Triết-2a-Dân-tộc - triết học chương 2│Đại học Sư phạm Hà Nội
Triết-2a-Dân-tộc - triết học chương 2│Đại học Sư phạm Hà Nội được biên soạn theo phân phối chương trình học. Bao gồm các thông tin được sắp xếp theo trật tự logic nhằm cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng nhất định, sẽ làm tăng tính sinh động của môn học, từ đó giúp sinh viên có thể tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và linh hoạt hơn.
Preview text:
2.Dân tộc
a) Các hình thức cộng đồng người trước khi hình thành dân tộc
- Hình thức cộng đồng người là cách thức tổ chức xã hội của con người trong những thời kỳ lịch sử khác nhau .
- Lịch sử phát triển của xã hội loài người cho đến nay là lịch sử phát triển của các hình thức cộng đồng từ thấp đến cao : thị tộc
, bộ lạc , bộ tộc và dân tộc . Trong đó , dân tộc là hình thức cộng đồng người cao nhất và phổ biến nhất trong xã hội loài người hiện nay .
*Thị tộc :
Định nghĩa : Thị tộc là cộng đồng người ( gồm khoảng vài trăm người ) có cùng một huyết thống . Thị tộc là một đơn vị sản xuất , là hình thức tồn tại cơ bản , sớm nhất của xã hội nguyên thủy và là thiết chế xã hội đầu tiên của loài người.
Những đặc điểm cơ bản :
- Thứ nhất: Sự phân công lao động giữa phụ nữ và đàn ông mang tính chất tự nhiên.
- Trồng trọt và chăn nuôi dần trở thành nguồn sinh sống chủ yếu. Công việc nặng nhọc này phải do người đàn ông đảm nhiệm chính, vai trò của người đàn ông tăng lên trong đồi sống kinh tế của cộng đồng.
- Người đàn ông thời mông muội vừa là chiến sỹ, vừa là người đi săn thì phải giữ địa vị thứ yếu trong nhà, sau người đàn bà. Trái lại, khi là người chăn nuôi “có tính nết nhu mì hơn” thì họ lại tiến lên hàng thứ nhất và người đàn bà bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Chế độ mẫu quyền dần dần phải nhường chỗ cho chế độ phụ quyền.
- Thứ hai: Chế độ mẫu quyền bị lật đổ là sự thất bại lịch sử có tính chất toàn thế giới của giới nữ
- Các thành viên có cùng một tổ tiên và nói chung một thứ tiếng . Ngôn ngữ thị tộc còn rất đơn giản.
- Mỗi thị tộc còn có tục lệ, tập quán, nghi thức tín ngưỡng riêng của mình.
- Trong mỗi thị tộc hình thành những yếu tố văn hóa nguyên thủy mang sắc thái của cộng đồng sản sinh ra chúng.
- Mỗi thị tộc có tên gọi riêng. Ví dụ: Thị tộc IROQUOI , Thị tộc Hy Lạp...
- Về tổ chức xã hội, hội nghị toàn thể của thị tộc bầu ra tù trưởng, thủ lĩnh quân sự và có thể bãi miễn họ khi thấy không xứng đáng. Người đứng đầu thị tộc được các thành viên tôn kính, phục tùng một cách tự nhiên và tự nguyện. Đây là hình thức dân chủ đầu tiên trong lịch sử loài người.
- Hình thức liên hệ cộng đồng này tuy đơn giản, nhưng bền vững, thích hợp trong điều kiện sản xuất thấp kém thời bấy giờ.
Ví dụ : Quan hệ trong thị tộc: con cháu có thói quen tôn kính lớp ông bà, cha mẹ. Ngược lại, ông bà, cha mẹ đều chăm lo, bảo đảm nuôi dạy tất cả con cháu của thị tộc.
* Bộ lạc :
Định nghĩa : Bộ lạc là hình thức cộng đồng người hình thành do những thị tộc có quan hệ huyết thống hoặc quan hệ hôn nhân liên kết với nhau. Mỗi bộ lạc bao gồm nhiều thị tộc, trong đó có một thị tộc được gọi là bào tộc.
Những đặc điểm cơ bản của bộ lạc :
- Cơ sở kinh tế của bộ lạc là chế độ công hữu về đất đai và công cụ sản xuất .
- Sự phân công lao động giữa các thành viên trong bộ lạc là bình đẳng .
- Mỗi bộ lạc có tên gọi riêng , các thành viên nói chung một thứ tiếng , có những tập quán và tín ngưỡng chung.
−Lãnh thổ của bộ lạc ổn định hơn so với thị tộc ( đặc trưng mới so với thị tộc mặc dù chưa bền vững), có hình thức sở hữu cao hơn thị tộc (ngoài sở hữu riêng của thị tộc, bộ lạc còn có các sở hữu khác bao gồm vùng lãnh thổ, nơi trồng trọt, săn bắt và chăn nuôi, ).
- Về tổ chức xã hội, đứng đầu là một hội đồng gồm những tù trưởng của các thị tộc tham gia bộ lạc và có một vị thủ lĩnh tối cao . Mọi vấn đề quan trọng trong bộ lạc đều được bàn bạc và thông qua trong hội đồng này .
Ví dụ : Quan hệ giữa các thị tộc trong một bộ lạc là gắn bó với nhau, giúp đỡ nhau.
