Tổng hợp đề thi hay các năm | Môi trường và phát triển | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Tổng hợp đề thi hay các năm trong môn học "Môi trường và Phát triển" tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM là tài liệu quan trọng giúp sinh viên làm quen với cấu trúc, dạng đề và nội dung kiến thức mà giảng viên thường yêu cầu trong các kỳ thi và bài kiểm tra. Tổng hợp này có thể bao gồm các đề thi từ các năm trước, đề thi mẫu, hoặc các bài tập ôn tập quan trọng. Bằng cách này, sinh viên có thể nắm bắt được xu hướng và đặc điểm của các đề thi, từ đó chuẩn bị một cách tự tin và hiệu quả cho các kỳ thi sắp tới. Mục tiêu của việc tổng hợp đề thi hay các năm là giúp sinh viên làm quen với cấu trúc và nội dung kiến thức, đồng thời nâng cao khả năng làm bài và đạt kết quả cao trong các kỳ thi và bài kiểm tra.
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
[ĐỀ THI "MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN" THAM KHẢO]
I. ĐỀ THI HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2017 – 2018
1. Môi trường, ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường là gì?
2. Nêu khái quát quan hệ phát triển dân số với tài nguyên môi trường.
3. Tác động của du lịch với môi trường.
II. ĐỀ THI HỌC KỲ HÈ, NĂM HỌC 2017 - 2018
1. Môi trường là gì? Ô nhiễm môi trường là gì? Suy thoái môi trường là gì? Sự cố môi trường là gì?
2. Theo anh/chị, sự tăng trưởng mạnh trong nền kinh tế ở mỗi quốc gia có phải là phát
triển bền vững hay không? Tại sao?
3. Theo anh chị, sự phát triển du lịch có ảnh hưởng như thế nào đối với môi trường tự nhiên? Giải thích.
ĐỀ THI HỌC KÌ HÈ 2018 - 2019 Câu 1:4,5 đ
a) Khái niệm môi trường, suy thoái môi trường theo luật bảo vệ môi trường VN 2014
b) Chức năng của môi trường. Nêu vd Câu 2: 3.5 đ a) Vai trò của rừng
b) Những tác hại đối với tự nhiên nếu phá hủy rừng
Câu 3: 2 đ Nêu nguyên nhân và hệ quả đối với sức khoẻ con người của việc suy giảm tầng ozon.
ĐỀ THI MỚI MÔN MÔI TRƯỜNG & PHÁT TRIỂN - HK1 2019-
2020] Câu 1: (3 điểm) Trình bày mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên
nước? Câu 2: (2 điểm) Trình bày những chức năng của môi trường?
Câu 3: (5 điểm) Phân tích những hạn chế của nền nông - công nghiệp hóa?
ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN 20/1/2021
1. Mối quan hệ giữa dân số và tài nguyên nước
2. Hạn chế của nền nông nghiệp công nghiệp hóa
3. Tài nguyên là gì? Phân loại tài nguyên theo khoa học môi trường?
ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN HỌC KÌ HÈ 2022-2023
1.Mối quan hệ giữa dân số và tài nguyên đất(3đ)
2.Tài nguyên là gì? Phân loại tài nguyên theo khoa học môi trường? (2đ)
3.Tác động của du lịch đến môi trường (5đ)
[ĐỀ THI MT&PT HK2-23]:
1. Nêu khái niệm về “môi trường” và “suy thoái môi trường” (2đ)
2. Trình bày chức năng cơ bản của môi trường, cho ví dụ (2,5đ)
3. Phân tích tác động của du lịch đối với môi trường (5,5đ) lOMoAR cPSD| 41487872
TIN HÀNH LANG: CHÚ Ý ÔN TẬP CÁC CHƯƠNG 1, 2, 7
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU: TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG, TÀI NGUYÊN VÀ PHÁT TRIỂN
1. CHỦ ĐỀ MÔI TRƯỜNG:
a) Các khái niệm: lưu ý thuộc từng chữ.
- Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết
với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn
tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên” (Quốc hội VN, 2020)
- Ô nhiễm môi trường: Là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù
hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng
xấu đến con người và sinh vật.
