-
Thông tin
-
Quiz
Trắc nghiệm chương 8 vĩ mô - Căn bản kinh tế vi mô | Trường Đại Học Duy Tân
Câu 1. Đường IS phản ánh sự tác động của: a) Lãi suất lên mức sản lượng cân bằng trên thị trường tiền tệ. b) Lãi suất lên mức sản lượng cân bằng trên thị trường hàng hóa. c) Sản lượng lên mức lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ. d) Sản lượng lên mức lãi suất cân bằng trên thị trường hàng hóa. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Căn bản kinh tế vĩ mô 82 tài liệu
Đại học Duy Tân 1.8 K tài liệu
Trắc nghiệm chương 8 vĩ mô - Căn bản kinh tế vi mô | Trường Đại Học Duy Tân
Câu 1. Đường IS phản ánh sự tác động của: a) Lãi suất lên mức sản lượng cân bằng trên thị trường tiền tệ. b) Lãi suất lên mức sản lượng cân bằng trên thị trường hàng hóa. c) Sản lượng lên mức lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ. d) Sản lượng lên mức lãi suất cân bằng trên thị trường hàng hóa. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Căn bản kinh tế vĩ mô 82 tài liệu
Trường: Đại học Duy Tân 1.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Duy Tân
Preview text:
IS-LM
ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 4 – MÔ HÌNH IS-LM KINH TẾ VĨ MÔ
Câu 1. Đường IS phản ánh sự tác động của: a)
Lãi suất lên mức sản lượng cân bằng trên thị trường tiền tệ. b)
Lãi suất lên mức sản lượng cân bằng trên thị trường hàng hóa. c)
Sản lượng lên mức lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ. d)
Sản lượng lên mức lãi suất cân bằng trên thị trường hàng hóa.
Câu 2. Đường IS thẳng đứng cho thấy:
a) Đầu tư nhạy cảm nhiều so với lãi suất.
b) Đầu tư ít nhạy cảm so với lãi suất.
c) Đầu tư không thay đổi theo lãi suất.
d) Cả a và b đều đúng.
Câu 3. Nhân tố nào sau đây làm cho đường IS dịch chuyển sang trái?
a) Chi tiêu tự định tăng lên. b) Thuế tăng.
c) Lượng cung ứng tiền tăng.
d) Tiền lương danh nghĩa tăng.
Câu 4. Mức độ dịch chuyển của đường IS:
a) Bằng mức thay đổi của C+I+G+X-Z.
b) Nhiều gấp k lần mức thay đổi của C+I+G+X-Z.
c) Bằng mức thay đổi của C+I+G+X-Z chia cho k.
d) Tùy thuộc vào độ dốc của đường LM.
Câu 5. Biết phương trình đường IS là Y = 500 – 20r với Y là thu nhập thực và r là lãi suất. Thị trường sẽ thiếu hụt hàng hóa khi: a) r = 10% và Y = 300 b) r = 5% và Y = 400 c) r = 10% và Y = 400 d) r = 10% và Y = 200
Câu 6. Đường LM là đường:
a) Biểu thị những tổ hợp khác nhau giữa lãi suất và đầu tư phù hợp với sự cân bằng trên thị trường hàng hóa.
b) Biểu thị những tổ hợp khác nhau giữa lãi suất và đầu tư phù hợp với sự cân bằng trên thị trường tiền tệ.
c) Biểu thị những tổ hợp khác nhau giữa lãi suất và thu nhập phù hợp với sự cân bằng trên thị trường hàng hóa.
d) Biểu thị những tổ hợp khác nhau giữa lãi suất và thu nhập phù hợp với sự cân bằng trên thị trường tiền tệ.
Câu 7. Sự thay đổi nào sau đây có thể làm cho đường LM dịch chuyển? a) Thuế.
b) Cầu tiêu dùng của chính phủ. c) Mức giá tổng quát. d) Chi tiêu đầu tư.
Câu 8. Nếu đầu tư không phụ thuộc vào lãi suất, cầu tiền hoàn toàn nhạy cảm với lãi suất thì:
a) IS thẳng đứng, LM nằm ngang.
b) IS nằm ngang, LM thẳng đứng. c) IS dốc, LM lài. d) IS lài, LM dốc.
Câu 9. Điểm cân bằng trong mô hình IS-LM thể hiện:
a) Sự cân bằng đồng thời trên cả 2 thị trường hàng hóa và tiền tệ.
b) Dân chúng phân bổ tối ưu của cải của mình giữa các loại tài sản (tiền và các loại trái phiếu) c) a và b đều đúng. 1/7 IS-LM d) a và b đều sai.
