Trắc nghiệm chương 1,2 ( có đáp án ) | Môn kinh tế vĩ mô
Những hàng hóa hoặc dịch vụ phi thị trường nào sau đây được ước tính trong GDP của Hoa Kỳ. . Để phản ánh toàn bộ phần giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo ra trên lãnh thổ của một quốc gia trong một năm, người ta sử dụng chỉ tiêu. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Kinh tế vĩ mô ( UEH)
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47206071 ÔN TẬP KT VĨ MÔ
Chương 1: ĐO LƯỜNG THU NHẬP QUỐC GIA
1. Những hàng hóa hoặc dịch vụ phi thị trường nào sau đây được ước tính trong GDP của Hoa Kỳ?
A. giá trị ước tính cho thuê nhà của chủ sở hữu
B. giá trị của các loại rau mà người dân trồng trong khu vườn của họ
C. giá trị của công việc nhà không được trả công
D. không có câu nào đúng.
2. Để phản ánh toàn bộ phần giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo ra
trên lãnh thổ của một quốc gia trong một năm, người ta sử dụng chỉ tiêu: A.
NEW : Phúc lợi kinh tế ròng.
B. GNP : Tổng sản phẩm quốc dân.
C. GDP : Tổng sản phẩm nội địa.
D. NI : Thu nhập quốc dân.
3. Theo số liệu thống kê trên lãnh thổ nước A năm 2008 như sau: tiền lương :
4000, tiền trả lãi : 1200, tiền thuê đất: 1700, khấu hao: 1500, lợi nhuận trước
thuế: 3000, thuế gián thu: 1000, chỉ số giá cả năm 2008: 124. Vậy GDP thực năm 2008 là: A. 11900. B. 12.400 C. 11400 D. 10.000
GIẢI: GDP danh nghĩa = W+R+i+Pr+Ti+De
Chỉ số giảm phát = (GDP danh nghĩa / GDP thực)*100 4. GDP thực:
A. Là giá trị bằng đồng đô la hiện hành của tất cả hàng hóa được sản xuất bởi
công dân của một quốc gia trong một khoản thời gian nhất định. B. Tất cả các câu trên đều đúng. lOMoAR cPSD| 47206071
C. Đo lường hoạt động kinh tế và thu nhập.
D. Được sử dụng chủ yếu để đo lường những thay đổi trong dài hạn hơn là ngắn hạn.
5. GDP được tính theo giá thị trường là giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng bởi vì
A. nếu giá cả thị trường không phù hợp với giá trị hàng hóa, chính phủ đặt giới
hạn cao nhất và thấp nhất cho chúng.
B. giá thị trường không thay đổi nhiều, do đó, nó rất dễ dàng để thực hiện so sánh giữa các năm.
C. không có câu nào chính xác; chính phủ không sử dụng giá thị trường để tính toán GDP
D. của hàng hóa và dịch vụ
6. Sản phẩm trung gian là sản phẩm:
A. Đi vào tiêu dùng của các hộ gia đình
B. Được dùng để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng C. Các câu trên đều sai
D. Được dùng để sản xuất ra sản phẩm khác
7. Giao dịch nào sau đây được tính vào GDP?
A. Tiền trợ cấp của hộ gia đình nghèo nhận được từ chính phủ
B. Mua 1000 cổ phiếu trên thị trường chứng khoán
C. Thu nhập của bác sỹ nhận được từ dịch vụ chữa bệnh
D. Số tiền An nhận được do bán ngôi nhà đang sử dụng
8. Trong số các số liệu thống kê sau đây, câu nào được dùng duy nhất và tốt nhất
để đo lường nền kinh tế A. thâm hụt thương mại B. tỷ lệ thất nghiệp C. GDP D. tỷ lệ lạm phát lOMoAR cPSD| 47206071