- Suy thoái môi trường: Là sự suy giảm về số lượng và chất lượng của các thành
phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
- Sự cố môi trường: Là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt dộng của con người hoặc
biến đổi của tự nhiên gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.
b) Chức năng của môi trường:
Môi trường gồm 5 chức năng:
- Môi trường là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật:
Trong cuộc sống hàng ngày con người có các nhu cầu tối thiểu cần thiết cho các
hoạt động sống như nhà ở, nơi nghỉ, đất để sản xuất, kho tàng, bến cảng Trung
bình mỗi người mỗi ngày cần 4m³ không khí sạch để hít thở, 2,5 lít nước để uống,
một lượng lương thực thực phẩm tương ứng với 2.000 - 2.400 calo.
- Môi trường cung cấp các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất
của con người như vật chất, năng lượng, thông tin (kể cả thông tin di truyền),..Ví dụ:
+ Đất: cung cấp địa bàn cho hoạt động sống và sản xuất của con người. Cung cấp
môi trường sống, chất dinh dưỡng cho các sinh vật khác.
+ Nước: là tài nguyên quý giá, cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.
+ Động, thực vật: cung cấp lương thực, thực phẩm và các nguồn gen quý hiếm.
+ Khoáng sản: cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất. lOMoAR cPSD| 41487872
- Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc
sống và hoạt động sản xuất:
Trong quá trình sản xuất và tiêu dùng của cải vật chất, con người luôn tạo ra chất
thải và đổ bỏ vào môi trường. Tại đây các chất thải dưới sự tác động của vi sinh
vật và các yếu tố môi trường sẽ bị phân hủy, biến đổi,...Hay nói cách khác, môi
trường có khả năng tự làm sạch. Khả năng tự làm sạch dựa vào các cơ chế sau:
+ Cơ chế vật lý: pha loãng, xáo trộn, sa lắng, phát tán,...
+ Cơ chế hóa học: các phản ứng hóa học
+ Cơ chế sinh học: sự hấp thụ, biến đổi, phân hủy, trao đổi chất,...của sinh vật.
- Môi trường giúp làm giảm nhẹ các tác động có hại của tự nhiên tới con người và sinh vật:
Tầng ozon giúp ngăn một phần tia cực tím, nước bề mặt giúp điều hòa nhiệt độ,
cân bằng độ ẩm không khí, hồ tự nhiên giúp điều tiết nguồn nước, rừng đầu nguồn giảm lũ quét,...
- Môi trường giúp lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người: Thể hiện qua việc:
+ Lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hóa của vật chất và sinh vật. Ví dụ: thung lũng sông, hóa thạch,...
+ Cung cấp các chỉ thị môi trường mang tính chất tín hiệu và bảo động sớm như:
vân gỗ, nấm đá, thủy triều đỏ, bão nhiệt đới, kiến rời tổ,...
+ Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen, các loài động
thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo,...
+ Cung cấp ý tưởng cho con người thông qua các vẻ đẹp, các cảnh quan có giá
trị thẩm mỹ, tôn giáo và văn hóa khác.
2. CHỦ ĐỀ TÀI NGUYÊN:
a) Khái niệm: Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức, thông tin được con
người sử dụng để tạo ra của cải, vật chất hay tạo ra giá trị sử dụng mới.
b) Phân loại tài nguyên theo khoa học môi trường:
Theo khoa học môi trường, tài nguyên được chia thành 3 loại:
- Tài nguyên thiên nhiên vĩnh cửu: là tài nguyên năng lượng sạch và không bao
giờ bị cạn kiệt như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sóng, năng
lượng thuỷ triều, năng lượng nhiệt từ trong lòng đất,...
- Tài nguyên thiên nhiên tái tạo: loại tài nguyên có thể tự duy trì, tự bổ sung liên
tục khi được quản lý hợp lý. Ví dụ: tài nguyên sinh vật, tài nguyên nước, đất,.....
- Tài nguyên thiên nhiên không tái tạo: là loại tài nguyên tồn tại hữu hạn, không tự
khôi phục lại được, sẽ mất đi hoặc biến đổi sau quá trình sử dụng như nhiên liệu
hóa thạch khoáng kim loại, khoáng phi kim loại,.. lOMoAR cPSD| 41487872
3. CHỦ ĐỀ PHÁT TRIỂN: a) Khái niệm:
- Phát triển là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần cho con người.
- Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không
làm hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp
chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
b) Phát triển bền vững:
? Sự tăng trưởng mạnh trong nền kinh tế ở mỗi quốc gia có phải là phát
triển bền vững hay không? Tại sao?
- Sự tăng trưởng mạnh về kinh tế ở mỗi quốc gia không phải là phát triển bền vững. - Vì:
+ Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không
làm hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của thế hệ tương lai trên cơ sở kết
hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ
môi trường. (nêu khái niệm)
+ Các nước chỉ chú trọng đến tăng trưởng kinh tế dẫn đến việc khai thác quá
mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây suy thoái và cạn kiệt tài nguyên; đẩy
mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa tạo ra lượng rác thải khổng lồ gây ô nhiễm
môi trường; chất lượng cuộc sống, an sinh xã hội không được đảm bảo,...sẽ
không đạt được phát triển bền vững. Ví dụ: Trung Quốc bla bla bla lOMoAR cPSD| 41487872
CHƯƠNG 2: DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG
1.Mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên đất
*Dân số tác động đến tài nguyên đất:
- Tác động tích cực: Cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu cho đất khi canh tác hợp lí, bón phân
hữu cơ, thau chua rửa mặn,...
- Tác động tiêu cực: Sự gia tăng dân số đã gây sức ép lớn tới tài nguyên đất do khai thác
quá mức để phục vụ cho các nhu cầu của con người.
+ Suy giảm diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp: do chuyển đổi mục đích sử
dụng đất sang đất thổ cư, đất để sản xuất công nghiệp,...
+ Gia tăng suy thoái đất: Canh tác không hợp lý, sử dụng đất liên tục, bón phân vô
cơ, không có các biện pháp bảo vệ đất...khiến chất lượng đất giảm, nhiều nơi đất
nhiễm mặn, nhiễm phèn,....
+ Ô nhiễm đất: Hoạt động nông nghiệp của con người đưa vào đất các chất hóa
học độc hại như: thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu,...Dân số tăng khiến lượng rác thải,
chất thải ra môi trường đất tăng, gây ô nhiễm tài nguyên đất.
*Tài nguyên đất tác động đến dân số: thể hiện qua mức sinh, mức tử, chất lượng dân số
và sự phân bố dân cư (sự di cư):
- Tài nguyên đất có tác động đến chất lượng nguồn nước, chất lượng cây trồng và vật
nuôi, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động sống và sản xuất (nhất là sản xuất nông nghiệp)
của con người. Tài nguyên đất dồi dào, đất đai màu mỡ sẽ có ảnh hưởng tốt đến chất
lượng dân số, làm tăng mức sinh, giảm mức tử và ngược lại.
- Những nơi đất đai bằng phẳng, phì nhiêu sẽ thu hút dân cư đến sinh sống, phát triển
nông nghiệp, “đất lành chim đậu” và ngược lại. Ví dụ: Đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng,...
2.Mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên nước:
*Dân số tác động đến tài nguyên nước: - Tác động tích cực:
+ Áp dụng công nghệ để cải tạo, nâng cao chất lượng nguồn nước. Ví dụ: Dự án lọc nước
sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano Bireacto8r của Nhật Bản. lOMoAR cPSD| 41487872
+ Đưa ra các chính sách bảo vệ tài nguyên
nước. - Tác động tiêu cực:
+ Làm sụt mực nước ngầm: Con người chặt phá rừng khiến lượng nước mưa thấm
vào lòng đất bị tụt giảm, lượng nước bốc hơi tăng lên. Mực nước ngầm sụt giảm
nghiêm trọng (có nơi đến 20m như ở Đắk Lắk).
+ Làm giảm diện tích bề mặt ao, hồ và sông: con người tiến hành bồi lấp để tăng mặt
bằng xây dựng nhà cửa và hoạt động sản xuất,...
+ Làm ô nhiễm nguồn nước do chất thải của các loại thuốc trừ sâu và diệt cỏ, rác thải
sinh hoạt và các loại chất thải khác của các nhà máy, xí nghiệp,...
+ Làm thay đổi chế độ thủy văn, dòng chảy sông suối do con người phá rừng, xây dựng
các đập và công trình thủy lợi, rác thải bồi lắng.
=> Dân số tăng nhanh kéo theo nhu cầu sử dụng nước ngọt và tình trạng ô nhiễm tài
nguyên nước ngày càng tăng. Nhiều nơi trên Trái Đất đang ở tình trạng thiếu nước, nhất
là các nước ở châu Phi.
