Tổng ôn tập dân luận và ngữ âm | Đại học Sư Phạm Hà Nội

Tổng ôn tập dân luận và ngữ âm | Đại học Sư Phạm Hà Nội  với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.

TỔNG ÔN TẬP DẪN LUẬN VÀ NGỮ ÂM
A. DẪN LUẬN
Câu 1: Chứng minh ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người? Vận
dụng hiểu biết về ngôn ngữ để chỉ ra các nhân tố giao tiếp trong một đoạn hội thoại (đọc giáo
trình trang 15 – 16).
Bài làm
Trong số các phương tiện giao tiếp của con người thì ngôn ngữ phương tiện giao tiếp quan trọng
nhất. Bởi vì:
- Xét về mặt lịch sử: Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp có lịch sử lâu đời nhất. Ngôn ngữ ra đời
cùng với con người, cùng với hội loài người. Từ đó đến nay, nó luôn luôn phương tiện
giao tiếp cỉa con người. Các phương tiện giao tiếp khác ra đời muộn hơn, thậm chí mới xuất
hiện gần đây (chữ viết, các biển chỉ đường, hình vẽ trong ngành giao thông, các tín hiệu điện
báo, các mã hiệu trong quân sự, …).
- Xét về mặt không gian phạm vi hoạt động: Ngôn ngữ phục vụ cho việc giao tiếp của con
người ở khắp mọi nơi, ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người, ở tất cả các nghề nghiệp,
tất cả các lứa tuổi, các thế hệ… Các phương tiện giao tiếp khác có phạm vi hoạt động hạn chế
hơn (các biển báo giao thông, các tín hiệu hàng hải, các mật mã quân sự…).
- Xét về mặt khả năng: Ngôn ngữ giúp cho con người giao tiếp với nhau và trao đổi nhận thức,
tưởng, tình cảm với các sắc thái tinh vi, tế nhị nhất. Ngôn ngữ biểu hiện được mọi nội dung,
ý nghĩa, mọi nhận thức, tưởng, mọi khái niệm, mọi cảm xúc. Không thuộc về con
người mà ngôn ngữ không biểu hiện được. Trong khi đó nhiều phương tiện giao tiếp khác chỉ
biểu hiện nội dung đơn giản.
- Xét trong mối quan hệ với các phương tiện giao tiếp khác: Chính nhờ có ngôn ngữ và giao tiếp
bằng ngôn ngữ mà xã hội loài người mới dần nảy sinh và hình thành các phương tiện giao tiếp
khác. Các phương tiện giao tiếp khác nhờ có ngôn ngữ mới có thể phổ biến và rộng khắp.
- Xét trong quan hệ với chính ngôn ngữ: Ngôn ngữ có khả năng giải thích được chính nó. Đây
là chức năng siêu ngôn ngữ.
Trong giao tiếp, có 5 nhân tố giao tiếp
- Nhân vật giao tiếp: Trả lời cho các câu hỏi ai nói? ai viết? ai nghe? ai đọc? Các nhân vật giao
tiếp mang những đặc điểm về nhiều phương diện: tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, tính, vị
tế xã hội, quan hhội, vốn sống, vốn văn hóa, vị thế trong giao tiếp, Các đặc điểm đó
đều chi phối hoạt động giao tiếp của họ và in dấu ấn trong lời nói giao tiếp trong tiến trình giao
tiếp.
- Hoàn cảnh giao tiếp: bao gồm cả những hoàn cảnh hẹp cthể (như thời gian, địa điểm, tình
huống cụ thể) và cả hoàn cảnh sống, hoàn cảnh xã hội.
Hoàn cảnh giao tiếp trả lời cho câu hỏi: Nói (viết) trong hoàn cảnh nào?
- Nội dung giao tiếp thể những nội dung về nhận thức, nội dung thông tin, thể nội
dung tình cảm, cảm xúc, quan hệ hoặc nội dung về hành động. Nội dung giao tiếp là cái trả lời
cho các câu hỏi: Nói (viết) về cái gì?
Nói (viết) cái gì?
- Mục đích giao tiếp: thể nhiều mục đích giao tiếp khác nhau tùy thuộc vào từng hoạt
động giao tiếp cụ thể. Mục đích giao tiếp được xác định qua những câu hỏi như: Nói (viết) để
làm gì? Nhằm mục đích gì? Một cách khái quát có thể thấy hoạt động giao tiếp nhằm thực hiện
một số mục đích như là: mục đích thông tin, mục đích bộc lộ tình cảm và quan hệ liên thân,
mục đích hành động.
- Nhân tố phương diện và cách thức giao tiếp: Các nhân tố giao tiếp trên đây chi phối việc lựa
chọn và tổ chức phương tiện giao tiếp, lựa chọn đường kênh giao tiếp, lựa chọn phương tiện
ngôn ngữ, lựa chọn chiến ợc giao tiếp. Nhân tố này trả lời cho u hỏi: Nói (viết) nthế
nào?
*Ví dụ:
“Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?”
Hoạt động giao tiếp này diễn ra trong hoàn cảnh “một đêm trăng thanh” với hai nhân vật giao tiếp
là những người nam nữ trẻ tuổi: “anh” “nàng”. Câu hỏi của chàng trai bao gồm những từ ngữ
thông thường hàng ngày. Nhưng trong hoàn cảnh giao tiếp này chàng trai hẳn không phải hỏi
chuyện cô gái về một công việc làm ăn (đan sàng) mà ngụ ý nói tới việc xây dựng gia đình, “kết
tóc xe tơ” giữa hai người. Chàng trai khéo léo lựa chọn một cách thức giao tiếp tế nhị, duyên dáng.
Cái ẩn ý của chàng trai được thể hiện bằng một hình ảnh bóng bẩy “tre non đủ lá đan sàng”. Trong
hoàn cảnh giao tiếp cụ thể này (đêm trăng thanh, câu chuyện tâm tình, nỗi niềm yêu đương nam
nữ), với những nhân vật giao tiếp như vậy câu hỏi duyên dáng tế nhị nhưng rất dễ gây liên
tưởng => con người đến độ trưởng thành tình yêu đến độ chín thì nên tính chuyện xây dựng
hạnh phúc. Những nhân tố ấy tất nhiên rất dễ khiến cho gái cả người đọc nhận ra ẩn ý, tế
nhị của chàng trai. Sự giao tiếp bằng ngôn ngữ như vậy đã đạt đến hiệu quả mong muốn.
Câu 2: Vì sao nói ngôn ngữ là công cụ của tư duy? Chứng minh ngôn ngữ và tư duy không đồng
nhất với nhau qua một số dụ tự chọn (hiện tượng đồng âm, hiện tượng nhiều nghĩa, hiện
tượng đồng nghĩa).
Bài làm
Ngôn ngữ là công cụ của tư duy:
- Ngôn ngữ tham gia trực tiếp vào quá trình nh thành nhận thức duy. Trong quá trình
sống và hoạt động con người luôn luôn cần nhận thức về thế giới xung quanh, về bản thân mình. Từ
những nhận thức cảm tính do các giác quan mang lại con người hình thành những nhận thức lý tính.
Nhận thức tính phản ánh bản chất quy luật của sự vật hiện tượng. Với nhận thức tính con
người dần hình thành các khái niệm. Khái niệm chứa đựng những thuộc tính bản chung nhất của
các loại đối tượng và hiện tượng được biểu đạt nhờ các yếu tố ngôn ngữ, tín hiệu ngôn ngữ. Tín hiệu
ngôn ngữ khả năng thay thế, do đó con người có thể sử dụng nó một cách thuận tiện trong hoạt
động nhận thức khám phá và phản ánh thực tế khách quan ngay cả khi không có sự tiếp xúc trực tiếp
với thực tế khách quan.
- Nhận thức của con người thể được tiến hành qua các hoạt động giao tiếp (nghe hoặc đọc)
và trong chính hoạt động ấy, ngôn ngữ đóng vai trò là công cụ duy nhất. Mặt khác hoạt động tư duy
có thể tiến hành một cách thầm lặng (khi ta suy nghĩ thầm). Cả ở trạng thái này ngôn ngữ cũng đóng
vai trò là công cụ quan trọng. Chúng ta không thể suy nghĩ tư duy và không có ngôn ngữ hoặc không
thể tiến hành hoạt động tư duy bằng thứ ngôn ngữ mà ta không hề biết.
*Ví dụ
Trải qua một thời gian tiếp xúc với thực tế xung quanh con người nhận thức được một loại đối tượng
(có thể hình thức bên ngoài đa dạng) và gọi tên nó bằng từ “cây”. Từ “cây” ở Việt Nam không chỉ thể
hiện tên gọi của một đối tượng mà còn chứa đựng cả những thức về nó. Chúng ta có thể bàn bạc trao
đổi ý kiến nhận thức khám phá về loài cây ngay cả khi không tiếp xúc trực tiếp với nó.
