không cần thiết.
Câu 9 Phân tích, đánh giá các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí tại các đô thị ở Việt Nam hiện nay?
-Đánh giá : tình trạng ô nhiễm môi trường ở các đô thị việt nam đang đối mặt với nhiều
thách thức. Là một nước đang phát triển cùng với sự gia tăng của dân số và phát triển kinh
tế góp phần tăng cường áp lực lên môi trường . Mặc dù đã có biện pháp như việc thiết lập
các quy địn môi trường và xây dựng các kế hoạch quản lý , song vẫn cần sự cải thiện về
việc thực hiện và tuân thủ quy định cũng như việc tạo ra sự nhận thức cao hơn đối với cộng đồng về vấn đề này.
Cần có sự chung tay từ các bên liên quan , từ chính phủ , doanh nghiệp cho đến cộng đồng
dân cư , để thúc đẩy việc thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường , từ việc quản lý rác thải
đến việc sử dụng năng lượng sạch hơn . Điều này dòi hỏi sự hợp tác mạnh mẽ và nỗ lực từ
tất cả các phía để xây dựng môi trường sống lành mạnh và bền vững hơn .
Câu 10. Phân tích , đánh giá và lấy ví dụ minh họa về mức độ ô nhiễm môi trường ở việt nam hiện nay
-Mức độ ô nhiễm không khí tại việt nam hiện nay: 1,phạm vi hẹp
Ảnh hưởng trực tiếp : bụi làm giảm tầm nhìn
Ảnh hưởng tới sức khỏe: gây ra các bệnh về hô hấp , một số các loại vi khuẩn gây bệnh
tồn tại và truyền bệnh theo không khí như các loại trực khuẩn lao , bạch hầu , dịch
hạch , tụ cầu vàng, ... (tồn tại trong không khí từ 3-70 ngày)
Hít thở không khí có chứa SO2, gây thắt phế quản , nếu nồng độ lớn gây ra hiện tượng
tăng tiết ở thành cổ họng .CO và CO2 với nồng độ lớn hơn 100ppm gây nhiễm độc cấp
tính. Các loại thuốc trừ sâu có chứa clo(như DDT) với nồng độ 10 mg/m3 không khí
làm cho hệ thần kinh bị tổn thương .
Ảnh hưởng tới thực vật : làm giảm quá trình quang hợp
2,Hậu quả mang tính toàn cầu
-gây ra hiệu ứng nhà kính, nóng lên toàn cầu -suy giảm tầng ozon
-chỉ số chất lượng không khí(AQI) : các thành phố lớn như Hà Nôi và TP.HCM thường
xuyên ghi nhận chỉ số AQI vượt quá mức an toàn , đặc biệt vào mùa khô hoặc thời tiết như
bão , lốc, khiến lượng bụi mịn , khói , và khí thải tăng lên đáng kể.
-nồng độ các chất ô nhiễm : các chất ô nhiễm như PM2.5(bụi mịn) , PM10,NOx,SO2
thường vượt quá ngưỡng cho phép , gây ra các vấn đề về hô hấp , tim mạch và ảnh hưởng
đến sức khỏe toàn diện của người dân.
Theo số liệu của IQ_Air đánh giá , mức độ ô nhiễm không khí của Hà Nội là trung bình ,
lượng PM2.5 có nồng độ 30.5 ug/m3 ; lượng khí CO có nồng độ 850,6 ug/m3 . Từ số liệu
đó cho thấy lượng PM2.5 tại Hà Nội hiện gấp 6.1 lần giá trị theo hướng đẫn về chất lượng
không khí hằng năm của WHO.
Câu 24. Phân tích các tác động đến môi trường trong khai thác khoáng sản? 1. Biến đổi khí hậu
- Khai thác than và dầu mỏ
- Cháy than và khí thải từ quá trình sản xuất dầu mỏ
- Đóng góp vào biến đổi khí hậu và hiện tượng nóng lên toàn cầu
2. Sự tàn phá môi trường
- Khai thác khoáng sản gây ra sự tàn phá đáng kể cho đất, nước, không khí và hệ sinh thái tự nhiên.