*Tài nguyên nước tác động đến dân số: thể hiện qua mức sinh, mức tử, chất lượng dân
số và sự phân bố dân cư (sự di cư):
+ Nước có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người, nước dùng cho nhu cầu
ăn uống, vệ sinh, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ… không có nước thì không
có sự sống của con người cũng như sự sống của các sinh vật khác trên trái đất.
+ Những nơi có tài nguyên nước cạn kiệt hoặc nguồn nước bị ô nhiễm thì chất lượng dân
số ở nơi đó sẽ giảm, kéo theo mức tử tăng, mức sinh giảm và ngược lại.
+ Những nơi có nguồn tài nguyên nước dồi dào sẽ thu hút dân cư đến sinh sống, phát
triển nông nghiệp và ngược lại. Ví dụ: Mọi nền văn minh nổi tiếng trên thế giới đều xuất
phát từ hạ lưu của các con sông lớn như nền văn minh Ai Cập cổ đại (sông Nile), văn
minh Ấn Độ (sông Ấn),... (đọc thêm)
3.Mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên rừng:
*Dân số tác động tới tài nguyên rừng:
- Tác động tích cực: trồng rừng, lai tạo các giống cây mới,...
- Tác động tiêu cực: thu hẹp diện tích rừng, suy giảm chất lượng rừng, gây mất cân bằng sinh thái,..
*Tài nguyên rừng tác động đến dân số: nêu vai trò của tài nguyên rừng, tác động đến
mức sinh, mức tử, chất lượng dân số, sự phân bố dân cư, dòng di dân.
4.Mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên khí quyển lOMoAR cPSD| 41487872
5.Mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên khoáng sản
CHƯƠNG 3: TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC 1. CHỦ ĐỀ RỪNG a) Vai trò của rừng:
- Duy trì đa dạng sinh học: Rừng là môi trường sống của nhiều loài động thực vật,
đặc biệt là rừng mưa nhiệt đới – nơi trú ngụ của phần lớn sinh vật trên hành tinh.
- Cung cấp nguyên liệu cần thiết cho con người và các ngành kinh tế: Cung cấp
nguồn nguyên liệu gỗ và củi đốt. Cung cấp dược liệu, các loại thực phẩm giàu
dinh dưỡng, có giá trị cho con người.
- Lưu trữ nguồn gen quý và cung cấp thông tin cho con người: Rừng bảo tồn các
nguồn gen động thực vật quý hiếm phục vụ cho hoạt động sản xuất và nghiên cứu
của con người. Những biến đổi của sinh vật trong rừng và trạng thái rừng cung cấp
các chỉ thị môi trường mang tính chất tín hiệu và báo động sớm,...
- Cân bằng hệ sinh thái: Rừng giúp điều tiết lượng nước, điều hòa dòng chảy của
sông, suối. Phòng chống thiên tai: hạn hán, lũ lụt, xói mòn, sạt lở đất,...
b) Những tác hại đối với tự nhiên nếu phá hủy rừng:
- Thoái hóa đất đai: Khai thác quá mức làm mất lớp phủ thực vật, giảm khả năng
giữ nước, điều hòa dòng chảy khiến tốc độ xói mòn đất tăng, lớp đất màu mỡ bị
cuốn trôi sau mùa mưa. Chất lượng đất xuống cấp, nhiều nơi gia tăng tình trạng hoang hóa, laterit hóa. -
Gia tăng tác hại do hiệu ứng nhà kính: Phá rừng là một nhân tố đóng góp cho sự
nóng lên của Trái Đất và được coi là một trong những nguyên nhân chính làm gia
tăng hiệu ứng nhà kính. Rừng nhiệt đới bị phá hủy là tác nhân của 20% lượng khí nhà kính. -
Sự giảm độ ẩm của đất và mực nước ngầm bị tụt sâu xuống: Khi phá thảm
rừng, lượng nước mưa thấm vào lòng đất bị tụt giảm, lượng nước bốc hơi tăng lên.
