Triết học. Tiểu luận triết – Tài liệu môn Triết học Mac-Lenin | Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
1.1.1 Khái niệm tôn giáo : Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, phản ánh một cách hư ảo thế giới hiện thực bằng những lực lượng siêu nhiên: thần thánh, thế giới bên kia,… - Nguồn gốc tôn giáo: + Nguồn gốc nhận thức: nhận thức con người phát triển nhiều nhưng chưa giải đáp nổi các hiện tượng bí ẩn, nên tôn giáo xuất hiện là cơ sở giải cho mọi câu hỏi. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin (LLCT130105)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Tôn giáo KN NG TC MỘT SỐ
Quan điểm triết học Thiên chúa giao về con người
1.1Khái niệm về tôn giáo
1.1.1 Khái niệm tôn giáo : Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, phản ánh một
cách hư ảo thế giới hiện thực bằng những lực lượng siêu nhiên: thần thánh, thế giới bên kia,…
- Nguồn gốc tôn giáo:
+ Nguồn gốc nhận thức: nhận thức con người phát triển nhiều nhưng chưa giải
đáp nổi các hiện tượng bí ẩn, nên tôn giáo xuất hiện là cơ sở giải cho mọi câu hỏi.
+ Nguồn gốc kinh tế- xã hội: thời xa xưa, con người bất lực trước sức mạnh tự
nhiên nên thần thánh hóa nó và dựng nên tôn giáo để thờ cúng và tôn giáo trở
thành niềm tin cứu rỗi con người khỏi số mệnh an bài.
+ Nguồn gốc tâm lý: con người tìm đến tôn giáo để an ủi tinh thần trước những
nỗi sợ về các vấn đề liên quan tự nhiên, xã hội
- Tính chất của tôn giáo
+ Tính lịch sử: Tôn giáo luôn có sự điều chỉnnh thay đổi nhằm mục đích hòa hợp với thời cuộc
+ Tính quần chúng: Tôn giáo hướng con người tới cái thiện, tránh điều ác tạo
nên cuộc sống tốt đẹp nên đông đảo người tin tưởng và tôn sùng.
+ Tính chính trị: Tính chất này hình thành khi xã hội đã phân chia giai cấp, giai
cấp thống trị lợi dụng tôn giáo thực hiện mục đích chính trị của mình. Ví dụ:
Tòa thành Vatican, nước Cộng hòa Hồi giáo Iran.
- Một số tôn giáo thịnh hành ở nước ta: Phật giáo, Kito giáo,…
1.1.2 Quan điểm triết học Thiên chúa giao về con người
- Nguồn gốc loài người: Theo Sáng Thế ký, con người do chúa tạo ra, người
đầu tiên mà Ngài tạo ra là Adam, sau đó Ngài tạo ra Eva để sống cùng Adam.
Đó là những người đầu tiên của nhân loại.
- Quan điểm của Kinh thánh về con người
+ Con người được tạo dựng bởi Thiên Chúa: Kinh thánh bày tỏ quan điểm con
người là hình ảnh của Thiên Chúa, thông qua con người mà Thiên Chúa trở nên gần gũi.
+ Con người là hữu thể có xã hội tính, phải xây dựng mối quan hệ mới tồn tại
và phát triển được.
+ Con người được ủy thác trách nhiệm giữ gìn, cải tạo vật chất và cả chính bản thân.
+ Tội là mặt không thể tách khỏi bản tính con người và hậu quả của tội là sự
nghèo khổ, thương tổn nhưng con người đặt niềm tin vào Chúa thì không còn bi
quan về sai lầm do tội mang lại .
1.1.3 Quan điểm triết học Phật giáo về con người
- Nguồn gốc loài người: Con người có từ thế giới tên là Quan Âm Thiên sau
khi thác sinh sẽ chuyển vào thế giới hiện tại.
