Tổng quan dẫn luận ngôn ngữ học | Dẫn luận ngôn ngữ | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM

Dẫn luận ngôn ngữ học là một lĩnh vực nghiên cứu trong ngôn ngữ học, tập trung vào việc phân tích và đánh giá các lập luận, quy luật và nguyên tắc liên quan đến ngôn ngữ và sự sử dụng của nó trong các tình huống giao tiếp. Dưới đây là một tổng quan về lĩnh vực này:

lOMoARcPSD| 40749825
DN-LUN-NGÔN-NG-HC
Dn Lun Ngôn Ng i hc Khoa hc Xã hội và Nhân văn, Đại hc Quc gia
Thành ph H Chí Minh)
lOMoARcPSD| 40749825
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
INTRODUCTION TO LINGUISTICS
3 hệ thống ngôn ngữ: ngữ âm học, từ vựng học, ngữ pháp học
Mail: honghanhht@hcmussh.edu.vn
- 30 tiết (6 buổi), 7g15 vào học
- KT giữa kì tại lớp 60p (đề mở), tuần 6
- Cuối kì 75p (đề đóng + có nd ôn tập)
- Tài liệu tham khảo: Giáo trình dẫn luận ngôn ngữ học
(Hoàng Dũng, Bùi Mạnh Hùng) + Dẫn luận ngôn ngữ học
(Nguyễn Thiện Giáp)
Chương 1
NGÔN NGỮ & NGÔN NGỮ
HỌC Ngôn ngữ là gì?
Ngôn ngữ là 1 hệ thống ký hiệu đặc biệt, đc dùng làm phương tiện
giao tiếp quan trọng nhất và phương tiện tư duy của con người.
Ngoài ngôn ngữ, có thể dùng các phương tiện khác để giao tiếp phi
ngôn ngữ: âm thanh (còi xe), hình ảnh (biển báo giao thông), ký hiệu
khác (đốt lửa)
Phân biệt ngôn ngữ (Language) và lời nói (Parole):
- Người ta trao đổi với nhau bằng lời nói. Lời nói những biểu đạt
và giá trị biểu đạt riêng cho từng người nói, nhưng lại có nhưng biểu
đạt và giá trị biểu đạt chung mà ai cũng thực hiện như nhau khi cùng
nói 1 lời. Hệ thống của tất cả những cái chung chính là ngôn ng
- Lời nói là sự hiện thực hóa ngôn ngữ trong từng điều kiện cụ
thể (trong dạng nói và viết)
- Chữ viết có 2 dạng: ghi ý – có trước & ghi âm (ghi âm vị +
ghi âm tiết) – có sau
- VD: Bức thư tuyên chiến của vua Ba Tư (Iran) để giành đất đai
1 bó tên, 1 con chim, 1 con chuột – dù các ngươi có bay lên
lOMoARcPSD| 40749825
trời như chim, chui xuống đất như chuột thì cũng ko thoát
khỏi mũi tên của chúng ta
- Chữ viết ghi ý: chữ của người Ai Cập cổ, chữ Hán
- Chữ viết ghi âm vị: tiếng Đức, Pháp, Việt, Thái, Anh
- Chữ viết ghi âm tiết: tiếng Nhật, Hàn
- Langage:
+ Langue (ngôn ngữ): hiện tượng xã hội, mã chung cho toàn bộ
1 cộng đồng ngôn ngữ
+ Parole (lời nói): mang tính cá nhân, khả biến, khó dự báo
F. de Saussure
Thuật ngữ NGÔN NGỮ (Language) có các nghĩa sau đây:
Hiểu theo nghĩa rộng:
- Ngôn ngữ (langage) là phương tiện giao tiếp bằng lời của
con người
- Trong cách dùng chung, ngôn ngữ còn được dùng để chỉ những
hệ thống phương tiện giao tiếp của loài vật, chẳng hạn: ngôn
ngữ của loài ong, loài cá heo, …
Hiểu theo nghĩa hẹp:
- Ngôn ngữ (langue) là từng hệ thống giao tiếp bằng lời của
từng dân tộc (ngôn ngữ Việt, ngôn ngữ Anh …)
- ( ngày xưa ngta dùng lâu hồ để đo thời gian, sau đó pTay du
nhập đồng hồ quả lắc vào nên lâu hồ bị lỗi thời, thay thế
bằng đồng hồ quả lắc, đồng hồ là vật đo thời gian bằng đồng,
còn đồng hồ quả lắc cứ cách 1h sẽ gõ 1 lần nên sinh ra cách
gọi 1 tiếng, 2 tiếng,…)
Ngôn ngữ và hoạt động ngôn ngữ (Language Activity)
Ngôn ngữ đang được sử dụng trong đời sống của 1 cộng đồng xã
hội là sinh ngữ. Khi nó ko được dân tộc nào dùng nữa thì nó là tử
ngữ (dead language)
lOMoARcPSD| 40749825
- VD sinh ngữ: tiếng Việt, Anh, Nhật,…
- VD của tử ngữ (do dân tộc sử dụng nó quá ít người or bị chết
hết or thay đổi môi trường sống khác bị đồng hóa, or những
ngôn ngữ bị biến đổi thành những ngôn ngữ khác) : tiếng Latinh
biến đổi thành tiếng Pháp, TBN, BĐN, or tiếng Phạn chỉ còn
trong kinh sách chứ ko còn đc dùng để giao tiếp
Từ ngữ có 2 trường hợp:
- Là 1 ngôn ngữ đã hoàn toàn biến mất: tiếng Akkadian,
Sumerian ở Trung Đông; tiếng Etruscan (Italia), Gaulish (Gaul)
ở châu Âu,...
- Là ngôn ngữ bị biến đổi thành 1 ngôn ngữ khác: tiếng Latin,
tiếng Sanskrit,.. Các ngôn ngữ này hiện chỉ dùng trong tế lễ
Hoạt động ngôn ngữ: là những HT trong đời sống 1 ngôn ngữ
(nghĩ thầm, độc thoại, đối thoại, viết, đọc, hiểu,…) và những hiện
tượng trong đời sống các ngôn ngữ trên thế giới nói chung (tiếp xúc,
vay mượn, dịch, phát triển, lai tạo (quốc tế ngữ), khôi phục… cùng
tất cả các hiện tượng khác về tiếng nói của con người.
Một số khái niệm:
Quốc tế ngữ: KO phải ngôn ngữ quốc tế, là tên gọi của những
ngôn ngữ được tạo ra với mục đích có ngôn ngữ chung để loài
người trên TG có thể dùng chung và hiểu nhau (Esperanto lai
tạo giữa tiếng Pháp, Ý, TBN, BDN)
Ngôn ngữ quốc tế: Là nn của 1 QG và đc phát triển thành ngôn
ngữ quốc tế - đk trở thành NNQT (tiếng Anh, Trung, Pháp, Đức,
Nhật, hàn) ko chỉ là ptien giao tiếp cho 1 quốc gia của nó mà nó
còn trở thành ngôn ngữ chung đc nhiều ng sử dụng trên TG địa
vị của QG sử dụng nó có vị trí nhất định trên TG (tiếng Anh
nhờ nc Mỹ; tiếng Pháp, Đức do ngày xưa đều là cường quốc; tiếng
Hoa do số ng sử dụng nó thuộc hạng cao nhất TG và ng Hoa có
mặt ở kháp nơi) or là 1 trong 7 ngôn ngữ đc sử dụng chính thức
ở các phiên hợp của Liên Hiệp Quốc (Anh, Hoa, Nga, Ả Rập,
lOMoARcPSD| 40749825
Pháp, Đức, Tây Ban Nha) – tiếng Việt nằm trong top 20 ngôn ngữ
phổ biến trên TG
Tiếp xúc ngôn ng: khi các dân tộc khác nhau nói với nhau những
ngôn ngữ khác nhau thì sẽ có sự tiếp xúc ngôn ngữ văn hóa (trực
tiếp + gián tiếp), những ngôn ngữ của các dân tộc lớn hơn sẽ có sự
chi phối hơn tiếng Việt tiếp xúc nhiều với tiếng Hán nên có 70%
từ ngữ liên quan đến tiếng Hán, or tiếng Pháp vào đầu TK20, or
tiếng Anh (design, make up, skincare, deadline, diet,...) và tiếng
Nga (ít hơn)
Ngôn ngữ học (Linguistics)
- Ngôn ngữ học nghiên cứu ngôn ngữ với cả 2 nghĩa nói trên
- Ngôn ngữ học là khoa học kinh nghiệm
- Ngôn ngữ học là khoa học miêu tả chứ không phải là 1 thứ
điển chế
- Nhà Ngôn ngữ học là người miêu tả hệ thống đó chứ ko phải
đề ra các quy tắc và buộc mọi người phải tuân theo
- Người nghiên cứu ngôn ngữ phải:
+ Tôn trọng sự kiện ngôn ngữ khách quan
+ Đồng thời tập hợp cứ liệu đủ nhiều và phong phú
Ngôn ngữ học đại cương (General Linguistics)
Nghiên cứu các HT phổ quát của các ngôn ngữ như: bản chất, chức
năng, các đơn vị, kết cấu, loại hình…
Ngôn ngữ học đại cương: đặt cơ sở cho các chuyên ngành ngôn
ngữ học
Ngôn ngữ học đồng đại (Synchronic Linguistics) nghiên cứu ngôn
ngữ trong 1 thời kỳ tương đối ổn định chọn 1 mặt cắt, VD: TK6,
TK12 để phân tích, miêu tả sự hình thành của những thanh điệu
trong tiếng Việt
Ngôn ngữ học lịch đại (Diachronic Linguistics) nghiên cứu ngôn
ngữ trong những biến cố của nó – nghiên cứu cả chiều dài lịch sử
lOMoARcPSD| 40749825
Các chuyên ngành ngôn ngữ học
Ngôn ngữ là 1 hệ thống ký hiệu đặc biệt
Ngữ âm học (Phonetics): nghiên cứu mặt tự nhiên và mặt xã hội
của thể chất âm thanh ngôn ngữ
Từ vựng học (Lexicology): nghiên cứu từ và các ngữ cố định
Ngữ pháp học (Grammar): Nghiên cứu hình thái, cấu tạo từ sự
kết hợp từ thành câu. Theo truyền thống ngữ pháp học bao gồm hình
thái học (Morphology) và cú pháp học (Syntactics)
Ngữ nghĩa học (Semantics): Nghiên cứu nghĩa của các đơn vị và
các kết cấu mang nghĩa của ngôn ng
Ngữ dụng học (Linguistic Pragmatics): Nghiên cứu nội dung của
ngôn từ trong những tác dụng qua lại giữa nó với tình huống bên
ngoài, với ngôn cảnh, với những người tham gia cuộc giao tiếp
bằng ngôn ng
- Các hành động ngôn từ: trực tiếp, gián tiếp
- Các nghĩa của phát ngôn : hiển ngôn, hàm ngôn (trên giả
định, hàm ý – quan trọng hơn)
VD: mới đó đã 12h rồi nhỉ: Hiển ngôn là …., hàm ngôn
(quan trọng hơn) là nên đi ngủ thôi
Tiền giả định trong lời nói: người chống muốn vào nhà nên
nói là “Bó hoa này dành cho ng phụ nữ xinh đẹp nhất TG”
người vợ mở cửa Người vợ giả định cô là người phụ nữ xinh
đẹp những thật sự là người phụ nữ đẹp nhất TG thì chứ có
xác định
- Hàm ý lập luận, hội thoại
Phong cách học (Stylistics): Nghiên cứu các nguyên tắc lựa chọn và
sử dụng ngôn ngữ sao cho có hiệu lực (lựa lời)
- Hoàng hôn: dùng trong văn chương sẽ phù hợp hơn dùng
trong lời nói ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày
lOMoARcPSD| 40749825
Ngôn ngữ học có liên quan đến nhiều ngành khoa học khác: triết
học, văn học, tâm lý học, dân tộc học, sử học … Với những thành
tựu đã đạt đc, ngôn ngữ học đã trở thành 1 ngành khoa học quan
trọng trong đời sống hiện nay.
Bản chất và chức năng của ngôn ngữ
Bản chất của ngôn ngữ
Bản chất xã hội
a. Ngôn ngữ là 1 hiện tượng xã hội
- Ngôn ngữ là sản phẩm của 1 cộng đồng cụ thể
- NN chỉ hình thành và phát triển trong xã hội
Bản chất xã hội của ngôn ngữ được hiểu như sau:
- Ngôn ngữ thể hiện ý thức xã hội:
+ Tiếng Việt thể hiện tư duy của ng Việt như trong môn
CSVHVN có nền tảng nc ta là văn minh lúa nc nên quốc gia tổ
quốc còn đc gọi là đất nước vì đây là 2 yếu tố hình thành nên
nền công nghiệp nc nhà sự khác biệt trong tư duy người Việt là
“nước” liên tưởng hình ảnh nước xuất hiện ở mọi nơi: cxuc là
nc, snghi là nc, tcam là nc, tgian là nc tình yêu dạt dảo, lòng
tôi sôi sục, dâng trào cảm xúc, dòng thời gian trôi…
+ còn ng Anh thiên về giá trị nhân trọng hơn trọng tình,
chú trọng yếu tố liên quan độ chính xác thời gian những từ
trong tiếng Anh để nói về quốc gia nation/country/homeland
với pTay thường dùng chữ “land”
- Ngôn ngữ phát sinh do nhu cầu giao tiếp của con người. Nó
phục vụ xã hội với tư cách là phương tiện giao tiếp
- Sự tồn tại và phát triển của ngộn ngữ gắn liền với sự tồn tại
và phát triển của xã hội
lOMoARcPSD| 40749825
Tiếng Việt có từ bao giờ? Ngôn ngữ gắn liền với sự hình thành
và phát triển của XH – Tiếng Việt chính thúc là nn độc lập cách
đây 1000 năm do tiếng việt tách ra khỏi tiếng mường - bắt đầu
xuất hiện từ khi có 1 dân tộc là dân tộc việt
- NN là bộ phận quan trọng của văn hóa. Mỗi hệ thống NN
đều mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng bản ngữ
b. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt
Ngôn ngữ ko thuộc kiến trúc thượng tầng vì:
- Mỗi kiến trúc thượng tầng đều là sản phẩm của 1 cơ sở hạ tầng
(pthuc sx, ccsx, qhsx). Ngôn ngữ ko do CSHT nào sinh ra mà
là phương tiện giao tiếp của xã hội được hình thành và bảo vệ
qua các thời đại
- Kiến trúc thượng tầng luôn phục vụ cho giai cấp nào đó
còn ngôn ngữ ko có tính giai cấp
- Như vậy, ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt
ngôn ngữ phục vụ XH, làm phương tiện giao tiếp giữa mọi
người, giúp ngta hiểu biết lẫn nhau và cùng nhau tổ chức công
tác chung trên mọi lĩnh vực hoạt động
Bản chất kí hiệu
a. Khái niệm kí hiệu:
- hiệu (sign/signal) là 1 đối tượng vật chất có thể tri giác, cảm
giác được, dùng thay thế 1 đối tượng khác trong hoạt động giao
tiếp và nhận thức.
- Kí hiệu có các đặc trưng sau: 3 đặc trưng của kí hiệu:
+ Tính hai mặt (Gồm 2 mặt: cái biểu đạt và cái được biểu đạt)
+ Tính võ đoán (QH giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt)
+ Tính hệ thống (mỗi giá trị, ký hiệu đc xác định khi nó
nằm trong hệ thống của chính nó)
Phân loại kí hiệu:
lOMoARcPSD| 40749825
Việc phân loại này dựa trên kiểu loại quan hệ giữa khái niệm
và hình thức của kí hiệu
Hình hiệu (icon/icone): dựa trên sự giống nhau giữa khái niệm
và hình thức
Hình biển báo cấm hút thuốc
Chỉ hiệu (index/indice): giữa khái niệm và hình thức có tồn
tại MQH nhân quả hay MQH cận tính Hình dấu chân trên
cát
Biểu tượng (symbol/symbole): giữa khái niệm và hình thức
KO tồn tại bất kì MQH logic hay nhân quả nào
Hình chim bồ câu hòa bình
b. Ngôn ngữ là 1 hệ thống kí hiệu (semiotic system)
- Ngôn ngữ là 1 hệ thống kí hiệu vì nó có đầy đủ các đặc
điểm của hệ thống ký hiệu
- Bản chất kí hiệu của ngôn ngữ thể hiện ở các điểm sau:
+ Tính hai mặt: Mỗi kí hiệu là cái tổng thể do sự kết hợp
giữa cái biểu đạt (hình thức ngữ âm)cái được biểu đạt
(khái niệm)
+ Kí hiệu ngôn ngữ là sự kết hợp giữa một hình ảnh âm học
và một khái niệm
c: concept signifié (cái được biểu đạt – khái niệm)
i: image signifiant (cái biểu hiện – hình ảnh âm)
VD: để biểu đạt các thực thể có thể nhìn thấy được thì ngta
sẽ quy ước (1 loại thực vật có lá, có cành, có thân cây/tree)
+ Tính võ đoán: Giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt của kí
hiệu ngôn ngữ ko có 1 MQH tự nhiên, MQH này chỉ do người
bản ngữ quy ước
VD: nói đến cái cây – người việt gọi là “cây”, ng bản xứ gọi
là “tree” – KO biết đc lý do khác nhau vì nó chỉ là quy ước
(tính ko có lý do)
+ Cái biểu đạt cái được biểu đạt trong ngôn ngữ ko hoàn toàn
võ đoán: bánh xèo, bánh cuốn (tính có lý do giữa tên gọi và hình
thức), gọi tên con vật xuất phát t tiếng kêu (con tắc kè, m
bịp, con ve)
lOMoARcPSD| 40749825
+ Từ tượng thanh (cạp cạp wak wak, chíp chíp, ụm bò, vo ve
buzz buzz, bing boong ding dong, tíc tắc – tik tok, reng reng
ring ring) có sự gần giống giữa tiếng anh và tiếng việt vì đều
mô phỏng các âm thanh tự nhiên Hiện tượng KO hoàn toàn võ
đoán
+ Tính hệ thống: Là giá trị khu biệt của kí hiệu. Trong 1 hệ
thống kí hiệu, cái quan trọng là sự khu biệt. Thuộc tính vật
chất của mỗi kí hiệu ngôn ngữ thể hiện ở những đặc trưng có
khả năng phân biệt của nó
VD: “can” – can ngăn, tâm can (từ gốc Hán), can trường
(gan ruột), can – có thể (tiếng Anh)
Ngoài ra, kí hiệu ngôn ngữ còn có các đặc trưng:
- Đặc trưng tuyến tính của cái biểu đạt
Cái biểu đạt (image) hay hình ảnh âm thanh diễn ra trong thời
gian
Vì vậy, các yếu tố của cái biểu đạt bắt buộc phải thực hiện
theo 1 trật tự tuyến tính, tạo ra 1 chuỗi âm thanh
VD: chiều nay tôi đi xem phim (6 từ - mất 2s), bộ phim này rất
hay (mất thêm 2s) hết kí hiệu này đến kí hiệu kia, từ này đến từ
kia, câu này đến câu kia tuân theo 1 trật tự tuyến tính tạo thành
1 chuỗi tuyến tính trong ngôn ngữ 1 chuỗi âm thanh
- Tính quy ước
+ Thành viên của 1 cộng đồng ngôn ngữ có cùng các quy ước
để có thể hiệu nhau
+ Các kí hiệu ngôn ngữ cũng hình thành dựa trên quy ước của
các thành viên trong cộng đồng NN
+ Muốn giao tiếp bằng cùng 1 NN, phải có cùng một số quy
ước VD: Anh ấy - ảnh, chị ấy – chỉ, bên ấy – bển, hai mươi lăm
hăm lăm * ngôn ngữ mạng – ngôn ngữ teen: gato, keo lì, xịt
keo * ấy/cái (có nhiều nghĩa, cách dùng khác nhau)
_Ấy: từ chỉ định/chỉ định từ (khi nói vội, qui chiếu từ ấy đến
sự vật)/ từ xưng hô
_Cái: từ chỉ loại (cái bàn, cái ghế)/ từ chỉ giống (giống cái, mang
tính nữ)/ lớn, chính (sông cái, cột cái)/ gọi bé gái còn nhỏ (cái
lOMoARcPSD| 40749825
Hoa)/ đại từ phiếm định có tính chất ước lượng (đi ăn cái, đi ngủ
cái)
c. Tính đặc biệt của kí hiệu ngôn ngữ (linguistic sign)
- Tính đặc biệt thể hiện ở chỗ: vạn năng và vô hạn. Tất cả các hệ
thống kí hiệu khác chỉ có thể sử dụng trong 1 số phạm vi nhất
định trong cuộc sống… Riêng ngôn ngữ có thể dùng trong mọi
lĩnh vực
- VD : các hệ thống giao tiếp: ngôn ngữ, ngôn ngữ cơ thể, hệ
thống hình ảnh, âm thanh tuy nhiên ko có hệ thống kí hiệu
nào thay thế hoàn toàn cho ngôn ng
- Ngoài 2 đặc tính trên, ngôn ngữ khác với những hệ thống kí
hiệu khác ở những đặc điểm sau:
- Ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu phức tạp bao gồm các yếu
tố đồng loại và ko đồng loại, với số lượng ko xác định
- VD : xe hơi, xe khách, xe đạp, xe máy… (bao gồm các yếu
tố đồng loại và ko đồng loại, các đơn vị ngôn ngữ làm thành
các tính chất khác nhau)
- Các đơn vị ngôn ngữ làm thành những cấp độ khác nhau
- Âm vị (đơn vị nn nhỏ nhất) kết hợp với nhau thành hình vị (đơn
vị nn có nghĩa), các hình vị kết hợp với nhau thanh từ (đơn vị nn
lớn nhất – tương đối độc lập về nghĩa và ngữ pháp)
- Tính đa trị của kí hiệu ngôn ngữ
- Giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt của kí hiệu ngôn ngữ ko
có MQH 1 đối 1; một vỏ ngữ âm có thể dùng để biểu đạt nhiều ý
nghĩa (thể hiện qua hiện tượng đa nghĩa và đồng âm), và ngược
lại, một ý nghĩa có thể được biểu đạt bằng nhiều vỏ ngữ âm
khác nhau (thể hiện qua HT đồng nghĩa)
- VD : cột đèn giao thông (chỉ có 1 cái biểu đạt cho 1 cái đc biểu
đạt): màu đỏ - cái biểu đạt, dừng cái đc biểu đạt >< màu xanh
cái biểu đạt, đi – cái đc biểu đạt
- VD :
+ 1 từ có nhiều nghĩa (HT đa nghĩa, đồng âm): con ngựa đá
(con ngựa bằng đá chất liệu/ con ngựa đá – động từ); ăn (ăn
uống, ăn ảnh, ăn hối lộ, ăn cướp, ăn cưới
lOMoARcPSD| 40749825
+ 1 nghĩa có nhiều từ biểu đạt (HT đồng nghĩa): dừng ngưng,
cha bố - bọ - ba tía thầy, chết – mất – từ trần – qua đời
- Tính bất biến đồng đại
- Vỏ âm thanh/ hay từ liên tưởng đến 1 khái niệm hay 1 nghĩa
cụ thể mang tính cộng đồng, 1 cá nhân ko quyết định thay đổi
MQH này
- VD : bần tiện (ko phải nghèo mới bần tiện mà do cách chi tiêu
nên vẫn có thể gọi ng đó bần tiện); khiêm tốn (phẩm chất tốt
đẹp nói về ng ko quá đề cao bản thân, ko khoe khoang _ ít, ko
đáng để bận tâm - đồng lương khiêm tốn, nhan sắc khiêm tốn,
chiều cao khiêm tốn); sáp nhập sát nhập; xoi mói – soi mói;
nước xốt – nước sốt; xán lạn – sáng lạng
- Khả năng biến đổi lịch đại
- Các ký hiệu NN có thể biến đổi qua thời gian, qua sự phát
triển của NNH thể hiện qua sự biến đổi vỏ ngữ âm, biến đổi
khái niệm hay biến đổi trong QH giữa vỏ ngữ âm và khái niệm
- VD :
+ biến đổi về ngữ âm/ ngữ nghĩa: yếu nớt (non nớt) yếu ớt,
yếu nhớt; nền nếp nề nếp (đồng hóa dị a); xoay trở xoay
xở (đồng hóa); châm đăm đá chân chiêu (chân phải đá chân
trái) chân nam đá chân xiêu (biến đổi về ngữ âm);
+ Đáo để: đến tận đáy (before) lối ứng xử vượt quá mức cho
phép (after) (biến đổi về ngữ nghĩa); phản động: làm ngược lại
(before) hành vi đi ngược lại với ý chí của QG (after) ; vi diệu:
lời của các bậc thánh nhân (before) đặc biệt và kì lạ (after)
Chức năng của ngôn ngữ
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu của con người
- Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp phổ biến nhất, ngôn ngữ cần
thiết đối với tất cả mọi người, có thể được sử dụng bất kì lúc nào
và bất kì ở đâu. Phạm vi sử dụng của ngôn ngữ là ko hạn chế
- Ngoài ngôn ngữ, con người còn dùng nhiều phương tiện khác
nhau để giao tiếp. KO 1 phương tiện giao tiếp nào có thể thay
NN
lOMoARcPSD| 40749825
- NN là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất
NN là phương tiện quan trọng nhất vì:
- Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp phổ biến nhất, cần thiết
cho mọi người, ở mọi nơi, mọi lúc
- NN là phương tiện có khả năng thể hiện đầy đủ và chính xác
tất cả những tư tưởng, tình cảm, cảm xúc mà con người muốn
thể hiện
Chức năng giao tiếp của NN bao gồm:
- Chức năng truyền thông tin
- Chức năng yêu cầu
- Chức năng biểu cảm
- Chức năng xác lập MQH
Ngôn ngữ là phương tiện của tư duy
- Chức năng giao tiếp gắn liền với chức năng thể hiện tư duy của
nó. Tuy nhiên, ko thể đồng nhất chức năng giao tiếp với chức
năng thể hiện tư duy của NN (xem chức năng tư duy chỉ là phụ
bên cạnh giao tiếp nhưng thực tế tư duy còn quan trọng hơn
giao tiếp)
- NN là phương tiện của tư duy (cảm giác, tri giác, biểu
tượng, khải niệm, phán đoán, suy lí đơn vị của tư duy)
- MQH giữa NN và tư duy: NN là vật chất, tư duy là ý thức
- Ngôn ngữ và tư duy là 1 thể thống nhất, nhưng ko đồng nhất
- Qua NN, con người thực hiện các hoạt động tư duy, KO có
tư duy thì KO có ngôn ngữ
- Chức năng là phương tiện giao tiếp và chức năng phương tiện
tư duy của ngôn ngữ KO tách rời nhau
- VD:
+ Có NN nhưng ko có TD: Tiếng la hét của người điên
+ Có TD nhưng ko có NN: KO CÓ
Như vậy, ngôn ngữ duy thống nhất với nhau. KO
ngôn ngữ thì KO duy và ngược lại KO duy thì
NN chỉ là những âm thanh trống rỗng
lOMoARcPSD| 40749825
Phân biệt ngôn ngữ với tư duy:
Sự khác nhau giữa ngôn ngữ và tư duy thể hiện ở chỗ:
- Ngôn ngữ là vật chất còn tư duy là tinh thần
- Tư duy có tính nhân loại còn ngôn ngữ có tính dân tộc (có
tính ảnh hưởng bởi văn hóa, lối sống, tư duy của từng dân tộc)
- VD : Thành ngữ: cay như ớt hiểm As spicy as mustache;
nghèo rớt mồng tơi (ng Việt) Nghèo như con chuột trong nhà
thờ (ng Anh); “chiếu…” “chairman
- Những đơn vcủa duy ko đồng nhất với những đơn vị của
ngôn ngữ. Đơn vị của tư duy là khái niệm, phán đoán, suy lý.
Những đơn vị này ko trùng với những đơn vị của ngôn ngữ là
từ, hình vị, âm vị
Hệ thống và cấu trúc ngôn ngữ
Hệ thống và cấu trúc là gì?
- Hệ thống là một thể thống nhất các yếu tố có quan hệ với
nhau. Còn cấu trúc là toàn bộ những quan hệ tồn tại trong 1 hệ
thống. Như vậy, trong hệ thống bao giờ cũng có cấu trúc và
cấu trúc bao giờ cũng thuộc về một hệ thống nhất định
- VD : nhà trường, bộ máy nhà nước, gia đình
- ĐK để hình thành hệ thống:
+ ĐK cần: gồm tập hợp các yếu tố
+ ĐK đủ: mối quan hệ giữa các yếu tố trong hệ thống (cấu trúc)
VD: Lớp học có sinh viên và giảng viên là hệ thống, căn phòng
có những người xa lạ thì KO phải là hệ thống
- Giá trị của 1 yếu tố trong hệ thống do QH giữa yếu tố đó với
các yếu tố khác quy định
- Cấu trúc của 1 hệ thống quy định giá trị của từng yếu tố trong
hệ thống và qua đó quy định giá trị của toàn bộ hệ thống
- Ngôn ngữ là 1 hệ thống vì nó cũng bao gồm các yếu tố và các
quan hệ giữa các yếu tố đó. Các yếu tố trong hệ thống ngôn
ngữ chính là các đơn vị ngôn ngữ
- Hệ thống NN gồm: tập hợp các yếu tố (các đơn vị NN) và mối
quan hệ giữ các yếu tố (các QH NN)
lOMoARcPSD| 40749825
NN là một hệ thống:
- NN là 1 thể thống nhất bao gồm các yếu tố có quan hệ với nhau
- Mỗi yếu tố trong HT NN có thể coi là 1 đơn vị. Các đơn vị
trong HT NN đc sắp xếp theo những quy tắc nhất định
- Sự tồn tại của đơn vị NN này quy định sự tồn tại của đơn vị
NN kia
Các yếu tố của hệ thống ngôn ngữ
- Khác với nhiều hệ thống khác, ngôn ngữ là 1 HT rất phức
tạp, gồm những yếu tố đồng loại và ko đồng loại với nhau
- Các đơn vị ngôn ngữ được sắp xếp theo những cấp độ sau:
a. Cấp độ âm vị (phoneme)
- Âm vị là đơn vị âm cơ bản và nhỏ nhất của hệ thống ngôn ngữ
- Âm vị KO có nghĩa, mà chỉ có chức năng tạo vỏ ngữ âm của
các đơn vị mang nghĩa
- Âm vị chỉ có chức năng khu biệt nghĩa. Chẳng hạn trong tiếng
Anh, 1 đơn vị có nghĩa như tea /t i:/ (trà) có 2 âm vị, cat /k ae t/
(mèo) có 3 âm vị
b. Cấp độ hình vị (morpheme)
- Hình vị (morpheme) là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa. Chức năng
của hình vị là chức năng ngữ nghĩa
- VD :
+ teacher (Anh) gồm 2 hình vị: teach/er
+ Carefully (Anh) gồm 3 hình vị: care/ful/ly
c. Cấp độ từ (word)
- Từ là đơn vị ngôn ngữ có khả năng hoạt động độc lập, tức có
khả năng đảm nhiệm một chức năng cú pháp trong câu hay có
quan hệ kết hợp với những đơn vị có khả năng đó
- VD: robber, homeless, careful...
