Trắc nghiệm chương 3 : Vi phạm pháp luật – Trách nhiệm pháp lý - Pháp luật đại cương | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Vi phạm pháp luật hành chính khác với vi phạm pháp luật hình sự ở điểm nào? Trách nhiệm pháp lý không bao gồm loại nào sau đây? Người chưa thành niên có thể chịu trách nhiệm pháp lý trong trường hợp nào? Tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật nào sau đây? Nguyên tắc xử lý vi phạm pháp luật là gì? Hình thức xử lý vi phạm hành chính bao gồm:
Môn: Pháp luật đại cương (KTKTCN)
Trường: Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CHƯƠNG 3 MỚI 40 CÂU - pháp luật đại cương Chương : V 3
i phạm pháp luật – Trách nhiệm pháp lý
1. Trong vi phạm pháp luật, hành vi do chủ thể thực hiện phải có tính chất như thế nào? a. Trái pháp luật
b. Bằng hành động hoặc không hành động c. Mang tính xác định
d. Gây ra thiệt hại cho xã hội
2. A đua xe trái phép? Hành vi vi phạm pháp luật của A biểu hiện dưới dạng a. Dạng hành động b. Dạng không hành động c. Suy nghĩ, tình cảm d. A chưa có hành vi
3. Trong khi kê khai báo cáo thuế, Công ty B đã cố tình báo cáo sai các số liệu để không phải
nộp thuế cho nhà nước. Về mặt hình thức, hành vi vi phạm pháp luật của công ty B biểu hiện dưới dạng? a. Dạng hành động b. Dạng không hành động
c. Dạng thực hiện không đúng quy định của pháp luật
d. Dạng vượt quá giới hạn pháp luật cho phép
4. A đánh B gây thương tích 10%. Hành vi đánh người của A về mặt hình thức hành vi đó biểu hiện dưới dạng? a. Dạng hành động b. Dạng không hành động
c. Dạng thực hiện không đúng quy định của pháp luật
d. Dạng vượt quá giới hạn pháp luật cho phép
5. Căn cứ vào đâu để biết một hành vi là trái pháp luật?
a. Căn cứ vào động cơ và mục đích của chủ thể thực hiện hành vi
b. Căn cứ vào sự thiệt haị cho xã hội do hành vi đó gây ra
c. Căn cứ vào các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành
d. Căn cứ vào yếu tố lỗi do chủ thể thực hiện
6. Trường hợp nào dưới đây, chủ thể được coi là đã có hành vi xác định?
a. Chủ thể có suy nghĩ tiêu cực
b. Chủ thể trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện hành vi trên thực tế
c. Chủ thể có động cơ và mục đích
d. Chủ thể có suy nghĩ tiêu cực và có động, mục đích
7. Cảnh sát cơ động không có thẩm quyền ra quyết định xử phạt đối với người và phương tiện
vi phạm pháp luật khi tham gia giao thông. Vậy nếu cảnh sát cơ động ra quyết định xử phạt
thì hành vi đó là hành vi trái pháp luật dưới dạng?
a. Thực hiện không đúng quy định của pháp luật
b. Thực hiện hành vi vượt quá giới hạn pháp luật cho phép
c. Vừa là không thực hiện đúng quy định của pháp luật, vừa là vượt quá giới hạn pháp luật cho phép
d. Hành vi trên không trái pháp luật
8. A đánh B gây thương tích 10%. Hành vi của A biểu hiện dưới dạng trái pháp luật nào?
a. Thực hiện hành vi mà pháp luật cấm
b. Thực hiện vượt quá giới hạn pháp luật cho phép c. Lỗi cố ý trực tiếp d. Lỗi cố ý gián tiếp
9. Yếu tố lỗi chỉ tồn tại khi có dấu hiệu nào? a. Động cơ b. Mục đích c. Hành vi d. Hành vi trái pháp luật
10. A đang chở hàng đi trên đường, do buộc không cẩn thận, dây buộc hàng bị đứt dẫn tới
việc hàng hóa A vận chuyển bị đổ ra đường gây tai nạn giao thông. Trong trường hợp trên,
hành vi của A có lỗi hay không?
a. A không có lỗi, đây là sự kiện bất ngờ
b. A không có lỗi, đây là tình huống bất khả kháng c. A có lỗi
d. Không có lỗi, do chưa xác định được năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể
11. Trong lúc bị truy đuổi, tên cướp rút súng bắn chiến sỹ công an. Trong trường hợp này,
chiến sỹ công an đã rút súng trước bắn vào tay tên cướp làm tên cướp không thể bắn được.