- Quan điểm về con người theo Phật giáo
+Con người là do duyên sinh thành và do duyên hoại diệt
+ Con người mang bản chất Vô ngã và là hệ quả của Vô minh tính và Phật tính,
cả 2 tính này lẫn với nhau tạo thành con người
+ Con người muốn đời sống hoàn hảo cần nỗ lực tạo điều kiện cho chính mình
+ Con người phải chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động của bản thân.
1.2 Quan điểm triết học Trung Quốc về con người
1.2.1 Khái quát về triết học của Trung Quốc: Một trong những chiếc nôi của
triết học nhân loại, nghiên cứu những vấn đề có tính căn bản và sâu sắc.
Trong đó, có vấn đề bản tính con người là một trong những vấn đề bàn cãi
nhiều nhất lịch sử triết học TQ
1.2.2 Quan điểm triết học của Trung Quốc về bản tính con người: Từ thuyết “
Thiên Mệnh luận”, triết học TQ cho rằng bản tính con người do Trời hay
Thượng đế phú cho, là cái mà con người sinh ra đã có, nhưng nó không nhất
thành bất biến mà có thể bị thay đổi
1.2.3 Khái quát về tư tưởng Nho giáo: là hệ thống đạo dức, triết học xã hội, triết
lý giáo dục và triết học chính trị do Khổng Tử đề xướng và được các môn đồ
của ông phát triển với mục đích xây dựng một xã hội thịnh trị. Nho giáo ảnh
hưởng lớn tại các nước châu Á: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Triều
Tiên, Hàn Quốc và Việt Nam.
1.2.4 Khái quát về bản chất con người theo tư tưởng Nho giáo : Con người khi
mới sinh ra đều có cái tính trời phú cho là gần giống nhau, nhưng do quá
trình tiếp xúc, học hành mà làm cho họ có sự khác nhau. Bản tính của con
người là thiện nhưng vì con người quen đói đời, mê vật dục nên mới thấy
điều nhân xa mình vì vậy con người phải luôn giữ lấy điều nhân.
1.3. Quan điểm triết học phương Tây hiện đại về con người
- Khái quát Quan điểm về con người trong triết học phương Tây thời Phục
hưng, Cận đại và Hiện đại
+ Khi "Thuyết tiến hoá của các loài" của Đácuyn ra đời, các nhà triết học duy vật
mới có căn cứ khoa học để chỉ ra nguồn gốc phi thần thánh của con người.
+Còn các nhà duy vật thế kỷ XVII-XVIII (Hốpxơ) coi con người khi sinh ra đã
mang sẵn bản chất tự nhiên (tính đồng loại).
+ Phái nhân bản học sinh vật (Phoiơbắc, Phờrớt v.v) cho con người là một thực thể
tự nhiên, sinh vật; con người sinh vật thuần tuý; con người nhân bản, tuyệt đối hoá
yếu tố sinh vậtcủa con người, quy bản chất của con người vào tính tự nhiên của
nó.Ở Phoiơbắc, bản chất của con người nằm ở tính tộc loại được thể hiện ra trong
tình cảm, đạo đức, tôn giáo và tình yêu.
+ Ở thời hiện đại, quan điểm về con người trong triết học phương Tây hiện đại thể
hiện rõ nét qua các quan điểm của phân tâm học, chủ nghĩa nhân vị, chủ nghĩa thực
dụng, chủ nghĩa phê phán, chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa cấu trúc v.v, trong đó các
quan điểm về con người của chủ nghĩa hiện sinh giữ vai trò chủ yếu.
