Tổng kết phần ngữ pháp tiếng việt | Dẫn luận ngôn ngữ | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM

Tổng kết phần ngữ pháp tiếng Việt là một bước quan trọng giúp sinh viên đánh giá lại kiến thức và kỹ năng của mình trong lĩnh vực này. Dưới đây là một mô hình tổng kết có thể giúp bạn:

lOMoARcPSD| 40749825
Tng kết phn ng pháp tiếng vit
Dn Lun Ngôn Ng i hc Khoa hc Xã hội và Nhân văn, Đại hc Quc gia
Thành ph H Chí Minh)
lOMoARcPSD| 40749825
ĐẠI HC QUC GIA THÀNH PH H CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TIU LUN GIA K
HC PHN: NG PHÁP TING VIT
DANH T TRONG TRUYN NGẮN “ĐÔI
MẮT” CỦA NAM CAO
GVHD: ThS Nguyễn Thùy Nương
TP. H CHÍ MINH, NGÀY 16 THÁNG 11 NĂM 2023
1
lOMoARcPSD| 40749825
ST
Họ và tên
MSSV
Nhiệm vụ
T
1
Âu Lê Minh Đức
2256010023
-Soạn nội dung: Chương 2
-Phần: 2.3.4 + 2.3.5 + 2.3.3
-Làm PowerPoint; thuyết trình
2
Lê Tấn Phát
2256010103
-Soạn nội dung: Chương 2
-Mở đầu chương 2
-Phần: 2.3.6 + 2.3.8; 2.4.1-2.4.4
-Tổng hợp nội dung
3
Phạm Văn Nam
2256010017
-Soạn nội dung:
Thành Danh
-Phần mở đầu
-Chương 3
4
Nguyễn Trọng Nhân
2256010093
-Soạn nội dung:
-Chương 1
-Chương 2
-Phần: 2.3.1 + 2.3.2 +2.3.7; 2.4.5-
2.4.8
Nhóm trưởng(ký tên)
Nhân
Nguyễn Trọng Nhân
Mục Lục
Phần mở đầu
Trang
1.
Lý do chọn đề tài
4
2.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3.
Đối tượng-phạm vi nghiên cứu
5
4. Phương pháp nghiên cứu
5.
Đóng góp của đề tài
6.
Cấu trúc của đề tài
6
2
lOMoARcPSD| 40749825
Phần nội dung
Chương 1: Danh từ trong văn học
1.1 Danh từ trong văn học
1.1.1 Giới thiệu danh từ
1.1.2 Phân loại danh từ
1.2 Danh từ trong thể loại truyện ngắn
Tiểu kết chương 1
Chương 2: Khái quát các loại danh từ trong tập truyện ngắn “Đôi Mắt
Nam Cao
2.1 Giới thiệu truyện ngắn “Đôi Mắt”
2.2 Thống kê danh từ sử dụng trong truyện ngắn “Đôi Mắt”
2.3 Khái quát các tiểu loại danh từ trong truyên ngắn “Đôi Mắt”
2.3.1. Danh từ riêng
2.3.2. Danh từ chỉ đơn vị
2.3.3. Danh từ chỉ chất liệu
2.3.4. Danh từ chỉ thời gian
2.3.5. Danh từ chỉ người
2.3.6. Danh từ chỉ vị trí , hướng
2.3.7. Danh từ chỉ sự vật
2.3.8. Danh từ khuyết nghĩa
2.3.9. Danh từ trừu tượng
2.4. Đặc trưng ngữ pháp danh từ trong truyện ngắn “Đôi Mắt”
2.4.1. Danh từ riêng
2.4.2. Danh từ chỉ đơn vị
2.4.3. Danh từ chỉ thời gian
2.4.4. Danh từ chỉ vị trí , hướng
2.4.5. Danh từ chỉ chất liệu
2.4.6. Danh từ chỉ người
2.4.7. Danh từ chỉ sự vật
2.4.8. Danh từ khuyết nghĩa
2.4.9. Danh từ trừu tượng
7
7
8
11
12
12
12
13
14
14
14
15
16
16
17
18
19
20
21
3
lOMoARcPSD| 40749825
Tiểu kết chương 2
21
Chương 3: Phong cách ngôn ngữ của Nam Cao
3.1. Khái quát về phong cách ngôn ngữ
22
3.2 Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Nam Cao
Tiểu kết chương 3
24
Phần kết Luận
25
Tài liệu tham khảo
26
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Ngôn ngữ văn chương sự gắn kết với nhau tựa như máu ruột thịt.
vậy, ngôn ngữ là hình thức phản ánh của văn chương dưới dạng chữ viết, lời nói,
giúp cho thế giới của văn học và ngôn từ dễ dàng đến với đời sống của chúng
ta hơn. Trong ngôn ngữ của văn chương thì từ loại giữ vai trò xương sống và là
cơ sở cho ngôn ngữ, đặc biệt trong đó là danh từ. danh từ là từ loại quan trọng
bậc nhất và chiếm số lượng rất lớn trong vốn từ vựng cùng với việc đóng góp
chất lượng hết sức quan trọng trong cơ cấu ngữ pháp. Danh từ làm cho việc
truyền tải sự vật, hiện tượng, tên gọi đến với người đọc người nghe dễ dàng hơn
nhiều.
Đối với nhà văn, nhà thơ – những người nghệ sĩ sáng tác dựa trên con chữ, thì
danh từ chính là người bạn, “người tình” luôn ở bên kề cận. Danh từ có thể xuất
hiện luôn luôn ở mỗi đoạn, mỗi dòng và tất nhiên là từ loại không thể thiếu được
chõ mỗi câu cú ngữ pháp thường tình. Và tiêu biểu đến để mà kể thì Nam Cao,
một nhà văn chuyên viết truyện ngắn của nước ta là người biết vận dụng các
danh từ một cách khôn khéo và điêu luyện.
Nam Cao, được biết đến rộng rãi là một nhà văn hiện thực chuyên viết truyện ngắn
trước Cách Mạng tháng Tám 1945. Các tác phẩm của ông hướng về các mảnh đời
đói khổ, thành phần trí thức bị kiệt quệ, khốn khó trong thời cuộc,… và nổi bật lên
qua đó là sự xót thương vô cùng của nhà văn đến với vấn đề nhân phẩm, nhân
cách, của những mảnh đời khốn khổ kể trên dù cho bị thời cuộc giằn xéo, đẩy lùi.
Thời kì trước Cách Mạng là thế, thế nhưng sau 1945 thì trong văn chương của ông
đã có sự chuyển biến mới mẻ hơn, rõ rệt hơn giai đoạn trước Cách Mạng. những
đứa con tinh thần của ông vào thời kì này đã không còn bị ám ảnh bởi cái đói
nghèo, cái khốn khó nữa mà đã có nhiều hướng đi mới hơn, hé lộ con đường tươi
sáng hơn qua ngòi bút biết dùng để tuyên truyền, để
4
lOMoARcPSD| 40749825
chiến đấu. Điển hình là truyện ngắn Đôi mắt. Trong truyện ngắn này Nam
Cao đã kết hợp và dùng nhiều danh từ vô cùng đa dạng.
Vì những lí do trên, nhóm đã chọn đề tài Danh từ trong truyện ngắn “Đôi mắt
của nhà văn Nam Cao để làm chủ đề cho bài nghiên cứu thống kê này. Và ở
trong bài nghiên cứu này, chúng tôi xin được tìm hiểu về phần danh từ trong
truyện ngắn “Đôi mắt” nhằm cho mục đích liệt kê, phân loại, phân tích các
danh từ xuất hiện trong tác phẩm.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Nam Cao có phong cách viết giàu hình ảnh với việc dùng nhiều danh từ chỉ tên
sự vật, hiện tượng hay tên người một cách thường xuyên, đa dạng. Tuy đã cố
gắng tìm kiếm nhưng chúng tôi vẫn chưa tìm ra được tài liệu nghiên cứu về
khái cạnh danh từ trong văn phong Nam Cao. Thế nhưng lại có khá nhiều bài
bình về phong cách nghệ thuật, phong cách sáng tác chung cho các tác phẩm
truyện ngắn của ông và ở đây là về truyện ngắn Đôi mắt như:
- ĐÔI MẮT của giáo sư Trần Đình Sử trên trang web WordPress.com.
- Từ “Đôi mắt” của Nam Cao nghĩ về cách nhìn cuộc sống của Vũ Hường
đăng trên Báo Thái Bình.
- Đôi mắt” Góc nhìn phản ánh bản chất con người của Thiên Nhi trên trang
web Revelogue.
-Những nét đặc sắc và phong cách nghệ thuật của Nam Cao trên trang
web Bigone.
Tất cả những bài viết trên đây đều là những nguồn tham khảo đáng quý giúp ích
cho chúng tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện nên đề tài của mình.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
-Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là danh từ trong
tác phẩm truyện ngắn Đôi mắt của nhà văn Nam Cao.
-Phạm vi nghiên cứu: Thống kê, phân loại, phân tích truyện ngắn Đôi mắt.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Chúng tôi vận dụng lí thuyết của danh từ để nghiên cứu. Trên cơ sở đó chúng
tôi vận dụng các phương pháp:
4.1. Phương pháp so sánh
5
lOMoARcPSD| 40749825
Để thấy rõ được lối vận dụng động từ linh hoạt trong tác phẩm “Đôi
mắt” của Nam Cao chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp so sánh để làm nổi bật
lên những danh từ có trong tác phẩm.
4.2. Phương pháp thống kê
Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm thống số lượng danh từ
được vận dụng, từ đó chúng tôi thể khái quát hóa hệ thống của những
đặc điểm của tác giả.
4.3. Phương pháp phân tích tổng hợp
Trong quá trình làm bài chúng tôi đưa ra nhiều dẫn chứng nhằm minh họa cho
lập luận của mình. Vì vậy phương pháp tổng hợp này giúp chúng tôi phân tích
những đặc điểm cơ bản trong cách sử dụng danh từ trong tác phẩm của nhà văn,
và từ đó tạo tiền đề để chúng tôi có thể rút ra nhận xét, đánh giá chung nhất của
mình về phong cách mà Nam Cao vận dụng danh từ trong tác phẩm.
5. Đóng góp của đề tài
Qua quá trình làm bài trên chúng tôi góp phần khái lược rõ và chi tiết về việc
vận dụng các danh từ có trong tác phẩm “Đôi mắt”, từ đó đã giải thích rõ đáng
kể được them vì sao mà Nam Cao được xem là một trong những nhà văn hiện
thực hàng đầu của nước ta giai đoạn trước Cách Mạng. Đồng thời bài làm của
chúng tôi còn góp phần them vào việc nhìn nhận, phân tích cùng đánh giá một
cách có hệ thống danh từ trong tác phẩm “Đôi mắt” của Nam Cao. Và trên cơ
sở đó góp thêm được một tài liệu để tham khảo, nghiên cứu học tập về nhà
văn Nam Cao.
6. Cấu trúc của đề tài:
Ngoài các phần như Phần mở đầu, Phần kết luận và Danh mục tài liệu
tham khảo, tiểu luận được kết cấu thành 3 chương sau:
CHƯƠNG 1: Danh từ trong văn học
CHƯƠNG 2: Danh từ trong truyện ngắn “Đôi mắt” của Nam Cao
CHƯƠNG 3. Phong cách ngôn ngữ của Nam Cao qua truyện ngắn “Đôi mắt"
6
lOMoARcPSD| 40749825
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Danh từ trong văn học
1.1. Danh từ trong văn học
1.1.1. Giới thiệu danh từ:
Theo sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 do Nguyễn Minh Thuyết chủ biên phần
tiếng việt thì: "Danh từ là những từ chỉ người,vật,hiện tượng,khái niệm,… "
Theo Đinh Văn Đức-Ngữ pháp tiếng việt từ loại,NXB ĐHQGHN
2001: Danh từ theo truyền thống được định nghĩa từ loại mang ý nghĩa
“sự vật tính”.
Danh từ đóng vai trò quan trọng trong văn nói và ngôn ngữ giao tiếp
hằng ngày.
Ví dụ: Đức chạy bộ lúc 6 giờ
Các em nhỏ đang chơi đá bóng
Danh từ còn được sử dụng trong thơ và tuyện ngắn:
Ví dụ: “Thằng gầy nhom vẻ mặt liến láu chẳng phải ai xa lạ,chính là Tư-
dát.”
(Tuổi thơ dữ dội-Phùng
Quán)
1.1.2.Phân loại danh t
Danh từ được chia thành 2 loại: danh từ riêng và danh từ chung.
-Danh từ riêng:
Danh từ riêng là từ dùng để chỉ tên một sự vật cụ thể hay gọi tên một cá
thể duy nhất.
Ví dụ: Danh từ riêng chỉ người: Kiên,Phương,Sơn,Nam
Danh từ riêng chỉ chỉ địa danh: Mau,Đồng Tháp,Vĩnh
Long… Ngoài ra danh từ riêng chỉ người còn xuất hiện thêm nhiều trường
hợp đặc biệt khác như:
Danh từ riêng tên người Việt có thể kết hợp với số từ khi trùng tên.
7
lOMoARcPSD| 40749825
Ví dụ:Hai Trung,Tư Cang,Mười Hương…
Danh từ riêng tên người Việt có thể dùng kèm với một số từ chỉ
đặc điểm,phẩm chất.
dụ:Trần Lượm (Lượm “sứt”),Nguyễn Văn Tư (Tư “dát”),Đinh
Văn Đồng (Đồng “râu”)…
-Danh từ riêng tên người ở Nam Bộ có kèm theo số thứ tự trong gia
đình để trở thành tên ghép
Ví dụ: Hai Long,Ba Tài,Tư Nghĩa…
-Danh từ chung: Danh từ chung là tập hợp danh từ gọi tên cho cả một
chủng loại sự vật. Là loại từ có tính khái quát,trù tượng,không có mối
liên hệ đơn nhất 1 đối 1 giữa tên gọi và cái vật cụ thể được định danh.
-Trong loại danh từ này chia thành 8 loại nhỏ bao gồm:
(1)Danh từ chung chỉ đơn vị: là loại danh từ chỉ các đơn vị
tính toán,khác với sự vật được đem ra tính toán.
Danh từ chỉ đơn vị được chia thành 2 nhóm nhỏ:
-Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên:cây,con,quả,cái,bông,… -
Danh từ chỉ đơn vị quy ước được chi thành hai loại:
+Danh từ chỉ đơn vị quy ước chính xác: lít,mét,cân,…
+Danh từ chỉ đơn vị quy ước không chính xác: hòn,mớ,nắm
(2)Danh từ chỉ chất liệu: là danh từ có ý nghĩa chỉ chất liệu của sự vât.
Ví dụ: sắt,vàng,bạc,gỗ,
Loại danh từ này có thể đứng trước các từ “trỏ”: này,nọ,kia,đó,…
Ví dụ: Tấm vải đó bán mấy đồng?
Danh từ chất liệu không thể kết hợp trực tiếp với số từ,muốn kết hợp phải
có danh từ đơn vị quy ước
Ví dụ: Ta có thể nói là “một cân thịt” hay “cục đá” nhưng không thể nói
là “một thịt” hay “hai đá”
Và danh từ chỉ chất liệu không bao giờ kết hợp được với danh từ đơn vị
tự nhiên.
Ví dụ: Cái thịt này không ngon.
(3)Danh từ chỉ thời gian:là danh từ có ý nghĩa chỉ một cắt đoạn về thời gian
Ví dụ: giây,phút,buổi,giờ,tháng,mùa vụ,…
8
lOMoARcPSD| 40749825
Chúng có thể đứng trước các từ trỏ: này,nọ,đó,..
Ví dụ: Tháng này là tháng mấy?
Trước danh từ chỉ thời gian không thể có danh từ đơn vị,cả tự nhiên lẩn
quy ước.Ví dụ:mét ngày,nắm mùa,…
Danh từ chỉ thời gian có thể kết hợp với số từ.Ví dụ: hai ngày,bốn mùa,năm
giờ, …
Có một số danh từ chỉ thời gian kết hợp với các danh từ chỉ thời gian khác
thành một tổ hợp khá chặt.
(4)Danh từ chỉ vị trí,hướng:là danh từ có ý nghĩa chỉ địa điểm,vị
trí,hướng trong không gian.
Ví dụ: phía,phương,hướng,bên, trên,nam,bắc,…
Loại danh từ này không thể kết hợp được với danh từ đơn vị,ví dụ:cây
hướng,mét nam,...Chúng cũng không thể kết hợp với định tố “cái” và các từ
chỉ lượng,ví dụ:cái nam,cái phương,…
Chúng có thể kết hợp được với từ chỉ định,ngoại trừ “đông,tây,nam,bắc”.Và
có thể kết hợp với danh từ cùng loại để tạo thành tổ hợp danh từ,dụ:phía
nam,phương bắc,…
Ngoài ra nhóm từ “ trên,dưới,trong,ngoài,đầu,cuối,giữa,… ” có thể kết hợp
với các từ khác như:
-Trong, ngoài, trước, sau +đàng/đằng
-Từ “đầu”+số từ.Từ giữa bị hạn chế kết hợp.
(5)Danh từ chỉ người:là danh từ có ý nghĩa chỉ chức vụ,nghề nghiệp và các mối
quan hệ thân thuộc của con người.Chung có khả năng kết hợp rộng rải và làm
trung tâm danh ngữ
Danh từ chỉ người bao gồm:
+Danh từ chỉ chức vụ,nghề nghiệp:sinh viên,công nhân,giám đốc,…
Loại danh từ này ít tồn tại độc lập,mà thường có danh từ đơn vị đi kèm.
Ví dụ: Vài học sinh,tụi lính Việt Gian,bọn cố vấn,...
Và khi kết hợp với từ chỉ định phải có danh từ đơn vị đi kèm.
9
lOMoARcPSD| 40749825
Ví dụ: Đây là một bộ đôi cầu thủ xuất sắc!
Chúng không kết hợp với “cái” chỉ xuất mà phải có danh từ đơn vị.
Ví dụ: Cái tụi học sinh ,cái cặp cầu thủ ,…
+Danh từ chỉ quan hệ thân thuộc:ông,bà,cha,me,anh,chị,…
Loại danh từ này không bao giờ kết hợp trực tiếp với các từ chỉ toàn bộ (tất cả,tất
thảy,cả,hết thảy,…).Chúng cũng không đi với từ “cái” chỉ xuất.Và không kết hợp
với ‘này,ấy,gì,nào’.Cần phân biệt danh từ chỉ quan hệ thân thuộc thực thụ
danh từ chỉ quan hệ thân thuộc đóng vai trò là danh từ đơn vị lâm thời
Các danh từ ông,bà,anh,chị…+ấy là những từ xưng hô trong tiếng việt.
(6)Danh từ chỉ sự vật:là danh từ có ý nghĩa chỉ đồ vật,động vật và thực vật
Danh từ chỉ sự vật bao gồm:
+Danh từ chỉ dồ vật:n,ghế,sách,viết,…
Chúng khả năng kết hợp rất rộng,có thể kết hợp với hầu hết yếu tố
phụ khi làm trung tâm danh ngữ.Luôn kết hợp với danh từ chỉ đơn vị và có thể kết
hợp với ‘cả’, ‘tất cả’
+Damh từ chỉ động/thực vật:hổ,báo,táo,cam,…
Nhóm danh từ trên có khả năng kết hợp hạn chế hơn nhóm danh từ chỉ đồ
vật.Chúng cũng có thể kết hợp với danh từ đơn vị, nhưng số lượng không nhiều.
* Danh từ chỉ đơn vị ‘cái,con’ có thể kết hợp với cả danh từ chỉ đồ vật
và động/thực vật
Ví dụ:Cái dao/con dao,cái cò/con cò,…
(7)Danh từ khuyết nghĩa:là danh từ hầu như không biểu thị sự vật hiện
tượng nào.
Ví dụ: Cuộc,trận,điều,sự,việc,nổi,niềm,cơn,trận,…
Chúng ít khi tồn tại một mình,luôn kết hợp với từ khác trong danh ngữ.
Ví dụ: “Cuộc vui có được là mấy chốc?”
(La Quán Trung-Tam Quốc Diễn Nghĩa)
(8)Danh từ chỉ khái niệm trừu tượng:là danh từ liên quan đến tư duy nhận
thức và không trực tiếp gọi tên sự vật hiện tượng thực tế.
Ví dụ:tư tưởng,niểm vui,khái niệm,đạo đức,..
Chúng phần lớn là từ hán việt và không bao giờ kết hợp với danh từ đơn vị
10
lOMoARcPSD| 40749825
Ví dụ:Chúng ta có thể nói “một cái bàn” chứ không thể nói “một quan
điểm”
1.2.Danh từ trong thể loại truyện ngắn Việt Nam:
Danh từ trong truyện ngắn Việt Nam là nhân tố quan trọng không thể thiếu,nó dùng để
chỉ tên riêng của từng nhân vật,từng sự vật xuất hiện trong mỗi tác phẩm cũng như các
hiện tượng,khái niệm được sử dụng trong đó.Danh từ có thể đảm nhiệm nhiều chức vụ
quan trọng trong câu chủ yếu là chư ngữ và có thể kết hợp với nhiều từ loại khác như
động từ,tính từ.Danh từ được chia làm hai loại lớn là danh từ chung và danh từ riêng
và được phân ra thành nhiều tiểu loại khác nhau.Từ đó,ta thấy được danh từ là từ loại
có tần suất được sử dụng rất nhiều trong các tác phẩm văn học Việt Nam.Sau
đây,chúng ta sẽ tìm hiểu rõ vai trò chức năng cũng như cách các tác giả sử dụng danh
từ trong các tác phẩm của học thuộc thể loại văn học này.
Trong truyện ngắn “tuổi thơi dữ dội”, Phùng Quán hay sử dụng tên riêng
của người cũng với một số từ chỉ đặc điểm của người đó:
Thằng bé mặt mũi xinh trai là Kim cùng tôt với Tư-dát,hay làm điệu làm
bộ,các bạn dặt tên cho là Kim-điệu.
Trong đoạn trích “bắt sấu ở rừng U Minh Hạ” trích trong tập truyện ngắn
“Hương Rừng Cà Mau” tác giả Sơn Nam đã dùng tên người ở nam bộ kèm theo
số thứ tự để gọi tên nhân vật trong tác phẩm của mình:
Sáng Hôm sau,ông Năm Hên đi lên ao cá sấu,có Tư Hoạch một tay ăn ong
rất rành địa thế vùng Cái Tàu dẩn đường. Nhiều người nài nỉ xin đi theo ông
Năm Hên cản lại:
-Đi nhiều theo chộn rộn lắm. Tôi không giấu nghề với bà con đâu có
Tư Hoạch đi theo coi mạ.
Trong truyện ngắn “giăng sáng”,Nam Cao đã tôn lên vẽ đẹp của “Giăng” bằng
cách so sánh với c danh từ chỉ sự vật khác,bên cạnh đó là sự kết hợp nhuần
nhuyễn các danh từ chỉ sự vật và các danh từ chỉ đơn vị:
Giăng cái liềm vàng giữa đống sao.Giăngcái đĩa bạc trên thảm nhung da
trời.Giăng toả mộng xuống trần gian.Giăng tuôn suối mát để những hồn khát