- Gây ảnh hưởng tiêu cực tới sinh thái địa phương và làm suy giảm sự đa dạng sinh học.
3. Ô nhiễm môi trường
- Hoạt động khai thác gây ra ô nhiễm không khí, nước và đất.
- Thải ra chất thải và khí thải gây hại cho môi trường và sức khỏe con người.
4. Suy thoái đất đai
- Khai thác khoáng sản gây suy thoái đất đai và giảm chất lượng đất.
- Gây ảnh hưởng với sự tàn phá môi trường và mất mát sinh thái.
5. Sự suy giảm nguồn tài nguyên tự nhiên
- Khai thác khoáng sản gây ra sự cạn kiệt và suy giảm nguồn tài nguyên tự nhiên quý
báu như nước, đất và năng lượng.
- Ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững và kinh tế của các khu vực khai thác.
6. Mất mát đa dạng sinh học
- Di chuyển đất đá và phá hủy môi trường tự nhiên
- Làm nguy hiểm cho sự tồn tại của các loài động vật và thực vật KẾT LUẬN:
- Biến đổi khí hậu gây ra nhiều tác động đối với Việt Nam như tăng mực nước biển,
thay đổi mùa khô và mưa, tăng nguy cơ thiên tai và mất cân bằng sinh thái.
- Khai thác khoáng sản ảnh hưởng xấu đến môi trường bằng cách tàn phá môi trường,
gây ô nhiễm, suy thoái đất đai và suy giảm nguồn tài nguyên tự nhiên.
Câu 25. Trình bày và phân tích mức độ ảnh hưởng của một số sự cố môi trường xảy ra
ở Việt Nam trong thời gian qua
1, Sự cố môi trường (SCMT) là gì? -
Sự cốmôi trường là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con
người hoặc biến đổi bất thường của thiên nhiên, gây suy thoái môi trường nghiêm trọng
2, Nguyên nhân xảy ra SCMT:
● Bão, lũ, hạn hán, động đất,… và các thiên tai khác.
● Hỏa hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh,….
● Sự cố trong thăm dò, khai thác, vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sập hầm, tràn dầu, ….
● Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái chế
nguyên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ,..
3, Một số SCMT xảy ra ở Việt Nam trong thời gian qua
A, Sự cố môi trường do Formosa gây ra vào năm 2016 -
- Sự cố này đã gây thiệt hại năng nề về kinh tế, xã hội và môi trường, trong đó chịu
ảnh hưởng nặng nhất là ngành thủy sản, tiếp đến là hoạt động kinh doanh, dịch vụ, du
lịch và đời sống sinh hoạt của ngư dân -
- Mức độ ảnh hưởng vê môi trường: -
Sự cố Formosa đã gây ra ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển, đe dọa hệ
sinh thái và nguồn lợi thủy sản của khu vực. Theo kết quả điều tra của Bộ Tài nguyên
và môi trường, sự cố đã làm chết hang nghìn tấn cá, tôm,… và ảnh hưởng đến hơn 1000 ha rừng ngập mặn. -
- Mức độ ảnh hưởng về đời sống: -
Sự cố Formosa đã gây ra những khó khan cho đời sống của người dân khu vực
miền Trung. Nhiều người dân bị mất nguồn thu nhập do không thể đánh bắt thủy sản.
Ngoài ra, sự cố cũng làm gia tăng các bệnh về hô hấp, tim mạch,.. Ở người dân.
B, Sự cố vỡ bồn chứa bùn thải của nhà máy chì, kẽm ở Cao Bằng -
- Chiều 5/1/2016, bể chứa chất thải chì, kẽm của Công ty TNHH CKC, ở xóm Lạng
Cá (Pác Miều, Bảo Lâm, Cao Bằng) đã bị vỡ tấm bêtông đáy khiến cho hang trăm
nghìn m3 nước và bùn thải chì, kẽm tràn ra môi trường, chảy xuống song Gâm khiến
cho sông Gâm bị ô nhiễm nặng -
- Mức độ ảnh hưởng vê môi trường: -
Sự cố vỡ bể bồn chứa thải của Công ty TNHH CKC đã gây ra ô nhiễm nghiêm
trọng, ước tính 2000m3 nước thải và bùn thải tràn ra môi trường, vùi lấp một phần
diện tích 1000m2 đất ruộng. Nếu để lâu dài, lượng chì tích lũy dưới dạng sunfua
trong đất bùn sẽ cao, gây hại tới động vật và con người sinh sống tại đó -
- Mức độ ảnh hưởng về đời sống: -
Sự cố làm ô nhiễm đất và nước của người dân xung quanh, gây hạn chế về
sinh hoạt và sản xuất. Ngoài ra, sự cố này có thể làm gia tăng các bệnh về hô hấp,
tiêu hóa,….. Ở người dân.