9. Trong một sơ đồ chu chuyển đơn giản, tổng thu nhập và tổng chi tiêu trong một nền kinh tế là
A. chỉ bằng nhau nếu không có tiết kiệm.
B. không bao giờ bằng nhau bởi vì thu nhập của một số người không được sản xuất.
C. bằng nhau bởi vì mỗi giao dịch có một người mua và người bán.
D. bằng nhau bởi vì các công ty cuối cùng thuộc sở hữu của hộ gia đình.
10. Câu nào sau đây là chính xác cho một nền kinh tế?
A. sản xuất lớn hơn thu nhập.
B. thu nhập luôn bằng sản xuất.
C. thu nhập lớn hơn sản xuất.
D. thu nhập bằng sản xuất chỉ khi tiết kiệm là 0.
11. Chỉ số giá cả của năm 2006 là 100, của năm 2007 là 125, GDP danh
nghĩa của năm 2006 là 2000, GDP danh nghĩa của năm 2007 là 2700 .Vậy
tốc độ tăng trưởng GDP của năm 2007 so với năm 2006 là: A. 4% B. 8%
C. Các câu trên đều sai. D. 16%
GIẢI: [(GDP danh nghĩa 2007/Chỉ số giảm phát 2007) – (GDP danh nghĩa 2006/
Chỉ số giảm phát 2006)]*100
12. Nếu GDP thực tăng gấp đôi và chỉ số giảm phát GDP tăng gấp đôi, thì GDP
danh nghĩa sẽ A. gấp 4 lần. B. tăng ba lần. C. không thay đổi. D. Tăng gấp đôi. lOMoAR cPSD| 47206071
13. Sản phẩm quốc gia ròng NNP tính toán như thế nào?
A. Khấu hao được cộng vào tổng thu nhập của công dân của một quốc gia.
B. Tiết kiệm được cộng vào tổng thu nhập của công dân của một quốc gia.
C. Tiết kiệm được cộng vào tổng thu nhập tạo ra của một quốc gia.
D. Khấu hao được trừ ra khỏi tổng thu nhập của công dân một quốc gia(GNP) 14. Nếu GDP tăng:
A. thu nhập tăng, nhưng sản xuất có thể tăng hoặc giảm
B. thu nhập và sản xuất cả hai tăng.
C. sản xuất phải tăng, nhưng thu nhập có thể tăng hoặc giảm.
D. thu nhập và sản xuất cả hai giảm.
15. GDP được sử dụng như là thước đo cơ bản của sức khỏe của nền kinh tế xã
hội. Một thước đo tốt hơn về phúc lợi kinh tế của các cá nhân trong xã hội là A. GDP/người.
B. thành phần tiêu thụ của GDP.
C. chi tiêu chính phủ cho mỗi người.
D. mức độ đầu tư kinh doanh.
16. Một nhà xuất bản Hoa Kỳ mua máy tính mới. Hành động này tự làm cho
A. đầu tư và GDP không cao hơn.
B. đầu tư cao hơn và GDP không thay đổi.
C. đầu tư và GDP cao hơn.
D. đầu tư cao hơn và làm giảm GDP
17. Bộ phận nào sau đây không được tính trong GDP của nền kinh tế? A. Tiền lương
B. Trợ cấp thất nghiệp C. Lợi nhuận công ty D. Tiền trả lãi vay lOMoAR cPSD| 47206071
18. Giá trị sản lượng nội địa của hàng hóa và dịch vụ cuối cùng bao gồm
A. Các khoản chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ do bất cứ ai mua chúng.
B. Chỉ có các hộ gia đình và doanh nghiệp chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ.
C. Chỉ có các hộ gia đình và chính phủ chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ.
D. Chỉ có các hộ gia đình chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ
19. Điều nào sau đây là một ví dụ về khấu hao
A. Máy tính trở nên lỗi thời.
B. Gia chứng khoán sụt giảm.
C. Tất cả những điều trên.
D. Việc nghỉ hưu của một số nhân viên
20. Sự thay đổi của GDP thực phản ánh
A. Cả những thay đổi về giá và những thay đổi về lượng sản xuất.
B. Chỉ thay đổi của giá cả
C. Chỉ thay đổi về lượng sản xuất.
D. Không phải thay đổi về giá và cũng không phải thay đổi về lượng sản xuất.
21. Ngày nay người ta thường sử dụng GDP bình quân đầu người để đo lường
phúc lợi kinh tế. Tuy nhiên chỉ tiêu này có một vài khiếm khuyết, những khiếm khuyết đó là;
A. Không tính đến những sản phẩm có hại như ô nhiễm môi trường
B. Không tính đến giá trị nhàn rỗi của con người
C. Tất cả đều là khiếm khuyết.
D. Không tính đến giá trị sản phẩm phi thị trường
22. Để tính toán GDP, chúng ta
A. tổng chi phí sản xuất hàng hóa và dịch vụ cuối cùng.
B. Đơn giản cộng toàn bộ số lượng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng.
C. Tổng giá trị thị trường của hàng hóa và dịch vụ cuối cùng. lOMoAR cPSD| 47206071
D. Trung bình trọng lượng của tất cả hàng hóa cuối cùng được sản xuất ra
23. GDP thực và GDP danh nghĩa của một năm bằng nhau khi:
A. Chỉ số giá cả của năm hiện hành bằng chỉ số giá cả của năm gốc.
B. Chỉ số giá cả của năm hiện hành bằng chỉ số giá cả của năm trước.
C. Tỷ lệ lạm phát của năm hiện hành bằng tỷ lệ lạm phát của năm trước.
D. Tỷ lệ lạm phát của năm hiện hành bằng tỷ lệ lạm phát của năm gốc.
Chương 2: ĐO LƯỜNG CHI PHÍ SINH HOẠT
1.Vấn đề nào được tính đến khi xây dựng CPI A. Sự phát minh ra ipod.