khao ngụp lặn.
Trong đoạn văn trên ta thấy được cái hay,cái tuyệt diệu trong phong cách viết của
Nam Cao khi ông sử dụng kết hợp các danh từ chỉ đơn vị kết hợp với các danh từ
11
lOMoARcPSD| 40749825
chỉ sự vật gần gũi với đời sống con người để so sánh với ánh “giăng” trong truyện
đó là danh từ “cái liềm vàng”, “cái đĩa bạc”.Danh từ chỉ sự vật “sao” được tác giả
kết hợp với danh từ chỉ đơn vị không chính xác “đống” càng tăng thêm tính gợi
hình gợi cảm của “giăng” mà tác hết mực ca ngợi.Câu “giăng là cái đĩa bạc trên
thảm nhung da trời” bằng cách kết hợp giữa danh từ và biện pháp tu từ so sánh
tác giả đã tạo nên hình ảnh liên tưởng hết sức độc đáo,độc đáo ở chổ tác giả đã ví
“giăng” với danh từ “chiếc đĩa bạc” và bầu trời đêm với “chiếc thảm nhung da
trời”.Việc kết hợp liên tiếp các danh từ của tác giả đã cho ta thấy được tình yêu to
lớn mà “Điền” nhân vật chính của tác phẩm dành cho thứ mà anh ví như “cái vú
mộng tròn đầy” mà muôn đời thi sĩ mon man.
Trong Truyện ngắn “đôi mắt” Nam Cao có viết:
Cuộc trường kỳ kháng chiến của ta phải trải qua ba giai đoạn
phòng ngự,giai đoạn cầm cự,giai đoạn tổng phản công
Trong câu văn trên danh từ khuyết nghĩa là “cuộc” đóng vai trò làm chủ ngữ
theo sau đó là các thành tố phụ hình thành nên một danh ngữ.
Như vậy,qua các ví dụ dẩn chứng ở trên về cách sử dụng danh từ trong truyện ngắn
Việt Nam.Ta thấy được danh từ là từ loại quan trọng được dùng nhiều trong thể
loại truyện ngắn nói riêng và các thể loại văn học nói chung.Danh từ góp phần tạo
nên phong cách viết của từng tác giả qua cách họ sử dụng chúng kết hợp với các từ
loại khác để tạo ra sự đa dạng các hình tượng nhân vật của mình.
Tiểu kết chương 1
Tóm lại,danh từ nắm giữ vai trò không thể thiếu trong thể loại truyện ngắn Việt
Nam.Danh từ không dơn giản là những từ ngữ chỉ người hay sự vật mà qua sự kết
hợp với các từ loại cùng với các hình thức ngữ pháp khác nhau hình thành nên một
hệ thống đa dạng nhật vật sự vật trong mỗi tác phẩm.Tạo cho đọc giả một cảm
giác hào hứng,lí thú,sự cảm thông niềm yêu mến với từng nhân vật qua từng trang
truyện.
Chương 2: Danh từ trong truyn ngn “Đôi
Mắt” của Nam Cao
2.1.Giới thiệu truyện ngắn “Đôi Mắt”
Tại Việt Bắc năm 1948, quá trình đất nước ta bước vào cuộc cách mạng kháng chiến.
Nam Cao với suy nghĩ “sống đã rồi hãy viết” đã hăng hái tham gia cuộc kháng chiến
chống thực dân pháp của dân tộc, trong giai đoạn này “Đôi mắt” được xem là tác
12
lOMoARcPSD| 40749825
phẩm tiêu biểu của ông trong suốt thời gian đầu kháng chiến mặc dù đã hơn 50
năm trôi qua tác phẩm vẫn được đọc giả hào hứng với các nhân vật mà ông tạo nên.
Trong truyện thông qua hai hình tượng nhân vật Hoàng và Độ, với hai lối sống hai suy
nghĩ trái ngược nhau, Nam Cao đã khái quát lên vấn đề ý nghĩa sâu sắc, không chỉ ý
nghĩa với thời bấy giờ. Ban đầu tập truyện có tên là “Tiên sư thằng tào tháo” như là lời
chửi tới Hoàng nhân vật mà anh ta sùng bái thán phục, chế giễu ý thức sùng bái anh
hùng cá nhân một cách một chiều đi lệch với tư tưởng anh hùng tập thể đang đem lại
niềm tin chiến thắng cho toàn dân, Hoàng là tay văn sĩ với tư duy như vậy chỉ biết
lánh nạn về quê chui rúc trong bốn bức tường cố giữ yên tấm thân cho mình. Để cho
tựa đề gần gũi và dễ hiểu nhất đối với người đọc, tác giả đã đổi lại cho giản dị hay
đúng hơn là nói thẳng vào vấn đề một cách thẳng thắn để lưu ý đến tính chất nghiêm
túc của vấn đề. Đôi mắt là cách nói về tầm nhìn, năng lực và mở rộng, lập trường
trong cuộc sống vấn đề thuộc nhân sinh quan, tác phẩm viết về vấn đề thế giới và nhân
sinh quan của tầng lớp trí thức hồi đầu kháng chiến.
Độ chỉ là nhân vật làm bệ phóng giúp tác giả khai thác sâu hơn vào Hoàng và đưa
Hoàng ra trước công chúng. “Đôi mắt” là tiếng cười nhạo đầu tiên dành cho những kẻ
không biết đến sức mạnh quần chúng, sức mạnh tập thể có thể giúp đất nước thoát khỏi
chiến tranh. Hoàng với cái nhìn phiến diện một chiều, chỉ thấy cái xấu cái ngốc của
người nông dân để từ đó dỏng dạc lên mà chửi đời, Độ thì khác anh có cái nhìn đa
chiều nhìn ra được hai mặt vấn đề, tuy rằng người nông dân tri thức họ kém nhưng
lòng yêu nước và tinh thần hăng hái tham gia cách mạng của họ đã làm lay động lòng
anh. Chính cái nhìn của Hoàng và Độ đã dẫn đến việc mỗi người tự chọn cho mình
một lối sống, chỗ đứng riêng trong thời cuộc.
Văn Nam Cao miêu tả cuộc sống là chuỗi những biến cố, những sự kiện, và những tình
huống không mong muốn xảy ra bất ngờ “Giăng sáng, Đời thừa, Mua nhà,……” là
những tác phẩm chứa đựng những cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật, bộc lộ
thái độ cảm xúc, tình cảm qua hành vi (cử chỉ, nét mặt, lời nói) và qua lời độc thoại
nội tâm.Ngoài ra ông còn có sở trường miêu tả chân dung dị dạng, các cảnh vật trong
tác phẩm được ông miêu tả để nói lên nhân vật mà ông gắn vào, tác phẩm của ông
luôn muốn được gần gũi với cuộc sống xoay quanh những vấn đề xã hội, ta dễ dàng
thấy được tần suất Nam Cao sử dụng danh từ để gọi tên con người,sự vật hiện tượng,..
được dùng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày.
2.2 Thống kê động từ được sử dụng trong truyện ngắn “Đôi Mắt”
Qua tìm hiểu thống kê,danh từ trong truyện ngăn “Đôi Mắt” được sử dụng rất
phong phú,đa dạng.Danh từ trong truyện ngắn “Đôi Mắt” được chúng tôi thống
trong bảng sau:
13
lOMoARcPSD| 40749825
Loại Danh Từ
Tần Số Xuất Hiện
Danh từ Riêng
81
Danh từ chỉ đơn vị
50
Danh từ chỉ chất liệu
35
Danh từ chỉ thời gian
49
Danh từ chỉ vị trí,hướng
30
Danh từ chỉ người
63
Danh từ chỉ sự vật
126
Danh từ khuyết nghĩa
14
Danh từ chỉ khái niệm trừu tượng
11
Tổng
459
Truyện ngắn “Đôi Mắt” đã sử dụng tổng cộng 215 danh từ với tổng tần suất xuất
hiện là 459 lần.Sự khác nhau về dung lượng danh từ ở mỗi đoạn văn tuỳ thuộc vào
tình huống truyện cách viết và dụng ý của tác giả.
2.3.Khái quát các tiểu loại danh từ trong truyện ngắn của “Đôi Mắt”
2.3.1.Danh từ riêng
“Đôi Mắt” sử dụng tổng cộng 24 danh từ riêng với tổng tần suất xuất hiện là 81
lần.Danh từ riêng chiếm 11% trong tổng số danh từ được sử dụng và chiếm 17,64%
tần suất xuất hiện.
Những danh từ được sử dụng trong tiểu loại danh từ riêng là: Hoàng (32 lần), Hà
Nội (8 lần), Độ (3 lần), Ngữ (2 lần), Nhật (1 lần), Tàu (1 lần), Việt Nam (1 lần), Hoả
Tinh (1 lần), Lê Lợi (1 lần), Quang Trung (1 lần), Tiến Quân Ca (1 lần), Số Đỏ(1 lần),
Vũ Trọng Phụng(1 lần), Phạm(2 lần), Yên Kỷ(1 lần), Hồ Chí Minh(2 lần), Đờ Gôn(2
lần), Pháp(2 lần), Mỹ(2 lần), Tam Quốc(7 lần), Đông Chu Liệt Quốc(4 lần), Thủy
Hử(1 lần), Tào Tháo(3 lần), Quan Công(1 lần).
2.3.2. Danh từ chỉ đơn vị
“Đôi mắt” sử dụng tổng cộng 16 danh từ chỉ đơn vị với tổng tần suất xuất hiện là
50. Danh từ chỉ đơn vị chiếm 7,44% trong tổng số danh từ được sử dụng và chiếm
10,6% tần suất xuất hiện.
14
lOMoARcPSD| 40749825
Những danh từ được sử dụng trong tiểu loại danh từ chỉ đơn vị là: Cái(19 lần), con(10
lần), đôi(1 lần), lạng(1 lần), chiếc(2 lần), bộ(2 lần), tờ(2 lần), cả(1 lần), bó(3 lần),
cây(2 lần), dăm(1 lần), mấy(2 lần), hàng(1 lần), quyển(1 lần), quãng(2 lần), hồi
‘truyện’(1 lần).
2.3.3. Danh từ chỉ chất liệu
“Đôi mắt” sử dụng tổng cộng 12 danh từ chỉ chất liệu với tổng tần suất xuất hiện là 35
lần. Danh từ chỉ chất liệu chiếm 6,52% trong tổng số danh từ sử dụng chiếm
7,11% tần suất xuất hiện
Những danh từ được sử dụng trong tiểu loại danh từ chỉ chất liệu là: Da(3 lần),
xương(1 lần), thịt(4 lần), len(2 lần), gạch(9 lần), ‘tường’ hoa(1 lần), giấy(7 lần), tre(
2 lần), nước(2 lần), lá(4 lần), ‘chăn’ bông(1 lần), dầu(1 lần).
2.3.4. Danh từ chỉ thời gian
“Đôi mắt” sử dụng tổng cộng 21 danh từ chỉ thời gian với tổng tần suất xuất hiện là
49 lần. Danh từ chỉ thời gian chiếm 9,67% trong tổng số danh từ sử dụng và chiếm
10% tần xuất suất hiện.
Những danh từ được sử dụng trong tiểu loại danh từ chỉ thời gian là: Năm(2 lần),
hồi(5 lần), lúc(9 lần), xưa nay(1 lần), thì giờ(1 lần), ngày(3 lần),hôm(6 lần), mai(3
lần), phút(1 lần), lát(1 lần), giờ(2 lần), kiếp(1 lần), chiều(1 lần), sáng(2 lần), tháng(4
lần), mồng(2 lần), tối(2 lần), buổi(1 lần), sớm(1 lần), đêm(1 lần), hôm qua(1 lần).
2.3.5. Danh từ chỉ người
“Đôi mắt” sử dụng tổng cộng 36 danh từ chỉ người với tổng tần suất xuất hiện là 63
lần. Danh từ chỉ người chiếm 16,7% trong tổng số danh từ sử dụng và chiếm 12,9%
tần suất xuất hiện
Những danh từ được sử dụng trong tiểu loại danh từ chỉ người là: ‘Anh’ chàng tuyên
truyền(1 lần), chồng(4 lần), nhà văn(5 lần), ba(1 lần), bạn(4 lần), ‘anh’ tự vệ(2 lần),
‘bố’ tự vệ(2 lần), nhà phê bình(1 lần), văn nghệ sĩ(1 lần), gái kiếm tiền(1 lần), ‘ông’
má chín(1 lần), bố(1 lần), anh ruột(1 lần), vợ(8 lần), ông ủy ban(1 lần), cha(1 lần), anh
em ruột(1 lần), ‘ông’ tự vệ(1 lần), vệ quốc quân(1 lần), chủ tịch(3 lần), đốc học(1 lần),
tuần phu(1 lần), học trò(1 lần), ‘ông’ phán(1 lần), ‘ông’ đốc(1 lần), ‘cụ’ tuần(1 lần), bộ
đội(1 lần), sinh viên(1 lần), công chức(1 lần), bác sĩ(1 lần), văn nghệ sĩ(1 lần), người
lãnh đạo(1 lần), thợ nhà in(1 lần), nông dân(3 lần), lính lệ(1 lần), con(1 lần).
2.3.6. Danh từ chỉ vị trí hướng
“Đôi mắt” sử dụng tổng cộng 14 danh từ chỉ vị trí hướng với tổng tần xuất suất hiện
là 30 lần. Danh từ chỉ vị trí hướng chiếm 6,5% trong tổng số danh từ sử dụng và
chiếm 6,17% tần suất xuất hiện.
15
lOMoARcPSD| 40749825
Những danh từ được sử dụng trong tiểu loại danh từ chỉ vị trí hướng là: cạnh(2 lần),
bên(8 lần), liền(2 lần), ngoại thành(1 lần), trong(4 lần), phía(1 lần), lên(1 lần), trái(2
lần), phải(1 lần), ngoài(2 lần), trên(1 lần), trước(2 lần), đằng(2 lần), sau(1 lần).
2.3.7. Danh từ chỉ sự vật
“Đôi mắt” sử dụng tổng cộng 84 danh từ chỉ sự vật với tổng tần suất xuất hiện là 126
lần. Danh từ chỉ sự vật chiếm 39% trong tổng số danh từ sử dụng chiếm 24,4%
tần suất xuất hiện.
Những danh từ được sử dụng trong tiểu loại danh từ chỉ sự vật là: chó(7 lần), chuông(1
lần), vòng(1 lần), bê(1 lần), cầu thang(1 lần), đuôi(1 lần), bò(1 lần), xương(1 lần), bản
thảo(1 lần), guốc(1 lần), mắt(1 lần), cột(1 lần), cánh tay(1 lần), nách(1 lần), áo(8 lần),
quần(1 lần), cổng(4 lần), vành móng ngựa(1 lần), tay(3 lần), khuya chiếc áo(1 lần),
bàn(1 lần), ghế(1 lần), cửa(2 lần), nhà(1 lần), chuôg(1 lần), đầm(1 lần), tóc(1 lần),
ngòi bút(1 lần), xác(2 lần), đầu(1 lần), thư(2 lần), tường(1 lần), hoa(1 lần), rau(1 lần),
lều(1 lần), tiền(3 lần), gà(3 lần), chó(1 lần), trâu(1 lần), nốt ruồi(1 lần), mặt(2 lần), ống
quần(1 lần), lựu đạn(1 lần), mũ(2 lần), môi(1 lần), mũi(1 lần), tre(2 lần), ba lô(1 lần),
vai(1 lần), tre(1 lần), nồi(1 lần), vẹt(1 lần), răng(1 lần), mắt(1 lần), lựu đạn(2 lần),
súng(4 lần), khăn(1 lần), nón(1 lần), tai(1 lần), bếp(1 lần), khoai lang(1 lần), mía(1
lần), hoa bưởi(1 lần), dây leo(1 lần), mèo(1 lần), chuột(1 lần), chăn(4 lần), màn(2 lần),
gương(2 lần), thuốc lá(4 lần), gạt tàn(1 lần), gương(2 lần), đèn(3 lần), máy(1 lần),
sách(1 lần).
2.3.8. Danh từ khuyết nghĩa
“Đôi mắt” sử dụng tổng cộng 4 danh từ khuyế nghĩa với tần suất xuất hiện 14 lần.
Danh từ khuyết nghĩa chiếm 1,8% trong tổng danh từ chiếm 1,7% tần suất
xuất hiện.
Những danh từ được sử dụng trong tiểu loại danh từ khuyế nghĩa là: Sự(6 lần),
cuộc(5 lần), việc(1 lần), nỗi(1 lần).
2.3.9. Danh từ chỉ khái niệm trừu tượng
“Đôi mắt” sử dụng tổng cộng 8 danh từ có khái niệm trừu tượng với tần suất xuất
hiện 11 lần. Danh từ khái niệm trừu tượng chiếm 3,7% trong tổng số danh từ và
chiếm 2,15% tần suất xuất hiện.
Những danh từ được sử dụng trong tiểu loại danh từ trừu tượng là: Phong lưu(1
lần), xú khí(1 lần), thiên hạ(1 lần), Thượng(1 lần), tiết(1 lần), cao lương mỹ vị(1
lần), thượng lưu(1 lần), tứ(1 lần), tiểu thuyết(3 lần).
2.4. Đặc trưng ngữ pháp danh từ trong truyện ngắn “Đôi mắt”
16
lOMoARcPSD| 40749825
Nam Cao là một trong những nhà văn tiêu biểu của nước ta trong giai đoạn trước và
sau Cách Mạng Tháng.Các tác phẩm của ông mang nhiều sắc thái từ ngữ cực kỳ
độc đáo.
Trong truyện ngắn “Đôi Mắt”, Nam Cao đã để lại đấu ấn của mình qua
cách sử dụng từ ngữ nói riêng danh từ nói chung.Sau đây, chúng ta hãy điểm
qua một số động từ đáng chú ý mà tác giả sử dụng trong tác phẩm.
2.4.1. Danh từ riêng
Nam Cao sử dụng 24 danh từ riêng khác nhau trong truyện ngắn “Đôi Mắt”.
Anh Hoàng là một nhà văn, nhưng đồng thời cũng là một tay chợ đen rất tài tình.
Tôi khó chịu chính vì thấy đến tận lúc ấy mà vẫn còn một số nhà văn Việt Nam.
Tài thật! Tài thật! Tài đến thế là cùng! Tiên sư anh Tào Tháo .
Hồ Chí Minh đáng lẽ phải cứu vãn một nước như thế nào kia, mới xứng tài.
Những danh từ riêng Hoàng, Việt Nam, o Tháo, Hồ Chí Minh các danh từ
riêng còn lại được tác giả sử dụng trong tác phẩm.Loại danh từ này dùng để chỉ n
một sự vật cụ thể hay gọi tên một cá thể duy nhất.
Danh từ riêng vốn khả năng kết hợp hạn chết hơn các danh từ khác.Trong
truyện ngắn trên chúng tôi tìm ra được các ví dụ về khả năng kết hợp của loại danh
từ này như:
- Danh từ chỉ quan hệ thân thuộc + danh từ riêng:
Bác Độ ba ơi! Bác Độ!...
Không dám. Cụ Phạm có nhà không cậu?
- Động từ + Danh từ riêng:
Anh có thích đọc Tam Quốc không?
Anh Hoàng trông thấy hỏi:
- Mình thắp đèn to đấy à?
- Danh từ đơn vị lâm thời + danh từ riêng:
Tài thật! Tài thật! Tài đến thế là cùng! Tiên sư anh Tào
Tháo Ngõ này đây, ông Hoàng ở đây!
Về mặt ngữ nghĩa, truyện ngắn Đôi mắt” đã sử dụng số ợng danh từ riêng
một cách vừa phải. đây, loại danh từ này chủ yếu được tác giả ng để gọi tên
nhân vật và địa điểm xuất hiện trong tác phẩm.
Nếu khéo làm còn có thể hay bằng mấy cái “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng.
Phụng nó còn sống đến lúc ngày phải biết!
17
lOMoARcPSD| 40749825
Bằng thế nào được Hồ Chí Minh!
Trong các tác phẩm của Nam Cao, để có một hệ thống nhân vật đa dạng như: “Chí
Phèo, Lão Hạc, Điền, Bá Kiến,….”. Tác giả đã sử dụng một khối lượng danh từ
riêng hết sức đồ sộ những tên riêng ấy có thể mang những đặc điểm hình thái
của nhân vật. Từ đó thổi hồn vào từng câu chuyện cuộc đời của từng nhân vật.
Tạo một ấn tượng sâu sắc đối với người đọc.
2.4.2. Danh từ chỉ đơn vị
Danh từ chỉ đơn vị loại danh từ chcác đơn vị tính toán, khác với sự vật
được đem ra tính toán. Trong tác phẩm trên Nam Cao đã sử dụng tổng cộng
16 danh từ như: Cái, con, lạng,…
Anh để em gọi cho anh trong nhà xích con chó lại.
Chờ mãi mới thấy một anh thanh niên nghễu nghện vác một tre đi tới.
Về khả năng kết hợp trong truyện ngắn đôi mắt, chúng tôi nhận thấy tác
giả sử dụng loại danh từ này với nhiều từ loại khác nhau như:
- Danh từ chỉ đơn vị + số từ:
Anh thanh niên chỉ một cái cổng gạch nhỏ quay lại bảo tôi:
- Ngõ này đây ông Hoàng ở đây
Thế bây giờ đến thăm anh Hoàng chỗ gia đình anh tản về cách
Hà Nội hàng trăm cây số, tôi lại được nghe đến một con chó dữ.
- Danh từ chỉ đơn vị + danh từ chỉ sự vật:
Anh chỉ giết một con gà ngày mai cả làng này đã biết
Chưa, bởi vì ngay đến một cái bàn viết ra hồn cũng không còn nữa.
- Danh từ chỉ đơn vị + tính từ:
Người nhà quê dẫu sao thì cũng là một cái bí mật
Nhưng anh vẫn không thể chối được rằng họ có nhiều cái ngố
không chịu được.
Như vậy, danh từ chỉ đơn vị thường kết hợp với đa dạng các từ loại khác
để tạo thành tổ hợp ngữ pháp chặt chẽ.
2.4.3. Danh từ chỉ thời gian
Danh từ chỉ thời gian là là danh từ có ý nghĩa chỉ một cắt đoạn về thời gian.
Trong tác phẩm “Đôi mắt” tác giả đã sử dụng 21 danh từ chỉ thời gian như:
Lúc, hồi, ngày, hôm, mai,…
- Danh từ chỉ thời gian + trỏ từ:
Thì đã đành là vậy lúc này còn kiêng kỵ gì?
- Danh từ chỉ thời gian + số từ:
18
lOMoARcPSD| 40749825
Cơm chiu xong vào lúc bn gi, Hoàng mời tôi cùng đi với
v chồng anh đến chơi nhà mấy người ph ng tản cư
v.
Ðàn bà chửa mà đến nỗi cho là có lựu đạn giắt trong quần! Họ
đánh vần xong một cái giấy ít nhất phải mất mười lăm phút thế mà
động thấy ai đi qua là hỏi giấy.
-Danh từ chỉ thời gian + nay/này
Tôi mỉm cười, cắt nghĩa cho anh hiểu: lúc này họ cần để ý đến những
người lạ mặt
tới làng.
Bẩm không ạ! Sáng nay không thấy ông đốc sang chơi bên này.
2.4.4. Danh từ chỉ vị trí, hướng
Về khả năg kết hợp,các danh từ chỉ vị trí, hướng được dùng theo cấu trúc:
-Danh từ chỉ vị trí,hướng + danh từ chỉ sự vật:
Anh tính có đời nào anh ruột tản cư về nhà em mà đến lúc vợ đẻ, em bắt ra một cái
lều ngoài vườn để đẻ!
Mỗi lần gặp nhau ở ngoài đường, chúng tôi chỉ bắt tay nhau một cách rất lạnh
lùng, hỏi thăm nhau một câu chiếu lệ, rồi ai đi đường nấy.
-Danh từ chỉ vị trí hướng thường đứng sau động từ “ở”:
