Trách nhiệm pháp lý và các loại trách nhiệm pháp lý | Pháp luật đại cương | Đại học Huế
Bài tiểu luận kết thúc môn Pháp luật đại cương của Trường Đại học Huế. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Môn: Kinh tế chính trị Mác - Lênin (MLN)
Trường: Đại học Huế
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG DU LỊCH – ĐẠI HỌC HUẾ KHOA DU LỊCH
----
TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: Trách nhiệm pháp lý và các loại trách nhiệm pháp lý
SINH VIÊN THỰC HI N : NGUYÊỄN NH T TOÀNỆ Ậ
LỚP : K54 DL
MÃ SINH VIÊN : 20D4040435
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪNỄ : LÊ KHẮẮC Đ IẠ Quảng Bình, 2021
LỜI MỞ ĐẦU
Trách nhiệm pháp lý là một trong những vấn đề quan trong của lý luận về pháp luật, nó giúp ngăn ngừa, giáo dục và cải tạo những hành vi vi phạm pháp luật, chủ thể phải chịu hậu quả về trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỉ luật trước pháp luật, đồng thời giáo dục mọi người có ý thức tôn trọng, chấp hành đúng theo quy định pháp luật. Từ những quy định của pháp luật về trách nhiệm pháp lý, người dân có lòng tin và tin tưởng vào hệ thống pháp luật, cũng như góp phần xây dựng một xã hội trận tự, an toàn, văn minh, không tệ nạn xã hội và phát triển bền vững.
Chính vì thế Nhà nước đã cho ra đời nhiều bộ luật liên quan đến Trách nhiệm pháp lý, có thể nói nó là một vấn đề chuyên sâu và bao hàm nhiều lĩnh vực. Để có thể tìm hiểu và nghiên cứu một cách đầy đủ và chính xác bài luận sẽ trình bày vấn đề về “ Trách nhiệm pháp lý. Khái niệm, đặc điểm và các loại trách nhiệm pháp lý ” nhằm nắm rõ các vấn đề liên quan và phân biệt các loại trách nhiệm pháp lý trên cơ sở sử dụng phương pháp nghiên cứu sử dụng tài liệu và phương pháp nghiên cứu so sánh.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
A. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ…………………………………………………
- KHÁI NIỆM………………………………………………………………
- ĐẶC ĐIỂM……………………………………………………………………...
III. PHÂN LOẠI TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ…………………………………… IV. NĂNG LỰC TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ……………………………………. V. TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ………………………………
B. CÁC LOẠI TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ…………………………………..
I. TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ………………………………………………… II. TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ………………………………………………….
III. TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH………………………………………….. IV. TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT……………………………………………….. V. MỘT SỐ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ KHÁC…………………………….
C. TỔNG KẾT…………………………………………………………………..
BẢNG SO SÁNH CÁC LOẠI TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Kết luận: Rất mong phần trình bày này sẽ giúp chúng ta có thêm những kiến thức cơ bản và thực tiễn về “ Trách nhiệm pháp lý ” , một vấn đề mà chúng ta phải tiếp xúc thường xuyên trong xã hội, từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
A. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
I. KHÁI NIỆM
Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi mà chủ thể pháp luật phải gánh chịu do pháp luật quy định vì hành vi vi phạm pháp luật của mình (hoặc của người mà mình bảo lãnh hoặc giám hộ). Khác với các loại hình trách nhiệm khác, trách nhiệm pháp lí luôn gắn liền với sự cưỡng chế nhà nước, với việc áp dụng chế tài do pháp luật quy định.
II. ĐẶC ĐIỂM
Trách nhiệm pháp lý có các đặc điểm sau:
- Trách nhiệm pháp lý là loại trách nhiệm do pháp luật quy định, đây là quy định khác biệt so với các loại trách nhiệm như trách nhiệm tôn giáo, trách nhiệm đạo đức…
- Trách nhiệm pháp lý luôn gắn với các biện pháp cưỡng chế của nhà nước.
- Chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật phải gánh chịu hậu quả, chịu trách nhiệm pháp lý trước pháp luật.
- Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bắt buộc chủ thể phải gánh chịu như thiệt hại về tài sản, về nhân thân…mà trong phần chế tài của quy phạm pháp luật quy định.
- Khi có thiệt hại xảy ra mà được pháp luật quy định thì phát sinh trách nhiệm pháp luật.