B. Sự giới thiệu túi khí trong xe hơi
C. Giá máy tính cá nhân giảm xuống
D. Việc sử dụng xe hơi tiết kiệm xăng tăng khi giá xăng tăng.
Câu 2.Khi quyết định gởi tiền tiết kiệm người ta chú ý A. Tỷ lệ lạm phát. B. Lãi suất danh nghĩa C. Lãi suất thực. D. Thời gian gởi tiền
Câu 3. Khi tỷ lệ lạm phát thực tế lớn hơn tỷ lệ lạm phát dự đoán thì :
A. Người đi vay bị thiệt B. Người cho vay có lợi
C. Người cho vay bị thiệt
D. Các câu trên đều sai.
Câu 4.Nếu tỷ lệ lạm phát thực tế là 10%, tỷ lệ lạm phát dự đoán là 8%, tỷ lệ lạm phát ngoài dự đoán: A. 18% lOMoAR cPSD| 47206071 B. giảm 2% C. 2% D. Giảm 18%.
5. Những người nào sau đây sẽ bị thiệt hại từ lạm phát không được dự đoán? A.
Người chủ trả lương cố định cho người làm công.
B. Những người nhận lương hưu cố định.
C. Những người vay tiền để đầu tư.
D. Những người đóng thuế cho chính phủ.
6.Khi giá tương đối của một hàng hóa giảm, người tiêu dùng phản ứng bằng cách mua
A. Hàng hóa đó nhiều hơn và hàng hóa thay thế nhiều hơn.
B. Hàng hóa đó nhiều hơn và hàng hóa thay thế ít hơn
C. Hàng hóa đó ít hơn và hàng hóa thay thế nhiều hơn.
D. Hàng hóa đó ít hơn và hàng hóa thay thế ít hơn
7.Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Phần trăm thay đổi của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là thước đo tỷ lệ lạm phát
nhưng phần trăm thay đổi của chỉ số giảm phát GDP không phải là thước đo tỷ lệ lạm phát.
B. So với chỉ số giá tiêu dùng CPI chỉ số giảm phát GDP là thước đo lạm phát phổ biến hơn.
C. Chỉ số giảm phát GDP phản ánh lượng hàng hóa, dịch vụ người tiêu dùng
mua tốt hơn chỉ số CPI.
D. CPI có thể được dùng để so sánh chỉ số về giá ở các thời điểm khác nhau.
8.Sự thay đổi về chất lượng hàng hóa
A. Có thể làm tăng hoặc giảm giá trị của đồng tiền.
B. Không được cục thống kê tính đến, vì lý do về mặt chính sách.
C. Là một vấn đề nảy sinh trong việc xây dựng các chỉ số giá tiêu dùng mà đôi
khi được gọi là sai lệch thay thế. lOMoAR cPSD| 47206071
D. Không thể hiện được vấn đề nảy sinh trong việc xây dựng các chỉ số giá tiêu dùng
9.Các biến số kinh tế mà giá trị được đo lường bằng các đơn vị tiền tệ được gọi là A. Các biến danh nghĩa. B. Các biến thực C. Các biến cổ điển. D. Các biến nhị phân.
10.Chỉ số giá là 110 trong năm 1, 100 trong năm 2, và 96 trong năm 3. Nền kinh tế nước này trãi qua