Chắc họ tụ tập ở đây hay ở bên nhà cụ Phạm, sai người gác cổng.
Tôi cho anh biết là tôi vẫn ngủ ngay trong nhà in, đèn sáng và máy chạy ầm ầm, ở đây
chăn ấm thế này thì dẫu súng có nổ ngay ở liền bên tôi vẫn ngủ ngon lành lắm...
Về nét nghĩa, danh từ chỉ vị trí hướng thường kết hợp với nhiều yếu tố, để biểu thị ý
nghĩa rõ ràng hơn. dụ: Từ “bên” thường kết hợp cùng danh từ chỉ người hoặc các
danh từ chỉ sự vật như ‘bên nhà’ ‘bên ông Đốc’, các từ trên có ý nghĩa biểu thị chính
xác vị trí chính xác các đối tượng được nói đến trong câu.
2.4.5. Danh từ chỉ chất liệu
Về khả năng kết hợp danh từ chỉ chất liệu,bao gồm những trường hợp sau:
-Danh từ chỉ chất liệu + danh từ chỉ sự vật:
Tôi đ nguyên c qun áo tây và ch ngay ngáy lo đêm nay mt vài chú rn
th rời sơ-mi tôi đ du lch ra cái chăn bông thoang thoảng nước hoa.
Mt thằng bé mũ nồi đen, áo len xám, chy ra
19
lOMoARcPSD| 40749825
Về nét nghĩa, loại danh từ này chủ yếu mô tả đặc điểm,tính chất của sự vật được
tác giả sử dụng trong tác phẩm như: “bó tre” , “chăn bông”, “cổng gạch”,…
2.4.6. Danh từ chỉ sự vật:
Loại danh từ trên được tác giả sử dụng nhiều nhất trong truyện ngắn “Đôi Mắt”.Về
khả năng kết hợp danh từ chỉ sự vật kết hợp được với nhiều từ loại khác nhau.
-Danh từ chỉ sự vật + tính từ:
Con chó to và dữ lắm.
Ðáp lại tiếng anh gọi, tiếng những chiếc guốc mỏng mảnh quét trên sân gạch nổi
lên, lẹc khẹc và mau mắn
Một mảnh vườn trồng rau tươi rười rượi .
-Danh từ chỉ sự vật + động từ
Chị vợ đã nhanh nhẹn chạy trước vào nhà, dọn bàn dọn ghế .
Ðến một cái cổng gạch lớn có dây leo ,anh Hoàng giật dây chuông.
-Danh từ chỉ đơn vị “cái/con” + Danh từ chỉ sự vật
Bây giờ nó lộ ra khá rõ ràng trong bộ áo ngủ màu xanh nhạt, phủ một cái áo len trắng nó
nịt người anh đến nỗi không còn thở được.
Tôi rất sợ con chó giống Ðức hung hăng ấy.
Về nét nghĩa, danh từ chỉ sự vật có khả năng kết hợp với nhiều từ loại khác giúp cho
câu văn thêm đạng, chặc chẽ.
2.4.7. Danh từ chỉ người:
Về khả năng kết hợp,danh từ chỉ người có khả năng kết hợp rộng rãi.
-Danh từ chỉ người đóng vai trò vị ngữ:
Anh Hoàng là một nhà văn, nhưng đồng thời cũng là một tay chợ đen rất tài tình.
-Danh từ chỉ người +số từ:
Có khi chỉ là vì một tác phẩm của người bạn ấy được cảm tình của một nhà phê bình
đã chê một vài tác phẩm của anh.
Tiện gặp một cán bộ về làng, tôi nhờ gửi cho anh một bức thư.
-Danh từ chỉ người + động từ:
20
lOMoARcPSD| 40749825
Vào cái hồi quân đội Ðồng minh vào giải giáp quân Nhật ở nước ta, một số gái kiếm
tiền trút bộ đầm ra để mặc bộ áo Tầu.
Thế mà ông chủ tịch ấy cứ nằn nỉ mãi hai ba lượt, yêu cầu nhà tôi dạy bình dân học
vụ hay làm tuyên truyền giúp.
Về nét nghĩa, danh từ chỉ người có thể kết hợp được với hầu hết cách loại từ giúp
tăng tính hình tượng cho câu văn
2.4.8. Danh từ khuyết nghĩa:
Về khả năng kết hợp, chúng không tồn tại một mình mà luôn kết hợp với các từ khác.
-Danh từ khuyết nghĩa + động từ:
Mấy lần tôi đến chơi với anh, định để xem anh thay đổi thế nào trong cuộc thay đổi
lớn của dân tộc chúng ta, nhưng đều không gặp anh
Như vậy cuộc kháng chiến của ta có lẽ đến hỏng à?
Nỗi khinh bỉ của anh phì cả ra ngoài theo cái bĩu môi dài thườn thượt.
Về nét nghĩa, chúng thường kết hợp với các từ loại khác trong danh ngữ.Để tăng
tính gợi hình gợi cảm cho câu văn.
2.4.9. Danh từ chỉ khái niệm trừu tượng
Về khả năng kết hợp,chúng chủ yếu là từ hán việt có khả năng kết hợp đầy đủ với
cách thành tố phụ.
- Danh từ trừu tượng + thành tố phụ:
Tôi thầm rủa sự tình cờ sao lại xô đẩy anh về đây cùng với bằng ấy thứ cặn bã
của giới thượng lưu trí thức
Anh tính tượng trưng cho phong trào giải phóng cả một cái đệ tứ cường quốc là Đại
Pháp, mà chỉ có đến thằng Đờ Gôn
Về nét nghĩa, danh từ trừu tượng thường đa phần sử dụng là từ Hán Việt để miêu
tả những sự vật ta không cảm nhận bằng giác quan mà thuộc về mặt tư duy nhận thức.
Tiểu kết chương 2:
Qua truyện ngắn “Đôi mắt” ta thấy được rằng danh từ giữ vai trò cốt yếu cùng
quan trọng, yếu tố ‘xương sống’ trong việc định hình nên tác phẩm như vậy
Nam Cao ng đã thể hiện tài năng bậc thầy trong việc vận dụng từ ngữ, mà đây
danh từ. Việc vận dụng các danh từ một cách nhuần nhuyễn vào truyện ngắn của
21
lOMoARcPSD| 40749825
mình, Nam Cao đã đưa “Đôi mắt” trở thành một tác phẩm tuyên giáo có giá trị lớn
không chỉ về mặt giá trị nội dung mà cả về mặt nghệ thuật ngôn ngữ.
Chương 3: Phong cách ngôn ngữ ca Nam Cao
trong truyn ngắn “Đôi mắt”
3.1 Khái quát về phong cách ngôn ngữ
Trong từ điển thuật ngữ văn học viết rằng: “Phong cách sáng tác (phong cách nghệ
thuật) là một phạm trù thẩm mĩ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống
hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong
sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học
dân tộc. Trong nghĩa rộng: Phong cách là nguyên tắc xuyên suốt trong việc xây dựng
hình thức nghệ thuật, đem lại cho tác phẩm một tính chỉnh thể có thể cảm nhận được,
một giọng điệu và một sắc thái thống nhất.” (Lê Bá Hán Trần Đình Sử – Nguyễn
Khắc Phi đồng chủ biên, NXB Giáo dục, 2004. Tr. 255, 256)
Phong cách nghệ thuật của nhà văn chính là cái giọng nói riêng, cái dấu ấn riêng
mà mỗi nhà văn khi bước chân vào giới văn đàn đều “tự biết cách trang bị” riêng cho
mình. Và cũng chính nhờ phong cách nghệ thuật mà mỗi tác giả, nhà văn, nhà thơ sẽ
được độc giả của mình dễ dàng nhận diện các tác phẩm, các giá trị tiềm ẩn trong các
tác phẩm đó.
Phong cách ngôn ngữ là toàn bộ những đặc điểm về cách thức diễn đạt, tạọ thành
kiểu diễn đạt ở một văn bản nhất định. Phong cách ngôn ngữ được chia làm 6 kiểu:
sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, hành chính, chính luận, khoa học. Phong cách ngôn ngữ
nổi bật nhất được Nam Cao sử dụng qua truyện ngắn “Đôi mắt” là phong cách ngôn
ngữ nghệ thuật.
3.2 Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật của Nam Cao
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật thường mang tính đặc trưng mà mỗi tác giả đã vận dụng
để gán vào cho chính tác phẩm của mình. Ở Nam Cao, người ta thường thấy một phong cách
ngôn ngữ đặc trưng, nổi bật không trộn lẫn với những tác giả tác phẩm khác mà nổi bật ở
trong truyện ngắn “Đôi mắt” này là nghệ thuật trần thuật và nghệ thuật khắc họa diện mạo
cùng tính cách nhân vật rất tốt. Và thậm chí, “Đôi mắt” còn được xem là: “một bản Tuyên
ngôn nghệ thuật của các nhà văn trong buổi đầu đi theo Cách Mạng và kháng chiến” (Tô
Hoài), giới văn nghệ sĩ hồi ấy gọi là thời kì “nhận đường” cho ta thấy được giá trị nghệ thuật
mà tác phẩm này mang đến và càng cho thấy được bút lực rất tốt của Nam Cao truyền tải vào
tác phẩm.
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật phong ch ngôn ngữ được sử dụng phổ biến
cùng cần thiết trong tác phẩm văn chương nhiều thể loại. mang ba đặc
trưng chính: tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể.
Nam Cao xây dựng số nhân vật có mức hạn chế trong “Đôi mắt”, chủ yếu gồm
ba nhân vật là Độ, Hoàng và vợ của Hoàng.
22
lOMoARcPSD| 40749825
Hoàng ta thấy một cái nhìn phiến diện về những người nông dân nghèo cũng như
phong trào Cách Mạng của dân tộc. Khi văn sĩ này hướng cái nhìn về xã hội thì anh
chỉ thấy được những sự nghèo hèn, ít học của tầng lớp nông dân chỉ biết tiết kiệm,
nhiều chuyện và không biết hưởng thụ. Điển hình là qua thái độ sau câu nói dưới đây:
“Có nhiều cái kì lạ lắm. Người nhà quê dẫu sao thì cũng còn là một cái bí mật đối với
chúng ta. Tôi gần gũi họ rất nhiều. Tôi đã gần như thất vọng vì thấy họ phần đông dốt
nát, theo nhếch, nhát sợ, nhịn nhục một cách đáng thương. Nghe các ông nói đến
“sức mạnh quần chúng”, tôi rất nghi ngờ. Tôi vẫn cho rằng đa số nước mình là nông
dân, mà nông dân nước mình thì vạn kiếp nữa cũng chưa làm cách mạng”
“Tôi vẫn cho rằng đa số nước mình là nông dân, mà nông dân nước mình thì vạn kiếp
nữa cũng chưa làm cách mạng. Cái thời Lê Lợi, Quang Trung, có lẽ đã chết hẳn rồi,
chẳng bao giờ trở lại
Và vợ của Hoàng, ta thấy ở chị ta cũng có cùng suy nghĩ, thái độ tương tự chồng
mình là xem thường những người dân đang trên bước đường làm Cách Mạng:
Ông chủ tịch làng này, xem giấy của nhà tôi, thấy đề Nguyễn Thục Hiền, cứ nhất định
bảo là giấy mượn của đàn ông. Theo ông ấy, thì đàn bà ai cũng phải là thị này thị nọ”
“Giá bác ở đây thì nhiều lúc bác cũng cười đến chết. Thế mà ông chủ tịch ấy cứ nằn
nì mãi hai ba lượt, yêu cầu nhà tôi dạy bình dân học vụ hay làm tuyên truyền giúp”
Còn ở nhân vật Độ, chúng ta thấy được rằng tuy đều là văn sĩ như Hoàng, nhưng
Độ có tính tình hiền lành, điềm tĩnh hơn, xuyên suốt cuộc trò chuyện hầu như anh chỉ
im lặng ngồi nghe mặc dù những câu chuyện, lời nói của bạn mình có phần phiến
diện, thâm ý đầy chất ngông cuồng.
Với việc sớm đã giác ngộ lí tưởng Cách Mạng của Đảng, Độ hiểu rằng đây không chỉ
là cuộc kháng chiến đơn lẻ mà là cuộc kháng chiến của toàn dân tộc, mà đã là cuộc
kháng chiến toàn dân thì nòng cốt còn nằm ở chính những người nông dân mà Hoàng
đã xem thường, dè bĩu. Và qua cả lời kể của Hoàng, Độ còn biết thêm được rằng ngọn
lửa yêu nước đang sục sôi cháy bỏng trong chính tinh thần và trái tim của những
người lao động:
“Anh đã quen nhìn đời và nhìn người một phía thôi. Anh trông thấy anh thanh niên
đọc thuộc long bài “Ba giai đoạn” nhưng anh không trông thấy bó tre anh thanh
niên vui vẻ vác đi để ngăn quân thù. Mà ngay trong cái việc anh thanh niên đọc thuộc
lòng bài báo như một con vẹt biết nói kia, anh cũng chỉ nhìn thấy cái ngố bề ngoài
của nó mà không nhìn thấy cái nguyên cớ thật đẹp đẽ bên trong. Vẫn giữ đôi mắt ấy
để nhìn đời thì càng đi nhiều, càng quan sát lắm, người ta chỉ càng thêm chua chát
và chán nản”.
23
lOMoARcPSD| 40749825
Thông qua việc phản ánh sự việc qua lời kể của Hoàng, vợ Hoàng và miêu tả nội
tâm, suy nghĩ của Độ, ta thấy được tài năng của Nam Cao trong việc vận dụng danh từ
để truyền cảm nội tâm suy nghĩ cùng lời thoại rất tốt. Khả năng đó đã đem lại hiệu quả
ngôn ngữ nghệ thuật tốt đẹp giúp tiềm ý của tác phẩm truyền đến người đọc dễ dàng
hơn nhiều, để lại dấu ấn hơn nhiều.
Ngay cả cái tên “Đôi mắt” tựa đề truyện đã là một danh từ được dùng cho dụng ý
sâu xa của tác giả. Mỗi người trong chúng ta đều có riêng cho mình mỗi đôi mắt để
nhìn người, nhìn đời. Và việc nhìn như thế nào để mà tiếp cận cuộc đời theo cách như
thế nào lại là quyền của mỗi người khi sử dụng đôi mắt của riêng mình. Ở Hoàng và
vợ Hoàng, chúng ta chỉ nhìn thấy đôi mắt họ nhìn cuộc đời mới sau Cách Mạng theo
một cách rất phiến diện, rất xem thường và hờ hệch. Đôi mắt họ đã chỉ muốn thấy
những điều những thứ theo họ muốn thì cho dù những người nông dân, người lao
động ngoài kia có đang cố gắng tiếp cận Cách Mạng, tiếp cận cuộc đời mới như nào
thì họ vẫn chỉ nhìn bằng cách chán ghét, khinh thường khó thay đổi. Ngược lại đó, thì
Nam Cao xây dựng Độ với vai trò là thính giả và có đôi mắt của người biết bao dung,
đã giác ngộ lí tưởng và biết nghe, biết nhìn người nông dân, người lao động đang
ngày đêm sôi nổi gắng hòa mình vào sự đổi thay của đất nước ngoài kia hơn.
Có thể nói, để xây dựng nên hình tượng hai nhân vật đối lập về cái nhìn, về tư tưởng,
Nam Cao đã rất giỏi khi biết lồng các danh từ chỉ người, danh từ riêng, danh từ chỉ
thời gian,.. xuất hiện đều đặn và rất ấn tượng dù chỉ trong dung lượng của một truyện
ngắn. Và qua “Đôi mắt” chúng ta phần nào được biết them về việc vận dụng phong
cách ngôn ngữ rất tốt của Nam Cao, thông qua đó chúng ta biết được rằng dấu ấn riêng
của mỗi tác giả, nhà văn, nhà thơ sẽ được biểu hiện rõ rang như thế nào nhờ vào việc
lặp đi lặp lại nhiều lần, để lại dấu ấn và trở thành phong cách nghệ thuật riêng của
chính tác giả đó.
Tiểu kết chương 3:
Sau sự thành công của những Chí Phèo, Đời thừa, Sống mòn hay Giăng sáng thì
Nam Cao của thời kì sau Cách Mạng như cái cách mà chúng ta thấy, vẫn để lại một
“Đôi mắt” với những dấu ấn và nỗi chiêm nghiệm sâu sắc không hề kém cạnh các
“đàn anh đàn chị” đời trước. Một “Đôi mắt” nhìn nhìn đời sống mới đã không còn
những khốn cùng đày ải không đường lui nữa mà đã biết vươn lên tin vào niềm tin
của dân tộc, tin vào lí tưởng sâu sắc của Cụ Hồ cùng Đảng cùng dân. Với việc sử
dụng bút pháp nghệ thuật tốt vận dụng các danh từ một cách bài bản, nhà văn đã
cho chúng ta một tác phẩm truyện ngắn có chất tuyên giáo đầy tính chiêm nghiệm
và nghĩ suy. Và qua đây, chúng tôi càng thêm tin vào sự “sống” đã và sẽ càng thêm
lâu đời hơn của những gì đã để lại trên từng trang viết của Nam Cao, sự trường tồn
không chỉ bởi ở giá trị nhân văn, giá trị nhân đạo, tính truyền cảm sâu sắc mà còn ở
ngôn ngữ nghệ thuật dụng trong lối hành văn linh hoạt của một cây bút truyện ngắn
bậc thầy.
24
lOMoARcPSD| 40749825
PHN Kết LUN
“Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập
ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo, không nên
ăn bám vào người khác. Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay… Cũng cùng một vốn ngôn ngữ
ấy nhưng sử dụng có sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước. Có vốn mà không biết
sử dụng chỉ như nhà giàu giữ của. Dùng chữ như đánh cờ tướng, chữ nào để chỗ nào
phải đúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt. Văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ
thấp khớp…”
Những dòng trên của Nguyễn Tuân nhắc nhở các nhà văn nhà thơ và ngay cả chính
chúng ta, những người đang trên bước đường “học đòi” theo con chữ, rằng cần phải
biết sáng tạo trong sáng tác để hình thành được cái “giọng nói riêng”, cái phong cách
nghệ thuật riêng cho mình. Biết cách tận dụng khả năng viết truyện ngắn thành thục
của mình, Nam Cao đã vận dụng nhuần nhuyễn các danh từ để vừa vặn bồi đắp vào
“Đôi mắt”, giúp cho truyện ngắn này trở thành tác phẩm xuất sắc nhất cúa ông trong
giai đoạn sau 1945 này. Với những danh từ giản đơn, nhưng nhờ sự sắp đặt khéo léo
rất có chủ đích của tác giả, người đọc như được hóa thân vào Độ để cùng nhân vật này
lắng nghe, cảm nhận và suy nghĩ, để cùng có cái nhìn đa diện như Độ mà giác ngộ cái
chân lí mới của thời cuộc, của Cách Mạng.
Cùng với tư tưởng “sống đã rồi hãy viết” trong giai đoạn này, Nam Cao đã cống hiến
cho văn đàn Việt Nam một Nam cao rất khác, một Nam Cao biết sống hơn vì nỗi lo
mới của dân tộc, biết đứng lên dùng ngòi bút của mình để viết cho ý chí của tầng lớp
nông dân, lao động hơn chỉ là một Nam Cao lạnh lùng, gay gắt “khóc thương” cho
số phận những người cơ cực trước đây. Những người nông dân, người lao động đã
phải chiến đấu ngoài chiến trường bằng giáo, bằng cuốc, bằng gậy gộc thì ở trên
chiến trường con chữ, các nhà văn nhà thơ cũng phải biết chiến đấu với ngòi bút của
mình. Biết sáng tạo, biết dụng ngôn ngữ nghệ thuật thật tài tình mà lên án, mà tranh
cãi với cuộc đời kia nhằm phấn đấu, cống hiến cho dân tộc, cho độc lập của nước
nhà và cho tương lai ngoài kia thêm tươi sáng hơn.
Qua những gì ở trên đã phân tích, chúng tôi hy vọng rằng người đọc sẽ cảm nhận và
biết rõ hơn về sự xuất sắc của Nam Cao trong việc sử dụng bút pháp nghệ thuật tài
tình qua truyện ngắn “Đôi mắt”. Chúng tôi tin rằng, dù là bất kì tác phẩm nào, truyện
ngắn, tiểu thuyết hay thơ… thì mỗi tác phẩm cũng đều là sự kết tinh những gì tinh túy
nhất mà người nghệ sĩ đã luôn luôn hết mình để cả tâm tư, sức lực và tình cảm vào
đấy. Trong mỗi tác phẩm, dù cho là danh từ, động từ hay tính từ,… thì đó cũng đều là
những tinh túy không thể phủ nhận mà người nghê sĩ đã phải rất vất vả để tìm ra và
dụng vào nhờ vào sự sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật của riêng mình.
25
lOMoARcPSD| 40749825
DANH MC TÀI LIU THAM KHO
1. Theo NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT TỪ LOẠI- Đinh Văn Đức (nhà xuất bản Đại
Học Quốc Gia Hà Nội)
2. ĐÔI MẮT của giáo sư Trần Đình Sử trên trang web WordPress.com.
https://trandinhsu.wordpress.com/2021/12/08/doi-mat/
3. Từ “Đôi mắt” của Nam Cao nghĩ về cách nhìn cuộc sống của Vũ Hường đăng trên
Báo Thái Bình. https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/55/30557/tu-doi-mat-cua-nam-
cao-nghi-ve-cach-nhin-cuoc-song
4. Đôi mắt” Góc nhìn phản ánh bản chất con người của Thiên Nhi trên trang web
Revelogue.
https://revelogue.com/truyen-ngan-doi-mat/
5. Những nét đặc sắc và phong cách nghệ thuật của Nam Cao trên trang web Bigone.
https://bigone.vn/nhung-net-dac-sac-va-phong-cach-nghe-thuat-cua-nam-cao-
a754.html
6. Theo sách giáo khoa NGỮ VĂN lớp 6 - tập 1, NXB GIÁO DỤC, Tái bản lần
thứ chín.
26
| 1/27

