Trắc nghiệm môn kinh tế vĩ mô | Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp kích cầu là gì? Chính phủ có thể áp dụng những biện pháp nào để kích cầu?Nên áp dụng biện pháp kích cầu nào đối với người lao động. Từ kết quả của câu b) để đạt được mức sản lượng tiềm năng chính phủ phải sử dụng chínhsách tài khóa như thế nào trong trường hợp chỉ sử dụng công cụ G? G tăng hay giảm và bằng bao nhiêu? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Kinh tế vĩ mô ( UEH)
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46578282
I. Câu hỏi trắc nghiệm 1.
Biện pháp kích cầu là gì?
a. Là việc sử dụng chính sách tài khóa nhằm hỗ trợ nền kinh tế trong cơn suy thoái
b. Là biện pháp đầy mạnh chi tiêu ròng chính phủ để tăng tổng cầu c. Cả a và b đều đúng d. Cả a và b đều sai
2. Chính phủ có thể áp dụng những biện pháp nào để kích cầu? a. Giảm thu thuế
b. Tăng chi tiêu chính phủ c. Cả a và b đều đúng d. Cả a và b đều sai
3. Mục đích lớn nhất của gói kích cầu là gì? a. Duy trì việc làm
b. Tăng tổng cầu ngắn hạn
c. Kích thích tăng trưởng kinh tế d. Tất cả đều sai
4. Các nguyên tắc kích cầu?
a. Kích cầu phải kịp thời
b. Kích cầu phải đúng đối tượng
c. Kích cầu phải trong ngắn hạn d. Tất cả đều đúng
5. Nên áp dụng biện pháp kích cầu nào đối với người lao động?
a. Xây dựng chính sách bảo hiểm thất nghiệp b. Đầu tư cho giáo dục c. Giảm hoặc hoàn thuế lOMoAR cPSD| 46578282 d. Cả a và c đều đúng II. Bài tập Bài 1:
Trong một nền kinh tế đóng, giả sử có các hàm số sau:
Hàm tiêu dùng: C = 60 + 0,75Yd
Hàm đầu tư: I = 90 + 0,15Y
Chi tiêu chính phủ: G = 200
Hàm thuế ròng: T = 50 + 0,4Y
Sản lượng tiềm năng: Y* = 900 Yêu cầu: a)
Xác dịnh mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế? Hãy nhận xét tình hình ngân sách chínhphủ? b)
Giả sử các doanh nghiệp tăng các khoản đầu tư là 30. Tính mức sản lượng cân bằng
mới?Tính số tiền thuế chính phủ thu thêm được? c)
Từ kết quả của câu b) để đạt được mức sản lượng tiềm năng chính phủ phải sử dụng
chínhsách tài khóa như thế nào trong trường hợp chỉ sử dụng công cụ G? G phải hay giảm và bằng bao nhiêu? Đáp án:
a) Xác định mức sản lượng cân bằng của nên kinh tế:
Hàm tiêu dùng: C = 60 + 0,75Yd = 60 + 0,75(Y – T) = 60 + 0,75(Y – 50 – 0,4Y) = 22,5 + 0,45Y
AE = C + I + G = 22,5 + 0,45Y + 90 + 0,15Y + 200 = 312,5 + 0,6Y
AE = AD = AS => Y = 312,5 + 0,6Y => Y = 781,25 Tình
hình ngân sách chính phủ:
T = 50 + 0,7Y = 50 + 0,4.781,25 = 362,5
B = T – G = 362,5 – 200 = 162,5
Vậy ngân sách chính phủ thặng dư một lượng là 162,5. lOMoAR cPSD| 46578282
b) Khi các doanh nghiệp tăng các khoản đầu tư là 30. Sản lượng cân bằng mới:
I’ = I + 30 = 90 + 0,15Y + 30 = 120 + 0,15Y
AE’ = C + I’ + G = 22,5 + 0,45Y + 120 + 0,15Y + 200 = 342,5 + 0,6Y
AE’ = AD’ = AS => Y = 342,5 + 0,6Y => Y = 856,25 Tiền
thuế thu được ở mức cân bằng mới:
T’ = 50 + 0,4Y = 50 + 0,4.856,25 = 392,5
Vậy số tiền thuế chính phủ thu thêm được là: 392,5 – 362,5 = 30
c) Gọi G’ là mức chi tiêu của chính phủ để đạt được mức sản lượng tiềm năng Y*
Có AE” = C + I’ + G’ = 22,5 + 0,45Y* + 120 + 0,15Y* + G’ = 144,5 + 0,6Y* + G’
Tại mức sản lượng tiềm năng Y* = 900 có AE” = AD” = Y*
144,5 + 0,6Y* + G’ = Y* => 144,5 + 0,6.900 + G’ = 900 => G’ = 215,5
Vậy để đạt được mức sản lượng tiềm năng Y* chính phủ phải sử dụng chính sách tài khóa mở
rộng và chi tiêu chính phủ phải tằng một lượng là DeltaG = G’ – G = 215,5 – 200 = 15,5 Bài 2:
Nền kinh tế của quốc gia A đang ở trạng thái cân bằng, do chiến sự giữa Nga và Ukraina
vừa qua làm cho giá xăng dầu và các loại nguyên liệu của thế giới tăng nhanh. Yêu cầu: a)
Vẽ mô hình tổng cung – tổng cầu (AD – AS) để mô tả ảnh hưởng của cú sốc nền kunh tếquốc gia A? b)
Với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chính phủ quốc gia A này cần chủ động thực
hiệngiải pháp nào. Trong trường hợp này chính phủ quốc gia A phải chấp nhận hi sinh mục tiêu nào? Đáp án: a)
Khi giá xăng dầu và giá các loại nguyên liệu của thế giới tăng thì đồng thời cũng làm cho
giáxăng dầu và giá nguyên liệu ở quốc gia A tăng. Do đó, chi phí sản xuất tăng gây khó khăn cho
các nhà sản xuất nên làm cho sản lượng sản xuất giảm. Từ đó, đường tổng cung ngắn hạn ASSR
dịch chuyển sang trái, cân bằng dịch chuyển từ A đến B, sản lượng cân bằng mới là Y1 thấp hơn
mức sản lượng tiềm năng Y*, giá cả tăng từ P0 đến P1 gây lạm phát.