Âm vị, hình vị và từ đc xem là những đơn vị thuộc hệ tôn
ti của các đơn vị ngôn ngữ
- Mỗi cấp độ trên đây là 1 yếu tố của HT NN. Đến lượt mình,
mỗi cấp độ cũng có thể đc coi là 1 HT gồm có các yếu tố là
những đơn vị tương ứng của nó
- Âm vị là HT bao gồm các nguyên âm, phụ âm…
lOMoARcPSD| 40749825
- Hình vị là HT bao gồm hình vị tự do, hình vị ràng buộc…
- Từ là hệ thống bao gồm từ đơn, từ ghép, từ láy…
d. Các đơn vị thuộc bình diện lời nói
- Ngữ đoạn và câu thuộc bình diện lời nói, vì chúng ko phải là
đơn vị có sẵn mà chỉ được hình thành khi nói và có số lượng
vô hạn
- Ngữ đoạn là đơn vị lời nói đảm nhiệm 1 chức năng cú pháp
trong câu. Ngữ đoạn có thể gồm 1 từ hoặc nhiều từ
- Câu (sentence) đơn vị lời nói nhỏ nhất dùng để giao tiếp
- VD:
+ Bộ đội ta // kìm chân giặc ở bên kia sông
+ He // studied in England last year (6 từ, 7 hình, 2 ngữ đoạn
lớn)
+ He // studied // in England // last year (phân tích ngữ đoạn
tùy theo cách nghĩ cho nó đảm nhiệm chức năng gì trong câu)
- Đoạn văn và văn bản cũng là những đơn vị lời nói dùng để giao
tiếp, tuy nhiên đó ko phải là những đơn vị lời nói nhỏ nhất thực
hiện chức năng này
Những kiểu quan hệ chủ yếu trong ngôn
ngữ Quan hệ thứ bậc (Tôn ti)
- Là QH giữa 1 đơn vị (ở cấp độ thấp) với 1 đơn vị (ở cấp độ
cao) mà nó là 1 yếu tố cấu thành. Chẳng hạn như QH giữa quốc
gia với quốc gia (tiếng Việt), teacher với teacher (tiếng
Anh)
Quan hệ tuyến tính (Kết hợp) – diễn ra trên trục ngang
- Là QH giữa các đơn vị cùng xuất hiện và tổ hợp với nhau để
tạo ra 1 đơn vị lớn hơn.
- VD : Trong câu “Chúng tôi rất thích môn học ấy”, giữa
“chúng tôi” và “rất thích môn học ấy” có quan hệ kết hợp
lOMoARcPSD| 40749825
- VD : Tôi đang học bài (Hình)
-
- Quan hệ kết hợp bao giờ cũng là QH giữa các đơn vị cùng
loại (cùng chức năng)
Quan hệ liên tưởng (Đối vị) – diễn ra trên trục dọc
- Là QH giữa các đơn vị có khả năng thay thế nhau ở 1 vị trí
nhất định. Các đơn vị có QH đối vị với nhau lập thành 1 hệ đối
vị. Chúng ko bao giờ xuất hiện kế tiếp nhau trong lời nói
- Cũng như QH kết hợp, QH đối vị bao giờ cũng là QH giữa các
đơn vị cùng loại (cùng chức năng)
lOMoARcPSD| 40749825
Chương 2
NGỮ ÂM HỌC
PHONETICS
Thuật ngữ “ngữ âm” : ngữ là ngôn ngữ, âm là âm thanh ngữ âm là
âm thanh của ngôn ngữ ngữ âm học là ngành nghiên cứu về âm
thanh của ngôn ngữ
Ngữ âm là gì?
- Âm thanh ngôn ngữ gọi là ngữ âm. Ngữ âm là cái vỏ vật
chất của ngôn ng
- Ngữ âm học nghiên cứu hệ thống ngữ âm gồm các đơn vị
ngữ âm và các quy luật ngữ âm
Ba mặt của ngữ âm
1. Mặt vật lý
- Cũng như mọi âm thanh trong tự nhiên ngữ âm do con người
phát ra kết qucủa sự cọ xát, sự hoạt động của các bộ phận
cấu âm. Khi hoạt động để tạo ra âm thanh bao giờ các bộ phận
phát âm cũng có tính vật lý. Thể hiện:
- Cường độ (độ mạnh của âm thanh): Có những âm phát ra
với cường độ mạnh, có những âm phát ra với cường độ yếu
+ VD: Những âm i, u, ư cường độ yếu hơn so với các âm
a, e, o. Các phụ âm p, b, m mạnh hơn t, đ, l
- Cao độ: Là yếu tố cơ bản tạo nên thanh điệu, ngữ điệu và trọng
âm
+ VD: i, u, ưcao độ lớn hơn a, e, o; thanh huyền, hỏi, nặng
(âm vực thấp) có cao độ thấp hơn thanh ngang, sắc, ngã (âm vực
cao)
- Âm sắc: Là sắc thái của âm thanh. Âm sắc khác nhau là do:
+ Vật phát âm khác nhau
+ Phương pháp làm cho vật phát ra âm khác nhau
+ Tính chất phức hợp của âm do hiện tượng cộng hưởng
lOMoARcPSD| 40749825
+ VD: Các phụ âm trong các nn sẽ có âm sắc khác nhau do
phương thức phát âm , đc định vị ở vị trí nào trong cơ quan
cấu âm (đầu lưỡi răng, phụ âm môi môi)
- Trường độ (độ dài): Độ dài của âm thanh tạo nên sự tương
phản giữa các bộ phận của lời nói. Nó là yếu tố tạo nên trọng
âm, tạo nên sự đối lập giữa các nguyên âm
+ VD: /iː/, /ɔː/, /uː/, /ɜː/, /ɑː/
Dài hơn
/ɪ/, /e/, /æ/, /ʊ/, /ɒ/, /ʌ/, /ə/
2. Mặt sinh lý
- Mặt sinh lý của ngữ âm là sự hoạt động của các bộ phận tham
gia cấu âm: phổi, miệng, răng, lưỡi, các dây thanh
- Khi các bộ phận tham gia cấu âm thì âm thanh đc định vị ở
những vị trí khác nhau. Do đó các âm đc tạo ra bằng những
phương thức khác nhau
- VD : tắc /b, p/, xát /f, v, z/, mũi /m, n/
3. Mặt xã hội
- Mặt xã hội chính là những quy ước chung về giá trị của các
âm thanh để cho các âm thanh đủ khả năng phân biệt với nhau
Tóm lại, âm thanh của NN 3 mặt vật , sinh hội. Ba mặt
đó quan hệ khăng khít với nhau. Khi nghiên cứu các âm phải chú
ý cả 3 mặt nói trên Thấy đc đặc trưng có tính khu biệt của 3 mặt
Phân loại ngữ âm
- Những đơn vị cấu âm – thính giác nhỏ nhất là âm tố. Gồm 2
tập hợp lớn: nguyên âm và phụ âm
- Hai loại này giống nhau về mặt xã hội, chỉ khác nhau ở mặt
sinh lý và vật lý:
lOMoARcPSD| 40749825
1. Nguyên âm (Vowels)
Nguyên âm có 3 đặc điểm về mặt cấu tạo là: (còn phụ âm thì ngược
lại)
- Luồng hơi ra tự do ko bị cản trở
- Độ căng của bộ máy phát âm đều hòa từ đầu đến cuối
- Luồng hơi ra yếu
Các nguyên âm đc phân chia theo 4 căn cứ:
- Độ mở của miệng (miệng mở hay khép)
- Vị trí của lưỡi (lưỡi trước hay sau)
- Hình dáng của môi (tròn hay dẹt)
- Độ dài của nguyên âm
Độ mở của miệng: Có thể phân nguyên âm thành 4 nhóm:
- Nguyên âm mở: a và ă (Việt); part [pa:t](Anh)
- Nguyên âm mở vừa (hơi mở): e và o (Việt)
- Nguyên âm khép vừa (hơi khép): ê và ô (Việt)
- Nguyên âm khép: i, u, ư (Việt); seat [si:t] (Anh); vie [vi] (Pháp)
Vị trí của lưỡi: Có thể chia thành 3 nhóm
- Nguyên âm dòng trước: i, ê, e (Việt); pencil [‘pensl] (Anh)
- Nguyên âm dòng giữa: như nguyên âm trong từ “bird”(Anh)
- Nguyên âm dòng sau: o, ô, u, ư, ơ (Việt); hôte [o:t] (Pháp)
Hình dáng của môi: Chia thành 2 nhóm: (bên trái thì ko tròn môi,
bên phải thì tròn môi)
- Nguyên âm tròn môi: u, ô, o (Việt), rue [ry] (Pháp)
- Nguyên âm ko tròn môi (dẹt): i, e, ê, ư, ơ (Việt), été
[ete] (Pháp), but [bʌt] (Anh)…
Độ dài của nguyên âm: Chia thành 2 nhóm
- Nguyên âm dài: /iː/, /ɔː/, /uː/, /ɜː/, /ɑː/
- Nguyên âm ngắn: /ɪ/, /e/, /æ/, /ʊ/, /ɒ/, /ʌ/, /ə/
lOMoARcPSD| 40749825
Hình thang nguyên âm quốc tế
Quy ước:
- Ba vạch đứng biểu thị 3 hàng nguyên âm: trước, giữa, sau
- Bên trái mỗi vạch đứng dành cho ký hiệu của các nguyên âm
KO tròn, bên phải là các nguyên âm tròn
- Trên mỗi vạch đứng từ trên xuống dưới lần lượt ghi các nguyên
âm từ cao đến thấp
Nguyên âm cố định âm sắc và biến đổi âm sắc
- Các nguyên âm cố định âm sắc gọi là nguyên âm đơn ([a], [i]…)
- Các nguyên âm biến đổi âm sắc gọi là nguyên âm đôi và nguyên
âm ba. Các nguyên âm [ie], [uo] trong tiếng Việt là những
nguyên âm đôi, các nguyên âm [eiə] (VD: layer, player), [auə]
(VD: power, hour) của tiếng Anh là những nguyên âm ba
lOMoARcPSD| 40749825
- VD:
Nguyên âm đơn:
- Trong TV, có 13 nguyên âm đơn:
/i/, /e/, /ɛ/, /ɤ/, /ɤ /, /a/, / ɯ/, /ă/, /u/, /o/, / ɔ/, / ɔ/,/ /ɛ
- Tiếng Anh có 12 nguyên âm đơn:
/iː/, /ɔː/, /uː/, /ɜː/, /ɑː/, /ɪ/, /e/, /æ/, /ʊ/, /ɒ/, /ʌ/, /ə/
Nguyên âm đôi (vowel sound):
- Trong tiếng Việt có 3 nguyên âm đôi: /ie/ (ia, iê, ya, yê),
/ɯɤ/ (ưa, ươ), /uo/ (ua, uô)
- Tiếng Anh có 8 nguyên âm đôi:
/ei/, /ɔu/, /eə/, /ʊə/, /ɑi/, /ɑu/, /iə/, /ɔi/
- VD : /ɑi/ (time), /ei/ (table), /ɔi/ (boy), /ou/ (go),…
Nguyên âm ba:
/eɪə/, /aiə/, /ɔɪə/, /ɔʊə/, /aʊə/
- VD : player, fire, royal, flower, power
/aiə/ (desire), /ɔʊə/ (lower), /aʊə/ (flower) … (Anh)
lOMoARcPSD| 40749825
2. Phụ âm (consonant sounds)
Phụ âm có 3 đặc điểm về cấu tạo ngược với nguyên âm là:
- Hơi ra KO tự do, bị cản tr
- Độ căng của bộ máy phát âm KO đều hòa
- Luồng hơi ra mạnh
Phân loại phụ âm: dựa trên 3 tiêu chí (tập trung vào 2 tiêu chí
đầu qtrong hơn)
Tiêu chí 1:
Theo phương thức cấu âm, ta phân biệt:
- Phụ âm tắc, VD: [t], [d], [k], [b]
- Phụ âm xát, VD: [f], [v], [s], [z], [l]
- Phụ âm tắc – xát, VD: [ts], [dz], [tʃ]
- Phụ âm rung: [r] hoặc [R]
Tiêu chí 2:
Theo vị trí cấu âm, ta phân biệt những phụ âm cơ bản sau:
- Phụ âm môi, trong đó lại phân biệt phụ âm hai môi (VD: [b],
[p], [m]), và phụ âm môi răng (VD: [v], [f])
- Phụ âm đầu lưỡi – răng trên: [t], [n]
- Phụ âm đầu lưỡi – răng dưới: [s], [z]
- Phụ âm đầu lưỡi – lợi: [l], [d] (ở tiếng Việt)
- Phụ âm đầu lưỡi – ngạc cứng: [ʂ], [ʐ]
- Phụ âm mặt lưỡi – ngạc: [c], [ɲ],
mặt lưỡi quặt: [ʈ] (tiếng Việt)
- Phụ âm gốc lưỡi – ngạc mềm: [k], [ɡ], [ŋ]
- Phụ âm họng: [h], [x]
Tiêu chí 3:
Theo tính thanh, ta phân biệt:
- Phụ âm hữu thanh, VD: [b], [d], [ɡ]…
lOMoARcPSD| 40749825
- Phụ âm vô thanh, VD: [p], [t], [k]…
Các hiện tượng ngôn điệu
1. Âm tiết
- Âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất của lời nói
- Có nhiều định nghĩa khác nhau về âm tiết:
+ ĐN 1: “Âm tiết là 1 khúc đoạn âm thanh đc cấu tạo bởi 1
hạt nhân, đó là nguyên âm cùng với những âm khác bao quanh
đó là phụ âm”
+ ĐN 2: Theo quan điểm sinh lý học, ngta định nghĩa âm tiết
như sau: “Âm tiết tương ứng với 1 lần căng lên cùng xuống
của cơ thịt bộ máy phát âm”
- VD :
Mô hình âm tiết (Hình)
lOMoARcPSD| 40749825
Âm tiết tiếng Anh:
Được cấu tạo theo mô hình:
- (Chùm) phụ âm đầu (onset) – phần vần (rhyme) bao gồm hạt
nhân (nucleus) của âm tiết và (chùm) phụ âm cuối (coda)
- Bộ phận hạt nhân là 1 nguyên âm hay phụ âm tạo vần /l/,
/m/, /n/, /ŋ/
- Trong 1 âm tiết, các yếu tố thuộc phần phụ âm đầu và cuối có
thể xuất hiện hay ko xuất hiện nhưng yếu tố hạt nhân ko bao
giờ vắng mặt
- VD:
- Secondary /ˈsekəndəri/
- Daughter /ˈd ɔːtə/
- Bottle /ˈb ɔtl/
Cấu tạo âm tiết tiếng Việt:
Thanh điệu (Tone)
Vần (Rhyme)
Âm đầu
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
Onset
Prevocalic
Nucleus
Coda
- Khác với âm tiết trong tiếng Anh, tiếng Pháp…, âm tiết
trong tiếng Việt là 1 đơn vị có nghĩa (hình tiết) (mỗi âm tiết
đồng thời là 1 hình vị mà hình vị thì luôn có nghĩa)
Phân loại âm tiết
- Âm tiết chỉ có âm đầu và âm chính được gọi là âm tiết mở
(open syllable)
- Âm tiết có âm cuối (là phụ âm) là âm tiết đóng (closed syllable)
Một số cấu trúc cơ bản:
lOMoARcPSD| 40749825
Green /ɡriːn/ (CCVC), eggs /eɡs/ (VCC), and /ænd/ (VCC), ham
/hæm/ (CVC)
2. Thanh điệu
- Đó là sự thay đổi cao độ của giọng nói, có tác dụng khu
biệt nghĩa
VD: Trong TV, ba ≠ bà do đc phát âm với cao độ khác nhau
- Có nhiều ngôn ngữ có thanh điệu: Tiếng Hán (4 thanh), Việt (6
thanh), Thái (5 thanh) (Châu Á), Hottentot, Zulu, Hausa (Châu
Phi) và 1 vài ngôn ngữ ở Châu Âu (phần lớn NN phương Tây
ko có thanh điệu)
- Có 2 loại hình thanh điệu:
a. Thanh điệu âm vực: Là loại thanh điệu đơn giản chỉ
phân biệt cao độ ở 3 mức cao [sắc], trung và thấp [huyền]
+ Có ở nhiều ngôn ngữ thuộc họ Bantu ở Châu Phi:
Shona, Zulu, Luganda, Yoruba (Nigeria)…
b. Thanh điệu hình tuyến: Các thanh phân biệt nhau bằng sự
di chuyển cao độ từ cao xuống thấp hoặc từ thấp lên cao
+ Có ở tiếng Hán, tiếng Việt, tiếng Thái
Thanh điệu trong tiếng Việt
Âm điệu
Bằng phẳng
Không gấp
Gấp khúc
Âm vực
khúc
Cao
Ngang
Ngã
Sắc
(1)
(3)
(5)
Thấp
Huyền
Hỏi
Nặng
(2)
(4)
(6)
lOMoARcPSD| 40749825
3. Trọng âm (Stress)
- Trọng âm là 1 hiện tượng nhấn mạnh vào 1 âm tiết nào đó trong
ngữ âm
- Sự nhấn mạnh đó thể hiện bằng 3 cách: tăng độ mạnh phát
âm; tăng độ dài phát âm và tăng độ cao
- Thông thường, âm tiết mang trọng âm có đủ 3 đặc điểm này,
chẳng hạn trong tiếng Pháp, âm tiết mang trọng âm âm
tiết mạnh nhất, dài nhất và cao nhất
Phân loại:
a. Trọng âm từ
- Trọng âm từ là trọng âm xuất hiện trong 1 từ đa tiết đứng
tách riêng
- Trọng âm từ có chức năng khu biệt:
- “record” (Anh). Trọng âm rơi vào âm tiết đầu, có nghĩa là “băng
nhạc – danh từ”/ Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2, có nghĩa là
“thu băng động từ”
- TV ko có trọng âm từ, TV, TA có trọng âm tự do. Tiếng
Pháp, Ba Lan có trọng âm cố định
b. Trọng âm ngữ đoạn
- Trọng âm ngữ đoạn là trọng âm có tác dụng trong phạm vi
ngữ đoạn
- Tiếng Pháp là ngôn ngữ ko có trọng âm từ, nhưng lại có
trọng âm ngữ đoạn
- VD: Pierre partira/ en vancances/ demain soir
c. Trọng âm câu
- Những từ nội dung (content words) sẽ mang trọng âm
- Những từ chức nangwb (structure words) ko mang trọng âm
- VD: Will you SELL my HOUSE because I’ve GONE to
CANADA.
Vấn đề trọng âm trong tiếng Việt
lOMoARcPSD| 40749825
- Có thể tạo ra câu mơ hồ nếu cùng 1 câu được đọc bằng những
mô hình trọng âm khác nhau:
- Sinh viên/ mới/ học/ ngôn ngữ học
- Mẹ con đi chợ chiều mới về có 6 cách hiểu khác nhau
+ Mẹ/ con đi chợ/ chiều mới về
+ Mẹ/ con đi chợ chiều/ mới về
+ Mẹ con (mẹ của con)/ đi chợ/ chiều mới về
+ Mẹ con (mẹ của con)/ đi chợ chiều/ mới về
+ Mẹ con (hai mẹ con)/ đi chợ/ chiều mới về
+ Mẹ con (hai mẹ con)/ đi chợ chiều/ mới về
- So sánh các mô hình trọng âm sau:
[01] [11]
Bút mực Bút mực
Em út Em út
Cửa ngõ Cửa ngõ
Cá mú Cá mú
(Ý nghĩa hạn định) (Ý nghĩa tập hợp)
Như vậy:
- Có thể nói tiếng Việt KO có trọng âm từ theo khái niệm
trọng âm của các ngôn ngữ phi âm tiết tính như tiếng Anh
- Tiếng Việt trọng âm câu. Mỗi trọng âm đánh dấu một ngữ
đoạn. Nó được đặt vào âm tiết cuối cùng hay âm tiết duy nhất
của ngữ đoạn
- Trọng âm tiếng Việt có chức năng phân giới từng ngữ đoạn
với ngữ đoạn kế tiếp trong câu:
- VD : Thầy giáo/ đang dạy/ sinh viên nước ngoài/ cách phân
biệt/ các phụ âm
lOMoARcPSD| 40749825
Sự khác biệt giữa thanh điệu và trọng âm
- Thanh điệu là đặc trưng ngôn điệu của âm tiết, còn trọng âm
là đặc trưng ngôn điệu của từ
- Thanh điệu có chức năng khu biệt nghĩa của từ trong những thứ
tiếng có thanh điệu, còn chức năng khu biệt nghĩa ko phải là
chức năng chủ yếu của trọng âm
4. Ngữ điệu (Intonation)
- Ngữ điệu là sự biến đổi cao độ của giọng nói diễn ra trong
1 chuỗi âm thanh lớn hơn âm tiết hay 1 từ
- Ngữ điệu có những chức năng như sau:
a. Chức năng pháp (quan trọng nhất): Nhờ ta
thể phân biệt được câu tường thuật, câu nghi vấn, câu
cảm thán
b. Chức năng khu biệt: Một câu có cùng 1 kết cấu cú pháp có
thể có nghĩa khác nhau tùy thuộc vào ngữ điệu của nó
c. Chức năng biểu cảm: Màu sắc tình cảm của câu có thể được
biểu hiện bằng ngữ điệu
Phân biệt âm vị và âm tố
1. Âm vị (Phoneme)
- Âm vị là đơn vị ngữ âm có tác dụng khu biệt nghĩa
- VD : “ta/ti” : “a” và “i” là 2 âm vị. Nhờ có “a” ta phân biệt
đc “ta” với “ti”
- Tác dụng khu biệt nghĩa của âm vị là sự khác nhau về nghĩa
của âm tiết do sự có mặt của âm vị ấy
- Có 2 loại âm vị:
+ Âm vị âm đoạn tính: là những âm vị được thể hiện riêng
rẽ hoặc kế tiếp nhau theo thời gian. Nguyên âm, phụ âm, bán
nguyên âm / bán phụ âm là những âm vị đoạn tính
lOMoARcPSD| 40749825
+ Âm vị siêu đoạn tính: là những âm vị không được thể hiện
riêng rẽ hoặc kế tiếp nhau theo thời gian mà luôn luôn được thể
hiện đồng thời với âm tố hoặc toàn bộ âm tiết. Thanh điệu là
âm vị siêu đoạn tính
2. Âm tố (Phone)
- Âm tố là sự thể hiện của âm vị trong từng điều kiện cụ thể
(từng vùng cụ thể, con người cụ thể, thời gian cụ thể, bối cảnh
ngôn ngữ cụ thể...)
- Có thể nói âm tố là sự hiện thực hóa âm vị (còn âm vị là
sự khái quát hóa âm tố)
- VD: có 1 âm vị “a”, nhưng có vô số âm tố “a”, mỗi lần phát ra
âm “a” là 1 âm tố
* Sự khác biệt giữa âm tố (phone) và âm vị (phoneme)
- Âm vị là đơn vị trừu tượng thuộc bình diện ngôn ngữ, được khái
quát hóa từ những âm tố cụ thể trong lời nói hằng ngày; đó là đơn vị
của âm vị học (Phonology)
- Âm tố là đơn vị cụ thể, thuộc bình diện lời nói, tồn tại thực tế
trong thế giới khách quan; đó là đơn vị của ngữ âm học
- Âm vị là âm thanh trong đầu, còn âm tố là âm thanh ta nghe thấy
và phát ra
lOMoARcPSD| 40749825
- Âm vị là hữu hạn, âm tố là vô hạn
Chương 3
TỪ VỰNG HỌC
Từ vựng = vốn từ (từ + ngữ cố định trong 1 ngôn ngữ) của 1 ngôn
ngữ
Đơn vị từ vựng: từ (đơn vị cơ bản nhất) & ngữ cố định
Từ vựng học = ngành học nghiên cứu về vốn từ của 1 ngôn ng
- Cấu tạo từ
- Nghĩa của từ
- Nguồn gốc của từ (Từ nguyên học)
- Tập hợp vốn từ (từ điển học)
- Các lớp từ vựng
- Danh học (quan tâm đến việc đặt tên nhân danh (tên người)
+ địa danh + hiệu danh ( tên cơ quan tổ chức)
- Phương ngữ học (phương ngữ địa lý, phương ngữ xã hội)
Các đơn vị từ vựng
1. Từ là đơn vị cơ bản của từ
vựng a. Từ là gì?
Từ là đơn vị nhỏ nhất độc lập về ý nghĩa và hình thức (KO có nghĩa
là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất):
(nếu phân tích nữa (từ hình vị âm vị) thì vẫn có nghĩa nhưng ko độc
lập về nghĩa và hình thức)
VD: We/ watched/ cartoons/ with/ them/ last night.
Có 7 từ Từ “watch//ed”, “cartoon//s” có 2 hình vị (chính tố +
phụ tố) : Tổng câu có 9 hình vị
lOMoARcPSD| 40749825
Có 2 vấn đề cơ bản:
- Khả năng tách biệt của từ (phân biệt từ với hình vị)
- Tính hoàn chỉnh của từ (phân biệt từ với cụm từ)
b. Từ vị và các biến thể
Từ vị: Là từ ở trạng thái trừu tượng, tiềm tàng
Biến thể từ vị: Là sự cụ thể hóa, hiện thực hóa từ vị trong những
trường hợp sử dụng khác nhau, tùy từng điều kiện cụ thể (thuộc về
lời nói)
Có 3 kiểu biến thể từ vị:
Biến thể hình thái học: (chỉ có ở các NN biến hình)
- Đó là những hình thái ngữ pháp khác nhau của 1 từ hay còn
gọi là những từ hình
- Từ hình là biến thể hình thái học của 1 từ duy nhất
- TV là ngôn ngữ ko có hình thái nên TV ko có biến thể hình
thái học. Chỉ có Anh, Pháp, Đức, Nga,… mới có biến thể hình
thái học
- VD: “Nói” trong TV chỉ có 1 nghĩa, 1 dạng. Nhưng TA có nhiều
giải thích khác nhau cho “nói”: speak speak/spoke/spoken
- VD: Những biến thể hình thái học của “TOBE”: am, is, are,
was, were, being, been…
Biến thể ngữ âm hình thái học
- Đó là sự biến dạng của từ về mặt ngữ âm và cấu tạo từ. Cùng 1
ý nghĩa từ vựng nhưng được định hình 1 cách khác nhau
- VD : Trời / giời, nhịp / dịp, nhíp / díp, sờ / rờ, dĩa / đĩa, bệnh
/ bịnh (tiếng Việt)
- Often/ oft, going to / gonna, want to / wanna, You are / ya, I
am not / ain’t (tiếng Anh)
Biến thể từ vựng ngữ nghĩa
lOMoARcPSD| 40749825
- Mỗi từ có thể có nhiều nghĩa. Mỗi lần sử dụng chỉ có 1 nghĩa
được hiện thực hóa. Mỗi ý nghĩa được hiện thực hóa như vậy
là một biến thể từ vựng – ngữ nghĩa
- VD : từ “chết” trong tiếng Việt, từ “mọc” (Em bé mới mọc
răng/ Mặt trời vừa mọc/ Cái cây này mới mọc)
- VD : Shade (Anh) khi thì có nghĩa “bóng tối” khi thì có nghĩa
“sắc thái”; bank – ngân hàng / bờ sông, present – hiện tại /
món quà
- VD : Chơi chữ: “Cầu này cũng qua được” (con bò – hđ bò)
- “Em như cây quế giữa rừng
Đắng cay ai biết, … ai hay” (đắng cay cây quế đắng, cuộc
đời đắng cay)
c. Cấu tạo từ
Hình vị (morpheme) (đơn vị hình thái)
- Nếu phân tích từ thành những bộ phận có nghĩa nhỏ hơn ta
thu được các hình vị
- Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ng
- Căn cứ vào ý nghĩa người ta chia hình vị thành 2 loại: chính tố
(root of word) và phụ tố (affix of word)
Chính tố
Phụ tố
- Là hình vị có nghĩa từ vựng tạo
- Là hình vị đi kèm chính tố để
nên cơ sở của từ
biểu hiện ý nghĩa từ vựng phát
- Có ý nghĩa cụ thể, liên hệ logic
sinh hay ý nghĩa ngữ pháp của từ
- Có ý nghĩa trừu tượng, liên hệ
với đối tượng
logic với ngữ pháp
- Ý nghĩa hoàn toàn độc lập
- Ý nghĩa ko độc lập
Phân loại phụ tố
Căn cứ vào vị trí của phụ tố so với chính tố có thể chia thành 3 loại
- Tiền tố: Là phụ tố đặt trước chính tố
lOMoARcPSD| 40749825
- VD :
- Tiền tố un- trong các từ undo (tháo, mở), undiverted (Ko
đc vui), undivorced (ko ly dị)
- Tiền tố re- trong repay (trả lại)
- Tiền tố im- trong impossible (ko thể), imperfect (chưa hoàn
thành) … (Anh)
- Hậu tố: Là phụ tố đặt sau chính tố
- VD: -er trong các từ singer, reader, robber…
- -ant/-ent (assistant, correspondent)
- -ard (drunkard)
- -arian (humanitarian)
- -ee (employee)
- -eer (engineer)
- -er/-or/-ar (baker, instuctor, liar)
- -ist (anglicist)
- -nik (beatnik)
- -ster (gangster)
- Trung tố: Là phụ tố nằm chen giữa chính tố
- VD: washerwomen, sociolinguistic
Căn cứ vào chức năng có thể phân biệt thành 2 loại phụ tố:
- Phụ tố biến hình từ (biến tố): Có chức năng cấu tạo những
dạng thức ngữ pháp khác nhau của từ như –s, -ed trong loves
“yêu, ngôi thứ 3, số đơn, thì hiện tại”, loved “yêu, thì quá khứ”
- VD: does, gets, worked, singing…
- Phụ tố phát sinh từ (cấu tạo từ): có chức năng kết hợp với
chính tố tạo ra từ mới
- VD: -er trong worker “người lao động, công nhân” (phân biệt
với work “làm việc”), reader “độc giả” (phân biệt với read
“đọc”), writer “người viết” (phân biệt với write “viết”),
leader “người lãnh đạo” (phân biệt với lead “dẫn đường”)…
Ngoài ra: (do cách phân chia trên chỉ thích hợp cho NN biến hình
nên phải có cách phân chia để có thể sử dụng cho hình vị 1 cách
gượng ép)
lOMoARcPSD| 40749825
- Có thể phân chia thành 2 loại: hình vị tự do và hình vị ràng
buộc (ko tự do)
- Hình vị tự do là hình vị có thể tự mình làm thành 1 từ đơn
- Hình vị ràng buộc là hình vị chỉ có thể làm bộ phận của từ
- VD: lập luận – lập là hình vị tự do, luận là hình vị ràng buộc;
- VD: đỏ au – đỏ là tự do, au là ràng buộc
- Đối với các NN ko biến hình như tiếng Việt thì ko thể phân
chia hình vị thành 2 loại chính tố và phụ tố. Hình vị TV các
ngôn ngữ đơn lập khác có những đặc trưng riêng biệt
- Đa số hình vị trong TV có kích thước là âm tiết. Hình vị trong
TV thường được gọi là tiếng.