Câu 10. Nhược điểm chính trong mô hình IS-LM là:
a) Không quan tâm đến thị trường tiền tệ.
b) Không quan tâm đến thất nghiệp.
c) Không phân tích được lạm phát.
d) Tất cả các vấn đề trên.
Câu 11. Khi nền kinh tế nằm về phía bên phải của đường IS và LM:
a) Thị trường hàng hóa có cầu vượt quá, thị trường tiền tệ có cung vượt quá.
b) Thị trường tiền tệ và thị trường hàng hóa đều có cầu vượt quá.
c) Thị trường hàng hóa có cung vượt quá, thị trường tiền tệ có cầu vượt quá.
d) Thị trường tiền tệ và thị trường hàng hóa đều có cung vượt quá.
Câu 12. Trong điều kiện giả định các yếu tố khác không đổi, một sự cắt giảm chi tiêu hh-dv của chính phủ sẽ:
a) Dịch chuyển đường IS sang phải.
b) Dịch chuyển đường IS sang trái.
c) Dịch chuyển đường IS sang trái và đường LM sang phải.
d) Dịch chuyển đường LM sang trái và đường IS sang phải.
Câu 13. Trình tự tác động nào bên dưới là đúng trong phân tích IS-LM khi chính phủ tăng chi tiêu?
a) Giảm lãi suất, tăng đầu tư, tăng thu nhập và tăng cầu tiền.
b) Tăng thu nhập, tăng cầu tiền, tăng lãi suất, giảm đầu tư và giảm thu nhập.
c) Giảm cầu tiền, giảm lãi suất, tăng đầu tư và tăng thu nhập.
d) Tăng thu nhập, tăng đầu tư, giảm lãi suất và tăng cầu tiền.
Câu 14. Nếu chính phủ tăng chi tiêu đầu tư vào các công trình công cộng bằng toàn bộ nguồn tiền bán trái
phiếu của chính phủ trên thị trường thì kết quả là:
a) Sản lượng và lãi suất đều tăng.
b) Sản lượng tăng, lãi suất không đổi.
c) Sản lượng và lãi suất đều giảm.
d) Sản lượng giảm, lãi suất tăng.
Câu 15. “Tác động lấn át” (crowding out effect) của chính sách tài khóa là do chi tiêu của chính phủ:
a) Tăng, làm tăng lãi suất dẫn tới giảm đầu tư, làm giảm hiệu lực kích cầu.
b) Tăng, làm giảm lãi suất dẫn tới tăng đầu tư, làm tăng hiệu lực kích cầu.
c) Giảm, làm tăng lãi suất dẫn tới giảm đầu tư, làm giảm hiệu lực kích cầu.
d) Các lựa chọn trên đều sai.
Câu 16. Giả sử do dự kiến về tương lai tốt đẹp nên tiêu dùng của dân chúng gia tăng, khi đó:
a) IS dịch sang phải, sản lượng tăng, lãi suất tăng.
b) LM dịch sang trái, sản lượng giảm, lãi suất giảm.
c) LM dịch sang phải, sản lượng tăng, lãi suất giảm.
d) IS dịch sang trái, sản lượng giảm, lãi suất tăng.
Câu 17. Theo quan điểm của phái trọng tiền cực đoan, khi áp dụng chính sách tài khóa mở rộng sẽ: a) Làm
tăng lãi suất và tăng sản lượng.
b) Làm tăng lãi suất, sản lượng không thay đổi.
c) Làm tăng lãi suất và giảm sản lượng.
d) Làm giảm tổng thu nhập và giảm lãi suất.
Câu 18. Các nhà kinh tế học trọng tiền cực đoan cho rằng chính sách tài khóa mở rộng không có vai trò
trong việc ổn định nền kinh tế. Lập luận này dựa vào:
a) Tác động hất ra hay lấn át hoàn toàn (fully crowding-out effect).
b) Bẫy thanh khoản (liquidity trap).
c) Cầu tiền co giãn hoàn toàn so với lãi suất.
d) Đầu tư không co giãn so với lãi suất. 2/7 IS-LM
Câu 19. Theo quan điểm của phái Keynes cực đoan, khi áp dụng chính sách tiền tệ mở rộng sẽ: a) Làm
giảm lãi suất và tăng sản lượng.
b) Làm giảm lãi suất, sản lượng không thay đổi.
c) Làm tăng lãi suất và giảm sản lượng.
d) Làm giảm tổng thu nhập và giảm lãi suất.