III. PHÂN LOẠI TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
- Trách nhiệm hình sự
- Trách nhiệm dân sự
- Trách nhiệm hành chính
- Trách nhiệm kỷ luật
IV. NĂNG LỰC TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng của cá nhân hay tổ chức gánh chịu hậu quả bất lợi, biện pháp cưỡng chế của Nhà nước được quy định ở chế tài quy phạm pháp luật.
Có thể hiểu Trách nhiệm pháp lí: là một loại quan hệ đặc biệt giữa nhà nước (thông qua các cơ quan có thẩm quyền) và chủ thể vi phạm, trong đó nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế có tính chất trừng phạt được quy định ở chế tài quy phạm pháp luật đối với chủ thể vị phạm pháp luật và chủ thể đó phải gánh chịu hậu quả bất lợi về vật chất, tinh thần do hành vi của mình gây ra.
Trách nhiệm pháp lý còn là việc cá nhân, tổ chức cần phải thực hiện nghĩa vụ của mình trước pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ hành vi gây ra cá nhân, tổ chức phải gánh chịu trách nhiệm hình sự, hành chính và bồi thường dân sự.
V. TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
Truy cứu trách nhiệm pháp lý là một hoạt động thể hiện tính quyền lực của nhà nước do cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền tiến hành nhằm cá biệt hoá bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật đối với các chủ thể vi phạm pháp luật.
Đây là hoạt động có trình tự, thủ tục hết sức chặt chẽ do pháp luật quy định để có thể bảo đảm được tính nghiêm minh của pháp luật, tính chính xác của hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý, hạn chế đến mức thấp nhất những sai lầm có thể xảy ra, tránh hiện tượng oan sai, bỏ lọt vi phạm.
Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý sẽ dựa trên hành vi vi phạm, căn cứ vào hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi vi phạm gây ra, căn cứ vào lỗi của chủ thể, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hội cho xã hội do hành vi đó gây ra,…
B. CÁC LOẠI TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
I. TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
1. Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm hình sự
- Khái niệm
Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lí, bao gồm: nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp) và chịu mang án tích.
- Đặc điểm
Dưới góc độ của khoa học pháp lý, trách nhiệm hình sự có các đặc điểm cơ bản sau:
- Trách nhiệm hình sự là “ hậu quả pháp lý của việc phạm tội thể hiện ở chỗ người đã gây tội phải chịu trách nhiệm trước nhà nước”.
- Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý. Là trách nhiệm của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong pháp luật hình sự bằng một hậu quả bất lợi do Tòa án áp dụng tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà người đó thực hiện.
- Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm và được thể hiện bằng việc áp dụng đối với người phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của nhà nước do luật hình sự quy định.
- Trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý bao gồm nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu Trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp) và mang án tích.
2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự
Cơ sở của trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 2 của Bộ luật hình sự:
“1. Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
2.Chỉ pháp nhận thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Việc quy định tại điều 2 có ý nghĩa rất lớn, bởi theo đó thì chỉ khi nào người thực hiện hành vi chứa đựng đầy đủ các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm cụ thể mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Quy định như vậy giúp đảm bảo nguyên tắc pháp chế trong luật hình sự, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
- Về mặt khách quan: một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Hành vi là cách cư xử của con người ra thế giới khách quan được thể hiện bằng hành động hoặc không hành động trách nhiệm hình sự chỉ phát sinh khi có hành vi phạm tội. Hành vi đó có thể gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho xã hội.
- Về mặt chủ quan: cơ sở của trách nhiệm hình sự dựa trên yếu tố “lỗi” của người phạm tội khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Lỗi được dựa trên quan điểm chủ quan của người phạm tội.
- Về mặt khách thể: Khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội phải xâm hại đến quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Đây là dấu hiệu bắt buộc để xác định có cấu thành tội phạm hay không. Ngoài ra có các dấu hiệu không bắt buộc như: đối tượng của tội phạm, người bị hại.
- Về mặt chủ thể: chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sư, tức là khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Người đó phải đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại điều 12 của Bộ luật hình sự.
Ví dụ minh họa: Anh D với anh H cãi nhau về đất đai, trong lúc say rượu anh D đã đánh anh H trong trạng thái tinh thần kích động mạnh gây tổn thương sức khỏe, tỉ lệ tổn thương cơ thể là 32% , anh D phải chịu trách nhiệm hình sự trước hành vi của mình
II. TRÁC NHIỆM DÂN SỰ
1. Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm dân sự
- Khái niệm
Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm pháp lý mang tính tài sản được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật dân sự nhằm bù đắp về tổn thất vật chất, tinh thần cho người bị hại, là hậu quả pháp lý bất lợi, áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật dân sự để buộc chủ thể này phải khắc phục những tổn thất đã gây ra.
