Tổng hợp bài tập tính lãi suất cân bằng | Trường Đại học Kinh Tế TPHCM
Tổng hợp bài tập tính lãi suất cân bằng | Trường Đại học Kinh Tế TPHCM. Tài liệu gồm 12 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế vĩ mô ( UEH)
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
5/19/2016 Bài tập 1
Trong nền kinh tế đóng có : Y = 5000 T = 1000 G= 1000 C = 250 + 0.75(Y-T) I = 1000 – 50r
1. Tính lãi suất cân bằng của nền kinh tế
2. Tính tổng tiết kiệm, tiết kiệm tư nhân, tiết kiệm chính phủ
3. Nếu chi tiêu của chính phủ tăng lên 1250, tính lãi suất cân bằng mới. Giải
thích tại sao lãi suất lại thay đổi.
4. Nếu đầu tư tăng thêm 500, tính lãi suất mới & giải thích tại sao lãi suất lại thay đổi 1. Y = C + I + G Y – C –G = I
5000 – (250+0.75(5000-1000)) -1000 = 1000 – 50r
5000 – 3250 -1000 = 1000 – 50r 750 = 1000 – 50r r = 5
2. Tổng tiết kiệm : S = Y – C –G = 750
Tiết kiệm tư nhân : S = Y – T –C = 5000 – 1000 – 3250 = 750
Tiết kiệm công cộng S = T –G = 1000 -1000 = 0 1 5/19/2016 3. Y – C – G = I
5000 – 3250 – 1250 = 1000 – 50r 5000 – 4500 = 1000 – 50r 500 = 1000 – 50r 50r = 500 r = 10 4. Y – C –G = I 750 = 1500 – 50r 50r = 750 r = 15. Bài tập 2
Cho nền kinh tế đóng được xác định bởi những phương trình sau : Y = 500 C = 25 + 0.75(Y- T) I= 100 -10i G =100, T =100
1. Tính S, I, lãi suất cân bằng của thị trường vốn vay
2. Nếu các điều kiện khác không thay đổi, chính phủ tăng chi tiêu len
G=120, T= 120. Hãy tính S, I, lãi suất cân bằng của thị trường vốn vay. Giải
thích kết quả tính được.
3. Vẽ đồ thị minh họa. 2 5/19/2016 1. Y – C – G = I S = Y – C –G
= 500 – ( 25 + 0.75.(500 – 100)) – 100 = 500 – 25 – 300 – 100 = 75 S = I = 75 100 – 10i = 75 I = 2.5 2. S = Y –C –G
= 500 – (25 + 0.75 ( 500 – 120)) – 120 = 70 S = I = 70 100 – 10i == 70 i = 3 Bài tập 3
Những tình huống sau đây tác động đến vị trí đường Ms hayMd như
thế nào ? Lãi suất cân bằng thay đổi ra sao ?
1. NHNH Việt Nam tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc.
2. Thu nhập thực tế tăng
3. NHNN giảm lãi suất chiết khấu và nới lỏng điều kiện vay vốn cho các ngân hàng thương mại.
4. NHTM bán trái phiếu cho công chúng.
5. Các nhà đầu tư lạc quan hơn về tương lai nên đầu tư nhiều hơn vào máy móc thiết bị. 3 5/19/2016 1. MS giảm, i tăng 2. MD tăng, i tăng 3. MS tăng, i giảm 4. Không đổi 5. MD tăng, i tăng Bài tập 4
Cho thị trường tiền tệ có các hàm số như sau : Md = 2Y – 40i Ms = 800 m = 4 Y = 700
1. Xác định lãi suất cân bằng và biểu diễn lên đồ thị
2. Nếu NHTW bán ra 25 tỷ đồng trái phiếu chính phủ. Tìm lãi suất cân
bằng mới và biểu diễn lên đồ thị cùng với câu a. 4 5/19/2016
1. Lãi suất cân bằng : Md = Ms 2Y – 40i = 800 2.700 – 40i = 800 40i = 600 i = 15 2. B = 25 ΔMs = m. ΔB = 4.25 = 100 Ms = 800 – 100 = 700. Md = Ms 2Y – 40i = 700 2.700 – 40i = 700 40i = 700 i = 17.5 Bài tập 5
Xác định điều gì xảy ra cho cung tiền thực tế,
cầu tiền thực tế và lãi suất trong các trường hợp sau:
1. Ngân hàng trung ương bán trái phiếu trên thị trường mở trong thời kỳ suy thoái kinh tế.
2. Ngân hàng trung ương mua trái phiếu trên thị trường mở trong thời
kỳ người tiêu dùng lạc quan về tương lai.
