Tổng hợp Lý thuyết Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức | Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội
Tổng hợp Lý thuyết Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức | Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội. Tài liệu gồm 5 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
mối quan hệ vật chất và ý thức cho ví dụ
Trả lời:
1/ Khái niệm vật chất và ý thức:
a/ Vật chất:
- Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan mà con người biết được qua cảm giác, Được cảm giác chụp lại, chép lại, phản ánh, tồn tại không phụ thuộc cảm giác
- Trước hết, Lê nin trong định nghĩa vật chất đã dùng định nghĩa đặc biệt khác với thông thường. Nghĩa là đem đối lập giữa vật chất với ý thức để định nghĩa . Nghĩa là tất cả những gì bên ngoài độc lập với ý thức con người đều là vật chất.
Về nội dung vật chất: có 2 nội dung chính:
Thứ nhất: vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan và con người biết được qua cảm giác.
Thứ 2 là: Cảm giác chụp lại, nhắc lại và phản ảnh những tồn tại không phụ thuộc cảm giác. Nghĩa là vật chất là cái mà con người có thể nhận biết được, chỉ có cái chưa biết nhưng rồi con người sẽ biết thông qua nhận thức.
b/ Ý thức :
Là sự phản ánh thế giới khách quan lên bộ óc con người dựa trên cơ sở hoạt động thực tiễn, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Đây là phản ánh tích cực chủ động sáng tạo hình ảnh chủ quan …
Qua đây ta thấy:
Thứ nhất: BẢN chất của ý thức là sự phản ánh thực Tại khách quan trên cơ sở hoạt động Thực tiễn. Ý THỨC KHÔNG PHẢI LÀ HUYỀN BÍ mà bản chất của nó là sự phản ảnh tức là có cả cái phản ảnh (Ý thức) và cái được phản ánh (vật chất). Ở đây cái được phản ánh sẽ quyết định cái phản ánh.
Thứ 2: Hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: Hình ảnh chủ quan nghĩa là ý thức là hình ảnh chứ không phải là bản thân sự vật. Nghĩa là bản thân sự vật được di chuyển vào óc người và được cải biến trong đó. Vì thế nội dung phản ảnh mang tính khách quan. Mức độ cải biến đến đâu là do chủ thể.
Thứ 3: Đây là phản ánh tích cực chủ động, sáng tạo:
Tích ực chủ động là con người không thụ động chờ đợi hoàn cảnh khách quan mà chủ động tác động vào khách quan để khách quan bộc lộ thuộc tính. Con người nhận thức để cải tạo thế giới khách quan theo mục đích của mình. Ví dụ: đổ dấm vào đá, đá sủi bọt
Tính sáng tạo là ý thức phản ánh sự vật và đi sâu vào bản chất sự vật, dự kiến được xu hướng phát triển của sự vật để con người chủ động đón trước. Mác nói: con người tái tạo tự nhiên theo quy luật của cái đẹp. Ví dụ: nước ta đưa ra những mục tiêu đến năm 2020 nước ta trở thành 1 nước cơ bản là 1 nước công nghiệp. Xây nhà làm sao cho đẹp.
- Kết cấu:
Ý thức có kết cấu phức tạp bao gồm nhiều thành tố có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Đó là: Tri thức, tình cảm ý chí… Trong đó, tri thức là quan trọng nhất. Mác nói: Tri thức là phương thức tồn tại của ý thức.
-> Ý thức có nguồn từ tự nhiên (thế giới quan và bộ óc con người) và xã hội (lao động và ngôn ngữ). Vì vậy, ý thức và vật chất có mối quan hệ thể hiện như sau:
2/ Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:
Trong lịch sử, Chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức có trước vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất
Chủ nghĩa duy vật siêu hình cho rằng vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức và sinh ra ý thức. Tuy nhiên quan điểm của họ chưa thấy được vai trò, tính năng động sáng tạo của ý thức.
mối quan hệ vật chất và ý thức chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng:
a) Vai trò của vật chất đối với ý thức
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức vì:
Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người nên chỉ khi có con người mới có ý thức. Trong mối quan hệ giữa con người với thế giới vật chất thì con người là kết quả quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất, là sản phẩm của thế giới vật chất. Kết luận này đã được chứng minh bởi sự phát triển hết sức lâu dài của khoa học về giới tự nhiên; nó là một bằng chứng khoa học chứng minh quan điểm: vật chất có trước, ý thức có sau.