1.4 Quan điểm triết học Do Thái về con người: -
Tôn trọng sự sống
Sự sống được coi như là một thứ lớn lao và rất quan trọng và đây còn được coi như
là một món quà từ Thượng Đế ban cho những người nơi đây. Người Do Thái sẽ
thường tập trung vào việc bảo vệ cũng như kính trọng sự sống, và đây cũng thường
là một giáo lý cơ bản trong triết học của họ -
Hệ thống giáo dục
Ở đây hệ thống giáo dục của họ thường được nhấn mạnh về việc nắm bắt kiến thức
cũng như sự hiểu biết về mọi thứ. Triết học giáo dục của họ có thể được coi là một
phần của triết học lịch sử và văn hóa của họ -
Quy tắc Đạo đức và pháp luật:
Bảng Mệnh lệ Do Thái, còn được gọi là Điều Luật Do Thái. Ngoài ra còn có “613
điều răn” - là số lượng điều răn có trong Kinh thánh Torah của Do Thái giáo bắt
đầu vào thế kỷ thứ 3 công nguyên, chứa đựng nhiều quy tắc và nguyên tắc về đạo đức và hành vi xã hội -
Chúa Thượng Đế và mối liên kết tâm linh
Đức Chúa Trời (God) trong triết học Do Thái được coi là đấng tối cao và là người
sáng tạo vũ trụ. Sự tin vào một Đức Chúa Trời duy nhất thường đi kèm với một
mối liên kết tâm linh sâu sắc trong đời sống hàng ngày. -
Quan niệm về mục tiêu cuộc sống:
Mục tiêu cuộc sống của người Do Thái thường liên quan đến việc sống một cuộc
sống có ý nghĩa và đóng góp cho xã hội. Việc thực hiện các nguyên tắc đạo đức và
giữ gìn bản sắc văn hóa là quan trọng trong quan niệm của họ. -
Sự kết hợp của tâm linh và vật chất:
Trong triết học Do Thái, có sự kết hợp giữa tâm linh và vật chất. Cuộc sống hàng
ngày thường được nhìn nhận như một phần của kế hoạch tạo hóa và có mục đích tâm linh
1.5 Quan điểm triết học Mác – Leenin về con người:
1.5.1. Con người là thực thể sinh học – xã hội
+ Về phương diện sinh học, con người là một thực thể sinh vật, là sản phẩm của
giới tự nhiên, là một động vật xã hội . Điều đó có nghĩa rằng con người cũng như
mọi động vật khác phải tìm kiếm thức ăn, nước uống, phải “đấu tranh sinh tồn” để tồn tại và phát triển.
+ Về phương diện thực thể sinh học, con người còn phải phục tùng các quy luật
của giới tự nhiên, các quy luật sinh học như di truyền, tiến hóa sinh học và các quá
trình sinh học của giới tự nhiên.
+ Con người còn là một thực thể xã hội có các hoạt động xã hội. Hoạt động xã hội
quan trọng nhất của con người là lao động sản xuất. Hoạt động và giao tiếp của con
người đã sinh ra ý thức người. Tư duy, ý thức của con người chỉ có thể phát triển
trong lao động và giao tiếp xã hội với nhau. Nhờ đó ngôn ngữ xuất hiện và phát triển
+ Ngôn ngữ và tư duy của con người thể hiện tập trung và nổi trội tính xã hội của
con người, là một trong những biểu hiện rõ nhất phương diện con người là một
thực thể xã hội. Chính vì vậy, khác với con vật, con người chỉ có thể tồn tại và phát
triển trong xã hội loài người.
1.5.2. Con người khác biệt với con vật ngay từ khi con người bắt đầu sản xuất
ra những tư liệu sinh hoạt của mình
+ “Có thể phân biệt con người với súc vật, bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chung
bằng bất cứ cái gì cũng được. Bản thân con người bắt đầu bằng tự phân biệt với
súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình”
+ “Điểm khác biệt căn bản giữa xã hội loài người với xã hội loài vật là ở chỗ: loài
vượn may mắn lắm chỉ hái lượm trong khi con người lại sản xuất”
+ Quan niệm của triết học Mác - Lênin về sự khác biệt giữa con người và các
động vật khác thể hiện tính chất duy vật nhất quán: xác định sự khác biệt đó dựa
trên nền tảng của sản xuất vật chất. Lao động, tức là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt
của mình, tạo ra con người và xã hội, thúc đẩy con người và xã hội phát triển
1.5.3. Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người
+ Chủ nghĩa Mác khẳng định con người vừa là sản phẩm của sự phát triển lâu dài
của giới tự nhiên, vừa là sản phẩm của lịch sử xã hội loài người và của chính bản thân con người
+ Con người là sản phẩm của lịch sử và của bản thân con người, nhưng con người,
khác với các động vật khác, không thụ động để lịch sử làm mình thay đổi, mà con
người còn là chủ thể của lịch sử.
