Tổng quan lịch sử xuất bản điện tử thế giới | Tiểu luận lịch sử xuất bản sách

Ngày nay công nghệ thông tin và truyền thông phát triển mạnh mẽ, tác động sâu  sắc đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có hoạt động xuất bản. Cuộc cách  mạng công nghệ 4.0 bùng nổ, tập trung vào công nghệ kĩ thuật số với nhiều trụ cột  quan trọng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
21 trang 4 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tổng quan lịch sử xuất bản điện tử thế giới | Tiểu luận lịch sử xuất bản sách

Ngày nay công nghệ thông tin và truyền thông phát triển mạnh mẽ, tác động sâu  sắc đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có hoạt động xuất bản. Cuộc cách  mạng công nghệ 4.0 bùng nổ, tập trung vào công nghệ kĩ thuật số với nhiều trụ cột  quan trọng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

33 17 lượt tải Tải xuống
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA XUẤT BẢN
TIỂU LUẬN
MÔN: LỊCH SỬ XUẤT BẢN SÁCH
ĐỀ TÀI:
TỔNG QUAN LỊCH SỬ XUẤT BẢN ĐIỆN TỬ THẾ GIỚI.
SỰ RA ĐỜI VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA XUẤT BẢN
ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Trần Thị Mai Dung
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hương Giang
Hà Nội - 2021
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 4
I. SƠ LƯỢC VỀ XUẤT BẢN ĐIỆN TỬ 4
1. Khái niệm và các ấn phẩm của xuất bản điện tử 4
1.1.1. Khái niệm về xuất bản điện tử 4
1.1.2. Các ấn phẩm của xuất bản điện tử 4
2. Đặc điểm của xuất bản điện tử 5
2.2.1. Ưu điểm của xuất bản điện tử 5
2.2.2. Nhược điểm của xuất bản điện tử 6
II. SỰ RA ĐỜI CỦA XUẤT BẢN ĐIỆN TỬ 7
1. Sự ra đời xuất bản điện tử trên thế giới 7
2. Sự ra đời của xuất bản điện tử tại Việt Nam 8
III. SỰ RA PHÁT TRIỂN CỦA XUẤT BẢN ĐIỆN TỬ 9
1. Sự phát triển của xuất bản thế giới 9
2. Sự phát triển của xuất bản điện tử tại Việt Nam. 12
KẾT LUẬN 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
MỞ ĐẦU
Ngày nay công nghệ thông tin truyền thông phát triển
mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực đời sống hội,
trong đó có hoạt động xuất bản.
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 bùng nổ, tập trung vào
công nghệ thuật số với nhiều trụ cột quan trọng, trong đó
phải kể đến:
Vạn vật kết nối (Internet of things)
Điện toán đám mây (Cloud)
Thực tế ảo tăng cường (Augmented Reality)
Internet phát triển, cho phép người dùng các thiết bị điện
tử liên kết với nhau theo một phương thức nhất định nhằm trao
đổi thông tin. Vạn vật kết nối cho phép chúng ta liên kết với
phạm vi rộng lớn, trên nhiều lục địa trái đất. Thêm vào đó
sự phát triển của công nghệ web, cung cấp các dịch vụ trên
internet dựa trên nguyên tắc siêu văn bản là công nghệ kết nối
các mạng với nhau, phục vụ cho quá trình tìm kiếm thông tin
nhanh.
Điện toán đám mây cho phép người dùng sử dụng các dịch
vụ lưu trữ, tổ chức sắp xếp trên hệ thống nhờ vào các nhà
cung cấp dịch vụ như Facebook, Youtube, Office 365,... để tiết
kiệm chi phí và dễ dàng tìm kiếm.
Thực tế ảo tăng cường sự kết hợp màn hình, âm thành,
văn bản hiệu ứng tạo ra với trải nghiệm của người dùng,
mang đến một cái nhìn thống nhất nhưng nâng cao về thế giới.
Thêm vào đó sự phát triển nhanh chóng của công nghệ
điện tử, thuật số qua các thiết bị nhân như điện thoại di
động, máy tính bảng, máy đọc sách,...
Trong tình hình như vậy, yêu cầu bắt kịp xu thế được đặt
ra cho ngành xuất bản. Ngành xuất bản phải ứng dụng công
nghệ vào sản xuất để tạo ra những thành tựu mới bắt kịp với xu
thế của thị trường. Vậy nên xuất bản điện tử ra đờitrở thành
xu thế tất yếu của Việt Nam cũng như thế giới.
vậy bài tiểu luận này tôi sẽ làm rõ về khái niệm xuất
bản điện tử, sự ra đời và phát triển của xuất bản điện tử tại Việt
Nam.
Bài tiểu luận này dựa trên sở luận quan điểm của chủ
nghĩa Mác-Lê nin, tưởng Hồ Chí Minh đường lối phát triển
đất nước của Đảng cộng sản Việt Nam cùng với luật xuất bản
các thông tư, nghị định của Nhà nước Cộng hòa hội chủ
nghĩa Việt Nam đặt ra cho ngành xuất bản.
Bài tiểu luận sử dụng phương pháp nghiên cứu vận dụng
tổng hợp những nguyên tắc, phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng chủ nghĩa duy vật lịch sử, các phương
pháp như: hệ thống, logic - lịch sử, phân tích, tổng hợp, so
sánh. Cùng sự kế thừa thành tựu nghiên cứu
của các tác giả trong và ngoài nước về xuất bản điện tử.
NỘI DUNG
I. SƠ LƯỢC VỀ XUẤT BẢN ĐIỆN TỬ
1. Khái niệm và các ấn phẩm của xuất bản điện tử
1. Khái niệm về xuất bản điện tử
Xuất bản điện tử một hiện tượng mới, xuất hiện
trong thời đại công nghệ thông tin truyền thông đang phổ
biến.
Theo giáo trình Xuất bản điện tử được biên soạn năm
2014 bởi Thạc Thùy Dương Tiến Nguyễn Văn
Tuấn thì xuất bản điện tử được định nghĩa như sau:
Xuất bản điện tử hoạt động xuất bản các xuất
bản phẩm được tạo ra phân phát đến tay người đọc
sử dụng công nghệ thông tin; hoạt động tổ chức, khai
thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu và sử dụng phương
tiện điện tử để tạo ra xuất bản phẩm hiện đại.”
2. Các ấn phẩm của xuất bản điện tử
Xuất bản điện tử ra đời trong thời đại khoa học, công
nghệ, truyền thông những bước tiến mới, chính điều
đó nên các ấn phẩm của xuất bản điện tử cũng bắt nguồn
từ công nghệ thông tin.
Xuất bản phẩm điện tử là những ấn phẩm được tạo ra
bằng phương thức số hóa, sau khi gia công biên tập,
những thông tin, âm thanh, hình ảnh, chữ viết được lưu giữ
trên những chất liệu thể đọc được trên máy tính hoặc
các chất liệu có tính năng tương tự.
Các ấn phẩm của xuất bản điện tử bao gồm: Văn bản
điện tử, sách điện tử (là sách được định dạng số đọc,
nghe, nhìn bằng phương tiện điện tử), báo điện tử, tạp chí
điện tử, các trang web và website.
2. Đặc điểm của xuất bản điện tử
Xuất bản điện tử nhiệm vụ truyền tải thông tin, tri thức
đời sống hội. Phổ biến các giá trị văn hóa của dân tộc Việt
Nam văn hóa nhân loại, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần
của người dân, nâng cao dân trí, xây dựng đạo đức lối sống
tốt đẹp của người Việt Nam.
Thông qua các hoạt động các ấn phẩm của xuất bản
điện tử, chúng ta mở rộng giao lưu văn hóa xã hội với các nước,
phát triển kinh tế - hội, đấu tranh chống mọi tưởng
hành vi làm tổn hại đến lợi ích quốc gia, góp phần vào sự
nghiệp xây dựng bảo vệ Nhà nước Cộng hòa hội chủ
nghĩa Việt Nam.
