-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Trả lời câu hỏi - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Tôn Đức Thắng
Chủ nghĩa xã hội: giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, những người muốn lật đổ chủ nghĩa tư bản nhanh chóng, nhấn mạnh giá trị cơ bản như bình đẳng, công bằng, đoàn kết, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Tư tưởng Hồ Chí Minh (306106) 250 tài liệu
Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Trả lời câu hỏi - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Tôn Đức Thắng
Chủ nghĩa xã hội: giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, những người muốn lật đổ chủ nghĩa tư bản nhanh chóng, nhấn mạnh giá trị cơ bản như bình đẳng, công bằng, đoàn kết, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (306106) 250 tài liệu
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Tôn Đức Thắng
Preview text:
1. Phân biệt chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản?
- Chủ nghĩa xã hội: giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, những
người muốn lật đổ chủ nghĩa tư bản nhanh chóng, nhấn mạnh giá
trị cơ bản như bình đẳng, công bằng, đoàn kết, tạo điều kiện cho
con người phát triển toàn diện.
- Chủ nghĩa cộng sản: có hệ tư tưởng chính trị ủng hộ việc thiết lập
xã hội phi nhà nước, không giai cấp, tự do, bình đẳng về mọi mặt,
người đứng đầu quản lí toàn bộ, có thể thông qua ý kiến của người dân.
2. Phân tích cụ thể nguồn gốc hình thành tư tưởng HCM về CNXH?
- Tư tưởng và văn hóa truyền thống Việt Nam
Đầu tiên: Chủ nghĩa yêu nước với ý chí bất khuất, tự lực, tự cường để
dựng nước và giữ nước tồn tại trong suốt lịch sử của dân tộc.
Thứ hai, là tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái.
Thứ ba, dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống lạc quan, yêu đời.
Thứ tư, dân tộc Việt Nam là dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh,
sáng tạo, ham học hỏi và mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hóa của nhân loại.
- Tinh hoa văn hóa nhân loại
+ Ảnh hưởng tư tưởng văn hóa phương đông như Nho giáo, Phật
giáo, các nhà tư tưởng phương Đông Lão Tử, Mặc tử,… chủ nghĩa
Tam dân của Tôn Trung Sơn.
+ Về tư tưởng văn hóa phương Tây: Từ nhỏ HCM đã tiếp cận với văn
hóa của Pháp, tìm hiểu sâu cuộc Đại cách mạng Pháp 1789, Người
cũng đi rất nhiều nơi ở phương Tây để tìm hiểu văn hóa và cuộc sống của họ.
HCM đã suy nghĩ và lựa chọn, kế thừa và đổi mới, vân dụng và
phát triển tầm cao tri thức nhân loại.
- Chủ nghĩa Mác-Lênin: tiếp thu chủ nghĩa Mác, nắm lấy cốt lõi tinh
thần và bản chất để tự tìm ra những chủ trương, giải pháp, đối sách
cho hoàn cảnh cụ thể của đất nước.
- Các nhân tố chủ quan thuộc về phẩm chất cá nhân của HCM:
những phẩm chất tốt đệp, ý chí cao cả đã quyết định việc Hồ Chí
Minh tiếp nhận, chọn lọc, chuyển hóa phát triển những tinh hoa của
dân tộc và thời đại thành tư tưởng đặc sắc của mình.
3. Trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay, phương
hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện như thế nào?
- Kiên định mục tiêu và con đường cách mạng mà HCM đã xác định
- Phát huy sức mạnh dân chủ xã hội chủ nghĩa
- Củng cố, kiện toàn, phát huy sức mạnh và hiệu quả hoạt động
của toàn bộ hệ thống chính trị
- Đấu tranh chống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống và “tựu diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ
4. Hãy phân tích những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội?
Thứ nhất, về chính trị: Xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội có chế độ dân chủ
- Do dân làm chủ, dân làm chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
trên nền tảng liên minh công-nông. Địa vị cao nhất là nhân dân. Nhà
nước là của dân, do dân và vì dân. Mọi quyền lực, quyền lợi, quyền
hạn thuộc về nhân dân và mọi hoạt động xây dựng, bảo vệ đất nước,
bảo vệ chế độ xã hội cũng thuộc về nhân dân.
Thứ hai về kinh tế: xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội có nền
kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại
và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu
- Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là chế độ phát triển cao hơn
chủ nghĩa tư bản nên xã hội xã hội chủ nghĩa phải có nền kinh tế
phát triển cao hơn nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản Nền kinh tế
dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ sở hữu tư liệu sản xuất tiến bộ.