3. NHTW bán trái phiếu trên thị trường mở trong thời kỳ lạm phát cao.
4. Các NHTM nâng mức yêu cầu cho vay trong thời kỳ kinh tế đi xuống. 5 5/19/2016
1. Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, người tiêu dùng sẽ giảm chi tiêu trong thời gian
bất ổn về kinh tế. Cầu về tiền sụt giảm làm đường cầu về tiền dịch chuyển sang
bên trái. Khi NHTW bán trái phiếu trên thị trường mở tức là NHTW đã lấy đi một
lượng tiền tư nền kinh tế, làm cho cung về tiền giảm, đường cung dịch chuyển
sang bên trái. Tác động lên lãi suất không chắc chắn, hoàn toàn có khả năng là hai
tác động sẽ triệt tiêu lẫn nhau làm cho lãi suất không đổi.
2. Khi NHTW mua trái phiếu trên thị trường mở, nó đưa một lượng tiền vào nền
kinh tế làm cung tiền tăng, đường cung tiền dịch chuyển sang bên phải. Khi người
tiêu dùng lạc quan về nền kinh tế, họ sẽ chi tiêu nhiều hơn, đường cầu về tiền
dịch chuyển sang bên phải.
3. Trong thời kỳ lạm phát, công ty và người tiêu dùng tăng cầu về tiền vì giá cả cao
hơn. Đường cầu về tiền dịch chuyển sang bên phải. Khi NHTW bán trái phiếu, nó
lấy tiền ra khỏi nền kinh tế, và đường cung về tiền dịch chuyển sang bên trái.
4. Các ngân hàng thương mại thường bảo vệ chính họ bằng cách soi xét kỹ những
người muốn vay tiền. Họ muốn bảo vệ chính họ khỏi những khoản vay xấu. Họ
nâng yêu cầu về việc vay vốn cho các hộ gia đình và công ty. Ít khoản vay được
cho vay hơn nghĩa là có ít tiền trong nền kinh tế hơn và đường cung tiền dịch
chuyển sang bên trái. Về phía, cầu, các hộ gia đình và ccacs công ty thường bảo
thủ hơn trong việc chi tiêu trong thười kỳ suy thoái nên cầu về tiền sẽ giảm,
đường cầu về tiền cũng dịch chuyển sang bên trái. Bài tập 6
Giả sử một nền kinh tế có cấu trúc như sau:
Hàm tiêu dùng: C = 80 + 0.8(Y – T) Đầu tư : I =130
Chi tiêu chính phủ: G =120 Thuế ròng : T = 100
Cầu tiền thực tế : MD = 0.2Y – 10i
Cung tiền thực tế: MS = 200
Xác định mức lãi suất và sản lượng cân bằng 6 5/19/2016
Cân bằng trên thị trường hàng hóa: Y = 80 +0.8(Y- 100) +130+120 Y = 1250
Cân bằng trên thị trường tiền tệ: 200 = 0.2Y – 10i Y = 1000 + 50i Thay Y vào ta có i = 5%
Như vậy mức lãi suất và sản lượng lần lượt là 5% và 1250. Bài tập 7
Giả sử nền kinh tế Việt Nam ban đầu đang ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng
tiềm năng. Trong năm 2013, giá các đầu vào thiết yếu mà Việt Nam phải nhập khẩu
như xăng dầu, thép phân bón… đã tăng mạnh trên thị trường thế giới.
1. Hãy giải thích và minh họa bằng đồ thị AD-AS tác động của sự kiện trên đến
nền kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn trên ba phương diện: mức giá, sản lượng, và việc làm.
2. Nếu các nhà hoạch định chính sách quyết định can thiệp để đưa sản lượng trở
lại mức tiềm năng, họ sẽ cần sử dụng chính sách để điều tiết như thế nào? Hãy
cho biết ưu nhược điểm của chính sách này.
3. Nếu các nhà hoạch định chính sách quyết định can thiệp để đưa mức giá trở lại
mức ban đầu, thì họ sẽ phải sử dụng chính sách điều tiết như thế nào? Cho
biết ưu nhược điểm của giải pháp này.
4. Trước cú sốc trên, theo bạn giải pháp nào mà chính phủ có thể thực hiện để
vừa kiềm chế lạm phát vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế? 7 5/19/2016
1. Đây là một cú sốc cung bất lợi. Tác động của nó là làm đường tổng
cung ngắn hạn dịch chuyển sang bên trái, sản lượng và việc làm
giảm, trong khi mức giá tăng.
