Tri giác của học sinh tiểu học - Tâm lý | Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Tri giác là quá trình nhận thức phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta.
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47171770
Tri giác của học sinh tiểu học
1, Khái lược về tri giác
-Tri giác là quá trình nhận thức phản ánh một cách trọn vẹn các
thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng khi chúng đang
trực tiếp tác động vào các giác quan của ta.
-Tri giác mang đầy đủ các đặc trưng của nhận thức cảm tình, đó
là phản ánh một cách trực tiếp những thuộc tính bên ngoài, cụ
thể của những sự vật, hiện tượng cá lẻ bằng hoạt động của các giác quan.
- Phân loại tri giác: có 2 cách dựa theo đối tượng và theo các cơ quan cảm giác
+ Tri giác theo đối tượng bao gồm: •
Tri giác không gian: Giúp con người nhận biết được hình dạng, kích thước, khoảng
cách, chiều sâu, độ xa và phương hướng của sự vật. •
Tri giác thời gian: Là sự phản ánh về vận tốc, độ nhanh hay chậm và tính kế tục của hiện tượng. •
Tri giác vận động: Sự phản ánh những thay đổi về vị trí, sự chuyển động của các đối tượng.
+ Tri giác theo các cơ quan cảm giác gồm có: •
Tri giác nhìn: Phản ánh về hình dạng, màu sắc, trạng thái của sự vật, hiện tượng. •
Tri giác nghe: Phản ánh về âm thanh, âm độ lớn hay nhỏ của đối tượng. •
Tri giác sờ mó: Phản ánh về cấu tạo bề mặt, kích thước, nhiệt độ của vật chất hay đối tượng. lOMoAR cPSD| 47171770
- Đặc tínnh của tri giác: a) Tính trọn vẹn :
là quá trình nhận thức cảm tính ở mức độ
cao,vì nó phản ánh tổng hòa các thuộc tính
bên ngoài, cụ thể của sự vật, hiện tượng để
tạo ra một hình ảnh hoàn chỉnh về chúng.
Cho nên, trên cơ sở kinh nghiệm ,hiểu biết của mình ,
chỉ cần tri giác một số thành phần riêng lẻ của sự vật,
hiện tượng , con người vẫn tạo nên được hình ảnh trọn vẹn về chúng. b) Tính kết cấu :
-Tri giác không phải là tổng số các cảm giác .
Mà là sự khái quát đã được trừu xuất ra từ các
cảm giác đó trong mối liên hệ qua lại giữa các
thành phần ở một khoảng thời gian nào đó (ví
dụ, nghe ngôn ngữ mà hiểu được là vì các từ của
họ phát ra nằm trong một cấu trúc nhất định, với
những mối liên hệ qua lại xác định giữa các
thành phần của cấu trúc ấy).
Do đó, sự phản ánh này không phải có sẵn từ
trước mà nó diễn ra trong chính quá trình tri giác.
Các quy luật cơ bản của tri giác :
• Quy luật về tính đối tượng của tri giác : lOMoAR cPSD| 47171770
Hình ảnh trực quan mà tri giác đem lại bao giờ cũng thuộc
về một sự vật, hiện tượng nhất định của hiện thực khách quan
Ví dụ:+ các chú bộ đội có thể tri giác được chiếc xe tăng
dựa vào tiếng xích xe, tiếng động cơ
+người họa sĩ tri giác bức tranh tốt hơn chúng ta.
• Quy luật về tính lựa chọn của tri giác:
Là khả năng tách một vật nào đó (đối tượng của tri giác)
ra khỏi các sự vật, hiện tượng xung quanh (bối cảnh) để
phản ánh bản thân sự vật, hiện tượng. Đối tượng tri giác
được gọi là hình, bối cảnh là nền
VD: trong sách có nhiều chữ in nghiêng để nhấn mạnh,
giáo viên dùng mực đỏđánh giấu chỗ sai của học sinh…
• Quy luật về tính có ý nghĩa của trị giác:
Sắp xếp được đối tượng tri giác vào một nhóm, một lớp sự
vật, hiện tượng, khái quát nó vào những từ nhất định. lOMoAR cPSD| 47171770
Điều này có được do sự gắn bó chặt chẽ của tri giác với tư duy
=>Sử dụng tư duy trong quan sát làm quan sát trở nên sắc bén
VD : Khi nhắc đến gia đình thì trẻ sẽ tri giác được nó sẽ
bao gồm bố , mẹ , ông , bà…
• Quy luật về tính ổn định của tri giác:
Phản ánh sự vật, hiện tượng một cách không đổi khi điều
kiện tri giác đã thay đổi.