Preview text:

lOMoAR cPSD| 40749825
Tổng kết phần ngữ pháp tiếng việt
Dẫn Luận Ngôn Ngữ (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) lOMoAR cPSD| 40749825
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
HỌC PHẦN: NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT
DANH TỪ TRONG TRUYỆN NGẮN “ĐÔI MẮT” CỦA NAM CAO
GVHD: ThS Nguyễn Thùy Nương
TP. HỒ CHÍ MINH, NGÀY 16 THÁNG 11 NĂM 2023 1 lOMoAR cPSD| 40749825 Mức ST độ Họ và tên MSSV Nhiệm vụ T hoàn thành 1 Âu Lê Minh Đức 2256010023
-Soạn nội dung: Chương 2 100%
-Phần: 2.3.4 + 2.3.5 + 2.3.3
-Làm PowerPoint; thuyết trình 2 Lê Tấn Phát 2256010103
-Soạn nội dung: Chương 2 100% -Mở đầu chương 2
-Phần: 2.3.6 + 2.3.8; 2.4.1-2.4.4 -Tổng hợp nội dung 3 Phạm Văn Nam 2256010017 -Soạn nội dung: 100% Thành Danh -Phần mở đầu -Chương 3 4 Nguyễn Trọng Nhân 2256010093 -Soạn nội dung: 100% -Chương 1 -Chương 2
-Phần: 2.3.1 + 2.3.2 +2.3.7; 2.4.5- 2.4.8
Nhóm trưởng(ký tên) Nhân
Nguyễn Trọng Nhân Mục Lục Phần mở đầu Trang
1. Lý do chọn đề tài 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3. Đối tượng-phạm vi nghiên cứu 5
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Đóng góp của đề tài 6. 6
Cấu trúc của đề tài 2 lOMoAR cPSD| 40749825 Phần nội dung 7
Chương 1: Danh từ trong văn học
1.1 Danh từ trong văn học 7
1.1.1 Giới thiệu danh từ
1.1.2 Phân loại danh từ 8
1.2 Danh từ trong thể loại truyện ngắn 11
Tiểu kết chương 1 12
Chương 2: Khái quát các loại danh từ trong tập truyện ngắn “Đôi Mắt” 12 Nam Cao
2.1 Giới thiệu truyện ngắn “Đôi Mắt” 12
2.2 Thống kê danh từ sử dụng trong truyện ngắn “Đôi Mắt” 13
2.3 Khái quát các tiểu loại danh từ trong truyên ngắn “Đôi Mắt” 14
2.3.1. Danh từ riêng 14
2.3.2. Danh từ chỉ đơn vị 14
2.3.3. Danh từ chỉ chất liệu
2.3.4. Danh từ chỉ thời gian
2.3.5. Danh từ chỉ người 15
2.3.6. Danh từ chỉ vị trí , hướng
2.3.7. Danh từ chỉ sự vật
2.3.8. Danh từ khuyết nghĩa 16
2.3.9. Danh từ trừu tượng
2.4. Đặc trưng ngữ pháp danh từ trong truyện ngắn “Đôi Mắt” 16
2.4.1. Danh từ riêng 17
2.4.2. Danh từ chỉ đơn vị
2.4.3. Danh từ chỉ thời gian 18
2.4.4. Danh từ chỉ vị trí , hướng
2.4.5. Danh từ chỉ chất liệu 19
2.4.6. Danh từ chỉ người 20
2.4.7. Danh từ chỉ sự vật
2.4.8. Danh từ khuyết nghĩa 21
2.4.9. Danh từ trừu tượng 3 lOMoAR cPSD| 40749825
Tiểu kết chương 2 21
Chương 3: Phong cách ngôn ngữ của Nam Cao
3.1. Khái quát về phong cách ngôn ngữ 22
3.2 Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Nam Cao
Tiểu kết chương 3 24 Phần kết Luận 25
Tài liệu tham khảo 26 PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Ngôn ngữ và văn chương có sự gắn kết với nhau tựa như máu và ruột thịt. Và vì
vậy, ngôn ngữ là hình thức phản ánh của văn chương dưới dạng chữ viết, lời nói,
… giúp cho thế giới của văn học và ngôn từ dễ dàng đến với đời sống của chúng
ta hơn. Trong ngôn ngữ của văn chương thì từ loại giữ vai trò xương sống và là
cơ sở cho ngôn ngữ, đặc biệt trong đó là danh từ. danh từ là từ loại quan trọng
bậc nhất và chiếm số lượng rất lớn trong vốn từ vựng cùng với việc đóng góp
chất lượng hết sức quan trọng trong cơ cấu ngữ pháp. Danh từ làm cho việc
truyền tải sự vật, hiện tượng, tên gọi đến với người đọc người nghe dễ dàng hơn nhiều.
Đối với nhà văn, nhà thơ – những người nghệ sĩ sáng tác dựa trên con chữ, thì
danh từ chính là người bạn, “người tình” luôn ở bên kề cận. Danh từ có thể xuất
hiện luôn luôn ở mỗi đoạn, mỗi dòng và tất nhiên là từ loại không thể thiếu được
chõ mỗi câu cú ngữ pháp thường tình. Và tiêu biểu đến để mà kể thì Nam Cao,
một nhà văn chuyên viết truyện ngắn của nước ta là người biết vận dụng các
danh từ một cách khôn khéo và điêu luyện.
Nam Cao, được biết đến rộng rãi là một nhà văn hiện thực chuyên viết truyện ngắn
trước Cách Mạng tháng Tám 1945. Các tác phẩm của ông hướng về các mảnh đời
đói khổ, thành phần trí thức bị kiệt quệ, khốn khó trong thời cuộc,… và nổi bật lên
qua đó là sự xót thương vô cùng của nhà văn đến với vấn đề nhân phẩm, nhân
cách, của những mảnh đời khốn khổ kể trên dù cho bị thời cuộc giằn xéo, đẩy lùi.
Thời kì trước Cách Mạng là thế, thế nhưng sau 1945 thì trong văn chương của ông
đã có sự chuyển biến mới mẻ hơn, rõ rệt hơn giai đoạn trước Cách Mạng. những
đứa con tinh thần của ông vào thời kì này đã không còn bị ám ảnh bởi cái đói
nghèo, cái khốn khó nữa mà đã có nhiều hướng đi mới hơn, hé lộ con đường tươi
sáng hơn qua ngòi bút biết dùng để tuyên truyền, để 4 lOMoAR cPSD| 40749825
chiến đấu. Điển hình là truyện ngắn Đôi mắt. Trong truyện ngắn này Nam
Cao đã kết hợp và dùng nhiều danh từ vô cùng đa dạng.
Vì những lí do trên, nhóm đã chọn đề tài Danh từ trong truyện ngắn “Đôi mắt”
của nhà văn Nam Cao
để làm chủ đề cho bài nghiên cứu thống kê này. Và ở
trong bài nghiên cứu này, chúng tôi xin được tìm hiểu về phần danh từ trong
truyện ngắn “Đôi mắt” nhằm cho mục đích liệt kê, phân loại, phân tích các
danh từ xuất hiện trong tác phẩm.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Nam Cao có phong cách viết giàu hình ảnh với việc dùng nhiều danh từ chỉ tên
sự vật, hiện tượng hay tên người một cách thường xuyên, đa dạng. Tuy đã cố
gắng tìm kiếm nhưng chúng tôi vẫn chưa tìm ra được tài liệu nghiên cứu về
khái cạnh danh từ trong văn phong Nam Cao. Thế nhưng lại có khá nhiều bài
bình về phong cách nghệ thuật, phong cách sáng tác chung cho các tác phẩm
truyện ngắn của ông và ở đây là về truyện ngắn Đôi mắt như:
- ĐÔI MẮT của giáo sư Trần Đình Sử trên trang web WordPress.com.
- Từ “Đôi mắt” của Nam Cao nghĩ về cách nhìn cuộc sống của Vũ Hường
đăng trên Báo Thái Bình.
- Đôi mắt” Góc nhìn phản ánh bản chất con người của Thiên Nhi trên trang web Revelogue.
-Những nét đặc sắc và phong cách nghệ thuật của Nam Cao trên trang web Bigone.
Tất cả những bài viết trên đây đều là những nguồn tham khảo đáng quý giúp ích
cho chúng tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện nên đề tài của mình.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
-Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là danh từ trong
tác phẩm truyện ngắn Đôi mắt của nhà văn Nam Cao.
-Phạm vi nghiên cứu: Thống kê, phân loại, phân tích truyện ngắn Đôi mắt.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Chúng tôi vận dụng lí thuyết của danh từ để nghiên cứu. Trên cơ sở đó chúng
tôi vận dụng các phương pháp:
4.1. Phương pháp so sánh 5 lOMoAR cPSD| 40749825
Để thấy rõ được lối vận dụng động từ linh hoạt trong tác phẩm “Đôi
mắt” của Nam Cao chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp so sánh để làm nổi bật
lên những danh từ có trong tác phẩm.
4.2. Phương pháp thống kê
Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm thống kê số lượng danh từ
được vận dụng, từ đó chúng tôi có thể khái quát hóa hệ thống của những
đặc điểm của tác giả.
4.3. Phương pháp phân tích tổng hợp
Trong quá trình làm bài chúng tôi đưa ra nhiều dẫn chứng nhằm minh họa cho
lập luận của mình. Vì vậy phương pháp tổng hợp này giúp chúng tôi phân tích
những đặc điểm cơ bản trong cách sử dụng danh từ trong tác phẩm của nhà văn,
và từ đó tạo tiền đề để chúng tôi có thể rút ra nhận xét, đánh giá chung nhất của
mình về phong cách mà Nam Cao vận dụng danh từ trong tác phẩm.
5. Đóng góp của đề tài
Qua quá trình làm bài trên chúng tôi góp phần khái lược rõ và chi tiết về việc
vận dụng các danh từ có trong tác phẩm “Đôi mắt”, từ đó đã giải thích rõ đáng
kể được them vì sao mà Nam Cao được xem là một trong những nhà văn hiện
thực hàng đầu của nước ta giai đoạn trước Cách Mạng. Đồng thời bài làm của
chúng tôi còn góp phần them vào việc nhìn nhận, phân tích cùng đánh giá một
cách có hệ thống danh từ trong tác phẩm “Đôi mắt” của Nam Cao. Và trên cơ
sở đó góp thêm được một tài liệu để tham khảo, nghiên cứu học tập về nhà văn Nam Cao.
6. Cấu trúc của đề tài:
Ngoài các phần như Phần mở đầu, Phần kết luận và Danh mục tài liệu
tham khảo, tiểu luận được kết cấu thành 3 chương sau:
CHƯƠNG 1: Danh từ trong văn học
CHƯƠNG 2: Danh từ trong truyện ngắn “Đôi mắt” của Nam Cao
CHƯƠNG 3. Phong cách ngôn ngữ của Nam Cao qua truyện ngắn “Đôi mắt" 6 lOMoAR cPSD| 40749825 PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Danh từ trong văn học
1.1. Danh từ trong văn học
1.1.1. Giới thiệu danh từ:
Theo sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 do Nguyễn Minh Thuyết chủ biên phần
tiếng việt thì: "Danh từ là những từ chỉ người,vật,hiện tượng,khái niệm,… "
Theo Đinh Văn Đức-Ngữ pháp tiếng việt từ loại,NXB ĐHQGHN –
2001: Danh từ theo truyền thống được định nghĩa là từ loại mang ý nghĩa “sự vật tính”.
Danh từ đóng vai trò quan trọng trong văn nói và ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày.
Ví dụ: Đức chạy bộ lúc 6 giờ
Các em nhỏ đang chơi đá bóng
Danh từ còn được sử dụng trong thơ và tuyện ngắn:
Ví dụ: “Thằng gầy nhom vẻ mặt liến láu chẳng phải ai xa lạ,chính là Tư- dát.”
(Tuổi thơ dữ dội-Phùng Quán)
1.1.2.Phân loại danh từ
Danh từ được chia thành 2 loại: danh từ riêng và danh từ chung. -Danh từ riêng:
Danh từ riêng là từ dùng để chỉ tên một sự vật cụ thể hay gọi tên một cá thể duy nhất.
Ví dụ: Danh từ riêng chỉ người: Kiên,Phương,Sơn,Nam…
Danh từ riêng chỉ chỉ địa danh: Cà Mau,Đồng Tháp,Vĩnh
Long… Ngoài ra danh từ riêng chỉ người còn xuất hiện thêm nhiều trường
hợp đặc biệt khác như:
Danh từ riêng tên người Việt có thể kết hợp với số từ khi trùng tên. 7 lOMoAR cPSD| 40749825
Ví dụ:Hai Trung,Tư Cang,Mười Hương…
Danh từ riêng tên người Việt có thể dùng kèm với một số từ chỉ đặc điểm,phẩm chất.
Ví dụ:Trần Lượm (Lượm “sứt”),Nguyễn Văn Tư (Tư “dát”),Đinh
Văn Đồng (Đồng “râu”)…
-Danh từ riêng tên người ở Nam Bộ có kèm theo số thứ tự trong gia
đình để trở thành tên ghép
Ví dụ: Hai Long,Ba Tài,Tư Nghĩa…
-Danh từ chung: Danh từ chung là tập hợp danh từ gọi tên cho cả một
chủng loại sự vật. Là loại từ có tính khái quát,trù tượng,không có mối
liên hệ đơn nhất 1 đối 1 giữa tên gọi và cái vật cụ thể được định danh.
-Trong loại danh từ này chia thành 8 loại nhỏ bao gồm:
(1)Danh từ chung chỉ đơn vị: là loại danh từ chỉ các đơn vị
tính toán,khác với sự vật được đem ra tính toán.
Danh từ chỉ đơn vị được chia thành 2 nhóm nhỏ:
-Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên:cây,con,quả,cái,bông,… -
Danh từ chỉ đơn vị quy ước được chi thành hai loại:
+Danh từ chỉ đơn vị quy ước chính xác: lít,mét,cân,…
+Danh từ chỉ đơn vị quy ước không chính xác: hòn,mớ,nắm
(2)Danh từ chỉ chất liệu: là danh từ có ý nghĩa chỉ chất liệu của sự vât.
Ví dụ: sắt,vàng,bạc,gỗ,…
Loại danh từ này có thể đứng trước các từ “trỏ”: này,nọ,kia,đó,…
Ví dụ: Tấm vải đó bán mấy đồng?
Danh từ chất liệu không thể kết hợp trực tiếp với số từ,muốn kết hợp phải
có danh từ đơn vị quy ước
Ví dụ: Ta có thể nói là “một cân thịt” hay “cục đá” nhưng không thể nói
là “một thịt” hay “hai đá”
Và danh từ chỉ chất liệu không bao giờ kết hợp được với danh từ đơn vị tự nhiên.
Ví dụ: Cái thịt này không ngon.
(3)Danh từ chỉ thời gian:là danh từ có ý nghĩa chỉ một cắt đoạn về thời gian
Ví dụ: giây,phút,buổi,giờ,tháng,mùa vụ,… 8 lOMoAR cPSD| 40749825
Chúng có thể đứng trước các từ trỏ: này,nọ,đó,..
Ví dụ: Tháng này là tháng mấy?
Trước danh từ chỉ thời gian không thể có danh từ đơn vị,cả tự nhiên lẩn
quy ước.Ví dụ:mét ngày,nắm mùa,…
Danh từ chỉ thời gian có thể kết hợp với số từ.Ví dụ: hai ngày,bốn mùa,năm giờ, …
Có một số danh từ chỉ thời gian kết hợp với các danh từ chỉ thời gian khác
thành một tổ hợp khá chặt.
(4)Danh từ chỉ vị trí,hướng:là danh từ có ý nghĩa chỉ địa điểm,vị
trí,hướng trong không gian.
Ví dụ: phía,phương,hướng,bên, trên,nam,bắc,…
Loại danh từ này không thể kết hợp được với danh từ đơn vị,ví dụ:cây
hướng,mét nam,..
.Chúng cũng không thể kết hợp với định tố “cái” và các từ
chỉ lượng,ví dụ:cái nam,cái phương,…
Chúng có thể kết hợp được với từ chỉ định,ngoại trừ “đông,tây,nam,bắc”.Và
có thể kết hợp với danh từ cùng loại để tạo thành tổ hợp danh từ,ví dụ:phía nam,phương bắc,…
Ngoài ra nhóm từ “ trên,dưới,trong,ngoài,đầu,cuối,giữa,… ” có thể kết hợp với các từ khác như:
-Trong, ngoài, trước, sau +đàng/đằng
-Từ “đầu”+số từ.Từ giữa bị hạn chế kết hợp.
(5)Danh từ chỉ người:là danh từ có ý nghĩa chỉ chức vụ,nghề nghiệp và các mối
quan hệ thân thuộc của con người.Chung có khả năng kết hợp rộng rải và làm trung tâm danh ngữ
Danh từ chỉ người bao gồm:
+Danh từ chỉ chức vụ,nghề nghiệp:sinh viên,công nhân,giám đốc,…
Loại danh từ này ít tồn tại độc lập,mà thường có danh từ đơn vị đi kèm.
Ví dụ: Vài học sinh,tụi lính Việt Gian,bọn cố vấn,...
Và khi kết hợp với từ chỉ định phải có danh từ đơn vị đi kèm. 9 lOMoAR cPSD| 40749825
Ví dụ: Đây là một bộ đôi cầu thủ xuất sắc!
Chúng không kết hợp với “cái” chỉ xuất mà phải có danh từ đơn vị.
Ví dụ: Cái tụi học sinh ,cái cặp cầu thủ ,…
+Danh từ chỉ quan hệ thân thuộc:ông,bà,cha,me,anh,chị,…
Loại danh từ này không bao giờ kết hợp trực tiếp với các từ chỉ toàn bộ (tất cả,tất
thảy,cả,hết thảy,…).Chúng cũng không đi với từ “cái” chỉ xuất.Và không kết hợp
với ‘này,ấy,gì,nào’.Cần phân biệt danh từ chỉ quan hệ thân thuộc thực thụ và
danh từ chỉ quan hệ thân thuộc đóng vai trò là danh từ đơn vị lâm thời
Các danh từ ông,bà,anh,chị…+ấy là những từ xưng hô trong tiếng việt.
(6)Danh từ chỉ sự vật:là danh từ có ý nghĩa chỉ đồ vật,động vật và thực vật
Danh từ chỉ sự vật bao gồm:
+Danh từ chỉ dồ vật:Bàn,ghế,sách,viết,…
Chúng có khả năng kết hợp rất rộng,có thể kết hợp với hầu hết yếu tố
phụ khi làm trung tâm danh ngữ.Luôn kết hợp với danh từ chỉ đơn vị và có thể kết
hợp với ‘cả’, ‘tất cả’
+Damh từ chỉ động/thực vật:hổ,báo,táo,cam,…
Nhóm danh từ trên có khả năng kết hợp hạn chế hơn nhóm danh từ chỉ đồ
vật.Chúng cũng có thể kết hợp với danh từ đơn vị, nhưng số lượng không nhiều.
* Danh từ chỉ đơn vị ‘cái,con’ có thể kết hợp với cả danh từ chỉ đồ vật và động/thực vật
Ví dụ:Cái dao/con dao,cái cò/con cò,…
(7)Danh từ khuyết nghĩa:là danh từ hầu như không biểu thị sự vật hiện tượng nào.
Ví dụ: Cuộc,trận,điều,sự,việc,nổi,niềm,cơn,trận,…
Chúng ít khi tồn tại một mình,luôn kết hợp với từ khác trong danh ngữ.
Ví dụ: “Cuộc vui có được là mấy chốc?”
(La Quán Trung-Tam Quốc Diễn Nghĩa)
(8)Danh từ chỉ khái niệm trừu tượng:là danh từ liên quan đến tư duy nhận
thức và không trực tiếp gọi tên sự vật hiện tượng thực tế.
Ví dụ:tư tưởng,niểm vui,khái niệm,đạo đức,..
Chúng phần lớn là từ hán việt và không bao giờ kết hợp với danh từ đơn vị 10 lOMoAR cPSD| 40749825
Ví dụ:Chúng ta có thể nói “một cái bàn” chứ không thể nói “một quan điểm”
1.2.Danh từ trong thể loại truyện ngắn Việt Nam:
Danh từ trong truyện ngắn Việt Nam là nhân tố quan trọng không thể thiếu,nó dùng để
chỉ tên riêng của từng nhân vật,từng sự vật xuất hiện trong mỗi tác phẩm cũng như các
hiện tượng,khái niệm được sử dụng trong đó.Danh từ có thể đảm nhiệm nhiều chức vụ
quan trọng trong câu chủ yếu là chư ngữ và có thể kết hợp với nhiều từ loại khác như
động từ,tính từ.Danh từ được chia làm hai loại lớn là danh từ chung và danh từ riêng
và được phân ra thành nhiều tiểu loại khác nhau.Từ đó,ta thấy được danh từ là từ loại
có tần suất được sử dụng rất nhiều trong các tác phẩm văn học Việt Nam.Sau
đây,chúng ta sẽ tìm hiểu rõ vai trò chức năng cũng như cách các tác giả sử dụng danh
từ trong các tác phẩm của học thuộc thể loại văn học này.
Trong truyện ngắn “tuổi thơi dữ dội”, Phùng Quán hay sử dụng tên riêng
của người cũng với một số từ chỉ đặc điểm của người đó:
Thằng bé mặt mũi xinh trai là Kim cùng tôt với Tư-dát,hay làm điệu làm
bộ,các bạn dặt tên cho là Kim-điệu.
Trong đoạn trích “bắt sấu ở rừng U Minh Hạ” trích trong tập truyện ngắn
“Hương Rừng Cà Mau” tác giả Sơn Nam đã dùng tên người ở nam bộ kèm theo
số thứ tự để gọi tên nhân vật trong tác phẩm của mình:
Sáng Hôm sau,ông Năm Hên đi lên ao cá sấu,có Tư Hoạch một tay ăn ong
rất rành địa thế vùng Cái Tàu dẩn đường. Nhiều người nài nỉ xin đi theo ông Năm Hên cản lại:
-Đi nhiều theo chộn rộn lắm. Tôi không giấu nghề với bà con đâu có
Tư Hoạch đi theo coi mạ.
Trong truyện ngắn “giăng sáng”,Nam Cao đã tôn lên vẽ đẹp của “Giăng” bằng
cách so sánh nó với các danh từ chỉ sự vật khác,bên cạnh đó là sự kết hợp nhuần
nhuyễn các danh từ chỉ sự vật và các danh từ chỉ đơn vị:
Giăng là cái liềm vàng giữa đống sao.Giăng là cái đĩa bạc trên thảm nhung da
trời.Giăng toả mộng xuống trần gian.Giăng tuôn suối mát để những hồn khát khao ngụp lặn.