Câu 20. Trong mô hình IS-LM, khi NHTW mua vào trái phiếu trên thị trường mở thì: a) Lãi
suất tăng, sản lượng giảm.
b) Lãi suất giảm, sản lượng tăng.
c) Lãi suất tăng, sản lượng tăng.
d) Lãi suất giảm, sản lượng giảm.
Câu 21. Chính sách tiền tệ càng có tác động mạnh đối với sản lượng khi: a) Đường IS nằm ngang.
b) Đường IS thẳng đứng. c) Đường LM nằm ngang.
d) Các lựa chọn trên đều sai.
Câu 22. Trên đồ thị IS-LM, nếu thu hẹp tài khóa và tiền tệ thì:
a) Sản lượng và lãi suất cùng giảm.
b) Sản lượng giảm, lãi suất tăng.
c) Sản lượng giảm lãi suất không đổi. d) Sản lượng giảm.
Câu 23. Khi NHTW tăng lượng cung tiền và chính phủ tăng chi tiêu:
a) Sản lượng tăng, lãi suất có thể giảm, hoặc tăng, hoặc không đổi.
b) Sản lượng có thể giảm, hoặc tăng, hoặc không đổi; lãi suất tăng; đầu tư tư nhân giảm.
c) Sản lượng tăng, lãi suất tăng, đầu tư tư nhân giảm vì chính sách tài khóa luôn tác động mạnh hơn chính sách tiền tệ. d) Không thể kết luận.
Câu 24. Chính phủ đồng thời sử dụng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa mở rộng, những tác động nào
sau đây lần lượt xảy ra đối với lãi suất và thất nghiệp? a) Giảm/không xác định b) Tăng/ không xác định c) Không xác định/tăng d) Không xác định/giảm
Câu 25. Trong mô hình IS-LM, nếu chính phủ tăng thuế và NHTW bán ra chứng khoán trên thị trường mở thì:
a) Có thể chống lạm phát cao.
b) Làm tăng sản lượng thực. c) Làm giãm lãi suất. d) a và b đúng.
Câu 26. Trong mô hình IS-LM, một sự gia tăng chi tiêu của chính phủ đúng bằng sự giảm sút đầu tư của tư
nhân (hiện tượng lần át hoàn toàn) thì khi đo lường, đường LM có dạng: a) Dốc lài (thoải). b) Rất dốc. c) Nằm ngang. d) Thẳng đứng.
Câu 27. Phát biểu nào sau đây không đúng:
a) Trên thị trường tài chính, giá chứng khoán và lãi suất tiền tệ có mối quan hệ nghịch biến.
b) Chính sách tài khóa mở rộng có thể gây ra hiện tượng lấn át đầu tư.
c) Chính sách tài khóa không có tác dụng khi đầu tư không phụ thuộc lãi suất.
d) Lãi suất và đầu tư có mối quan hệ nghịch biến.
Câu 28. Khi nền kinh tế nằm về phía bên trái của đường IS và phía bên phải của đường LM, để đạt được sự cân bằng chung thì: 3/7 IS-LM
a) Sản lượng sẽ tăng và lãi suất sẽ giảm. b) Lãi suất sẽ tăng.
c) Sản lượng sẽ giảm và lãi suất sẽ giảm.
d) Sản lượng sẽ giảm và lãi suất sẽ tăng.
Câu 29. Dựa vào mô hình IS-LM, để giảm thâm hụt ngân sách mà không làm giảm sản lượng, nên áp dụng:
a) Chính sách tài khóa thu hẹp và chính sách tiền tệ thu hẹp.
b) Chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ mở rộng.
c) Chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ thu hẹp.
d) Chính sách tài khóa thu hẹp và chính sách tiền tệ mở rộng.
Câu 30. Để thực hiện kích cầu, chính sách nào sau đây hiệu quả nhất? a)
Chính phủ tăng chi tiêu, giảm thu; NHTW tăng dự trữ bắt buộc đối với NHTM. b)
Chính phủ tăng chi tiêu, giảm thuế; NHTW mua chứng khoán chính phủ trên thị trường mở. c)
Chính phủ tăng chi tiêu, tăng thuế; NHTW giảm lãi suất chiết khấu đối với NHTM. d)
Chính phủ tăng chi tiêu, tăng thuế; NHTW bán chứng khoán chính phủ trên thị trường mở. Câu 31.