C, sự cố môi trường tại bãi rác An Hiệp – Bến Tre (27/07/2023) -
Theo UBND tỉnh Bến Tre, từ khi nhà máy xử lý rác tỉnh tạm đóng cửa (tại xã Hữu
Định, huyện Châu Thành), bãi rác An Hiệp, huyện Ba Tri tiếp nhận khối lượng rác
khá lớn (khoảng 200 tấn) từ thành phố Bến Tre, huyện Châu Thành và huyện Ba Tri,
trong khi các hạng mục (tường rào, phủ bạt các ô đã chôn lấp, gia cố chống thấm,
gom nước rỉ rác, ao chứa nước rỉ rác,…) và mở rộng diện tích (3ha) thực hiện chưa kịp thời. -
thời gian gần đây mưa lớn kéo dài liên tục dẫn đến tình trạng nước rỉ rác lẫn với nước
mưa chảy tràn xung quanh, mùi hôi phát tán ảnh hưởng trực tiếp đến khoảng 132 hộ
dân nằm trong phạm vi bán kính 1.000m thuộc địa phận 2 xã An Hiệp, An Đức. -
Do bức xúc, vào 14 giờ ngày 15/7 một số người dân chặn xe chở rác, ngăn cản không
cho đổ rác tại bãi rác An Hiệp. Từ thời điểm đó đến nay, các xe rác không có chỗ đổ,
dẫn đến lượng rác ùn ứ trong phạm vi lớn thuộc địa bàn huyện Ba Tri, Châu Thành
và thành phố Bến Tre gây tác động đến nhân dân và an toàn xã hội.
Câu 26. Phân tích những biểu hiện, mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến Việt Nam trong thời gian qua
1. Biến đổi khí hậu là gì? -
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, sinh quyển,
thạch quyển, băng quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và
nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm.
2. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu -
Nguyên nhân chính của biến đổi khí hậu hiện nay là do con người. Các hoạt động
trong cuộc sống đã thải ra khí nhà kính, làm tăng nhiệt độ Trái đất. Các khí nhà kính (KNK) chính bao gồm: o
CO2: Đây là KNK quan trọng nhất, chiếm khoảng 75% tổng lượng KNK,
được thải ra qua quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch. o
CH4: Có khả năng hấp thụ bức xạ nhiệt mạnh hơn CO2. Được thải ra trong
hoạt động chăn nuôi, trồng lúa, đốt rác,… o
N2O: Có khả năng hấp thụ nhiệt mạnh hơn CH4. Được thải ra do các hoạt
động nông nghiệp, như sử dụng phân bón, đốt rừng,… -
Một số nguyên nhân gây biến đổi khí hậu khác như: o Tàn phá rừng o Ô nhiêm môi trường
3. Những biểu hiện của BĐKH - Nhiệt độ tăng - Tăng mực nước biển - Thời tiết cực đoan - Mất đa dạng sinh học
4. Mức độ ảnh hưởng của BĐKH tới Việt Nam A, Nhiệt độ tăng -
Nhiệt độ có xu thế tăng ở hầu hết các trạm quan trắc, tăng nhanh trong những thập kỷ
gần đây. Số ngày nóng tăng ở hầu hết các khu vực, đặc biệt là ở khu vực Đông Bắc,
đồng bằng Bắc Bộ và Tây Nguyên, nhưng giảm ở một số trạm thuộc khu vực Tây
Bắc, Nam Trung Bộ và khu vực phía Nam. -
Có sự khác nhau về mức tăng nhiệt độ giữa các vùng và các mùa trong năm, mức
nhiệt độ tang cao nhất vào mùa đông, thấp nhất vào mùa xuân. Theo Trung tâm Dự
báo khí tượng thủy văn quốc gia, dựa trên dữ liệu cập nhật của 30 năm trở lại đây,
nhiệ độ trung bình tại miền Bắc và Bắc Trung Bộ hiện tại cao hơn từ 0,5 – 1,0 °C so
với nhiệt độ trung bình của các năm trước -
Nhiệt độ cao nhất hiện nay tăng từ 1 – 2 độ so với nhiệt độ cao nhất trong quá khứ, ví
dụ tại Hà Nội: Nhiệt độ cao nhất trong quá khứ (năm 1971) là 40.4 độ C, nhiệt độ cao
nhất mới là 42 độ C (3/4/2019) -
Nhiệt độ thấp nhất hiện nay giảm từ 1 – 2 độ so với nhiệt độ thấp nhất trong quá khứ,
ví dụ tại Hà Tĩnh: 7 độ C (28/12/1982) – 5 độ C (25/01/2016) B, Tăng mực nước biển
Mực nước biển tăng gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới Việt Nam.