Trong đoạn văn trên ta thấy được cái hay,cái tuyệt diệu trong phong cách viết của
Nam Cao khi ông sử dụng kết hợp các danh từ chỉ đơn vị kết hợp với các danh từ 11 lOMoAR cPSD| 40749825
chỉ sự vật gần gũi với đời sống con người để so sánh với ánh “giăng” trong truyện
đó là danh từ “cái liềm vàng”, “cái đĩa bạc”.Danh từ chỉ sự vật “sao” được tác giả
kết hợp với danh từ chỉ đơn vị không chính xác “đống” càng tăng thêm tính gợi
hình gợi cảm của “giăng” mà tác hết mực ca ngợi.Câu “giăng là cái đĩa bạc trên
thảm nhung da trời” bằng cách kết hợp giữa danh từ và biện pháp tu từ so sánh
tác giả đã tạo nên hình ảnh liên tưởng hết sức độc đáo,độc đáo ở chổ tác giả đã ví
“giăng” với danh từ “chiếc đĩa bạc” và bầu trời đêm với “chiếc thảm nhung da
trời”.Việc kết hợp liên tiếp các danh từ của tác giả đã cho ta thấy được tình yêu to
lớn mà “Điền” nhân vật chính của tác phẩm dành cho thứ mà anh ví như “cái vú
mộng tròn đầy” mà muôn đời thi sĩ mon man.
Trong Truyện ngắn “đôi mắt” Nam Cao có viết:
Cuộc trường kỳ kháng chiến của ta phải trải qua ba giai đoạn
phòng ngự,giai đoạn cầm cự,giai đoạn tổng phản công
Trong câu văn trên danh từ khuyết nghĩa là “cuộc” đóng vai trò làm chủ ngữ
theo sau đó là các thành tố phụ hình thành nên một danh ngữ.
Như vậy,qua các ví dụ dẩn chứng ở trên về cách sử dụng danh từ trong truyện ngắn
Việt Nam.Ta thấy được danh từ là từ loại quan trọng được dùng nhiều trong thể
loại truyện ngắn nói riêng và các thể loại văn học nói chung.Danh từ góp phần tạo
nên phong cách viết của từng tác giả qua cách họ sử dụng chúng kết hợp với các từ
loại khác để tạo ra sự đa dạng các hình tượng nhân vật của mình.
Tiểu kết chương 1
Tóm lại,danh từ nắm giữ vai trò không thể thiếu trong thể loại truyện ngắn Việt
Nam.Danh từ không dơn giản là những từ ngữ chỉ người hay sự vật mà qua sự kết
hợp với các từ loại cùng với các hình thức ngữ pháp khác nhau hình thành nên một
hệ thống đa dạng nhật vật sự vật trong mỗi tác phẩm.Tạo cho đọc giả một cảm
giác hào hứng,lí thú,sự cảm thông niềm yêu mến với từng nhân vật qua từng trang truyện.
Chương 2: Danh từ trong truyện ngắn “Đôi Mắt” của Nam Cao
2.1.Giới thiệu truyện ngắn “Đôi Mắt”
Tại Việt Bắc năm 1948, quá trình đất nước ta bước vào cuộc cách mạng kháng chiến.
Nam Cao với suy nghĩ “sống đã rồi hãy viết” đã hăng hái tham gia cuộc kháng chiến
chống thực dân pháp của dân tộc, trong giai đoạn này “Đôi mắt” được xem là tác 12 lOMoAR cPSD| 40749825
phẩm tiêu biểu của ông trong suốt thời gian đầu kháng chiến mặc dù đã hơn 50
năm trôi qua tác phẩm vẫn được đọc giả hào hứng với các nhân vật mà ông tạo nên.
Trong truyện thông qua hai hình tượng nhân vật Hoàng và Độ, với hai lối sống hai suy
nghĩ trái ngược nhau, Nam Cao đã khái quát lên vấn đề ý nghĩa sâu sắc, không chỉ ý
nghĩa với thời bấy giờ. Ban đầu tập truyện có tên là “Tiên sư thằng tào tháo” như là lời
chửi tới Hoàng nhân vật mà anh ta sùng bái thán phục, chế giễu ý thức sùng bái anh
hùng cá nhân một cách một chiều đi lệch với tư tưởng anh hùng tập thể đang đem lại
niềm tin chiến thắng cho toàn dân, Hoàng là tay văn sĩ với tư duy như vậy chỉ biết
lánh nạn về quê chui rúc trong bốn bức tường cố giữ yên tấm thân cho mình. Để cho
tựa đề gần gũi và dễ hiểu nhất đối với người đọc, tác giả đã đổi lại cho giản dị hay
đúng hơn là nói thẳng vào vấn đề một cách thẳng thắn để lưu ý đến tính chất nghiêm
túc của vấn đề. Đôi mắt là cách nói về tầm nhìn, năng lực và mở rộng, lập trường
trong cuộc sống vấn đề thuộc nhân sinh quan, tác phẩm viết về vấn đề thế giới và nhân
sinh quan của tầng lớp trí thức hồi đầu kháng chiến.
Độ chỉ là nhân vật làm bệ phóng giúp tác giả khai thác sâu hơn vào Hoàng và đưa
Hoàng ra trước công chúng. “Đôi mắt” là tiếng cười nhạo đầu tiên dành cho những kẻ
không biết đến sức mạnh quần chúng, sức mạnh tập thể có thể giúp đất nước thoát khỏi
chiến tranh. Hoàng với cái nhìn phiến diện một chiều, chỉ thấy cái xấu cái ngốc của
người nông dân để từ đó dỏng dạc lên mà chửi đời, Độ thì khác anh có cái nhìn đa
chiều nhìn ra được hai mặt vấn đề, tuy rằng người nông dân tri thức họ kém nhưng
lòng yêu nước và tinh thần hăng hái tham gia cách mạng của họ đã làm lay động lòng
anh. Chính cái nhìn của Hoàng và Độ đã dẫn đến việc mỗi người tự chọn cho mình
một lối sống, chỗ đứng riêng trong thời cuộc.
Văn Nam Cao miêu tả cuộc sống là chuỗi những biến cố, những sự kiện, và những tình
huống không mong muốn xảy ra bất ngờ “Giăng sáng, Đời thừa, Mua nhà,……” là
những tác phẩm chứa đựng những cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật, bộc lộ
thái độ cảm xúc, tình cảm qua hành vi (cử chỉ, nét mặt, lời nói) và qua lời độc thoại
nội tâm.Ngoài ra ông còn có sở trường miêu tả chân dung dị dạng, các cảnh vật trong
tác phẩm được ông miêu tả để nói lên nhân vật mà ông gắn vào, tác phẩm của ông
luôn muốn được gần gũi với cuộc sống xoay quanh những vấn đề xã hội, ta dễ dàng
thấy được tần suất Nam Cao sử dụng danh từ để gọi tên con người,sự vật hiện tượng,..
được dùng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày.
2.2 Thống kê động từ được sử dụng trong truyện ngắn “Đôi Mắt”
Qua tìm hiểu và thống kê,danh từ trong truyện ngăn “Đôi Mắt” được sử dụng rất
phong phú,đa dạng.Danh từ trong truyện ngắn “Đôi Mắt” được chúng tôi thống kê trong bảng sau: 13 lOMoAR cPSD| 40749825 Loại Danh Từ Tần Số Xuất Hiện Danh từ Riêng 81 Danh từ chỉ đơn vị 50 Danh từ chỉ chất liệu 35 Danh từ chỉ thời gian 49
Danh từ chỉ vị trí,hướng 30 Danh từ chỉ người 63 Danh từ chỉ sự vật 126 Danh từ khuyết nghĩa 14
Danh từ chỉ khái niệm trừu tượng 11 Tổng 459
Truyện ngắn “Đôi Mắt” đã sử dụng tổng cộng 215 danh từ với tổng tần suất xuất
hiện là 459 lần.Sự khác nhau về dung lượng danh từ ở mỗi đoạn văn tuỳ thuộc vào
tình huống truyện cách viết và dụng ý của tác giả.
2.3.Khái quát các tiểu loại danh từ trong truyện ngắn của “Đôi Mắt”
2.3.1.Danh từ riêng
“Đôi Mắt” sử dụng tổng cộng 24 danh từ riêng với tổng tần suất xuất hiện là 81
lần.Danh từ riêng chiếm 11% trong tổng số danh từ được sử dụng và chiếm 17,64% tần suất xuất hiện.
Những danh từ được sử dụng trong tiểu loại danh từ riêng là: Hoàng (32 lần), Hà
Nội (8 lần), Độ (3 lần), Ngữ (2 lần), Nhật (1 lần), Tàu (1 lần), Việt Nam (1 lần), Hoả
Tinh (1 lần), Lê Lợi (1 lần), Quang Trung (1 lần), Tiến Quân Ca (1 lần), Số Đỏ(1 lần),
Vũ Trọng Phụng(1 lần), Phạm(2 lần), Yên Kỷ(1 lần), Hồ Chí Minh(2 lần), Đờ Gôn(2
lần), Pháp(2 lần), Mỹ(2 lần), Tam Quốc(7 lần), Đông Chu Liệt Quốc(4 lần), Thủy
Hử(1 lần), Tào Tháo(3 lần), Quan Công(1 lần).
2.3.2. Danh từ chỉ đơn vị
“Đôi mắt” sử dụng tổng cộng 16 danh từ chỉ đơn vị với tổng tần suất xuất hiện là
50. Danh từ chỉ đơn vị chiếm 7,44% trong tổng số danh từ được sử dụng và chiếm
10,6% tần suất xuất hiện. 14 lOMoAR cPSD| 40749825
Những danh từ được sử dụng trong tiểu loại danh từ chỉ đơn vị là: Cái(19 lần), con(10
lần), đôi(1 lần), lạng(1 lần), chiếc(2 lần), bộ(2 lần), tờ(2 lần), cả(1 lần), bó(3 lần),
cây(2 lần), dăm(1 lần), mấy(2 lần), hàng(1 lần), quyển(1 lần), quãng(2 lần), hồi ‘truyện’(1 lần).
2.3.3. Danh từ chỉ chất liệu
“Đôi mắt” sử dụng tổng cộng 12 danh từ chỉ chất liệu với tổng tần suất xuất hiện là 35
lần. Danh từ chỉ chất liệu chiếm 6,52% trong tổng số danh từ sử dụng và chiếm
7,11% tần suất xuất hiện
Những danh từ được sử dụng trong tiểu loại danh từ chỉ chất liệu là: Da(3 lần),
xương(1 lần), thịt(4 lần), len(2 lần), gạch(9 lần), ‘tường’ hoa(1 lần), giấy(7 lần), tre(
2 lần), nước(2 lần), lá(4 lần), ‘chăn’ bông(1 lần), dầu(1 lần).
2.3.4. Danh từ chỉ thời gian
“Đôi mắt” sử dụng tổng cộng 21 danh từ chỉ thời gian với tổng tần suất xuất hiện là
49 lần. Danh từ chỉ thời gian chiếm 9,67% trong tổng số danh từ sử dụng và chiếm
10% tần xuất suất hiện.
Những danh từ được sử dụng trong tiểu loại danh từ chỉ thời gian là: Năm(2 lần),
hồi(5 lần), lúc(9 lần), xưa nay(1 lần), thì giờ(1 lần), ngày(3 lần),hôm(6 lần), mai(3
lần), phút(1 lần), lát(1 lần), giờ(2 lần), kiếp(1 lần), chiều(1 lần), sáng(2 lần), tháng(4
lần), mồng(2 lần), tối(2 lần), buổi(1 lần), sớm(1 lần), đêm(1 lần), hôm qua(1 lần).
2.3.5. Danh từ chỉ người
“Đôi mắt” sử dụng tổng cộng 36 danh từ chỉ người với tổng tần suất xuất hiện là 63
lần. Danh từ chỉ người chiếm 16,7% trong tổng số danh từ sử dụng và chiếm 12,9% tần suất xuất hiện
Những danh từ được sử dụng trong tiểu loại danh từ chỉ người là: ‘Anh’ chàng tuyên
truyền(1 lần), chồng(4 lần), nhà văn(5 lần), ba(1 lần), bạn(4 lần), ‘anh’ tự vệ(2 lần),
‘bố’ tự vệ(2 lần), nhà phê bình(1 lần), văn nghệ sĩ(1 lần), gái kiếm tiền(1 lần), ‘ông’
má chín(1 lần), bố(1 lần), anh ruột(1 lần), vợ(8 lần), ông ủy ban(1 lần), cha(1 lần), anh
em ruột(1 lần), ‘ông’ tự vệ(1 lần), vệ quốc quân(1 lần), chủ tịch(3 lần), đốc học(1 lần),
tuần phu(1 lần), học trò(1 lần), ‘ông’ phán(1 lần), ‘ông’ đốc(1 lần), ‘cụ’ tuần(1 lần), bộ
đội(1 lần), sinh viên(1 lần), công chức(1 lần), bác sĩ(1 lần), văn nghệ sĩ(1 lần), người
lãnh đạo(1 lần), thợ nhà in(1 lần), nông dân(3 lần), lính lệ(1 lần), con(1 lần).
2.3.6. Danh từ chỉ vị trí hướng
“Đôi mắt” sử dụng tổng cộng 14 danh từ chỉ vị trí hướng với tổng tần xuất suất hiện
là 30 lần. Danh từ chỉ vị trí hướng chiếm 6,5% trong tổng số danh từ sử dụng và
chiếm 6,17% tần suất xuất hiện. 15 lOMoAR cPSD| 40749825
Những danh từ được sử dụng trong tiểu loại danh từ chỉ vị trí hướng là: cạnh(2 lần),
bên(8 lần), liền(2 lần), ngoại thành(1 lần), trong(4 lần), phía(1 lần), lên(1 lần), trái(2
lần), phải(1 lần), ngoài(2 lần), trên(1 lần), trước(2 lần), đằng(2 lần), sau(1 lần).
2.3.7. Danh từ chỉ sự vật
“Đôi mắt” sử dụng tổng cộng 84 danh từ chỉ sự vật với tổng tần suất xuất hiện là 126
lần. Danh từ chỉ sự vật chiếm 39% trong tổng số danh từ sử dụng và chiếm 24,4% tần suất xuất hiện.
Những danh từ được sử dụng trong tiểu loại danh từ chỉ sự vật là: chó(7 lần), chuông(1
lần), vòng(1 lần), bê(1 lần), cầu thang(1 lần), đuôi(1 lần), bò(1 lần), xương(1 lần), bản
thảo(1 lần), guốc(1 lần), mắt(1 lần), cột(1 lần), cánh tay(1 lần), nách(1 lần), áo(8 lần),
quần(1 lần), cổng(4 lần), vành móng ngựa(1 lần), tay(3 lần), khuya chiếc áo(1 lần),
bàn(1 lần), ghế(1 lần), cửa(2 lần), nhà(1 lần), chuôg(1 lần), đầm(1 lần), tóc(1 lần),
ngòi bút(1 lần), xác(2 lần), đầu(1 lần), thư(2 lần), tường(1 lần), hoa(1 lần), rau(1 lần),
lều(1 lần), tiền(3 lần), gà(3 lần), chó(1 lần), trâu(1 lần), nốt ruồi(1 lần), mặt(2 lần), ống
quần(1 lần), lựu đạn(1 lần), mũ(2 lần), môi(1 lần), mũi(1 lần), tre(2 lần), ba lô(1 lần),
vai(1 lần), tre(1 lần), nồi(1 lần), vẹt(1 lần), răng(1 lần), mắt(1 lần), lựu đạn(2 lần),
súng(4 lần), khăn(1 lần), nón(1 lần), tai(1 lần), bếp(1 lần), khoai lang(1 lần), mía(1
lần), hoa bưởi(1 lần), dây leo(1 lần), mèo(1 lần), chuột(1 lần), chăn(4 lần), màn(2 lần),
gương(2 lần), thuốc lá(4 lần), gạt tàn(1 lần), gương(2 lần), đèn(3 lần), máy(1 lần), sách(1 lần).
2.3.8. Danh từ khuyết nghĩa
“Đôi mắt” sử dụng tổng cộng 4 danh từ khuyế nghĩa với tần suất xuất hiện 14 lần.
Danh từ khuyết nghĩa chiếm 1,8% trong tổng danh từ và chiếm 1,7% tần suất xuất hiện.
Những danh từ được sử dụng trong tiểu loại danh từ khuyế nghĩa là: Sự(6 lần),
cuộc(5 lần), việc(1 lần), nỗi(1 lần).
2.3.9. Danh từ chỉ khái niệm trừu tượng
“Đôi mắt” sử dụng tổng cộng 8 danh từ có khái niệm trừu tượng với tần suất xuất
hiện 11 lần. Danh từ khái niệm trừu tượng chiếm 3,7% trong tổng số danh từ và
chiếm 2,15% tần suất xuất hiện.
Những danh từ được sử dụng trong tiểu loại danh từ trừu tượng là: Phong lưu(1
lần), xú khí(1 lần), thiên hạ(1 lần), Thượng(1 lần), tiết(1 lần), cao lương mỹ vị(1
lần), thượng lưu(1 lần), tứ(1 lần), tiểu thuyết(3 lần).
2.4. Đặc trưng ngữ pháp danh từ trong truyện ngắn “Đôi mắt” 16 lOMoAR cPSD| 40749825
Nam Cao là một trong những nhà văn tiêu biểu của nước ta trong giai đoạn trước và
sau Cách Mạng Tháng.Các tác phẩm của ông mang nhiều sắc thái từ ngữ cực kỳ độc đáo.
Trong truyện ngắn “Đôi Mắt”, Nam Cao đã để lại đấu ấn của mình qua
cách sử dụng từ ngữ nói riêng và danh từ nói chung.Sau đây, chúng ta hãy điểm
qua một số động từ đáng chú ý mà tác giả sử dụng trong tác phẩm.
2.4.1. Danh từ riêng
Nam Cao sử dụng 24 danh từ riêng khác nhau trong truyện ngắn “Đôi Mắt”.
Anh Hoàng là một nhà văn, nhưng đồng thời cũng là một tay chợ đen rất tài tình.
Tôi khó chịu chính vì thấy đến tận lúc ấy mà vẫn còn một số nhà văn Việt Nam.
Tài thật! Tài thật! Tài đến thế là cùng! Tiên sư anh Tào Tháo .
Hồ Chí Minh đáng lẽ phải cứu vãn một nước như thế nào kia, mới xứng tài.
Những danh từ riêng Hoàng, Việt Nam, Tào Tháo, Hồ Chí Minh và các danh từ
riêng còn lại được tác giả sử dụng trong tác phẩm.Loại danh từ này dùng để chỉ tên
một sự vật cụ thể hay gọi tên một cá thể duy nhất.
Danh từ riêng vốn có khả năng kết hợp hạn chết hơn các danh từ khác.Trong
truyện ngắn trên chúng tôi tìm ra được các ví dụ về khả năng kết hợp của loại danh từ này như:
- Danh từ chỉ quan hệ thân thuộc + danh từ riêng:
Bác Độ ba ơi! Bác Độ!...
Không dám. Cụ Phạm có nhà không cậu?
- Động từ + Danh từ riêng:
Anh có thích đọc Tam Quốc không?
Anh Hoàng trông thấy hỏi:
- Mình thắp đèn to đấy à?
- Danh từ đơn vị lâm thời + danh từ riêng:
Tài thật! Tài thật! Tài đến thế là cùng! Tiên sư anh Tào
Tháo Ngõ này đây, ông Hoàng ở đây!