Mực nước ngầm sụt giảm nghiêm trọng (có nơi đến 20m như ở Đắk Lắk). -
Mất đi đa dạng sinh học: Mất rừng đồng nghĩa với việc mất đi nơi trú ngụ và
nguồn thức ăn của nhiều loài sinh vật. Nếu không kịp thời di cư, các loài sinh vật
này sẽ chết hoặc thậm chí dẫn đến tuyệt chủng. -
Làm cho khí hậu bất thường: Rừng giúp cân bằng O2 và CO2, từ đó điều hòa khí
hậu. Mất rừng gây ảnh hưởng lớn tới khí hậu, cụ thể: làm tăng biên độ nhiệt, giảm
lượng mưa, những vùng mất rừng thường xuyên xuất hiện bão,... lOMoAR cPSD| 41487872 -
Gây ra lũ lụt và xói mòn: Mất rừng đầu nguồn gây ra lũ quét ở vùng cao, ngập lụt
ở vùng trung. Lũ lụt làm gia tăng cường độ xói mòn và ngược lại.
CHƯƠNG 7: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN VÀ MÔI TRƯỜNG
1. NÔNG NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG:
? Phân tích hạn chế của nền nông nghiệp công nghiệp hóa.
*Những hạn chế của nền nông – công nghiệp hóa:
- Coi thường bản tính sinh học của thế giới sinh vật: xem cây trồng, vật nuôi như
những cái máy sản xuất ra nông sản, sữa, thịt, trứng,... không chú ý đến quy luật sinh
sống bình thườngcủa sinh vật.
- Coi thường các hoạt động sinh học của đất: bón quá nhiều phân hóa học dễ tan đã làm
giảm độ đa dạng sinh học của đất; thuốc trừ sâu, diệt cỏ,... đã làm nảy sinh ô nhiễm đất.
Dùng những dụng cụ nặng để làm đất đã làm cho đất mất cấu trúc, hạn chế hoạt động của
rễ cây và các sinh vật đất.
- Các sản phẩm của nền nông nghiệp này kém chất lượng: Ăn không ngon, khó bảo
quản và vận chuyển. Nhiều sản phẩm còn chứa một phần tồn dư các chất hóa học độc hại
như thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân bón hóa học,...
- Làm mất đi và lãng quên dần các cây trồng và vật nuôi gốc địa phương, sản phẩm
nông nghiệp cổ điển, truyền thống: Đây là những giống cây trồng, vật nuôi có sức đề
kháng tốt, chống chịu tốt các điều kiện khí hậu xấu của địa phương, có khẩu vị của sản phẩm tự nhiên.
- Làm xuống cấp chất lượng môi trường: giảm độ màu mỡ của đất trồng trọt, làm mặn
hóa, axit hóa, kết cấu đất bị phá vỡ, đất bị ô nhiễm, nước bị ô nhiễm, hệ sinh thái nông
nghiệp bị mất cân bằng.
2. DU LỊCH VÀ MÔI TRƯỜNG
? Phân tích tác động của phát triển du lịch đến môi trường. *Tác động tích cực:
- Phát triển du lịch giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương. Thu hút khách du lịch
nước ngoài tạo nguồn thu ngoại tệ (ví dụ: Hội An, Sapa,..), đóng góp phần lớn vào GDP
cả nước, từ đó tạo tiền đề tái đầu tư cải thiện môi trường.
- Cải thiện cơ sở hạ tầng du lịch: các cơ sở hạ tầng của địa phương như sân bay, đường
sá, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc có thể được cải thiện thông qua hoạt động du lịch. lOMoAR cPSD| 41487872
- Tạo ra việc làm cho người dân, tăng mức thu nhập, ổn định cuộc sống, từ đó giảm bớt
các tác động tiêu cực của người dân đến môi trường. Ví dụ: đốt nương làm rẫy,...
- Tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương: thông qua đề cao các
giá trị về văn hóa và thiên nhiên của các điểm du lịch, làm cho cộng đồng địa phương tự
hào về di sản của họ và gắn liền vào hoạt động bảo vệ các di sản văn hóa du lịch đó.
- Bảo tồn thiên nhiên: du lịch góp phần khẳng định giá trị và góp phần vào việc bảo tồn
các diện tích tự nhiên quan trọng, phát triển các khu bảo tồn, vườn quốc gia, các điểm văn hóa.
- Đề cao môi trường và tăng cường chất lượng môi trường: việc phát triển các cơ sở du
lịch được thiết kế tốt có thể đề cao các giá trị cảnh quan và cung cấp những sáng kiến cho
việc làm sạch môi trường.