Cấu tạo từ
- Căn cứ vào cấu tạo, có thể chia ra các kiểu từ sau:
- Từ đơn: Là từ chỉ có 1 hình vị chính tố
- VD : man, make, work, horse,… (Anh) - dame (phụ nữ),
role (vai trò), maison (nhà)… (Pháp)
- Từ phái sinh (derivative word): Là từ gồm chính tố kết hợp
với phụ tố cấu tạo từ
- VD : mainly (một cách trượng phu), maker (người làm),
homeless (vô gia cư), kindness (lòng tốt)… (Anh)
- Từ ghép: từ ghép là từ cấu tạo bằng cách ghép 2 hoặc hơn hai
từ độc lập
- VD : break (bẻ gãy) + fast (đói) breakfast (bữa sáng)
o Class (lớp) + room (phòng) classroom (phòng học)
o Book (sách) + case (giá) bookcase (giá sách)
o Taxi + driver taxi-driver (tài xế lái taxi)
- Từ láy: Là từ cấu tạo bằng cách lặp lại thành phần âm thanh của
một hình vị hoặc một từ. Có thể phân thành láy hoàn toàn và láy
bộ phận:
- Láy hoàn toàn:
o Tiếng Indonesia: api (lửa) apiapi (que diêm), fotsy
(trắng) fotsyfotsy (trăng trắng)
o Tiếng Việt: ào ào, chuồn chuồn, xinh xinh…
lOMoARcPSD| 40749825
o Tiếng Anh: beriberi (bệnh thiếu vitamin B), goody-goody
(người hay lên mặt đạo đức), hush-hush (kín, bí mật),
papa (cha, ba, bố), pawpaw (quả đu đủ)
- Láy bộ phận:
o Tiếng Indonesia: laki (chồng) lelaki (đàn ông), lara
(ốm) lelara (bệnh)
o Tiếng Việt: loanh quanh, lưa thưa, lạch bạch, dễ dãi…
o Tiếng Anh: heebie-jeebies (căng thẳng), hoity-toity (kiêu
cằn, kiêu kỳ), itsy-bitsy (tí tẹo, tí xíu), namby-pamby (đa
sầu, đa cảm)
2. Ngữ cố định – đơn vị tương đương với từ
Ngữ cố định có giá trị tương đường với từ, có nhiều đặc
điểm giống từ:
- Có thể tái hiện trong lời nói như từ
- Về mặt ngữ pháp, chúng có thể làm thành phần câu, có thể là cơ
sở để cấu tạo từ mới
- Về ngữ nghĩa, chúng cũng biểu hiện những hiện tượng thực tế
khách quan
- Tính cố định và tình thành ngữ là 2 đặc trưng cơ bản của
ngôn ngữ
a. Quán ngữ:
- Quán ngữ là những ngữ cố định có cấu tạo và ngữ nghĩa ko
khác gì ngữ tự do nhưng được dùng nhiều trong lời nói như
những công thức có sẵn
- Quán = thói quen
- VD : quán ăn, quán nước, quê quán, quán xuyến quán triệt (bao
quát), tập quán (thói quen) Hiện tượng đồng âm quán ngữ:
những ngữ dùng như thói quen
- Có những quán ngữ quen dùng trong những giới xã hội nhất
định. VD như giới học sinh, sinh viên có những quán ngữ như:
lOMoARcPSD| 40749825
“ăn chơi ko sợ mưa rơi”, “hổng dám đâu”, “biết chết liền”, “u
là trời”…
- Có những quán ngữ dùng để bày tỏ lịch sự, khiêm tốn trong
nghi thức giao tiếp: “have a nice day”, “nice to meet you”, “see
you soon”, “how do you do”, “have a good journey”, “thank you
for a lovely night”… “ko dám ạ”, “anh cho tôi xin”
b. Thành ngữ:
- Thành ngữ là những tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái
cấu trúc, hoàn chỉnh và bóng bẩy về ý nghĩa, được sử dụng
rộng rãi trong giao tiếp hằng ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ
- VD: - cool as cucumber, as fresh as a rose, as weak as a baby,
as cunning as a fox, quiet as an oyster…
- VD: đánh trống bỏ dùi, vụng chèo khéo chống (trống)
Thành ngữ đối:
Tiếng Việt có 2 dạng:
- Ax + Ay: nói cạnh nói khóe, khen nức khen nở, chê ỏng chê
eo…
- Ax + By: mẹ tròn con vuông, vào luồn ra cúi, lừa thầy phản
bạn, đầu xuôi đuôi lọt, thay lòng đổi dạ
Tiếng Anh: milk and honey, black and white…
Thành ngữ so sánh:
Có 3 dạng như sau:
- A như B: lạnh như tiền (vì tiền ngày xưa đúc = đồng, hấp thụ
nhiệt), cay như ớt, đắt như tôm tươi, rẻ như bèo
- (A) như B: (to) như bồ sứt cạp, (đẹp) như tiên…
- Như B: như nước vỡ bờ, như voi uống thuốc gió, như vịt nghe
sấm, như muối bỏ bể, như cá nằm trên thớt…
- Tiếng Anh: as hot as mustard…
Thành ngữ thường:
lOMoARcPSD| 40749825
- Là những thành ngữ ko so sánh, ko đối: nói toạc móng heo, áo
gấm đi đêm, bán trời ko văn tự, chọc gậy bánh xe, thầy bói
xem voi…
- Tóm lại trong giao tiếp, nếu sử dụng đúng nghĩa, đúng chỗ
các quán ngữ, thành ngữ… sẽ nâng cao hiệu quả diễn đạt,
tăng cường tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể của
lời nói.
- Thành ngữ hiện đại: đói như sói, xấu như con gấu, xinh như con
tinh tinh, cướp trên giàn mướp, buồn như con chuồn chuồn, …
- Thành ngữ vay mượn tiếng Hán: gương vỡ lại lành, trời cao đất
dày (thiên cao địa…), đứng ngồi không yên, miệng ăn núi lở
(tọa thực sơn băng)
- Thành ngữ vay mượn tiếng Pháp: ôm cây đợi thỏ, sợi tóc chẻ tư
- Thành ngữ vay mượn tiếng Anh: từ a đến z
- Có nhiều cách phân loại thành ngữ căn cứ vào các tiêu chí khác
nhau: Nguồn gốc, Cấu tạo, Thời gian sử dụng
- Phân loại thành ngữ theo cấu tạo, có thể chia làm 3 loại:
Nghĩa của từ
1. Nghĩa của từ
Như thế nào là nghĩa của từ?
- Nghĩa của từ (cũng như các đơn vị ngôn ngữ khác) là quan hệ
của từ với cái gì đó nằm ngoài bản thân nó
Các thành phần nghĩa của từ (hình)
Nghĩa của từ: Nghĩa từ vựng Nghĩa hạt nhân N.biểu vật
N.biểu niệm
N.hệ thống
Nghĩa biểu cảm
Nghĩa ngữ pháp
lOMoARcPSD| 40749825
VD: “vi diệu” – 1 cgi đó phi thường kì lạ và dường như khó có
thể xảy ra – nghĩa ban đầu có nghĩa là những lời nói của bậc thánh
nhân, có ý nghĩa triết học / “quan san” xa xôi cách trở, màu quan
san là màu của sự chia ly / “chinh an” – cái yên ngựa (từ Hán Việt)
VD: “bàn” – cái bàn (nghĩa biểu cảm)
Nghĩa hạt nhân: (nghĩa biểu vật) ứng với sự vật gọi là bàn,
(nghĩa biểu niệm) 1 tập hợp các nét nghĩa để hình dung ntn là bàn
đồ vật có mặt phẳng, làm bằng nguyên liệu rắn có các chân, dùng
để đặt các đồ vật khác hoặc sách vở khi viết, (nghĩa hệ thống) mối
quan hệ giữa từ “bàn” với các từ khác trong câu,
(nghĩa ngữ pháp) danh từ
Nghĩa từ vựng:
- Là sự phản ánh hiện thực khách quan và bộ não con người.
Nghĩa từ vựng được tạo ra bởi 3 yếu tố: quan hệ của từ với
sự vật khách quan, quan hệ của từ với khái niệm, quan hệ của
từ với những từ khác trong ngôn ng
Nghĩa ngữ pháp:
- Là ý nghĩa trừu tượng chung cho cả một lớp từ (ý nghĩa về
giống, số, cách, thời, thể…) (danh từ, tính từ)
Khác nhau:
Nghĩa từ vựng là nghĩa của riêng từng từ, còn nghĩa ngữ pháp là nghĩa
của chung 1 nhóm từ
2. Sự biến đổi ý nghĩa của từ
Nguyên nhân và cơ sở của sự biến đổi ý
nghĩa a. Nguyên nhân ngôn ngữ học thuần
túy
VD: Hiện tượng dùng các từ chỉ người trong nhiều văn cảnh quá phổ
biến khiến nó có ý nghĩa phiếm định: homme (người - Pháp), man
lOMoARcPSD| 40749825
(người - Anh) có thêm nghĩa “người ta”, “ai” (tiếng Việt) / con
chuột, bóng đèn
VD: “chân” trong “cái chân” – (biểu vật) (1) bộ phận cơ thể người
hoăc động vật – (biểu niệm) bộ phận cơ thể người hoăc động vật …
hình thức tiếp xúc trực tiếp với mặt đất và có chức năng nâng đỡ toàn
bộ cơ thể - (hệ thống) nằm trong nhóm những từ chỉ bộ phận cơ thể
người và ĐV – (biểu cảm) trung hòa (ngữ pháp) danh từ
có sự chuyển nghĩa: (nghĩa biểu vật)(2) chỉ đồ vật xung quanh
chúng ta (chân bàn, chân ghế) – (3) gọi tên những sự vật, hiện tượng
trong thực tế khách quan mà ko phải bộ phận cơ thể người hay ĐV
(chân trời) đa nghĩa
- VD : đồng âm nhưng ko đa nghĩa : chân thành, chân lý
(“chân” là sự thật)
b. Nguyên nhân xã hội:
Đóng vai trò quan trọng. Bao gồm:
Hiện tượng kiêng kỵ:
- Ở những tộc người nguyên thủy, sự kiêng kỵ tạo ra sự biến đổi
ý nghĩa. Kiêng kỵ (tabou) là sự cấm đoán dựa vào các từ và các
vật khác nhau. Những từ dùng thay từ cấm gọi là uyển ngữ
Làm cho lời nói thích hợp với phong cách chức năng
- Muốn diễn đạt văn hoa bóng bẩy:
- VD : Bây giờ mận mới hỏi đào / Vì hoa nên phải đánh đường
tìm hoa…
- Muốn diễn đạt trang nhã, lịch sự, tránh sự thô tục:
- VD :
- Tránh dùng từ “chết” người ta dùng: mất, khuất núi, đi, nằm
xuống,…
- Tránh dùng từ xấu, kém người ta nói: ko khá lắm, ko đẹp lắm…
- Ở Mỹ, từ “foreign” được chấp nhận trong việc nói foreign
country, foreign services, foreign currency…, nhưng từ foreign
lOMoARcPSD| 40749825
student ko dùng trong ngôn ngữ hành chính. Người ta
thường dùng international student (phân biệt người Mỹ chính
gốc, người Mỹ nhập cư, người NN du học Mỹ)
Do thay đổi môi trường sử dụng cửa các từ
- Chuyển từ môi trường rộng sang môi trường hẹp (chuyên
môn hóa):
- VD : operation (hoạt động): trong quân sự có nghĩa là “cuộc
hành quân”, trong y tế nghĩa là “giải phẫu”, trong toán học nghĩa
là “một phép toán”…
- Chuyển từ môi trường hẹp sang môi trường rộng:
- VD : 1880, một địa chủ Ireland là Boycott bị những người
lanbgs giềng căm ghét, do đó sinh ra từ “boycott” (tẩy chay)
Những hiện tượng biến đổi nghĩa của từ
a. Mở rộng nghĩa:
- VD : “Đẹp” là tính từ chỉ dùng ở lĩnh vực hình thức (cô gái
đẹp, giỏ xách đẹp) nhưng bây giờ dùng ở cả phạm vi tinh thần,
tình cảm, quan hệ: đẹp lòng, đẹp nết, đẹp lời…cử chỉ đẹp, tâm
hồn đẹp, lời nói đẹp các nghĩa có mối liên hệ đa nghĩa
- VD : “lộn” – (1) nhầm: đi lộn nhà (2) hđ làm cho tư thế thay
đổi so với tư thế ban đầu: lộn nhào (2) lộn xộn: đánh lộn, hột vịt
lộn các nghĩa ko liên quan với nhau đồng âm KO phải HT biến
đổi nghĩa
- VD : “ăn” – (1) hđ đưa thức ăn vào miệng nuôi sống cơ thể - (2)
ăn hối lộ (3) tiếp nhận ánh nắng, sự việc: ăn nắng, ăn ảnh (4)
thắng: tôi ăn ván này
b. Thu hẹp nghĩa
- VD: “Nước” từ chỗ chỉ chất lỏng nói chung, rồi chất lỏng có
thể uống được, cuối cùng là hợp chất giữa Hydro và Oxy.
Có 2 phương thức chuyển nghĩa
lOMoARcPSD| 40749825
1 - Ẩn dụ: Sự chuyển đổi tên gọi dựa vào mối liên hệ chủ quan giữa
các sự vật, hiện tượng (cách gọi tên y thuộc vào nhận thức của
con người)
- VD : + Ẩn dụ cụ th- cụ thể: mũi thuyền, mũi kim, mũi tên,
mũi súng, răng lược, răng bừa, chân bàn, chân ghế, ruột bút,
lòng sông, cửa sông, cửa rừng
+ Ẩn dụ cụ thể - trừu tượng: nắm tình hình, nắm bài, lửa căm
thù, khối kiến thức
- Lấy tên gọi A của X để gọi Y (X – Y ko có liên hệ khách quan)
+ “mũi” là bộ phận cơ thể ng và ĐV nhô ra so với 1 mặt phẳng
chỉ những đồ vật có hình dạng tương tự : mũi thuyền, mũi
kim, mũi súng, mũi tên…
+ “mũi” chỉ bộ phận của vật thể địa lý: mũi đất, mũi Cà Mau,
Mũi Né – về hình thức là phần đất nhô ra biển
2 Hoán dụ: Sự chuyển đổi tên gọi dựa trên mối quan hệ khách quan
giữa các sự vật hiện tượng
- VD : Bureau (Pháp) lúc đầu có nghĩa là “vải len”, tiếp đó nó có
nghĩa là “cái bàn phủ vải như vậy”, “phòng có cái bàn như
vậy”, “cơ quan”, “người làm việc ở cơ quan”
- VD : “nắm” trong “nắm xôi”
- Lấy tên gọi A của X để gọi Y (X – Y có liên hệ khách quan)
+ VD: “miệng” (A) chỉ bộ phận người và ĐV (X) – lời
nói (Y): miệng đời, miệng thế gian có quan hệ khách quan
hoán dụ
+ VD: “miệng” – miệng chén (hình dáng tròn như cái miệng
của bộ phận cơ thể, chỉ là liên tưởng chứ ko có liên hệ khách
quan) ẩn dụ
+ VD: “đi cà phê” – chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ -
gọi tên chung cho việc đi quán nước, “nấu cơm” vừa gồm nấu
cơm vừa gồm nấu đồ ăn, “cắt tóc” gồm cắt, gội đầu, sấy, tạo
kiểu
Có thể kể ra 1 vài dạng hoán dụ:
lOMoARcPSD| 40749825
- Lấy bộ phận thay cho toàn thể : nhà có 5 miệng ăn, có chân
trong đội bóng, tay cờ xuất sắc…
- Lấy âm thanh, hình dáng gọi tên con vật: tu hú, chim cuốc, rắn
cạp nong, rắn sọc dưa…
- Lấy nguyên liệu gọi tên sản phẩm : thau, gương, đồng (VNĐ
vì ngày xưa đồng tiền VN làm bằng đồng…
3. Phân loại nghĩa của từ
- Do sự chuyển nghĩa mà 1 từ có thể có rất nhiều nghĩa:
Trong tiếng Pháp, faire (20 nghĩa), mettre (4 nghĩa)…; trong
tiếng Anh, make (14 nghĩa), nervous (4 nghĩa)
- Có nhiều cách phân loại từ đa nghĩa:
a. Nghĩa chính và nghĩa phụ
- VD : “chân” (bộ phận của cơ thể) là nghĩa chính còn
những trường hợp khác là nghĩa phụ
b. Nghĩa thông thường và nghĩa thuật ngữ
- VD : “nước” (chất lỏng nói chung) là nghĩa thông thường,
“nước” (hợp chất giữa hydro và oxy) là nghĩa thuật ngữ
c. Nghĩa gốc và nghĩa phát sinh
- VD : phân tích quá trình phát triển nghĩa của từ “bureau” (Pháp),
ta thấy: 1)vải len, 2)cái bàn phủ vải len, 3)cái phòng có cái bàn
như vậy, 4)cơ quan, 5)người công tác ở cơ quan…
4. Hiện tượng đồng âm
Định nghĩa
- Đồng âm là hiện tượng trùng nhau về ngữ âm của 2 hoặc hơn 2
đơn vị ngôn ngữ khác nhau. Phổ biến là từ đồng âm
- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng có ý
nghĩa hoàn toàn khác nhau, KO liên quan gì với nhau
- VD : Tiếng Việt: ca (đồ đựng, dùng uống nước) / ca (trường hợp)
lOMoARcPSD| 40749825
- VD : Tiếng Anh: bank (ngân hàng) / bank (sườn dốc của 1 con
sông), match (trận đấu) / match (que diêm), shoal (phấn) / shoal
(đoàn, đám), sole (bàn chân / đế giày) / sole (độc nhất, duy nhất)
Phân biệt từ đồng âm với từ trùng âm, từ đồng tự
*Từ trùng âm: Có ý nghĩa khác nhau, được phát âm như nhau nhưng
lại viết khác nhau
- VD: Tiếng Anh: son (con trai) và sun (mặt trời), meat (thịt) và
meet (gặp), sew (may, khâu) và sow (gieo), dear (thân thiết) và deer
(con hươu)
*Từ đồng tự: Khác về nghĩa, phát âm khác nhau nhưng chữ viết
giống nhau
- VD: Tiếng Anh: tear (xé) và tear (nước mắt), wind (gió) và
wind (lên dây cót), row (dãy) và row (cãi vã)...
- VD: một nghề cho chín (sự rèn luyện lâu năm có đầu tư đ
thêm kinh nghiệm) còn hơn chín (9 chỉ số nhiều) nghề
5. Hiện tượng đồng nghĩa
Khái niệm
- Từ đồng nghĩa là từ khác nhau về vỏ âm thanh nhưng ý
nghĩa trùng nhau hoặc gần giống nhau
- VD : Tiếng Việt: hổ, cọp, khái, ông ba mươi; mau,
chóng, nhanh…
- VD : Tiếng Anh: the slice, the piece, the morsel (miếng)…
Phân loại
a. Đồng nghĩa sắc thái
- Khác nhau về sắc thái ý nghĩa
- VD: Tiếng Anh: happy (hạnh phúc)/ lucky (may mắn)
laiser (rời bỏ) / quitter (chia tay)…
- VD: Tiếng Việt: chét, quy tiên, từ trần, tạ thế, ngoẻo…
lOMoARcPSD| 40749825
b. Đồng nghĩa tuyệt đối
- Những từ đồng nghĩa tuyệt đối có xu hướng lùi dần vào vốn từ
tiêu cực để rồi sẽ mất đi hoặc lùi vào 1 phạm vi sử dụng hẹp
hơn thành 1 sự kiện cửa tiếng địa phương
- VD: Tiếng Việt: phi cơ, tàu bay, máy bay…
6. Hiện tượng trái nghĩa
Khái niệm
- Từ trái nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm, đối lập về ý
nghĩa, biểu hiện những khái niệm tương phản về logic
nhưng tương liên lẫn nhau…
- Từ trái nghĩa bộc lộ các mặt đối lập của các khái niệm
tương liên, gắn liền với một phạm vi sự vật
- VD : bề sâu (sâu/nông), bề rộng (rộng/hẹp), trọng
lượng (nặng/nhẹ)…
- Nếu trình bày bằng sơ đồ thì những từ trái nghĩa nằm ở những
tuyến song song với nhau:
+ Nông >< sâu (bề sâu)
+ rộng >< hẹp (bề rộng)
+ yếu >< mạnh (sức mạnh)
- VD: giàu nghèo (năng lực tài chính) giàu ko trái nghĩa với
yếu ko liên hệ năng lực tài chính, mạnh yếu (thể
trạng), cao thấp (chiều đo theo chiều dọc), dài ngắn (chiều
đo theo chiều ngang)
Có 4 kiểu trái nghĩa:
1. Quan hệ tương phản (contrary): già trẻ, lớn – nhỏ, cao – thấp,
rộng – hẹp…
2. Quan hệ ngược hướng (vector): ra – vào, lên xuống
3. Quan hệ mâu thuẫn (contradictory): sống chết, trung thành
phản bội, có mặt vắng mặt
4. Quan hệ nghịch đảo (converse): mua bán
lOMoARcPSD| 40749825
Các đặc điểm của từ trái nghĩa
- Từ trái nghĩa gắn liền với tính cân xứng (dung lượng về ng
nghĩa giữa các từ phải tương đương nhau)
- VD : to/nhỏ, lớn/bé, thiện cảm/ác cảm, thương yêu/thù ghét…
- Một từ nhiều nghĩa có thể tham gia vào nhiều cặp trái nghĩa
khác nhau
- VD : mở - đóng (cửa), mở - khép (cửa), mở - gấp (vở), mở -
đậy (vung), mở - che (màn), mở - hạ (màn)…
- Hiện tượng trái nghĩa chủ yếu là sự đối lập những từ gốc khác
nhau. Tuy nhiên, có thể cấu tạo những cặp trái nghĩa mới trên
cơ sở các từ gốc vốn trái nghĩa
- VD : ăn mặn ăn nhạt, khéo nói vụng nói, xấu mặt đẹp mặt,
xấu bụng – tốt bụng, ăn mặn – ăn chay, siêng làm – nhác làm…
- Có những từ trái nghĩa cùng gốc
- VD : có lý lý, thống trị - bị trị, happy – unhappy, useful
useless, possible - impossible…
- Hiện tượng trái nghĩa gắn bó chặt chẽ với hiện tượng đồng nghĩa
- VD : LỚN (vĩ đại, to, bự, to tát, khổng lồ, lớn lao, đồ sộ, to lớn)
ĐỒNG NGHĨA
- VD : NHỎ (bé ,xíu, nhỏ xíu, nhỏ bé, tí hon, nhỏ nhoi, xíu
xiu, chút xíu) ĐỒNG NGHĨA
- VD : nhóm từ đồng nghĩa của LỚN thì TRÁI NGHĨA với
nhóm từ đồng nghĩa của NHỎ
MQH giữa đồng nghĩa và trái nghĩa:
- Khi 1 nét nghĩa rộng bị phân hóa 1 cách cực đoan về phía 2 cực
thì ta có những từ trái nghĩa. Còn khi chúng đồng nhất với nhau
ở 1 trong 2 cực thì ta có hiện tượng đồng nghĩa.
- Tóm lại, đồng nghĩa và trái nghĩa là biểu hiện cực đoan của
mối quan hệ đồng nhất và đối lập trong ngôn ngữ đồng nghĩa
và trái nghĩa có MQH mật thiết với nhau
- Những từ đồng nghĩa và trái nghĩa trước hết là những từ cùng
thuộc 1 trường nghĩa
lOMoARcPSD| 40749825
7. Trường
nghĩa Khái niệm
Trường nghĩa là tập hợp các từ có quan hệ lẫn nhau về nghĩa
Các kiểu trường nghĩa
a. Trường cấu tạo từ
- VD : cặp đồng âm Enle (cái bàn chải) Enle (con chim)
của tiếng Đức nằm trong 2 trường cấu tạo từ khác nhau
chúng thuộc những phạm vi biểu tượng khác nhau
- Enle (con chim) enlenest (tổ cú) – enlenaugen (mắt cú)
- Enle (cái bàn chải) kehenle (bàn chải bàn) – handeenle (bàn
chải tay)
- Ban (chỉ về buổi) ban sáng, ban trưa, ban chiều, ban tối
- Ban (chỉ về hành động người trên trao cho người dưới) ban
phát, ban ơn, ban tặng
b. Trường từ vựng ngữ nghĩa
- Là kiểu trường nghĩa phổ biến nhất
- VD :
- Dùng từ “hoa” để tập hợp các từ có cùng một phạm vi biểu vật
với hoa (đài, cánh, cuống, nhị, phấn, nụ…)
- Từ “mang” có thể tập hợp quanh nó các từ như: đem, cõng,
khiêng, vác, kiệu, đeo, đèo, chở, địu, lai, thồ…
- (Hình)
- 2 quan hệ ngôn ngữ (gọi chung là trường nghĩa liên tưởng)
+ trường nghĩa tuyến tính: là 1 động lượng từ
+ trường nghĩa đối vị (dọc): + Trường nghĩa biểu vật: tập hợp
từ có chung nghĩa biểu vật với từ đó
+ Trường nghĩa biểu niệm: tập hợp
từ có chung 1 nghĩa biểu niệm
- VD : “tay” – TN tuyến tính: cánh, cổ, bàn, ngón, vẫy, phải,
trái, mềm, cứng …
- VD : “hoa” TN biểu vật: bộ phận của hoa (cánh, cuống, nhụy,
nhị, phấn, cành, đài, nụ), trạng thái của hoa (nở, héo, úa, tàn, rũ,
lOMoARcPSD| 40749825
khô), loài hoa (cúc, hồng, huệ, đào), phẩm chất của hoa
(thơm, đẹp)
- VD : (hoạt động) (tự di chuyển) (của người, ĐV) TN biểu
niệm: (trên bộ) đi chạy bò, lăn, lê lết, trườn, (dưới nước) bơi,
lội, lặn, ngụp, (trên không) bay, liện, lượn, phóng, lao …
- VD : (hoạt động) (tác động đến vật khác) (làm cho rời ra)
(bằng bộ phận cơ thể người) bứt, bẻ, ngắt, cắn, lột, xé, tách /
(bằng dụng cụ có lưỡi) cắt, chặt, cưa, thái, xẻ, chém, băm, bằm,
bổ / (phân tách khái quát) chia tách, phân ly, ly gián, chia rẽ
Các lớp từ vựng
- Phân biệt về tần số xuất hiện
+ Lớp từ vựng tích cực (lớp từ vựng cơ bản của 1 ngôn ngữ, là
những từ sử dụng nhiều, thường xuyên trong đời sống hằng
ngày) danh từ quen thuộc trong đời sống
+ Lớp từ vựng tiêu cực (lớp từ vựng ít sử dụng) thuật ngữ
khoa học
- Phân biệt về thời gian sử dụng
+ Lớp từ cổ, từ cũ, từ lịch sử (mệnh một chết), (ký giả - nhà
báo, phóng viên), (thầy cãi luật sư), (thầy thông ngôn biên
phiên dịch), (nhà dây thép bưu điện), (nhà thương thí
bệnh viện cho người nghèo), (người Hồng Mao người Anh)
+ Lớp từ mới
- Phân biệt về nguồn gốc
+ Lớp từ vay mượn :sống động, website
+ Lớp từ thuần bản ngữ
- Phân biệt về phạm vi sử dụng
+ Lớp từ toàn dân
+ Lớp từ hạn chế về phạm vi (từ địa phương, từ nghề nghiệp,
biệt ngữ, thuật ngữ khoa học, từ thi ca…)
Tóm lại:
- Nghĩa từ vựng tập trung vào nghĩa hạt nhân gồm biểu vật,
biểu niệm, hệ thống
lOMoARcPSD| 40749825
- Vấn đề chuyển nghĩa của từ
- Các hiện tượng ngữ nghĩa
Chương 4:
NGỮ PHÁP HỌC
1. Đối tượng nghiên cứu và các phân ngành
- Ngữ pháp học là phân ngành Ngôn ngữ học nghiên cứu hình
thái của từ, quy tắc cấu tạo từ (hình thái học)câu (cú
pháp học)
- Hình thái học nghiên cứu ngữ pháp của từ: cấu tạo từ, hình
thái từ và từ loại
- Với các ngôn ngbiến hình, nghiên cứu hình thái từ là nhiệm
vụ quan trọng của lĩnh vực nghiên cứu ngữ pháp của từ Hình
thái học (Morphology)
- Với các ngôn ngKO biến hình phân ngành này ko có
phần nghiên cứu hình thái từ Từ pháp học
- Cú pháp học (Syntaxe) nghiên cứu ngữ pháp câu, gồm quy tắc
cấu tạo ngữ đoạn và quy tắc cấu tạo câu
- Sự phân biệt hình thái học và cú pháp học chỉ có tính chất
tương đối
- Các ngôn ngữ đơn lập ko có sự phân biệt này và Ngữ pháp học
chủ yếu là cú pháp học
2. Ý nghĩa ngữ pháp (grammatical meaning)
2.1. Ý nghĩa ngữ pháp là gì?