Về mặt ngữ nghĩa, truyện ngắn “Đôi mắt” đã sử dụng số lượng danh từ riêng
một cách vừa phải. Ở đây, loại danh từ này chủ yếu được tác giả dùng để gọi tên
nhân vật và địa điểm xuất hiện trong tác phẩm.
Nếu khéo làm còn có thể hay bằng mấy cái “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng.
Phụng nó còn sống đến lúc ngày phải biết!
17 lOMoAR cPSD| 40749825
Bằng thế nào được Hồ Chí Minh!
Trong các tác phẩm của Nam Cao, để có một hệ thống nhân vật đa dạng như: “Chí
Phèo, Lão Hạc, Điền, Bá Kiến,….”. Tác giả đã sử dụng một khối lượng danh từ
riêng hết sức đồ sộ những tên riêng ấy có thể mang những đặc điểm hình thái
của nhân vật. Từ đó thổi hồn vào từng câu chuyện cuộc đời của từng nhân vật.
Tạo một ấn tượng sâu sắc đối với người đọc.
2.4.2. Danh từ chỉ đơn vị
Danh từ chỉ đơn vị là loại danh từ chỉ các đơn vị tính toán, khác với sự vật
được đem ra tính toán. Trong tác phẩm trên Nam Cao đã sử dụng tổng cộng
16 danh từ như: Cái, con, lạng,…
Anh để em gọi cho anh trong nhà xích con chó lại.
Chờ mãi mới thấy một anh thanh niên nghễu nghện vác một tre đi tới.
Về khả năng kết hợp trong truyện ngắn đôi mắt, chúng tôi nhận thấy tác
giả sử dụng loại danh từ này với nhiều từ loại khác nhau như:
- Danh từ chỉ đơn vị + số từ:
Anh thanh niên chỉ một cái cổng gạch nhỏ quay lại bảo tôi:
- Ngõ này đây ông Hoàng ở đây
Thế mà bây giờ đến thăm anh Hoàng ở chỗ gia đình anh tản cư về cách
Hà Nội hàng trăm cây số, tôi lại được nghe đến một con chó dữ.