Chứng minh ngôn ngữ và tư duy không đồng nhất:
- Ngôn ngữ và tư duy là hai phạm trù khác nhau.
- Ngôn ngữ mang tính vật chất, tư duy mang tính tinh thần.
- Ngôn ngữ mang bản sắc dân tộc, tư duy là quy luật chung cho toàn nhân loại.
- Các đơn vị ngôn ngữ (từ, câu) và đơn vị của tư duy (khái niệm) không đồng nhất với nhau.
Một khái niệm có thể biểu hiện nhiều từ (từ đồng nghĩa).
Nhiều khái niệm biểu hiện 1 từ (từ đồng âm, từ nhiều nghĩa).
* Ví dụ:
- Một khái niệm biểu hiện nhiều từ
Từ “coi” trong tiếng Việt là một từ đa nghĩa. Tuỳ theo từng nghĩa được nêu lên để tập hợp các từ,
mà “coi” có thể tham gia vào các nhóm như:
+ coi – xem: coi hát – xem hát
+ coi – giữ: coi nhà – giữ nhà
Hay ngoài ra còn rất nhiều các từ đồng nghĩa như:
bố - ba: đều chỉ người sinh thành ra mình
mẹ - - mế: chỉ người mẹ, người sinh ra mình
chết-hy sinh: mất khả năng sống, không còn biểu hiện của sự sống
- Nhiều khái niệm biểu hiện 1 từ
Câu “đem cá về kho” nếu tách rời khỏi ngữ cảnh có thể hiểu theo 2 cách:
+ Đem cá mang về nấu kĩ (kho: động từ)
+ Đem cá mang về cất trong nhà kho ( kho: danh từ)
Hay trong câu: Lợi thì có lợi mà răng không còn.
Câu trên thường được y làm ví dụ về từ đồng âm trong văn học. Trong câu trên có 2 từ lợi nhưng ý lấ
nghĩa lại hoàn toàn khác nhau. Từ lợi thứ nhất mang nghĩa một bộ phận trên thể người, có tác dụng
bảo vệ và giúp cố định răng. Từ lợi thứ hai có nghĩa là lợi ích, một điều gì đó có lợi cho con người.
Câu 3: Chứng minh ngôn ngữ một hệ thống n hiệu đặc biệt. Hãy phân tích để chỉ ra nh
hai mặt, võ đoán, đa trị của tín hiệu.
* Hướng dẫn các bước làm bài:
- Giải thích khái niệm tín hiệu ...
- Chứng minh phân tích ví dụ cụ thể trong 4-5 câu (không chỉ dẫn dẫn chứng màkhông phân tích)
Bài làm
Ngôn ngữ là 1 hệ thống tín hiệu đặc biệt:
- Tín hiệu sự vật hiện tượng hoặc các thuộc tính vật chất nào đó khả năng tác động o
giác quan của con người, làm cho con người cảm nhận được, từ đó suy diễn đến 1 cái đó
ngoài bản chất vốn có của sự vật hiện tượng.
- Bản chất của ngôn ngữ:
Tính vật chất: các yếu tố của những hệ thống vật chất không phải tín hiệu có giá trị đối
với hệ thống vì nó có những thuộc tính vật chất tự nhiên của chúng.
Tính hai mặt: mỗi tín hiệu là cái tổng thể do sự kết hợp giữa cái biểu hiện và cái được biểu
hiện mà thành.
Tính võ đoán: mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện là có tính võ đoán, tức
là giữa hình thức âm và khái niệm không có mối tương quan bên trong nào.
Giá trị khu biệt của tín hiệu: Trong một hệ thống tín hiệu, cái quan trọng sự khu biệt.
Thuộc tính vật chất của mỗi tín hiệu ngôn ngthể hiện những đặc trưng khả năng
phân biệt của nó.
- Hệ thống tín hiệu đặc biệt
Ngôn ngữ nhiều loại đơn vị khác nhau: âm khác với hình vị, hình vị khác với từ, từ khác
với câu. Số lượng từ và câu trong 1 ngôn ngữ là vô số.
Ngôn ngữ chứa nhiều hệ thống khác nhau: Mỗi hệ thống lại bao gồm các hệ thống con.
Mỗi hệ thống con như vậy bao gồm những yếu tố tương đối, đồng loại.
Ngôn ngữ có nhiều cấp độ khác nhau: Âm nằm trong hình vị, hình vị nằm trong từ, từ nằm
trong câu. Vì vậy, âm vị, hình vị, từ, câu là những cấp độ khác nhau.
Tính đa trị của tín hiệu: Trong các hệ thống tín hiệu khác, mối quan hệ giữa cái biểu hiện
và cái được biểu hiện có tính chất đơn trị, nghĩa là mỗi cái biểu hiện chỉ tương ứng với một
cái được biểu hiện. Ở trong ngôn ngữ không hoàn toàn như vậy. Các từ đa nghĩa đồng
âm có khi nhiều cái biểu hiện khác nhau chỉ tương ứng với một cái được biểu hiện. Chẳng
hạn là các từ đồng nghĩa.
Tính độc lập tương đối của ngôn ngữ: Các hệ thống tín hiệu nhân tạo khác thường được
sáng tạo theo sự thỏa thuận của một số người do đó hoàn toàn có thể thay đổi theo ý muốn
của con người. Ngược lại ngôn ngữ tính chất xã hội quy định phát triển nội tại của
mình không lệ thuộc vào ý muốn của cá nhân.
Giá trị đồng đại và giá trị lịch đại của ngôn ngữ: Các hệ thống tín hiệu nhân tạo chỉ có giá
trị đồng đại, tức được sáng tạo ra để phục vụ nhu cầu nào đó của con người trong một
giai đoạn nhất định. Ngôn ngữ vừa giá trị đồng đại vừa giá trị lịch đại. Bất cứ ngôn
ngữ nào cũng là sản phẩm của quá khứ để lại. Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp
và tư duy của những người cùng thời mà còn là phương tiện giao tiếp và tư duy của những
người thuộc các thời đại khác nhau, các giai đoạn lịch sử khác nhau.
*Ví dụ
Tính hai mặt và tính đa trị của tín hiệu mặt trời trong hai câu thơ dưới đây là:
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”
Tính hai mặt
- Ngôn ngữ có tính hai mặt: cái biểu đạt và cái được biểu đạt
+ Cái biểu đạt: các âm thanh con người thể nghe được (con người còn dùng chữ viết
một loại tín hiệu thi giác để thay thế cho ngôn ngữ âm thanh).
+ Cái được biểu đạt: là nội dung nhận thức, tư tưởng tình cảm của con người.
Như vậy, trong hai câu thơ trên, tín hiệu “mặt trời” cũng có tính hai mặt
“Mặt trời” là cái biểu hiện
Cái được biểu hiện
Trong câu “mặt trời của bắp” nó là mặt trời của vũ trụ đem ánh sáng và sự sống cho muôn loài,
soi sáng khắp nhân gian.
→ Ở câu “Mặt trời của mẹ” biểu đạt nội dung: Nếu mặt trời của vũ trụ đem lại ánh sáng cho
muôn loài, cho thế gian thì con chính là ánh sáng, nguồn sống của cuộc đời mẹ, nằm trên
lưng đang ngủ ngon lành. Nhờ con ngủ yên trên lưng mà người mẹ mới có thể quên đi những
mệt mỏi, mới có đủ nghị lực để chịu đựng với nắng cháy mưa nguồn, với bao vất vả và hiểm
nguy. Con là động lực, là khao khát sống, là niềm tin hi vọng của mẹ vào tương lai tươi sáng.
Câu thơ là niềm xúc động dạt dào về tình mẹ – tình cảm thiêng liêng nhất với mỗi người.
Tính đa trị
- Mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt có tính đơn trị đa trị. Nếu như tính đơn
trị biểu đạt hiện tượng từ 1 nghĩa; tức là 1 cái biểu đạt tương ứng một cái được biểu đạt thì tính đa trị
là hiện tượng từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, 1 cái biểu đạt tương ứng nhiều cái được biểu đạt.
- Trong hai câu thơ trên, tín hiệu mặt trời tính đa trị. Chỉ 1 cái biểu đạt “mặt trời” thôi
nhưng lại tương ứng với nhiều cái được biểu đạt. không chỉ mặt trời của thiên nhiên vĩnh
hằng, đem ánh sáng và sự sống cho muôn loài, đem lại sự tốt tươi cho lúa, ngô, khoai mà từ mặt trời
vũ trụ, nhà thơ đã liên tưởng đến “mặt trời của mẹ”, đó là em Cu Tai. Em là con yêu, là nguồn sống,
nguồn hạnh phúc và niềm tự hào của mẹ. Qua tính đa trị của ngôn ngữ, ta thấy được ẩn sâu trong đó
là lòng mẹ bao la, tình thương con vô bờ bến.