1.5.4. Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử
+ Con người vừa là sản phẩm của lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội, nhưng đồng
thời, lại là chủ thể của lịch sử bởi lao động và sáng tạo là thuộc tính xã hội tối cao
của con người. Nhờ chế tạo công cụ lao động mà con người tách khỏi loài vật, tách
khỏi tự nhiên trở thành chủ thể hoạt động thực tiễn xã hội. Chính ở thời điểm đó
con người bắt đầu làm ra lịch sử của mình. Con người, một mặt, phải tiếp tục các
hoạt động trên các tiền đề, điều kiện cũ của thế hệ trước để lại; mặt khác, lại phải
tiến hành các hoạt động mới của mình để cải biến những điều kiện cũ.
+ Con người tồn tại và phát triển luôn luôn ở trong một hệ thống môi trường xác
định. Con người vừa tiếp nhận, thích nghi, hòa nhịp với giới tự nhiên, nhưng cũng
bằng cách đó cải biến giới tự nhiên để thích ứng và biến đổi chính mình
1.5.5. Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội
+ Trong sinh hoạt xã hội, khi hoạt động ở những điều kiện lịch sử nhất định con
người có quan hệ với nhau để tồn tại và phát triển; mỗi quan hệ xã hội có vị trí, vai
trò khác nhau, có tác động qua lại, không tách rời nhau. . Trong các quan hệ xã hội
cụ thể, xác định, con người mới có thể bộc lộ được bản chất thực sự của mình, và
cũng trong những quan hệ xã hội đó thì bản chất người của con người mới được phát triển.
2.1. Thời đại công nghệ hiện nay
- Những thành tựu nổi bật của thời đại công nghệ
+ Sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông đã tạo ra một thế giới
phẳng, nơi mọi người có thể kết nối với nhau một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Điều này đã góp phần thúc đẩy giao lưu, hợp tác quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội.
+ Sự phát triển của công nghệ sinh học đã mở ra những khả năng mới trong việc
chữa trị bệnh tật, nâng cao chất lượng cuộc sống.
+ Sự phát triển của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang có những bước tiến vượt
bậc và có khả năng thay đổi nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. -
Lịch sử và sự phát triển của thời đại công nghệ hiện nay
+ Thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất : Thời kỳ Cách mạng công nghiệp,
được đánh dấu bằng sự phát minh đột phá của máy hơi nước. Máy hơi nước đã tạo
ra một cuộc cách mạng trong nền kinh tế và sản xuất công nghiệp
+ Thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ hai: Thời đại này đã chứng kiến sự xuất
hiện của điện. Điện đã cung cấp nguồn năng lượng dễ dàng và tiện lợi hơn, mở ra
khả năng sử dụng các thiết bị, công nghệ mới trong các ngành công nghiệp và đời sống cá nhân.
+ Thời đại Cách mạng kỹ thuật số: là thời kỳ của công nghệ thông tin. Đây là thời
kỳ mà máy tính và Internet bắt đầu trở nên phổ biến. Việc trao đổi thông tin trở nên
nhanh chóng và tiện lợi hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh
tế số và giao tiếp toàn cầu.