Các yếu tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của ý thức (bộ óc người, thế giới khách quan tác động đến bộ óc gây ra các hiện tượng phản ánh, lao động, ngôn ngữ), hoặc là chính bản thân thế giới vật chất (thế giới khách quan), hoặc là những dạng tồn tại của vật chất (bộ óc người, hiện tượng phản ảnh, lao động, ngôn ngữ) đã khẳng định vật chất là nguồn gốc của ý thức.
Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan về thế giới vật chất nên nội dung của ý thức được quyết định bởi vật chất. Sự vận động và phát triển của ý thức, hình thức biểu hiện của ý thức bị các quy luật sinh học, các quy luật xã hội và sự tác động của môi trường sống quyết định. Những yếu tố này thuộc lĩnh vực vật chất nên vật chất không chỉ quyết định nội dung mà còn quyết định cả hình thức biểu hiện cũng như mọi sự biến đổi của ý thức.
b) Vai trò của ý thức đối với vật chất
Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
Vì ý thức là ý thức của con người nên nói đến vai trò của ý thức là nói đến vai trò của con người. Bản thân ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực. Muốn thay đổi hiện thực, con người phải tiến hành những hoạt động vật chất. Song, mọi hoạt động của con người đều do ý thức chỉ đạo, nên vai trò của ý thức không phải trực tiếp tạo ra hay thay đổi thế giới vật chất mà nó trang bị cho con người tri thức về thực tại khách quan, trên cơ sở ấy con người xác định mục tiêu, đề ra phương huớng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp, biện pháp, công cụ, phương tiện, v.v. để thực hiện mục tiêu của mình. Ở đây, ý thức đã thể hiện sự tác động của mình đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiền của con người.
Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng: tích cực hoặc tiêu cực. Nếu con người nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có tình cảm cách mạng, có nghị lực, có ý chí thì hành động của con người phù hợp với các quy luật khách quan, con người có năng lực vượt qua những thách thức trong quá trình thực hiện mục đích của mình, thế giới được cải tạo - đó là sự tác động tích cực cúa ý thức. Còn nếu ý thức của con người phản ánh không đúng hiện thực khách quan, bản chất, quy luật khách quan thì ngay từ đầu, hướng hành động của con người đã đi ngược lại các quy luật khách quan, hành động ấy sẽ có tác dụng tiêu cực đổi với hoạt động thực tiễn, đối với hiện thực khách quan.
Như vậy, bằng việc định hướng cho hoạt động của con người, ý thức có thế quyết định hành động của con người, hoạt động thực tiễn của con người đúng hay sai, thành công hay thất bại, hiệu quả hay không hiệu quả.
Tìm hiểu về vật chất, về nguồn gốc, bản chất của ý thức, về vai trò của vật chất, của ý thức có thể thấy: vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định nội dung và khả năng sáng tạo ý thức; là điều kiện tiên quyết để thực hiện ý thức; ý thức chỉ có khả năng tác động trở lại vật chất, sự tác động ấy không phải tự thân mà phải thông qua hoạt động thực tiễn (hoạt động vật chất) của con người. Sức mạnh của ý thức trong sự tác động này phụ thuộc vào trình độ phản ánh của ý thức, mức độ thâm nhập của ý thức vào những người hành động, trình độ tổ chức của con người và những điều kiện vật chất, hoàn cảnh vật chất, trong đó con người hành động theo định hướng của ý thức.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng xuất phát từ con người hiện thực, con người thực tiễn để xem xét mối quan hệ này. Từ đó khảng định, vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức và ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động của con người
* Vật chất quyết định ý thức: Vật chất có trước, ý thức có sau. Vật chất quyết định nguồn gốc, bản chất, nội dung sự biến đổi của ý thức.
VÍ DỤ :Trong ĐỜI SỐNG XÃ HỘI có câu: thực túc, binh cường, có thực mới vực được đạo.
+ Vật chất Quết định nguồn gốc ý thức: Nghĩa là não người là dạng vật chất cao có tính chất của vật chất là cơ quan phản ánh để hoàn thành ý thức.