Phân tích tính võ đoán (tính quy ước) của tín hiệu ngôn ngữ qua dẫn chứng sau:
Gà đen gọi là gà quạ
Ngựa đen gọi là ngựa ô
Chó đen là con chó mực
Cháu nghe quá đỗi bất ngờ
Con la là của con lừa
Trâu con là con trâu ng
-Tiếng nói của mình hay thế
-Bò cái sinh ra chú…bê
Bà và cháu, Đông Trình
Tính đoán (tính quy ước) của ngôn ngữ nằm trong mối quan hệ giữa hai mặt của tín hiệu ngôn
ngữ. Tính võ đoán không giải được vì sao vỏ âm thanh này lại biểu hiện cho nội dung kia. F. Xôt-
xuya đã khẳng định: “Nó không có nguyên do, nghĩa là võ đoán với cái được biểu hiện, vì trong thực
tế không một mối liên quan tự nhiên nào với cái đó”. nghĩa rằng nội dung biểu hiện
không có mối quan hệ logic do quy ước, thỏa thuận của con người được hình thành trong lịch
sử giao tiếp. Tuy nhiên, trong một số ngôn ngữ thể một số tín hiệu tính đoán thấp hơn,
nghĩa là giữa âm thah ý nghĩa của tín hiệu đó một phần lí do nào về các trường hợp: từ tượng
thanh, thán từ, …
Cũng như trong dụ nêu trên, chúng ta không thể lí giải được tại sao cùng một nghĩa đen nhưng
lại được biểu thị bằng nhiều từ khác nhau và tại sao đen “gà quạ” chứ không phải “gà ô” hay
“gà mực” như cách gọi ngựa và chó kia, còn ngựa màu đen “ngựa ô” chứ không phải “ngựa đen”
hay “ngựa quạ”, hay chó đen là “chó mực” chứ không phải là “chó ô” hay “chó quạ” như cách gọi gà
và ngựa, …, cho dù chúng cùng có nghĩa là màu đen. Đó là cái võ đoán với cái biểu hiện.
Còn một số trường hợp như từ tượng thanh, âm thanh và ý nghĩa có tính võ đoán thấp hơn. Như “con
la”, “con nghé”, “chú bê” trong ví dụ trên một phần chính là dựa theo tiếng kêu của từng con vật mà
gọi tương ứng với chúng.
Câu 4: Trình bày các quan hệ chủ yếu trong hệ thống ngôn ngữ (quan hệ đồng nhất và đối
lập, quan hệ cấp bậc, quan hệ ngữ đoạn, quan hệ liên tưởng). Hãy phân tích sự thể hiện của
quan hệ ấy trong ví dụ cụ thể.
Bài làm
Quan hệ của hệ thống ngôn ngữ:
Các quan hệ của xã yêu tố trong hệ thống ngôn ngữ cũng có số lượng lớn và có tính chất đa dạng.
Mỗi bình diện của ngôn ngữ có những quan hệ riêng, còn giữa cá yếu tố trong hệ thống NN có mối
quan hệ chung. Những quan hệ chung, chủ yếu nhất trong NN là:
*Quan hệ cấp độ:
Các yếu tố NN nằm ở các cấp độ khác nhau. Quan hệ cấp độ của chúng thể hiện ở chỗ yếu tố trong
cấp độ cao hơn luôn luôn bao hàm các yếu tố thuộc cấp độ thấp hơn và ngược lại.
VD: Trong câu “ Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm” có các từ
“Tiếng/mẹ/gọi/ trong/hoàng hôn/khói/sẫm”. Trong từ “hoàng hôn” có hai hình vị là “hoàng/ hôn” và
các hình vị nằm trong thành phần của yếu tố thuộc cấp độ cao hơn là từ.
*Quan hệ ngữ đoạn:
Quan hệ ngữ đoạn là quan hệ giữa các yếu tố NN kết hợp với nhau thành 1 chuỗi. Nói cách khác,
quan hệ ngữ đoạn là quan hệ giữa các yếu tố kề cận, cùng hiện diện trong 1 đơn vị ngôn ngữ, hay
trong 1 chuỗi lời nói.
VD:
+ Quan hệ cụm từ.
+ Quan hệ giữa từ: Cánh đồng-xa-cò- -trắng rủ-nhau-về
+Quan hệ giữa hai hình vị ở từ “cánh đồng”: cánh/đồng
+ Quan hệ giữa các âm vị trong các hình vị ở câu trên:
Cánh: /c/a/nh/sắc Đồng: /Đ/ô/ng/huyền
*Quan hệ liên tưởng:
là quan hệ giữa các yếu tố không cùng hiện diện với nhau, nhưng có những thuộc tính nào đó giống
nhau, do đó dễ gợi ra sự liên tưởng đối với nhau và về nguyên tắc chún có thể thay thế cho nhau
được ở các vị trí trong chuối hình tuyến ngôn ngữ. Các yếu tố có quan hệ liên tưởng với nhau có thể
biểu diễn trên trục dọc.
VD:
Rít
|
Nghe-xạc-xào-gió-thổi-giữa-cau-tre
|
Phì
|
Thở
*Quan hệ đồng nhất và quan hệ đối lập:
-Quan hệ đồng nhất là quan hệ giống nhau giữa các yếu tố NN về 1 phương diện nào đó. Sự giống
nhau ạo cơ sở để tập hợp các yếu tố vào cùng 1 loại, 1 hệ thống nhỏ.
VD: âm /a/ và âm /i/ đều là nguyên âm, làm âm vị mà khi phát âm luồng hơi đi ra không gặp vật cản.
Chúng có quan hệ đồng nhất.
-Quan hệ đối lập là quan hệ giữa các yếu tố khác biệt nhau về 1 phương diên nào đó.
Câu 5: Trình bày về các đơn vị trong ngôn ngữ: âm vị - hình vị - từ - câu. (khái niệm, chức năng
– ví dụ)
Bài làm
- ng bao gồm các yếu tố và các quan hệ giữa các yếu tố đó. Các yếu tố trong Ngôn ngữ là một hệ thố
hệ thống ngôn ngữ chính là các đơn vị của ngôn ngữ. Các loại đơn vị chủ yếu của ngôn ngữ:
1. Âm vị
KN: Âm vị là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất mà người ta có thể phân ra được trong chuỗi lời nói. Ví dụ:
Các âm [b], [t], [v]… hoàn toàn không thể chia nhỏ chúng ra hơn nữa.
CN: Âm vị có chức năng nhận cảm và chức năng phân biệt nghĩa. Bản thân các âm vị là vật chất
(âm thanh), cho nên nó có thể tác động đến giác quan (tai) của con người. Nhờ đó con ngưới có thể
lĩnh hội được. Âm vị không biểu thị ý nghĩa nào cả nhưng nó lại có tác dụng phân biệt ý nghĩa.
Ví dụ: “bào” có nghĩa là một dụng cụ của thợ mộc để làm mòn, nhẵn gỗ, còn “vào” có ý nghĩa là
một thành động đi từ ngoài tới trong. Cái gì làm cho ta phân biệt được hai nghĩa đó? Chắc chắn
không phải do bộ phận ngữ âm trùng nhau giữa hai từ là vần [-ào] và thanh huyền. Vậy thì sự phân
biệt này phải do sự đối lập giữa âm /b-/ và /v-/ tạo nên. Tương tự, “bàn” khác nghĩa với “tàn” là do
đối lập /b/ ↔ /t/; “bát” khác nghĩa với “bút” là do đối lập /a/ ↔ /u/ tạo nên.
2. Hình vị
KN: Hình vị là một hoặc chuỗi kết hợp một vài âm vị, biểu thị một khái niệm. Nó là đơn vị nhỏ nhất
có ý nghĩa, dùng để cấu tạo từ và biến đổi từ.
CN: Chức năng của hình vị là chức năng ngữ nghĩa.
Ví dụ: Kết hợp “quốc gia” trong tiếng Việt gồm hai hình vị: “quốc” là nước, “gia” là nhà;
“паровоз” của tiếng Nga gồm ba hình vị “пар” là hơi nước, “воз” là sự chuyên chở, còn “-о”
hình vị nối.
3. Từ
KN: Từ là chuối kết hợp của một hoặc một vài hình vị, là đơn vị có ý nghĩa và có thể dùng độc lập để
cấu tạo từ và cụm từ.
CN: chức năng gọi tên và chức năng ngữ nghĩa.
Ví dụ: Các từ “tủ”, “ghế”, “đi”, “cười”…gọi tên các đồ vật, các trạng thái,...