Về đặc điểm, xuất bản điện tử cũng mang những đặc
điểm của xuất bản truyền thống và các đặc trưng của xuất bản
truyền thống đều được thể hiện trong xuất bản điện tử.
Về quy trình xuất bản, xuất điện tử bao gồm các công
đoạn: Xác định đề tài lập phương án tổng thể, chuẩn bị tài liệu
thô, thiết kế giao diện, biên tập tổng thể, kiểm tra chất lượng
và kiểm tra sản phẩm cuối cùng.
2.2.1. Ưu điểm của xuất bản điện tử
- Nội dung sản phẩm của xuất bản điện tử nhiều
điểm giống với xuất bản truyền thống, tuy nhiên nhờ vào
đặc điểm công nghệ của mình xuất bản điện tử ưu
thế hơn so với xuất bản truyền thống. Dưới sự trợ giúp của
khoa học công nghệ, xuất bản điện tử sản xuất các ấn
phẩm nhanh, với số lượng lớn giá thành một ấn phẩm
rẻ hơn nhiều so với xuất bản truyền thống.
- Các trang web phát triển, một số lượng lớn các công
cụ tìm kiếm được xuất bản điện tử áp dụng để hỗ trợ con
người truy nhập truy xuất các bài viết từ khóa hoặc
nội dung liên quan, từ đó cải thiện truy nhập khiến việc
tìm kiếm trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn.
- Với những thiết bị công nghệ hiện đại, xuất bản điện
tử dễ dàng quét tạo ra bản sao của những quyển sách
cổ, sách cũ dễ hỏng, từ đó việc lưu trữ, tái bản và phổ biến
tinh hoa nhân loại trở nên dễ dàng hơn.
- Với sự phát triển của internet, cho phép chúng ta
liên kết trong phạm vi rộng lớn. Điều này cùng thuận
tiện cho việc tương tác giữa người đọc, tác giả và nhà xuất
bản. Người đọc quyền chia sẻ ý kiến, phản hồi đánh
giá công khai. Còn tác giả sẽ trực tiếp tiếp xúc với những
mong muốn, góp ý của độc giả từ đó hoàn thiện hơn
tác phẩm của mình.
- Một ưu điểm tuyệt vời nữa của xuất bản điện tử đó
khả năng liên kết nhiều thông tin điện tử khác khả
năng tích hợp đa phương tiện, trình bày các kết quả bằng
nhiều dạng khác nhau như âm thanh, video và hình ảnh.
- Nhờ yếu tố công nghệ tích hợp cao, xuất bản điện tử
công cụ tiện ích phục vụ các đối tượng đặc biệt như
khiếm thị, khiếm thính.
- Với đầu ra là sản phẩm có định dạng kĩ thuật số nên
xuất bản điện tử không sử dụng đến giấy. Từ đó góp phần
bảo vệ môi trường
- Khi phát hiện ra lỗi sai, các tác giả hoặc nhà xuất
bản thể ngay lập tức cập nhật chỉnh sửa thông tin
một cách dễ dàng.
- Có thể in ra giấy nếu người đọc có nhu cầu.
2.2.2. Nhược điểm của xuất bản điện tử
- Vì các ấn phẩm đều được số hóa, nên muốn sử dụng
được người dùng phải có các thiết bị điện tử để có thể truy
nhập vào các ấn phẩm của xuất bản điện tử. Ngoài ra đây
một loại hình mới, điều đó đặt ra yêu cầu người dùng
phải thời gian để tìm hiểu làm quen với hình thức
đọc điện tử.
- Khi tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá lâu, sức
khỏe người dùng sẽ bị ảnh hưởng. Ánh sáng xanh phát ra
từ màn hình có thể gây sạm da, tỉ lệ người béo phì và bị trĩ
gia tăng do thời gian ngồi dùng các thiết bị quá nhiều
đặc biệt các bệnh về mắt như cận thị, loạn thị thường
xảy ra đối với những người thường xuyên sử dụng các thiết
bị điện tử.
- Đối với những ấn phẩm xuất bản điện tử khi phải
truy cập qua dịch vụ internet thường sẽ gặp phải các lỗi về
đường truyền mạng, gây ảnh hưởng đến chất lượng ấn
phẩm.
- Ấn phẩm điện tử thể bị thay đổi địa chỉ web, dễ
bị tấn công bởi tin tặc thể bị biến mất khỏi không
gian mạng.
- Chi phí bỏ ra để đầu tư trang thiết bị công nghệ cho
một dây chuyền xuất bản rất lớn.
- Vấn đề bản quyền nhược điểm lớn nhất đối với
xuất bản điện tử. Những ấn phẩm của xuất bản điện tử
đều bản quyền, tuy nhiên rất dễ bị vi phạm do môi
trường tồn tại phong phú, số người truy cập lớn nên gần
như không thể kiểm soát được số lượng và địa điểm xảy ra
tình trạng nhân bản trái phép.
II. SỰ RA ĐỜI CỦA XUẤT BẢN ĐIỆN TỬ
1. Sự ra đời xuất bản điện tử trên thế giới
Năm 1971, một sinh viên của trường Đại học Illinois (nước
Mỹ) đã ra mắt dự án Gutenberg - dự án tình nguyện về số hóa,
lưu trữ và phân phối các tác phẩm văn hóa.
Với mong muốn giúp mọi người tiếp cận văn học qua
internet một cách dễ dàng miễn phí, Michael S. Hart - người
sáng lập dự án đã đưa dữ liệu của bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa
Kỳ vào máy tính tiến hành định dạng điện tử. Đây cuốn
sách điện tử đầu tiên trên thế giới, đánh dấu sự ra đời của xuất
bản điện tử.
Hơn 20 năm sau khi Michael S. Hart cho ra đời cuốn sách
điện tử đầu tiên, các tờ báo điện tử mới được thành lập. Tờ
Chicago Tribune ra đời vào tháng 5 năm 1992 tờ báo điện tử
đầu tiên trên thế giới.
2. Sự ra đời của xuất bản điện tử tại Việt Nam
Năm 1992, Rob Hurle - giáo tại đại học Quốc gia
Australia cùng với Việt Công nghệ thông tin IOIT tại Nội thí
nghiệm kết nối thành công máy tính Việt Nam với máy tính
Australia thông qua đường dây điện thoại, đưa dịch vụ thư điện
vào Việt Nam với tên miền của Úc ( ). .au
Một thời gian sau, các dịch vụ dựa trên thư điện tử như
diễn đàn, thư viện điện tử, liên lạc nội bộ,... ra đời.
Hoạt động xuất bản Việt Nam luôn đi theo định hướng
của Đảng pháp luật của nhà nước Việt Nam luôn gắn
với thực tiễn của đất nước. Với số lượng người sử dụng dịch vụ
thư điện tử càng ngày càng gia tăng, cùng nhu cầu ngày càng
cao của người dân đối với . thế, tháng 3 năm 1996 CD-ROM
Những ngôi chùa nổi tiếng Việt Nam được xuất bản phát
hành đánh dấu bước đặt chân đầu tiên của Việt Nam trên con
đường xuất bản điện tử. CD-ROM này do Công ty Tin học Tin
Việt kết hợp với NXB Văn hóa - Thông tin cùng nhiếp ảnh gia Võ
Văn Tường biên soạn xuất bản. Những ngôi chùa nổi tiếng
của Việt Nam giới thiệu đến công chúng 300 ngôi chùa tọa lạc
tại 45 tỉnh thành khác nhau trên đất nước Việt Nam, kèm theo
đó là hơn 2200 bức ảnh cùng bản vẽ kiến trúc một số ngôi chùa
cổ và các bản nhạc Phật giáo. Đây là ấn phẩm sách điện tử đầu
tiên tại Việt Nam, nhưng đã đạt đến tiêu chuẩn Multimedia-
tích hợp đa phương tiện trong cùng một sản phẩm, tuy nhiên
hạn chế của cuốn sách này là chỉ đọc được trên máy tính.
thư điện tử internet đã xuất hiện trước đó, nhưng
vào tháng 11 năm 1997 mạng internet Việt Nam mới chính thức
xuất hiện với tên miền .vn
Chỉ một tháng sau khi Việt Nam hòa vào mạng lưới
internet toàn cầu, tờ tạp chí điện tử đầu tiên của nước nhà
mang tên đã ra đời (Địa chỉ trang báo Quê Hương
quehuongonline.vn. Đây tờ tạp chí trực thuộc Bộ Ngoại giao
Việt Nam. Đối tượng phục vụ chủ yếu cộng đồng người Việt
Nam sinh sống định nước ngoài thân nhân của họ).