A. Gỉam phát 9,1% năm 2 so với năm 1, giảm phát 4% năm 3 so với năm 2 B.
Gỉam phát 10% năm 2 so với năm 1, giảm phát 4,2% năm 3 so với năm 2
C. Gỉam phát 9,1% năm 2 so với năm 1, giảm phát 4,2% năm 3 so với năm 2
D. Gỉam phát 10% năm 2 so với năm 1, giảm phát 4% năm 3 so với năm 2
CT: Tỉ lệ lạm phát = [(Chỉ số giá năm n – Chỉ số giá năm1)/Chỉ số giá năm1]*100
Tỉ lệ lạm phát năm 2 = [(100-110)/110]*100] = -9,1
Tỉ lệ lạm phát năm 3 = [(96-100)/100)*100] = -4
11.Việc tăng giá bánh mì sản xuất trong nước sẽ được phản ánh trong
A. Chỉ số giá hàng tiêu dùng nhưng không phải chỉ số giảm phát GDP.
B. Chỉ số giảm phát GDP chứ không phải chỉ số giá tiêu dùng
C. Không phải chỉ số giảm phát GDP cũng không hải chỉ số giá tiêu dùng.
D. Cả hai, chỉ số giảm phát GDP và chỉ số giá tiêu dùng
12.Chỉ số giá hàng tiêu dùng CPI đươc sử dụng để
A. Theo dõi sự thay đổi mức giá bán buôn của nền kinh tế.
B. Theo dõi sự thay đổi của chi phí sinh hoạt theo thời gian.
C. Theo dõi sự thay đổi của GDP thực theo thời gian. lOMoAR cPSD| 47206071
D. Theo dõi diễn biến của thị trường chứng khoán.
13.Sự thay đổi về chất lượng hàng hóa
A. Không thể hiện được vấn đề nảy sinh trong việc xây dựng các chỉ số giá tiêu dùng
B. Là một vấn đề nảy sinh trong việc xây dựng các chỉ số giá tiêu dùng mà đôi
khi được gọi là sai lệch thay thế
C. Có thể làm tăng hay giảm giá trị đồng tiền
D. Không được cục thống kê tính đến, vì lí do về mặt chính xác
14. Việc điều chỉnh tiền lương trong các hợp đồng lao động giữa chủ và người
lao động theo tỷ lệ lạm phát được gọi là A. Các cầu đều sai
B. Thực hiện phụ lục hợp đồng lao động
C. Chỉ số hóa theo lạm phát
D. Điều chỉnh hợp đồng lao động
Chương 3: SẢN XUẤT VÀ TĂNG TRƯỞNG
1.Ở một số quốc gia ,việc xác lập quyền sở hữu tài sản rất tốn thời gian và chi
phí. Cải cách để giảm những chi phí này sẽ
A. Tăng năng suất nhưng không tăng GDP thực
B. Không có ảnh hưởng đến GDP thực cũng như năng suất.
C. Tăng GDP thực nhưng không tăng năng suất.
D. Tăng GDP thực và tăng năng suất
2. Gỉa sử một quốc gia áp dụng quy định mới hạn chế số giờ lao động. Nếu như
quy định này làm giảm đi tổng số giờ lao động của nền kinh tế, khi đó
A. Năng suất và sản lượng đều giảm
B. Năng suất tăng và sản lượng giảm
C. Năng suất và sản lượng đều tăng lOMoAR cPSD| 47206071
D. Năng suất giảm và sản lượng tăng.
3.Sự khác nhau của quá trình sản xuất vốn vật chất và vốn nhân lực là A.
Qúa trình sản xuất vốn vật chất mất nhiều thời gian hơn quá trình sản xuất vốn nhân lực B.
Qúa trình sản xuất vốn vật chất được thực hiện trong các nhà máy sản
xuất, còn vốn nhân lực được sản xuất thông qua trường lớp trong hệ thống giáo
dục. C. Qúa trình sản xuất vốn vật chất sử dụng công nhân không trình độ, còn
quá trình sản xuất vốn nhân lực sử dụng lao động có trình độ D. Các câu trên sai 4.Nguồn lực tự nhiên
A. Tồn tại dưới hai dạng: có thể tái sinh và không thể tái sinh
B. Bao gồm đất đai, sông ngòi và trữ lượng quặng mỏ.
C. Là nhập lượng đầu vào được cung cấp bởi tự nhiên
D. Tất cả các câu trên đều đúng
5.Kiến thức công nghệ là nhân tố ảnh hưởng đến năng suất chính là: A.
Kiến thức kỹ năng của người lao động trong sản xuất.