4. Câu
KN: Câu là chuỗi kết hợp của một hay nhiều từ, Câu không phải là yếu tố có sẵn của hệ thống ngôn
ngữ, mà được tạo ra trong từng trường hợp giao tiếp cụ thể.
CN: chức năng của nó là chức năng thông báo, chức năng thực hiện hành động ngôn ngữ.
VD: “Đài báo trời hôm nay mưa to” chức n của câu thông báo tới người khác 1 sự việc thể
hiện hành động nói.
5. Văn bản
KN: Văn bản đơn vị ngôn ngữ thực hiện chức năng thông báo trọn vẹn. Trong văn bản gồm các
đoạn văn là đơn vị thể hiện trọn vẹn một tiểu chủ đề của văn bản.
Câu 6: Trình bày và phân tích đặc điểm loại hình Tiếng Việt, lấy ví dụ. So sánh được đặc điểm
loại hình của tiếng Việt và tiếng Anh (ngôn ngữ đơn lập và ngôn ngữ hòa kết)
Bài làm
Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập phân tiết tính với 3 đặc điểm là: Từ có tính phân tiết; Từ
không biến đổi về hình thái ở mọi vị trí và chức năng trong câu;
Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp biểu hiện qua hư từ, trật tự từ và ngữ điệu.
- Tính phân tiết được thể hiện ở chỗ từ được phân tách thành các âm tiết còn gọi là các tiếng rõ
ràng tách bạch
VD: Đoạn thơ có 98 âm tiết 0 âm tiết nào bị lẫn vào âm tiết nào. Các âm tiết có cấu trúc chặt chẽ và
rõ ràng. Mỗi âm tiết thường gồm hai phần âm đầu và vần. Phần vần lại bao gồm âm đầu vần âm
giữa vần và âm cuối vần.
T//U-Ổ-I TH//Ơ
- Mỗi âm tiết luôn mang một thanh điệu nhất định, gồm 6 Thanh:
VD: “Tuổi”- thanh hỏi
- Về mặt nghĩa, âm tiết tiếng Việt thường đơn vị nhỏ nhất nghĩa, mỗi âm tiết ơng ứng
một hình vị.
VD: Câu “lòng con thầm gọi mẹ ơi” gồm 6 âm tiết tương đương với 6 hình vị
- Nhiều âm tiết vừa có nghĩa vừa được dùng độc lập như một từ.
VD: Từ “về” trong câu “Đường quen con lại tìm về mẹ xa” ta có thể ghép vào câu “Anh sẽ về”.
- Về mặt ngữ pháp: mỗi âm tiết tiếng Việt thường xuất hiện trong tư cách một từ.
VD: Từ “tìm”trong câu “con tìm về tuổi bé thơ”.
- Từ không biến đổi hình thái: từ Tiếng Việt dù thực hiện chức năng ngữ pháp nào, thì luôn luôn
có một hình thức ngữ âm duy nhất cổ định
VD: “đừng quên con lại tìm về mẹ xa” và “mẹ cho con cả khoảng trời hôm nay” trong các câu trên
từ “mẹ” ý nghĩa ngữ pháp của nó đã đã thay đổi và có sự khác biệt. từ mẹ ở câu đầu được thực hiện
chức năng vị ngữ, còn từ mẹ ở câu sau thực hiện chức năng chủ ngữ. Tuy nhiên đó đều là phương
tiện bên ngoài, từ mẹ trong cùng một hình thái với nó dù ở vị trí nào thì từ mẹ vẫn có nghĩa không
đổi.
*Các phương thức ngữ pháp chủ yếu:
- Trật tự từ các câu trong đoạn thơ trật tự từ phục vụ cho việc biểu hiện ý nghĩa các chức năng
ngữ pháp và các quan hệ ngữ pháp nnhất định
VD: “con tìm về tuổi bé thơ” con là chủ thể hoạt động thực hiện chức năng chủ ngữ. “tìm về tuổi bé
thơ” thể hiện hoạt động đóng vai trò vị ngữ, “tuổi bé thơ” đóng vai trò bổ ngữ cho câu và bổ ngữ
trực tiếp cho động từ trung tâm “tìm về” - Hư từ thể hiện ý nghĩa ngữ pháp, tình thái cũng có
thể hiện ý nghĩa ngữ pháp
VD: Thể hiện ý nghĩa mức độ ở tình tthái, từ “quá” trong “trời trong trẻo quátháng ba”
SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
1.
a. Tiếng Việt
- Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập.
- Mỗi một từ tiếng Việt là một âm tiết, một tiếng, một khối hoàn chỉnh trong phátâm.
- VD: Tôi là một giáo viên => Sẽ được đọc rõ ràng từng từ là “Tôi”, “là”, “một”,“giáo”, “viên”.
b. Tiếng Anh
- Trong khi đó, tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm. Điều này có nghĩa, nhiều từ trongtiếng Anh không được
cấu tạo từ 1 âm tiết, mà từ nhiều âm tiết.
- VD: I am a teacher. => /aɪ æm əˈtiːʧə /
=> Hai câu ví dụ trên đều có cùng ý nghĩa nhưng ở câu Tiếng Việt mỗi từ là một âm tiết tách rời, cả
danh từ “giáo viên” cũng được đọc tách ra thành 2 từ hoàn toàn riêng biệt là “giáo” và “viên”. Ở ví
dụ tiếng Anh, “teacher” là một từ duy nhất và được đọc thành 2 âm tiết ˈtiːʧə không tách rời mà nối
với nhau.
- Nhiều người có thói quen đọc tiếng Anh như đọc tiếng Việt, tức là đối với các từtiếng Anh có nhiều
âm tiết cũng bị chia nhỏ thành từng tiếng tách rời, đều bắt nguồn từ sự khác biệt này.
2. Trọng âm trong Tiếng Việt và tiếng Anh
a. Tiếng Việt
- Do tính chất đơn âm của tiếng Việt n khi đọc các từ sẽ được đọc đồngđều, thường
không nhấn trọng âm.
- Như trong câu ví dụ “Tôi là một giáo viên” mỗi từ được đọc rõ ràng như nhau: Tôi = là = một
= giáo = viên.
b. Tiếng Anh
- Ngược lại, trong tiếng Anh, những từ đa âm tiết thường một hoặc vài trọngâm. Việc đọc đúng
trọng âm sẽ quyết định khả năng người khác có nghe hiểu đúng hay không.
- Ví dụ từ “teacher” sẽ được đọc nhấn mạnh vào âm tiết đầu như sau ˈtiːʧ ə
- Cả câu “I am a teacher” sẽ được đọc nhấn mạnh vào danh từ “I” “teacher” vàđộng từ “am”, từ
“a” sẽ gần như bị lướt qua.
I am a–teacher
/aɪ æm əˈtiːʧə/
- Có rất nhiều từ trong tiếng Anh chỉ cần đọc sai trọng âm thì người nghe sẽ hiểu ramột nghĩa khác.
- VD: Từ “present” gồm 2 âm tiết:
+ Nếu nhấn mạnh vào âm tiết đầu sẽ được đọc /ˈprez.ənt/ danh từ mang nghĩa món quà,
hiện tại
+ Nếu nhấn mạnh vào âm tiết sau sẽ được đọc /prɪˈzent/ động từ mang nghĩa giới thiệu,
thuyết trình…
- Việc nắm được trọng âm của từ là vô cùng quan trọng. Vì thói quen nói tiếng Việtmà chúng ta nhiều
khi bỏ qua việc nhấn trọng âm này.
3. Từ không bị biến đổi hình thái
- Để thấy rõ vấn để này ta sẽ xét cả tiếng Việt và tiếng Anh. Hai dụ sẽ cho tathấy được đặc điểm
loại hình của tiếng việt chứa từ sẽ không bị biến đổi hình thái.
- VD: “Anh nhớ anh đã rất buồn trong thời thơ ấu. Một thời tất cả mọi người đãxem anh như một tên
ác ôn.”
=> “Anh” nằm ở vị trí thứ nhất và thứ hai đóng vai trò chủ ngữ. Từ “anh” thứ ba là bổ ngữ cho
từ động từ xem. “Anh” ở vị trí thứ nhất và thứ hai không bị thay đổi về hình thái.
- VD: “I make him to go to Mary’s house, he gives me 10 dollars.”
- Ta thấy từ “he” là chủ từ, từ “him” là túc từ chịu sự tác động của động từ “make”phía trước. Khi đó
buộc “he” phải thay đổi thành “him”.