Ngôn ngữ học thường phân biệt ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp
- Ý nghĩa từ vựng (Lexical meaning) là ý nghĩa riêng cho từng từ,
mỗi ý nghĩa từ vựng thuộc về một từ
lOMoARcPSD| 40749825
- Ý nghĩa ngữ pháp là ý nghĩa chung cho nhiều từ, do đó có tính
chất khái quát, trừu tượng…
Định nghĩa
Ý nghĩa ngữ pháp loại ý nghĩa chung cho hàng loạt đơn vị ngôn
ngữ và được thể hiện bằng những phương tiện ngữ pháp nhất định
- Ý nghĩa số phức là ý nghĩa chung của những từ như books,
students, cars, houses…(Anh), dùng hư từ - số từ, “nhiều” (Việt)
- Ý nghĩa quá khứ là ý nghĩa chung của những từ như worked,
loved, studied, liked, passed…
Ý nghĩa ngữ pháp được khái quát từ chính các đơn vị ngôn ngữ,
là phần ý nghĩa chung giữa các đơn vị ngôn ngữ
2.2. Các loại ý nghĩa ngữ pháp
a. Ý nghĩa từ loại
- Là ý nghĩa chung của tất cả các từ cùng thuộc 1 từ loại
- VD : trong tiếng Anh dùng phụ tố, trọng âm để làm thay đổi về
ý nghĩa từ loại
- VD : tất cả các danh từ đều có ý nghĩa ngữ pháp khái quát là “ý
nghĩa sự vật”. Tất cả các động từ đều có ý nghĩa hoạt
động, trạng thái hay quá trình…
b. Ý nghĩa hình thái:
- Là ý nghĩa của các phạm trù ngữ pháp của từ. Chúng được thể
hiện bằng các hình thái ngữ nghĩa
- Các ý nghĩa hình thái phổ biến trong các ngôn ngữ biến hình
các ý nghĩa “giống, số, cách, ngôi, thời, thể, thức,
dạng,…” c. Ý nghĩa phái sinh
- Là loại ý nghĩa ngữ pháp có tính chất chung cho nhiều từ
d. Ý nghĩa quan hệ (ý nghĩa cú pháp)
- Thể hiện quan hệ của từ với các từ khác, cũng có nghĩa là thể
hiện vị trí và chức năng của từ ngữ trong các kết cấu ngữ pháp,
nên gọi là ý nghĩa cú pháp
- VD : dùng phụ tố, hư từ
lOMoARcPSD| 40749825
- Ý nghĩa quan hệ được biểu hiện trong các NN biến hình bằng
các phụ tố (biến tố). Ngoài ra nó còn có thể biểu hiện bằng
các phương tiện khác như hư từ, trật tự từ, ngữ điệu
- VD : đây là quyển sách của tôi
3. Các phương thức ngữ pháp
Phương thức ngữ pháp là gì?
- Để biểu hiện ý nghĩa và quan hệ ngữ pháp, các ngôn ngữ
trên TG dùng những phương thức ngữ pháp khác nhau
- Phương thức ngữ pháp là những biện pháp hình thức chung
nhất thể hiện ý nghĩa ngữ pháp
- Các phương thức ngữ pháp tuy có tính khái quát, nhưng bao
giờ cũng được biểu thị bằng những hình thức cụ th
Các phương thức ngữ pháp phổ biến
a. Phương thức phụ tố (Affixations)
- Dùng phụ tố để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp
- Phổ biến trong các ngôn ngữ biến hình
- Chia làm 2 loại: phụ tố biến hình từ và
b. Phương thức biến dạng chính tố
- Còn được gọi là phương thức luân phiên âm vị hay phương thức
biến tố trong. Đặc điểm của nó là biến đổi 1 bộ phận của chính
tố để thể hiện sự thay đổi ý nghĩa ngữ pháp
- VD : TA: dạng thức số nhiều của foot (bàn chân) là feet, của
tooth (cái răng) là teeth, của man (đàn ông) là men
c. Phương thức thay chính tố
- Thay chính tố có nghĩa là thay đổi hoàn toàn vỏ ngữ âm của 1
từ để biểu thị sự thay đổi ý nghĩa ngữ pháp
- Phương thức thay đổi chính tố thường dùng để biểu hiện:
+ Ngôi, số, thì, thức, thể của động từ (thường là động từ bất
quy tắc): go/goes/went/gone, sing/sang/sung…
+ Các hình thái của đại từ nhân xưng: I/me/mine…
lOMoARcPSD| 40749825
+ Cấp so sánh của tính từ: good/better/best
d. Phương thức trọng âm
- Trọng âm có thể được sử dụng để phân biệt ý nghĩa từ vựng của
các từ hay để phân biệt ý nghĩa ngữ pháp của các dạng thức từ
- VD : record (đĩa nhạc) / record (thu băng), permit (sự cho phép)
/ permit (cho phép)…
e. Phương thức lặp
- Khi lặp từ biểu thị ý nghĩa ngữ pháp, lặp từ là phương thức
ngữ pháp
- Với danh từ: lặp lại toàn bộ từ ý nghĩa số phức: nhà nhà,
người người…
- Với vị từ động: lặp toàn bộ biểu thị sự lặp lại, tái diễn của
hành động: gật gật, cười cười, lắc
lắc… f. Phương thức hư từ
- Đây là phương thức ngữ pháp phổ biến nhất, vì hầu như ko 1
ngôn ngữ nào ko dùng phương thức ngữ pháp này
- Phương thức này có vai trò đặc biệt quan trọng đối với những
ngôn ngữ ko có phụ tố như tiếng Việt, tiếng Hán hay hệ thống
phụ tố đơn giản như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Bungari
- VD : hệ thống mạo từ của tiếng Anh, tiếng Pháp…
g. Phương thức trật tự từ
- Khi trật tự từ ở trong câu dùng để biểu hiện ý nghĩa ngữ
pháp, nó được coi là một phương thức ngữ pháp
- Chẳng hạn trong tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Hán, tiếng Anh,
tiếng Pháp, vị trí của từ trong câu do chức năng ngữ pháp,
ý nghĩa ngữ pháp của nó quy định
- VD : - Sao nó bảo không đến?
Trật tự từ thường biểu hiện:
- Quan hệ chủ thể - đối thể: The lion killed the hunter. /
The hunter killed the lion
- Quan hệ xác định được xác định: Bột xà bông/ Xà bông bột
- Trong 1 số thứ tiếng, trật tự từ không bắt buộc như tiếng Nga
- Trong các ngôn ngữ Ấn, Âu…, trật tự từ thường biểu thị các ý
nghĩa tình thái của câu như tường thuật, nghi vấn, cảm thán…
lOMoARcPSD| 40749825
- VD : Tiếng Pháp:
+ Câu tường thuật: Il est étudiant (Anh ấy là sinh viên)
+ Câu nghi vấn: Est – il étudiant? (Anh ấy có phải là sinh
viên không?)
h. Phương thức ngữ điệu
- Ngữ điệu được coi phương thức ngữ pháp khi người ta sử
dụng để biểu thị các ý nghĩa tình thái của câu như
“tường thuật”, “nghi vấn”, “khẳng định”, “phủ định”…
- So sánh:
+ Câu tường thuật: Il est étudiant
+ Câu nghi vấn: Il est étudiant ?
Phân loại ngôn ngữ theo sự sử dụng các phương thức ngữ pháp
- Có thể chia các phương thức ngữ pháp trên thành 2 nhóm:
Nhóm 1: Bao gồm các phương thức phụ tố, biến dạng chính tố,
thay chính tố, trọng âm và lặp. Theo các phương thức này, bộ phận
diễn đạt ý nghĩa từ vựng với bộ phận diễn đạt ý nghĩa ngữ pháp cùng
tập hợp vào trong một từ. Ta gọi đó là các phương thức tổng hợp tính
Nhóm 2: Bao gồm các phương thức trật tự từ, hư từ và ngữ điệu.
Theo các phương thức này, bộ phận mang nghĩa từ vựng và bộ phận
mang nghĩa ngữ pháp không tập hợp vào cùng một từ. Ta gọi chúng
là các phương thức phân tích tính
VD: TV sử dụng nhiều trật tự từ, hư từ, ngữ điệu tiếng Việt là 1
NN phân tích tính
VD: TA cũng sử dụng nhiều pt trật tự từ và hư từ nên tính phân
tích của TA nổi trội hơn tính tổng hợp điển hình
4. Phạm trù ngữ pháp (grammatical category)
Phạm trù ngữ pháp là gì?
a. Định nghĩa
lOMoARcPSD| 40749825
- Phạm trù ngữ pháp là 1 tập hợp những ý nghĩa ngữ pháp đối
lập nhau được biểu hiện bằng những hình thức ngữ pháp
đối lập tương ứng
- Trong tiếng Anh: sự đối lập giữa ý nghĩa số đơn và ý nghĩa số
phức, và sự đối lập này được biểu thị bằng sự vắng mặt hay
mặt của phụ tố -s/-es
- Table: số đơn / tables: số phức
- Chair: số đơn / chairs: số phức
- tiếng Anh có phạm trù ngữ pháp số (number)
Các phạm trù ngữ pháp phổ biến
a. Số (number)
- Là phạm trù ngữ pháp dùng để phân tích các từ loại có biểu hiện
tương phản về số
- Trong TA, số chủ yếu thấy ở danh từ (dog/dogs)
- Số cũng được phản ánh trong sự biến đổi của động từ (he
laughs/ they laugh) hoặc đại từ (this man/ these men)
b. Giống (gender)
- Khi phân tích các từ loại, giống thể hiện những đối lập
như giống đực/giống cái/giống trung
- Trong TA, tương phản về giống chỉ thấy ở đại từ và 1 số danh từ
- VD : he/she/it, prince/princess, author/authoress
c. Cách (case)
- Phạm trù cách được dùng trong phân tích các từ loại để
nhận diện quan hệ cú pháp giữa các từ trong câu.
- Tiếng Hy Lạp có 5 cách, tiếng Sankrit có 8 cách, tiếng Phần
Lan có 13 cách, tiếng Nga có 6 cách
- Trong TA, phạm trù cách được thực hiện bằng các phương thức
sau:
- Biến tố: teacher/teacher’s (của thầy giáo)
- Theo sau giới từ: With/ to a man (với 1 người)
- Trật tự từ: John kicked Peter. / Peter kicked John
d. Thời (tense)
- Có 3 thời: quá khứ, hiện tại và tương lai
- Thời được thể hiện bằng phụ tố hoặc trợ động từ
lOMoARcPSD| 40749825
- VD: I study every day. / I studied last night. / I will
study tomorrow.
e. Thức (mode/mood)
- Là nguyên tắc sắp xếp các động từ căn cứ vào những cách thức
khác nhau mà người nói có thể hiểu và diễn đạt cái quá trình
được thể hiện bằng động từ
- Thức biểu thị quan hệ giữa hành động với thực tế khách quan
người nói: thức tường thuật, thức mệnh lệnh, thức giả định, thức
điều kiện…
f. Dạng (voice)
- Thông thường người ta hay phân biệt 2 dạng: chủ động và bị
động
g. Ngôi (person)
- Có 3 ngôi với các phương tiện biểu đạt tương ứng
h. Thể (Aspect)
- Hoàn thành
- Chưa hoàn thành
Phạm trù từ vựng ngữ pháp (lexical grammatical
category) 1. Phạm trù từ vựng – ngữ pháp là gì?
- Mỗi tập hợp từ được phân chia trên cơ sở ý nghĩa khái quát
đặc điểm hoạt động ngữ pháp (bất kể là tập hợp lớn hay nhỏ)
đều được gọi là 1 phạm trù từ vựng ngữ pháp
2. Căn cứ xác định phạm trù từ vựng ngữ
pháp - Ý nghĩa khái quát của từ:
- Ý nghĩa sự vật, ý nghĩa hành động, ý nghĩa tính chất, ý nghĩa
tình thái…
- Đặc điểm hoạt động ngữ pháp:
+ Cấu tạo và khả năng biến đổi dạng thức của từ (đặc điểm
hình thái học)
VD: Trong tiếng Nga, danh từ biến đổi theo giống, số,
cách; động từ biến đổi theo ngôi, thời, thức, dạng.
+ Khả năng từ tham gia xây dựng các kết cấu cú pháp (đặc điểm
cú pháp học)
lOMoARcPSD| 40749825
VD: trong TV, hư từ không có khả năng làm trung tâm của
ngữ, còn thực từ có khả năng đó
3. Các phạm trù từ vựng – ngữ pháp phổ biến
a. Thực từ
- Danh từ (noun)
+ VD: TA: DT đếm đc và DT ko đếm đc / TV: có DT chỉ sự
vật và DT chỉ loại (loại từ), DT tổng hợp và DT ko tổng hợp
- Động từ (verb)
+ VD: TA: nội động từ, ngoại động từ/ TV: chia thành nhóm
(ĐT tri giác, ĐT hoạt động, ĐT cảm nghĩ, ĐT trạng thái…)
- Tính từ (adjective)
+ VD: TV có tính từ gần gũi với động từ hơn TA
- Đại từ (pronoun)
+ VD: từ xưng hô trong TV có sự linh hoạt về ngôi
- Số từ (quantifier)
b. Hư từ
- Giới từ (preposition)
- Liên từ (conjunction)
- Phó từ / Trạng từ (adverb)
- Trợ từ
- Tình thái từ (particle)
- Thán từ (interjection)
Quan hệ ngữ pháp
1. Quan hệ ngữ pháp là gì?
- QHNP là quan hệ giữa các từ trên trục hình tuyến
2. Các kiểu quan hệ ngữ pháp
- Quan hệ đẳng lập
- Quan hệ chính ph
- Quan hệ chủ vị
Note:
- Quan hệ ngôn ngữ: tôn ti, tuyến tính, đối vị
lOMoARcPSD| 40749825
- Quan hệ ngữ pháp: đẳng lập, chính phụ, chủ vị
a. Quan hệ đẳng lập
- Là quan hệ giữa hai hay hơn hai thành tố có cương vị cú pháp
bình đẳng nhau
- VD : Con trai và con gái (cùng học với nhau) / Cà phê hay
chè (đều làm mất ngủ) / (Lan) tuy thông minh nhưng lười
b. Quan hệ chính phụ
- Là quan hệ giữa các thành tố có cương vị cú pháp khác nhau,
thành tố này phụ thuộc vào thành tố kia
- VD : (Hạt tiêu) rất cay / Bàn gỗ đắt hơn bàn đá / Bơi ở hồ (rất
thú) / (Nó) đọc sách
c. Quan hệ chủ vị
- Là quan hệ giữa 2 thành tố phụ thuộc lẫn nhau, ko có thành
tố nào chính hoặc phụ
- VD : Trăng đang lên / The woman is having her
breakfast (Người đàn bà đang ăn bữa sáng)
Đơn vị ngữ pháp
1. Khái niệm
- Đơn vị ngữ pháp là các yếu tố ngôn ngữ thuộc hệ thống cái được
biểu hiện
2. Các đơn vị ngữ pháp
- Cú đoạn (phrase) là 1 yếu tố đơn lẻ của câu, bao gồm hơn 1 từ
+ Cú đoạn danh từ: các sinh viên năm thứ nhất
+ Cú đoạn động từ: làm bài tập toán
+ Cú đoạn tính từ: rất khó khăn…
- Cú (clause)
+ Cú là một nhóm từ có chủ ngữ và vị ngữ của mình, nằm
trong một câu rộng hơn
+ VD: Nó mặc chiếc áo tôi mua
Anh/ cứ nói thế// làm mẹ / buồn lắm
IT // was when you / were on the phone that she came
(Khi bạn đang gọi điện thoại cô ấy đến)
lOMoARcPSD| 40749825
- Câu là đơn vị có chức năng thông báo. Có thể phân loại
câu theo nhiều phương diện khác nhau:
+ Căn cứ đặc điểm cấu trúc: câu đơn, câu phức, câu ghép
+ Căn cứ vào chức năng: câu tường thuật, câu hỏi, câu
mệnh lệnh, câu cảm thán
Note:
Đơn vị ngôn ngữ: âm vị, hình vị, từ
Đơn vị lời nói: ngữ đoạn câu
Đơn vị ngữ pháp: cú đoạn, cú, câu
Chương 5
NGUỒN GỐC & SỰ PHÂN LOẠI NGÔN NG
Nguồn gốc của ngôn ngữ
Cần phân biệt 2 vấn đề khác nhau:
- Vấn đề nguồn gốc của ngôn ngữ nói chung (con người đã sáng
tạo ra ngôn ngữ như thế nào trong quá trình phát triển của nó)
- Vấn đề nguồn gốc các ngôn ngữ cụ thể (là vấn đề thuần
túy ngôn ngữ học)
- Nguồn gốc của ngôn ngữ nói chung gắn liền với nguồn gốc
của XH loài người. Nó vừa là vấn đề ngôn ngữ học vừa là vấn
đề lịch sử XH loài người
1. Một số giả thuyết về nguồn gốc ngôn ngữ
a. Thuyết tượng thanh
- Manh nha từ thời cố đại và phát triển mạnh vào TK XVII XIX
- Nội dung: Ngôn ngữ là do sự bắt chước các âm thanh trong tự
nhiên (tiếng chim kêu, tiếng nước chảy…). Cơ sở của thuyết này
là các từ tượng thanh có trong các ngôn ngữ
b. Thuyết cảm thán
- Phát triển mạnh vào TK XVIII XX
lOMoARcPSD| 40749825
- Nội dung: Ngôn ngữ bắt nguồn từ âm thanh của cảm xúc (buồn,
giận, mừng, vui, đau đớn…). Cơ sở của thuyết là sự tồn tại các
thán từ trong ngôn ngữ
c. Thuyết tiếng kêu trong lao động
- Phát triển mạnh vào TK XIX
- Nội dung: Ngôn ngữ bắt nguồn từ những tiếng kêu trong lao
động tập thể. Thuyết có cơ sở thực tế trong sinh hoạt lao
động của con người hiện nay
d. Thuyết khế ước xã hội
- Phát triển mạnh vào TK XVIII
- Nội dung: Ngôn ngữ là do con người thỏa thuận với nhau
mà quy định ra. Ngôn ngữ là sản phẩm của khế ước xã hội
e. Thuyết ngôn ngữ cử chỉ
- Thịnh hành vào TK XIX – đầu TK XX
- Nội dung: Khi con người chưa có ngôn ngữ thành tiếng thì
dùng cử chỉ để giao tiếp với nhau. Bộ điệu về nguyên tắc cũng
giống với âm thanh, dù là bộ điệu hay âm thanh về nguyên tắc
đều là động tác biểu hiện
2. Vấn đề nguồn gốc ngôn ngữ
- Theo Ăng-ghen: “…ngôn ngữ bắt nguồn từ trong lao động và
cùng nảy sinh với lao động, đó là cách giải thích duy nhất
đúng về nguồn gốc ngôn ngữ…”
- Như vậy, nhờ có lao động mà năng lực tư duy trừu tượng phát
triển. Tư duy hình thành thì ngôn ngữ cũng ra đời
- Mặt khác, ngôn ngữ chỉ sinh ra do nhu cầu giao tiếp. Nhu cầu
giao tiếp cũng do lao động quyết định
- Tóm lại, bản thân con người cũng như tư duy trừu tượng và
ngôn ngữ của nó ra đời cùng 1 lúc dưới tác động của lao động
Phân loại ngôn ngữ
1. Phân loại ngôn ngữ theo nguồn gốc
- Có thể phân loại bằng phương pháp SSLS:
lOMoARcPSD| 40749825
a. Phương pháp so sánh lịch sử
- Qua so sánh, tìm ra các quy luật tương ứng về ngữ âm, từ vựng
và ngữ pháp, rồi xác định quan hệ thân thuộc giữa các ngôn ngữ
- So sánh từ vựng các tiếng Roman
b. Một số họ ngôn ngữ chủ yếu
- Căn cứ vào nguồn gốc, các nhà ngôn ngữ học TG đã phân ra
trên 20 họ ngôn ngữ khác nhau. Sau đây là một số họ ngôn
ngữ chủ yếu:
1/ Họ Ấn Âu
Gồm nhiều dòng:
+ Dòng Ấn Độ: Hindi, Urdu (Pakistani), Bengali, Nepal,
Kasmia…
+ Dòng Iran: Ba Tư (Iran), Pastô (Afghanistan), Tagic, Tatxki…
+ Dòng Slavơ (Slav): Nga, Ukrain, Bêlôrusi, Bungari, Tiệp, Ba
Lan…
+ Dòng Baltic: Litva, Latvia, Latgan
+ Dòng German (Germanic): Đan Mạch, Thụy Điển, Na
Uy, Aixlen, Anh, Hà Lan, Đức…
+ Dòng Roman (Ý): Pháp, Ý, TBN, BĐN, Rumani…
+ Dòng Kentơ: Scotland, Ireland..
lOMoARcPSD| 40749825
+ Dòng Hy Lạp
+ Dòng Anbani
+ Dòng Arơmian (Amenia)
2/ Họ Xmit – Hmit
+ Dòng Xmit: Ả rập, Akharơ, Tigrê…
+ Dòng Kusit: Gala, Xômali, Agay…
+ Dòng Becbéc: Kabin, Riphơ, Sinkhơ…
+ Dòng Sađô – Hmit: Angac, Xura, Mubi,
Khausa… 3/ Họ Kapkađơ
+ Dòng Tây: Kabarơđin, Apkhadơ…
+ Dòng Nacsơ: Chechên, Ingutsơ…
+ Dòng Đaghextan: Avarơ, Lacxơ, Đarơghin…
+ Dòng Kactơven: Ladơ, Xvan…
4/ Hán Tạng
+ Dòng Hán Thái: Hán, Pupéo, Thái, Lào, Tày Nùng, Lự,
Cao Lan…
+ Dòng Tạng Miến: Tạng và Miến điện. Một số tiếng như
Hà Nhì, Lô Lô, Phù xá… ở Bắc VN
+ Họ Mông Cổ: Khankha, Buriat, Kanmưc…
+ Họ Mã Lai – Đa Đảo
+ Họ Tuyêc
+ Họ Môn Khmer
+ Họ Ugo – Phần Lan
+ Ngôn ngữ của thổ dân Châu Phi
+ Ngôn ngữ Bắc Mỹ
+ Ngôn ngữ Trung Mỹ
+ Ngôn ngữ Nam Mỹ…
2. Phân loại ngôn ngữ theo loại hình
a. Cơ sở phân loại
- Phân loại theo loại hình là phân loại theo cấu trúc và chức năng
- Loại hình ngôn ngữ là tổng thể của những đặc điểm hoặc thuộc
tính về cấu trúc và chức năng vốn có đối với một nhóm ngôn
ngữ phân biệt nhóm đó với nhóm khác
b. Các loại hình ngôn ngữ
- Có thể chia các NN trên TG thành 2 nhóm loại hình lớn
lOMoARcPSD| 40749825
1/ Các ngôn ngữ đơn lập: Tiêu biểu cho loại hình này là tiếng
Việt, tiếng Hán, tiếng Thái, tiếng Môn Khmer…
Đặc điểm:
- Từ ko biến đổi hình thái
- Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu
bằng hư từ và trật ttừ
+ Dùng trật tự từ: cửa trước – trước cửa, mèo con con
mèo, nhà nước – nước nhà…
+ Dùng hư từ: cuốn vở - những cuốn vở, đọc sẽ đọc, đã
đọc, đang đọc …
- Tính phân tiết: Trong các ngôn ngữ này, từ đơn tiết làm hạt
nhân cơ bản của từ vựng. Các từ ghép, từ láy đều được cấu tạo
từ các từ đơn tiết. Vì vậy, ranh giới của âm tiết thường trùng với
ranh giới của hình vị và từ. Tạo ra sự khó phân biệt.
- Những từ có ý nghĩa đối tượng, tính chất, hành động ... không
phân biệt nhau về mặt cấu trúc.
- VD : cưa (cái cưa) / cưa (hoạt động xẻ gỗ)
- Vì vậy, một số người cho rằng ngôn ngữ đơn lập không có cái
gọi là “các từ loại”
2/ Các ngôn ngữ không đơn lập:
Các ngôn ngữ chắp dính (niêm kết): bao gồm các tiếng Thổ Nhĩ
Kỳ, Bantu, Ugo – Phần Lan (Ural – Finn)…
- Đặc điểm:
+ Sử dụng rộng rãi các phụ tố để cấu tạo từ và biểu thị những
mối quan hệ khác nhau
+ Khác với ngôn ngữ hòa kết, các hình vị của ngôn ngữ chắp
dính có tính độc lập lớn và mối liên hệ giữa các hình vị
không chặt chẽ. Chính tố có thể hoạt động độc lập
+ VD: Trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ:
Adam (người đàn ông) – adamlar (những người đàn ông)
Kadin (người đàn bà) – kadinlar (những người đàn bà) ...
- Mỗi phụ tố chỉ biểu hiện 1 ý nghĩa ngữ pháp, ngược lại mỗi
ý nghĩa ngữ pháp chỉ được biểu hiện bằng 1 phụ tố
lOMoARcPSD| 40749825
- VD : Trong tiếng Tacta:
Kul (bàn tay): cách 1, số ít
Kul lar (những bàn tay) – (-lar) chỉ số
nhiều Kul – da (-da) chỉ vị trí cách
Kul lar da (-lar chỉ số nhiều, -da chỉ vị trí cách)
- Do đó từ có độ dài rất lớn. Chẳng hạn 1 động từ trong tiếng
Suahêli (Swahili): Wa-ta-si--ku-ja (chính tố là –ja (đến),
wa-ch9ir ngôi thứ 3, số nhiều, -ta- chỉ thời tương lai, -- chỉ
điều kiện, -ku- là dấu hiệu của động từ)
Các ngôn ngữ chuyển dạng (hòa kết):
- Gồm các tiếng như tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Hy Lạp,
tiếng Saudi Arabia...
- Đặc điểm:
- Có hiện tượng biến đổi của nguyên âm và phụ âm trong hình vị,
sự biến đổi này mang ý nghĩa ngữ pháp và được gọi là “biến tố
trong”.
- VD: + Tiếng Anh: foot – feet, man men, woman women,
tooth teeth...
+ Tiếng Saudi Arabia: balad (làng) – bilad (những làng)...
- Ý nghĩa từ vựng ý nghĩa ngữ pháp được dung hợp trong từ
nhưng không thể tách bạch phần nào biểu thị ý nghĩa từ vựng,
phần nào biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Vì vậy, người ta gọi ngôn
ngữ này là ngôn ngữ hòa kết
- Ngôn ngữ hòa kết cũng có các phụ tố. Nhưng mỗi phụ tố có thể
đồng thời mag nhiều ý nghĩa ngược lại cùng 1 ý nghĩa
thể được diễn đạt bằng nhiều phụ tố khác nhau
- Sự liên hệ chặt chẽ giữa các hình vị trong từ. Mối liên hệ này
thể hiện ở chỗ ngay cả chính tố cũng ko thể đứng 1 mình
Các ngôn ngữ hỗn nhập (đa tổng hợp):
- Gồm một số ngôn ngữ ở Nam Mỹ, đông nam Siberia...
- Đặc điểm:
- Một từ có thể tương ứng với 1 câu trong các ngôn ngữ khác.