−Một bộ lạc có thể tách ra nhiều bộ lạc khác nhau, song có thể hợp nhất các bộ lạc thành liên minh các bộ lạc( hình thức phát triển cao nhất của bộ lạc).
Ý nghĩa: Bộ lạc là hình thức tốt nhất để phát triển sản xuất, chính trong thời kì này công cụ sản xuất bằng kim loại đã được hình thành → Hình thức phân công xã hội đầu tiên giữa trồng trọt - chăn nuôi, nông nghiệp- thủ công nghiệp ⇒ Tiền đề khách
quan của sự xuất hiện sở hữu tư nhân ⇒ Bộ tộc ra đời thay thế cho hình thức bộ lạc và liên kết các bộ lạc
* Bộ tộc :
Định nghĩa : Bộ tộc là hình thức cộng đồng người hình thành khi xã hội có sự phân chia thành giai cấp , bộ tộc là sự liên kết của nhiều bộ lạc không cùng huyết thống.
Đặc điểm: Bộ tộc hình thành khi xã hội có sự phân chia giai cấp vậy nên bộ tộc hình thành cùng với chế độ chiếm hữu nô lệ, hoặc chế độ phong kiến. Do đó bộ tộc có sự hình thành và phát triển phức tạp hơn thị tộc và bộ lạc, mang những nét đặc trưng chủ yếu sau:
- Mỗi bộ tộc có tên riêng và đặc điểm kinh tế, văn hóa riêng.
- Khác với bộ lạc và thị tộc, bộ tộc có lãnh thổ tương đối ổn định, đứng đầu một bộ tộc thường là một tộc trưởng hay tộc chủ.
- Dân cư đa dạng và đan xen, đa ngôn ngữ và văn hóa, trong đó ngôn ngữ của bộ tộc, chiếm vị trí trung tâm của sự giao lưu và phát triển kinh tế, trở thành ngôn ngữ chung của toàn bộ tộc. Tuy nhiên, tính thống nhất chưa cao vì bên cạnh tiếng nói chung, thổ ngữ của các bộ lạc vẫn được sử dụng rộng rãi.
- Xuất hiện những yếu tố chung về tâm lý, văn hoá, về tổ chức xã hội.
- Thời kỳ hình thành bộ lạc là thời kỳ đánh dấu sự tan rã của bộ tộc. Trong thời kỳ hoàng kim của xã hội công xã nguyên thủy, tư hữu và tư hữu ra đời thay thế tài sản tập thể của thị tộc, bộ lạc. Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội dựa trên giai cấp đầu tiên, được hình thành.
- Tuy nhiên, do nền kinh tế thị trường chưa phát triển và đời sống kinh tế phần lớn vẫn mang tính tự cung tự cấp, nên cộng đồng lớn này không thể là một cộng đồng rất ổn định và bền vững .
- Về tổ chức xã hội , việc điều hành công việc xã hội thuộc về nhà nước . Nhà nước là công cụ do giai cấp thống trị tổ chức ra và phục vụ lợi ích cho giai cấp đó .
Ví dụ: Bộ tộc ăn thịt người Korowai , Indonesia
+ Người Korowai là một dân tộc bản địa cư trú trong những cánh rừng ở cực đông đảo Papua , Indonesia . Họ được coi là bộ tộc ăn thịt người duy nhất còn sót lại thế giới cho đến hiện nay .
+ Bộ tộc này chỉ sống trên cây cao và có lối sống gần như người nguyên thủy , biệt lập với thế giới trong nhiều thế kỷ qua . Mãi đến năm 1970 , bộ tộc Korowai mới được một nhà thám hiểm người Hà Lan phát hiện ra .
Người Korowai sống bằng săn bắt , hái lượm , tách biệt với cuộc sống văn minh.
+ Bộ tộc này từng có tục săn đầu người và ăn thịt người . Những thành viên bộ tộc có niềm tin bất diệt với ác quỷ, sự chiếm lĩnh linh hồn và cái chết nên họ vô cùng sợ các thầy phù thủy .
Những hộp sọ của các nạn nhân xấu số được trưng bày như một món đồ trang trí trong những căn nhà của người Korowai.
+ Nạn nhân của họ thường là những kẻ thù ở các bộ tộc lân cận và bị thương nặng sau những trận chiến , có khi chính những người trong bộ tộc này cũng có nguy cơ bị giết thịt khi bị nghi là phù thủy .
+ Ngày nay , người Korowai đã được tiếp cận với nền văn minh hiện đại . Nhiều thanh niên rời bộ tộc tìm đến các thị trấn lân cận để làm ăn , sinh sống nhưng bộ tộc này vẫn giữ được những nét riêng vốn có của mình .
Nguồn : Khám phá sự thật kinh hoàng về những bộ tộc ăn thịt người trên thế giới (eva.vn)
Ý nghĩa sự ra đời của bộ tộc: Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại có một hình thức cộng đồng người được hình thành không theo huyết thống mà dựa trên những mối liên hệ về kinh tế, về lãnh thổ và văn hoá mặc dù những mối liên hệ đó còn chưa thực sự phát triển (đời sống kinh tế vẫn chủ yếu là tự cung tự cấp) từ đó dẫn đến sự ra đời hình thức cộng đồng người mới cao hơn bộ tộc, đó là dân tộc.