B. Kiến thức kỹ năng để sản xuất sản phẩm
C. Sự hiểu biết của xã hội về thế giới quan.
D. Sự hiểu biết của xã hội về cách thức tốt nhất trong việc sản xuất sản phẩm.
6.Tại sao các nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt không làm giảm tăng trưởng
trên toàn thế giới là vì:
A. Do nguồn tài nguyên có thể tái tạo.
B. Do vốn nhân lực gia tăng.
C. Do vốn vật chất tăng.
D. Do tiến bộ công nghệ
7.Một quốc gia nhận vốn đầu tư của nước ngoài nhiều hơn đầu tư ra nước ngoài thì A. GDP sẽ tăng. lOMoAR cPSD| 47206071 B. GNP sẽ giảm C. Cả a và b đúng D. Cả a và b sai. 8. Việc tích lũy vốn
A. Không liên quan đến sự đánh đổi.
B. Yêu cầu xã hội hy sinh hàng hóa tiêu dùng trong hiện tại.
C. Gỉam tỷ lệ tiết kiệm
D. Cho phép xã hội tiêu dùng nhiều hơn trong hiện tại.
9.Để thực hiện khuyến khích phát triển nghiên cứu khoa học, chính phủ các nước cần:
A. Tài trợ cho các quỹ khoa học quốc gia.
B. Cắt giảm thuế cho các công ty tham gia nghiên cứu khoa học.
C. Cấp bằng phát minh và trao cho ngưới phát minh khai thác trong một thời gian nhất định
D. Các câu trên đều đúng
10.Sự gia tăng nhanh chóng của dân số dẫn đến các hậu quả:
A. GDP bình quân đầu người sẽ giảm
B. Trữ lượng vốn trên mỗi công nhân ngày giảm, năng suất lao động sẽ giảm.
C. Tài nguyên thiên nhiên bị dàn trãi
D. Các câu trên đều đúng
11.Giả sử một xã hội quyết định giảm tiêu dùng và gia tăng đầu tư. Sự thay đổi này sẽ:
A. Không làm thay đổi sản lượng quốc gia trong dài hạn.
B. Làm gia tăng sản lượng trong ngắn hạn nhưng không thúc đẩy tăng trưởng trong dài hạn.
C. Làm tăng năng suất và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
D. Các câu trên đều đúng. lOMoAR cPSD| 47206071
12.Hoa kỳ nhập khẩu một số lượng lớn hàng hóa và dịch vụ. Điều này cũng có nghĩa :
A. Hoa Kỳ không có khả năng sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ đó.
B. Hoa Kỳ không đủ vốn để sản xuất những hàng hóa và dịch vụ đó.
C. Hoa Kỳ dành nguồn lực để sản xuất những hàng hóa và dịch vụ khác có hiệu quả hơn.
D. Các câu trên đều đúng
13. Thuật ngữ nào sau đây có thể được đo bởi mức GDP thực bình quân đầu người
A. Năng suất nhưng không phải mức sống
B. Mức sống nhưng không phải năng suất.
C. Năng suất và mức sống
D. Không phải năng suất và mức sống.
14.Vào thập niên 1990 và thập niên đầu thế kỷ này các nhà đầu tư Trung Quốc
và Nhật Bản đã đầu tư trực tiếp đáng kể vào Hoa Kỳ. Nhiều người ở Hoa Kỳ
không hài lòng việc đầu tư đó vì:
A. Làm ô nhiễm môi trường sống ở Hoa Kỳ.
B. Làm thất nghiệp gia tăng.
C. Thu nhập của người lao động giảm
D. Làm giảm GNP bình quân đầu người ở Hoa Kỳ.
15.Nếu một hàm sản xuất có đặc tính sinh lợi không đổi theo quy mô, sản
lượng đầu ra có thể tăng gấp đôi nếu.
A. Tất cả nhập lượng tăng gấp đôi
B. Một mình yếu tố lao động tăng gấp đôi.
C. Tất cả nhập lượng tăng gấp đôi trừ lao động
D. Không có câu nào đúng.
16.Những mô tả nào sau đây lần lượt là vốn nhân lực và vốn vật chất.
A. Đối với một lò gạch: Những viên gạch và công cụ làm gạch lOMoAR cPSD| 47206071
B. Đối với một văn phòng dược: tòa nhà và kiến thức của các dược sĩ về thuốc men
C. Đối với một nhà hàng: kiến thức làm thức ăn của bếp trưởng và các thiết bị trong nhà bếp.
D. Đối với một trạm xăng: những cần bơm xăng và đồng hồ tính tiền
17. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Năng suất lao động quyết định mức sống của người dân một nước
B. Người Mỹ có mức sống cao hơn người Indonesia vì người lao dộng Mỹ có
mức sống cao hơn người Indonesia
C. Các câu trên đều đúng
D. Năng suất được tính bằng cách chia số giờ làm việc cho sản lượng sản xuất ra
Chương 4: HỆ THỐNG TÀI CHÍNH ( coi kĩ )
1.Câu nào sau đây là chính xác?