Nghĩa là đối tượng hành động, trạng thái hành động ko được thể
lOMoARcPSD| 40749825
hiện bằng các thành phần câu đặc biệt mà được thể hiện bằng
các phụ tố khác nhau trong hình thái động từ
- Do đặc điểm các bộ phận tương ứng với các thành phần câu
khác nhau được chưa đựng trong 1 từ mà người ta gọi các
ngôn ngữ trên là hỗn nhập
NỘI DUNG ÔN TẬP
1. Bản chất và chức năng của ngôn ngữ : bản chất xã hội (NN chỉ
hình thành trong cộng đòng XH, phản ánh ý thức XH, PT và HT
cùng với sự HT và PT của XH, ko có tính giai cấp, ko thuộc
KTTT) và bản chất ký hiệu (tính 2 mặt, tính võ đoán, tính hệ
thống, đặc trưng tuyến tính, tính đồng đại…
- 2 chức năng
2. Các đơn vị ngôn ngữ và lời nói, các quan hệ ngôn ngữ (thứ
bậc tuyến tính đối vị)
3. Phân loại ngữ âm (nguyên âm và phụ âm(theo phát âm, bộ vị
cấu âm, …)), các HT ngôn điệu (âm tiết, trọng âm, thanh điệu,
ngữ điệu) pb âm vị và âm tố ( âm vị ngôn ngữ, âm tố lời nói, âm
vị khái quát, âm tố cụ thể, âm vị là fodios dtg âm vị học, âm tố
là đối tg ngữ âm học
4. Từ và sự chuyển nghĩa của từ. các HT
5. Ý nghĩa ngữ pháp
6. Các loại hình ngôn ngữ (tập trung ngôn ngữ đơn lập (TV) và
ngôn ngữ hòa kết (TA)
- Tự luận đề đóng, 4 câu, từ bài 1 – 5, 60p
| 1/64

Preview text:

lOMoAR cPSD| 40749825 DẪN-LUẬN-NGÔN-NG-HỌC
Dẫn Luận Ngôn Ngữ (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) lOMoAR cPSD| 40749825
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
INTRODUCTION TO LINGUISTICS
3 hệ thống ngôn ngữ: ngữ âm học, từ vựng học, ngữ pháp học
Mail: honghanhht@hcmussh.edu.vn
- 30 tiết (6 buổi), 7g15 vào học
- KT giữa kì tại lớp 60p (đề mở), tuần 6
- Cuối kì 75p (đề đóng + có nd ôn tập)
- Tài liệu tham khảo: Giáo trình dẫn luận ngôn ngữ học
(Hoàng Dũng, Bùi Mạnh Hùng) + Dẫn luận ngôn ngữ học (Nguyễn Thiện Giáp) Chương 1
NGÔN NGỮ & NGÔN NGỮ
HỌC Ngôn ngữ là gì?
Ngôn ngữ là 1 hệ thống ký hiệu đặc biệt, đc dùng làm phương tiện
giao tiếp quan trọng nhất và phương tiện tư duy của con người.
Ngoài ngôn ngữ, có thể dùng các phương tiện khác để giao tiếp phi
ngôn ngữ: âm thanh (còi xe), hình ảnh (biển báo giao thông), ký hiệu khác (đốt lửa)
Phân biệt ngôn ngữ (Language) và lời nói (Parole):
- Người ta trao đổi với nhau bằng lời nói. Lời nói có những biểu đạt
và giá trị biểu đạt riêng cho từng người nói, nhưng lại có nhưng biểu
đạt và giá trị biểu đạt chung mà ai cũng thực hiện như nhau khi cùng
nói 1 lời. Hệ thống của tất cả những cái chung chính là ngôn ngữ
- Lời nói là sự hiện thực hóa ngôn ngữ trong từng điều kiện cụ
thể (trong dạng nói và viết)
- Chữ viết có 2 dạng: ghi ý – có trước & ghi âm (ghi âm vị + ghi âm tiết) – có sau
- VD: Bức thư tuyên chiến của vua Ba Tư (Iran) để giành đất đai
– 1 bó tên, 1 con chim, 1 con chuột – dù các ngươi có bay lên lOMoAR cPSD| 40749825
trời như chim, chui xuống đất như chuột thì cũng ko thoát
khỏi mũi tên của chúng ta
- Chữ viết ghi ý: chữ của người Ai Cập cổ, chữ Hán
- Chữ viết ghi âm vị: tiếng Đức, Pháp, Việt, Thái, Anh
- Chữ viết ghi âm tiết: tiếng Nhật, Hàn - Langage:
+ Langue (ngôn ngữ): hiện tượng xã hội, mã chung cho toàn bộ 1 cộng đồng ngôn ngữ
+ Parole (lời nói): mang tính cá nhân, khả biến, khó dự báo F. de Saussure
Thuật ngữ NGÔN NGỮ (Language) có các nghĩa sau đây:
Hiểu theo nghĩa rộng:
- Ngôn ngữ (langage) là phương tiện giao tiếp bằng lời của con người
- Trong cách dùng chung, ngôn ngữ còn được dùng để chỉ những
hệ thống phương tiện giao tiếp của loài vật, chẳng hạn: ngôn
ngữ của loài ong, loài cá heo, …
Hiểu theo nghĩa hẹp:
- Ngôn ngữ (langue) là từng hệ thống giao tiếp bằng lời của
từng dân tộc (ngôn ngữ Việt, ngôn ngữ Anh …)
- ( ngày xưa ngta dùng lâu hồ để đo thời gian, sau đó pTay du
nhập đồng hồ quả lắc vào nên lâu hồ bị lỗi thời, thay thế
bằng đồng hồ quả lắc, đồng hồ là vật đo thời gian bằng đồng,
còn đồng hồ quả lắc cứ cách 1h sẽ gõ 1 lần nên sinh ra cách
gọi 1 tiếng, 2 tiếng,…)
Ngôn ngữ và hoạt động ngôn ngữ (Language Activity)
Ngôn ngữ đang được sử dụng trong đời sống của 1 cộng đồng xã
hội là sinh ngữ. Khi nó ko được dân tộc nào dùng nữa thì nó là tử ngữ (dead language) lOMoAR cPSD| 40749825
- VD sinh ngữ: tiếng Việt, Anh, Nhật,…
- VD của tử ngữ (do dân tộc sử dụng nó quá ít người or bị chết
hết or thay đổi môi trường sống khác bị đồng hóa, or những
ngôn ngữ bị biến đổi thành những ngôn ngữ khác) : tiếng Latinh
biến đổi thành tiếng Pháp, TBN, BĐN, or tiếng Phạn chỉ còn
trong kinh sách chứ ko còn đc dùng để giao tiếp
Từ ngữ có 2 trường hợp:
- Là 1 ngôn ngữ đã hoàn toàn biến mất: tiếng Akkadian,
Sumerian ở Trung Đông; tiếng Etruscan (Italia), Gaulish (Gaul) ở châu Âu,...
- Là ngôn ngữ bị biến đổi thành 1 ngôn ngữ khác: tiếng Latin,
tiếng Sanskrit,.. Các ngôn ngữ này hiện chỉ dùng trong tế lễ
Hoạt động ngôn ngữ: là những HT trong đời sống 1 ngôn ngữ
(nghĩ thầm, độc thoại, đối thoại, viết, đọc, hiểu,…) và những hiện
tượng trong đời sống các ngôn ngữ trên thế giới nói chung (tiếp xúc,
vay mượn, dịch, phát triển, lai tạo (quốc tế ngữ), khôi phục… cùng
tất cả các hiện tượng khác về tiếng nói của con người.
Một số khái niệm:
Quốc tế ngữ: KO phải ngôn ngữ quốc tế, là tên gọi của những
ngôn ngữ được tạo ra với mục đích có ngôn ngữ chung để loài
người trên TG có thể dùng chung và hiểu nhau (Esperanto – lai
tạo giữa tiếng Pháp, Ý, TBN, BDN)
Ngôn ngữ quốc tế: Là nn của 1 QG và đc phát triển thành ngôn
ngữ quốc tế - đk trở thành NNQT (tiếng Anh, Trung, Pháp, Đức,
Nhật, hàn) ko chỉ là ptien giao tiếp cho 1 quốc gia của nó mà nó
còn trở thành ngôn ngữ chung đc nhiều ng sử dụng trên TG – địa
vị của QG sử dụng nó có vị trí nhất định trên TG
(tiếng Anh
nhờ nc Mỹ; tiếng Pháp, Đức do ngày xưa đều là cường quốc; tiếng
Hoa do số ng sử dụng nó thuộc hạng cao nhất TG và ng Hoa có
mặt ở kháp nơi) or là 1 trong 7 ngôn ngữ đc sử dụng chính thức
ở các phiên hợp của Liên Hiệp Quốc
(Anh, Hoa, Nga, Ả Rập, lOMoAR cPSD| 40749825
Pháp, Đức, Tây Ban Nha) – tiếng Việt nằm trong top 20 ngôn ngữ phổ biến trên TG
Tiếp xúc ngôn ngữ: khi các dân tộc khác nhau nói với nhau những
ngôn ngữ khác nhau thì sẽ có sự tiếp xúc ngôn ngữ văn hóa (trực
tiếp + gián tiếp), những ngôn ngữ của các dân tộc lớn hơn sẽ có sự
chi phối hơn – tiếng Việt tiếp xúc nhiều với tiếng Hán nên có 70%
từ ngữ liên quan đến tiếng Hán, or tiếng Pháp vào đầu TK20, or
tiếng Anh (design, make up, skincare, deadline, diet,...) và tiếng Nga (ít hơn)
Ngôn ngữ học (Linguistics)
- Ngôn ngữ học nghiên cứu ngôn ngữ với cả 2 nghĩa nói trên
- Ngôn ngữ học là khoa học kinh nghiệm
- Ngôn ngữ học là khoa học miêu tả chứ không phải là 1 thứ điển chế
- Nhà Ngôn ngữ học là người miêu tả hệ thống đó chứ ko phải
đề ra các quy tắc và buộc mọi người phải tuân theo
- Người nghiên cứu ngôn ngữ phải:
+ Tôn trọng sự kiện ngôn ngữ khách quan
+ Đồng thời tập hợp cứ liệu đủ nhiều và phong phú
Ngôn ngữ học đại cương (General Linguistics)
Nghiên cứu các HT phổ quát của các ngôn ngữ như: bản chất, chức
năng, các đơn vị, kết cấu, loại hình…
Ngôn ngữ học đại cương: đặt cơ sở cho các chuyên ngành ngôn ngữ học
Ngôn ngữ học đồng đại (Synchronic Linguistics) nghiên cứu ngôn
ngữ trong 1 thời kỳ tương đối ổn định – chọn 1 mặt cắt, VD: TK6,
TK12 để phân tích, miêu tả sự hình thành của những thanh điệu trong tiếng Việt
Ngôn ngữ học lịch đại (Diachronic Linguistics) nghiên cứu ngôn
ngữ trong những biến cố của nó – nghiên cứu cả chiều dài lịch sử lOMoAR cPSD| 40749825
Các chuyên ngành ngôn ngữ học
Ngôn ngữ là 1 hệ thống ký hiệu đặc biệt
Ngữ âm học (Phonetics): nghiên cứu mặt tự nhiên và mặt xã hội
của thể chất âm thanh ngôn ngữ
Từ vựng học (Lexicology): nghiên cứu từ và các ngữ cố định
Ngữ pháp học (Grammar): Nghiên cứu hình thái, cấu tạo từ và sự
kết hợp từ thành câu. Theo truyền thống ngữ pháp học bao gồm hình
thái học (Morphology) và cú pháp học (Syntactics)
Ngữ nghĩa học (Semantics): Nghiên cứu nghĩa của các đơn vị và
các kết cấu mang nghĩa của ngôn ngữ
Ngữ dụng học (Linguistic Pragmatics): Nghiên cứu nội dung của
ngôn từ trong những tác dụng qua lại giữa nó với tình huống bên
ngoài, với ngôn cảnh, với những người tham gia cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ
- Các hành động ngôn từ: trực tiếp, gián tiếp
- Các nghĩa của phát ngôn : hiển ngôn, hàm ngôn (trên giả
định, hàm ý – quan trọng hơn)
VD: mới đó đã 12h rồi nhỉ: Hiển ngôn là …., hàm ngôn
(quan trọng hơn) là nên đi ngủ thôi
Tiền giả định trong lời nói: người chống muốn vào nhà nên
nói là “Bó hoa này dành cho ng phụ nữ xinh đẹp nhất TG” –
người vợ mở cửa Người vợ giả định cô là người phụ nữ xinh
đẹp những thật sự là người phụ nữ đẹp nhất TG thì chứ có gì xác định
- Hàm ý lập luận, hội thoại
Phong cách học (Stylistics): Nghiên cứu các nguyên tắc lựa chọn và
sử dụng ngôn ngữ sao cho có hiệu lực (lựa lời)
- Hoàng hôn: dùng trong văn chương sẽ phù hợp hơn dùng
trong lời nói ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày lOMoAR cPSD| 40749825
Ngôn ngữ học có liên quan đến nhiều ngành khoa học khác: triết
học, văn học, tâm lý học, dân tộc học, sử học … Với những thành
tựu đã đạt đc, ngôn ngữ học đã trở thành 1 ngành khoa học quan
trọng trong đời sống hiện nay.
Bản chất và chức năng của ngôn ngữ
Bản chất của ngôn ngữ Bản chất xã hội
a. Ngôn ngữ là 1 hiện tượng xã hội
- Ngôn ngữ là sản phẩm của 1 cộng đồng cụ thể
- NN chỉ hình thành và phát triển trong xã hội
Bản chất xã hội của ngôn ngữ được hiểu như sau:
- Ngôn ngữ thể hiện ý thức xã hội:
+ Tiếng Việt thể hiện tư duy của ng Việt như trong môn
CSVHVN có nền tảng nc ta là văn minh lúa nc nên quốc gia tổ
quốc còn đc gọi là đất nước vì đây là 2 yếu tố hình thành nên
nền công nghiệp nc nhà sự khác biệt trong tư duy người Việt là
“nước” liên tưởng hình ảnh nước xuất hiện ở mọi nơi: cxuc là
nc, snghi là nc, tcam là nc, tgian là nc – tình yêu dạt dảo, lòng
tôi sôi sục, dâng trào cảm xúc, dòng thời gian trôi…
+ còn ng Anh thiên về giá trị cá nhân trọng lý hơn trọng tình,
chú trọng yếu tố liên quan độ chính xác thời gian – những từ
trong tiếng Anh để nói về quốc gia – nation/country/homeland
– với pTay thường dùng chữ “land”
- Ngôn ngữ phát sinh do nhu cầu giao tiếp của con người. Nó
phục vụ xã hội với tư cách là phương tiện giao tiếp
- Sự tồn tại và phát triển của ngộn ngữ gắn liền với sự tồn tại
và phát triển của xã hội lOMoAR cPSD| 40749825
Tiếng Việt có từ bao giờ? – Ngôn ngữ gắn liền với sự hình thành
và phát triển của XH – Tiếng Việt chính thúc là nn độc lập cách
đây 1000 năm do tiếng việt tách ra khỏi tiếng mường - bắt đầu
xuất hiện từ khi có 1 dân tộc là dân tộc việt
- NN là bộ phận quan trọng của văn hóa. Mỗi hệ thống NN
đều mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng bản ngữ
b. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt
Ngôn ngữ ko thuộc kiến trúc thượng tầng vì:
- Mỗi kiến trúc thượng tầng đều là sản phẩm của 1 cơ sở hạ tầng
(pthuc sx, ccsx, qhsx). Ngôn ngữ ko do CSHT nào sinh ra mà
là phương tiện giao tiếp của xã hội được hình thành và bảo vệ qua các thời đại
- Kiến trúc thượng tầng luôn phục vụ cho giai cấp nào đó
còn ngôn ngữ ko có tính giai cấp
- Như vậy, ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt
ngôn ngữ phục vụ XH, làm phương tiện giao tiếp giữa mọi
người, giúp ngta hiểu biết lẫn nhau và cùng nhau tổ chức công
tác chung trên mọi lĩnh vực hoạt động
Bản chất kí hiệu
a. Khái niệm kí hiệu:
- Kí hiệu (sign/signal) là 1 đối tượng vật chất có thể tri giác, cảm
giác được, dùng thay thế 1 đối tượng khác trong hoạt động giao tiếp và nhận thức.
- Kí hiệu có các đặc trưng sau: 3 đặc trưng của kí hiệu:
+ Tính hai mặt (Gồm 2 mặt: cái biểu đạt và cái được biểu đạt)
+ Tính võ đoán (QH giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt)
+ Tính hệ thống (mỗi giá trị, ký hiệu đc xác định khi nó
nằm trong hệ thống của chính nó)
Phân loại kí hiệu: lOMoAR cPSD| 40749825
Việc phân loại này dựa trên kiểu loại quan hệ giữa khái niệm
và hình thức của kí hiệu
Hình hiệu (icon/icone): dựa trên sự giống nhau giữa khái niệm và hình thức
– Hình biển báo cấm hút thuốc
Chỉ hiệu (index/indice): giữa khái niệm và hình thức có tồn
tại MQH nhân quả hay MQH cận tính – Hình dấu chân trên cát
Biểu tượng (symbol/symbole): giữa khái niệm và hình thức
KO tồn tại bất kì MQH logic hay nhân quả nào
– Hình chim bồ câu – hòa bình
b. Ngôn ngữ là 1 hệ thống kí hiệu (semiotic system)
- Ngôn ngữ là 1 hệ thống kí hiệu vì nó có đầy đủ các đặc
điểm của hệ thống ký hiệu
- Bản chất kí hiệu của ngôn ngữ thể hiện ở các điểm sau:
+ Tính hai mặt: Mỗi kí hiệu là cái tổng thể do sự kết hợp
giữa cái biểu đạt (hình thức ngữ âm) và cái được biểu đạt (khái niệm)
+ Kí hiệu ngôn ngữ là sự kết hợp giữa một hình ảnh âm học và một khái niệm
c: concept – signifié (cái được biểu đạt – khái niệm)
i: image – signifiant (cái biểu hiện – hình ảnh âm)
VD: để biểu đạt các thực thể có thể nhìn thấy được thì ngta
sẽ quy ước (1 loại thực vật có lá, có cành, có thân – cây/tree)
+ Tính võ đoán: Giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt của kí
hiệu ngôn ngữ ko có 1 MQH tự nhiên, MQH này chỉ do người bản ngữ quy ước
VD: nói đến cái cây – người việt gọi là “cây”, ng bản xứ gọi
là “tree” – KO biết đc lý do khác nhau vì nó chỉ là quy ước (tính ko có lý do)
+ Cái biểu đạt và cái được biểu đạt trong ngôn ngữ ko hoàn toàn
võ đoán: bánh xèo, bánh cuốn (tính có lý do giữa tên gọi và hình
thức), gọi tên con vật xuất phát từ tiếng kêu (con tắc kè, bìm bịp, con ve) lOMoAR cPSD| 40749825
+ Từ tượng thanh (cạp cạp – wak wak, chíp chíp, ụm bò, vo ve
– buzz buzz, bing boong – ding dong, tíc tắc – tik tok, reng reng
– ring ring) có sự gần giống giữa tiếng anh và tiếng việt vì đều
mô phỏng các âm thanh tự nhiên Hiện tượng KO hoàn toàn võ đoán
+ Tính hệ thống: Là giá trị khu biệt của kí hiệu. Trong 1 hệ
thống kí hiệu, cái quan trọng là sự khu biệt. Thuộc tính vật
chất của mỗi kí hiệu ngôn ngữ thể hiện ở những đặc trưng có
khả năng phân biệt của nó
VD: “can” – can ngăn, tâm can (từ gốc Hán), can trường
(gan ruột), can – có thể (tiếng Anh)
Ngoài ra, kí hiệu ngôn ngữ còn có các đặc trưng:
- Đặc trưng tuyến tính của cái biểu đạt
Cái biểu đạt (image) hay hình ảnh âm thanh diễn ra trong thời gian
Vì vậy, các yếu tố của cái biểu đạt bắt buộc phải thực hiện
theo 1 trật tự tuyến tính, tạo ra 1 chuỗi âm thanh
VD: chiều nay tôi đi xem phim (6 từ - mất 2s), bộ phim này rất
hay (mất thêm 2s) hết kí hiệu này đến kí hiệu kia, từ này đến từ
kia, câu này đến câu kia tuân theo 1 trật tự tuyến tính tạo thành
1 chuỗi tuyến tính trong ngôn ngữ 1 chuỗi âm thanh - Tính quy ước
+ Thành viên của 1 cộng đồng ngôn ngữ có cùng các quy ước để có thể hiệu nhau
+ Các kí hiệu ngôn ngữ cũng hình thành dựa trên quy ước của
các thành viên trong cộng đồng NN
+ Muốn giao tiếp bằng cùng 1 NN, phải có cùng một số quy
ước VD: Anh ấy - ảnh, chị ấy – chỉ, bên ấy – bển, hai mươi lăm
– hăm lăm * ngôn ngữ mạng – ngôn ngữ teen: gato, keo lì, xịt
keo * ấy/cái (có nhiều nghĩa, cách dùng khác nhau)
_Ấy: từ chỉ định/chỉ định từ (khi nói vội, qui chiếu từ ấy đến sự vật)/ từ xưng hô
_Cái: từ chỉ loại (cái bàn, cái ghế)/ từ chỉ giống (giống cái, mang
tính nữ)/ lớn, chính (sông cái, cột cái)/ gọi bé gái còn nhỏ (cái lOMoAR cPSD| 40749825
Hoa)/ đại từ phiếm định có tính chất ước lượng (đi ăn cái, đi ngủ cái)
c. Tính đặc biệt của kí hiệu ngôn ngữ (linguistic sign)
- Tính đặc biệt thể hiện ở chỗ: vạn năng và vô hạn. Tất cả các hệ
thống kí hiệu khác chỉ có thể sử dụng trong 1 số phạm vi nhất
định trong cuộc sống… Riêng ngôn ngữ có thể dùng trong mọi lĩnh vực
- VD : các hệ thống giao tiếp: ngôn ngữ, ngôn ngữ cơ thể, hệ
thống hình ảnh, âm thanh tuy nhiên ko có hệ thống kí hiệu
nào thay thế hoàn toàn cho ngôn ngữ
- Ngoài 2 đặc tính trên, ngôn ngữ khác với những hệ thống kí
hiệu khác ở những đặc điểm sau:
- Ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu phức tạp bao gồm các yếu
tố đồng loại và ko đồng loại, với số lượng ko xác định
- VD : xe hơi, xe khách, xe đạp, xe máy… (bao gồm các yếu
tố đồng loại và ko đồng loại, các đơn vị ngôn ngữ làm thành các tính chất khác nhau)
- Các đơn vị ngôn ngữ làm thành những cấp độ khác nhau
- Âm vị (đơn vị nn nhỏ nhất) kết hợp với nhau thành hình vị (đơn
vị nn có nghĩa), các hình vị kết hợp với nhau thanh từ (đơn vị nn
lớn nhất – tương đối độc lập về nghĩa và ngữ pháp)

- Tính đa trị của kí hiệu ngôn ngữ
- Giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt của kí hiệu ngôn ngữ ko
có MQH 1 đối 1; một vỏ ngữ âm có thể dùng để biểu đạt nhiều ý
nghĩa (thể hiện qua hiện tượng đa nghĩa và đồng âm), và ngược
lại, một ý nghĩa có thể được biểu đạt bằng nhiều vỏ ngữ âm
khác nhau (thể hiện qua HT đồng nghĩa)
- VD : cột đèn giao thông (chỉ có 1 cái biểu đạt cho 1 cái đc biểu
đạt): màu đỏ - cái biểu đạt, dừng – cái đc biểu đạt >< màu xanh
– cái biểu đạt, đi – cái đc biểu đạt - VD :
+ 1 từ có nhiều nghĩa (HT đa nghĩa, đồng âm): con ngựa đá
(con ngựa bằng đá – chất liệu/ con ngựa đá – động từ); ăn (ăn
uống, ăn ảnh, ăn hối lộ, ăn cướp, ăn cưới lOMoAR cPSD| 40749825
+ 1 nghĩa có nhiều từ biểu đạt (HT đồng nghĩa): dừng – ngưng,
cha – bố - bọ - ba – tía – thầy, chết – mất – từ trần – qua đời
- Tính bất biến đồng đại
- Vỏ âm thanh/ hay từ liên tưởng đến 1 khái niệm hay 1 nghĩa
cụ thể mang tính cộng đồng, 1 cá nhân ko quyết định thay đổi MQH này
- VD : bần tiện (ko phải nghèo mới bần tiện mà do cách chi tiêu
nên vẫn có thể gọi ng đó bần tiện); khiêm tốn (phẩm chất tốt
đẹp nói về ng ko quá đề cao bản thân, ko khoe khoang _ ít, ko
đáng để bận tâm - đồng lương khiêm tốn, nhan sắc khiêm tốn,
chiều cao khiêm tốn); sáp nhập – sát nhập; xoi mói – soi mói;
nước xốt – nước sốt; xán lạn – sáng lạng
- Khả năng biến đổi lịch đại
- Các ký hiệu NN có thể biến đổi qua thời gian, qua sự phát
triển của NNH thể hiện qua sự biến đổi vỏ ngữ âm, biến đổi
khái niệm hay biến đổi trong QH giữa vỏ ngữ âm và khái niệm - VD :
+ biến đổi về ngữ âm/ ngữ nghĩa: yếu nớt (non nớt) yếu ớt,
yếu nhớt; nền nếp nề nếp (đồng hóa và dị hóa); xoay trở xoay
xở (đồng hóa); châm đăm đá chân chiêu (chân phải đá chân
trái) chân nam đá chân xiêu (biến đổi về ngữ âm);
+ Đáo để: đến tận đáy (before) lối ứng xử vượt quá mức cho
phép (after) (biến đổi về ngữ nghĩa); phản động: làm ngược lại
(before) hành vi đi ngược lại với ý chí của QG (after) ; vi diệu:
lời của các bậc thánh nhân (before) đặc biệt và kì lạ (after)
Chức năng của ngôn ngữ
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu của con người
- Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp phổ biến nhất, ngôn ngữ cần
thiết đối với tất cả mọi người, có thể được sử dụng bất kì lúc nào
và bất kì ở đâu. Phạm vi sử dụng của ngôn ngữ là ko hạn chế
- Ngoài ngôn ngữ, con người còn dùng nhiều phương tiện khác
nhau để giao tiếp. KO 1 phương tiện giao tiếp nào có thể thay NN lOMoAR cPSD| 40749825
- NN là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất
NN là phương tiện quan trọng nhất vì:
- Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp phổ biến nhất, cần thiết
cho mọi người, ở mọi nơi, mọi lúc
- NN là phương tiện có khả năng thể hiện đầy đủ và chính xác
tất cả những tư tưởng, tình cảm, cảm xúc mà con người muốn thể hiện
Chức năng giao tiếp của NN bao gồm:
- Chức năng truyền thông tin - Chức năng yêu cầu - Chức năng biểu cảm - Chức năng xác lập MQH
Ngôn ngữ là phương tiện của tư duy
- Chức năng giao tiếp gắn liền với chức năng thể hiện tư duy của
nó. Tuy nhiên, ko thể đồng nhất chức năng giao tiếp với chức
năng thể hiện tư duy của NN (xem chức năng tư duy chỉ là phụ
bên cạnh giao tiếp nhưng thực tế tư duy còn quan trọng hơn giao tiếp)
- NN là phương tiện của tư duy (cảm giác, tri giác, biểu
tượng, khải niệm, phán đoán, suy lí đơn vị của tư duy)
- MQH giữa NN và tư duy: NN là vật chất, tư duy là ý thức
- Ngôn ngữ và tư duy là 1 thể thống nhất, nhưng ko đồng nhất
- Qua NN, con người thực hiện các hoạt động tư duy, KO có
tư duy thì KO có ngôn ngữ
- Chức năng là phương tiện giao tiếp và chức năng phương tiện
tư duy của ngôn ngữ KO tách rời nhau - VD:
+ Có NN nhưng ko có TD: Tiếng la hét của người điên
+ Có TD nhưng ko có NN: KO CÓ
Như vậy, ngôn ngữ và tư duy thống nhất với nhau. KO có
ngôn ngữ thì KO có tư duy và ngược lại KO có tư duy thì
NN chỉ là những âm thanh trống rỗng lOMoAR cPSD| 40749825
Phân biệt ngôn ngữ với tư duy:
Sự khác nhau giữa ngôn ngữ và tư duy thể hiện ở chỗ:
- Ngôn ngữ là vật chất còn tư duy là tinh thần
- Tư duy có tính nhân loại còn ngôn ngữ có tính dân tộc (có
tính ảnh hưởng bởi văn hóa, lối sống, tư duy của từng dân tộc)
- VD : Thành ngữ: cay như ớt hiểm – As spicy as mustache;
nghèo rớt mồng tơi (ng Việt) – Nghèo như con chuột trong nhà
thờ (ng Anh); “chiếu…” – “chairman”
- Những đơn vị của tư duy ko đồng nhất với những đơn vị của
ngôn ngữ. Đơn vị của tư duy là khái niệm, phán đoán, suy lý.
Những đơn vị này ko trùng với những đơn vị của ngôn ngữ là từ, hình vị, âm vị
Hệ thống và cấu trúc ngôn ngữ
Hệ thống và cấu trúc là gì?
- Hệ thống là một thể thống nhất các yếu tố có quan hệ với
nhau. Còn cấu trúc là toàn bộ những quan hệ tồn tại trong 1 hệ
thống. Như vậy, trong hệ thống bao giờ cũng có cấu trúc và
cấu trúc bao giờ cũng thuộc về một hệ thống nhất định
- VD : nhà trường, bộ máy nhà nước, gia đình
- ĐK để hình thành hệ thống:
+ ĐK cần: gồm tập hợp các yếu tố
+ ĐK đủ: mối quan hệ giữa các yếu tố trong hệ thống (cấu trúc)
VD: Lớp học có sinh viên và giảng viên là hệ thống, căn phòng
có những người xa lạ thì KO phải là hệ thống
- Giá trị của 1 yếu tố trong hệ thống do QH giữa yếu tố đó với
các yếu tố khác quy định
- Cấu trúc của 1 hệ thống quy định giá trị của từng yếu tố trong
hệ thống và qua đó quy định giá trị của toàn bộ hệ thống
- Ngôn ngữ là 1 hệ thống vì nó cũng bao gồm các yếu tố và các
quan hệ giữa các yếu tố đó. Các yếu tố trong hệ thống ngôn
ngữ chính là các đơn vị ngôn ngữ
- Hệ thống NN gồm: tập hợp các yếu tố (các đơn vị NN) và mối
quan hệ giữ các yếu tố (các QH NN) lOMoAR cPSD| 40749825
NN là một hệ thống:
- NN là 1 thể thống nhất bao gồm các yếu tố có quan hệ với nhau
- Mỗi yếu tố trong HT NN có thể coi là 1 đơn vị. Các đơn vị
trong HT NN đc sắp xếp theo những quy tắc nhất định
- Sự tồn tại của đơn vị NN này quy định sự tồn tại của đơn vị NN kia
Các yếu tố của hệ thống ngôn ngữ
- Khác với nhiều hệ thống khác, ngôn ngữ là 1 HT rất phức
tạp, gồm những yếu tố đồng loại và ko đồng loại với nhau
- Các đơn vị ngôn ngữ được sắp xếp theo những cấp độ sau:
a. Cấp độ âm vị (phoneme)
- Âm vị là đơn vị âm cơ bản và nhỏ nhất của hệ thống ngôn ngữ
- Âm vị KO có nghĩa, mà chỉ có chức năng tạo vỏ ngữ âm của các đơn vị mang nghĩa
- Âm vị chỉ có chức năng khu biệt nghĩa. Chẳng hạn trong tiếng
Anh, 1 đơn vị có nghĩa như tea /t i:/ (trà) có 2 âm vị, cat /k ae t/ (mèo) có 3 âm vị
b. Cấp độ hình vị (morpheme)
- Hình vị (morpheme) là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa. Chức năng
của hình vị là chức năng ngữ nghĩa - VD :
+ teacher (Anh) gồm 2 hình vị: teach/er
+ Carefully (Anh) gồm 3 hình vị: care/ful/ly
c. Cấp độ từ (word)
- Từ là đơn vị ngôn ngữ có khả năng hoạt động độc lập, tức có
khả năng đảm nhiệm một chức năng cú pháp trong câu hay có
quan hệ kết hợp với những đơn vị có khả năng đó
- VD: robber, homeless, careful...