2. Kích cầu thông qua kênh tài khóa và tiền tệ sẽ giúp phục hồi nền
kinh tế, tăng sản lượng và việc làm, nhưng đồng thời sẽ khiến lạm phát tăng lên cao hơn
3. Thắt chặt tài khóa và tiền tệ sẽ giúp ổn định mức giá, nhưng lại đẩy
nền kinh tế lún sâu hơn vào suy thoái.
4. Chính phủ nên giảm hoặc miễn thuế nhập khẩu đánh vào các mặt
hàng có giá quốc tế tăng cao. Điều này sẽ làm dịu bớt các tác động
bất lợi của cú sốc cung đến chi phí sản xuất. Trên đồ thị đường tổng
cung ngắn hạn sẽ dịch chuyển sang bên phải. Điều này sẽ làm giảm
áp lực lạm phát và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bài tập 8
Cho nền kinh tế đóng có các hàm số như sau: C = 1000 + 0.8(Y-T) I = 500 T = 250 G = 200
1. Xác định sản lượng cân bằng
2. Khi tăng chi tiêu chính phủ thêm 100 thì sản lượng cân bằng mới bằng bao nhiêu?
3. Nếu chính phủ giảm thuế đi 50 thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sản lượng cân bằng 8 5/19/2016 1. Y = C + I +G = 1000 +0.8(Y-250) +500+200
= 1000 + 0.8Y – 200 + 500 +200 0.2Y = 1500 Y = 7500 2. Y = C + I +G
= 1000 + 0.8(Y – 250) + 500 + 300 0.2Y= 1600 Y = 8000 Phương pháp số nhân: ΔY = mΔG Phương pháp số nhân: ΔY = mΔG = 1 / ( 1-0.8). 100 = 500 Y’ = Y + ΔY = 7500 + 500 = 8000 3. ΔY = -m. MPC. ΔT = - 0.8/ (1-0.8). (-50) = 200 Y’ = Y + ΔY = 7500 + 200 = 7700 9 5/19/2016 Bài tập 9
Trong nền kinh tế mở có : C = 500 + 0.75(Y-T) MS= 200 I = 60 -50r MD = 300 – 100r G = 150 Y* = 1620 T = 200 EX = 100 IM = 150
1. Tính sản lượng cân bằng
2. Khi xuất khẩu giảm 50 thì sản lượng cân bằng mới là bao nhiêu ?
3. Theo câu a, để đạt Y* thì chính phủ cần dùng chính sách tài khóa gì ? Bao nhiêu
4. Nếu sử dụng biện pháp tác động đến tiền tệ thì chính phủ cần phải tăng giảm mức cung tiền bao nhiêu ? 1. Thị trường hàng hóa Y = C + I +G +EX – IM
= 500 + 0.75( Y- 200) + 60 – 50r + 150 + 100 – 150 = 510 + 0.75Y – 10r 0.25Y = 510 – 50r Thị trường tiền tệ: MS = MD 200 = 300 – 100r r = 1 0.25Y = 510 – 50 Y = 1840 10 5/19/2016 2. ΔY = mΔEX = 1/ (1-0.75) . 50 = 4. 50 = 200
Y’ = ΔY + Y = 1840 - 200 = 1640 3. ΔY = 1840 – 1620 = 220 ΔY = mΔG ΔG = 220/ 4 = 55 ΔY = - m. MPC. ΔT ΔT = - 220/ 3 = 73.33 4. 0.25Y = 510 – 50r 0.25. 1620 = 510 – 50r r = 2.1 MS = MD = 300 – 100r = 300 – 100.2,1 = 90 11 5/19/2016 Bài tập 10
Cho nền kinh tế đóng có các hàm số như sau: C = 1000 + 0.8(Y-T) I = 500 T = 0.25Y G = 200
1. Xác định sản lượng cân bằng và minh họa đồ thị
2. Khi tăng chi tiêu chính phủ thêm 100 thì sản lượng cân bằng mới bằng bao nhiêu?
3. Nếu chính phủ giảm thuế đi 50 thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sản lượng cân bằng 2.
C = 1000 + 0.8 (Y – T) = 1000 + 0.8 ( Y – 0.25Y) = 1000 + 0.8. 0.75. Y ΔY = ΔC + ΔG = 0.8× 0.75 ×ΔY + ΔG
ΔY = 1/ ( 1 - 0.8× 0.75)×ΔG = 2.5× 100 = 250 3. ΔY = - MPC. m. ΔT
= - 0.8/ ( 1 - 0.8× 0.75)×ΔT = -2× -50 = 100 12