Tờ tạp chí này đã ghi dấu n quan trọng trong lịch sử xuất bản
điện tử tại Việt Nam.
III. SỰ RA PHÁT TRIỂN CỦA XUẤT BẢN ĐIỆN TỬ
1. Sự phát triển của xuất bản thế giới
Ban đầu khi dự án Gutenberg của Michael S. Hart mới
thành lập, với phương pháp sao chép thủ công, trong một
ngày Michael vài tình nguyện viên chỉ sao chép được 10
văn bản vào máy tính.
Tuy nhiên với sự phát triển của khoa học công nghệ,
khả năng liên kết giữa các tài liệu thông qua các trang tính
trở nên dễ dàng hơn. thế dự án này nhanh chóng tiến
triển ngày càng nhiều tình nguyện viên tham gia
giúp đỡ.
Năm 1983, công nghệ web ra đời, nhờ công nghệ này
mà những cuốn sách điện tử và các ấn phẩm của xuất bản
điện tử lưu trữ trên mạng cũng định dạng nội dung
phong phú như khi lưu trữ trên các đĩa CD.
Ngày 21 tháng 12 năm 1990, chuyên gia phần mềm
Tim Berners-Lee (Người Anh) khởi chạy thành công trang
web đầu tiên trên thế giới. Nhưng đến tận Tháng 6 năm
1993 khi trình duyệt Mosaic dành cho Window ra đời thì
lúc này website mới dần trở nên phổ biến.
Sự kiện này tạo ra bước ngoặt mới cho xuất bản điện
tử. Nhờ web năm 1994 thư viện điện tử đầu tiên đã
ra đời, cùng năm này dự án Gutenberg số hóa tác phẩm
Shakespeare toàn tập, chính bộ sách này đã đưa dự án
cán mốc 100 tác phẩm được số hóa.
Tháng 4 năm 1994, kênh truyền hình BBC mở
website đầu tiên cho chương trình The Net của mình.
Ngày 25 tháng 10 năm 1994 chiếc banner quảng cáo
đầu tiên xuất hiện trên website của ATT
Với tính phổ biến ngày càng rộng của xuất bản điện
tử, vào đầu những năm 90, nhiều nhà công nghệ đã
nghiên cứu và phát triển thiết bị và các phần mềm chuyên
dụng cho sách, báo và các ấn phẩm của xuất bản điện tử.
Ngày 1 tháng 7 năm 1955 Amazon khai trương hiệu
sách trực tuyến đầu tiên trên thế giới.
Tháng 3 năm 1996 Palm Pilot - thiết bị đọc sách điện
tử đầu tiên ra đời.
Năm 1997 nhiều nhà xuất bản điện tử đã ra đời
xuất bản điện tử dần trở thành xu hướng. Cùng năm này
nhà sách Barnes&Noble bắt đầu kinh doanh trên internet
và khái niệm lần đầu tiênweblog (sau này rút gọn là blog)
được nhắc đến bởi Jorn Barger (Jorn Barger đặt ra thuật
ngữ này nằm mục đích tả quá trình ghi nhật ngay
khi đang sử dụng web.)
Ngày 19 tháng 10 năm 1998, trang blog đầu tiên ra
đời mang tên Open Diary.
Đầu thế kỉ XXI xuất bản điện tử phát triển mạnh, tính
đến tháng 8 năm 200 đã gần 20 triệu website được
đăng kí, các phần mềm thiết bị số chuyên dùng cho đọc
sách, báo điện tử cũng lần lượt ra đời.
- Năm 2000: phần mềm Microsoft Reader
MobiPocket Reader ra đời.
- Năm 2001 Acrobat Reader, Palm Reader ra đời.
Cùng năm này hãng Adoble kết hợp với công ty công nghệ
đa quốc gia Amazon thành lập nhà sách trực tuyến với
2000 đầu sách có bản quyền. Dự án Gutenberg hình thành
Australia đạt mốc số hóa 500 cuốn sách. Và đến năm
2004 dự án Gutenberg đã hình thành ở châu Âu.
- Năm 2007 Kindle - thiết bị đọc sách báo điện
tử của Amazon ra đời liên tục cải tiến, thể lưu trữ
được hàng trăm cuốn sách, các tờ báo, tạp chí,...
nhân sở hữu cần.
Tiếp nối bước chân của Amazon, các công ty
như Google, Apple, Sony,... cũng cho ra đời các thiết bị
đọc, phục vụ cho xuất bản điện tử.
- Năm 2010 thị trường xuất bản điện tử của
Trung Quốc tiêu thụ tới 75 tỷ nhân dân tệ (Khoảng hơn 10
tỷ USD). Số sách được số hóa tiêu thu mạnh nhất tại
Trung Quốc đa phần tiểu thuyết. Cùng năm, Amazon
thống kê số lượng sách, báo điện bán ra trong 33 tháng
(tính quanh thời điểm năm 2010) bằng 15 năm bán
sách,báo giấy truyền thống, công ty này cho biết, cứ 100
cuốn sách giấy được bán ra thì xuất bản điện tử cũng
143 cuốn sách được tiêu thụ.
- Năm 2011, doanh thu thị trường xuất bản điện tử
tại Nhật Bản 72,3 tỷ yên. Trong đó mảng truyện tranh
chiếm tỷ lệ lớn nhất (80%).
- Tháng 6 năm 2011 một sự kiện triển lãm sách
điện tử đã diễn ra. Đây một sự kiện tầm ảnh hưởng
lớn, thu hút 150 nhà sách điện tử và hàng triệu người dùng
tham gia.
- Tính đến cuối năm 2020 số lượng tiêu thụ ấn
phẩm của xuất bản điện tử tăng cao.
Mỹ là nơi tiêu thụ nhiều ấn phẩm của xuất bản
điện tử nhất trên thế giới. Theo thống kê của Hội Xuất bản
Mỹ giữa năm 2020, doanh thu từ sách điện tử (ebook) tăng
40% so với cùng kì năm 2019, sách nói (audiobook) cũng
tăng 22%. Hãng sách nói Libro (Mỹ) cho biết số lượng tải
sách nói tăng tới 270% so với năm 2019.
Những “con số biết nói” bên trên minh chứng
to lớn cho thấy sự phát triển nhanh chóng của xuất bản
điện tử trên thế giới.
2. Sự phát triển của xuất bản điện tử tại Việt Nam.
1. Điều kiện phát triển của sách điện tử tại Việt Nam.
Số lượng người dùng internet lớn. Năm 2011 số người
sử dụng internet tại Việt Nam là 31 triệu người. Trải qua 10
năm, tính đến tháng 1 năm 2021 số người dùng internet
đã lên tới hơn 68 triệu người, tỉ lệ người sử dụng internet
là 70,3%.
