-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Top 8 câu hỏi ôn tập tự luận môn Chủ nghĩa xã hội khoa học | Học viện Chính sách và Phát triển
Top 8 câu hỏi ôn tập tự luận môn Chủ nghĩa xã hội khoa học | Học viện Chính sách và Phát triển được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ nghĩa xã hội khoa học (HVCS) 34 tài liệu
Học viện Chính sách và Phát triển 360 tài liệu
Top 8 câu hỏi ôn tập tự luận môn Chủ nghĩa xã hội khoa học | Học viện Chính sách và Phát triển
Top 8 câu hỏi ôn tập tự luận môn Chủ nghĩa xã hội khoa học | Học viện Chính sách và Phát triển được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (HVCS) 34 tài liệu
Trường: Học viện Chính sách và Phát triển 360 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Chính sách và Phát triển
Preview text:
Câu 1 : Nêu khái quát đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học?
Những quy luật, tính quy luật chính trị - xã hội của quá trình phát sinh, hình thành và
phát triển của hình thái KT-XH cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn thấp nhất là chủ nghĩa xã hội.
Những nguyên tắc cơ bản, điều kiện, con đường và hình thức, phương pháp đấu tranh
cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nhằm thực hiện hóa sự chuyển
biến từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Câu 2:
Phân tích những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa
Điều kiện kinh tế- xã hội:
Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp phát triển tạo nên nền
đại công nghiệp cơ khí thúc đẩy sự phát triển của CNTB tăng năng xuất lao động...
Xã hội xuất hiện 2 giai cấp cơ bản là TƯ SẢN và CÔNG NHÂN dẫn đến mâu thuẫn giai
cấp ( do mẫu thuẫn giữa LLSX và QHSX tạo ra)...
Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ngày càng mạnh mẽ, chuyển từ tự phát lên
tự giác...dẫn đến đòi hỏi phải có một hệ thống lý luận sôi đường cho cuộc đấu tranh của
giai cấp công nhân đi từ nhận thức đến hành động hiệu quả
Tiền đề khoa học tự nhiên:
Sự ra đời và phát triển trong lĩnh vực vật lý học và sinh học đã tạo ra bước phát triển đột
phá có tính cách mạng là tiền đề khoahọc cho sự ra đời của CNDV biện chứng và CNDV
lịch sử- cơ sở phương pháp luận cho CNXH khoa học
Học thuyết Tiến hóa của Đác uyn :
Năm 1859, Đacuyn công bố công trình “Nguồn gốc các loài” giải thích sự
hình thành loài từ một tổ tiên chung bằng cơ chế chọn lọc tự nhiên.
Sự phát hiện tế bào :
Kính hiển vi được sử dụng từ năm 1665.
Robert Hooke (1635 – 1703) phát hiện các cơ thể được cấu tạo từ tế bào.
Matthias Schleiden ( 1804 – 1881) và Theodor Schwann (1810 – 1882) đưa ra
“Học thuyết tế bào” năm 1839
Định luận bảo toàn và chuyển hóa năng lượng :
Năng lượng không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi. Nó chỉ
chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc từ vật này sang vật khác.
Đây chính là phát biểu khi nói đến bảo toàn năng lượng. Nó được xem là định
luật cơ bản nhất trong vật lý học.
Tiền đề tư tưởng lý luận:
Triết học cổ điển Đức.
Kinh tế chính trị cổ điển Anh. CNXH không tưởng. Câu
3 : Trình bày khái niệm giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử tổng quát của giai cấp công
nhân theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin? So với giai cấp công nhân ở thế kỷ 19, giai cấp
công nhân hiện nay có những điểm tương đồng, khác biệt, biến đổi mới nào?
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- LêNin giai cấp công nhân là:
Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá
trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại;
là giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến;
là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội;
ở các nước TBCN, giai cấp công nhân là những người không có hoặc về cơ bản không có
tư liệu sản xuất phải làm thuê cho giai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư;
ở các nước XHCN, giai cấp công nhân cùng nhân dân lao động làm chủ tư liệu sản xuất
chủ yếu và cùng nhau hợp tác lao động vì lợi ích chung của toàn xã hội trong đó có lợi ích chính đáng của mình
Sứ mệnh lịch sử tổng quát của GCCN theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin:
Sứ mệnh lịch sử là sự tổng quát của giai cấp công nhân thông qua chính đảng tiền phong,
giai cấp công nhân tổ chức, lãnh đạo nhân dân lao động đấu tranh xóa bỏ các chế độ
người bóc lột người, xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, giải phóng giai cấp công nhân nhân dân lao
động khỏi mọi sự áp bức, nghèo nàn, lạc hậu xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh.