- Danh từ chỉ đơn vị + danh từ chỉ sự vật:
Anh chỉ giết một con gà ngày mai cả làng này đã biết
Chưa, bởi vì ngay đến một cái bàn viết ra hồn cũng không còn nữa.
- Danh từ chỉ đơn vị + tính từ:
Người nhà quê dẫu sao thì cũng là một cái bí mật
Nhưng anh vẫn không thể chối được rằng họ có nhiều cái ngố không chịu được.
Như vậy, danh từ chỉ đơn vị thường kết hợp với đa dạng các từ loại khác
để tạo thành tổ hợp ngữ pháp chặt chẽ.
2.4.3. Danh từ chỉ thời gian
Danh từ chỉ thời gian là là danh từ có ý nghĩa chỉ một cắt đoạn về thời gian.
Trong tác phẩm “Đôi mắt” tác giả đã sử dụng 21 danh từ chỉ thời gian như:
Lúc, hồi, ngày, hôm, mai,…
- Danh từ chỉ thời gian + trỏ từ:
Thì đã đành là vậy lúc này còn kiêng kỵ gì?
- Danh từ chỉ thời gian + số từ: 18 lOMoAR cPSD| 40749825
Cơm chiều xong vào lúc bốn giờ, Hoàng mời tôi cùng đi với
vợ chồng anh đến chơi nhà mấy người ở phố cũng tản cư về.

Ðàn bà chửa mà đến nỗi cho là có lựu đạn giắt trong quần! Họ
đánh vần xong một cái giấy ít nhất phải mất mười lăm phút thế mà
động thấy ai đi qua là hỏi giấy.

-Danh từ chỉ thời gian + nay/này
Tôi mỉm cười, cắt nghĩa cho anh hiểu: lúc này họ cần để ý đến những người lạ mặt tới làng.
Bẩm không ạ! Sáng nay không thấy ông đốc sang chơi bên này.
2.4.4. Danh từ chỉ vị trí, hướng
Về khả năg kết hợp,các danh từ chỉ vị trí, hướng được dùng theo cấu trúc:
-Danh từ chỉ vị trí,hướng + danh từ chỉ sự vật:
Anh tính có đời nào anh ruột tản cư về nhà em mà đến lúc vợ đẻ, em bắt ra một cái
lều ngoài vườn để đẻ!

Mỗi lần gặp nhau ở ngoài đường, chúng tôi chỉ bắt tay nhau một cách rất lạnh
lùng, hỏi thăm nhau một câu chiếu lệ, rồi ai đi đường nấy.

-Danh từ chỉ vị trí hướng thường đứng sau động từ “ở”:
Chắc họ tụ tập ở đây hay ở bên nhà cụ Phạm, sai người gác cổng.
Tôi cho anh biết là tôi vẫn ngủ ngay trong nhà in, đèn sáng và máy chạy ầm ầm, ở đây
chăn ấm thế này thì dẫu súng có nổ ngay ở liền bên tôi vẫn ngủ ngon lành lắm...
Về nét nghĩa, danh từ chỉ vị trí hướng thường kết hợp với nhiều yếu tố, để biểu thị ý
nghĩa rõ ràng hơn. Ví dụ: Từ “bên” thường kết hợp cùng danh từ chỉ người hoặc các
danh từ chỉ sự vật như ‘bên nhà’ ‘bên ông Đốc’, các từ trên có ý nghĩa biểu thị chính
xác vị trí chính xác các đối tượng được nói đến trong câu.
2.4.5. Danh từ chỉ chất liệu
Về khả năng kết hợp danh từ chỉ chất liệu,bao gồm những trường hợp sau:
-Danh từ chỉ chất liệu + danh từ chỉ sự vật:
Tôi để nguyên cả quần áo tây và chỉ ngay ngáy lo đêm nay một vài chú rận có
thể rời sơ-mi tôi để du lịch ra cái chăn bông thoang thoảng nước hoa.

Một thằng bé mũ nồi đen, áo len xám, chạy ra 19 lOMoAR cPSD| 40749825
Về nét nghĩa, loại danh từ này chủ yếu mô tả đặc điểm,tính chất của sự vật được
tác giả sử dụng trong tác phẩm như: “bó tre” , “chăn bông”, “cổng gạch”,…
2.4.6. Danh từ chỉ sự vật:
Loại danh từ trên được tác giả sử dụng nhiều nhất trong truyện ngắn “Đôi Mắt”.Về
khả năng kết hợp danh từ chỉ sự vật kết hợp được với nhiều từ loại khác nhau.
-Danh từ chỉ sự vật + tính từ:
Con chó to và dữ lắm.
Ðáp lại tiếng anh gọi, tiếng những chiếc guốc mỏng mảnh quét trên sân gạch nổi
lên, lẹc khẹc và mau mắn

Một mảnh vườn trồng rau tươi rười rượi .
-Danh từ chỉ sự vật + động từ
Chị vợ đã nhanh nhẹn chạy trước vào nhà, dọn bàn dọn ghế .
Ðến một cái cổng gạch lớn có dây leo ,anh Hoàng giật dây chuông.
-Danh từ chỉ đơn vị “cái/con” + Danh từ chỉ sự vật
Bây giờ nó lộ ra khá rõ ràng trong bộ áo ngủ màu xanh nhạt, phủ một cái áo len trắng nó
nịt người anh đến nỗi không còn thở được.

Tôi rất sợ con chó giống Ðức hung hăng ấy.
Về nét nghĩa, danh từ chỉ sự vật có khả năng kết hợp với nhiều từ loại khác giúp cho
câu văn thêm đạng, chặc chẽ.
2.4.7. Danh từ chỉ người:
Về khả năng kết hợp,danh từ chỉ người có khả năng kết hợp rộng rãi.
-Danh từ chỉ người đóng vai trò vị ngữ:
Anh Hoàng là một nhà văn, nhưng đồng thời cũng là một tay chợ đen rất tài tình.
-Danh từ chỉ người +số từ:
Có khi chỉ là vì một tác phẩm của người bạn ấy được cảm tình của một nhà phê bình
đã chê một vài tác phẩm của anh.

Tiện gặp một cán bộ về làng, tôi nhờ gửi cho anh một bức thư.
-Danh từ chỉ người + động từ: 20 lOMoAR cPSD| 40749825
Vào cái hồi quân đội Ðồng minh vào giải giáp quân Nhật ở nước ta, một số gái kiếm
tiền trút bộ đầm ra để mặc bộ áo Tầu.

Thế mà ông chủ tịch ấy cứ nằn nỉ mãi hai ba lượt, yêu cầu nhà tôi dạy bình dân học
vụ hay làm tuyên truyền giúp.