Trong trường hợp trên chiến sỹ công an có lỗi hay không?
a. Không có lỗi, đây là sự kiện bất ngờ
b. Không có lỗi, đây là tình huống bất khả kháng c. Có lỗi
d. Không có lỗi, do chưa xác định được năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể
12. Công ty A vận chuyển hàng từ Sài gòn ra Hà Nội cho công ty B theo hợp đồng vận
chuyện, tuy nhiên đến địa phận tỉnh Quảng Bình đã gặp lũ bất ngờ, cho nên đã giao hàng
muộn cho công ty B 1 ngày. Trong trường hợp trên, công ty A có lỗi hay không?
a. Không có lỗi, đây là sự kiện bất ngờ
b. Không có lỗi, đây là tình huống bất khả kháng c. Có lỗi
d. Không có lỗi, do chưa xác định được năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể
13. Chủ thể nào dưới đây được coi là có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý khi có hành vi trái luật, có lỗi? a. Người tâm thần b. Người say rượu c. 13 tuổi
d. Người thực hiện hành vi trong trạng thái vô thức
14. Do có mâu thuẫn với C, A (đủ năng lực trách nhiệm pháp lý) đã nhờ B là bạn mình đến
đánh C gây thương tích. Trong trường hợp trên A có vi phạm pháp luật không?
a. A không vi phạm pháp luật vì không có hành vi
b. A không vi phạm pháp luật vì A có hành vi nhưng không có lỗi
c. A không vi phạm pháp luật vì hành vi của A không trực tiếp gây ra thiệt hại cho C d. A vi phạm pháp luật
15. Năng lực trách nhiệm pháp lý và năng lực chủ thể có mối quan hệ với nhau như thế nào?
a. Năng lực trách nhiệm pháp lý là một dạng năng lực chủ thể
b. Năng lực chủ thể là một dạng năng lực trách nhiệm pháp lý
c. Năng lực trách nhiệm pháp lý và năng lực chủ thể là một khái niệm
d. Năng lực trách nhiệm pháp lý và năng lực chủ thể là hai khái niệm riêng biệt không có mối liên quan
16. Dấu hiệu đầu tiên làm cơ sở để xác định một hành vi vi phạm pháp luật là?
a. Hành vi xác định của con người b. Hành vi trái pháp luật
c. Hành vi chứa đựng lỗi của chủ thể vi phạm pháp luật
d. Hành vi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện
17. A đưa ra quan điểm: “Mọi hành vi trái pháp luật đều là vi phạm pháp luật”; B đưa ra quan
điểm: “Mọi hành vi vi phạm pháp luật thì đều trái pháp luật”. Nhận xét vể các quan điểm nói trên?
a. Quan điểm của A đúng, Quan điểm của B sai
b. Quan điểm của B đúng. Quan điểm của A sai
c. Cả hai quan điểm của A và B đều đúng
d. Cả hai quan điểm của A và B đều sai
18. A (17 tuổi), B (13 tuổi) và C (16 tuổi) rủ nhau lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong quá trình
thực hiện A và B đã trực tiếp thực hiện hành vi lừa đảo, còn C đứng bên ngoài (theo kế
hoạch) chờ để chở A và B tẩu thoát? Vậy trong trường hợp trên ai vi phạm pháp luật? a. A b. A và C c. A và B d. A; B và C
19. A sinh năm 1992, phát triển bình thường về mặt thể chất. Năm 2005, A trộm cắp tài sản
của nhà hàng xóm trị giá 2,4 triệu đồng, hành vi của A không bị phát hiện tại thời điểm đó.