Đường LM nằm ngang và đường IS thẳng đứng thì:
a) Chính sách tài khóa mở rộng rất hữu hiệu trong việc chống suy thoái kinh tế.
b) Chính sách tiền tệ mở rộng chỉ có tác dụng làm thay đổi lãi suất, không thể chống suy thoái kinh tế.
c) Nếu mở rộng tiền tệ và thu hẹp tài khóa thì lãi suất và sản lượng cùng giảm.
d) Các lựa chọn trên đều đúng. \
Tác động lấn át đầu tư của chính sách tài khóa là:
A. Tăng chi tiêu chính phủ làm tăng lãi suất dẫn tới tăng đầu tư.
B. Giảm chi tiêu chính phủ làm tăng lãi suất dẫn tới giảm đầu tư.
C. Tăng chi tiêu chính phủ làm tăng lãi suất, do đó giảm đầu tư.
D. Giảm chi tiêu chính phủ làm giảm lãi suất, do đó tăng đầu tư
Câu 14: Trên đồ thị, đường IS cắt đường LM sẽ cho thấy điểm cân bằng chung, biết rằng đầu tư hoàn
toàn không co giãn theo lãi suất, chính sách tài khóa:
A. Có tác dụng mạnh nếu áp dụng riêng lẻ.
B. Sẽ không có tác dụng.
C. Sẽ tác động mạnh hơn nếu được kết hợp với chính sách mở rộng tiền tệ,
D. Có tác dụng mạnh bất chấp chính sách tiền tệ.
1. Việc chính phủ cắt giảm thuế sẽ làm
A. AD tăng do đó sản lượng tăng và có sự di chuyển dọc IS.
B. Dịch chuyển đường IS sang trái.
C. Dịch chuyển đường LM sang phải.
D. Dịch chuyển đường IS sang phải.
Câu 12: Một sự gia tăng trong nhập khẩu tự định sẽ:
A. Dịch chuyển đường LM sang phải.
B. Dịch chuyển đường IS sang phải.
C. Dịch chuyển đường IS sang trái.
D. Không ảnh hưởng đến đường IS.
âu 4: Giả sử đầu tư hoàn toàn không co giãn theo lãi suất. Sự dịch chuyển của đường LM
do một sự gia tăng lượng tiền cung ứng:
A. Sẽ không làm gia tăng sản lượng nhưng sẽ ảnh hưởng đến lãi suất.
B. Sẽ gia tăng sản lượng và lãi suất.
C. Sẽ làm giảm sản lượng và lãi suất.
D. Sẽ làm gia tăng đầu tư và vì vậy gia tăng sản lượng.
Câu 5: Trong mô hình cân bằng của Hicksian, lãi suất được quyết định bởi: 4/7 IS-LM
A. Tiết kiệm và đầu tư.
B. Mức cầu và lượng cung ứng tiền.
C. Mối quan hệ giữa thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ.
D. Mối quan hệ giữa tiết kiệm đầu tư và lượng cung ứng tiền.
Câu 6: Từ điểm cân bằng ban đầu, một sự dịch chuyển đường IS sang phải sẽ dẫn đến:
A. Sản lượng gia tăng và lãi suất gia tăng.
B. Sản lượng và lãi suất giảm xuốn g.
C. Sản lượng gia tăng và lãi suất giảm xuống.
D. Sản lượng giảm và lãi suất gia tăng
Câu 11; Khoảng cách dịch chuyển của đường IS bằng:
A. Mức thay đổi của I, G hoặc X chia cho số nhân.
B. Mức thay đổi của I, G, X.
C. Một nửa mức biến đổi của I, G hoặc X.
D. Mức biến đổi của I, G hoặc X nhân với số nhân
Câu 24: Trong mô hình IS – LM, chính phủ áp dụng chính sách tài khóa mở rộng và chính
sách tiền tệ thu hẹp. Lúc này:
A. Sản lượng chắc chắn sẽ tăng.
B. Lãi suất chắc chắn sẽ tăng. C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai. Đường IS cho biết:
A. Mọi điểm thuộc đường IS được xác định trong điều kiện thị trường sản phẩm cân bằng.
B. Lãi suất được xác định trong điều kiện thị trường tiền tệ cân bằng.
C. Sản lượng càng tăng lãi suất vàng giảm. D. Cả A B C đều đúng.
Câu 23: Đường LM mô tả tình trạng:
A. Lãi suất và sản lượng phụ thuộc lẫn nhau.
B. Thị trường tiền tệ luôn cân bằng. C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai.
Trong mô hình IS – LM, nếu sản lượng thấp hơn sản lượng tiềm năng thì chính phủ nên áp dụng:
A. Chính sách tài khóa mở rộng.
B. Chính sách tiền tệ mở rộng.
C. Chính sách tài khóa mở rộng và tiền tệ mở rộng.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Nếu đầu tư ít nhạy cảm với lãi suất, cầu tiền nhạy cảm với lãi suất thì: A. IS lài, LM lài. B. IS dốc, LM dốc. C. IS dốc, LM lài D. IS lài, LM dốc
Khi cầu tiền hoàn toàn không co giãn theo lãi suất thì tăng chi đầu tư sẽ làm:
A. Sản lượng không đổi, lãi suất tăng. 5/7 IS-LM
B. Sản lượng không đổi, lãi suất giảm.
C. Sản lượng giảm, lãi suất giảm.
D. Sản lượng tăng, lãi suất tăng.
: Khi nền kinh tế nằm bên trái của đường IS và LM:
A. Thị trường hàng hóa có cầu vượt quá, thị trường tiền tệ có cung vượt quá.
B. Thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ đều có cầu vượt quá.
C. Thị trường hàng hóa có cung vượt quá, thị trường tiền tệ có cầu vượt quá.
Câu 40: Khi nền kinh tế nằm phía bên trái của đường LM và phía bên phải của đường IS để đạt sự cân bằng chung:
A. Sản lượng sẽ tăng và lãi suất sẽ giảm. B. Lãi suất sẽ giảm.
C. Sản lượng sẽ giảm và lãi suất sẽ giảm.
D. Sản lượng sẽ giảm và lãi suất sẽ tăng.
Câu 43: Trong mô hình IS – LM, khi chính phủ tăng chi tiêu và ngân hàng trung ương tăng lượng cung tiền thì:
A. Sản lượng tăng, lãi suất có thể tăng, giảm hoặc không đổi.
B. Lãi suất giảm, sản lượng có thể tăng, giảm hoặc không đổi.
C. Sản lượng giảm, lãi suất tăng.
D. Sản lượng tăng, lãi suất giảm.
Dùng dữ liệu sau trả lời các câu 32-37: Một
nền kinh tế có các số liệu sau: C = 1.500 + 0,8Y d T = 100 + 0,25Y I = 500 + 0,2Y - 60r H = 800 G = 2.800 RM/DM = 20% X = 2.500 CM/DM = 60% Z = 220 + 0,2Y LM = 1.000 + 0,5Y – 50 r
Câu 32. Số nhân tổng cầu (k): a) 2,5 b) 2 c) 4 d) 3
Câu 33. Số nhân tiền tệ (kM): a) 2,5 b) 2 c) 4 d) 3 Câu 34. Tổng cung tiền: a) 800 b) 3.200 c) 2.400 d) 1.600
Câu 35. Phương trình đường IS: a) Y = 17.500 – 60r b) Y = 17.500 + 150r c) Y = 17.500 – 150r d) Y = 17.500 + 60r 6/7 IS-LM
Câu 36. Phương trình đường LM: a) r = -12 + 0,01Y b) r = -12 - 0,01Y c) r = 12 + 0,01Y d) r = 12 - 0,01Y
Câu 37. Sản lượng và lãi suất cân bằng chung là: a) r = 65,2% và Y = 7.720 b) r = 38% và Y = 8.800 c) r = 40% và Y = 9.200
d) Các lựa chọn trên đều sai.
Dùng dữ liệu sau trả lời các câu 38-41:
Cho mô hình IS-LM với các dữ liệu sau: •
Phương trình đường IS: Y = 550 – 30r •
Phương trình đường LM: r = -7,5 + 0,05Y •
Số nhân tiền tệ: kM = 2 •
Số nhân tổng cầu: k = 2 •
Cầu tiền biên theo lãi suất: L r m = - 12
Câu 38. Sản lượng và lãi suất cân bằng chung là: a) Y = 300, r = 5% b) Y = 410, r = 7% c) Y = 500, r = 6,5% d) Y = 310, r = 8%
Câu 39. Chính phủ tăng chi đầu tư công thêm 25 đơn vị tiền. Phương trình đường IS mới là: a) Y = 525 – 30r b) Y = 600 – 30r c) Y = 550 – 35r d) Y = 575 – 30r
Câu 40. Thông qua hoạt động trên thị trường mở, NHTW mua vào giấy tờ có giá trị giá 60 đơn vị tiền.
Phương trình đường LM mới là: a) r = -12,5 + 0,05Y b) r = -2,5 + 0,05Y c) r = -17,5 + 0,05Y d) r = 3,5 + 0,05Y
Câu 41. Với hỗn hợp chính sách ở câu 39 và câu 40, lãi suất và sản lượng cân bằng chung mới là: a) Y = 400, r = 9% b) Y = 450, r = 5% c) Y = 280, r = 5% d) Y = 300, r = 8% 7/7