Triết học - bài 1,2│Đại học Sư phạm Hà Nội
Triết học - bài 1,2│Đại học Sư phạm Hà Nội được biên soạn theo phân phối chương trình học. Bao gồm các thông tin được sắp xếp theo trật tự logic nhằm cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng nhất định, sẽ làm tăng tính sinh động của môn học, từ đó giúp sinh viên có thể tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và linh hoạt hơn.
Preview text:
Triết học ra đời rất sớm gần như đồng thời từ khoảng thế kỉ VIII đến VI trước công nguyên ở cả phương Đông và phương Tây. Với những cách hiểu khác nhau, những cái nôi của triết học đã lí giải hai chữ “triết học” một cách vô cùng phong phú.
Triết học là gì? Với triết học phương Đông, người Trung Quốc quan niệm “Triết” nghĩa là truy tim bản chất của đối tượng nhận thức, là hiểu biết sâu sắc về toàn bộ thế giới, định hướng nhân sinh quan của con người. Còn ở Ấn Độ, triết học là “chiêm ngưỡng”, hàm ý tri thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để đưa con người đến với lẽ phải.
Cái nôi của triết học phương Tây- Hy Lạp định nghĩa triết học là “Philosophia” với nhiều lớp nghĩa, được biết đến rộng rãi nhất là “yêu mến sự thông thái” và “giải thích vũ trụ”, nhưng nó còn có nghĩa là “khát vọng tim kiếm tri thức của con người”. Như vậy, tổng quát lại, triết học hoạt động tinh thần bậc cao, là loại hình nhận thức có trình độ trừu tượng hóa và khái quát hóa rất cao. Triết học tồn tại với nét tính cách là một hình thái ý thức xã hội, triết học nào cũng có tham vọng xây dưng nên một bức tranh tổng quát nhất về thế giới và con người.
Dựa theo đặc điểm đó, Triết học của Mác Lenin cũng thực hiện nhiều chức năng đó là chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp luận, có giá trị định hướng cho con người trong nhận thức và hoạt động thực tiễn của mình. Triết học không phải là một thứ gì quá xa xôi viển vông ngược lại gắn bó mật thiết với cuộc sống thực tiễn, chúng là những hiện tượng trong cuộc sống xảy ra xung quanh mình:
- Phương pháp luận siêu hình và phương pháp luận biện chứng:
- Phương pháp siêu hình:
Phương pháp luận này tách đối tượng nhận thức ở trạng thái cô lập, tách rời đối tượng ra khỏi các chỉnh thể khác và giữa các mặt đối lập nhau có một ranh giới tuyệt đối. Phương pháp này chỉ nhìn trạng thái
của vật ở trạng thái tinh mà quên đi sự vận động của vật, không thấy sự phát sinh- tiêu vong, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng
- Phương pháp luận biện chứng
Nhận thức đối tượng ở mối liên hệ với nhau, ảnh hưởng nhau, ràng buộc nhau. Phương pháp này nhìn mọi đối tượng ở trạng thái vận động biến đổi, nằm trong khuynh hướng chung là phát triển. Như vậy, đây là phương pháp mềm dẻo, linh hoạt. nó thừa nhận trong những trường hợp cần thiết thì bên cạnh cái “hoặc là...hoặc là..” sẽ có cả cái “vừa là...vừa là”
- > có thể thấy khi nhận thức đối tượng bất kì, ta cần đặt nó trong sự vận động cùng với các mối liên hệ xung quanh, không đối tượng nào thực sự đứng yên mà không thay đổi, vận động. Viên đá không đứng im vĩnh viễn, nó vẫn vận động dưới sự ăn mòn hóa học. Phương pháp luận biện chứng giúp ta nâng cao nhận thức của mình về thế giới, khám phá thế giới dưới cái nhìn khoa học mà không bị hạn chế bởi niềm tin mù quáng vào sự tồn tại siêu nhiên nhưng cũng không chối bỏ sự tồn tại của siêu nhiên. Nhờ có PPLBC, nhìn cơn mưa ta biết nó là sự phát triển của quá trình hơi nước bốc hơi ngưng tụ dưới dạng những đám mây, khi gặp điều kiện lạnh, tạo thành giọt nước, nặng hơn không khí, và rơi xuống mặt đất, tạo thành cơn mưa chứ không phải là do Thần linh hay Chúa trời tạo ra như ở PPLSH.