Các thiết bị lưu trữ, thiết bị sao lưu đĩa, máy scan
ảnh, thiết bị kiểm thử các phần mềm hỗ trợ như phần
mềm biên tập xử ảnh, âm thanh, video, tạo đọc sách
điện tử ngày càng phát triển, nhu cầu của người đọc của
Việt Nam đang dần tăng, Thêm vào đó những chủ
trương, định hướng, những quy định, pháp chính sách
thúc đẩy văna đọc tạo điều kiện phát triển cho xuất
bản điện tử. Luật xuất bản năm 2012 dành một chương
quy định về xuất bản điện tử như quy định về nộp lưu
chiểu, về giấy phép xuất bản, về thông tin ghi trên xuất
bản phẩm, về bản quyền, chính sách tăng cường đầu
cho nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ, tăng
cường hỗ trợ đầu từ vốn, trang thiết bị kĩ thuật, hỗ trợ mua
bản quyền với những tác phẩm hay, hưởng các ưu đãi về
thuế,...
2.2 Sự phát triển của xuất bản điện tử tại Việt Nam
Sau khi Việt Nam hòa vào lưới mạng toàn cầu, các
dịch vụ internet như thư điện tử, diễn đàn, thư viện điện
tử,... được rất nhiều người hưởng ứng, cuối năm 1997 số
người sử dụng lên đến hàng ngàn người.
Sau khi CD-ROM Những ngôi chùa nổi tiếng Việt Nam
tờ tạp chí ra đời, nhận thấy thế mạnh đặcQuê hương
biệt của mảng xuất bản điện tử, ngay lập tức những tờ báo
điện tử và những cuốn sách điện tử cũng liên tiếp ra đời.
Ngày 21 tháng 6 năm 1998, tờ báo Nhân Dân chính
thức phát hành trên Internet với địa chỉ là nhandan.vn
Ngày 3 tháng 2 năm 1999 đài tiếng nói Việt Nam
xuất hiện trên Internet với tên miền vovnews.vn
Giai đoạn từ năm 2000 đến 2005 thời điểm vàng
của lĩnh vực xuất bản điện tử mảng báo chí, hàng loạt các
trang thông tin điện tử ra đời. Ngày 1 tháng 9 năm 2000
đài truyền hình Việt Nam phát hành trang thông tin điện tử
với địa chỉ vtv.vn. Năm 2002 tờ báo mạng điện tử độc lập
tên miền ra mất độc giả. Từ đó chovnexprees.net
đến nay hầu hết các quan báo chí lớn như Thông Tấn
Việt Nam, Báo Tiền Phong, Thanh Niên,... đều đã
một trang báo điện tử riêng.
Giai đoạn từ 2005 đến nay, các ấn phẩm báo điện tử
có sự đầu lưỡng, trưởng thành về cả chất lượng số
lượng. Theo thống của Bộ Thông Tin Truyền Thông,
hiện nay cả nước hơn 46 tờ báo mạng tạp chí điện
tử, hơn 287 trang tin của các quan báo chí, hơn 200
trang thông tin điện tử tổng hợp, rất nhiều trang thông
tin điện tử của quốc tế đăng kí tên miền của Việt Nam nữa.
Nếu giai đoạn 2000 đến 2005 thời điểm vàng của
mảng xuất bản điện tử báo chí, thì mảng xuất bản sách
điện tử lại không điểm quá nổi bật. Cho một số
công ty thương mại điện tử kinh doanh ấn phẩm xuất bản
điện tử đã ra đời như Vinabook (2004) nhưng cũng chưa
được công chúng biết đến nhiều.
Chỉ đến những năm 2010, khi tiểu thuyết Trung Quốc
tràn vào Việt Nam, bấy giờ lượng người hâm mộ lớn, để
phục vụ cho nhu cầu sở thích của mình, trên internet bắt
đầu xuất hiện những người dịch truyện không chuyên. Họ
đăng tải bản dịch của mình trên các diễn đàn, trang blog
và các ứng dụng như zing forum, wattpad thu hút rất đông
người đọc. Lúc này xuất bản điện tử mới lan tỏa rộng rãi
đến công chúng, đặc biệt là các bạn trẻ.
Các nhà xuất bản thấy được thị trường tiềm năng
sự phát triển tất yếu của xuất bản sách điện tử, nên đã
sự đầu tư, lên chiến ợc phát triển xây dựng các
website cung cấp dịch vụ sách điện tử. Một số đơn vị phân
phối sách điện tử bản quyền như Alezaa đi đầu trong
lĩnh vực xuất bản sách điện tử với các trải nghiệm
phương thức thanh toán hoàn thiện nhất, Công ty Cổ phần
tin học Lạc Việt với địa chỉ cung cấp hơn 5000sachbao.vn
đầu sách điện tử. Ngoài ra YBooks, Phương Nam Books
cũng được rất nhiều người biết đến và ủng hộ.
Năm 2014, Thư viện sách điện tử Waka ra đời. Năm
2015, Waka đã có hơn 6000 đầu sách có bản quyền, hơn 1
triệu độc giả, hơn 600 nghìn lượt cài đặt ứng dụng trên
Android iOS, năm 2016 công ty này trở thành thư viện
sách điện tử lớn nhất Việt Nam, đến năm 2018 trở thành
cộng đồng người dùng lớn nhất trên mạn hội, với hơn
3,5 triệu độc giả.
Cục xuất bản - In Phát hành Việt Nam thống kê,
năm 2017 137 ấn phẩm xuất bản điện tử đăng lưu
chiểu. Cùng năm, thư viện Quốc gia cũng thông báo trung
bình một ngày có 6500 lượt quy cập sách điện tử.
Theo số liệu Picodi công bố năm 2018 39%
người Việt mua sách điện tử, trong đó 32% đọc tải
sách từ các nguồn miễn phí, 1% sử dụng nền tảng đọc
online có trả phí, 2% mua audiobook và 4% mua sách điện
tử từ các cửa hàng online.
Từ năm 2019 đến nay, do dịch bệnh Covid-19
người dân chủ yếu làm việc tại nhà, Thời gian cách ly
hội, hạn chế đi lại, trẻ nhỏ học tập tại nhà cùng với việc
các địa điểm vui chơi giải trí, rạp chiếu phim, quán cà phê,
nhà hàng, điểm du lịch… đóng cửa đã khiến cho nhu cầu
đọc sách điện tử tăng cao. Theo Waka, trong tháng 2 năm
2020 doanh thu sách điện tử tăng khoảng 20-30%, số
lượng người truy cập hơn 15 nghìn người số người mua
tài khoản VIP cũng tăng cao hơn nhiều so với các năm
trước.
Tuy số lượng người đọc tăng cao, nhưng số lượng
sách thể loại sách báo các đơn vị xuất bản điện tử
phát hành chưa đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc. Đây là
thách thức lớn đối với ngành xuất bản, buộc ngành phải
đưa ra những giải pháp phù hợp để giải quyết những vấn
đề còn tồn tại trong thực tiễn.
KẾT LUẬN
Xuất bản điện tửxu thế tất yếu của Việt Nam cũng như
thế giới. Trong tương lai gần, xuất bản điện tử sẽ trở thành
phương thức bản của hoạt động xuất bản. Xuất bản điện tử
tiếp cận người đọc một cách dễ dàng thông qua các hệ thống
phát hành trực tuyến, khoảng cách giữa tác giả bạn đọc sẽ
được rút ngắn tối đa, phạm vi thị trường rộng lớn, không vướng
trở ngại bởi khoảng cách địa lí.
Bài tiểu luận này khái quát lược về xuất bản điện tử,
đưa ra tổng quan về lịch sử xuất bản điện tử trên thế giới, sự ra
đời, điều kiện phát triển sự phát triển của xuất bản điện tử
tại Việt Nam. Từ đó góp phần nhỏ bé, giúp mọi người nhận thức
được xu thế tất yếu của hình thức xuất bản điện tử, hiểu được
những ưu nhược điểm của các xuất bản phẩm điện tử
những chính những chính sách của nhà nước về ngành xuất
bản.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình xuất bản điện tử (2014) - Tác giả Thạc
Thùy Dương, tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn
Luận văn thạc sĩ: Sách điện tử và một số điều kiện bản
để phát triển xuất bản sách điện tử Việt Nam - Tác giả
Nguyễn Tiến Phát
Luật xuất bản năm 2012
Báo mạng điện tử - Những vấn đề bản (2010) - Tác giả
Nguyễn Thị Trường Giang - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Sự thật
Đề tài khoa học cấp sở: Quản nhà nước về xuất bản
(2012) - Tác giả Nguyễn Lan Phương
| 1/21

Preview text:

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA XUẤT BẢN TIỂU LUẬN
MÔN: LỊCH SỬ XUẤT BẢN SÁCH ĐỀ TÀI:
TỔNG QUAN LỊCH SỬ XUẤT BẢN ĐIỆN TỬ THẾ GIỚI.