Âm vị, hình vị và từ đc xem là những đơn vị thuộc hệ tôn
ti của các đơn vị ngôn ngữ
- Mỗi cấp độ trên đây là 1 yếu tố của HT NN. Đến lượt mình,
mỗi cấp độ cũng có thể đc coi là 1 HT gồm có các yếu tố là
những đơn vị tương ứng của nó
- Âm vị là HT bao gồm các nguyên âm, phụ âm… lOMoAR cPSD| 40749825
- Hình vị là HT bao gồm hình vị tự do, hình vị ràng buộc…
- Từ là hệ thống bao gồm từ đơn, từ ghép, từ láy…
d. Các đơn vị thuộc bình diện lời nói
- Ngữ đoạn và câu thuộc bình diện lời nói, vì chúng ko phải là
đơn vị có sẵn mà chỉ được hình thành khi nói và có số lượng vô hạn
- Ngữ đoạn là đơn vị lời nói đảm nhiệm 1 chức năng cú pháp
trong câu. Ngữ đoạn có thể gồm 1 từ hoặc nhiều từ
- Câu (sentence) là đơn vị lời nói nhỏ nhất dùng để giao tiếp - VD:
+ Bộ đội ta // kìm chân giặc ở bên kia sông
+ He // studied in England last year (6 từ, 7 hình, 2 ngữ đoạn lớn)
+ He // studied // in England // last year (phân tích ngữ đoạn
tùy theo cách nghĩ cho nó đảm nhiệm chức năng gì trong câu)
- Đoạn văn và văn bản cũng là những đơn vị lời nói dùng để giao
tiếp, tuy nhiên đó ko phải là những đơn vị lời nói nhỏ nhất thực hiện chức năng này
Những kiểu quan hệ chủ yếu trong ngôn
ngữ Quan hệ thứ bậc (Tôn ti)
- Là QH giữa 1 đơn vị (ở cấp độ thấp) với 1 đơn vị (ở cấp độ
cao) mà nó là 1 yếu tố cấu thành. Chẳng hạn như QH giữa quốc
gia với quốc gia (tiếng Việt), teacher với teacher (tiếng Anh)
Quan hệ tuyến tính (Kết hợp) – diễn ra trên trục ngang
- Là QH giữa các đơn vị cùng xuất hiện và tổ hợp với nhau để
tạo ra 1 đơn vị lớn hơn.
- VD : Trong câu “Chúng tôi rất thích môn học ấy”, giữa
“chúng tôi” và “rất thích môn học ấy” có quan hệ kết hợp lOMoAR cPSD| 40749825
- VD : Tôi đang học bài (Hình) -
- Quan hệ kết hợp bao giờ cũng là QH giữa các đơn vị cùng loại (cùng chức năng)
Quan hệ liên tưởng (Đối vị) – diễn ra trên trục dọc
- Là QH giữa các đơn vị có khả năng thay thế nhau ở 1 vị trí
nhất định. Các đơn vị có QH đối vị với nhau lập thành 1 hệ đối
vị. Chúng ko bao giờ xuất hiện kế tiếp nhau trong lời nói
- Cũng như QH kết hợp, QH đối vị bao giờ cũng là QH giữa các
đơn vị cùng loại (cùng chức năng) lOMoAR cPSD| 40749825 Chương 2 NGỮ ÂM HỌC PHONETICS
Thuật ngữ “ngữ âm” : ngữ là ngôn ngữ, âm là âm thanh ngữ âm là
âm thanh của ngôn ngữ ngữ âm học là ngành nghiên cứu về âm thanh của ngôn ngữ Ngữ âm là gì?
- Âm thanh ngôn ngữ gọi là ngữ âm. Ngữ âm là cái vỏ vật chất của ngôn ngữ
- Ngữ âm học nghiên cứu hệ thống ngữ âm gồm các đơn vị
ngữ âm và các quy luật ngữ âm
Ba mặt của ngữ âm 1. Mặt vật lý
- Cũng như mọi âm thanh trong tự nhiên ngữ âm do con người
phát ra là kết quả của sự cọ xát, sự hoạt động của các bộ phận
cấu âm. Khi hoạt động để tạo ra âm thanh bao giờ các bộ phận
phát âm cũng có tính vật lý. Thể hiện:
- Cường độ (độ mạnh của âm thanh): Có những âm phát ra
với cường độ mạnh, có những âm phát ra với cường độ yếu
+ VD: Những âm i, u, ư có cường độ yếu hơn so với các âm
a, e, o. Các phụ âm p, b, m mạnh hơn t, đ, l
- Cao độ: Là yếu tố cơ bản tạo nên thanh điệu, ngữ điệu và trọng âm
+ VD: i, u, ư có cao độ lớn hơn a, e, o; thanh huyền, hỏi, nặng
(âm vực thấp) có cao độ thấp hơn thanh ngang, sắc, ngã (âm vực cao)
- Âm sắc: Là sắc thái của âm thanh. Âm sắc khác nhau là do: + Vật phát âm khác nhau
+ Phương pháp làm cho vật phát ra âm khác nhau
+ Tính chất phức hợp của âm do hiện tượng cộng hưởng lOMoAR cPSD| 40749825
+ VD: Các phụ âm trong các nn sẽ có âm sắc khác nhau do
phương thức phát âm , đc định vị ở vị trí nào trong cơ quan
cấu âm (đầu lưỡi răng, phụ âm môi – môi)
- Trường độ (độ dài): Độ dài của âm thanh tạo nên sự tương
phản giữa các bộ phận của lời nói. Nó là yếu tố tạo nên trọng
âm, tạo nên sự đối lập giữa các nguyên âm
+ VD: /iː/, /ɔː/, /uː/, /ɜː/, /ɑː/ Dài hơn
/ɪ/, /e/, /æ/, /ʊ/, /ɒ/, /ʌ/, /ə/ 2. Mặt sinh lý
- Mặt sinh lý của ngữ âm là sự hoạt động của các bộ phận tham
gia cấu âm: phổi, miệng, răng, lưỡi, các dây thanh…
- Khi các bộ phận tham gia cấu âm thì âm thanh đc định vị ở
những vị trí khác nhau. Do đó các âm đc tạo ra bằng những phương thức khác nhau
- VD : tắc /b, p/, xát /f, v, z/, mũi /m, n/ 3. Mặt xã hội
- Mặt xã hội chính là những quy ước chung về giá trị của các
âm thanh để cho các âm thanh đủ khả năng phân biệt với nhau
Tóm lại, âm thanh của NN có 3 mặt vật lý, sinh lý và xã hội. Ba mặt
đó có quan hệ khăng khít với nhau. Khi nghiên cứu các âm phải chú
ý cả 3 mặt nói trên Thấy đc đặc trưng có tính khu biệt của 3 mặt Phân loại ngữ âm
- Những đơn vị cấu âm – thính giác nhỏ nhất là âm tố. Gồm 2
tập hợp lớn: nguyên âm và phụ âm
- Hai loại này giống nhau về mặt xã hội, chỉ khác nhau ở mặt sinh lý và vật lý: lOMoAR cPSD| 40749825
1. Nguyên âm (Vowels)
Nguyên âm có 3 đặc điểm về mặt cấu tạo là: (còn phụ âm thì ngược lại)
- Luồng hơi ra tự do ko bị cản trở
- Độ căng của bộ máy phát âm đều hòa từ đầu đến cuối - Luồng hơi ra yếu
Các nguyên âm đc phân chia theo 4 căn cứ:
- Độ mở của miệng (miệng mở hay khép)
- Vị trí của lưỡi (lưỡi trước hay sau)
- Hình dáng của môi (tròn hay dẹt)
- Độ dài của nguyên âm
Độ mở của miệng: Có thể phân nguyên âm thành 4 nhóm:
- Nguyên âm mở: a và ă (Việt); part [pa:t](Anh)
- Nguyên âm mở vừa (hơi mở): e và o (Việt)
- Nguyên âm khép vừa (hơi khép): ê và ô (Việt)
- Nguyên âm khép: i, u, ư (Việt); seat [si:t] (Anh); vie [vi] (Pháp)
Vị trí của lưỡi: Có thể chia thành 3 nhóm
- Nguyên âm dòng trước: i, ê, e (Việt); pencil [‘pensl] (Anh)
- Nguyên âm dòng giữa: như nguyên âm trong từ “bird”(Anh)
- Nguyên âm dòng sau: o, ô, u, ư, ơ (Việt); hôte [o:t] (Pháp)
Hình dáng của môi: Chia thành 2 nhóm: (bên trái thì ko tròn môi, bên phải thì tròn môi)
- Nguyên âm tròn môi: u, ô, o (Việt), rue [ry] (Pháp)
- Nguyên âm ko tròn môi (dẹt): i, e, ê, ư, ơ (Việt), été
[ete] (Pháp), but [bʌt] (Anh)…
Độ dài của nguyên âm: Chia thành 2 nhóm
- Nguyên âm dài: /iː/, /ɔː/, /uː/, /ɜː/, /ɑː/
- Nguyên âm ngắn: /ɪ/, /e/, /æ/, /ʊ/, /ɒ/, /ʌ/, /ə/ lOMoAR cPSD| 40749825
Hình thang nguyên âm quốc tế Quy ước:
- Ba vạch đứng biểu thị 3 hàng nguyên âm: trước, giữa, sau
- Bên trái mỗi vạch đứng dành cho ký hiệu của các nguyên âm
KO tròn, bên phải là các nguyên âm tròn
- Trên mỗi vạch đứng từ trên xuống dưới lần lượt ghi các nguyên âm từ cao đến thấp
Nguyên âm cố định âm sắc và biến đổi âm sắc
- Các nguyên âm cố định âm sắc gọi là nguyên âm đơn ([a], [i]…)
- Các nguyên âm biến đổi âm sắc gọi là nguyên âm đôi và nguyên
âm ba. Các nguyên âm [ie], [uo] trong tiếng Việt là những
nguyên âm đôi, các nguyên âm [eiə] (VD: layer, player), [auə]
(VD: power, hour) của tiếng Anh là những nguyên âm ba lOMoAR cPSD| 40749825 - VD:
Nguyên âm đơn:
- Trong TV, có 13 nguyên âm đơn:
/i/, /e/, /ɛ/, /ɤ/, /ɤ /,̌ /a/, / ɯ/, /ă/, /u/, /o/, / ɔ/, / ɔ/,̌/ /ɛ ̌
- Tiếng Anh có 12 nguyên âm đơn:
/iː/, /ɔː/, /uː/, /ɜː/, /ɑː/, /ɪ/, /e/, /æ/, /ʊ/, /ɒ/, /ʌ/, /ə/
Nguyên âm đôi (vowel sound):
- Trong tiếng Việt có 3 nguyên âm đôi: /ie/ (ia, iê, ya, yê),
/ɯɤ/ (ưa, ươ), /uo/ (ua, uô)
- Tiếng Anh có 8 nguyên âm đôi:
/ei/, /ɔu/, /eə/, /ʊə/, /ɑi/, /ɑu/, /iə/, /ɔi/
- VD : /ɑi/ (time), /ei/ (table), /ɔi/ (boy), /ou/ (go),… Nguyên âm ba:
/eɪə/, /aiə/, /ɔɪə/, /ɔʊə/, /aʊə/
- VD : player, fire, royal, flower, power
/aiə/ (desire), /ɔʊə/ (lower), /aʊə/ (flower) … (Anh) lOMoAR cPSD| 40749825
2. Phụ âm (consonant sounds)
Phụ âm có 3 đặc điểm về cấu tạo ngược với nguyên âm là:
- Hơi ra KO tự do, bị cản trở
- Độ căng của bộ máy phát âm KO đều hòa - Luồng hơi ra mạnh
Phân loại phụ âm: dựa trên 3 tiêu chí (tập trung vào 2 tiêu chí đầu qtrong hơn) Tiêu chí 1:
Theo phương thức cấu âm, ta phân biệt:
- Phụ âm tắc, VD: [t], [d], [k], [b]
- Phụ âm xát, VD: [f], [v], [s], [z], [l]
- Phụ âm tắc – xát, VD: [ts], [dz], [tʃ]
- Phụ âm rung: [r] hoặc [R] Tiêu chí 2:
Theo vị trí cấu âm, ta phân biệt những phụ âm cơ bản sau:
- Phụ âm môi, trong đó lại phân biệt phụ âm hai môi (VD: [b],
[p], [m]), và phụ âm môi – răng (VD: [v], [f])
- Phụ âm đầu lưỡi – răng trên: [t], [n]
- Phụ âm đầu lưỡi – răng dưới: [s], [z]
- Phụ âm đầu lưỡi – lợi: [l], [d] (ở tiếng Việt)
- Phụ âm đầu lưỡi – ngạc cứng: [ʂ], [ʐ]
- Phụ âm mặt lưỡi – ngạc: [c], [ɲ],
mặt lưỡi quặt: [ʈ] (tiếng Việt)
- Phụ âm gốc lưỡi – ngạc mềm: [k], [ɡ], [ŋ] - Phụ âm họng: [h], [x] Tiêu chí 3:
Theo tính thanh, ta phân biệt:
- Phụ âm hữu thanh, VD: [b], [d], [ɡ]… lOMoAR cPSD| 40749825
- Phụ âm vô thanh, VD: [p], [t], [k]…
Các hiện tượng ngôn điệu 1. Âm tiết
- Âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất của lời nói
- Có nhiều định nghĩa khác nhau về âm tiết:
+ ĐN 1: “Âm tiết là 1 khúc đoạn âm thanh đc cấu tạo bởi 1
hạt nhân, đó là nguyên âm cùng với những âm khác bao quanh đó là phụ âm”

+ ĐN 2: Theo quan điểm sinh lý học, ngta định nghĩa âm tiết
như sau: “Âm tiết tương ứng với 1 lần căng lên cùng xuống
của cơ thịt bộ máy phát âm”
- VD :
Mô hình âm tiết (Hình) lOMoAR cPSD| 40749825
Âm tiết tiếng Anh:
Được cấu tạo theo mô hình:
- (Chùm) phụ âm đầu (onset) – phần vần (rhyme) bao gồm hạt
nhân (nucleus) của âm tiết và (chùm) phụ âm cuối (coda)
- Bộ phận hạt nhân là 1 nguyên âm hay phụ âm tạo vần /l/, /m/, /n/, /ŋ/
- Trong 1 âm tiết, các yếu tố thuộc phần phụ âm đầu và cuối có
thể xuất hiện hay ko xuất hiện nhưng yếu tố hạt nhân ko bao giờ vắng mặt - VD: - Secondary /ˈsekəndəri/ - Daughter /ˈd ɔːtə/ - Bottle /ˈb ɔtl/
Cấu tạo âm tiết tiếng Việt: Thanh điệu (Tone) Vần (Rhyme) Âm đầu Âm đệm Onset Âm chính Âm cuối Prevocalic Nucleus Coda
- Khác với âm tiết trong tiếng Anh, tiếng Pháp…, âm tiết
trong tiếng Việt là 1 đơn vị có nghĩa (hình tiết) (mỗi âm tiết
đồng thời là 1 hình vị mà hình vị thì luôn có nghĩa)
Phân loại âm tiết
- Âm tiết chỉ có âm đầu và âm chính được gọi là âm tiết mở (open syllable)
- Âm tiết có âm cuối (là phụ âm) là âm tiết đóng (closed syllable)
Một số cấu trúc cơ bản: lOMoAR cPSD| 40749825
Green /ɡriːn/ (CCVC), eggs /eɡs/ (VCC), and /ænd/ (VCC), ham /hæm/ (CVC) 2. Thanh điệu
- Đó là sự thay đổi cao độ của giọng nói, có tác dụng khu biệt nghĩa
VD: Trong TV, ba ≠ bà do đc phát âm với cao độ khác nhau
- Có nhiều ngôn ngữ có thanh điệu: Tiếng Hán (4 thanh), Việt (6
thanh), Thái (5 thanh) (Châu Á), Hottentot, Zulu, Hausa (Châu
Phi) và 1 vài ngôn ngữ ở Châu Âu (phần lớn NN phương Tây ko có thanh điệu)
- Có 2 loại hình thanh điệu:
a. Thanh điệu âm vực: Là loại thanh điệu đơn giản chỉ
phân biệt cao độ ở 3 mức cao [sắc], trung và thấp [huyền]
+ Có ở nhiều ngôn ngữ thuộc họ Bantu ở Châu Phi:
Shona, Zulu, Luganda, Yoruba (Nigeria)…
b. Thanh điệu hình tuyến: Các thanh phân biệt nhau bằng sự
di chuyển cao độ từ cao xuống thấp hoặc từ thấp lên cao
+ Có ở tiếng Hán, tiếng Việt, tiếng Thái
Thanh điệu trong tiếng Việt Âm điệu Không bằng phẳng Bằng phẳng Không gấp Gấp khúc Âm vực khúc Ngang Ngã Sắc Cao (1) (3) (5) Huyền Thấp Hỏi Nặng (2) (4) (6) lOMoAR cPSD| 40749825
3. Trọng âm (Stress)
- Trọng âm là 1 hiện tượng nhấn mạnh vào 1 âm tiết nào đó trong ngữ âm
- Sự nhấn mạnh đó thể hiện bằng 3 cách: tăng độ mạnh phát
âm; tăng độ dài phát âm và tăng độ cao
- Thông thường, âm tiết mang trọng âm có đủ 3 đặc điểm này,
chẳng hạn trong tiếng Pháp, âm tiết mang trọng âm là âm
tiết mạnh nhất, dài nhất và cao nhất Phân loại:
a. Trọng âm từ
- Trọng âm từ là trọng âm xuất hiện trong 1 từ đa tiết đứng tách riêng
- Trọng âm từ có chức năng khu biệt:
- “record” (Anh). Trọng âm rơi vào âm tiết đầu, có nghĩa là “băng
nhạc – danh từ”/ Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2, có nghĩa là
“thu băng – động từ”
- TV ko có trọng âm từ, TV, TA có trọng âm tự do. Tiếng
Pháp, Ba Lan có trọng âm cố định
b. Trọng âm ngữ đoạn
- Trọng âm ngữ đoạn là trọng âm có tác dụng trong phạm vi ngữ đoạn
- Tiếng Pháp là ngôn ngữ ko có trọng âm từ, nhưng lại có
trọng âm ngữ đoạn
- VD: Pierre partira/ en vancances/ demain soir
c. Trọng âm câu
- Những từ nội dung (content words) sẽ mang trọng âm
- Những từ chức nangwb (structure words) ko mang trọng âm
- VD: Will you SELL my HOUSE because I’ve GONE to CANADA.
Vấn đề trọng âm trong tiếng Việt lOMoAR cPSD| 40749825
- Có thể tạo ra câu mơ hồ nếu cùng 1 câu được đọc bằng những
mô hình trọng âm khác nhau:
- Sinh viên/ mới/ học/ ngôn ngữ học
- Mẹ con đi chợ chiều mới về có 6 cách hiểu khác nhau
+ Mẹ/ con đi chợ/ chiều mới về
+ Mẹ/ con đi chợ chiều/ mới về
+ Mẹ con (mẹ của con)/ đi chợ/ chiều mới về
+ Mẹ con (mẹ của con)/ đi chợ chiều/ mới về
+ Mẹ con (hai mẹ con)/ đi chợ/ chiều mới về
+ Mẹ con (hai mẹ con)/ đi chợ chiều/ mới về
- So sánh các mô hình trọng âm sau: [01] [11] Bút mực Bút mực Em út Em út Cửa ngõ Cửa ngõ Cá mú Cá mú (Ý nghĩa hạn định) (Ý nghĩa tập hợp) Như vậy:
- Có thể nói tiếng Việt KO có trọng âm từ theo khái niệm
trọng âm của các ngôn ngữ phi âm tiết tính như tiếng Anh
- Tiếng Việt có trọng âm câu. Mỗi trọng âm đánh dấu một ngữ
đoạn. Nó được đặt vào âm tiết cuối cùng hay âm tiết duy nhất của ngữ đoạn
- Trọng âm tiếng Việt có chức năng phân giới từng ngữ đoạn
với ngữ đoạn kế tiếp trong câu:
- VD : Thầy giáo/ đang dạy/ sinh viên nước ngoài/ cách phân biệt/ các phụ âm lOMoAR cPSD| 40749825
Sự khác biệt giữa thanh điệu và trọng âm
- Thanh điệu là đặc trưng ngôn điệu của âm tiết, còn trọng âm
là đặc trưng ngôn điệu của từ
- Thanh điệu có chức năng khu biệt nghĩa của từ trong những thứ
tiếng có thanh điệu, còn chức năng khu biệt nghĩa ko phải là
chức năng chủ yếu của trọng âm
4. Ngữ điệu (Intonation)
- Ngữ điệu là sự biến đổi cao độ của giọng nói diễn ra trong
1 chuỗi âm thanh lớn hơn âm tiết hay 1 từ
- Ngữ điệu có những chức năng như sau:
a. Chức năng cú pháp (quan trọng nhất): Nhờ nó mà ta
có thể phân biệt được câu tường thuật, câu nghi vấn, câu cảm thán
b. Chức năng khu biệt: Một câu có cùng 1 kết cấu cú pháp có
thể có nghĩa khác nhau tùy thuộc vào ngữ điệu của nó
c. Chức năng biểu cảm: Màu sắc tình cảm của câu có thể được
biểu hiện bằng ngữ điệu
Phân biệt âm vị và âm tố 1. Âm vị (Phoneme)
- Âm vị là đơn vị ngữ âm có tác dụng khu biệt nghĩa
- VD : “ta/ti” : “a” và “i” là 2 âm vị. Nhờ có “a” ta phân biệt đc “ta” với “ti”
- Tác dụng khu biệt nghĩa của âm vị là sự khác nhau về nghĩa
của âm tiết do sự có mặt của âm vị ấy - Có 2 loại âm vị:
+ Âm vị âm đoạn tính: là những âm vị được thể hiện riêng
rẽ hoặc kế tiếp nhau theo thời gian. Nguyên âm, phụ âm, bán
nguyên âm / bán phụ âm là những âm vị đoạn tính lOMoAR cPSD| 40749825
+ Âm vị siêu đoạn tính: là những âm vị không được thể hiện
riêng rẽ hoặc kế tiếp nhau theo thời gian mà luôn luôn được thể
hiện đồng thời với âm tố hoặc toàn bộ âm tiết. Thanh điệu là âm vị siêu đoạn tính 2. Âm tố (Phone)
- Âm tố là sự thể hiện của âm vị trong từng điều kiện cụ thể
(từng vùng cụ thể, con người cụ thể, thời gian cụ thể, bối cảnh ngôn ngữ cụ thể...)
- Có thể nói âm tố là sự hiện thực hóa âm vị (còn âm vị là
sự khái quát hóa âm tố)
- VD: có 1 âm vị “a”, nhưng có vô số âm tố “a”, mỗi lần phát ra âm “a” là 1 âm tố
* Sự khác biệt giữa âm tố (phone) và âm vị (phoneme)
- Âm vị là đơn vị trừu tượng thuộc bình diện ngôn ngữ, được khái
quát hóa từ những âm tố cụ thể trong lời nói hằng ngày; đó là đơn vị
của âm vị học (Phonology)
- Âm tố là đơn vị cụ thể, thuộc bình diện lời nói, tồn tại thực tế
trong thế giới khách quan; đó là đơn vị của ngữ âm học
- Âm vị là âm thanh trong đầu, còn âm tố là âm thanh ta nghe thấy và phát ra lOMoAR cPSD| 40749825
- Âm vị là hữu hạn, âm tố là vô hạn Chương 3 TỪ VỰNG HỌC
Từ vựng = vốn từ (từ + ngữ cố định trong 1 ngôn ngữ) của 1 ngôn ngữ
Đơn vị từ vựng: từ (đơn vị cơ bản nhất) & ngữ cố định
Từ vựng học = ngành học nghiên cứu về vốn từ của 1 ngôn ngữ - Cấu tạo từ - Nghĩa của từ
- Nguồn gốc của từ (Từ nguyên học)
- Tập hợp vốn từ (từ điển học) - Các lớp từ vựng
- Danh học (quan tâm đến việc đặt tên – nhân danh (tên người)
+ địa danh + hiệu danh ( tên cơ quan tổ chức)
- Phương ngữ học (phương ngữ địa lý, phương ngữ xã hội)
Các đơn vị từ vựng
1. Từ là đơn vị cơ bản của từ vựng a. Từ là gì?
Từ là đơn vị nhỏ nhất độc lập về ý nghĩa và hình thức (KO có nghĩa
là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất):
(nếu phân tích nữa (từ hình vị âm vị) thì vẫn có nghĩa nhưng ko độc
lập về nghĩa và hình thức)
VD: We/ watched/ cartoons/ with/ them/ last night.