+ Thời đại Thời kỳ Công nghiệp 4.0: là thời kỳ của tự động hóa và dữ liệu lớn. Các
công nghệ như Trí tuệ nhân tạo (AI), robot, Internet of Things (IoT) và phân tích
dữ liệu đã tạo ra một cuộc cách mạng trong quá trình sản xuất và quản lý.
+ Thời đại 5.0: Một bước ngoặt lớn : Mục tiêu chính là cải thiện chất lượng cuộc
sống, giảm sự chênh lệch xã hội và đối mặt với những thách thức như lão hóa dân
số. Trí tuệ nhân tạo (AI), IoT (Internet of Things), dữ liệu lớn (Big data), công
nghệ không gian ảo (VR/AR), Robotics và tự động hóa sẽ tiếp tục phát triển,
nhưng chúng sẽ được áp dụng một cách nhân văn hơn, với mục tiêu chính là làm
cho cuộc sống của con người dễ dàng và thoải mái hơn.
2.2 Những mặt phát triển tích cực của con người trong thời đại công nghệ hiện nay
- Trong quan điểm triết học Tôn Giáo
Trong đời sống xã hội vai trò của tôn giáo ngày càng thể hiện rõ nét , tôn giáo tham
gia vào mọi lĩnh vực của đời sống tinh thần. Giá trị lớn nhất mà đạo đức tôn giáo
mang lại đó là góp phần duy trì đạo đức xã hội, hoàn thiện nhân cách cá nhân,
hướng con người đến Chân – Thiện – Mỹ. Giáo lý của các tôn giáo đều hướng con
người tới những giá trị tốt đẹp, nhân văn. Các tôn giáo không chỉ mang ý nghĩa
chính trị, xã hội mà còn hàm chứa sâu sắc những yếu tố văn hóa, đạo đức. -
Trong quan điểm của triết học Trung Quốc
Bên cạnh những suy tư sâu sắc về các vấn đề xã hội, nền triết học Trung Quốc thời
cổ còn cống hiến cho lịch sử triết học thế giới những tư tưởng sâu sắc về sự biến
dịch của vũ trụ. Những tư tưởng về Âm dương – Ngũ hành tuy còn có những hạn
chế nhất định, nhưng đó là những triết lý đặc sắc mang tính chất duy vật và biện
chứng của người Trung Quốc thời cổ, có ảnh hưởng lớn đến thế giới quan triết học
sau này ở Trung Quốc và một số nước khác trong khu vực. -
Trong quan điểm của triết học phương Tây hiện đại
Những khám phá của dòng triết học này là một trong những nguyên nhân dẫn đến
sự điều chỉnh hết sức linh hoạt của chủ nghĩa tư bản về sở hữu, phân công, phân
phối và các mối quan hệ xã hội, khiến cho chủ nghĩa tư bản đã vượt qua được
nhiều cuộc khủng hoảng và hiện vẫn tỏ rõ một sức sống mạnh mẽ. -
Trong quan điểm của triết học Mác- Lênin
+ Học thuyết Mác - Lênin đã vạch rõ được những yếu tố phi khoa học, phi nhân
đạo, các loại thế giới quan, nhân sinh quan sai lệch mà trước đó đã làm mai một trí
tuệ,tính tích cực trong con người của các hệ tư tưởng truyền thống.
+ Thế giới quan khoa học ngày càng ăn sâu ở những con người luôn phấn đấu cho
thắng lợi của chủ nghĩa xã hội nó nhìn thế giới, xã hội, con người trong sự vận
động và phát triển trong tính hiện thực và tiềm ẩn những khả năng, sự tồn tại khách
quan là điều kiện sống và sự phát triển con người.
+ Sự chuyển đổi hệ tư tưởng dẫn đến chuyển đổi hệ giá trị của xã hội và giá trị con
người, con người từ chỗ phục tùng chuyển sang tự chủ, sáng tạo, từ chỗ dựa trên
tập quán chuyển sang lý trí, dân chủ, từ chí tìm cách hoà đồng chuyển sang tôn
trọng cả cá tính và bản lĩnh riêng.