Cái nhìn chủ quan của nhiều người cho rằng Phật pháp là những điều tâm linh, dạy con người ta những niềm tin mù quáng không có cơ sở- đó là một PBCSH khi đã phủ nhận mọi sự phát triển hơn của Phật giáo và các hành động tích cực của các Phật tử đang làm mà chỉ “cắt nghĩa” một tôn giáo qua hành động sai lầm, mê tín của một số cá nhân do không tim hiểu kĩ. Cái nhìn biện chứng cho ta tim hiểu về hiện tượng trong sự vận động từ quá khứ đến hiện tại, tương lai, vì thế ý thức chủ quan của ta sẽ thay đổi, ta sẽ thấy giáo lý đạo Phật chân chính không
dạy ta những kiến thức mê tín dị đoan, tôn sùng mù quáng. Đạo Phật dạy ta cách xóa bỏ khổ đau, yêu thương con người, và còn dạy cho ta rất nhiều về sự biến đổi của vạn vật, thế giới, cách sống tốt đời đẹp đạo bằng các tư duy biện chứng .Ví dụ: Giáo lý của Phật có nói về “vô thường” và “vô ngã” :“Vô thường” nghĩa là , “thay đổi”, “không trường tồn”. Vô thường là một trong ba tính chất của tất cả sự vật. Tức, vạn vật luôn vận động, luôn thay đổi
“Vô ngã” cho rằng, không có một Ngã, một cái gì trường tồn, bất biến, cốt tủy, vững chắc, tồn tại nằm trong sự vật mà không phụ thuộc vào cái khác. Tức vật với vật luôn có những mối liên hệ với nhau,...
Vậy tư duy BC giúp ta điều gì trong cuộc sống hàng ngày? Đối với một sinh viên mới được tiếp cận với môi trường đại học nói chung và môi trường sư phạm nói riêng, triết học đã giúp tôi rất nhiều trong quá trình học tập:
+ luôn tiếp nhận tri thức một cách khoa học, sáng tạo. Tư duy biện chứng sẽ giúp sinh viên có cái nhìn toàn diện, phân biệt tri thức đúng, sai; chỉ ra nguyên nhân cái sai, và khẳng định, phát triển tri thức đúng đắn. Sinh viên tự học, nghiên cứu, giải thích thực tiễn biến đổi, đưa ra những giải pháp mà thực tiễn đặt ra....
+ Có phương pháp học tập, làm việc đúng đắn; không học vẹt, học tủ mà học hiểu, học vận dụng, biết đánh giá và sáng tạo
+Loại bỏ tư duy siêu hình, cứng nhắc, bảo thủ trì trệ..
- Mối quan hệ giữa chất và lượng
- Từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự chuyển hóa về chất.
Mọi sự vận động phát triển luôn bắt đầu từ sự thay đổi về lượng, dẫn đến sự chuyển hóa về chất
Quá trình thay đổi của lượng diễn ra theo xu hướng tăng hoặc giảm nhưng không lập tức dẫn đến sự thay đổi về chất của sự
vật, hiện tượng; chỉ khi lượng thay đổi đến giới hạn nhất định mới dẫ đến sự thay đổi về chất
Ví dụ:
Nước khi được đun nóng từ nhiệt độ thường, nước không thể bốc hơi luôn . Nhưng khi đã sôi và đạt đến giới hạn là 100 độ, nước sẽ bốc hơi. Vậy, khoảng từ nhiệt độ thường của nước đến 100 độ được gọi là “độ”; nhiệt độ 100 độ của nước là giới hạn để nước chuyển thành chất khác, hay còn gọi là “ điểm nút”, và khi nước chuyển từ thể lỏng sang thể khí được gọi là “bước nhảy”
- Khi chất mới ra đời quy định một lượng mới tương ứng với nó.
Ví dụ: Sau khi nước bốc hơi, phải có một điều kiện thích hợp như áp suất cao,nhiệt độ môi trường thích hợp,.. nó sẽ ngưng tụ lại, chuyển từ thể khí sang thể lỏng. Các điều kiện thích hợp ấy là những lượng mới để quá trình vận động và phát triển tạo ra điểm nút và thực hiện bước nhảy để trở thành một chất khác của nước được tiếp tục
- Qui luật: Từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại” chính là quy luật chung nhất của sự vận động và phát triển và thực sự có ý nghĩa trong đời sống thực tiễn.
Qui luật này đã nhắc nhở tôi rằng, không có gì mình mong cầu có thể thành hiện thực nếu mình không bắt tay vào thực hiện và tim cách biến nó thành hiện thực, và cần phải có một quá trình rèn luyện, không nên nóng vội, đốt cháy giai đoạn. Muốn đỗ đại học theo mơ ước thì ta phải học thật nghiêm túc, tích lũy kiến thức, rút ra bài học....