- Đặc điểm
Như đã khẳng định ở trên, trách nhiệm dân sự là một loại trách nhiệm pháp lý nói chung, nên giống như các loại trách nhiệm pháp lý khác, nó cũng có những đặc điểm chung sau đây:
- Là hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm, chỉ được áp dụng khi có hành vi vi phạm pháp luật và chỉ áp dụng đối với người có hành vi vi phạm đó.
- Là một hình thức cưỡng chế của nhà nước và do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước áp dụng.
- Luôn mang dến một hậu quả bất lợi cho người có hành vi vi phạm.
Ngoài những đặc điểm chung của trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm dân sự còn mang những đặc điểm riêng như sau:
- Căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự là hành vi vi phạm luật dân sự hoặc vi phạm hợp đồng (đó là việc không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của người có nghĩa vụ dân sự).
- Trách nhiệm dân sự mang tính tài sản. Đây chính là đặc điểm cơ bản của trách nhiệm dân sự. Do đó, trách nhiệm dân sự của người vi phạm bao giờ cũng là sự bù đắp cho bên vi phạm những lợi ích vật chất nhất định.
- Chủ thể chịu trách nhiệm dân sự có thể là người vi phạm nhưng cũng có thể là người khác, như là người đại diện theo pháp luật cho người chưa thành niên, pháp nhân, cơ quan, tổ chức.
- Hậu quả bất lợi mà người vi phạm phải chịu là việc bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ hoặc bồi thường thiệt hại nhằm bảo vệ quyền và khắc phục vật chất cho bên vi phạm.
2. Cơ sở của trách nhiệm dân sự
Trách nhiệm dân sự phát sinh khi cá nhân, tổ chức vi phạm sự thỏa thuận trong giao dịch dân sự, hay có lỗi trong việc thực hiện hành vi gây thiệt hại đối với người khác.
Sự thỏa thuận của các bên là cơ sở hình thành nghĩa vụ dân sự.
Vậy nên, việc vi phạm nghĩa vụ dân sự là căn cứ phát sinh trách nhiệm đối với các chủ thể.
Ngoài ra, còn phải dựa vào việc vi phạm nghĩa vụ đấy có gây ra thiệt hại cụ thể và có mối quan hệ nhân quả giữa nghĩa vụ và thiệt hại hay không?
Như vậy, trách nhiệm bồi thường chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố như: lỗi, có thiệt hại vật chất xảy ra, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi không thực hiện nghĩa vụ và thiệt hại vật chất.
Ví dụ minh họa: Chị A có vay tiền của anh B, số tiền là 100.000.000 đồng, hai bên ký hợp đồng vay tiền với thời hạn là 1 năm ( từ 25/8/2020 đến 25/8/2021) với lãi suất 1%. Đến thời điểm thanh toán, nếu chị B không trả đủ tiền theo thỏa thuận, chị A phải chịu trách nhiệm pháp lý về dân sự (trách nhiệm dân sự) như trả đủ tiền gốc và lãi, bồi thường thiệt hại và chịu phạt vi phạm theo thỏa thuận.
III. TRẮCH NHIỆM HÀNH CHÍNH
Quản lý Nhà Nước là một hoạt đông quan trọng và cần thiết nhằm quản lý các mối quan hệ xã hội theo một quy luật nhất định. Chính vì nhu cầu quản lý cấp thiết đó, Nhà Nước cho ra đời Luật Hành chính để quản lý và đảm bảo các mối quan hệ xã hội trên.
1. Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm hành chính
- Khái niệm
Trách nhiệm hành chính là một loại trách nhiệm pháp lý, là quan hệ pháp luật đặc thù xuất hiện trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, trong đó thể hiện sự đánh giá phủ nhận về pháp lý và đạo đức đối với hành vi vi phạm hành chính và người vi phạm ( cá nhân hay tổ chức ) phải chịu những hậu quả bất lợi, những sự tước đoạt về vật chất hay tinh thần tương ứng với vi phạm đã gây ra.
- Đặc điểm
- .Trách nhiệm hành chính chỉ đặt ra đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính.