- Ngoài ra, phát triển du lịch còn giúp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống, thúc đẩy các ngành sản xuất khác tại địa phương phát triển (Ví dụ: Du lịch giúp
tăng lượng tiêu thụ nông sản địa phương,...)
*Tác động tiêu cực:
- Ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên: Việc phát triển du lịch có thể gây áp lực lên
tài nguyên thiên nhiên khi nó làm tăng mức tiêu thụ tài nguyên địa phương, đặc biệt là ở
những khu vực vốn đã khan hiếm tài nguyên.
Ví dụ: + Du lịch tiêu thụ một lượng lớn tài nguyên nước, ảnh hưởng đặc biệt đối
với những vùng mà tài nguyên nước khan hiếm như Địa Trung Hải.
+ Các hoạt động giải trí ở các vùng ven biển như bơi lặn, câu cá thể thao có thể
ảnh hưởng đến các rạn san hô, nghề cá,...
- Ô nhiễm môi trường: Nếu không có hệ thống thu gom nước thải cho khách sạn, nhà
hàng thì nước thải sẽ ngấm xuống nước ngầm hoặc các thủy vực lân cận (sông, hồ, biển)
gây ô nhiễm nguồn nước. Việc vứt rác thải bừa bãi gây ô nhiễm môi trường đất. Phát
triển du lịch kéo theo phát triển giao thông vận tải, gián tiếp gây ô nhiễm môi trường
không khí. Ngoài ra, du lịch còn gây ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm kiến trúc,...
- Làm giảm tính đa dạng sinh học: Các hoạt động khai hoang để phát triển du lịch đã
làm xáo trộn nơi ở của các loài hoang dã, gia tăng áp lực đối với những loài bị đe dọa do
các hoạt động buôn bán và săn bắt, ....
- Ảnh hưởng đến văn hóa xã hội:
+ Các hoạt động du lịch sẽ làm xáo trộn cuộc sống và cấu trúc xã hội của cộng đồng địa
phương, tạo ra sự cạnh tranh với cộng đồng địa phương về tài nguyên và năng lượng. lOMoAR cPSD| 41487872
+ Làm mai một văn hóa truyền thống, mất đi vẻ đẹp cảnh quan bản địa nếu phát triển du
lịch một cách bừa bãi, thiếu sự quản lý. Ví dụ: Du lịch kéo theo quá trình “bê tông hóa” ở
Đà Lạt, phố châu Âu ở đảo Phú Quốc,...
CHƯƠNG 8: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
? Nêu nguyên nhân và hệ quả đối với sức khoẻ con người của việc suy giảm tầng ozon. *Nguyên nhân:
Nguyên nhân chính gây ra sự suy thoái tầng ozon là do việc sử dụng nhóm chất Chloro –
Floro – Carbon (CFC) và các chất hóa học khác như Halon và NOx do các hoạt động của
con người thải ra (CFC là những chất sinh hàn và các dung môi trong công nghiệp điện
tử; Halon có mặt trong các chất dập lửa; các NOx được thải ra từ máy bay phản lực...).
*Hệ quả đối với sức khỏe con người:
- Tia cực tím có thể gây ung thư da và đục thủy tinh thể.
- Nếu tiếp xúc nhiều với bức xạ cực tím, các phản ứng miễn dịch có thể bị giảm; các
chương trình tiêm chủng sẽ trở nên kém hiệu quả, các bệnh lây nhiễm trở nên phổ biến và nghiêm trọng hơn.
- Ngoài ra, chất lượng không khí suy giảm do việc gia tăng bức xạ cực tím sẽ kích thích
các phản ứng hóa học, gây ra sương mù và mưa acid, từ đó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người.
*Hệ quả đối với hệ sinh thái: (đọc thêm)
- Gây suy giảm sự sinh trưởng của tảo đơn bào: Tảo đơn bào tạo ra 40% – 50% lượng
oxy trên hành tinh và là thức ăn của các loài giáp xác.
- Gây suy giảm hoạt động quang hợp của thực vật, làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng.
- Thay đổi cấu trúc gen theo hướng bất lợi, gây thiệt hại đến mùa màng
- Giết hại các động thực vật phù du trong biển, làm phá vỡ chuỗi thức ăn trong biển