- Theo thống kê, khoảng thời gian từ 1960 tới 2014, mực nước biển của Việt Nam có xu hướng tăng từ 1 – 5mm.
- Về môi trường: Tăng nguy cơ ngập lụt, sạt lở ở các khu vực ven biển điển hình là miền
Trung; suy thoái hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển;…
- Về kinh tế: Gây thiệt hại cho cơ sở hạ tầng, sản xuất, kinh doanh; ảnh hưởng tới hoạt động du lịch…
- Về xã hội: Gây mất đất, mất nhà cửa, khó khăn cho sinh hoạt sản xuất, ảnh hưởng sức khỏe con người
C, Hiện tượng thời tiết cực đoan -
Các hiện tượng thời tiết cực đoan trải dài rộng khắp các miền của đất nước, điển hình
là khô hạn và mưa cực đoan ở miền Trung, rét đậm và rét hại ở miền núi phía Bắc,
hạn hán và xâm nhập mặn ở miền Nam D, Mất đa dạng sinh học
- Năm 2019, khoảng 10% diện tích rừng nhiệt đới ở Việt Nam đã bị mất hoặc suy thoái
do biến đổi khí hậu, gây ảnh hưởng đến hơn 10000 loài thực vật, 16000 loài động vật
- Năm 2017, khoảng 50% diện tích rạn san hô ở Việt Nam đã bị chết hoặc suy yếu do
nhiệt độ biển tăng cao, gây ra hiện tượng tẩy trắng san hô, ảnh hưởng đến hơn 4000 loài sinh vật biển
- Một số loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng trong thế kỷ tới (sếu đầu đỏ, sao la, hổ,….)
Câu 27. Các biện pháp hạn chế Ấm lên toàn cầu
1. Giảm thiểu lượng khí nhà kính thải ra môi trường
Khí nhà kính là nguyên nhân chính gây ra sự nóng lên toàn cầu. Do đó, biện pháp quan
trọng nhất để hạn chế nóng lên toàn cầu là giảm thiểu lượng khí nhà kính phát thải ra môi trường
A, SD năng lượng tái tạo
- Năng lượng tái tạo : năng lượng gió, mặt trời, nước, …
- Điều này giúp giảm thiểu lượng khí nhà kính (CO2, SO2, NO2) phát thải từ các nhà máy nhiệt điện
B, SD phương tiện công cộng
- Theo thống kê, Việt Nam hiện có khoảng 72 triệu xe máy chạy xăng => Phát thải ra
lượng khí thải khổng lồ mỗi ngày
=> Tăng cường sử dụng các phương tiện công cộng, xe điện, …. Sẽ giúp hạn chế được lượng khí thải C, Tiết kiệm điện
- Theo thống kê, trong 8 tháng đầu năm 2023, tổng sản lượng điện của Việt Nam đạt
186,3 tỷ kWh, trong đó nhiệt điện chiếm khoảng 48%, thủy điện chiếm khoảng 26%,
phần còn lại là tua bin khí và năng lượng tái tạo khác
=> Nhiệt điện vẫn chiếm phần lớn sản lượng điện => Sử dụng tiết kiệm điện sẽ giúp
giảm lượng nhiên liệu hóa thạch cần thiết để sx điện => Hạn chế ấm lên toàn cầu
D, Tái chế và giảm rác thải
- Quá trình xử lý rác thải, đặc biệt là túi nilon thải ra lượng lớn khí nhà kính (methane, CO2,...)