SỰ RA ĐỜI VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA XUẤT BẢN
ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Trần Thị Mai Dung
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hương Giang Hà Nội - 2021 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 2 NỘI DUNG 4
I. SƠ LƯỢC VỀ XUẤT BẢN ĐI ỆN TỬ 4 1. Khái niệm và các ấn
phẩm của xuất bản điện tử 4
1.1.1. Khái niệm về xuất bản điện tử 4
1.1.2. Các ấn phẩm củ
a xuất bản điện tử 4
2. Đặc điểm của xuất b ản điện tử 5
2.2.1. Ưu điểm của xuất b ản điện tử 5
2.2.2. Nhược điểm của x
uất bản điện tử 6 II. SỰ R
A ĐỜI CỦA XUẤT BẢN ĐIỆN TỬ 7 1. Sự ra đời xuất bả
n điện tử trên thế giới 7 2. Sự ra đời của xuấ
t bản điện tử tại Việt Nam 8 III. SỰ R
A PHÁT TRIỂN CỦA XUẤT BẢN ĐIỆN TỬ 9 1. Sự phát triển của xu ất bản thế giới 9 2. Sự phát triển của xu
ất bản điện tử tại Việt Nam. 12 KẾT L UẬN 16 T
ÀI LIỆU THAM KHẢO 17 MỞ ĐẦU
Ngày nay công nghệ thông tin và truyền thông phát triển
mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội,
trong đó có hoạt động xuất bản.
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 bùng nổ, tập trung vào
công nghệ kĩ thuật số với nhiều trụ cột quan trọng, trong đó phải kể đến:
Vạn vật kết nối (Internet of things)
Điện toán đám mây (Cloud)
Thực tế ảo tăng cường (Augmented Reality)
Internet phát triển, cho phép người dùng các thiết bị điện
tử liên kết với nhau theo một phương thức nhất định nhằm trao
đổi thông tin. Vạn vật kết nối cho phép chúng ta liên kết với
phạm vi rộng lớn, trên nhiều lục địa ở trái đất. Thêm vào đó là
sự phát triển của công nghệ web, cung cấp các dịch vụ trên
internet dựa trên nguyên tắc siêu văn bản là công nghệ kết nối
các mạng với nhau, phục vụ cho quá trình tìm kiếm thông tin nhanh.
Điện toán đám mây cho phép người dùng sử dụng các dịch
vụ lưu trữ, tổ chức và sắp xếp trên hệ thống nhờ vào các nhà
cung cấp dịch vụ như Facebook, Youtube, Office 365,... để tiết
kiệm chi phí và dễ dàng tìm kiếm.
Thực tế ảo tăng cường là sự kết hợp màn hình, âm thành,
văn bản và hiệu ứng tạo ra với trải nghiệm của người dùng,
mang đến một cái nhìn thống nhất nhưng nâng cao về thế giới.
Thêm vào đó là sự phát triển nhanh chóng của công nghệ
điện tử, kĩ thuật số qua các thiết bị cá nhân như điện thoại di
động, máy tính bảng, máy đọc sách,...
Trong tình hình như vậy, yêu cầu bắt kịp xu thế được đặt
ra cho ngành xuất bản. Ngành xuất bản phải ứng dụng công
nghệ vào sản xuất để tạo ra những thành tựu mới bắt kịp với xu
thế của thị trường. Vậy nên xuất bản điện tử ra đời và trở thành
xu thế tất yếu của Việt Nam cũng như thế giới.
Vì vậy bài tiểu luận này tôi sẽ làm rõ về khái niệm xuất
bản điện tử, sự ra đời và phát triển của xuất bản điện tử tại Việt Nam.
Bài tiểu luận này dựa trên cơ sở lí luận quan điểm của chủ
nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối phát triển
đất nước của Đảng cộng sản Việt Nam cùng với luật xuất bản
và các thông tư, nghị định của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đặt ra cho ngành xuất bản.
Bài tiểu luận sử dụng phương pháp nghiên cứu vận dụng
tổng hợp những nguyên tắc, phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các phương
pháp như: hệ thống, logic - lịch sử, phân tích, tổng hợp, và so
sánh. Cùng sự kế thừa thành tựu nghiên cứu
của các tác giả trong và ngoài nước về xuất bản điện tử. NỘI DUNG I.
SƠ LƯỢC VỀ XUẤT BẢN ĐIỆN TỬ 1.
Khái niệm và các ấn phẩm của xuất bản điện tử 1.
Khái niệm về xuất bản điện tử
Xuất bản điện tử là một hiện tượng mới, xuất hiện
trong thời đại công nghệ thông tin truyền thông đang phổ biến.
Theo giáo trình Xuất bản điện tử được biên soạn năm
2014 bởi Thạc sĩ Vũ Thùy Dương và Tiến sĩ Nguyễn Văn
Tuấn thì xuất bản điện tử được định nghĩa như sau:
“Xuất bản điện tử là hoạt động xuất bản mà các xuất
bản phẩm được tạo ra và phân phát đến tay người đọc có
sử dụng công nghệ thông tin; là hoạt động tổ chức, khai
thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu và sử dụng phương
tiện điện tử để tạo ra xuất bản phẩm hiện đại.”
2. Các ấn phẩm của xuất bản điện tử
Xuất bản điện tử ra đời trong thời đại khoa học, công
nghệ, truyền thông có những bước tiến mới, chính vì điều
đó nên các ấn phẩm của xuất bản điện tử cũng bắt nguồn từ công nghệ thông tin.
Xuất bản phẩm điện tử là những ấn phẩm được tạo ra
bằng phương thức số hóa, sau khi gia công biên tập,
những thông tin, âm thanh, hình ảnh, chữ viết được lưu giữ
trên những chất liệu có thể đọc được trên máy tính hoặc
các chất liệu có tính năng tương tự.
Các ấn phẩm của xuất bản điện tử bao gồm: Văn bản
điện tử, sách điện tử (là sách được định dạng số và đọc,
nghe, nhìn bằng phương tiện điện tử), báo điện tử, tạp chí
điện tử, các trang web và website.
2. Đặc điểm của xuất bản điện tử
Xuất bản điện tử có nhiệm vụ truyền tải thông tin, tri thức
đời sống xã hội. Phổ biến các giá trị văn hóa của dân tộc Việt
Nam và văn hóa nhân loại, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần
của người dân, nâng cao dân trí, xây dựng đạo đức và lối sống
tốt đẹp của người Việt Nam.
Thông qua các hoạt động và các ấn phẩm của xuất bản
điện tử, chúng ta mở rộng giao lưu văn hóa xã hội với các nước,
phát triển kinh tế - xã hội, đấu tranh chống mọi tư tưởng và
hành vi làm tổn hại đến lợi ích quốc gia, góp phần vào sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Về đặc điểm, xuất bản điện tử cũng mang những đặc
điểm của xuất bản truyền thống và các đặc trưng của xuất bản
truyền thống đều được thể hiện trong xuất bản điện tử.
Về quy trình xuất bản, xuất điện tử bao gồm các công
đoạn: Xác định đề tài lập phương án tổng thể, chuẩn bị tài liệu
thô, thiết kế giao diện, biên tập tổng thể, kiểm tra chất lượng
và kiểm tra sản phẩm cuối cùng.