So với giai cấp công nhân ở thế kỷ 19, giai cấp công nhân hiện nay có những điểm tương
đồng, khác biệt, biến đổi mới: Điểm tương đồng :
GCCN vẫn là lực lượng sản xuất hàng đầu của xã hội hiện đại
CNH vẫn là cơ sở khách quan để GCCN hiện đại phát triển mạnh mẽ về cả số lượng lẫn chất lượng
GCCN bị bóc lột về giá trị thặng dư => Xung đột lợi ích giữa GCCN với GCTS
Phong trào cộng sản và công nhân ở nhiều nước vẫn luôn là lực lượng đi đầu trong
các cuộc đấu tranh vì hòa bình, hợp tác và phát triển, vì dân sinh, dân chủ, tiến bộ xã hội
Khác biệt và biến đổi mới:
GCCN hiện nay gắn với ựu phát triển của khoa học kĩ thuật hiện đại, nền kinh tế tri
thức có xu hướng trí tuệ hóa tăng nhanh
Xu hướng “trung lưu hóa” tăng nhanh
Ở các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, Đảng của giai cấp công nhân là Đảng cầm quyền Câu 4:
Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, sứ mệnh lịch sử của GCCN là gì? Những điều kiện nào
quy định sứ mệnh lịch sử trên thuộc về giai cấp công nhân? Vai trò của nhân tố chủ quan quan
trọng nhất đối với quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân?
Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, sứ mệnh lịch sử của GCCN là:
Về kinh tế: Đóng vai trò là nhân tố hàng đầu cho sự phát triển của lực lượng sản xuất xã
hội hóa cao, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát
triển để tạo ra quan hệ sản xuất mới, xã hội chủ nghĩa ra đời.
Về chính trị - xã hội: Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản tiến hành cách mạng lật đổ chế
độ TBCN, giai cấp tư sản, xóa bỏ chế độ bóc lột, giành quyền lực về tay GCCN, xây
dựng xã hội mới, mang bản chất của GCCN. Hướng tới lý tưởng mục tiêu của CNXH.
Về văn hóa – tư tưởng: Cải tạo cái cũ, cái lỗi thời, xây dựng hệ giá trị mới lao động, công
bằng, dân chủ, tự do, bình đẳng. Xây dựng con người xã hội chủ nghĩa.
Điều kiện quy định sứ mệnh lịch sử trên thuộc giai cấp công nhân: Điều kiện khách quan
Thứ nhất, do địa vị kinh tế của giai cấp công nhân
Thứ hai, do địa vị chính trị -xã hội của giai cấp công nhân quy định
Thứ ba, giai cấp công nhân có bản chất quốc tế. Điều kiện chù quan
Giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến
Là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước
Đảng Cộng sản là nhân tố chủ quan quan trọng nhất để giai cấp công nhân thực hiện
thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình.
Đảng Cộng sản là nhân tố chủ quan quan trọng nhất trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử
của GCCN. Vai trò của Đảng Cộng sản trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:
Với tư cách là đội tiên phong của giai cấp công nhân, Đảng Cộng sản có vai trò lãnh đạo,
tổ chức, động viên, tập hợp giai cấp công nhân và các tầng lớp bị áp bức, bóc lột tiến hành cách
mạng. Đảng Cộng sản có đường lối cách mạng đúng đắn, khoa học, phù hợp với quy luật phát
triển của xã hội, có phương pháp cách mạng sáng tạo, linh hoạt, có đội ngũ cán bộ, đảng viên
tiên phong, gương mẫu, có phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng. Câu 5:
Đặc điểm và sự biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay? Khái quát sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay?
Đặc điểm và sự biến đổi của giai cấp công nhân: Đặc điểm:
Giai cấp công nhân VN là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm
những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình
sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp.
Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và phát triển gắn liền với chính sách khai thác
thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam. Giai cấp công nhân ở Việt Nam mang
những đặc điểm chủ yếu sau:
Là giai cấp trực tiếp đối kháng với tư bản thực dân Pháp và bè lũ tay sai của chúng.