A. chủ của trái phiếu đề cập đến người bán các trái phiếu.
B. người mua trái phiếu không thể bán một trái phiếu trước khi nó đáo hạn.
C. sự đáo hạn của một trái phiếu đề cập đến số tiền được trả lại.
D. không có câu nào chính xác.
2. Chức năng cơ bản của một hệ thống tài chính là nhằm
A. Kết nối chi tiêu tiêu dùng của một người với chi tiêu đầu tư của một người khác.
B. Kết nối tiết kiệm của một người với đầu tư của người khác.
C. Cung cấp tư vấn đến những người tiết kiệm và những nhà đầu tư D. Giữ lãi suất thấp.
4. Giống như một phương án bán cổ phiếu nhằm tạo vốn, thay vào đó, một
doanh nghiệp có thể tạo vốn bằng cách. A. Sử dụng tài chính cổ phần.
B. Đầu tư vào vốn vật chất. lOMoAR cPSD| 47206071 C. Bán trái phiếu. D. Mua trái phiếu.
5. Tất cả hay một phần lợi nhuận của một doanh nghiệp có thể được trả cho cổ
đông của doanh nghiệp đó dưới hình thức A. Thanh toán lãi B. Tài khoản vốn C. Thu nhập giữ lại D. Cổ tức 6. Cổ tức
A. Là suất sinh lợi của quỹ hổ tương
B. Là chênh lệch giữa giá và hiện giá của cổ phần nắm giữ
C. Là suất sinh lợi trên trữ lượng vốn của một công ty
D. Là số tiền thanh toán mà các công ty chia cho cổ đông
7. Nếu lượng cầu vốn vay vượt lượng cung vốn vay
A. Có hiện tượng thiếu hụt và lãi suất cao hơn mức lãi suất cân bằng.
B. Có hiện tượng thặng dư và lãi suất thấp hơn mức lãi suất cân bằng
C. Có hiện tượng thặng dư và lãi suất cao hơn mức lãi suất cân bằng
D. Có hiện tượng thiếu hụt và lãi suất thấp hơn mức lãi suất cân bằng
8. Trong một nền kinh tế đóng, Y-T-C Thể hiện điều gì
A. Tiết kiệm chính phủ.
B. Số thu thuế của chính phủ. C. Tiết kiệm quốc gia. D. Tiết kiệm tư nhân.
9. Đồng nhất thức chỉ ra tổng thu nhập bằng với tổng chi tiêu. A. Y = DI+T+NX B. GDP = Y lOMoAR cPSD| 47206071 C. GDP = GNP - NX D. Y=C+I+G+NX
10. Độ dốc của đường cầu vốn vay
A. quan hệ đồng biến giữa lãi suất thực và đầu tư.
B. mối quan hệ nghịch biến giữa lãi suất thực sự và tiết kiệm.
C. mối quan hệ nghịch biến giữa lãi suất thực và đầu tư
D. quan hệ đồng biến giữa lãi suất thực sự và tiết kiệm.
11.Trường hợp nào sau đây là đúng khi mà tiết kiệm tư nhân và tiết kiệm quốc
gia bằng nhau đối với một nền kinh tế đóng.
A. Số thuế của chính phủ bằng với chi tiêu của chính phủ.
B. Tiết kiệm tư nhân bằng chi tiêu chính phủ.
C. Tiết kiệm chính phủ bằng đầu tư.
D. Sau khi chi trả thuế và chi tiêu tiêu dùng, các hộ gia đình không còn lại gì
12. Nếu mức lãi suất trên thị trường hiện tại đối với các quỹ cho vay cao hơn mức cân bằng
A. Lượng cung tiền vay lớn hơn lượng cầu tiền vay và lãi suất sẽ giảm.
B. Lượng cầu của lượng tiền vay lớn hơn lượng cung tiền vay và lãi suất sẽ giảm.
C. lượng cung tiền cho vay vượt quá lượng cầu tiền vay yêu cầu và lãi suất sẽ tăng.
D. lượng cầu tiền vay sẽ vượt quá lượng cung tiền cho vay và lãi suất sẽ
tăngGIẢI: lãi suất cho vay cao hơn mức cân bằng nhìu người cho vay hơn
lượng cung lớn lượng cầu giảm lãi suất sẽ thấp
13. Nếu có sự dư thừa vốn vay thì A.
Đường cung vốn vay dịch chuyển sang trái và đường cầu vốn vay dịch chuyển sang phải B.
Cả hai đường dịch chuyển nhưng lượng cung vốn vay tăng và lượng cầu vốn vay giảm lOMoAR cPSD| 47206071 C.