Có 7 từ Từ “watch//ed”, “cartoon//s” có 2 hình vị (chính tố +
phụ tố) : Tổng câu có 9 hình vị lOMoAR cPSD| 40749825 Có 2 vấn đề cơ bản:
- Khả năng tách biệt của từ (phân biệt từ với hình vị)
- Tính hoàn chỉnh của từ (phân biệt từ với cụm từ)
b. Từ vị và các biến thể
Từ vị: Là từ ở trạng thái trừu tượng, tiềm tàng
Biến thể từ vị: Là sự cụ thể hóa, hiện thực hóa từ vị trong những
trường hợp sử dụng khác nhau, tùy từng điều kiện cụ thể (thuộc về lời nói)
Có 3 kiểu biến thể từ vị:
Biến thể hình thái học: (chỉ có ở các NN biến hình)
- Đó là những hình thái ngữ pháp khác nhau của 1 từ hay còn gọi là những từ hình
- Từ hình là biến thể hình thái học của 1 từ duy nhất
- TV là ngôn ngữ ko có hình thái nên TV ko có biến thể hình
thái học. Chỉ có Anh, Pháp, Đức, Nga,… mới có biến thể hình thái học
- VD: “Nói” trong TV chỉ có 1 nghĩa, 1 dạng. Nhưng TA có nhiều
giải thích khác nhau cho “nói”: speak speak/spoke/spoken
- VD: Những biến thể hình thái học của “TOBE”: am, is, are, was, were, being, been…
Biến thể ngữ âm – hình thái học
- Đó là sự biến dạng của từ về mặt ngữ âm và cấu tạo từ. Cùng 1
ý nghĩa từ vựng nhưng được định hình 1 cách khác nhau
- VD : Trời / giời, nhịp / dịp, nhíp / díp, sờ / rờ, dĩa / đĩa, bệnh / bịnh (tiếng Việt)
- Often/ oft, going to / gonna, want to / wanna, You are / ya, I
am not / ain’t (tiếng Anh)
Biến thể từ vựng – ngữ nghĩa lOMoAR cPSD| 40749825
- Mỗi từ có thể có nhiều nghĩa. Mỗi lần sử dụng chỉ có 1 nghĩa
được hiện thực hóa. Mỗi ý nghĩa được hiện thực hóa như vậy
là một biến thể từ vựng – ngữ nghĩa
- VD : từ “chết” trong tiếng Việt, từ “mọc” (Em bé mới mọc
răng/ Mặt trời vừa mọc/ Cái cây này mới mọc)
- VD : Shade (Anh) khi thì có nghĩa “bóng tối” khi thì có nghĩa
“sắc thái”; bank – ngân hàng / bờ sông, present – hiện tại / món quà
- VD : Chơi chữ: “Cầu này bò cũng qua được” (con bò – hđ bò)
- “Em như cây quế giữa rừng
Đắng cay ai biết, … ai hay” (đắng cay – cây quế đắng, cuộc đời đắng cay) c. Cấu tạo từ
Hình vị (morpheme) (đơn vị hình thái)
- Nếu phân tích từ thành những bộ phận có nghĩa nhỏ hơn ta thu được các hình vị
- Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ
- Căn cứ vào ý nghĩa người ta chia hình vị thành 2 loại: chính tố
(root of word) và phụ tố (affix of word) Chính tố Phụ tố
- Là hình vị có nghĩa từ vựng tạo
- Là hình vị đi kèm chính tố để nên cơ sở của từ
biểu hiện ý nghĩa từ vựng phát
sinh hay ý nghĩa ngữ pháp của từ
- Có ý nghĩa cụ thể, liên hệ logic
- Có ý nghĩa trừu tượng, liên hệ với đối tượng logic với ngữ pháp
- Ý nghĩa hoàn toàn độc lập - Ý nghĩa ko độc lập
Phân loại phụ tố
Căn cứ vào vị trí của phụ tố so với chính tố có thể chia thành 3 loại
- Tiền tố: Là phụ tố đặt trước chính tố lOMoAR cPSD| 40749825 - VD :
- Tiền tố un- trong các từ undo (tháo, mở), undiverted (Ko
đc vui), undivorced (ko ly dị)
- Tiền tố re- trong repay (trả lại)
- Tiền tố im- trong impossible (ko thể), imperfect (chưa hoàn thành) … (Anh)
- Hậu tố: Là phụ tố đặt sau chính tố
- VD: -er trong các từ singer, reader, robber…
- -ant/-ent (assistant, correspondent) - -ard (drunkard) - -arian (humanitarian) - -ee (employee) - -eer (engineer)
- -er/-or/-ar (baker, instuctor, liar) - -ist (anglicist) - -nik (beatnik) - -ster (gangster)
- Trung tố: Là phụ tố nằm chen giữa chính tố
- VD: washerwomen, sociolinguistic
Căn cứ vào chức năng có thể phân biệt thành 2 loại phụ tố:
- Phụ tố biến hình từ (biến tố): Có chức năng cấu tạo những
dạng thức ngữ pháp khác nhau của từ như –s, -ed trong loves
“yêu, ngôi thứ 3, số đơn, thì hiện tại”, loved “yêu, thì quá khứ”
- VD: does, gets, worked, singing…
- Phụ tố phát sinh từ (cấu tạo từ): có chức năng kết hợp với
chính tố tạo ra từ mới
- VD: -er trong worker “người lao động, công nhân” (phân biệt
với work “làm việc”), reader “độc giả” (phân biệt với read
“đọc”), writer “người viết” (phân biệt với write “viết”),
leader “người lãnh đạo” (phân biệt với lead “dẫn đường”)…
Ngoài ra: (do cách phân chia trên chỉ thích hợp cho NN biến hình
nên phải có cách phân chia để có thể sử dụng cho hình vị 1 cách gượng ép) lOMoAR cPSD| 40749825
- Có thể phân chia thành 2 loại: hình vị tự do và hình vị ràng buộc (ko tự do)
- Hình vị tự do là hình vị có thể tự mình làm thành 1 từ đơn
- Hình vị ràng buộc là hình vị chỉ có thể làm bộ phận của từ
- VD: lập luận – lập là hình vị tự do, luận là hình vị ràng buộc;
- VD: đỏ au – đỏ là tự do, au là ràng buộc
- Đối với các NN ko biến hình như tiếng Việt thì ko thể phân
chia hình vị thành 2 loại chính tố và phụ tố. Hình vị TV và các
ngôn ngữ đơn lập khác có những đặc trưng riêng biệt
- Đa số hình vị trong TV có kích thước là âm tiết. Hình vị trong
TV thường được gọi là tiếng. Cấu tạo từ
- Căn cứ vào cấu tạo, có thể chia ra các kiểu từ sau:
- Từ đơn: Là từ chỉ có 1 hình vị chính tố
- VD : man, make, work, horse,… (Anh) - dame (phụ nữ),
role (vai trò), maison (nhà)… (Pháp)
- Từ phái sinh (derivative word): Là từ gồm chính tố kết hợp
với phụ tố cấu tạo từ
- VD : mainly (một cách trượng phu), maker (người làm),
homeless (vô gia cư), kindness (lòng tốt)… (Anh)
- Từ ghép: từ ghép là từ cấu tạo bằng cách ghép 2 hoặc hơn hai từ độc lập
- VD : break (bẻ gãy) + fast (đói) breakfast (bữa sáng)
o Class (lớp) + room (phòng) classroom (phòng học)
o Book (sách) + case (giá) bookcase (giá sách)
o Taxi + driver taxi-driver (tài xế lái taxi)
- Từ láy: Là từ cấu tạo bằng cách lặp lại thành phần âm thanh của
một hình vị hoặc một từ. Có thể phân thành láy hoàn toàn và láy bộ phận: - Láy hoàn toàn:
o Tiếng Indonesia: api (lửa) apiapi (que diêm), fotsy
(trắng) fotsyfotsy (trăng trắng)
o Tiếng Việt: ào ào, chuồn chuồn, xinh xinh… lOMoAR cPSD| 40749825
o Tiếng Anh: beriberi (bệnh thiếu vitamin B), goody-goody
(người hay lên mặt đạo đức), hush-hush (kín, bí mật),
papa (cha, ba, bố), pawpaw (quả đu đủ) - Láy bộ phận:
o Tiếng Indonesia: laki (chồng) lelaki (đàn ông), lara (ốm) lelara (bệnh)
o Tiếng Việt: loanh quanh, lưa thưa, lạch bạch, dễ dãi…
o Tiếng Anh: heebie-jeebies (căng thẳng), hoity-toity (kiêu
cằn, kiêu kỳ), itsy-bitsy (tí tẹo, tí xíu), namby-pamby (đa sầu, đa cảm)
2. Ngữ cố định – đơn vị tương đương với từ
Ngữ cố định có giá trị tương đường với từ, có nhiều đặc điểm giống từ:
- Có thể tái hiện trong lời nói như từ
- Về mặt ngữ pháp, chúng có thể làm thành phần câu, có thể là cơ
sở để cấu tạo từ mới
- Về ngữ nghĩa, chúng cũng biểu hiện những hiện tượng thực tế khách quan
- Tính cố định và tình thành ngữ là 2 đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ a. Quán ngữ:
- Quán ngữ là những ngữ cố định có cấu tạo và ngữ nghĩa ko
khác gì ngữ tự do nhưng được dùng nhiều trong lời nói như
những công thức có sẵn - Quán = thói quen
- VD : quán ăn, quán nước, quê quán, quán xuyến quán triệt (bao
quát), tập quán (thói quen) Hiện tượng đồng âm quán ngữ:
những ngữ dùng như thói quen
- Có những quán ngữ quen dùng trong những giới xã hội nhất
định. VD như giới học sinh, sinh viên có những quán ngữ như: lOMoAR cPSD| 40749825
“ăn chơi ko sợ mưa rơi”, “hổng dám đâu”, “biết chết liền”, “u là trời”…
- Có những quán ngữ dùng để bày tỏ lịch sự, khiêm tốn trong
nghi thức giao tiếp: “have a nice day”, “nice to meet you”, “see
you soon”, “how do you do”, “have a good journey”, “thank you
for a lovely night”… “ko dám ạ”, “anh cho tôi xin” b. Thành ngữ:
- Thành ngữ là những tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái –
cấu trúc, hoàn chỉnh và bóng bẩy về ý nghĩa, được sử dụng
rộng rãi trong giao tiếp hằng ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ
- VD: - cool as cucumber, as fresh as a rose, as weak as a baby,
as cunning as a fox, quiet as an oyster…
- VD: đánh trống bỏ dùi, vụng chèo khéo chống (trống) Thành ngữ đối: Tiếng Việt có 2 dạng:
- Ax + Ay: nói cạnh nói khóe, khen nức khen nở, chê ỏng chê eo…
- Ax + By: mẹ tròn con vuông, vào luồn ra cúi, lừa thầy phản
bạn, đầu xuôi đuôi lọt, thay lòng đổi dạ
Tiếng Anh: milk and honey, black and white… Thành ngữ so sánh: Có 3 dạng như sau:
- A như B: lạnh như tiền (vì tiền ngày xưa đúc = đồng, hấp thụ
nhiệt), cay như ớt, đắt như tôm tươi, rẻ như bèo…
- (A) như B: (to) như bồ sứt cạp, (đẹp) như tiên…
- Như B: như nước vỡ bờ, như voi uống thuốc gió, như vịt nghe
sấm, như muối bỏ bể, như cá nằm trên thớt…
- Tiếng Anh: as hot as mustard…
Thành ngữ thường: lOMoAR cPSD| 40749825
- Là những thành ngữ ko so sánh, ko đối: nói toạc móng heo, áo
gấm đi đêm, bán trời ko văn tự, chọc gậy bánh xe, thầy bói xem voi…
- Tóm lại trong giao tiếp, nếu sử dụng đúng nghĩa, đúng chỗ
các quán ngữ, thành ngữ… sẽ nâng cao hiệu quả diễn đạt,
tăng cường tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể của lời nói.
- Thành ngữ hiện đại: đói như sói, xấu như con gấu, xinh như con
tinh tinh, cướp trên giàn mướp, buồn như con chuồn chuồn, …
- Thành ngữ vay mượn tiếng Hán: gương vỡ lại lành, trời cao đất
dày (thiên cao địa…), đứng ngồi không yên, miệng ăn núi lở (tọa thực sơn băng)
- Thành ngữ vay mượn tiếng Pháp: ôm cây đợi thỏ, sợi tóc chẻ tư
- Thành ngữ vay mượn tiếng Anh: từ a đến z
- Có nhiều cách phân loại thành ngữ căn cứ vào các tiêu chí khác
nhau: Nguồn gốc, Cấu tạo, Thời gian sử dụng…
- Phân loại thành ngữ theo cấu tạo, có thể chia làm 3 loại: Nghĩa của từ 1. Nghĩa của từ
Như thế nào là nghĩa của từ?
- Nghĩa của từ (cũng như các đơn vị ngôn ngữ khác) là quan hệ
của từ với cái gì đó nằm ngoài bản thân nó
Các thành phần nghĩa của từ (hình)
Nghĩa của từ: Nghĩa từ vựng Nghĩa hạt nhân N.biểu vật N.biểu niệm N.hệ thống Nghĩa biểu cảm Nghĩa ngữ pháp lOMoAR cPSD| 40749825
VD: “vi diệu” – là 1 cgi đó phi thường kì lạ và dường như khó có
thể xảy ra – nghĩa ban đầu có nghĩa là những lời nói của bậc thánh
nhân, có ý nghĩa triết học / “quan san” – xa xôi cách trở, màu quan
san là màu của sự chia ly / “chinh an” – cái yên ngựa (từ Hán Việt)
VD: “bàn” – cái bàn (nghĩa biểu cảm)
Nghĩa hạt nhân: (nghĩa biểu vật) ứng với sự vật gọi là bàn,
(nghĩa biểu niệm) 1 tập hợp các nét nghĩa để hình dung ntn là bàn –
là đồ vật có mặt phẳng, làm bằng nguyên liệu rắn có các chân, dùng
để đặt các đồ vật khác hoặc sách vở khi viết, (nghĩa hệ thống) mối
quan hệ giữa từ “bàn” với các từ khác trong câu,
(nghĩa ngữ pháp) danh từ Nghĩa từ vựng:
- Là sự phản ánh hiện thực khách quan và bộ não con người.
Nghĩa từ vựng được tạo ra bởi 3 yếu tố: quan hệ của từ với
sự vật khách quan, quan hệ của từ với khái niệm, quan hệ của
từ với những từ khác trong ngôn ngữ Nghĩa ngữ pháp:
- Là ý nghĩa trừu tượng chung cho cả một lớp từ (ý nghĩa về
giống, số, cách, thời, thể…) (danh từ, tính từ) Khác nhau:
Nghĩa từ vựng là nghĩa của riêng từng từ, còn nghĩa ngữ pháp là nghĩa của chung 1 nhóm từ
2. Sự biến đổi ý nghĩa của từ
Nguyên nhân và cơ sở của sự biến đổi ý
nghĩa a. Nguyên nhân ngôn ngữ học thuần túy
VD: Hiện tượng dùng các từ chỉ người trong nhiều văn cảnh quá phổ
biến khiến nó có ý nghĩa phiếm định: homme (người - Pháp), man lOMoAR cPSD| 40749825
(người - Anh) có thêm nghĩa “người ta”, “ai” (tiếng Việt) / con chuột, bóng đèn
VD: “chân” trong “cái chân” – (biểu vật) (1) bộ phận cơ thể người
hoăc động vật – (biểu niệm) bộ phận cơ thể người hoăc động vật …có
hình thức tiếp xúc trực tiếp với mặt đất và có chức năng nâng đỡ toàn
bộ cơ thể - (hệ thống) nằm trong nhóm những từ chỉ bộ phận cơ thể
người và ĐV – (biểu cảm) trung hòa – (ngữ pháp) danh từ
có sự chuyển nghĩa: (nghĩa biểu vật)(2) chỉ đồ vật xung quanh
chúng ta (chân bàn, chân ghế) – (3) gọi tên những sự vật, hiện tượng
trong thực tế khách quan mà ko phải bộ phận cơ thể người hay ĐV (chân trời) đa nghĩa
- VD : đồng âm nhưng ko đa nghĩa : chân thành, chân lý (“chân” là sự thật)
b. Nguyên nhân xã hội:
Đóng vai trò quan trọng. Bao gồm:
Hiện tượng kiêng kỵ:
- Ở những tộc người nguyên thủy, sự kiêng kỵ tạo ra sự biến đổi
ý nghĩa. Kiêng kỵ (tabou) là sự cấm đoán dựa vào các từ và các
vật khác nhau. Những từ dùng thay từ cấm gọi là uyển ngữ
Làm cho lời nói thích hợp với phong cách chức năng
- Muốn diễn đạt văn hoa bóng bẩy:
- VD : Bây giờ mận mới hỏi đào / Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa…
- Muốn diễn đạt trang nhã, lịch sự, tránh sự thô tục: - VD :
- Tránh dùng từ “chết” người ta dùng: mất, khuất núi, đi, nằm xuống,…
- Tránh dùng từ xấu, kém người ta nói: ko khá lắm, ko đẹp lắm…
- Ở Mỹ, từ “foreign” được chấp nhận trong việc nói foreign
country, foreign services, foreign currency…, nhưng từ foreign lOMoAR cPSD| 40749825
student ko dùng trong ngôn ngữ hành chính. Người ta
thường dùng international student (phân biệt người Mỹ chính
gốc, người Mỹ nhập cư, người NN du học Mỹ)
Do thay đổi môi trường sử dụng cửa các từ
- Chuyển từ môi trường rộng sang môi trường hẹp (chuyên môn hóa):
- VD : operation (hoạt động): trong quân sự có nghĩa là “cuộc
hành quân”, trong y tế nghĩa là “giải phẫu”, trong toán học nghĩa
là “một phép toán”…
- Chuyển từ môi trường hẹp sang môi trường rộng:
- VD : 1880, một địa chủ Ireland là Boycott bị những người
lanbgs giềng căm ghét, do đó sinh ra từ “boycott” (tẩy chay)
Những hiện tượng biến đổi nghĩa của từ
a. Mở rộng nghĩa:
- VD : “Đẹp” là tính từ chỉ dùng ở lĩnh vực hình thức (cô gái
đẹp, giỏ xách đẹp) nhưng bây giờ dùng ở cả phạm vi tinh thần,
tình cảm, quan hệ: đẹp lòng, đẹp nết, đẹp lời…cử chỉ đẹp, tâm
hồn đẹp, lời nói đẹp các nghĩa có mối liên hệ đa nghĩa
- VD : “lộn” – (1) nhầm: đi lộn nhà – (2) hđ làm cho tư thế thay
đổi so với tư thế ban đầu: lộn nhào (2) lộn xộn: đánh lộn, hột vịt
lộn các nghĩa ko liên quan với nhau đồng âm KO phải HT biến đổi nghĩa
- VD : “ăn” – (1) hđ đưa thức ăn vào miệng nuôi sống cơ thể - (2)
ăn hối lộ (3) tiếp nhận ánh nắng, sự việc: ăn nắng, ăn ảnh – (4) thắng: tôi ăn ván này
b. Thu hẹp nghĩa
- VD: “Nước” từ chỗ chỉ chất lỏng nói chung, rồi chất lỏng có
thể uống được, cuối cùng là hợp chất giữa Hydro và Oxy.
Có 2 phương thức chuyển nghĩa lOMoAR cPSD| 40749825
1 - Ẩn dụ: Sự chuyển đổi tên gọi dựa vào mối liên hệ chủ quan giữa
các sự vật, hiện tượng (cách gọi tên tùy thuộc vào nhận thức của con người)
- VD : + Ẩn dụ cụ thể - cụ thể: mũi thuyền, mũi kim, mũi tên,
mũi súng, răng lược, răng bừa, chân bàn, chân ghế, ruột bút,
lòng sông, cửa sông, cửa rừng…
+ Ẩn dụ cụ thể - trừu tượng: nắm tình hình, nắm bài, lửa căm thù, khối kiến thức
- Lấy tên gọi A của X để gọi Y (X – Y ko có liên hệ khách quan)
+ “mũi” là bộ phận cơ thể ng và ĐV nhô ra so với 1 mặt phẳng
chỉ những đồ vật có hình dạng tương tự : mũi thuyền, mũi kim, mũi súng, mũi tên…
+ “mũi” chỉ bộ phận của vật thể địa lý: mũi đất, mũi Cà Mau,
Mũi Né – về hình thức là phần đất nhô ra biển
2 – Hoán dụ: Sự chuyển đổi tên gọi dựa trên mối quan hệ khách quan
giữa các sự vật hiện tượng
- VD : Bureau (Pháp) lúc đầu có nghĩa là “vải len”, tiếp đó nó có
nghĩa là “cái bàn phủ vải như vậy”, “phòng có cái bàn như
vậy”, “cơ quan”, “người làm việc ở cơ quan”
- VD : “nắm” trong “nắm xôi”
- Lấy tên gọi A của X để gọi Y (X – Y có liên hệ khách quan)
+ VD: “miệng” (A) – chỉ bộ phận người và ĐV (X) – lời
nói (Y): miệng đời, miệng thế gian có quan hệ khách quan hoán dụ
+ VD: “miệng” – miệng chén (hình dáng tròn như cái miệng
của bộ phận cơ thể, chỉ là liên tưởng chứ ko có liên hệ khách quan) ẩn dụ
+ VD: “đi cà phê” – chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ -
gọi tên chung cho việc đi quán nước, “nấu cơm” vừa gồm nấu
cơm vừa gồm nấu đồ ăn, “cắt tóc” gồm cắt, gội đầu, sấy, tạo kiểu
Có thể kể ra 1 vài dạng hoán dụ: lOMoAR cPSD| 40749825
- Lấy bộ phận thay cho toàn thể : nhà có 5 miệng ăn, có chân
trong đội bóng, tay cờ xuất sắc…
- Lấy âm thanh, hình dáng gọi tên con vật: tu hú, chim cuốc, rắn
cạp nong, rắn sọc dưa…
- Lấy nguyên liệu gọi tên sản phẩm : thau, gương, đồng (VNĐ
vì ngày xưa đồng tiền VN làm bằng đồng…
3. Phân loại nghĩa của từ
- Do sự chuyển nghĩa mà 1 từ có thể có rất nhiều nghĩa:
Trong tiếng Pháp, faire (20 nghĩa), mettre (4 nghĩa)…; trong
tiếng Anh, make (14 nghĩa), nervous (4 nghĩa)
- Có nhiều cách phân loại từ đa nghĩa:
a. Nghĩa chính và nghĩa phụ
- VD : “chân” (bộ phận của cơ thể) là nghĩa chính còn
những trường hợp khác là nghĩa phụ
b. Nghĩa thông thường và nghĩa thuật ngữ
- VD : “nước” (chất lỏng nói chung) là nghĩa thông thường,
“nước” (hợp chất giữa hydro và oxy) là nghĩa thuật ngữ
c. Nghĩa gốc và nghĩa phát sinh
- VD : phân tích quá trình phát triển nghĩa của từ “bureau” (Pháp),
ta thấy: 1)vải len, 2)cái bàn phủ vải len, 3)cái phòng có cái bàn
như vậy, 4)cơ quan, 5)người công tác ở cơ quan…
4. Hiện tượng đồng âm Định nghĩa
- Đồng âm là hiện tượng trùng nhau về ngữ âm của 2 hoặc hơn 2
đơn vị ngôn ngữ khác nhau. Phổ biến là từ đồng âm
- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng có ý
nghĩa hoàn toàn khác nhau, KO liên quan gì với nhau
- VD : Tiếng Việt: ca (đồ đựng, dùng uống nước) / ca (trường hợp) lOMoAR cPSD| 40749825
- VD : Tiếng Anh: bank (ngân hàng) / bank (sườn dốc của 1 con
sông), match (trận đấu) / match (que diêm), shoal (phấn) / shoal
(đoàn, đám), sole (bàn chân / đế giày) / sole (độc nhất, duy nhất) …
Phân biệt từ đồng âm với từ trùng âm, từ đồng tự
*Từ trùng âm: Có ý nghĩa khác nhau, được phát âm như nhau nhưng lại viết khác nhau
- VD: Tiếng Anh: son (con trai) và sun (mặt trời), meat (thịt) và
meet (gặp), sew (may, khâu) và sow (gieo), dear (thân thiết) và deer (con hươu)
*Từ đồng tự: Khác về nghĩa, phát âm khác nhau nhưng chữ viết giống nhau
- VD: Tiếng Anh: tear (xé) và tear (nước mắt), wind (gió) và
wind (lên dây cót), row (dãy) và row (cãi vã)...
- VD: một nghề cho chín (sự rèn luyện lâu năm có đầu tư để
thêm kinh nghiệm) còn hơn chín (9 – chỉ số nhiều) nghề
5. Hiện tượng đồng nghĩa Khái niệm
- Từ đồng nghĩa là từ khác nhau về vỏ âm thanh nhưng ý
nghĩa trùng nhau hoặc gần giống nhau
- VD : Tiếng Việt: hổ, cọp, khái, ông ba mươi; mau, chóng, nhanh…
- VD : Tiếng Anh: the slice, the piece, the morsel (miếng)… Phân loại
a. Đồng nghĩa sắc thái
- Khác nhau về sắc thái ý nghĩa
- VD: Tiếng Anh: happy (hạnh phúc)/ lucky (may mắn) –
laiser (rời bỏ) / quitter (chia tay)…
- VD: Tiếng Việt: chét, quy tiên, từ trần, tạ thế, ngoẻo… lOMoAR cPSD| 40749825
b. Đồng nghĩa tuyệt đối
- Những từ đồng nghĩa tuyệt đối có xu hướng lùi dần vào vốn từ
tiêu cực để rồi sẽ mất đi hoặc lùi vào 1 phạm vi sử dụng hẹp
hơn thành 1 sự kiện cửa tiếng địa phương
- VD: Tiếng Việt: phi cơ, tàu bay, máy bay…
6. Hiện tượng trái nghĩa Khái niệm
- Từ trái nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm, đối lập về ý
nghĩa, biểu hiện những khái niệm tương phản về logic
nhưng tương liên lẫn nhau…
- Từ trái nghĩa bộc lộ các mặt đối lập của các khái niệm
tương liên, gắn liền với một phạm vi sự vật
- VD : bề sâu (sâu/nông), bề rộng (rộng/hẹp), trọng lượng (nặng/nhẹ)…
- Nếu trình bày bằng sơ đồ thì những từ trái nghĩa nằm ở những tuyến song song với nhau:
+ Nông >< sâu (bề sâu)
+ rộng >< hẹp (bề rộng)
+ yếu >< mạnh (sức mạnh)
- VD: giàu – nghèo (năng lực tài chính) – giàu ko trái nghĩa với
yếu vì ko có liên hệ năng lực tài chính, mạnh – yếu (thể
trạng), cao – thấp (chiều đo theo chiều dọc), dài – ngắn (chiều đo theo chiều ngang)
Có 4 kiểu trái nghĩa:
1. Quan hệ tương phản (contrary): già – trẻ, lớn – nhỏ, cao – thấp, rộng – hẹp…
2. Quan hệ ngược hướng (vector): ra – vào, lên – xuống
3. Quan hệ mâu thuẫn (contradictory): sống – chết, trung thành
– phản bội, có mặt – vắng mặt
4. Quan hệ nghịch đảo (converse): mua – bán lOMoAR cPSD| 40749825
Các đặc điểm của từ trái nghĩa
- Từ trái nghĩa gắn liền với tính cân xứng (dung lượng về ngữ
nghĩa giữa các từ phải tương đương nhau)
- VD : to/nhỏ, lớn/bé, thiện cảm/ác cảm, thương yêu/thù ghét…
- Một từ nhiều nghĩa có thể tham gia vào nhiều cặp trái nghĩa khác nhau
- VD : mở - đóng (cửa), mở - khép (cửa), mở - gấp (vở), mở -
đậy (vung), mở - che (màn), mở - hạ (màn)…
- Hiện tượng trái nghĩa chủ yếu là sự đối lập những từ gốc khác
nhau. Tuy nhiên, có thể cấu tạo những cặp trái nghĩa mới trên
cơ sở các từ gốc vốn trái nghĩa
- VD : ăn mặn – ăn nhạt, khéo nói – vụng nói, xấu mặt – đẹp mặt,
xấu bụng – tốt bụng, ăn mặn – ăn chay, siêng làm – nhác làm…
- Có những từ trái nghĩa cùng gốc
- VD : có lý – vô lý, thống trị - bị trị, happy – unhappy, useful
– useless, possible - impossible…
- Hiện tượng trái nghĩa gắn bó chặt chẽ với hiện tượng đồng nghĩa
- VD : LỚN (vĩ đại, to, bự, to tát, khổng lồ, lớn lao, đồ sộ, to lớn) ĐỒNG NGHĨA
- VD : NHỎ (bé ,xíu, nhỏ xíu, nhỏ bé, tí hon, nhỏ nhoi, xíu
xiu, chút xíu) ĐỒNG NGHĨA
- VD : nhóm từ đồng nghĩa của LỚN thì TRÁI NGHĨA với
nhóm từ đồng nghĩa của NHỎ
MQH giữa đồng nghĩa và trái nghĩa:
- Khi 1 nét nghĩa rộng bị phân hóa 1 cách cực đoan về phía 2 cực
thì ta có những từ trái nghĩa. Còn khi chúng đồng nhất với nhau
ở 1 trong 2 cực thì ta có hiện tượng đồng nghĩa.
- Tóm lại, đồng nghĩa và trái nghĩa là biểu hiện cực đoan của
mối quan hệ đồng nhất và đối lập trong ngôn ngữ đồng nghĩa
và trái nghĩa có MQH mật thiết với nhau
- Những từ đồng nghĩa và trái nghĩa trước hết là những từ cùng thuộc 1 trường nghĩa lOMoAR cPSD| 40749825 7. Trường nghĩa Khái niệm
Trường nghĩa là tập hợp các từ có quan hệ lẫn nhau về nghĩa Các kiểu trường nghĩa
a. Trường cấu tạo từ
- VD : cặp đồng âm Enle (cái bàn chải) và Enle (con chim)
của tiếng Đức nằm trong 2 trường cấu tạo từ khác nhau vì
chúng thuộc những phạm vi biểu tượng khác nhau
- Enle (con chim) – enlenest (tổ cú) – enlenaugen (mắt cú)
- Enle (cái bàn chải) – kehenle (bàn chải bàn) – handeenle (bàn chải tay)
- Ban (chỉ về buổi) – ban sáng, ban trưa, ban chiều, ban tối
- Ban (chỉ về hành động người trên trao cho người dưới) – ban phát, ban ơn, ban tặng
b. Trường từ vựng ngữ nghĩa
- Là kiểu trường nghĩa phổ biến nhất - VD :
- Dùng từ “hoa” để tập hợp các từ có cùng một phạm vi biểu vật
với hoa (đài, cánh, cuống, nhị, phấn, nụ…)
- Từ “mang” có thể tập hợp quanh nó các từ như: đem, cõng,
khiêng, vác, kiệu, đeo, đèo, chở, địu, lai, thồ… - (Hình)
- 2 quan hệ ngôn ngữ (gọi chung là trường nghĩa liên tưởng)
+ trường nghĩa tuyến tính: là 1 động lượng từ
+ trường nghĩa đối vị (dọc): + Trường nghĩa biểu vật: tập hợp
từ có chung nghĩa biểu vật với từ đó
+ Trường nghĩa biểu niệm: tập hợp
từ có chung 1 nghĩa biểu niệm
- VD : “tay” – TN tuyến tính: cánh, cổ, bàn, ngón, vẫy, phải, trái, mềm, cứng …
- VD : “hoa” – TN biểu vật: bộ phận của hoa (cánh, cuống, nhụy,
nhị, phấn, cành, đài, nụ), trạng thái của hoa (nở, héo, úa, tàn, rũ, lOMoAR cPSD| 40749825
khô), loài hoa (cúc, hồng, huệ, đào), phẩm chất của hoa (thơm, đẹp)
- VD : (hoạt động) (tự di chuyển) (của người, ĐV) – TN biểu
niệm: (trên bộ) đi chạy bò, lăn, lê lết, trườn, (dưới nước) bơi,
lội, lặn, ngụp, (trên không) bay, liện, lượn, phóng, lao …
- VD : (hoạt động) (tác động đến vật khác) (làm cho rời ra) –
(bằng bộ phận cơ thể người) bứt, bẻ, ngắt, cắn, lột, xé, tách /
(bằng dụng cụ có lưỡi) cắt, chặt, cưa, thái, xẻ, chém, băm, bằm,
bổ / (phân tách khái quát) chia tách, phân ly, ly gián, chia rẽ Các lớp từ vựng
- Phân biệt về tần số xuất hiện
+ Lớp từ vựng tích cực (lớp từ vựng cơ bản của 1 ngôn ngữ, là
những từ sử dụng nhiều, thường xuyên trong đời sống hằng
ngày) – danh từ quen thuộc trong đời sống
+ Lớp từ vựng tiêu cực (lớp từ vựng ít sử dụng) – thuật ngữ khoa học
- Phân biệt về thời gian sử dụng
+ Lớp từ cổ, từ cũ, từ lịch sử (mệnh một – chết), (ký giả - nhà
báo, phóng viên), (thầy cãi – luật sư), (thầy thông ngôn – biên
phiên dịch), (nhà dây thép – bưu điện), (nhà thương thí –
bệnh viện cho người nghèo), (người Hồng Mao – người Anh) + Lớp từ mới
- Phân biệt về nguồn gốc
+ Lớp từ vay mượn :sống động, website
+ Lớp từ thuần bản ngữ
- Phân biệt về phạm vi sử dụng + Lớp từ toàn dân
+ Lớp từ hạn chế về phạm vi (từ địa phương, từ nghề nghiệp,
biệt ngữ, thuật ngữ khoa học, từ thi ca…) Tóm lại:
- Nghĩa từ vựng tập trung vào nghĩa hạt nhân gồm biểu vật, biểu niệm, hệ thống lOMoAR cPSD| 40749825
- Vấn đề chuyển nghĩa của từ
- Các hiện tượng ngữ nghĩa Chương 4: NGỮ PHÁP HỌC
1. Đối tượng nghiên cứu và các phân ngành
- Ngữ pháp học là phân ngành Ngôn ngữ học nghiên cứu hình
thái của từ, quy tắc cấu tạo từ (hình thái học)câu (cú pháp học)
- Hình thái học nghiên cứu ngữ pháp của từ: cấu tạo từ, hình thái từ và từ loại
- Với các ngôn ngữ biến hình, nghiên cứu hình thái từ là nhiệm
vụ quan trọng của lĩnh vực nghiên cứu ngữ pháp của từ Hình thái học (Morphology)
- Với các ngôn ngữ KO biến hình phân ngành này ko có
phần nghiên cứu hình thái từ Từ pháp học
- Cú pháp học (Syntaxe) nghiên cứu ngữ pháp câu, gồm quy tắc
cấu tạo ngữ đoạn và quy tắc cấu tạo câu
- Sự phân biệt hình thái học và cú pháp học chỉ có tính chất tương đối
- Các ngôn ngữ đơn lập ko có sự phân biệt này và Ngữ pháp học
chủ yếu là cú pháp học
2. Ý nghĩa ngữ pháp (grammatical meaning)
2.1. Ý nghĩa ngữ pháp là gì?