=> Theo hai ví dụ trên, ta có thể thấy rõ được từ trong tiếng Việt không bị thay đổi hình thái mà từ
trong tiếng anh bị thay đổi. Trong tiếng Hán cũng như tiếng Việt, từ cũng không bị thay đổi hình
thái.
| 1/17

Preview text:

TỔNG ÔN TẬP DẪN LUẬN VÀ NGỮ ÂM A. DẪN LUẬN
Câu 1: Chứng minh ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người? Vận
dụng hiểu biết về ngôn ngữ để chỉ ra các nhân tố giao tiếp trong một đoạn hội thoại (đọc giáo trình trang 15 – 16).
Bài làm
Trong số các phương tiện giao tiếp của con người thì ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất. Bởi vì:
- Xét về mặt lịch sử: Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp có lịch sử lâu đời nhất. Ngôn ngữ ra đời
cùng với con người, cùng với xã hội loài người. Từ đó đến nay, nó luôn luôn là phương tiện
giao tiếp cỉa con người. Các phương tiện giao tiếp khác ra đời muộn hơn, thậm chí mới xuất
hiện gần đây (chữ viết, các biển chỉ đường, hình vẽ trong ngành giao thông, các tín hiệu điện
báo, các mã hiệu trong quân sự, …).
- Xét về mặt không gian và phạm vi hoạt động: Ngôn ngữ phục vụ cho việc giao tiếp của con
người ở khắp mọi nơi, ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người, ở tất cả các nghề nghiệp,
tất cả các lứa tuổi, các thế hệ… Các phương tiện giao tiếp khác có phạm vi hoạt động hạn chế
hơn (các biển báo giao thông, các tín hiệu hàng hải, các mật mã quân sự…).
- Xét về mặt khả năng: Ngôn ngữ giúp cho con người giao tiếp với nhau và trao đổi nhận thức,
tư tưởng, tình cảm với các sắc thái tinh vi, tế nhị nhất. Ngôn ngữ biểu hiện được mọi nội dung,
ý nghĩa, mọi nhận thức, tư tưởng, mọi khái niệm, mọi cảm xúc. Không có gì thuộc về con
người mà ngôn ngữ không biểu hiện được. Trong khi đó nhiều phương tiện giao tiếp khác chỉ
biểu hiện nội dung đơn giản.
- Xét trong mối quan hệ với các phương tiện giao tiếp khác: Chính nhờ có ngôn ngữ và giao tiếp
bằng ngôn ngữ mà xã hội loài người mới dần nảy sinh và hình thành các phương tiện giao tiếp
khác. Các phương tiện giao tiếp khác nhờ có ngôn ngữ mới có thể phổ biến và rộng khắp.
- Xét trong quan hệ với chính ngôn ngữ: Ngôn ngữ có khả năng giải thích được chính nó. Đây
là chức năng siêu ngôn ngữ.
Trong giao tiếp, có 5 nhân tố giao tiếp
- Nhân vật giao tiếp: Trả lời cho các câu hỏi ai nói? ai viết? ai nghe? ai đọc? Các nhân vật giao
tiếp mang những đặc điểm về nhiều phương diện: tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, cá tính, vị
tế xã hội, quan hệ xã hội, vốn sống, vốn văn hóa, vị thế trong giao tiếp, … Các đặc điểm đó
đều chi phối hoạt động giao tiếp của họ và in dấu ấn trong lời nói giao tiếp trong tiến trình giao tiếp.
- Hoàn cảnh giao tiếp: bao gồm cả những hoàn cảnh hẹp cụ thể (như thời gian, địa điểm, tình
huống cụ thể) và cả hoàn cảnh sống, hoàn cảnh xã hội.
Hoàn cảnh giao tiếp trả lời cho câu hỏi: Nói (viết) trong hoàn cảnh nào?
- Nội dung giao tiếp có thể là những nội dung về nhận thức, nội dung thông tin, có thể là nội
dung tình cảm, cảm xúc, quan hệ hoặc nội dung về hành động. Nội dung giao tiếp là cái trả lời
cho các câu hỏi: Nói (viết) về cái gì? Nói (viết) cái gì?
- Mục đích giao tiếp: Có thể có nhiều mục đích giao tiếp khác nhau tùy thuộc vào từng hoạt
động giao tiếp cụ thể. Mục đích giao tiếp được xác định qua những câu hỏi như: Nói (viết) để
làm gì? Nhằm mục đích gì? Một cách khái quát có thể thấy hoạt động giao tiếp nhằm thực hiện
một số mục đích như là: mục đích thông tin, mục đích bộc lộ tình cảm và quan hệ liên thân, mục đích hành động.
- Nhân tố phương diện và cách thức giao tiếp: Các nhân tố giao tiếp trên đây chi phối việc lựa
chọn và tổ chức phương tiện giao tiếp, lựa chọn đường kênh giao tiếp, lựa chọn phương tiện
ngôn ngữ, lựa chọn chiến lược giao tiếp. Nhân tố này trả lời cho câu hỏi: Nói (viết) như thế nào? *Ví dụ:
“Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?”
Hoạt động giao tiếp này diễn ra trong hoàn cảnh “một đêm trăng thanh” với hai nhân vật giao tiếp
là những người nam nữ trẻ tuổi: “anh” và “nàng”. Câu hỏi của chàng trai bao gồm những từ ngữ
thông thường hàng ngày. Nhưng trong hoàn cảnh giao tiếp này chàng trai hẳn không phải là hỏi
chuyện cô gái về một công việc làm ăn (đan sàng) mà ngụ ý nói tới việc xây dựng gia đình, “kết
tóc xe tơ” giữa hai người. Chàng trai khéo léo lựa chọn một cách thức giao tiếp tế nhị, duyên dáng.
Cái ẩn ý của chàng trai được thể hiện bằng một hình ảnh bóng bẩy “tre non đủ lá đan sàng”. Trong
hoàn cảnh giao tiếp cụ thể này (đêm trăng thanh, câu chuyện tâm tình, nỗi niềm yêu đương nam
nữ), với những nhân vật giao tiếp như vậy và câu hỏi duyên dáng tế nhị nhưng rất dễ gây liên
tưởng => con người đến độ trưởng thành và tình yêu đến độ chín thì nên tính chuyện xây dựng
hạnh phúc. Những nhân tố ấy tất nhiên rất dễ khiến cho cô gái và cả người đọc nhận ra ẩn ý, tế
nhị của chàng trai. Sự giao tiếp bằng ngôn ngữ như vậy đã đạt đến hiệu quả mong muốn.
Câu 2: Vì sao nói ngôn ngữ là công cụ của tư duy? Chứng minh ngôn ngữ và tư duy không đồng
nhất với nhau qua một số ví dụ tự chọn (hiện tượng đồng âm, hiện tượng nhiều nghĩa, hiện tượng đồng nghĩa).
Bài làm
Ngôn ngữ là công cụ của tư duy:
- Ngôn ngữ tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành nhận thức và tư duy. Trong quá trình
sống và hoạt động con người luôn luôn cần nhận thức về thế giới xung quanh, về bản thân mình. Từ
những nhận thức cảm tính do các giác quan mang lại con người hình thành những nhận thức lý tính.
Nhận thức lý tính phản ánh bản chất và quy luật của sự vật hiện tượng. Với nhận thức lý tính con
người dần hình thành các khái niệm. Khái niệm chứa đựng những thuộc tính cơ bản chung nhất của
các loại đối tượng và hiện tượng được biểu đạt nhờ các yếu tố ngôn ngữ, tín hiệu ngôn ngữ. Tín hiệu
ngôn ngữ có khả năng thay thế, do đó con người có thể sử dụng nó một cách thuận tiện trong hoạt
động nhận thức khám phá và phản ánh thực tế khách quan ngay cả khi không có sự tiếp xúc trực tiếp
với thực tế khách quan.
- Nhận thức của con người có thể được tiến hành qua các hoạt động giao tiếp (nghe hoặc đọc)
và trong chính hoạt động ấy, ngôn ngữ đóng vai trò là công cụ duy nhất. Mặt khác hoạt động tư duy
có thể tiến hành một cách thầm lặng (khi ta suy nghĩ thầm). Cả ở trạng thái này ngôn ngữ cũng đóng
vai trò là công cụ quan trọng. Chúng ta không thể suy nghĩ tư duy và không có ngôn ngữ hoặc không
thể tiến hành hoạt động tư duy bằng thứ ngôn ngữ mà ta không hề biết. *Ví dụ
Trải qua một thời gian tiếp xúc với thực tế xung quanh con người nhận thức được một loại đối tượng
(có thể hình thức bên ngoài đa dạng) và gọi tên nó bằng từ “cây”. Từ “cây” ở Việt Nam không chỉ thể
hiện tên gọi của một đối tượng mà còn chứa đựng cả những thức về nó. Chúng ta có thể bàn bạc trao
đổi ý kiến nhận thức khám phá về loài cây ngay cả khi không tiếp xúc trực tiếp với nó.