- Truy cứu trách nhiệm hành chính đối với cá nhân, tổ chức vi phạm là việc chủ thể có thẩm quyền áp dụng một trong các hình thức xử phạt đối với cá nhân, tổ chức này.
- Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm pháp lý của tổ chức, cá nhân vi phạm trước Nhà nước. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính xâm hại đến trật tự quản lý Nhà nước và chỉ Nhà nước mới có quyền áp dụng chế tài đối với các chủ thể đó, do vậy trách nhiệm của cá nhân, tổ chức phải gánh chịu trước Nhà nước.
- Việc truy cứu trách nhiệm hành chính được thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật hành chính.
2. Cơ sở của trách nhiệm hành chính
Cơ sở phát sinh bất cứ loại trách nhiệm pháp lý nào cũng đều là vi phạm pháp luật. Không có vi phạm pháp luật thì không thể truy cứu trách nhiệm pháp lý. Như vậy, cơ sở phát sinh trách nhiệm hành chính là vi phạm hành chính.
Cấu thành vi phạm hành chính
- Mặt khách quan của vi phạm hành chính à những dấu hiệu bên ngoài của VPHC, bao gồm:
- Hành vi trái pháp luật : vi phạm hành chính phải là hành vi (hành động hoặc không hành động)
- Pháp luật cấm
- Không thực hiện hành vi pháp luật buộc phải thực hiện Không thực hiện đúng những gì pháp luật yêu cầu
- Có tính nguy hiểm cho xã hội. Hậu qủa do VPHC gây ra:
- Xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ (trật tự quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, sở hữu nhà nước, là quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể, cá nhân), bao gồm hậu qủa vật chất và hậu qủa phi vật chất.
- Mối liên hệ nhân qủa: Với các vi phạm hành chính mà hậu quả là yếu tố bắt buộc thì phải xác định giữa hành vi vi phạm và hậu quá có quan hệ nhân quả trực tiếp.
- Thời gian, địa điểm: Cũng tương tự mối quan hệ nhân quả, đây không phải là yếu tố bắt buộc trong mặt khách quan của cấu thành vi phạm hành chính, chỉ đối với những vi phạm hành chính nhất định thì địa điểm, thời gian mới đóng vai trò quan trọng, thậm chí quyết định có vi phạm xảy ra hay không.
- Phương tiện, công cụ thực hiện vi phạm hành chính : cũng là một trong những yếu tố bắt buộc trong một số cấu thành vi phạm hành chính.
- Mặt chủ quan của vi phạm hành chính là những dấu hiệu bên trong, thể hiện thái độ, trạng thái tâm lý của người vi phạm đối với hành vi trái pháp luật, nguy hiểm cho xã hội mà họ thực hiện và với hậu qủa do hành vi đó gây ra cho xã hội, bao gồm các dấu hiệu:
.
- Lỗi: Là dấu hiệu bắt buộc
- Lỗi có hai dạng: lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý
- Độ tuổi và khả năng nhận thức là căn cứ để loại trừ yếu tố lỗi trong vi phạm hành chính
- Động cơ, mục đích vi phạm: Là dấu hiệu không bắt buộc.
- Chủ thể vi phạm hành chính
- Cá nhân: là công dân Việt Nam
- Nhóm chủ thể là người chưa thành niên:
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi : xử phạt về hành vi cố ý.
- Người đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi : bị xử phạt về mọi hành vi.
Ví dụ minh họa: A bán hoa quả, các loại bánh trái trên vỉa hè ở nơi có quy định cấm bán hàng rong, bị cảnh sát giao thông phạt 100.000 đồng. Việc A bán hoa quả chính là vi phạm hành chính, cụ thể vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tại mục 2 chương II Nghị định 100.
IV. TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT
1. Khái niệm và nguyên tắc của trách nhiệm kỷ luật
- Khái niệm
Trách nhiệm kỉ luật là trách nhiệm pháp lí áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức do vi phạm kỉ luật, vi phạm quy tắc hay nghĩa vụ trong hoạt động công vụ hoặc vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cụ thể hơn, kỷ luật là hình thức trừng phạt thuộc quyền của một số cơ quan, chính quyền và nhà chức trách hành chính đối với nhân viên dưới quyền mình, khi người đó vi phạm quy chế, kỷ luật công tác, hoặc vi phạm những khuyết điểm mang lại những hậu quả xấu cho cơ quan, công vụ. Trách nhiệm kỉ luật của công chức là một loại trách nhiệm pháp lí do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền áp dụng đối với những công chức có hành vi các quy định về nghĩa vụ đạo đức và văn hóa giao tiếp; vi phạm các quy định về những việc công chức không được làm và vi phạm pháp luật bị tòa án tuyên là có tội hoặc bị cơ quan có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về hành vi vi phạm pháp luật.
- Nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức
- Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật. Trong cùng một thời điểm xem xét xử lý kỷ luật, nếu cán bộ, công chức, viên chức có từ 02 hành vi vi phạm trở lên thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm và áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm nặng nhất, trừ trường hợp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, buộc thôi việc; không tách riêng từng nội dung vi phạm
của cán bộ, công chức, viên chức để xử lý kỷ luật nhiều lần với các hình thức kỷ luật khác nhau.
- Khách quan, công bằng; công khai, minh bạch; nghiêm minh, đúng pháp luật
- Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật tiếp tục có hành vi vi phạm thì bị áp dụng hình thức kỷ luật như sau:
- Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nhẹ hơn hoặc bằng so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành;
- Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nặng hơn so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm mới.
- Khi xem xét xử lý kỷ luật phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu và sửa chữa, việc khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra.
- Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính hoặc hình thức kỷ luật đảng thay cho hình thức kỷ luật hành chính; xử lý kỷ luật hành chính không thay cho truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu hành vi vi phạm đến mức bị xử lý hình sự.
- Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đã bị xử lý kỷ luật đảng thì hình thức kỷ luật hành chính phải bảo đảm ở mức độ tương xứng với kỷ luật đảng.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải xem xét, quyết định việc xử lý kỷ luật hành chính.
- Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, tinh thần, danh dự, nhân phẩm trong quá trình xử lý kỷ luật.
- Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm lần đầu đã bị xử lý kỷ luật mà trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực có cùng hành vi vi phạm thì bị coi là tái phạm; ngoài thời hạn 24 tháng thì hành vi vi phạm đó được coi là vi phạm lần đầu nhưng được tính là tình tiết tăng nặng khi xem xét xử lý kỷ luật."
2. Các hành vi nào của cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật ?
Theo Điều 6 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP quy định
" Điều 6. Các hành vi bị xử lý kỷ luật
- Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật.
- Mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:
- Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
- Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
- Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
- Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác."
Ví dụ minh họa: Sinh viên sử dụng tài liệu làm bài thi khi đề thi không cho phép.
V. MỘT SỐ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ KHÁC
- Trách nhiệm hiến pháp là trách nhiệm mà 1 chủ thể phải gánh chịu khi họ vi phạm hiến pháp, chế tài đi kèm trách nhiệm này. Trách nhiệm hiến pháp vừa là trách nhiệm pháp lý đồng thời cũng là trách nhiệm chính trị. Chủ thể phải chịu trách nhiệm hiến pháp thường là các cơ quan Nhà nước hoặc những quan chức cấp cao làm việc cho Nhà nước.
- Trách nhiệm vật chất là trách nhiệm mà người lao động phải gánh chịu khi gây ra thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp (như làm hư hỏng hoặc làm mất dụng cụ, thiết bị, các tài sản khác do doanh nghiệp, giao cho hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép) hoặc công chức phải gánh chịu vì trong khi thi hành công vụ gây ra thiệt hại cho tài sản của nhà nước hoặc của chủ thể khác. Người lao động hoặc công chức phải bồi thường một phần hoặc toàn bộ thiệt hại theo thời giá thị trường và có thể được bồi thường bằng cách trừ dần vào lương hàng tháng.
- Trách nhiệm pháp lý của quốc gia trong quan hệ quốc tế :
Quốc gia cũng có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế trong quan hệ quốc tế. Trách nhiệm này có thể phát sinh từ hành vi vi phạm luật quốc tế của quốc gia. Ví dụ, quốc gia không thực hiện các cam kết quốc tế mà mình đã công nhận (CEDAW) hoặc ban hành luật trái với luật quốc tế, không ngăn chặn kịp thời các hành vi cực đoan tấn công cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài của những người biểu tình… Trách nhiệm này cũng có thể phát sinh khi có hành vi mà luật quốc tế không cấm. Ví dụ, Quốc gia sử dụng tên lửa vũ trụ, tàu năng lượng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử … gây ra thiệt hại cho vật chất cho các chủ thể khác của luật quốc tế.