+ Học thuyết Mác xít khắc phục dần lối sống thụ động, hẹp hòi, làm cơ sở cho lối
sống tích cực, vì xã hội, phát triển ý thức luôn vươn lên làm chủ và xây dựng cuộc
sống mới xuất hiện những nhân cách mới
2.3. Những mặt hạn chế của con người trong thời đại công nghệ hiện nay
2.3.1 Giới thiệu về thời đại công nghệ hiện nay
Công nghệ hiện đại như: di động, mạng xã hội, trí tuệ nhân tạo, robot,
Internet vạn vật (IoT), blockchain, xe tự hành, máy in 3D… mang lại cho xã
hội hiện đại như: tăng chất lượng cuộc sống, tăng năng suất, tiện lợi hơn,
nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn, thông minh hơn…
2.3.2 Những mặt hạn chế của con người trong thời đại ngay nay
2.3.2.1 Về mặt cá nhân
+ Đối với giới trẻ, thay vì chú tâm vào việc học, chúng chỉ biết theo dõi mọi
thứ qua điện thoại thông minh và bị “thôi miên” trong một “thế giới ảo” qua màn hình nhỏ bé này
+ Những video game, và những video quảng cáo trên mạng đã dạy cho trẻ
những hành vi kỳ lạ, khác thường
+ Có những đứa trẻ quên ăn, quên ngủ và sống trong “thế giới ảo” này, do
đó chúng không thể trưởng thành, không có trách nhiệm với thế giới chung
quanh, trở nên dửng dưng vô cảm
+ Ngày càng nhiều trẻ mắc các chứng bệnh như: tự kỷ, béo phì, cận thị, tăng động,..
+ Về mặt thói quen sinh hoạt, công nghệ cũng tạo ra những thói quen xấu,
nhất là ở giới thanh thiếu niên, chẳng hạn như: thức khuya để tán gẫu, xem
livestream/ video/ film online, sống trong thế giới ảo, dành nhiều thời gian
để lên mạng xã hội, ít giao tiếp mặt đối mặt…gây nguy cơ cao đối với các
chứng bệnh thời đại, như: cận thị, béo phì, trầm cảm, hay nóng giận và suy giảm trí nhớ…
+ Sóng điện thoại vô tuyến cũng được cho là một trong các nguyên nhân gây
các chứng bệnh như: mất ngủ, ung thư, vô sinh…
2.3.2.2 Về mặt tổ chức
+ Vì cạnh tranh mà các hãng dược đưa ra thị trường những loại thuốc có
những tác dụng phụ chưa được kiểm định đầy đủ đối với sức khỏe con
người, hay các xe hơi tự lái sử dụng các giải thuật AI có lỗi được bán rộng
rãi,… tạo áp lực ngày càng lớn lên đội ngũ quản lý và nhân viên, khiến họ
thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mõi và dễ nổi giận.
+ Một số nhà quản lý quá lệ thuộc vào máy móc đến nỗi mất khả năng ra
quyết định khi không thể kết nối với hệ thống hoặc hệ thống gặp sự cố,…
2.3.2.3 Về mặt xã hội
+ Trên mạng xã hội xuất hiện nhiều tin giả hơn, thông tin ít tin cậy hơn
+ Nguy cơ thất nghiệp, thiếu việc làm
+ Nếu như robot hoặc cyborg trong tương lai có khả năng thông minh hơn
con người, thì việc con người bị thống trị bởi những cổ máy siêu nhiên do
chính mình tạo ra không còn là chuyện khoa học viễn tưởng nữa.