Chứng minh ngôn ngữ và tư duy không đồng nhất:
- Ngôn ngữ và tư duy là hai phạm trù khác nhau.
- Ngôn ngữ mang tính vật chất, tư duy mang tính tinh thần.
- Ngôn ngữ mang bản sắc dân tộc, tư duy là quy luật chung cho toàn nhân loại.
- Các đơn vị ngôn ngữ (từ, câu) và đơn vị của tư duy (khái niệm) không đồng nhất với nhau.
● Một khái niệm có thể biểu hiện nhiều từ (từ đồng nghĩa).
● Nhiều khái niệm biểu hiện 1 từ (từ đồng âm, từ nhiều nghĩa). * Ví dụ:
- Một khái niệm biểu hiện nhiều từ
Từ “coi” trong tiếng Việt là một từ đa nghĩa. Tuỳ theo từng nghĩa được nêu lên để tập hợp các từ,
mà “coi” có thể tham gia vào các nhóm như:
+ coi – xem: coi hát – xem hát
+ coi – giữ: coi nhà – giữ nhà
Hay ngoài ra còn rất nhiều các từ đồng nghĩa như:
● bố - ba: đều chỉ người sinh thành ra mình
● mẹ - má - mế: chỉ người mẹ, người sinh ra mình
● chết-hy sinh: mất khả năng sống, không còn biểu hiện của sự sống -
Nhiều khái niệm biểu hiện 1 từ ● Câ
u “đem cá về kho” nếu tách rời khỏi ngữ cảnh có thể hiểu theo 2 cách:
+ Đem cá mang về nấu kĩ (kho: động từ)
+ Đem cá mang về cất trong nhà kho ( kho: danh từ) ● H
ay trong câu: Lợi thì có lợi mà răng không còn.
Câu trên thường được lấy làm ví dụ về từ đồng âm trong văn học. Trong câu trên có 2 từ lợi nhưng ý
nghĩa lại hoàn toàn khác nhau. Từ lợi thứ nhất mang nghĩa một bộ phận trên cơ thể người, có tác dụng
bảo vệ và giúp cố định răng. Từ lợi thứ hai có nghĩa là lợi ích, một điều gì đó có lợi cho con người.
Câu 3: Chứng minh ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt. Hãy phân tích để chỉ ra tính
hai mặt, võ đoán, đa trị của tín hiệu.

* Hướng dẫn các bước làm bài:
- Giải thích khái niệm tín hiệu ...
- Chứng minh phân tích ví dụ cụ thể trong 4-5 câu (không chỉ dẫn dẫn chứng màkhông phân tích) Bài làm
Ngôn ngữ là 1 hệ thống tín hiệu đặc biệt:
- Tín hiệu là sự vật hiện tượng hoặc các thuộc tính vật chất nào đó có khả năng tác động vào
giác quan của con người, làm cho con người cảm nhận được, từ đó suy diễn đến 1 cái gì đó
ngoài bản chất vốn có của sự vật hiện tượng.
- Bản chất của ngôn ngữ:
● Tính vật chất: các yếu tố của những hệ thống vật chất không phải là tín hiệu có giá trị đối
với hệ thống vì nó có những thuộc tính vật chất tự nhiên của chúng.
● Tính hai mặt: mỗi tín hiệu là cái tổng thể do sự kết hợp giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện mà thành.
● Tính võ đoán: mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện là có tính võ đoán, tức
là giữa hình thức âm và khái niệm không có mối tương quan bên trong nào.
● Giá trị khu biệt của tín hiệu: Trong một hệ thống tín hiệu, cái quan trọng là sự khu biệt.
Thuộc tính vật chất của mỗi tín hiệu ngôn ngữ thể hiện ở những đặc trưng có khả năng phân biệt của nó.
- Hệ thống tín hiệu đặc biệt
● Ngôn ngữ có nhiều loại đơn vị khác nhau: âm khác với hình vị, hình vị khác với từ, từ khác
với câu. Số lượng từ và câu trong 1 ngôn ngữ là vô số.
● Ngôn ngữ chứa nhiều hệ thống khác nhau: Mỗi hệ thống lại bao gồm các hệ thống con.
Mỗi hệ thống con như vậy bao gồm những yếu tố tương đối, đồng loại.
● Ngôn ngữ có nhiều cấp độ khác nhau: Âm nằm trong hình vị, hình vị nằm trong từ, từ nằm
trong câu. Vì vậy, âm vị, hình vị, từ, câu là những cấp độ khác nhau.
● Tính đa trị của tín hiệu: Trong các hệ thống tín hiệu khác, mối quan hệ giữa cái biểu hiện
và cái được biểu hiện có tính chất đơn trị, nghĩa là mỗi cái biểu hiện chỉ tương ứng với một
cái được biểu hiện. Ở trong ngôn ngữ không hoàn toàn như vậy. Các từ đa nghĩa và đồng
âm có khi nhiều cái biểu hiện khác nhau chỉ tương ứng với một cái được biểu hiện. Chẳng
hạn là các từ đồng nghĩa.
● Tính độc lập tương đối của ngôn ngữ: Các hệ thống tín hiệu nhân tạo khác thường được
sáng tạo theo sự thỏa thuận của một số người do đó hoàn toàn có thể thay đổi theo ý muốn
của con người. Ngược lại ngôn ngữ có tính chất xã hội có quy định phát triển nội tại của
mình không lệ thuộc vào ý muốn của cá nhân.
● Giá trị đồng đại và giá trị lịch đại của ngôn ngữ: Các hệ thống tín hiệu nhân tạo chỉ có giá
trị đồng đại, tức là được sáng tạo ra để phục vụ nhu cầu nào đó của con người trong một
giai đoạn nhất định. Ngôn ngữ vừa có giá trị đồng đại vừa có giá trị lịch đại. Bất cứ ngôn
ngữ nào cũng là sản phẩm của quá khứ để lại. Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp
và tư duy của những người cùng thời mà còn là phương tiện giao tiếp và tư duy của những
người thuộc các thời đại khác nhau, các giai đoạn lịch sử khác nhau. *Ví dụ
Tính hai mặt và tính đa trị của tín hiệu mặt trời trong hai câu thơ dưới đây là:
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng” ❖ Tính hai mặt
- Ngôn ngữ có tính hai mặt: cái biểu đạt và cái được biểu đạt
+ Cái biểu đạt: là các âm thanh mà con người có thể nghe được (con người còn dùng chữ viết là
một loại tín hiệu thi giác để thay thế cho ngôn ngữ âm thanh).
+ Cái được biểu đạt: là nội dung nhận thức, tư tưởng tình cảm của con người.
⇨ Như vậy, trong hai câu thơ trên, tín hiệu “mặt trời” cũng có tính hai mặt
● “Mặt trời” là cái biểu hiện
● Cái được biểu hiện
→ Trong câu “mặt trời của bắp” nó là mặt trời của vũ trụ đem ánh sáng và sự sống cho muôn loài, soi sáng khắp nhân gian.
→ Ở câu “Mặt trời của mẹ” biểu đạt nội dung: Nếu mặt trời của vũ trụ đem lại ánh sáng cho
muôn loài, cho thế gian thì con chính là ánh sáng, nguồn sống của cuộc đời mẹ, nằm trên
lưng đang ngủ ngon lành. Nhờ con ngủ yên trên lưng mà người mẹ mới có thể quên đi những
mệt mỏi, mới có đủ nghị lực để chịu đựng với nắng cháy mưa nguồn, với bao vất vả và hiểm
nguy. Con là động lực, là khao khát sống, là niềm tin hi vọng của mẹ vào tương lai tươi sáng.
Câu thơ là niềm xúc động dạt dào về tình mẹ – tình cảm thiêng liêng nhất với mỗi người. ❖ Tính đa trị -
Mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt có tính đơn trị và đa trị. Nếu như tính đơn
trị biểu đạt hiện tượng từ 1 nghĩa; tức là 1 cái biểu đạt tương ứng một cái được biểu đạt thì tính đa trị
là hiện tượng từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, 1 cái biểu đạt tương ứng nhiều cái được biểu đạt. -
Trong hai câu thơ trên, tín hiệu mặt trời có tính đa trị. Chỉ 1 cái biểu đạt là “mặt trời” thôi
nhưng nó lại tương ứng với nhiều cái được biểu đạt. Nó không chỉ là mặt trời của thiên nhiên vĩnh
hằng, đem ánh sáng và sự sống cho muôn loài, đem lại sự tốt tươi cho lúa, ngô, khoai mà từ mặt trời
vũ trụ, nhà thơ đã liên tưởng đến “mặt trời của mẹ”, đó là em Cu Tai. Em là con yêu, là nguồn sống,
nguồn hạnh phúc và niềm tự hào của mẹ. Qua tính đa trị của ngôn ngữ, ta thấy được ẩn sâu trong đó
là lòng mẹ bao la, tình thương con vô bờ bến.