Kết luận: Nền kinh tế suy thoái kèm theo lạm phát. lOMoAR cPSD| 46578282 P 1 0 P B P A
AS SR1 AS SR
Y 1 Y* Y b) Với mục tiêu thúc
AS LR1 AS LR
đẩy kinh tế chính phủ quốc
gia A này cần chủ động thực hiện giải phápkích cầu. Khi kích cầu thì AD sẽ dịch chuyển sang
phải do đó sản lượng cân bằng sẽ tăng, thúc đẩy tăng trưởng.
Trong trường hợp này chính phủ quốc gia A phải chấp nhận hy sinh mục tiêu kiềm chế lạm phát
vì lạm phát tiếp tục tăng. Bài 3:
Trong một nền kinh tế mở, giả sử có các hàm số sau:
Hàm tiêu dùng: C = 1800 + 0,8(Y-T) Hàm đầu tư: I = 200
Chi tiêu của chính phủ: G – 650
Hàm thuế ròng: T = 40 + 0,2Y Xuất khẩu: EX = 150
Hàm nhập khẩu: IM = 0,14Y
Sản lượng tiềm năng: Y* = 6000 Yêu cầu: a)
Xác định mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế? Hãy nhận xét về tình hình cán
cânthương mại (xuất khẩu ròng NX) tại mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế? lOMoAR cPSD| 46578282 b)
Giả sử các doanh nghiệp tăng các khoản đầu tư là 40. Tính mức sản lượng cân bằng
mới?Tính số tiền thuế chính phủ thu thêm được tại mức sản lượng cân bằng mới và so sánh với
số tiền thuế chính phủ thu được ở câu a). c)
Nhận xét về tình hình cán cân thương mại (xuất khẩu rồng NX) và cán cân ngân sách
tạimức sản lượng cân bằng mới của nền kinh tế ở câu b? d)
Từ kết quả của câu b) để đạt được mức sản lượng tiềm năng chính phủ phải sử dụng
chínhsách tài khóa như thế nào trong trường hợp chỉ sử dụng công cụ G? G tăng hay giảm và bằng bao nhiêu? Đáp án:
a) Xác đụnh mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế:
Hàm tiêu dùng: C = 1800 + 0,8 (Y - 40 – 0,2T) = 1800 + 0,64Y – 32 = 1768 + 0,64Y
AE = C + I + G + EX – IM = 1768 + 0,64Y + 200 + 65 + 150 – 0,14Y = 2768 + 0,5Y
AE = AD = AS => Y = 2768 = 0,5Y => Y = 5536
Tình hình cán cân thương mại (xuất khẩu ròng NX):
NX = EX – IM = 150 – 0,14Y = 150 – 0,14.5536 = - 625,04
Vậy cán cân thương mại (Xuất khẩu ròng NX) thâm hụt một lượng bằng – 625,04.
b) Khi các doanh nghiệp tăng các khoản đầu tư là 40 I’ = I + 40 = 200 + 40= 240
AE’ = C + I’ + G + EX – IM = 1768 + 0,64Y + 240 + 650V+ 150 – 0,14Y = 2808 + 0,5Y
AE’ = AD’ = AS => Y = 2808 + 0,5Y => Y = 5616
Tiền thuế thu được ở mức sản lượng cân bằng ở câu a: T = 40 + 0,2.5536 = 1147,2
Tiền thuế thu được ở mức sản lượng cân bằng mới: T’ = 40 + 0,2.5616 = 1163,2 Vậy
số tiền chính phủ thu thêm được là DeltaT = T’ – T = 1163,2 – 1147,2 = 16
c) Cán cân thương mại (xuất khẩu ròng NX):
NX = EX – IM = 150 – 0,14Y = 150 – 0,14.5616 = - 636,24 lOMoAR cPSD| 46578282
Vậy cán cân thương mại (Xuất khẩu ròng NX) thâm hụt một lượng bằng – 636,24. Cán
cân ngân sách: B = T – G = 40 + 0,2Y – 610 = 0,2Y – 610 = 0,2.5616 – 610 = 513,2 Vậy
cán cân ngân sách thặng dư một lượng là 513,2.
d) Gọi G’ là mức chi tiêu của chính phủ để đạt được mức sản lượng tiềm năng Y*
AE” = C + I’ + G’ + X – IM = 1768 + 0,64Y* + 240 + G’ + 150 – 0,4Y* = 2158 + 0,5Y* + G’
Tại mức sản lượng tiềm năng Y* = 6000, có AE” = AD” = Y*
2158 + 0,5Y* + G’ = Y* => 2158 + 0,5.6000 + G’ = 6000 => G’ = 842
Vậy để đạt được mức sản lượng tiềm năng Y* chính phủ phải sử dụng chính sách tài khóa mở
rộng và chi tiêu của chính phí phải tăng lên một lượng là DeltaG = G’ – G = 842 – 650 = 192.