Đường cung vốn vay dịch chuyển sang phải và đường cầu vốn vay dịch chuyển sang trái D.
Cả hai đường dịch chuyển nhưng lượng cung vốn vay giảm và lượng cầu vốn vay tăng
14. Nếu đường cung vốn vay dịch chuyển sang phải thì
A. Lãi suất thực giảm và lượng vốn vay cân bằng tăng.
B. Lãi suất thực và lượng vốn vay cân bằng tăng.
C. Lãi suất thực tăng và lượng vốn vay cân bằng giảm.
D. Lãi suất thực và lượng vốn svay cân bằng giảm.
15. Các nhà kinh tế ở Funlandia, một nền kinh tế đóng, thu thập thông tin sau về
nền kinh tế cho một năm cụ thể Y = 10.000 C = 6000 T = 1500 G = 1700 I =
3300 - 100r. Trong đó r lãi suất thực của nền kinh tế, được biểu thị bằng phần
trăm. Tính lãi suất cân bằng A. 8% B. 2% C. 10%
D. Không đáp án nào đúng GIẢI: S= ( Y-T-C ) + ( T-G) Mà: S=I
16. Các nhà kinh tế ở Funlandia, một nền kinh tế đóng, thu thập thông tin sau về
nền kinh tế cho một năm cụ thể Y = 10 C = 6000 T = 1500 G = 1700 I = 3300 -
100r Trong đó r lãi suất thực của nền kinh tế, được biểu thị bằng phần trăm Tính tiết kiệm tư nhân A. 2500 B. 2300 C. 2700 D. 2100 lOMoAR cPSD| 47206071
GIẢI: Tiết kiệm tư nhân= Y-T-C
17. Các nhà kinh tế ở Funlandia, một nền kinh tế đóng, thu thập thông tin sau về
nền kinh tế cho một năm cụ thể Y = 10 C = 6000 T = 1500 G = 1700 I = 3300 -
100r Trong đó r lãi suất thực của nền kinh tế, được biểu thị bằng phần trăm Tính tiết kiệm chính phủ A. 200 B. 2300 C. 2500 D. -200
GIẢI: Tiết kiệm chính phủ= T-G
18. Các nhà kinh tế ở Funlandia, một nền kinh tế đóng, thu thập thông tin sau về
nền kinh tế cho một năm cụ thể Y = 10.000 C = 6000 T = 1500 G = 1700 I =
3300 - 100r. Trong đó r lãi suất thực của nền kinh tế, được biểu thị bằng phần
trăm Tính tiết kiệm quốc gia: A. 200 B. Các câu trên đều sai C. 2300 D. 2500
GIẢI: Tiết kiệm qg: S= (Y-T-C) + (T-G)
Chương 5: CÁC CÔNG CỤ CƠ BẢN CỦA TÀI CHÍNH
1.Robert không thích rủi ro và có 1.000 đô la để đầu tư tài chính. Anh ấy có ba
lựa chọn. Lựa chọn A là trái phiếu chính phủ không rủi ro, trả lãi 5% mỗi năm
trong hai năm. Lựa chọn B là một cổ phiếu rủi ro thấp mà các nhà phân tích dự
kiến sẽ có giá trị khoảng $ 1.102,50 trong hai năm. Lựa chọn C là một cổ phiếu
rủi ro cao dự kiến sẽ trị giá khoảng 1.200 đô la trong bốn năm. Robert nên chọn A. Lựa chọn B. B. Lựa chọn C C. Lựa chọn A.
D. Hoặc A hoặc B vì chúng giống nhau với anh ta lOMoAR cPSD| 47206071
2. Những người không thích rủi ro sẽ chọn các danh mục tài sản khác với những
người thích rủi ro. Trong dài hạn, chúng tôi mong đợi rằng A.
mỗi người không thích rủi ro sẽ kiếm được tỷ lệ lợi nhuận thấp hơn mỗi người thích rủi ro. B.
mỗi người không thích rủi ro sẽ kiểm được tỷ lệ lợi nhuận cao hơn mỗi người thích rủi ro. C.
Trung bình những người không thích rủi ro sẽ kiếm được tỷ lệ lợi nhuận
cao hơn trung bình những người thích rủi ro. D.
Trung bình những người không thích rủi ro sẽ kiếm được tỷ lệ lợi nhuận
thấp hơn so với trung bình những người thích rủi ro.
3. Một người không thích rủi ro
A. Nhất thiết sẽ không chơi một trò chơi mà cô ấy có 50% cơ hội giành được 1
đô la và 50% cơ hội mất 1 đô la.