2.2.1. Ưu điểm của xuất bản điện tử
- Nội dung sản phẩm của xuất bản điện tử có nhiều
điểm giống với xuất bản truyền thống, tuy nhiên nhờ vào
đặc điểm công nghệ của mình mà xuất bản điện tử có ưu
thế hơn so với xuất bản truyền thống. Dưới sự trợ giúp của
khoa học công nghệ, xuất bản điện tử sản xuất các ấn
phẩm nhanh, với số lượng lớn và giá thành một ấn phẩm
rẻ hơn nhiều so với xuất bản truyền thống.
- Các trang web phát triển, một số lượng lớn các công
cụ tìm kiếm được xuất bản điện tử áp dụng để hỗ trợ con
người truy nhập và truy xuất các bài viết có từ khóa hoặc
nội dung liên quan, từ đó cải thiện truy nhập khiến việc
tìm kiếm trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn.
- Với những thiết bị công nghệ hiện đại, xuất bản điện
tử dễ dàng quét và tạo ra bản sao của những quyển sách
cổ, sách cũ dễ hỏng, từ đó việc lưu trữ, tái bản và phổ biến
tinh hoa nhân loại trở nên dễ dàng hơn.
- Với sự phát triển của internet, cho phép chúng ta
liên kết trong phạm vi rộng lớn. Điều này vô cùng thuận
tiện cho việc tương tác giữa người đọc, tác giả và nhà xuất
bản. Người đọc có quyền chia sẻ ý kiến, phản hồi và đánh
giá công khai. Còn tác giả sẽ trực tiếp tiếp xúc với những
mong muốn, và góp ý của độc giả từ đó hoàn thiện hơn tác phẩm của mình.
- Một ưu điểm tuyệt vời nữa của xuất bản điện tử đó
là khả năng liên kết nhiều thông tin điện tử khác và khả
năng tích hợp đa phương tiện, trình bày các kết quả bằng
nhiều dạng khác nhau như âm thanh, video và hình ảnh.
- Nhờ yếu tố công nghệ tích hợp cao, xuất bản điện tử
là công cụ tiện ích phục vụ các đối tượng đặc biệt như
khiếm thị, khiếm thính.
- Với đầu ra là sản phẩm có định dạng kĩ thuật số nên
xuất bản điện tử không sử dụng đến giấy. Từ đó góp phần bảo vệ môi trường
- Khi phát hiện ra lỗi sai, các tác giả hoặc nhà xuất
bản có thể ngay lập tức cập nhật và chỉnh sửa thông tin một cách dễ dàng.
- Có thể in ra giấy nếu người đọc có nhu cầu.
2.2.2. Nhược điểm của xuất bản điện tử
- Vì các ấn phẩm đều được số hóa, nên muốn sử dụng
được người dùng phải có các thiết bị điện tử để có thể truy
nhập vào các ấn phẩm của xuất bản điện tử. Ngoài ra đây
là một loại hình mới, điều đó đặt ra yêu cầu người dùng
phải có thời gian để tìm hiểu và làm quen với hình thức đọc điện tử.
- Khi tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá lâu, sức
khỏe người dùng sẽ bị ảnh hưởng. Ánh sáng xanh phát ra
từ màn hình có thể gây sạm da, tỉ lệ người béo phì và bị trĩ
gia tăng do thời gian ngồi dùng các thiết bị quá nhiều và
đặc biệt là các bệnh về mắt như cận thị, loạn thị thường
xảy ra đối với những người thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử.
- Đối với những ấn phẩm xuất bản điện tử khi phải
truy cập qua dịch vụ internet thường sẽ gặp phải các lỗi về
đường truyền mạng, gây ảnh hưởng đến chất lượng ấn phẩm.
- Ấn phẩm điện tử có thể bị thay đổi địa chỉ web, dễ
bị tấn công bởi tin tặc và có thể bị biến mất khỏi không gian mạng.
- Chi phí bỏ ra để đầu tư trang thiết bị công nghệ cho
một dây chuyền xuất bản rất lớn.
- Vấn đề bản quyền là nhược điểm lớn nhất đối với
xuất bản điện tử. Những ấn phẩm của xuất bản điện tử
đều có bản quyền, tuy nhiên rất dễ bị vi phạm do môi
trường tồn tại phong phú, số người truy cập lớn nên gần
như không thể kiểm soát được số lượng và địa điểm xảy ra
tình trạng nhân bản trái phép. II.
SỰ RA ĐỜI CỦA XUẤT BẢN ĐIỆN TỬ 1.
Sự ra đời xuất bản điện tử trên thế giới
Năm 1971, một sinh viên của trường Đại học Illinois (nước
Mỹ) đã ra mắt dự án Gutenberg - dự án tình nguyện về số hóa,
lưu trữ và phân phối các tác phẩm văn hóa.
Với mong muốn giúp mọi người tiếp cận văn học qua
internet một cách dễ dàng và miễn phí, Michael S. Hart - người
sáng lập dự án đã đưa dữ liệu của bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa
Kỳ vào máy tính và tiến hành định dạng điện tử. Đây là cuốn
sách điện tử đầu tiên trên thế giới, đánh dấu sự ra đời của xuất bản điện tử.
Hơn 20 năm sau khi Michael S. Hart cho ra đời cuốn sách
điện tử đầu tiên, các tờ báo điện tử mới được thành lập. Tờ
Chicago Tribune ra đời vào tháng 5 năm 1992 là tờ báo điện tử
đầu tiên trên thế giới.
2. Sự ra đời của xuất bản điện tử tại Việt Nam
Năm 1992, Rob Hurle - giáo sư tại đại học Quốc gia
Australia cùng với Việt Công nghệ thông tin IOIT tại Hà Nội thí
nghiệm kết nối thành công máy tính ở Việt Nam với máy tính ở
Australia thông qua đường dây điện thoại, đưa dịch vụ thư điện
vào Việt Nam với tên miền của Úc (.au).
Một thời gian sau, các dịch vụ dựa trên thư điện tử như
diễn đàn, thư viện điện tử, liên lạc nội bộ,... ra đời.
Hoạt động xuất bản ở Việt Nam luôn đi theo định hướng
của Đảng và pháp luật của nhà nước Việt Nam và luôn gắn bó
với thực tiễn của đất nước. Với số lượng người sử dụng dịch vụ
thư điện tử càng ngày càng gia tăng, cùng nhu cầu ngày càng
cao của người dân đối với . Vì thế, tháng 3 năm 1996 CD-ROM
Những ngôi chùa nổi tiếng Việt Nam được xuất bản và phát
hành đánh dấu bước đặt chân đầu tiên của Việt Nam trên con
đường xuất bản điện tử. CD-ROM này do Công ty Tin học Tin
Việt kết hợp với NXB Văn hóa - Thông tin cùng nhiếp ảnh gia Võ
Văn Tường biên soạn và xuất bản. Những ngôi chùa nổi tiếng
của Việt Nam
giới thiệu đến công chúng 300 ngôi chùa tọa lạc
tại 45 tỉnh thành khác nhau trên đất nước Việt Nam, kèm theo
đó là hơn 2200 bức ảnh cùng bản vẽ kiến trúc một số ngôi chùa
cổ và các bản nhạc Phật giáo. Đây là ấn phẩm sách điện tử đầu
tiên tại Việt Nam, nhưng nó đã đạt đến tiêu chuẩn Multimedia-
tích hợp đa phương tiện trong cùng một sản phẩm, tuy nhiên
hạn chế của cuốn sách này là chỉ đọc được trên máy tính.
Dù thư điện tử và internet đã xuất hiện trước đó, nhưng
vào tháng 11 năm 1997 mạng internet Việt Nam mới chính thức
xuất hiện với tên miền .vn
Chỉ một tháng sau khi Việt Nam hòa vào mạng lưới
internet toàn cầu, tờ tạp chí điện tử đầu tiên của nước nhà
mang tên Quê Hương đã ra đời (Địa chỉ trang báo là
quehuongonline.vn. Đây là tờ tạp chí trực thuộc Bộ Ngoại giao
Việt Nam. Đối tượng phục vụ chủ yếu là cộng đồng người Việt
Nam sinh sống và định cư ở nước ngoài và thân nhân của họ).