Ngôn ngữ học thường phân biệt ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp
- Ý nghĩa từ vựng (Lexical meaning) là ý nghĩa riêng cho từng từ,
mỗi ý nghĩa từ vựng thuộc về một từ lOMoAR cPSD| 40749825
- Ý nghĩa ngữ pháp là ý nghĩa chung cho nhiều từ, do đó có tính
chất khái quát, trừu tượng… Định nghĩa
Ý nghĩa ngữ pháp là loại ý nghĩa chung cho hàng loạt đơn vị ngôn
ngữ và được thể hiện bằng những phương tiện ngữ pháp nhất định
- Ý nghĩa số phức là ý nghĩa chung của những từ như books,
students, cars, houses…(Anh), dùng hư từ - số từ, “nhiều” (Việt)
- Ý nghĩa quá khứ là ý nghĩa chung của những từ như worked,
loved, studied, liked, passed…
Ý nghĩa ngữ pháp được khái quát từ chính các đơn vị ngôn ngữ,
là phần ý nghĩa chung giữa các đơn vị ngôn ngữ
2.2. Các loại ý nghĩa ngữ pháp
a. Ý nghĩa từ loại
- Là ý nghĩa chung của tất cả các từ cùng thuộc 1 từ loại
- VD : trong tiếng Anh dùng phụ tố, trọng âm để làm thay đổi về ý nghĩa từ loại
- VD : tất cả các danh từ đều có ý nghĩa ngữ pháp khái quát là “ý
nghĩa sự vật”. Tất cả các động từ đều có ý nghĩa hoạt
động, trạng thái hay quá trình…
b. Ý nghĩa hình thái:
- Là ý nghĩa của các phạm trù ngữ pháp của từ. Chúng được thể
hiện bằng các hình thái ngữ nghĩa
- Các ý nghĩa hình thái phổ biến trong các ngôn ngữ biến hình là
các ý nghĩa “giống, số, cách, ngôi, thời, thể, thức,
dạng,…” c. Ý nghĩa phái sinh
- Là loại ý nghĩa ngữ pháp có tính chất chung cho nhiều từ
d. Ý nghĩa quan hệ (ý nghĩa cú pháp)
- Thể hiện quan hệ của từ với các từ khác, cũng có nghĩa là thể
hiện vị trí và chức năng của từ ngữ trong các kết cấu ngữ pháp,
nên gọi là ý nghĩa cú pháp
- VD : dùng phụ tố, hư từ lOMoAR cPSD| 40749825
- Ý nghĩa quan hệ được biểu hiện trong các NN biến hình bằng
các phụ tố (biến tố). Ngoài ra nó còn có thể biểu hiện bằng
các phương tiện khác như hư từ, trật tự từ, ngữ điệu
- VD : đây là quyển sách của tôi
3. Các phương thức ngữ pháp
Phương thức ngữ pháp là gì?
- Để biểu hiện ý nghĩa và quan hệ ngữ pháp, các ngôn ngữ
trên TG dùng những phương thức ngữ pháp khác nhau
- Phương thức ngữ pháp là những biện pháp hình thức chung
nhất thể hiện ý nghĩa ngữ pháp
- Các phương thức ngữ pháp tuy có tính khái quát, nhưng bao
giờ cũng được biểu thị bằng những hình thức cụ thể
Các phương thức ngữ pháp phổ biến
a. Phương thức phụ tố (Affixations)
- Dùng phụ tố để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp
- Phổ biến trong các ngôn ngữ biến hình
- Chia làm 2 loại: phụ tố biến hình từ và
b. Phương thức biến dạng chính tố
- Còn được gọi là phương thức luân phiên âm vị hay phương thức
biến tố trong. Đặc điểm của nó là biến đổi 1 bộ phận của chính
tố để thể hiện sự thay đổi ý nghĩa ngữ pháp
- VD : TA: dạng thức số nhiều của foot (bàn chân) là feet, của
tooth (cái răng) là teeth, của man (đàn ông) là men
c. Phương thức thay chính tố
- Thay chính tố có nghĩa là thay đổi hoàn toàn vỏ ngữ âm của 1
từ để biểu thị sự thay đổi ý nghĩa ngữ pháp
- Phương thức thay đổi chính tố thường dùng để biểu hiện:
+ Ngôi, số, thì, thức, thể của động từ (thường là động từ bất
quy tắc): go/goes/went/gone, sing/sang/sung…
+ Các hình thái của đại từ nhân xưng: I/me/mine… lOMoAR cPSD| 40749825
+ Cấp so sánh của tính từ: good/better/best
d. Phương thức trọng âm
- Trọng âm có thể được sử dụng để phân biệt ý nghĩa từ vựng của
các từ hay để phân biệt ý nghĩa ngữ pháp của các dạng thức từ
- VD : record (đĩa nhạc) / record (thu băng), permit (sự cho phép) / permit (cho phép)…
e. Phương thức lặp
- Khi lặp từ biểu thị ý nghĩa ngữ pháp, lặp từ là phương thức ngữ pháp
- Với danh từ: lặp lại toàn bộ từ ý nghĩa số phức: nhà nhà, người người…
- Với vị từ động: lặp toàn bộ biểu thị sự lặp lại, tái diễn của
hành động: gật gật, cười cười, lắc
lắc… f. Phương thức hư từ
- Đây là phương thức ngữ pháp phổ biến nhất, vì hầu như ko 1
ngôn ngữ nào ko dùng phương thức ngữ pháp này
- Phương thức này có vai trò đặc biệt quan trọng đối với những
ngôn ngữ ko có phụ tố như tiếng Việt, tiếng Hán hay hệ thống
phụ tố đơn giản như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Bungari
- VD : hệ thống mạo từ của tiếng Anh, tiếng Pháp…
g. Phương thức trật tự từ
- Khi trật tự từ ở trong câu dùng để biểu hiện ý nghĩa ngữ
pháp, nó được coi là một phương thức ngữ pháp
- Chẳng hạn trong tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Hán, tiếng Anh,
tiếng Pháp, vị trí của từ ở trong câu do chức năng ngữ pháp,
ý nghĩa ngữ pháp của nó quy định
- VD : - Sao nó bảo không đến?
Trật tự từ thường biểu hiện:
- Quan hệ chủ thể - đối thể: The lion killed the hunter. / The hunter killed the lion
- Quan hệ xác định – được xác định: Bột xà bông/ Xà bông bột
- Trong 1 số thứ tiếng, trật tự từ không bắt buộc như tiếng Nga
- Trong các ngôn ngữ Ấn, Âu…, trật tự từ thường biểu thị các ý
nghĩa tình thái của câu như tường thuật, nghi vấn, cảm thán… lOMoAR cPSD| 40749825 - VD : Tiếng Pháp:
+ Câu tường thuật: Il est étudiant (Anh ấy là sinh viên)
+ Câu nghi vấn: Est – il étudiant? (Anh ấy có phải là sinh viên không?)
h. Phương thức ngữ điệu
- Ngữ điệu được coi là phương thức ngữ pháp khi người ta sử
dụng nó để biểu thị các ý nghĩa tình thái của câu như
“tường thuật”, “nghi vấn”, “khẳng định”, “phủ định”… - So sánh:
+ Câu tường thuật: Il est étudiant
+ Câu nghi vấn: Il est étudiant ?
Phân loại ngôn ngữ theo sự sử dụng các phương thức ngữ pháp
- Có thể chia các phương thức ngữ pháp trên thành 2 nhóm:
Nhóm 1: Bao gồm các phương thức phụ tố, biến dạng chính tố,
thay chính tố, trọng âm và lặp
. Theo các phương thức này, bộ phận
diễn đạt ý nghĩa từ vựng với bộ phận diễn đạt ý nghĩa ngữ pháp cùng
tập hợp vào trong một từ. Ta gọi đó là các phương thức tổng hợp tính
Nhóm 2: Bao gồm các phương thức trật tự từ, hư từ và ngữ điệu.
Theo các phương thức này, bộ phận mang nghĩa từ vựng và bộ phận
mang nghĩa ngữ pháp không tập hợp vào cùng một từ. Ta gọi chúng
là các phương thức phân tích tính
VD: TV sử dụng nhiều trật tự từ, hư từ, ngữ điệu tiếng Việt là 1 NN phân tích tính
VD: TA cũng sử dụng nhiều pt trật tự từ và hư từ nên tính phân
tích của TA nổi trội hơn tính tổng hợp điển hình
4. Phạm trù ngữ pháp (grammatical category)
Phạm trù ngữ pháp là gì?
a. Định nghĩa lOMoAR cPSD| 40749825
- Phạm trù ngữ pháp là 1 tập hợp những ý nghĩa ngữ pháp đối
lập nhau được biểu hiện bằng những hình thức ngữ pháp
đối lập tương ứng

- Trong tiếng Anh: sự đối lập giữa ý nghĩa số đơn và ý nghĩa số
phức, và sự đối lập này được biểu thị bằng sự vắng mặt hay có mặt của phụ tố -s/-es
- Table: số đơn / tables: số phức
- Chair: số đơn / chairs: số phức
- tiếng Anh có phạm trù ngữ pháp số (number)
Các phạm trù ngữ pháp phổ biến
a. Số (number)
- Là phạm trù ngữ pháp dùng để phân tích các từ loại có biểu hiện tương phản về số
- Trong TA, số chủ yếu thấy ở danh từ (dog/dogs)
- Số cũng được phản ánh trong sự biến đổi của động từ (he
laughs/ they laugh) hoặc đại từ (this man/ these men)
b. Giống (gender)
- Khi phân tích các từ loại, giống thể hiện những đối lập
như giống đực/giống cái/giống trung
- Trong TA, tương phản về giống chỉ thấy ở đại từ và 1 số danh từ
- VD : he/she/it, prince/princess, author/authoress c. Cách (case)
- Phạm trù cách được dùng trong phân tích các từ loại để
nhận diện quan hệ cú pháp giữa các từ trong câu.
- Tiếng Hy Lạp có 5 cách, tiếng Sankrit có 8 cách, tiếng Phần
Lan có 13 cách, tiếng Nga có 6 cách
- Trong TA, phạm trù cách được thực hiện bằng các phương thức sau:
- Biến tố: teacher/teacher’s (của thầy giáo)
- Theo sau giới từ: With/ to a man (với 1 người)
- Trật tự từ: John kicked Peter. / Peter kicked John
d. Thời (tense)
- Có 3 thời: quá khứ, hiện tại và tương lai
- Thời được thể hiện bằng phụ tố hoặc trợ động từ lOMoAR cPSD| 40749825
- VD: I study every day. / I studied last night. / I will study tomorrow.
e. Thức (mode/mood)
- Là nguyên tắc sắp xếp các động từ căn cứ vào những cách thức
khác nhau mà người nói có thể hiểu và diễn đạt cái quá trình
được thể hiện bằng động từ
- Thức biểu thị quan hệ giữa hành động với thực tế khách quan và
người nói: thức tường thuật, thức mệnh lệnh, thức giả định, thức điều kiện…
f. Dạng (voice)
- Thông thường người ta hay phân biệt 2 dạng: chủ động và bị động
g. Ngôi (person)
- Có 3 ngôi với các phương tiện biểu đạt tương ứng
h. Thể (Aspect) - Hoàn thành - Chưa hoàn thành
Phạm trù từ vựng – ngữ pháp (lexical grammatical
category) 1. Phạm trù từ vựng – ngữ pháp là gì?
- Mỗi tập hợp từ được phân chia trên cơ sở ý nghĩa khái quát và
đặc điểm hoạt động ngữ pháp (bất kể là tập hợp lớn hay nhỏ)
đều được gọi là 1 phạm trù từ vựng – ngữ pháp
2. Căn cứ xác định phạm trù từ vựng ngữ
pháp - Ý nghĩa khái quát của từ:

- Ý nghĩa sự vật, ý nghĩa hành động, ý nghĩa tính chất, ý nghĩa tình thái…
- Đặc điểm hoạt động ngữ pháp:
+ Cấu tạo và khả năng biến đổi dạng thức của từ (đặc điểm hình thái học)
VD: Trong tiếng Nga, danh từ biến đổi theo giống, số,
cách; động từ biến đổi theo ngôi, thời, thức, dạng.
+ Khả năng từ tham gia xây dựng các kết cấu cú pháp (đặc điểm cú pháp học) lOMoAR cPSD| 40749825
VD: trong TV, hư từ không có khả năng làm trung tâm của
ngữ, còn thực từ có khả năng đó
3. Các phạm trù từ vựng – ngữ pháp phổ biến
a. Thực từ
- Danh từ (noun)
+ VD: TA: DT đếm đc và DT ko đếm đc / TV: có DT chỉ sự
vật và DT chỉ loại (loại từ), DT tổng hợp và DT ko tổng hợp - Động từ (verb)
+ VD: TA: nội động từ, ngoại động từ/ TV: chia thành nhóm
(ĐT tri giác, ĐT hoạt động, ĐT cảm nghĩ, ĐT trạng thái…) - Tính từ (adjective)
+ VD: TV có tính từ gần gũi với động từ hơn TA - Đại từ (pronoun)
+ VD: từ xưng hô trong TV có sự linh hoạt về ngôi - Số từ (quantifier) b. Hư từ - Giới từ (preposition) - Liên từ (conjunction)
- Phó từ / Trạng từ (adverb) - Trợ từ - Tình thái từ (particle) - Thán từ (interjection) Quan hệ ngữ pháp
1. Quan hệ ngữ pháp là gì?
- QHNP là quan hệ giữa các từ trên trục hình tuyến
2. Các kiểu quan hệ ngữ pháp - Quan hệ đẳng lập - Quan hệ chính phụ - Quan hệ chủ vị Note:
- Quan hệ ngôn ngữ: tôn ti, tuyến tính, đối vị lOMoAR cPSD| 40749825
- Quan hệ ngữ pháp: đẳng lập, chính phụ, chủ vị
a. Quan hệ đẳng lập
- Là quan hệ giữa hai hay hơn hai thành tố có cương vị cú pháp bình đẳng nhau
- VD : Con trai và con gái (cùng học với nhau) / Cà phê hay
chè (đều làm mất ngủ) / (Lan) tuy thông minh nhưng lười
b. Quan hệ chính phụ
- Là quan hệ giữa các thành tố có cương vị cú pháp khác nhau,
thành tố này phụ thuộc vào thành tố kia
- VD : (Hạt tiêu) rất cay / Bàn gỗ đắt hơn bàn đá / Bơi ở hồ (rất thú) / (Nó) đọc sách
c. Quan hệ chủ vị
- Là quan hệ giữa 2 thành tố phụ thuộc lẫn nhau, ko có thành tố nào chính hoặc phụ
- VD : Trăng đang lên / The woman is having her
breakfast (Người đàn bà đang ăn bữa sáng) Đơn vị ngữ pháp 1. Khái niệm
- Đơn vị ngữ pháp là các yếu tố ngôn ngữ thuộc hệ thống cái được biểu hiện
2. Các đơn vị ngữ pháp
- Cú đoạn (phrase) là 1 yếu tố đơn lẻ của câu, bao gồm hơn 1 từ
+ Cú đoạn danh từ: các sinh viên năm thứ nhất
+ Cú đoạn động từ: làm bài tập toán
+ Cú đoạn tính từ: rất khó khăn… - Cú (clause)
+ Cú là một nhóm từ có chủ ngữ và vị ngữ của mình, nằm trong một câu rộng hơn
+ VD: Nó mặc chiếc áo tôi mua
Anh/ cứ nói thế// làm mẹ / buồn lắm
IT // was when you / were on the phone that she came
(Khi bạn đang gọi điện thoại cô ấy đến) lOMoAR cPSD| 40749825
- Câu là đơn vị có chức năng thông báo. Có thể phân loại
câu theo nhiều phương diện khác nhau:
+ Căn cứ đặc điểm cấu trúc: câu đơn, câu phức, câu ghép
+ Căn cứ vào chức năng: câu tường thuật, câu hỏi, câu
mệnh lệnh, câu cảm thán Note:
Đơn vị ngôn ngữ: âm vị, hình vị, từ
Đơn vị lời nói: ngữ đoạn câu
Đơn vị ngữ pháp: cú đoạn, cú, câu Chương 5
NGUỒN GỐC & SỰ PHÂN LOẠI NGÔN NGỮ
Nguồn gốc của ngôn ngữ
Cần phân biệt 2 vấn đề khác nhau:
- Vấn đề nguồn gốc của ngôn ngữ nói chung (con người đã sáng
tạo ra ngôn ngữ như thế nào trong quá trình phát triển của nó)
- Vấn đề nguồn gốc các ngôn ngữ cụ thể (là vấn đề thuần túy ngôn ngữ học)
- Nguồn gốc của ngôn ngữ nói chung gắn liền với nguồn gốc
của XH loài người. Nó vừa là vấn đề ngôn ngữ học vừa là vấn
đề lịch sử XH loài người
1. Một số giả thuyết về nguồn gốc ngôn ngữ
a. Thuyết tượng thanh

- Manh nha từ thời cố đại và phát triển mạnh vào TK XVII – XIX
- Nội dung: Ngôn ngữ là do sự bắt chước các âm thanh trong tự
nhiên (tiếng chim kêu, tiếng nước chảy…). Cơ sở của thuyết này
là các từ tượng thanh có trong các ngôn ngữ
b. Thuyết cảm thán
- Phát triển mạnh vào TK XVIII – XX lOMoAR cPSD| 40749825
- Nội dung: Ngôn ngữ bắt nguồn từ âm thanh của cảm xúc (buồn,
giận, mừng, vui, đau đớn…). Cơ sở của thuyết là sự tồn tại các thán từ trong ngôn ngữ
c. Thuyết tiếng kêu trong lao động
- Phát triển mạnh vào TK XIX
- Nội dung: Ngôn ngữ bắt nguồn từ những tiếng kêu trong lao
động tập thể. Thuyết có cơ sở thực tế trong sinh hoạt lao
động của con người hiện nay
d. Thuyết khế ước xã hội
- Phát triển mạnh vào TK XVIII
- Nội dung: Ngôn ngữ là do con người thỏa thuận với nhau
mà quy định ra. Ngôn ngữ là sản phẩm của khế ước xã hội
e. Thuyết ngôn ngữ cử chỉ
- Thịnh hành vào TK XIX – đầu TK XX
- Nội dung: Khi con người chưa có ngôn ngữ thành tiếng thì
dùng cử chỉ để giao tiếp với nhau. Bộ điệu về nguyên tắc cũng
giống với âm thanh, dù là bộ điệu hay âm thanh về nguyên tắc
đều là động tác biểu hiện
2. Vấn đề nguồn gốc ngôn ngữ
- Theo Ăng-ghen: “…ngôn ngữ bắt nguồn từ trong lao động và
cùng nảy sinh với lao động, đó là cách giải thích duy nhất
đúng về nguồn gốc ngôn ngữ…”
- Như vậy, nhờ có lao động mà năng lực tư duy trừu tượng phát
triển. Tư duy hình thành thì ngôn ngữ cũng ra đời
- Mặt khác, ngôn ngữ chỉ sinh ra do nhu cầu giao tiếp. Nhu cầu
giao tiếp cũng do lao động quyết định
- Tóm lại, bản thân con người cũng như tư duy trừu tượng và
ngôn ngữ của nó ra đời cùng 1 lúc dưới tác động của lao động
Phân loại ngôn ngữ
1. Phân loại ngôn ngữ theo nguồn gốc
- Có thể phân loại bằng phương pháp SSLS: lOMoAR cPSD| 40749825
a. Phương pháp so sánh lịch sử
- Qua so sánh, tìm ra các quy luật tương ứng về ngữ âm, từ vựng
và ngữ pháp, rồi xác định quan hệ thân thuộc giữa các ngôn ngữ
- So sánh từ vựng các tiếng Roman
b. Một số họ ngôn ngữ chủ yếu
- Căn cứ vào nguồn gốc, các nhà ngôn ngữ học TG đã phân ra
trên 20 họ ngôn ngữ khác nhau. Sau đây là một số họ ngôn ngữ chủ yếu: 1/ Họ Ấn Âu Gồm nhiều dòng:
+ Dòng Ấn Độ: Hindi, Urdu (Pakistani), Bengali, Nepal, Kasmia…
+ Dòng Iran: Ba Tư (Iran), Pastô (Afghanistan), Tagic, Tatxki…
+ Dòng Slavơ (Slav): Nga, Ukrain, Bêlôrusi, Bungari, Tiệp, Ba Lan…
+ Dòng Baltic: Litva, Latvia, Latgan
+ Dòng German (Germanic): Đan Mạch, Thụy Điển, Na
Uy, Aixlen, Anh, Hà Lan, Đức…
+ Dòng Roman (Ý): Pháp, Ý, TBN, BĐN, Rumani…
+ Dòng Kentơ: Scotland, Ireland.. lOMoAR cPSD| 40749825 + Dòng Hy Lạp + Dòng Anbani + Dòng Arơmian (Amenia) 2/ Họ Xmit – Hmit
+ Dòng Xmit: Ả rập, Akharơ, Tigrê…
+ Dòng Kusit: Gala, Xômali, Agay…
+ Dòng Becbéc: Kabin, Riphơ, Sinkhơ…
+ Dòng Sađô – Hmit: Angac, Xura, Mubi, Khausa… 3/ Họ Kapkađơ
+ Dòng Tây: Kabarơđin, Apkhadơ…
+ Dòng Nacsơ: Chechên, Ingutsơ…
+ Dòng Đaghextan: Avarơ, Lacxơ, Đarơghin…
+ Dòng Kactơven: Ladơ, Xvan… 4/ Hán Tạng
+ Dòng Hán Thái: Hán, Pupéo, Thái, Lào, Tày – Nùng, Lự, Cao Lan…
+ Dòng Tạng Miến: Tạng và Miến điện. Một số tiếng như
Hà Nhì, Lô Lô, Phù xá… ở Bắc VN
+ Họ Mông Cổ: Khankha, Buriat, Kanmưc… + Họ Mã Lai – Đa Đảo + Họ Tuyêc + Họ Môn Khmer + Họ Ugo – Phần Lan
+ Ngôn ngữ của thổ dân Châu Phi + Ngôn ngữ Bắc Mỹ + Ngôn ngữ Trung Mỹ + Ngôn ngữ Nam Mỹ…
2. Phân loại ngôn ngữ theo loại hình
a. Cơ sở phân loại
- Phân loại theo loại hình là phân loại theo cấu trúc và chức năng
- Loại hình ngôn ngữ là tổng thể của những đặc điểm hoặc thuộc
tính về cấu trúc và chức năng vốn có đối với một nhóm ngôn
ngữ phân biệt nhóm đó với nhóm khác

b. Các loại hình ngôn ngữ
- Có thể chia các NN trên TG thành 2 nhóm loại hình lớn lOMoAR cPSD| 40749825
1/ Các ngôn ngữ đơn lập: Tiêu biểu cho loại hình này là tiếng
Việt, tiếng Hán, tiếng Thái, tiếng Môn Khmer… Đặc điểm:
- Từ ko biến đổi hình thái
- Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu
bằng hư từ và trật tự từ
+ Dùng trật tự từ: cửa trước – trước cửa, mèo con – con
mèo, nhà nước – nước nhà…
+ Dùng hư từ: cuốn vở - những cuốn vở, đọc – sẽ đọc, đã đọc, đang đọc …
- Tính phân tiết: Trong các ngôn ngữ này, từ đơn tiết làm hạt
nhân cơ bản của từ vựng. Các từ ghép, từ láy đều được cấu tạo
từ các từ đơn tiết. Vì vậy, ranh giới của âm tiết thường trùng với
ranh giới của hình vị và từ. Tạo ra sự khó phân biệt.
- Những từ có ý nghĩa đối tượng, tính chất, hành động ... không
phân biệt nhau về mặt cấu trúc.
- VD : cưa (cái cưa) / cưa (hoạt động xẻ gỗ)
- Vì vậy, một số người cho rằng ngôn ngữ đơn lập không có cái
gọi là “các từ loại”
2/ Các ngôn ngữ không đơn lập:
Các ngôn ngữ chắp dính (niêm kết): bao gồm các tiếng Thổ Nhĩ
Kỳ, Bantu, Ugo – Phần Lan (Ural – Finn)… - Đặc điểm:
+ Sử dụng rộng rãi các phụ tố để cấu tạo từ và biểu thị những mối quan hệ khác nhau
+ Khác với ngôn ngữ hòa kết, các hình vị của ngôn ngữ chắp
dính có tính độc lập lớn và mối liên hệ giữa các hình vị
không chặt chẽ. Chính tố có thể hoạt động độc lập
+ VD: Trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ:
Adam (người đàn ông) – adamlar (những người đàn ông)
Kadin (người đàn bà) – kadinlar (những người đàn bà) ...
- Mỗi phụ tố chỉ biểu hiện 1 ý nghĩa ngữ pháp, ngược lại mỗi
ý nghĩa ngữ pháp chỉ được biểu hiện bằng 1 phụ tố lOMoAR cPSD| 40749825 - VD : Trong tiếng Tacta:
Kul (bàn tay): cách 1, số ít
Kul – lar (những bàn tay) – (-lar) chỉ số
nhiều Kul – da – (-da) chỉ vị trí cách
Kul – lar – da (-lar chỉ số nhiều, -da chỉ vị trí cách)
- Do đó từ có độ dài rất lớn. Chẳng hạn 1 động từ trong tiếng
Suahêli (Swahili): Wa-ta-si-pô-ku-ja (chính tố là –ja (đến),
wa-ch9ir ngôi thứ 3, số nhiều, -ta- chỉ thời tương lai, -pô- chỉ
điều kiện, -ku- là dấu hiệu của động từ)
Các ngôn ngữ chuyển dạng (hòa kết):
- Gồm các tiếng như tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Hy Lạp, tiếng Saudi Arabia... - Đặc điểm:
- Có hiện tượng biến đổi của nguyên âm và phụ âm trong hình vị,
sự biến đổi này mang ý nghĩa ngữ pháp và được gọi là “biến tố trong”.
- VD: + Tiếng Anh: foot – feet, man – men, woman – women, tooth – teeth...
+ Tiếng Saudi Arabia: balad (làng) – bilad (những làng)...
- Ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp được dung hợp trong từ
nhưng không thể tách bạch phần nào biểu thị ý nghĩa từ vựng,
phần nào biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Vì vậy, người ta gọi ngôn
ngữ này là ngôn ngữ hòa kết
- Ngôn ngữ hòa kết cũng có các phụ tố. Nhưng mỗi phụ tố có thể
đồng thời mag nhiều ý nghĩa và ngược lại cùng 1 ý nghĩa có
thể được diễn đạt bằng nhiều phụ tố khác nhau
- Sự liên hệ chặt chẽ giữa các hình vị trong từ. Mối liên hệ này
thể hiện ở chỗ ngay cả chính tố cũng ko thể đứng 1 mình
Các ngôn ngữ hỗn nhập (đa tổng hợp):
- Gồm một số ngôn ngữ ở Nam Mỹ, đông nam Siberia... - Đặc điểm:
- Một từ có thể tương ứng với 1 câu trong các ngôn ngữ khác.
Nghĩa là đối tượng hành động, trạng thái hành động ko được thể lOMoAR cPSD| 40749825
hiện bằng các thành phần câu đặc biệt mà được thể hiện bằng
các phụ tố khác nhau trong hình thái động từ
- Do đặc điểm các bộ phận tương ứng với các thành phần câu
khác nhau được chưa đựng trong 1 từ mà người ta gọi các
ngôn ngữ trên là hỗn nhập NỘI DUNG ÔN TẬP
1. Bản chất và chức năng của ngôn ngữ : bản chất xã hội (NN chỉ
hình thành trong cộng đòng XH, phản ánh ý thức XH, PT và HT
cùng với sự HT và PT của XH, ko có tính giai cấp, ko thuộc
KTTT) và bản chất ký hiệu (tính 2 mặt, tính võ đoán, tính hệ
thống, đặc trưng tuyến tính, tính đồng đại… - 2 chức năng
2. Các đơn vị ngôn ngữ và lời nói, các quan hệ ngôn ngữ (thứ
bậc tuyến tính đối vị)
3. Phân loại ngữ âm (nguyên âm và phụ âm(theo phát âm, bộ vị
cấu âm, …)), các HT ngôn điệu (âm tiết, trọng âm, thanh điệu,
ngữ điệu) pb âm vị và âm tố ( âm vị ngôn ngữ, âm tố lời nói, âm
vị khái quát, âm tố cụ thể, âm vị là fodios dtg âm vị học, âm tố là đối tg ngữ âm học
4. Từ và sự chuyển nghĩa của từ. các HT 5. Ý nghĩa ngữ pháp
6. Các loại hình ngôn ngữ (tập trung ngôn ngữ đơn lập (TV) và ngôn ngữ hòa kết (TA)
- Tự luận đề đóng, 4 câu, từ bài 1 – 5, 60p