B. Nhất thiết sẽ không chơi một trò chơi mà cô ấy có 75% cơ hội giành được 1
đô la và 25% cơ hội mất 1 đô la.
C. Cả hai điều trên đều đúng
D. Cả hai điều trên đều không đúng.
4. Anh Lộc không thích rủi ro. Điều nào sau đây là đúng về anh ấy?
A. Lợi ích cận biên của anh ta tăng lên khi thu nhập của anh ta tăng lên. B. Không phải ở trên
C. Anh ta sẽ không chấp nhận đặt cược trong đó xác suất thắng và thua của anh ta là như nhau. D. Cả hai ở trên
5. Trò chơi nào sau đây có thể khiến một người không thích rủi ro sẵn sàng chơi? A. Cả hai ở trên B. Không phải ở trên
C. Một trò chơi trong đó cô ấy có 70% cơ hội giành được 1 đô la và 30% cơ hội mất 1 đô la. lOMoAR cPSD| 47206071
D. Một trò chơi mà cô ấy có 60% cơ hội giành được 1 đô la và 40% cơ hội không nhận được gì.
6. Nếu giá cổ phiếu đi theo ngẫu nhiên, điều đó có nghĩa là, dựa trên thông tin có
sẵn công khai, sự thay đổi giá cổ phiếu A. Là không thể dự đoán nhất quán.
B. Là ngẫu nhiên và không bao giờ phản ánh các nguyên tắc cơ bản như thanh
toán cổ tức, nhu cầu đối với sản phẩm của công ty, và tương tự. C. Là phi lý.
D. Có thể được dự đoán nhất quán bằng phân tích cơ bản.
7. Phân tích cơ bản xác định giá trị của một cổ phiếu dựa trên
A. tất cả những điều trên
B. khả năng kiếm tiền của tập đoàn. C. Cổ tức
D. giá bản dự kiến cuối cùng.
8. Phân tích cơ bản cho thấy rằng cổ phiếu trong Tập đoàn Nội thất Cedar
Valley có giá vượt quá giá trị hiện tại của nó. A.
Cổ phiếu này được định giá quá cao; bạn nên xem xét thêm nó vào danh mục đầu tư của ban. B.
Cổ phiếu này bị định giá thấp; bạn nên xem xét thêm nó vào danh mục đầu tư của bạn. C.
Cổ phiếu này bị định giá thấp; bạn không nên xem xét thêm nó vào danh mục đầu tư của ban. D.
Cổ phiếu này được định giá quá cao; bạn không nên xem xét thêm nó vào
danh mục đầu tư của bạn. 9. Câu nào sau đây là đúng?
A. Giá cổ phiếu được xác định bằng phân tích cơ bản chứ không phải cung và cầu..
B. Tỷ lệ phần trăm cổ phiếu trong một danh mục đầu tư càng lớn, rủi ro càng
lớn, nhưng lợi nhuận trung bình càng lớn.
C. Những người không thích rủi ro sẽ không nằm giữ cổ phiếu.
D. Đa dạng hóa có thể làm giảm rủi ro lOMoAR cPSD| 47206071
10. Phân tích cơ bản cho thấy cổ phiếu trong BN Corporation có giá trị hiện tại cao hơn giá của nó. A.
Cổ phiếu này được định giá quá cao; bạn nên xem xét thêm nó vào danh mục đầu tư của bạn. B.
Cổ phiếu này bị định giá thấp; bạn không nên xem xét thêm nó vào danh mục đầu tư của ban. C.
Cổ phiếu này được định giá quá cao; bạn không nên xem xét thêm nó vào
danh mục đầu tư của bạn. D.
Cổ phiếu này bị định giá thấp; bạn nên xem xét thêm nó vào danh mục đầu tư của bạn. Chương 6: THẤT NGHIỆP
1.Trong tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên không bao gồm A. Thất nghiệp chu kỳ
B. Thất nghiệp tạm thời
C. Thất nghiệp tự nguyện D. Thất nghiệp cơ cấu
2. Thất nghiệp chu kỳ xảy ra khi:
A. Có sự can thiệp của công đoàn
B. Chính phủ quy định mức lương tối thiểu.
C. Thông tin bất cân xứng trên thị trường lao động.
D. Nền kinh tế suy thoái.
3. Thành phần nào sau đây được xếp vào thất nghiệp
A. Sinh viên đang học tập trung tại các trường đại học
B. Các câu trên đều sai.
C. Bộ đội xuất ngủ có khả năng lao động đang tìm việc làm D. Người nội trợ