Về nét nghĩa, danh từ chỉ người có thể kết hợp được với hầu hết cách loại từ giúp
tăng tính hình tượng cho câu văn
2.4.8. Danh từ khuyết nghĩa:
Về khả năng kết hợp, chúng không tồn tại một mình mà luôn kết hợp với các từ khác.
-Danh từ khuyết nghĩa + động từ:
Mấy lần tôi đến chơi với anh, định để xem anh thay đổi thế nào trong cuộc thay đổi
lớn của dân tộc chúng ta, nhưng đều không gặp anh

Như vậy cuộc kháng chiến của ta có lẽ đến hỏng à?
Nỗi khinh bỉ của anh phì cả ra ngoài theo cái bĩu môi dài thườn thượt.
Về nét nghĩa, chúng thường kết hợp với các từ loại khác trong danh ngữ.Để tăng
tính gợi hình gợi cảm cho câu văn.
2.4.9. Danh từ chỉ khái niệm trừu tượng
Về khả năng kết hợp,chúng chủ yếu là từ hán việt có khả năng kết hợp đầy đủ với cách thành tố phụ.
- Danh từ trừu tượng + thành tố phụ:
Tôi thầm rủa sự tình cờ sao lại xô đẩy anh về đây cùng với bằng ấy thứ cặn bã
của giới thượng lưu trí thức

Anh tính tượng trưng cho phong trào giải phóng cả một cái đệ tứ cường quốc là Đại
Pháp, mà chỉ có đến thằng Đờ Gôn

Về nét nghĩa, danh từ trừu tượng thường đa phần sử dụng là từ Hán Việt để miêu
tả những sự vật ta không cảm nhận bằng giác quan mà thuộc về mặt tư duy nhận thức.
Tiểu kết chương 2:
Qua truyện ngắn “Đôi mắt” ta thấy được rằng danh từ giữ vai trò cốt yếu vô cùng
quan trọng, là yếu tố ‘xương sống’ trong việc định hình nên tác phẩm và như vậy
Nam Cao cũng đã thể hiện tài năng bậc thầy trong việc vận dụng từ ngữ, mà ở đây là
danh từ. Việc vận dụng các danh từ một cách nhuần nhuyễn vào truyện ngắn của 21 lOMoAR cPSD| 40749825
mình, Nam Cao đã đưa “Đôi mắt” trở thành một tác phẩm tuyên giáo có giá trị lớn
không chỉ về mặt giá trị nội dung mà cả về mặt nghệ thuật ngôn ngữ.
Chương 3: Phong cách ngôn ngữ của Nam Cao
trong truyện ngắn “Đôi mắt”
3.1 Khái quát về phong cách ngôn ngữ
Trong từ điển thuật ngữ văn học viết rằng: “Phong cách sáng tác (phong cách nghệ
thuật) là một phạm trù thẩm mĩ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống
hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong
sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học
dân tộc. Trong nghĩa rộng: Phong cách là nguyên tắc xuyên suốt trong việc xây dựng
hình thức nghệ thuật, đem lại cho tác phẩm một tính chỉnh thể có thể cảm nhận được,
một giọng điệu và một sắc thái thống nhất.”
(Lê Bá Hán – Trần Đình Sử – Nguyễn
Khắc Phi đồng chủ biên, NXB Giáo dục, 2004. Tr. 255, 256)
Phong cách nghệ thuật của nhà văn chính là cái giọng nói riêng, cái dấu ấn riêng
mà mỗi nhà văn khi bước chân vào giới văn đàn đều “tự biết cách trang bị” riêng cho
mình. Và cũng chính nhờ phong cách nghệ thuật mà mỗi tác giả, nhà văn, nhà thơ sẽ
được độc giả của mình dễ dàng nhận diện các tác phẩm, các giá trị tiềm ẩn trong các tác phẩm đó.
Phong cách ngôn ngữ là toàn bộ những đặc điểm về cách thức diễn đạt, tạọ thành
kiểu diễn đạt ở một văn bản nhất định. Phong cách ngôn ngữ được chia làm 6 kiểu:
sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, hành chính, chính luận, khoa học. Phong cách ngôn ngữ
nổi bật nhất được Nam Cao sử dụng qua truyện ngắn “Đôi mắt” là phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
3.2 Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật của Nam Cao
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật thường mang tính đặc trưng mà mỗi tác giả đã vận dụng
để gán vào cho chính tác phẩm của mình. Ở Nam Cao, người ta thường thấy một phong cách
ngôn ngữ đặc trưng, nổi bật không trộn lẫn với những tác giả tác phẩm khác mà nổi bật ở
trong truyện ngắn “Đôi mắt” này là nghệ thuật trần thuật và nghệ thuật khắc họa diện mạo
cùng tính cách nhân vật rất tốt. Và thậm chí, “Đôi mắt” còn được xem là: “một bản Tuyên
ngôn nghệ thuật của các nhà văn trong buổi đầu đi theo Cách Mạng và kháng chiến” ̣(Tô
Hoài), giới văn nghệ sĩ hồi ấy gọi là thời kì “nhận đường”
cho ta thấy được giá trị nghệ thuật
mà tác phẩm này mang đến và càng cho thấy được bút lực rất tốt của Nam Cao truyền tải vào tác phẩm.
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là phong cách ngôn ngữ được sử dụng phổ biến
và vô cùng cần thiết trong tác phẩm văn chương ở nhiều thể loại. Nó mang ba đặc
trưng chính: tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể.
Nam Cao xây dựng số nhân vật có mức hạn chế trong “Đôi mắt”, chủ yếu gồm
ba nhân vật là Độ, Hoàng và vợ của Hoàng. 22 lOMoAR cPSD| 40749825
Ở Hoàng ta thấy một cái nhìn phiến diện về những người nông dân nghèo cũng như
phong trào Cách Mạng của dân tộc. Khi văn sĩ này hướng cái nhìn về xã hội thì anh
chỉ thấy được những sự nghèo hèn, ít học của tầng lớp nông dân chỉ biết tiết kiệm,
nhiều chuyện và không biết hưởng thụ. Điển hình là qua thái độ sau câu nói dưới đây:
“Có nhiều cái kì lạ lắm. Người nhà quê dẫu sao thì cũng còn là một cái bí mật đối với
chúng ta. Tôi gần gũi họ rất nhiều. Tôi đã gần như thất vọng vì thấy họ phần đông dốt
nát, theo nhếch, nhát sợ, nhịn nhục một cách đáng thương. Nghe các ông nói đến
“sức mạnh quần chúng”, tôi rất nghi ngờ. Tôi vẫn cho rằng đa số nước mình là nông
dân, mà nông dân nước mình thì vạn kiếp nữa cũng chưa làm cách mạng”

“Tôi vẫn cho rằng đa số nước mình là nông dân, mà nông dân nước mình thì vạn kiếp
nữa cũng chưa làm cách mạng. Cái thời Lê Lợi, Quang Trung, có lẽ đã chết hẳn rồi,
chẳng bao giờ trở lại

Và vợ của Hoàng, ta thấy ở chị ta cũng có cùng suy nghĩ, thái độ tương tự chồng
mình là xem thường những người dân đang trên bước đường làm Cách Mạng:
Ông chủ tịch làng này, xem giấy của nhà tôi, thấy đề Nguyễn Thục Hiền, cứ nhất định
bảo là giấy mượn của đàn ông. Theo ông ấy, thì đàn bà ai cũng phải là thị này thị nọ”

“Giá bác ở đây thì nhiều lúc bác cũng cười đến chết. Thế mà ông chủ tịch ấy cứ nằn
nì mãi hai ba lượt, yêu cầu nhà tôi dạy bình dân học vụ hay làm tuyên truyền giúp”

Còn ở nhân vật Độ, chúng ta thấy được rằng tuy đều là văn sĩ như Hoàng, nhưng
Độ có tính tình hiền lành, điềm tĩnh hơn, xuyên suốt cuộc trò chuyện hầu như anh chỉ
im lặng ngồi nghe mặc dù những câu chuyện, lời nói của bạn mình có phần phiến
diện, thâm ý đầy chất ngông cuồng.
Với việc sớm đã giác ngộ lí tưởng Cách Mạng của Đảng, Độ hiểu rằng đây không chỉ
là cuộc kháng chiến đơn lẻ mà là cuộc kháng chiến của toàn dân tộc, mà đã là cuộc
kháng chiến toàn dân thì nòng cốt còn nằm ở chính những người nông dân mà Hoàng
đã xem thường, dè bĩu. Và qua cả lời kể của Hoàng, Độ còn biết thêm được rằng ngọn
lửa yêu nước đang sục sôi cháy bỏng trong chính tinh thần và trái tim của những người lao động:
“Anh đã quen nhìn đời và nhìn người một phía thôi. Anh trông thấy anh thanh niên
đọc thuộc long bài “Ba giai đoạn” nhưng anh không trông thấy bó tre anh thanh
niên vui vẻ vác đi để ngăn quân thù. Mà ngay trong cái việc anh thanh niên đọc thuộc
lòng bài báo như một con vẹt biết nói kia, anh cũng chỉ nhìn thấy cái ngố bề ngoài
của nó mà không nhìn thấy cái nguyên cớ thật đẹp đẽ bên trong. Vẫn giữ đôi mắt ấy
để nhìn đời thì càng đi nhiều, càng quan sát lắm, người ta chỉ càng thêm chua chát và chán nản”.
23 lOMoAR cPSD| 40749825
Thông qua việc phản ánh sự việc qua lời kể của Hoàng, vợ Hoàng và miêu tả nội
tâm, suy nghĩ của Độ, ta thấy được tài năng của Nam Cao trong việc vận dụng danh từ
để truyền cảm nội tâm suy nghĩ cùng lời thoại rất tốt. Khả năng đó đã đem lại hiệu quả
ngôn ngữ nghệ thuật tốt đẹp giúp tiềm ý của tác phẩm truyền đến người đọc dễ dàng
hơn nhiều, để lại dấu ấn hơn nhiều.
Ngay cả cái tên “Đôi mắt” tựa đề truyện đã là một danh từ được dùng cho dụng ý
sâu xa của tác giả. Mỗi người trong chúng ta đều có riêng cho mình mỗi đôi mắt để
nhìn người, nhìn đời. Và việc nhìn như thế nào để mà tiếp cận cuộc đời theo cách như
thế nào lại là quyền của mỗi người khi sử dụng đôi mắt của riêng mình. Ở Hoàng và
vợ Hoàng, chúng ta chỉ nhìn thấy đôi mắt họ nhìn cuộc đời mới sau Cách Mạng theo
một cách rất phiến diện, rất xem thường và hờ hệch. Đôi mắt họ đã chỉ muốn thấy
những điều những thứ theo họ muốn thì cho dù những người nông dân, người lao
động ngoài kia có đang cố gắng tiếp cận Cách Mạng, tiếp cận cuộc đời mới như nào
thì họ vẫn chỉ nhìn bằng cách chán ghét, khinh thường khó thay đổi. Ngược lại đó, thì
Nam Cao xây dựng Độ với vai trò là thính giả và có đôi mắt của người biết bao dung,
đã giác ngộ lí tưởng và biết nghe, biết nhìn người nông dân, người lao động đang
ngày đêm sôi nổi gắng hòa mình vào sự đổi thay của đất nước ngoài kia hơn.
Có thể nói, để xây dựng nên hình tượng hai nhân vật đối lập về cái nhìn, về tư tưởng,
Nam Cao đã rất giỏi khi biết lồng các danh từ chỉ người, danh từ riêng, danh từ chỉ
thời gian,.. xuất hiện đều đặn và rất ấn tượng dù chỉ trong dung lượng của một truyện
ngắn. Và qua “Đôi mắt” chúng ta phần nào được biết them về việc vận dụng phong
cách ngôn ngữ rất tốt của Nam Cao, thông qua đó chúng ta biết được rằng dấu ấn riêng
của mỗi tác giả, nhà văn, nhà thơ sẽ được biểu hiện rõ rang như thế nào nhờ vào việc
lặp đi lặp lại nhiều lần, để lại dấu ấn và trở thành phong cách nghệ thuật riêng của chính tác giả đó.
Tiểu kết chương 3:
Sau sự thành công của những Chí Phèo, Đời thừa, Sống mòn hay Giăng sáng thì
Nam Cao của thời kì sau Cách Mạng như cái cách mà chúng ta thấy, vẫn để lại một
“Đôi mắt” với những dấu ấn và nỗi chiêm nghiệm sâu sắc không hề kém cạnh các
“đàn anh đàn chị” đời trước. Một “Đôi mắt” nhìn nhìn đời sống mới đã không còn
những khốn cùng đày ải không đường lui nữa mà đã biết vươn lên tin vào niềm tin
của dân tộc, tin vào lí tưởng sâu sắc của Cụ Hồ cùng Đảng cùng dân. Với việc sử
dụng bút pháp nghệ thuật tốt vận dụng các danh từ một cách bài bản, nhà văn đã
cho chúng ta một tác phẩm truyện ngắn có chất tuyên giáo đầy tính chiêm nghiệm
và nghĩ suy. Và qua đây, chúng tôi càng thêm tin vào sự “sống” đã và sẽ càng thêm
lâu đời hơn của những gì đã để lại trên từng trang viết của Nam Cao, sự trường tồn
không chỉ bởi ở giá trị nhân văn, giá trị nhân đạo, tính truyền cảm sâu sắc mà còn ở
ngôn ngữ nghệ thuật dụng trong lối hành văn linh hoạt của một cây bút truyện ngắn bậc thầy. 24 lOMoAR cPSD| 40749825 PHẦN Kết LUẬN
“Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập
ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo, không nên
ăn bám vào người khác. Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay… Cũng cùng một vốn ngôn ngữ
ấy nhưng sử dụng có sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước. Có vốn mà không biết
sử dụng chỉ như nhà giàu giữ của. Dùng chữ như đánh cờ tướng, chữ nào để chỗ nào
phải đúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt. Văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp…”

Những dòng trên của Nguyễn Tuân nhắc nhở các nhà văn nhà thơ và ngay cả chính
chúng ta, những người đang trên bước đường “học đòi” theo con chữ, rằng cần phải
biết sáng tạo trong sáng tác để hình thành được cái “giọng nói riêng”, cái phong cách
nghệ thuật riêng cho mình. Biết cách tận dụng khả năng viết truyện ngắn thành thục
của mình, Nam Cao đã vận dụng nhuần nhuyễn các danh từ để vừa vặn bồi đắp vào
“Đôi mắt”, giúp cho truyện ngắn này trở thành tác phẩm xuất sắc nhất cúa ông trong
giai đoạn sau 1945 này. Với những danh từ giản đơn, nhưng nhờ sự sắp đặt khéo léo
rất có chủ đích của tác giả, người đọc như được hóa thân vào Độ để cùng nhân vật này
lắng nghe, cảm nhận và suy nghĩ, để cùng có cái nhìn đa diện như Độ mà giác ngộ cái
chân lí mới của thời cuộc, của Cách Mạng.
Cùng với tư tưởng “sống đã rồi hãy viết” trong giai đoạn này, Nam Cao đã cống hiến
cho văn đàn Việt Nam một Nam cao rất khác, một Nam Cao biết sống hơn vì nỗi lo
mới của dân tộc, biết đứng lên dùng ngòi bút của mình để viết cho ý chí của tầng lớp
nông dân, lao động hơn chỉ là một Nam Cao lạnh lùng, gay gắt “khóc thương” cho
số phận những người cơ cực trước đây. Những người nông dân, người lao động đã
phải chiến đấu ngoài chiến trường bằng giáo, bằng cuốc, bằng gậy gộc thì ở trên
chiến trường con chữ, các nhà văn nhà thơ cũng phải biết chiến đấu với ngòi bút của
mình. Biết sáng tạo, biết dụng ngôn ngữ nghệ thuật thật tài tình mà lên án, mà tranh
cãi với cuộc đời kia nhằm phấn đấu, cống hiến cho dân tộc, cho độc lập của nước
nhà và cho tương lai ngoài kia thêm tươi sáng hơn.
Qua những gì ở trên đã phân tích, chúng tôi hy vọng rằng người đọc sẽ cảm nhận và
biết rõ hơn về sự xuất sắc của Nam Cao trong việc sử dụng bút pháp nghệ thuật tài
tình qua truyện ngắn “Đôi mắt”. Chúng tôi tin rằng, dù là bất kì tác phẩm nào, truyện
ngắn, tiểu thuyết hay thơ… thì mỗi tác phẩm cũng đều là sự kết tinh những gì tinh túy
nhất mà người nghệ sĩ đã luôn luôn hết mình để cả tâm tư, sức lực và tình cảm vào
đấy. Trong mỗi tác phẩm, dù cho là danh từ, động từ hay tính từ,… thì đó cũng đều là
những tinh túy không thể phủ nhận mà người nghê sĩ đã phải rất vất vả để tìm ra và
dụng vào nhờ vào sự sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật của riêng mình. 25 lOMoAR cPSD| 40749825
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Theo NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT TỪ LOẠI- Đinh Văn Đức (nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội)
2. ĐÔI MẮT của giáo sư Trần Đình Sử trên trang web WordPress.com.
https://trandinhsu.wordpress.com/2021/12/08/doi-mat/
3. Từ “Đôi mắt” của Nam Cao nghĩ về cách nhìn cuộc sống của Vũ Hường đăng trên
Báo Thái Bình. https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/55/30557/tu-doi-mat-cua-nam-
cao-nghi-ve-cach-nhin-cuoc-song
4. Đôi mắt” Góc nhìn phản ánh bản chất con người của Thiên Nhi trên trang web Revelogue.
https://revelogue.com/truyen-ngan-doi-mat/
5. Những nét đặc sắc và phong cách nghệ thuật của Nam Cao trên trang web Bigone.
https://bigone.vn/nhung-net-dac-sac-va-phong-cach-nghe-thuat-cua-nam-cao- a754.html
6. Theo sách giáo khoa NGỮ VĂN lớp 6 - tập 1, NXB GIÁO DỤC, Tái bản lần thứ chín. 26