Phân tích tính võ đoán (tính quy ước) của tín hiệu ngôn ngữ qua dẫn chứng sau: Gà đen gọi là gà quạ Trâu con là con trâu nghé
Ngựa đen gọi là ngựa ô
-Tiếng nói của mình hay thế Chó đen là con chó mực -Bò cái sinh ra chú…bê
Cháu nghe quá đỗi bất ngờ Bà và cháu, Đông Trình Con la là của con lừa
Tính võ đoán (tính quy ước) của ngôn ngữ nằm trong mối quan hệ giữa hai mặt của tín hiệu ngôn
ngữ. Tính võ đoán không lí giải được vì sao vỏ âm thanh này lại biểu hiện cho nội dung kia. F. Xôt-
xuya đã khẳng định: “Nó không có nguyên do, nghĩa là võ đoán với cái được biểu hiện, vì trong thực
tế nó không có một mối liên quan tự nhiên nào với cái đó”. Có nghĩa rằng nội dung nó biểu hiện
không có mối quan hệ logic mà là do quy ước, thỏa thuận của con người được hình thành trong lịch
sử giao tiếp. Tuy nhiên, trong một số ngôn ngữ có thể có một số tín hiệu có tính võ đoán thấp hơn,
nghĩa là giữa âm thah và ý nghĩa của tín hiệu đó có một phần lí do nào về các trường hợp: từ tượng thanh, thán từ, …
Cũng như trong ví dụ nêu trên, chúng ta không thể lí giải được tại sao cùng một nghĩa là đen nhưng
lại được biểu thị bằng nhiều từ khác nhau và tại sao gà đen là “gà quạ” chứ không phải “gà ô” hay
“gà mực” như cách gọi ngựa và chó kia, còn ngựa màu đen là “ngựa ô” chứ không phải “ngựa đen”
hay “ngựa quạ”, hay chó đen là “chó mực” chứ không phải là “chó ô” hay “chó quạ” như cách gọi gà
và ngựa, …, cho dù chúng cùng có nghĩa là màu đen. Đó là cái võ đoán với cái biểu hiện.
Còn một số trường hợp như từ tượng thanh, âm thanh và ý nghĩa có tính võ đoán thấp hơn. Như “con
la”, “con nghé”, “chú bê” trong ví dụ trên một phần chính là dựa theo tiếng kêu của từng con vật mà
gọi tương ứng với chúng.
Câu 4: Trình bày các quan hệ chủ yếu trong hệ thống ngôn ngữ (quan hệ đồng nhất và đối
lập, quan hệ cấp bậc, quan hệ ngữ đoạn, quan hệ liên tưởng). Hãy phân tích sự thể hiện của
quan hệ ấy trong ví dụ cụ thể.
Bài làm
Quan hệ của hệ thống ngôn ngữ:
Các quan hệ của xã yêu tố trong hệ thống ngôn ngữ cũng có số lượng lớn và có tính chất đa dạng.
Mỗi bình diện của ngôn ngữ có những quan hệ riêng, còn giữa cá yếu tố trong hệ thống NN có mối
quan hệ chung. Những quan hệ chung, chủ yếu nhất trong NN là:
*Quan hệ cấp độ:
Các yếu tố NN nằm ở các cấp độ khác nhau. Quan hệ cấp độ của chúng thể hiện ở chỗ yếu tố trong
cấp độ cao hơn luôn luôn bao hàm các yếu tố thuộc cấp độ thấp hơn và ngược lại.
VD: Trong câu “ Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm” có các từ
“Tiếng/mẹ/gọi/ trong/hoàng hôn/khói/sẫm”. Trong từ “hoàng hôn” có hai hình vị là “hoàng/ hôn” và
các hình vị nằm trong thành phần của yếu tố thuộc cấp độ cao hơn là từ.
*Quan hệ ngữ đoạn:
Quan hệ ngữ đoạn là quan hệ giữa các yếu tố NN kết hợp với nhau thành 1 chuỗi. Nói cách khác,
quan hệ ngữ đoạn là quan hệ giữa các yếu tố kề cận, cùng hiện diện trong 1 đơn vị ngôn ngữ, hay trong 1 chuỗi lời nói. VD: + Quan hệ cụm từ.
+ Quan hệ giữa từ: Cánh đồng-xa-cò-trắn - g rủ-nhau-về
+Quan hệ giữa hai hình vị ở từ “cánh đồng”: cánh/đồng
+ Quan hệ giữa các âm vị trong các hình vị ở câu trên:
Cánh: /c/a/nh/sắc Đồng: /Đ/ô/ng/huyền
*Quan hệ liên tưởng:
là quan hệ giữa các yếu tố không cùng hiện diện với nhau, nhưng có những thuộc tính nào đó giống
nhau, do đó dễ gợi ra sự liên tưởng đối với nhau và về nguyên tắc chún có thể thay thế cho nhau
được ở các vị trí trong chuối hình tuyến ngôn ngữ. Các yếu tố có quan hệ liên tưởng với nhau có thể
biểu diễn trên trục dọc. VD: Rít |
Nghe-xạc-xào-gió-thổi-giữa-cau-tre | Phì | Thở
*Quan hệ đồng nhất và quan hệ đối lập:
-Quan hệ đồng nhất là quan hệ giống nhau giữa các yếu tố NN về 1 phương diện nào đó. Sự giống
nhau ạo cơ sở để tập hợp các yếu tố vào cùng 1 loại, 1 hệ thống nhỏ.
VD: âm /a/ và âm /i/ đều là nguyên âm, làm âm vị mà khi phát âm luồng hơi đi ra không gặp vật cản.
Chúng có quan hệ đồng nhất.
-Quan hệ đối lập là quan hệ giữa các yếu tố khác biệt nhau về 1 phương diên nào đó.
Câu 5: Trình bày về các đơn vị trong ngôn ngữ: âm vị - hình vị - từ - câu. (khái niệm, chức năng – ví dụ) Bài làm
- Ngôn ngữ là một hệ thống bao gồm các yếu tố và các quan hệ giữa các yếu tố đó. Các yếu tố trong
hệ thống ngôn ngữ chính là các đơn vị của ngôn ngữ. Các loại đơn vị chủ yếu của ngôn ngữ: 1. Âm vị
KN: Âm vị là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất mà người ta có thể phân ra được trong chuỗi lời nói. Ví dụ:
Các âm [b], [t], [v]… hoàn toàn không thể chia nhỏ chúng ra hơn nữa.
CN: Âm vị có chức năng nhận cảm và chức năng phân biệt nghĩa. Bản thân các âm vị là vật chất
(âm thanh), cho nên nó có thể tác động đến giác quan (tai) của con người. Nhờ đó con ngưới có thể
lĩnh hội được. Âm vị không biểu thị ý nghĩa nào cả nhưng nó lại có tác dụng phân biệt ý nghĩa.
Ví dụ: “bào” có nghĩa là một dụng cụ của thợ mộc để làm mòn, nhẵn gỗ, còn “vào” có ý nghĩa là
một thành động đi từ ngoài tới trong. Cái gì làm cho ta phân biệt được hai nghĩa đó? Chắc chắn
không phải do bộ phận ngữ âm trùng nhau giữa hai từ là vần [-ào] và thanh huyền. Vậy thì sự phân
biệt này phải do sự đối lập giữa âm /b-/ và /v-/ tạo nên. Tương tự, “bàn” khác nghĩa với “tàn” là do
đối lập /b/ ↔ /t/; “bát” khác nghĩa với “bút” là do đối lập /a/ ↔ /u/ tạo nên. 2. Hình vị
KN: Hình vị là một hoặc chuỗi kết hợp một vài âm vị, biểu thị một khái niệm. Nó là đơn vị nhỏ nhất
có ý nghĩa, dùng để cấu tạo từ và biến đổi từ.
CN: Chức năng của hình vị là chức năng ngữ nghĩa.
Ví dụ: Kết hợp “quốc gia” trong tiếng Việt gồm hai hình vị: “quốc” là nước, “gia” là nhà;
“паровоз” của tiếng Nga gồm ba hình vị “пар” là hơi nước, “воз” là sự chuyên chở, còn “-о” là hình vị nối. 3. Từ
KN: Từ là chuối kết hợp của một hoặc một vài hình vị, là đơn vị có ý nghĩa và có thể dùng độc lập để
cấu tạo từ và cụm từ.
CN: chức năng gọi tên và chức năng ngữ nghĩa.