Nhờ tính ổn định của tri giác con người có thể tri giác sự
vật như nhau khi chúng hiện diện ở các mức độ khác
nhau về hình dạng, kích thước, khoảng cách, màu sắc…
VD:- Khi viết lên trang giấy ta luôn thấy trang giấy có màu
trắng mặc dù ta viếtdưới ánh đèn dầu, lúc trời tối
- Dùng mô hình của động vật để học tập
• Quy luật về tính tổng giác của tri giác:
Tri giác phụ thuộc vào nội dung đời sống tâm lí con người
và đặc điểm nhân cách của chủ thể phản ánh. Cụ thể: +
Chủ thể luôn có xu hướng tri giác sự vật như một cấu trúc ổn định
+ Chủ thể đưa kinh nghiệm của mình vào quá trình tri giác
Cũng như mọi chức năng tâm lí khác, tri giác được hình
thành và phát triển dần trong đời sống cá thể. Vì thế,
trong sự phát triển tâm lí trẻ em, tri giác có ở những mức
độ cao thấp khác nhau. Trong đó, quan sát là mức độ phát lOMoAR cPSD| 47171770
triển cao của tri giác. Đó là loại tri giác tích cực, có chủ
định, diễn ra tương đối độc lập và lâu dài nhằm phản ánh
rõ rệt các sự vật, hiện tượng và những biến đổi của chúng.
=> Trị giác có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống con
người. Nó định hướng và điều chỉnh mọi hành vi và hoạt động của con người.
2, Đặc điểm tri giác của học sinh tiểu học
a) Tri giác của học sinh tiểu học mang tính không chủ định .
Trong quá trình trị giác trẻ thường tập trung
vào một vài chi tiết nào đấy của đối tượng
và cho đấy là tất cả.
->Cho nên, khi xem bức tranh hay đọc bài
khoá trẻ thường nhảy cóc từ đối tượng này
sang đối tượng khác, phần này sang phần
khác, dòng này sang dòng khác hoặc bỏ sót các chi tiết, các từ.
b) Tri giác của học sinh gắn liền với quá trình xúc cảm.
Điều mà học sinh tiểu học tri giác đầu tiên từ sự vật là những
dấu hiệu, những đặc điểm nào trực tiếp gây cho các em xúc
cảm tích cực. Vì thế, cái trực quan, cái rực rỡ, cái sinh động
được các em tri giác tốt hơn, dễ gây ấn tượng tích cựcđối với các em.
Ví dụ: + Sách, truyện tranh có nhiều hình ảnh sinh động và màu
sắc rực rỡ sẽ gây sự thích thú và tò mò đối với trẻ hơn so với
sách chỉ có chữ và số. lOMoAR cPSD| 47171770
+Những đồ chơi có thể di chuyển, phát nhạc sẽ gây hứng
thú với trẻ hơn là những đồ chơi thông thường.
C) Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi sâu vào
chi tiết ,nên ít phân hóa.
Chủ yếu là tri giác không chủ định, do đó các em phân biệt các
đối tượng còn chưa chính xác, dễ mắc sai lầm và có khi còn lẫn
lộn. Học sinh các lớp đầu cấp Tiểu học tri giác còn yếu nên
thường thâu tóm sự vật về toàn bộ, về đại thể để tri giác
Quá trình tri giác như vậy chỉ dừng lại ở việc nhận biết và gọi
tên đối tượng chứ không đi sâu vào từng chi tiết, bộ phận của
nó. Vì thế, trẻ khó phân biệt một cách chính xác các đối tượng giống nhau.