=> Nên tái chế rác thải và hạn chế dung các sản phẩm dung 1 lần, tiết kiệm giấy,… để
hạn chế ấm lên toàn cầu
2. Tăng cường hấp thụ khí nhà kính
● Trồng nhiều cây xanh
● Phát triển các hệ sinh thái tự nhiên
● Ứng dụng công nghệ hấp thụ khí nhà kính
=> Cây xanh có khả năng hấp thụ khí nhà kính, giúp làm giảm lượng khí nhà kính trong
khí quyển. Biện pháp này có thể áp dụng ở nhiều quy mô khác nhau, từ hộ gia đình cho
tới nhà máy, khu công nghiệp,….
3. Thích ứng với ấm lên toàn cầu
● Xây các công trình phòng chống thiên tai
● Chuyển đổi cơ cấu sản xuất kinh doanh sang các ngành nghề phù hợp với điều kiện khí hậu mới
● Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ
=> Giúp giảm tiêu cực của ấm lên toàn cầu với con người và hệ sinh thái, bảo vệ cơ sở
hạ tầng khỏi thời tiết cực đoan
4. Một số biện pháp khác
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức: Giúp mọi người hiểu rõ về vấn đề ấm lên toàn cầu,
từ đó thay đổi hành vi lối sống để giảm thiểu phát thải khí nhà kính và thích ứng với ấm lên toàn cầu
- Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển: Nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới thân
thiện với môi trường, giảm thiểu phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Hợp tác quốc tế: Các quốc gia cùng nhau chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, công nghệ và
nguồn lực để hạn chế sự ấm lên toàn cầu
Câu 28. Trình bày những hiểu biết về hậu quả của ô nhiễm nước đối với con người và môi trường? 1. Khái niệm -
Ô nhiễm môi trường nước chỉ hiện tượng nguồn nước bị nhiễm bẩn, làm thay đổi
thành phần và chất lượng nước theo hướng xấu, trong nước có các chất độc hại ảnh
hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe con người cũng như hệ sinh thái. 2. Hậu quả
A, Đối với con người -
Hàm lượng những kim loại nặng cao trong nước là nguyên nhân gây độc cho con
người, gây ra các bệnh hiểm nghèo như ung thư, đột biến. - Nước ô nhiễm chì o
Trẻ nhỏ: khiến trẻ bị rối loạn hành vi, nguy cơ mất trí nhớ, co giật, hôn mê,
nguy hiểm hơn là tử vong. o
Phụ nữ mang thai: sẽ gây sinh non, giảm sự phát triển của bào thai, giảm chỉ
số thông minh của trẻ sau sinh, suy giảm chức năng hệ thần kinh trung ương,... o
Người trưởng thành: ảnh hưởng tới tim mạch, tăng huyết áp, giảm chức năng
thận, mệt mỏi, đau mỏi xương khớp và cơ, đau, tê và ngứa tứ chi, ung thư... -
Nước ô nhiễm thủy ngân o
Thủy ngân vô cơ: chủ yếu ảnh hưởng đến thận. o
Methyl thủy ngân: người bệnh sẽ dễ cáu gắt, kích thích, xúc động, rối loạn
tiêu hóa, thần kinh, buồn nôn, viêm lợi, rung chân… nặng có thể tử vong.
B, Đối với môi trường -
Ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật nước => Đột biến gen hoặc làm cho nhiều loài thủy sinh chết. -
Thấm vào đất làm ô nhiễm đất. -
Ảnh hưởng đến không khí do quá trình phân hủy hữu cơ trong nước thải như SO2, CO2… C, Biện pháp -
Xử lý rác thải, nước thải đúng cách -
Sử dụng tiết kiệm nước sạch