Năm 2009, A tiếp tục trộm cắp tài sản trị giá 3,5 triệu và bị bắt. A có vi phạm pháp luật hay không?
a. A chỉ bị coi là vi phạm pháp luật với lần 2, không bị coi là vi phạm pháp luật ở lần 1
b. A bị coi là vi phạm pháp luật với cả 2 lần
c. A không bị coi là vi phạm pháp luật với cả 2 lần
d. A chỉ bị coi là vi pháp luật với lần 1, không bị coi là vi phạm pháp luật với lần 2
20. A (17 tuổi) và B (15 tuổi) trong lúc đá bóng đã vô ý làm vỡ chậu hoa nhà ông T? Cho biết
ai là người vi phạm pháp luật?
a. A vi phạm pháp luật, B không vi phạm pháp luật
b. A không vi phạm pháp luật, B vi phạm pháp luật
c. A và B đều vi phạm pháp luật
d. A và B đều không vi phạm pháp luật
21. Yếu tố nào không thể thiếu trong mặt khách quan? a. Hành vi b. Hậu quả c. Không gian, thời gian d. Lỗi
22. Yếu tố nào thuộc mặt khách quan không cần thiết phải biểu hiện trên thực tế?
a. Động cơ và mục đích b. Hành vi c. Hậu quả d. Lỗi
23. Do thiếu tiền tiêu, A đã trộm cắp của B số tiền 5 triệu đồng. Trong tình huống trên, hậu quả là?
a. Hành vi trộm cắp tài sản
b. B bị trộm cắp 5 triệu đồng c. Do thiếu tiền tiêu
d. Hành vi trộm cắp tài sản và 5 triệu đồng trộm cắp được
24. A (20 tuổi) và B (23 tuổi) rủ nhau cắt đường dây điện thoại của nhà nước để lấy lõi đồng
đem đi bán. A và B đã cắt được 140m dây trị giá khoảng 1,850,000 đồng. Cho biết thiệt hại
trên thuộc về bộ phận cấu thành nào? a. Mặt khách quan b. Mặt chủ quan c. Khách thể d. Chủ thể
25. A đưa ra quan điểm: “Có hành vi thì tất yếu phải có hậu quả”; B đưa ra quan điểm: “Có
hậu quả thì tất yếu phải có hành vi”. Nhận xét vể các quan điểm nói trên?
a. Quan điểm của A đúng, Quan điểm của B sai
b. Quan điểm của B đúng. Quan điểm của A sai
c. Cả hai quan điểm của A và B đều đúng
d. Cả hai quan điểm của A và B đều sai
26. A đưa ra quan điểm: “Trong vi phạm pháp luật, hậu quả không phải lúc nào cũng cần thiết
phải biểu hiện trên thực tế”; B đưa ra quan điểm: “Trong vi phạm pháp luật, hành vi không
phải lúc nào cũng cần thiết phải biểu hiện trên thực tế”. Nhận xét vể các quan điểm nói trên?
a. Quan điểm của A đúng, Quan điểm của B sai
b. Quan điểm của B đúng. Quan điểm của A sai
c. Cả hai quan điểm của A và B đều đúng
d. Cả hai quan điểm của A và B đều sai
27. Trong các yếu tố thuộc mặt chủ quan của vi phạm pháp luật, yếu tố nào không nhất thiết luôn luôn phải có? a. Lỗi
b. Động cơ và mục đích
c. Lỗi, động cơ và mục đích
d. Mục đích và hậu quả
28. Do thiếu tiền tiêu, A đã trộm cắp của B số tiền 5 triệu đồng. Trong tình huống trên, các
yếu tố thuộc mặt chủ quan của vi phạm pháp luật bao gồm?
a. Động cơ do thiếu tiền, lỗi cố ý trực tiếp
b. Hành vi trộm cắp, số tiền trộm cắp 5 triệu đồng
c. Hành vi trộm cắp, số tiền trộm cắp 5 triệu đồng và mối quan hệ giữa hành vi và kết quả nói trên
d. Hành vi trộm cắp, số tiền trộm cắp 5 triệu đồng, mối quan hệ giữa hành vi và kết quả nói