Là lực lượng chính trị tiên phong để lãnh đạo các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
Tuy số lượng khi ra đời còn ít, những đặc tính của GCCN còn mang nhiều tàn dư
của tâm lý tiểu nông nhưng giai cấp công nhân Việt Nam sớm được tôi luyện
trong đấu tranh cách mạng chống thực dân đế quốc nên đã trưởng thành về ý thức
chính trị của giai cấp, sớm giác ngộ lý tưởng, mục tiêu cách mạng.
Giai cấp công nhân Việt Nam có tinh thần cách mạng triệt để và là giai cấp lãnh
đạo cách mạng thông qua sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản.
Giai cấp công nhân Việt Nam gắn bó mật thiết với các tầng lớp nhân dân trong xã hội
Những biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay:
Tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng
Đa dạng về cơ cấu nghề nghiệp
Công nhân trí thưc năm vũng về khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến
Đứng trước nhiều cơ hội và thácch thức trong thời đại cách mạnh công nghiệp lần thứ 4
Sứ mệnh lịch sử của GCCN Việt Nam hiện nay: Về kinh tế:
GCCN phát huy vai trò và trách nhiệm của lực lượng đi đầu trong sự nghiệp đẩy
mạnh CNH, HĐH đất nước.
CNH, HĐH phải gắn liền với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyêm và môi trường.
Phải phát huy khối liên minh GCCN, nông dân và đội ngũ trí thức. Về chính trị - xã hội:
Giữ vững bản chất GCCN của Đảng, vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ đảng viên.
Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Về tư tưởng:
Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc có nội
dung cốt lõi là xây dựng con người mới XHCN.
Xây dựng hệ giá trị văn hóa con người Việt Nam, hoàn thiện nhân cách.
Câu 6: Thế nào là thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội? Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội
theo hình thức nào? Đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên CNXH? Các hình thức quá độ lên chủ nghĩa xã hội?
Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội:
+ Là thời kỳ cải tạo cách mạng sâu sắc, triệt để xã hội tư bản chủ nghĩa trên tất cả các lĩnh vực
kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội xây dựng từng bước cơ sở vật chất và đời sống tinh thần của CNXH.
+ Là thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội tư bản chủ nghĩa sang xã hội chủ nghĩa, xã hội của
thời kỳ quá độ có sự đan xen tàn dư của xã hội tư bản chủ nghĩa và những yếu tố mới mang tính chất xã hội chủ nghĩa.
* VN quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo hình thức: quá độ gián tiếp
- Đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên CNXH
+) Trên lĩnh vực kinh tế: Tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần
+) Trên lĩnh vực chính trị: thiết lập chuyên chính vô sản
+) Trên lĩnh vực tư tưởng-văn hóa: còn tồn tại nhiều tư tưởng khác nhau, chủ yếu là là tư tưởng vô sản, tư sản.
+) Trên lĩnh vực xã hội: Tồn tại nhiều giai cấp, nhiều tầng lớp
- Hình thức quá độ lên chủ nghĩa xã hội
+) Quá độ trực tiếp : từ CNTB lên CNCS đối với những nước đã trải qua CNTB phát triển. Cho
đến nay thời kỳ quá độ trực tiếp lên CNCS từ CNTB phát triển chưa từng diễn ra.
+) Quá độ gián tiếp : Từ CNTB lên CNCS đối với những nước chưa từng trải qua CNTB phát triển.
Câu 7: Nêu những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? (Xác định trong Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011))
Trong cương lĩnh chính trị xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (bổ
sung, phát triển năm 2011) đã chỉ ra 8 đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: -
Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh - Do dân làm chủ -
Có nền kinh tế phát triển dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các
lực lượng sản xuất chủ yếu -
Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam -
Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện -
Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; -
Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do
Đảng Cộng sản lãnh đạo -
Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
Câu 8: Đặc trưng (Bối cảnh) quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Tư duy mới của Đảng
Cộng sản Việt Nam về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa được hiểu như thế nào?
Là con đường cách mạng tất yếu khách quan, con đường xây dựng đất nước trong thời kì
quá độ lên CNXH ở nước ta
Bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa
Đòi hỏi phải tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được
dưới CNTB, đặc biệt là những thành tựu về khoa học và công nghệ, thành
tựu về quản lý để phát triển xã hội, xây dựng nền kinh tế hiện đại, phát
triển nhanh lực lượng sản xuất
Tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực, đòi hỏi sự
quyết tâm chính trị cao và khát vọng lớn của toàn Đảng, toàn dân