Tiêu chí Trách nhiệm Trách nhiệm Trách nhiệm Trách nhiệm hình sự dân sự hành chính kỷ luật
Căn cứ Bộ luật hình sự Bộ luật dân sự Luật xử lý vi Luật Cán bộ,
2015 2015 phạm hành
chính 2012 công chức 2008 Luật Viên chức
2010
Khái niệm Trách nhiệm Trách nhiệm Trách nhiệm Trách nhiệm kỷ hình sự được dân sự là trách hành chính luật là trách hiểu là hậu quả nhiệm pháp lý được hiểu là nhiệm pháp lý pháp lý mà mang tính tài hậu quả pháp lý áp dụng đối với người vi phạm sản được áp đối với đối cán bộ, công phải chịu để trả dụng đối với tượng có hành chức, viên chức giá cho hành vi người vi phạm vi vi phạm do vi phạm kỷ vi phạm do pháp luật dân hành chính, luật, vi phạm mình gây ra sự nhằm bù đắp phải chịu trách quy tắc hay ảnh hưởng đến về tổn thất vật nhiệm thi hành nghĩa vụ trong xã hội hay một chất, tinh thần nghĩa vụ do hoạt động công đối tượng cụ cho người bị pháp luật hành vụ hoặc vi thể, hành vi vi hại chính quy định phạm pháp luật phạm đó phải và trách nhiệm mà chưa đến đủ cơ sở cấu phát sinh do vi mức truy cứu thành tội được phạm nghĩa vụ trách nhiệm quy định tại Bộ đó. hình sự. luật hình sự.
Đối tượng Cá nhân, pháp Cá nhân, tổ Cá nhân, tổ Cá nhân là cán nhân thương chức chức bộ, công chức, mại được tuyển chọn vào ngạch nhà nước theo quy định.
Hình thức - Phạt chính - Mức bồi -Cảnh cáo -Khiển trách xử lý - Phạt bổ sung thường thiệt - Phạt tiền - Cảnh cáo
- Các biện pháp hại. - Hạ bậc lương khắc phục -Các biện pháp - Hạ ngạch
khắc phục -Cắt chức
- Buộc thôi
việc
Căn cứ phát Qua thời gian -Sau khi thỏa Khi bị cơ quan Khi phát hiện sinh điều tra, truy thuận thành nhà nước pháthiện có hành vi Cán bộ, côngchức có hành vi tố, xét xử, có
kết luận của tòa công thì người vi phạm thì lập vi phạm quy
C. TỔNG KẾT
Bảng so sánh các loại trách nhiệm pháp lý
án thì người vi có có lỗi phải tức ra quyết định pháp luật phạm mới phải định xử phạt thì cơ quan có chịu trách bồi thường hành chính và thẩm quyền nhiệm pháp lý thiệt hại. người vi phạm phải ra quyết do hành vi -Nếu không phải thực hiện định xử lý kỷ mình gây ra. trách nhiệm luật đối với cá
thỏa thuận hành chính của nhân đó được, thì được mình giải quyết tại tòa án dân sự, sau khi có quyết định của tòa án thì người có lỗi phải bồi thường thiệt hại và có biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có)
Mục đích Để răn đe, Nhằm răn đe Nhằm bảo vệ, Đảm bảo trật tự trừng phạt các những đối ổn định trật tự nội bộ của cơ cá nhân, pháp tượng có hành quản lý trên các quan, tổ chức. nhân thương vi vi phạm lĩnh vực vực mại phạm tội. pháp luật phải quản lý hành Bên cạnh đó, có nghĩa vụ bồi chính nhà nước cũng giáo dục thường thiệt hại và loại trừ họ có ý thức cho người bị những vi phạm tuân theo pháp hại do hành vi pháp luật hạn luật và các quy vi phạm gây ra chế những hậu tắc của cuộc nhằm khắc quả xấu có thể sống, để phục những tổn xảy ra do hành khuyên họ hoàn thất do họ gây vi vi phạm đó lương và bắt ra gây ra.
đầu lại cuộc sống mới, không phạm tội mới, hay tái phạm,…
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, sửa đổi bổ sung 2009
2.Cưỡng chế hành chính Nhà nước, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội, 1996.
- Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Khoa Luật Trường Đại học Khoa họcXã hội và Nhân văn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997
- Bộ luật dân sự 2015 số 91/2015/QH13
- Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, NXB Đại học Quốcgia Hà Nội, 2001.
.