Tờ tạp chí này đã ghi dấu ấn quan trọng trong lịch sử xuất bản điện tử tại Việt Nam. III.
SỰ RA PHÁT TRIỂN CỦA XUẤT BẢN ĐIỆN TỬ 1.
Sự phát triển của xuất bản thế giới
Ban đầu khi dự án Gutenberg của Michael S. Hart mới
thành lập, với phương pháp sao chép thủ công, trong một
ngày Michael vài tình nguyện viên chỉ sao chép được 10 văn bản vào máy tính.
Tuy nhiên với sự phát triển của khoa học công nghệ,
khả năng liên kết giữa các tài liệu thông qua các trang tính
trở nên dễ dàng hơn. Vì thế dự án này nhanh chóng tiến
triển và ngày càng có nhiều tình nguyện viên tham gia giúp đỡ.
Năm 1983, công nghệ web ra đời, nhờ công nghệ này
mà những cuốn sách điện tử và các ấn phẩm của xuất bản
điện tử lưu trữ trên mạng cũng có định dạng và nội dung
phong phú như khi lưu trữ trên các đĩa CD.
Ngày 21 tháng 12 năm 1990, chuyên gia phần mềm
Tim Berners-Lee (Người Anh) khởi chạy thành công trang
web đầu tiên trên thế giới. Nhưng đến tận Tháng 6 năm
1993 khi trình duyệt Mosaic dành cho Window ra đời thì
lúc này website mới dần trở nên phổ biến.
Sự kiện này tạo ra bước ngoặt mới cho xuất bản điện
tử. Nhờ có web mà năm 1994 thư viện điện tử đầu tiên đã
ra đời, cùng năm này dự án Gutenberg số hóa tác phẩm
Shakespeare toàn tập, chính bộ sách này đã đưa dự án
cán mốc 100 tác phẩm được số hóa.
Tháng 4 năm 1994, kênh truyền hình BBC mở
website đầu tiên cho chương trình The Net của mình.
Ngày 25 tháng 10 năm 1994 chiếc banner quảng cáo
đầu tiên xuất hiện trên website của ATT
Với tính phổ biến ngày càng rộng của xuất bản điện
tử, vào đầu những năm 90, nhiều nhà công nghệ đã
nghiên cứu và phát triển thiết bị và các phần mềm chuyên
dụng cho sách, báo và các ấn phẩm của xuất bản điện tử.
Ngày 1 tháng 7 năm 1955 Amazon khai trương hiệu
sách trực tuyến đầu tiên trên thế giới.
Tháng 3 năm 1996 Palm Pilot - thiết bị đọc sách điện tử đầu tiên ra đời.
Năm 1997 nhiều nhà xuất bản điện tử đã ra đời và
xuất bản điện tử dần trở thành xu hướng. Cùng năm này
nhà sách Barnes&Noble bắt đầu kinh doanh trên internet
và khái niệm weblog (sau này rút gọn là blog) lần đầu tiên
được nhắc đến bởi Jorn Barger (Jorn Barger đặt ra thuật
ngữ này nằm mục đích mô tả quá trình ghi nhật kí ngay khi đang sử dụng web.)
Ngày 19 tháng 10 năm 1998, trang blog đầu tiên ra đời mang tên Open Diary.
Đầu thế kỉ XXI xuất bản điện tử phát triển mạnh, tính
đến tháng 8 năm 200 đã có gần 20 triệu website được
đăng kí, các phần mềm thiết bị số chuyên dùng cho đọc
sách, báo điện tử cũng lần lượt ra đời.
- Năm 2000: phần mềm Microsoft Reader và MobiPocket Reader ra đời.
- Năm 2001 Acrobat Reader, Palm Reader ra đời.
Cùng năm này hãng Adoble kết hợp với công ty công nghệ
đa quốc gia Amazon thành lập nhà sách trực tuyến với
2000 đầu sách có bản quyền. Dự án Gutenberg hình thành
ở Australia và đạt mốc số hóa 500 cuốn sách. Và đến năm
2004 dự án Gutenberg đã hình thành ở châu Âu.
- Năm 2007 Kindle - thiết bị đọc sách báo điện
tử của Amazon ra đời và liên tục cải tiến, có thể lưu trữ
được hàng trăm cuốn sách, các tờ báo, tạp chí,... mà cá nhân sở hữu cần.
Tiếp nối bước chân của Amazon, các công ty
như Google, Apple, Sony,... cũng cho ra đời các thiết bị
đọc, phục vụ cho xuất bản điện tử.
- Năm 2010 thị trường xuất bản điện tử của
Trung Quốc tiêu thụ tới 75 tỷ nhân dân tệ (Khoảng hơn 10
tỷ USD). Số sách được số hóa và tiêu thu mạnh nhất tại
Trung Quốc đa phần là tiểu thuyết. Cùng năm, Amazon
thống kê số lượng sách, báo điện bán ra trong 33 tháng
(tính quanh thời điểm năm 2010) bằng 15 năm bán
sách,báo giấy truyền thống, công ty này cho biết, cứ 100
cuốn sách giấy được bán ra thì xuất bản điện tử cũng có
143 cuốn sách được tiêu thụ.
- Năm 2011, doanh thu thị trường xuất bản điện tử
tại Nhật Bản là 72,3 tỷ yên. Trong đó mảng truyện tranh
chiếm tỷ lệ lớn nhất (80%).
- Tháng 6 năm 2011 một sự kiện triển lãm sách
điện tử đã diễn ra. Đây là một sự kiện có tầm ảnh hưởng
lớn, thu hút 150 nhà sách điện tử và hàng triệu người dùng tham gia.
- Tính đến cuối năm 2020 số lượng tiêu thụ ấn
phẩm của xuất bản điện tử tăng cao.
Mỹ là nơi tiêu thụ nhiều ấn phẩm của xuất bản
điện tử nhất trên thế giới. Theo thống kê của Hội Xuất bản
Mỹ giữa năm 2020, doanh thu từ sách điện tử (ebook) tăng
40% so với cùng kì năm 2019, sách nói (audiobook) cũng
tăng 22%. Hãng sách nói Libro (Mỹ) cho biết số lượng tải
sách nói tăng tới 270% so với năm 2019.
Những “con số biết nói” bên trên là minh chứng
to lớn cho thấy sự phát triển nhanh chóng của xuất bản
điện tử trên thế giới.
2. Sự phát triển của xuất bản điện tử tại Việt Nam. 1.
Điều kiện phát triển của sách điện tử tại Việt Nam.
Số lượng người dùng internet lớn. Năm 2011 số người
sử dụng internet tại Việt Nam là 31 triệu người. Trải qua 10
năm, tính đến tháng 1 năm 2021 số người dùng internet
đã lên tới hơn 68 triệu người, tỉ lệ người sử dụng internet là 70,3%.
Các thiết bị lưu trữ, thiết bị sao lưu đĩa, máy scan
ảnh, thiết bị kiểm thử và các phần mềm hỗ trợ như phần
mềm biên tập xử lí ảnh, âm thanh, video, tạo và đọc sách
điện tử ngày càng phát triển, nhu cầu của người đọc của
Việt Nam đang dần tăng, Thêm vào đó là những chủ
trương, định hướng, những quy định, pháp lí và chính sách
thúc đẩy văn hóa đọc và tạo điều kiện phát triển cho xuất
bản điện tử. Luật xuất bản năm 2012 dành một chương
quy định về xuất bản điện tử như quy định về nộp lưu
chiểu, về giấy phép xuất bản, về thông tin ghi trên xuất
bản phẩm, về bản quyền, chính sách tăng cường đầu tư
cho nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ, tăng
cường hỗ trợ đầu từ vốn, trang thiết bị kĩ thuật, hỗ trợ mua
bản quyền với những tác phẩm hay, hưởng các ưu đãi về thuế,...