Muốn trở thành nhà tham vấn, ta cần có kiến thức về tâm lí, về các hành vi, cách truyền đạt, lắng nghe,... Muốn ra trường với bằng loại giỏi thì cần học tập và tru rèn. Chớ vì nôn nóng
mà đốt cháy giai đoạn, nóng vội. vì muốn có bằng ra trường đi làm sớm mà đăng kí quá nhiều tín chỉ không biết lượng sức mình thì sẽ thất bại, vì muốn thành công sớm mà vừa ra trường đã thành lập công ty trong khi kinh nghiệm và kĩ năng chưa đủ thì cũng sẽ ra kết quả thất bại. Bởi vậy, cần tích đủ lượng thì ta mới có thể biến đổi chất
Khi đã tích đủ lượng cần thiết, ta cần mạnh mẽ, quyết tâm thực hiện bước nhảy để đến một quá trình mới để tránh tư tưởng bảo thủ trì trệ, ngại khó ngại khổ. Chẳng hạn như khi đã ra trường và tích đủ kinh nghiệm, mối quan hệ để có thể tự mình làm chủ thì ta cần quyết tâm thành lập công ty của mình, không vì sợ hãi, ngần ngại khó khăn, gian khổ mà cứ mãi ở trong vùng an toàn để mãi không thể chạm đến vinh quang mình mong muốn. Hay ở trong một mối quan hệ tinh cảm, mình đã thích người ta lâu lắm rồi, người ta cũng thích mình rồi nhưng lại vì làm bạn đã lâu, sợ người ta không muốn cùng mình tiến tới quan hệ mới, sợ mai sau chia tay lại mất đi tinh bạn hay chỉ đơn giản là cả hai ngần ngại mà rồi im lặng đánh mất tinh yêu.
Trong hoạt động nhận thức, thực tiễn cần linh hoạt tiến hành bước nhảy, chống giáo điều, dập khuôn. Chẳng hạn như vấn đề thi đại học hiện nay, rất nhiều học sinh vào đại học chỉ vì mọi người xung quanh họ học đại học và cũng ép mình phải giống như họ cho dù bản thân chẳng biết mình muốn gì và đại học để làm gì. Ta cần tránh đồng hóa mình với đám đông cũng như tránh phán xét người khác chỉ vì họ không giống mọi người, xã hội cần sự sáng tạo và khác biệt ở trong chúng ta để phát triển hơn nữa
- Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
- Nguyên nhân sinh ra kết quả nên bao h cũng có trước kq, kq chỉ xuất hiện khi có nguyên nhân gây ra, kết quả bh cũng có sau
- Mối quan hệ nhân- quả là mối liên hệ mang tính phức tạp, thể hiện là một nguyên nhân có thể sinh ra một hoặc nhiều kết quả và nhiều nguyên nhân dẫn có thể đến một kết quả.Nguyên nhân có nhiều loại: cơ bản và không cơ bản; bên trong và bên ngoài; chủ yếu và thiết yếu,...mỗi loại có một vị trí và vai trò khác nhau đvs kq
+ Ví dụ: chặt phá rừng dẫn đến xói mòn đất, có thể xảy ra lở bùn đất khi có mưa giông, tuyệt chủng động vật hoang dã do mất môi trường sống,.. ( một nguyên nhân, nhiều kết quả)
+ Ví dụ: ôi nhiễm môi trường do nhiều nguyên nhân: vứt rác thải tùy tiện, khai thác quá mức, xả thải trực tiếp từ các nhà máy xí nghiệp
+ Ví dụ: chơi đá bóng giỏi đến từ việc sở thích- nguyên nhân bên trong và chăm chỉ luyện tập- nguyên nhân bên ngoài. Nếu như chỉ thích thôi mà không luyện tập thì không thể chơi bóng hay, nhưng cứ luyện tập mà không thích môn thể thao đó thì dễ cảm thấy nản chí và từ bỏ
- Nguyên nhân và kết quả chuyển hóa lẫn nhau, trong mối liên hệ này, sự vật, hiện tượng đóng vai trò nguyên nhân nhưng trong mối liên hệ khác, nó lại là kết quả. Do đó, mối liên hệ nhân quả là một chuỗi vô cùng, vô tân, không thể xác định đâu sẽ là nguyên nhân và kết quả cuối cùng
+ chăm chỉ học tập – kq tốt- cơ hội tốt- việc làm tốt
Tìm được bạn đời tốt
- Kết quả có thể có thể tác động trở lại nguyên nhân
+ ví dụ: ra tăng dân số cao- nghèo đói –(tác động trở lại ) tăng ds Thất học
Xóa bỏ tham ô phải tim ra nguyên nhân, cũng p loại bỏ điều kiện mà những ng tham ô đc
Ví dụ: Food riviewe nhận n quảng cáo sản phẩm do nhà hàng X k có khách thuê, vì tiefn lợi nhuận cao nên cố tinh nói quá, nói không đúng thực tế để kiếm nhiêu hơn
Có thể tháy triết học đã cho ta rất nhiều bài học về các qui luật vận hành, hoạt động của thực tiễn, triết học đ đ và sẽ trở thành người bạn đắc lực của đcsvn nch và sinh viên nói riêng trong con đường hướng tới ptr đnc vn giàu mạnh