2.3.3 Một số giải pháp hạn chế tác hại của công nghệ
Một vài đề nghị ở phạm vi cá nhân, gia đình có thể thực hiện như sau:
· Hạn chế việc sử dụng thiết bị thông minh của bản thân và con em trong nhà, cần
có thời gian biểu và nguyên tắc sử dụng thiết bị công nghệ một cách hợp lý.
· Nên dành nhiều thời gian để sinh hoạt chung, chơi thể thao, ngồi thiền, dã ngoại…
· Cẩn trọng khi chia sẻ thông tin trên Internet và mạng xã hội, cần lọc lựa thông tin
và rèn luyện các kỹ năng tìm kiếm và đánh giá độ tin cậy của các thông tin nhận được.
· Cập nhật các thông tin về tiến bộ công nghệ và các cảnh báo về rủi ro, an toàn
thông tin nhằm bảo vệ bản thân và gia đình khỏi các tác hại của công nghệ.
Một vài gợi ý chính sách cho chính phủ có thể tóm tắt như sau: Có các chính sách
đảm bảo sự phát triển cân bằng về trí dục, thể dục và đạo đức.
· Khuyến khích các đầu tư ứng dụng công nghệ hướng tới sự phát triển bền vững:
giảm khí thải, giảm các vấn đề xã hội, nhiên liệu mới, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng sống…
· Hạn chế hoặc đánh thuế cao đối với các dịch vụ dễ gây nghiện/ có nhiều rủi ro
như: game online, video chat, truyền thông xã hội…
· Có chính sách quản lý về an toàn, an ninh và đảm bảo quyền riêng tư dữ liệu người dùng.
· Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới.
· Tăng cường đào tạo về an toàn, rủi ro trong ứng dụng công nghệ và hệ thống thông tin
2.4. Giải pháp khắc phục những vấn đề hạn chế của con người trong thời đại
công nghệ phát triển vượt bậc - Giải pháp chung:
+ Phát triển kĩ năng mới
+ Tăng cường giáo dục các nền tảng quan trọng: Khoa học, công nghệ, kĩ thuật, toán,..
+ Chính sách giáo dục và đào tạo phù hợp
+ Chính sách xã hội và an sinh xã hội để bảo về người lao động, tạo điều kiện cho
con người dùng toàn bộ trí lực tham gia công cuộc đổi mới - Ở Việt Nam:
+ Thứ nhất, Chủ trường của Đảng trong xây dựng nhà nước thời đại phát triển
công nghệ luôn hướng đến con người, tất cả vì con người.
+ Thứ hai, Con người được xây dựng vừa có đầy đủ phẩm chất, năng lực; vừa
mang tính dân tộc, hiện đại, nhân văn; vừa có khả năng thích ứng, và mang được
trọng trách mới trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
+ Thứ ba, nhà nước cùng con người đều phải tiếp nhận và tận dụng tối đa điều kiện của sự phát triển này.
+ Thứ tư, chăm lo phát triển văn hóa cũng là điều được chú trọng trong chính sách của Đảng ta.
+ Thứ năm, kiên trì thực hiện đổi mới toàn diện nền giáo dục Việt Nam.
2.5. Phương hướng chiến lược phát triển các ưu điểm của con người trong
thời đại công nghệ ngày nay
+ Thứ nhất, con người phải đáp ứng về mặt trình độ và kĩ năng lao động cao do
những yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
+Thứ hai, nhiều ngành nghề mới ngày càng xuất hiện nhiều do cách mạng công
nghiệp 4.0 đem lại, đòi hỏi khả năng tìm tòi, học hỏi và thích nghi của con người Việt Nam.
+ Thứ ba, khả năng giao tiếp, khả năng ngoại ngữ và khả năng thích ứng môi
trường cạnh tranh quốc tế của con người Việt Nam.
+ Thứ tư, yêu cầu về sự hoàn thiện giá trị con người Việt Nam với sự đứt gãy về
giá trị, chuẩn mực đạo đức qua các thế hệ do mặt trái của CMCN 4.0 tạo ra.