2.2 Sự phát triển của xuất bản điện tử tại Việt Nam
Sau khi Việt Nam hòa vào lưới mạng toàn cầu, các
dịch vụ internet như thư điện tử, diễn đàn, thư viện điện
tử,... được rất nhiều người hưởng ứng, cuối năm 1997 số
người sử dụng lên đến hàng ngàn người.
Sau khi CD-ROM Những ngôi chùa nổi tiếng Việt Nam
và tờ tạp chí Quê hương ra đời, nhận thấy thế mạnh đặc
biệt của mảng xuất bản điện tử, ngay lập tức những tờ báo
điện tử và những cuốn sách điện tử cũng liên tiếp ra đời.
Ngày 21 tháng 6 năm 1998, tờ báo Nhân Dân chính
thức phát hành trên Internet với địa chỉ là nhandan.vn
Ngày 3 tháng 2 năm 1999 đài tiếng nói Việt Nam
xuất hiện trên Internet với tên miền vovnews.vn
Giai đoạn từ năm 2000 đến 2005 là thời điểm vàng
của lĩnh vực xuất bản điện tử mảng báo chí, hàng loạt các
trang thông tin điện tử ra đời. Ngày 1 tháng 9 năm 2000
đài truyền hình Việt Nam phát hành trang thông tin điện tử
với địa chỉ vtv.vn. Năm 2002 tờ báo mạng điện tử độc lập
có tên miền là vnexprees.net ra mất độc giả. Từ đó cho
đến nay hầu hết các cơ quan báo chí lớn như Thông Tấn
Xã Việt Nam, Báo Tiền Phong, Thanh Niên,... đều đã có
một trang báo điện tử riêng.
Giai đoạn từ 2005 đến nay, các ấn phẩm báo điện tử
có sự đầu tư kĩ lưỡng, trưởng thành về cả chất lượng và số
lượng. Theo thống kê của Bộ Thông Tin và Truyền Thông,
hiện nay cả nước có hơn 46 tờ báo mạng và tạp chí điện
tử, hơn 287 trang tin của các cơ quan báo chí, hơn 200
trang thông tin điện tử tổng hợp, và rất nhiều trang thông
tin điện tử của quốc tế đăng kí tên miền của Việt Nam nữa.
Nếu giai đoạn 2000 đến 2005 là thời điểm vàng của
mảng xuất bản điện tử báo chí, thì mảng xuất bản sách
điện tử lại không có điểm gì quá nổi bật. Cho dù một số
công ty thương mại điện tử kinh doanh ấn phẩm xuất bản
điện tử đã ra đời như Vinabook (2004) nhưng cũng chưa
được công chúng biết đến nhiều.
Chỉ đến những năm 2010, khi tiểu thuyết Trung Quốc
tràn vào Việt Nam, bấy giờ lượng người hâm mộ lớn, để
phục vụ cho nhu cầu sở thích của mình, trên internet bắt
đầu xuất hiện những người dịch truyện không chuyên. Họ
đăng tải bản dịch của mình trên các diễn đàn, trang blog
và các ứng dụng như zing forum, wattpad thu hút rất đông
người đọc. Lúc này xuất bản điện tử mới lan tỏa rộng rãi
đến công chúng, đặc biệt là các bạn trẻ.
Các nhà xuất bản thấy được thị trường tiềm năng và
sự phát triển tất yếu của xuất bản sách điện tử, nên đã có
sự đầu tư, lên chiến lược phát triển và xây dựng các
website cung cấp dịch vụ sách điện tử. Một số đơn vị phân
phối sách điện tử có bản quyền như Alezaa đi đầu trong
lĩnh vực xuất bản sách điện tử với các trải nghiệm và
phương thức thanh toán hoàn thiện nhất, Công ty Cổ phần
tin học Lạc Việt với địa chỉ sachbao.vn cung cấp hơn 5000
đầu sách điện tử. Ngoài ra YBooks, và Phương Nam Books
cũng được rất nhiều người biết đến và ủng hộ.
Năm 2014, Thư viện sách điện tử Waka ra đời. Năm
2015, Waka đã có hơn 6000 đầu sách có bản quyền, hơn 1
triệu độc giả, hơn 600 nghìn lượt cài đặt ứng dụng trên
Android và iOS, năm 2016 công ty này trở thành thư viện
sách điện tử lớn nhất Việt Nam, đến năm 2018 trở thành
cộng đồng người dùng lớn nhất trên mạn xã hội, với hơn 3,5 triệu độc giả.
Cục xuất bản - In và Phát hành Việt Nam thống kê,
năm 2017 có 137 ấn phẩm xuất bản điện tử đăng kí lưu
chiểu. Cùng năm, thư viện Quốc gia cũng thông báo trung
bình một ngày có 6500 lượt quy cập sách điện tử.
Theo số liệu mà Picodi công bố năm 2018 có 39%
người Việt mua sách điện tử, trong đó có 32% đọc và tải
sách từ các nguồn miễn phí, 1% sử dụng nền tảng đọc
online có trả phí, 2% mua audiobook và 4% mua sách điện
tử từ các cửa hàng online.
Từ năm 2019 đến nay, do dịch bệnh Covid-19 mà
người dân chủ yếu làm việc tại nhà, Thời gian cách ly xã
hội, hạn chế đi lại, trẻ nhỏ học tập tại nhà cùng với việc
các địa điểm vui chơi giải trí, rạp chiếu phim, quán cà phê,
nhà hàng, điểm du lịch… đóng cửa đã khiến cho nhu cầu
đọc sách điện tử tăng cao. Theo Waka, trong tháng 2 năm
2020 doanh thu sách điện tử tăng khoảng 20-30%, số
lượng người truy cập hơn 15 nghìn người và số người mua
tài khoản VIP cũng tăng cao hơn nhiều so với các năm trước.
Tuy số lượng người đọc tăng cao, nhưng số lượng
sách và thể loại sách báo mà các đơn vị xuất bản điện tử
phát hành chưa đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc. Đây là
thách thức lớn đối với ngành xuất bản, buộc ngành phải
đưa ra những giải pháp phù hợp để giải quyết những vấn
đề còn tồn tại trong thực tiễn. KẾT LUẬN
Xuất bản điện tử là xu thế tất yếu của Việt Nam cũng như
thế giới. Trong tương lai gần, xuất bản điện tử sẽ trở thành
phương thức cơ bản của hoạt động xuất bản. Xuất bản điện tử
tiếp cận người đọc một cách dễ dàng thông qua các hệ thống
phát hành trực tuyến, khoảng cách giữa tác giả và bạn đọc sẽ
được rút ngắn tối đa, phạm vi thị trường rộng lớn, không vướng
trở ngại bởi khoảng cách địa lí.
Bài tiểu luận này khái quát sơ lược về xuất bản điện tử,
đưa ra tổng quan về lịch sử xuất bản điện tử trên thế giới, sự ra
đời, điều kiện phát triển và sự phát triển của xuất bản điện tử
tại Việt Nam. Từ đó góp phần nhỏ bé, giúp mọi người nhận thức
được xu thế tất yếu của hình thức xuất bản điện tử, hiểu được
những ưu và nhược điểm của các xuất bản phẩm điện tử và
những chính những chính sách của nhà nước về ngành xuất bản. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình xuất bản điện tử (2014) - Tác giả Thạc sĩ Vũ
Thùy Dương, tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn
Luận văn thạc sĩ: Sách điện tử và một số điều kiện cơ bản
để phát triển xuất bản sách điện tử ở Việt Nam - Tác giả Nguyễn Tiến Phát
Luật xuất bản năm 2012
Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản (2010) - Tác giả
Nguyễn Thị Trường Giang - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật
Đề tài khoa học cấp cơ sở: Quản lí nhà nước về xuất bản
(2012) - Tác giả Nguyễn Lan Phương