trên và động cơ do thiếu tiền
29. Do thiếu tiền tiêu, A đã trộm cắp của B số tiền 5 triệu đồng. Trong tình huống trên, yếu tố mục đích là?
a. Hành vi trộm cắp tài sản
b. 5 triệu đồng trộm cắp được c. Do thiếu tiền tiêu d. Chiếm đoạt tài sản
30. Do thiếu tiền để ăn chơi, A và B rủ nhau cắt đường dây điện thoại để lấy lõi đồng đem đi
bán. Nguyên nhân do thiếu tiền để ăn chơi thuộc bộ phận cấu thành nào của vi phạm pháp luật? a. Mặt khách quan b. Mặt chủ quan c. Khách thể d. Chủ thể
31. Do mâu thuẫn với B, A cầm gậy đến nhà B dự định đánh B gây thương tích nặng để trả
thù, tuy nhiên hành vi của A đã bị ngăn chặn. Cho biết mong muốn đánh B thương tích nặng
của A thuộc bộ phận cấu thành nào của vi phạm pháp luật? a. Mặt khách quan b. Mặt chủ quan c. Khách thể d. Chủ thể
32. Loại lỗi nào chủ thể nhận thấy được chắc chắn hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gây ra? a. Lỗi cố ý trực tiếp b. Lỗi cố ý gián tiếp c. Lỗi vô ý do cẩu thả
d. Lỗi vô ý do quá tự tin
33. A thấy B chết đuối, mặc dù có đủ khả năng để cứu B nhưng A không cứu. Cho biết lỗi của A? a. Không có lỗi b. Lỗi cố ý trực tiếp c. Lỗi cố ý gián tiếp
d. Lỗi vô ý do quá tự tin
34. Sự khác nhau cơ bản giữa lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp
a. Trong lỗi cố ý trực tiếp chủ thể biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội; còn trong
lỗi cố ý gián tiếp chủ thể không biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội.
b. Trong lỗi cố ý trực tiếp chủ thể có động cơ, mục đích; còn trong lỗi cố ý gián tiếp chủ thể
không có động cơ, mục đích
c. Trong lỗi cố ý trực tiếp chủ thể mong muốn hậu quả xảy ra; còn trong lỗi cố ý gián tiếp chủ
thể không mong muốn hậu quả xảy ra
d. Trong lỗi cố ý trực tiếp chủ thể chỉ là cá nhân; còn trong lỗi cố ý gián tiếp chủ thể là cá nhân hoặc tổ chức
35. Sự khác nhau cơ bản giữa lỗi vô ý do cẩu thả và lỗi vô ý do quá tự tin?
a. Trong lỗi vô ý do cẩu thả chủ thể biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội; còn trong
lỗi vô ý do quá tự tin chủ thể không biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội
b. Trong lỗi vô ý do cẩu thả chủ thể có động cơ, mục đích; còn trong lỗi vô ý do quá tự tin
chủ thể không có động cơ, mục đích
c. Trong lỗi vô ý do cẩu thả chủ thể không mong muốn hậu quả xảy ra; còn trong lỗi vô ý do
quá tự tin chủ thể mong muốn hậu quả xảy ra
d. Trong lỗi vô ý do cẩu thả chủ thể không nhận thấy trước hậu quả do hành vi của mình gây
ra; còn trong lỗi vô ý do quá tự tin chủ thể thấy trước hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gây ra
36. Công ty A cố tình kê khai sai doanh thu để không phải nộp thuế cho Nhà nước. Hành vi
của công ty A có lỗi gì? a. Lỗi cố ý trực tiếp b. Lỗi cố ý gián tiếp
c. Lỗi vô ý do quá tự tin d. Không có lỗi
37. Nhà A có một chậu cây cảnh để trên ban công. Sợ chậu cây cảnh rơi xuống gây thiệt hại,
hàng xóm đã nhắc nhở A, tuy nhiên A trả lời cây của nhà A, A có quyền để đâu cũng được.
Sau đó một trận mưa lớn đã làm chậu cây cảnh rơi xuống đường gây thương tích cho người đi
đường. Cho biết lỗi của A? a. Cố ý trực tiếp b. Cố ý gián tiếp c. Vô ý do cẩu thả d. Vô ý do quá tự tin
38. A vượt đèn đỏ? Khách thể bị xâm hại là? a. Đèn đỏ
b. Luật giao thông đường bộ
c. Trật tự an toàn giao thông đường bộ
d. Luật giao thông đường bộ và trật tự công cộng
39. Có 2 quan điểm như sau:
Quan điểm thứ nhất: A đánh B gây thương tích, vậy B là khách thể bị xâm hại
Quan điểm thứ hai: A đánh B gây thương tích, tuy nhiên B không phải là khách thể mà sức
khỏe của B mới là khách thể. Cho biết quan điểm nào là đúng?
a. Cả hai quan điểm đều đúng
b. Cả hai quan điểm đều sai
c. Quan điểm thứ nhất đúng, quan điểm thứ hai sai
d. Quan điểm thứ nhất sai, quan điểm thứ hai đúng
40. Chủ thể nào không phải là chủ thể của vi phạm pháp luật? a. Công dân b. Tổ chức c. Nhà nước d. Người nước ngoài