Ví dụ: Các từ “tủ”, “ghế”, “đi”, “cười”…gọi tên các đồ vật, các trạng thái,... 4. Câu
KN: Câu là chuỗi kết hợp của một hay nhiều từ, Câu không phải là yếu tố có sẵn của hệ thống ngôn
ngữ, mà được tạo ra trong từng trường hợp giao tiếp cụ thể.
CN: chức năng của nó là chức năng thông báo, chức năng thực hiện hành động ngôn ngữ.
VD: “Đài báo trời hôm nay mưa to” chức năn của câu là thông báo tới người khác 1 sự việc và thể hiện hành động nói. 5. Văn bản
KN: Văn bản là đơn vị ngôn ngữ thực hiện chức năng thông báo trọn vẹn. Trong văn bản gồm các
đoạn văn là đơn vị thể hiện trọn vẹn một tiểu chủ đề của văn bản.
Câu 6: Trình bày và phân tích đặc điểm loại hình Tiếng Việt, lấy ví dụ. So sánh được đặc điểm
loại hình của tiếng Việt và tiếng Anh (ngôn ngữ đơn lập và ngôn ngữ hòa kết)
Bài làm
Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập phân tiết tính với 3 đặc điểm là: Từ có tính phân tiết; Từ
không biến đổi về hình thái ở mọi vị trí và chức năng trong câu;
Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp biểu hiện qua hư từ, trật tự từ và ngữ điệu.
- Tính phân tiết được thể hiện ở chỗ từ được phân tách thành các âm tiết còn gọi là các tiếng rõ ràng tách bạch
VD: Đoạn thơ có 98 âm tiết 0 âm tiết nào bị lẫn vào âm tiết nào. Các âm tiết có cấu trúc chặt chẽ và
rõ ràng. Mỗi âm tiết thường gồm hai phần âm đầu và vần. Phần vần lại bao gồm âm đầu vần âm
giữa vần và âm cuối vần. T//U-Ổ-I TH//Ơ
- Mỗi âm tiết luôn mang một thanh điệu nhất định, gồm 6 Thanh: VD: “Tuổi”- thanh hỏi
- Về mặt nghĩa, âm tiết tiếng Việt thường là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, mỗi âm tiết tương ứng một hình vị.
VD: Câu “lòng con thầm gọi mẹ ơi” gồm 6 âm tiết tương đương với 6 hình vị
- Nhiều âm tiết vừa có nghĩa vừa được dùng độc lập như một từ.
VD: Từ “về” trong câu “Đường quen con lại tìm về mẹ xa” ta có thể ghép vào câu “Anh sẽ về”.
- Về mặt ngữ pháp: mỗi âm tiết tiếng Việt thường xuất hiện trong tư cách một từ.
VD: Từ “tìm”trong câu “con tìm về tuổi bé thơ”.
- Từ không biến đổi hình thái: từ Tiếng Việt dù thực hiện chức năng ngữ pháp nào, thì luôn luôn
có một hình thức ngữ âm duy nhất cổ định
VD: “đừng quên con lại tìm về mẹ xa” và “mẹ cho con cả khoảng trời hôm nay” trong các câu trên
từ “mẹ” ý nghĩa ngữ pháp của nó đã đã thay đổi và có sự khác biệt. từ mẹ ở câu đầu được thực hiện
chức năng vị ngữ, còn từ mẹ ở câu sau thực hiện chức năng chủ ngữ. Tuy nhiên đó đều là phương
tiện bên ngoài, từ mẹ trong cùng một hình thái với nó dù ở vị trí nào thì từ mẹ vẫn có nghĩa không đổi.
*Các phương thức ngữ pháp chủ yếu:
- Trật tự từ các câu trong đoạn thơ có trật tự từ phục vụ cho việc biểu hiện ý nghĩa các chức năng
ngữ pháp và các quan hệ ngữ pháp nnhất định
VD: “con tìm về tuổi bé thơ” con là chủ thể hoạt động thực hiện chức năng chủ ngữ. “tìm về tuổi bé
thơ” thể hiện hoạt động đóng vai trò vị ngữ, “tuổi bé thơ” đóng vai trò bổ ngữ cho câu và bổ ngữ
trực tiếp cho động từ trung tâm “tìm về” -
Hư từ thể hiện ý nghĩa ngữ pháp, tình thái cũng có
thể hiện ý nghĩa ngữ pháp
VD: Thể hiện ý nghĩa mức độ ở tình tthái, từ “quá” trong “trời trong trẻo quátháng ba”
SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH 1. a. Tiếng Việt
- Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập.
- Mỗi một từ tiếng Việt là một âm tiết, một tiếng, một khối hoàn chỉnh trong phátâm.
- VD: Tôi là một giáo viên => Sẽ được đọc rõ ràng từng từ là “Tôi”, “là”, “một”,“giáo”, “viên”. b. Tiếng Anh
- Trong khi đó, tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm. Điều này có nghĩa, nhiều từ trongtiếng Anh không được
cấu tạo từ 1 âm tiết, mà từ nhiều âm tiết.
- VD: I am a teacher. => /aɪ æm əˈtiːʧə /
=> Hai câu ví dụ trên đều có cùng ý nghĩa nhưng ở câu Tiếng Việt mỗi từ là một âm tiết tách rời, cả
danh từ “giáo viên” cũng được đọc tách ra thành 2 từ hoàn toàn riêng biệt là “giáo” và “viên”. Ở ví
dụ tiếng Anh, “teacher” là một từ duy nhất và được đọc thành 2 âm tiết ˈtiːʧə không tách rời mà nối với nhau.
- Nhiều người có thói quen đọc tiếng Anh như đọc tiếng Việt, tức là đối với các từtiếng Anh có nhiều
âm tiết cũng bị chia nhỏ thành từng tiếng tách rời, đều bắt nguồn từ sự khác biệt này.
2. Trọng âm trong Tiếng Việt và tiếng Anh a. Tiếng Việt -
Do tính chất đơn âm của tiếng Việt nên khi đọc các từ sẽ được đọc rõ và đồngđều, thường không nhấn trọng âm. -
Như trong câu ví dụ “Tôi là một giáo viên” mỗi từ được đọc rõ ràng như nhau: Tôi = là = một = giáo = viên. b. Tiếng Anh
- Ngược lại, trong tiếng Anh, những từ đa âm tiết thường có một hoặc vài trọngâm. Việc đọc đúng
trọng âm sẽ quyết định khả năng người khác có nghe hiểu đúng hay không.
- Ví dụ từ “teacher” sẽ được đọc nhấn mạnh vào âm tiết đầu như sau ˈtiːʧ ə
- Cả câu “I am a teacher” sẽ được đọc nhấn mạnh vào danh từ “I” và “teacher” vàđộng từ “am”, từ
“a” sẽ gần như bị lướt qua. I am a–teacher /aɪ æm əˈtiːʧə/
- Có rất nhiều từ trong tiếng Anh chỉ cần đọc sai trọng âm thì người nghe sẽ hiểu ramột nghĩa khác.
- VD: Từ “present” gồm 2 âm tiết:
+ Nếu nhấn mạnh vào âm tiết đầu sẽ được đọc là /ˈprez.ənt/ là danh từ mang nghĩa là món quà, hiện tại
+ Nếu nhấn mạnh vào âm tiết sau sẽ được đọc là /prɪˈzent/ là động từ mang nghĩa là giới thiệu, thuyết trình…
- Việc nắm được trọng âm của từ là vô cùng quan trọng. Vì thói quen nói tiếng Việtmà chúng ta nhiều
khi bỏ qua việc nhấn trọng âm này.
3. Từ không bị biến đổi hình thái
- Để thấy rõ vấn để này ta sẽ xét cả tiếng Việt và tiếng Anh. Hai ví dụ sẽ cho tathấy được đặc điểm
loại hình của tiếng việt chứa từ sẽ không bị biến đổi hình thái.
- VD: “Anh nhớ anh đã rất buồn trong thời thơ ấu. Một thời tất cả mọi người đãxem anh như một tên ác ôn.”
=> “Anh” nằm ở vị trí thứ nhất và thứ hai đóng vai trò chủ ngữ. Từ “anh” thứ ba là bổ ngữ cho
từ động từ xem. “Anh” ở vị trí thứ nhất và thứ hai không bị thay đổi về hình thái.
- VD: “I make him to go to Mary’s house, he gives me 10 dollars.”
- Ta thấy từ “he” là chủ từ, từ “him” là túc từ chịu sự tác động của động từ “make”phía trước. Khi đó
buộc “he” phải thay đổi thành “him”.
=> Theo hai ví dụ trên, ta có thể thấy rõ được từ trong tiếng Việt không bị thay đổi hình thái mà từ
trong tiếng anh bị thay đổi. Trong tiếng Hán cũng như tiếng Việt, từ cũng không bị thay đổi hình thái.