Ý thức phụ thuộc vào hoạt động thần kinh của bộ não trong quá trình phản ánh thế giới khách quan.
+ Vật chất quyết định bản chất, nội dung ý thức: Bản chất là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: nghĩa là ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất và thế giới vật chất được dịch chuyển vào óc người, được cải biến trong đó. Vì thế, vật chất quyết định cả bản chất và nội dung. Nội dung là phản ánh thế giới khách quan.
+ Vật chất quyết định Sự biến đổi ý thức: Ý thức là cái phản ánh, vật chất là cái được phản ánh khi cái được phản ánh biến đổi thì cái phản ánh cũng phải biến đổi theo.
* Ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động con người cụ thể nó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm ở một mức độ nhất định, các điều kiện vật chất góp phần cải tạo hình thức khách quan.
- Nếu phản ánh đúng hiện thực khách quan – nó thúc đẩy ngược lại thì nó cản trở
Ví dụ: Chủ rương đổi mới cơ chế quan liêu bao cấp, cản trở phát triển con người – khủng hoảng kinh tế xã hội, động lực
Tóm lại:Quan hệ VẬT CHẤT và ý thức là quan hệ hai chiều tác động biện chứng qua lại, trong đó VẬT CHẤT quyết định ý thức còn ý thức tác động trở lại thực tiễn thông qua hoạt động nhận thức của con người.
III/ Ý nghĩa phương pháp luận:
1/ Vì vật chất quyết định ý thức, sinh ra ý thức cho nên mọi chủ trương CS hoạt động nhận thức, hoạt động con người đều phải xuất phát từ hiện thực khách quan và hoạt động tuân theo quy luật khách quan, nghĩa là chúng ta phải có quan điểm khách quan trong nhận thức hoạt động thực tiễn.
2/ Xuất phát từ hiện thực khách quan, không phải từ những cái lẻ tẻ của hiện thực khách quan, phải xuất phát từ cái chung là quy luật khách quan.
Nghị quết 6 của Đảng là bài học kinh nghiệm là phải nắm vững hiện thực khách quan.
+ Hoạt động tuân theo quy luật (quan điểm khách quan) là nhận thức sự vật phải tôn trọng chính nó có, phải phản ánh đúng quy luật vận động phát triển của sự vật và chống chủ nghĩa khách quan, đồng thời chống chủ quan duy ý chí.
3/Vì ý thức có tính độc lập tương đối, có tính năng động sáng tạo có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động con người, cho nên cùng với xuất phát từ cái hiện thực khách quan thì phải phát huy tính năng động chủ quan , tức là phát huy mặt tích cực ý thức, hạn chế mặt tiêu cực của ý thức.
Ví dụ: Trước một trận đánh làm quyết tâm thư, tự phê bình và phê bình, rut ra những nhược điểm để tiến bộ, khắc phục những mặt tiêu cực.
Giáo dục nhận thức thông qua phong trào, thực tiễn tư tưởng cục bộ đ phong, đạo đức giả
4/ Giữa vật chất và ý thức chỉ có đối lập tuyệt đối trong phạm vi nhận thức luận. Ngoài lĩnh vực đó ra, sự phân biệt chỉ là tương đối (Câu của Lê Nin)
Vì thế một chính sách đúng đắn là cơ sở liên kết hợp hai yếu tố này.
Ví dụ: giáo dục chính trị, tư tưởng gắn liền với khuyến khích lợi ích vật chất như đạt danh hiệu thi đua, được phần thưởng.
+ Công tác tư tưởng phải gắn liền với công tác tổ chức nếu tuyệt đối hóa yếu tố vật chất, yếu tố kinh tế mà coi nhẹ ý thức của con người, coi nhẹ tính năng động , sáng tạo của con người sẽ rơi vào chủ nghĩa duy vật tầm thường, ngược lại nếu tuyệt đối hóa yếu tố ý thức và coi nhẹ điều kiện vật chất nhất định thì sẽ rơi vào chủ nghĩa chủ quan duy ý chí.
Ví dụ: một thời kỳ đề ra vấn đề công hữu , xây dựng quan hệ sản xuất không dựa trên lực lượng sản xuất.
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng. Trong mối quan hệ này, vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức, song ý thức không hoàn toàn thụ động mà nó có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.