- Lực lượng sản xuất hiện đại trong chủ nghĩa xã hội biểu hiện là:
+ Công cụ lao động, phương tiện lao động trong quá trình sản xuất
“ đã phát triển dần đến máy mó, sức điện, sức nguyên tử”
+ Quan hệ trong xã hội xã hội chủ nghĩa được diễn đạt là lấy nhà
máy, xe lửa, ngân hàng… làm của chung là tư liệu sản xuất thuộc về
nhân dân. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chế độ c ông hữu tư liệu sản
xuất chủ yếu trong xã hội xã hội chủ nghĩa.
Thứ ba về văn hóa, đạo đức và các quan hệ xã hội: Xã hội xã
hội chủ nghĩa có trình độ phát triển cao về văn hóa, đạo đức,
đảm bảo sự công bằng, hợp lí, trong các quan hệ xã hội.
-Sự phát triển về văn hóa, đạo đức của xã hội xã hội chủ nghĩa được biểu hiện:
+ Xã hội không còn hiện tượng bóc lột loài người
+ Con người được tôn trọng, được bảo đảm đối xử công bằng, bình
đẳng và các dân tộc đoàn kết, gắn bó với nhau.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới “chú ý
xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và đảm bảo cho nó được
thõa mãn”, “chỉ ở trong chế độ xã hội chủ nghĩa thì mỗi người mới có
điều kiện để cải thiện cuộc sống riêng của mình, phát huy tính cách
riêng và sở trường riêng của mình”.
- Chủ nghĩa xã hội là cơ sở, tiền đề để tiến tới chế độ xã hội hòa
bình, đoàn kết, ấm no. tự do, hạnh phúc, bình đẳng, bác ái, việc làm
cho mợi người và vì mọi người, không còn phân biệt chủng tộc,
không có gì có thể ngăn cản những người lao động hiểu nhau và yêu thương nhau.
- Chủ nghĩa xã hội đảm bảo tính công bằng, hợp lí trong các mối quan hệ xã hội:
+ Đem lại quyền bình đẳng trước pháp luật cho mọi công dân
+ Mọi cộng đồng người đoàn kết chặt chẽ trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ
+ Ai cũng phải lao động và ai cũng có quyền lao động, ai cũng
được hưởng thành quả lao động của mình trên nguyên tắc làm nhiều
thì hưởng nhiều, làm ít thì hưởng ít, không làm thì không hưởng, tất
nhiên là trừ những người chưa có khả năng lao động hoặc không còn khả năng lao động.
Thứ tư về chủ thể xây dựng chủ nghĩa xã hội: Chủ nghĩa xã
hội là công trình tập thể của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
- Trong chế độ xã hội chủ nghĩa nhân dân là chủ thể, là lực lượng
quyết định tốc độ xây dựng và sự vững mạnh của chủ nghĩa xã hội.
- Hồ Chí Minh khẳng định: “Cần có sự lãnh đạo của Đảng cách mạng
chân chính của giai cấp công nhân, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân
dân. Chỉ có sự lãnh đạo của một Đảng biết vận dụng một cách sáng
tạo chủ nghĩa Mác-Leenin vào điều kiện cụ thể của nước mình thì
mới có thể đưa cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội
chủ nghĩa đến thành công”
5. Hãy phân tích những mục tiêu cơ bản cần đạt tới trong
quá trình xây dựng và hoàn thiện Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
- Mục tiêu về chế độ chính trị: Phải xây dựng được chế độ dân chủ, tức là do dân làm chủ.
- Mục tiêu về kinh tế: Phải xây dựng được nên kinh tế phát triển
cao gắn bó mật thiết với mục tiêu về chính trị.
- Mục tiêu về văn hóa: Phải xây dựng một nền văn hóa mang tính
dân tộc, khoa học, đại chúng và tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại.
- Mục tiêu về quan hệ xã hội: Phải đảm bảo dân chủ, công bằng, văn minh.
6. Theo Hồ Chí Minh, đặc trưng nổi bật nhất về chính trị trong CNXH là gì ?
Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
7. Tại sao Hồ Chí Minh khằng định rằng: Chủ nghĩa xã hội là
một chế độ xã hội ưu việt nhất trong lịch sử xã hội loài người?
(1) Mục tiêu cao nhất của CNXH là giải phóng con người khỏi mọi
ách bóc lột về kinh tế và nô dịch về tinh thần, tạo điều kiện cho con
người phát triển toàn diện;
(2) Cơ sở vật chất của CNXH được tạo ra bởi một lực lượng sản suất tiên tiến, hiện đại;
(3) CNXH là từng bước xoá bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết
lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất;
(4) CNXH tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao dộng mới với năng suất cao;
(5) CNXH thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động;
(6) Nhà nước trong CNXH là nhà nước dân chủ kiểu mới, thể hiện bản
chất giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động;
(7) Trong xã hội xã hội chủ nghĩa (XHCN), các quan hệ giai cấp - dân
tộc - quốc tế được giải quyết phù hợp, kết hợp lợi ích giai cấp - dân
tộc với chủ nghĩa quốc tế trong sáng;