Ví dụ : số 6 số 9, chữ “ít” – chữ “tí”, cây mía - cây sậy, hình có 5 cạnh hình có 6 cạnh... lOMoAR cPSD| 47171770
+Cho các em xem một bức tranh vẽ con thỏ rất đẹp, sau khi cất
bức tranh yêu cầu các em vẽ lại thì các em không nhận thấy có
rất nhiều chi tiết. Trẻ sẽ hỏi nhau con thỏ có màu gì, có ria mép
hay không, mắt nó thế nào,…
->Không phải là các em chưa có khả năng phân tích, tách các
dấu hiệu, các chi tiết nhỏ của đối tượng, mà là sự phân tích một
cách có mục đích, có tổ chức và sâu sắc ở các em còn yếu
D) Tri giác của các em thường gắn với hành động, với hoạt động thực tiễn của trẻ.
Đối với các em, trị giác sự vật có nghĩa là phải làm một cái gì đó
với sự vật, như cầm nắm, sờ mó... và những gì phù hợp với nhu
cầu, những gì tham gia trực tiếp vào cuộc sống và hoạt động,
những gì giáo viên chỉ dẫn thì mới được các em tri giác.
Ví dụ: Trẻ sẽ nhớ lâu về hình dạng của trái bóng khi được chơi
bóng, cầm bóng; hay sẽ nhận biếtđược con mèo, con chó khi
được vuốt ve, chơi đùa với chúng
e)Tri giác không gian và thời gian của học sinh tiểu học còn hạn chế.
+Về không gian: Các em thường gặp khó khăn khi phải quan sát
những vật có kích thước quá lớn hoặc quá nhỏ. Ví dụ các em
cho rằng trái đất to bằng mấy tỉnh,…
+Về thời gian: trẻ đặc biệt khó khăn khi tri giác thời gian. Các
nghiên cứu cho thấy rằng phần lớn học sinh tiểu học đều có xu
hướng rút ngắn “độ dài” của phút so với thực tế. Ngược lại, khi
tri giác một khoảng thời gian dài hơn (10 phút, 15 phút) thì trẻ lOMoAR cPSD| 47171770
lại tăng “độ dài” thực tế của chúng. Các em khó hình dung
“ngày xưa”, “thế kỉ”, nhưng lại tri giác tốt các “đơn vị” thời gian, như giờ, ngày, tuần..
VD: trẻ nhầm lẫn đường tròn với hình cầu, nên gọi đường tròn là quả bóng.
f) Tri giác của học sinh tiểu học không tự nó phát triển.
Trong quá trình học tập, khi tri giác trở thành hành động có mục
đích, trở thành hành động có phân tích, có phân hóa hơn thì tri
giác sẽ mang tính chất của sự quan sát có tổ chức.
Trong sự phát triển trị giác của học sinh, giáo viên tiểu học có
vai trò rất lớn. Giáo viên là người hằng ngày không chỉ dạy cách
nhìn, hình thành kĩ năng nhìn cho học sinh, mà còn cần chú ý
hướng dẫn các em biết xem xét, không chỉ dạy học sinh nghe
mà còn cần chú ý dạy trẻ biết lắng nghe; cần chú ý tổ chức hoạt
động của học sinh để tri giác một đối tượng nào đó, nhằm phát
hiện những dấu hiệu bản chất của sự vật và hiện tượng
nào .Quá trình này được thực hiện không chỉ trong lớp học (giới
thiệu đồ dùng dạy học, hướng dẫn thực hành, học vẽ, lao động)
mà cả khi tham quan, dã ngoại lOMoAR cPSD| 47171770 Câu hỏi:
Khi đọc sách, ta thấy nội dung sách có những chữ in nghiêng
hay in đậm tạo ra sự khác biệt với các dòng chữ còn lại để làm
người đọc ấn tượng. Cách làm này là vận dụng từ quy luật nào của tri giác?
A. Quy luật về tính lựa chọn của tri giác.
B. Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác.
C. Quy luật về tính đối tượng của tri giác. D. Quy luật tổng giác