-
Thông tin
-
Quiz
Triết học và âm nhạc│Đại học Sư phạm Hà Nội
Triết học và âm nhạc│Đại học Sư phạm Hà Nội được biên soạn theo phân phối chương trình học. Bao gồm các thông tin được sắp xếp theo trật tự logic nhằm cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng nhất định, sẽ làm tăng tính sinh động của môn học, từ đó giúp sinh viên có thể tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và linh hoạt hơn.
Triết học Mác-Lênin 184 tài liệu
Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Triết học và âm nhạc│Đại học Sư phạm Hà Nội
Triết học và âm nhạc│Đại học Sư phạm Hà Nội được biên soạn theo phân phối chương trình học. Bao gồm các thông tin được sắp xếp theo trật tự logic nhằm cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng nhất định, sẽ làm tăng tính sinh động của môn học, từ đó giúp sinh viên có thể tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và linh hoạt hơn.
Môn: Triết học Mác-Lênin 184 tài liệu
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Họ và tên: NGÔ CHÂU ANH – Mã sinh viên: 735801005 LỚP: A- SƯ PHẠM ÂM NHẠC- KHOA NGHỆ THUẬT
Triết học và âm nhạc:
Triết học và âm nhạc là hai lĩnh vực nghệ thuật và tri thức đặc biệt mà con người đã phát triển từ hàng nghìn năm nay. Mỗi lĩnh vực này đều có sự tương đồng và tương phản nhưng cùng đó lại không thể thiếu cho sự phát triển toàn diện của con người. Triết học và âm nhạc đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển văn hóa và tác động tích cực đến cuộc sống của con người. Mọi dân tộc trên trái đất đều có nền âm nhạc riêng của mình. Thậm chí muôn thú cho đến cỏ cây cũng cần đến âm thanh mới đủ khả năng tiết độ đời sống của nó. Tự cổ sơ, Đông phương cũng như Tây phương đã tìm thấy trong âm nhạc có 5 bậc chính (cung, thương, làu bậc ngũ âm) chứa trong một bát độ âm. Người xưa quan niệm nghệ thuật (tiêu biểu là âm nhạc) không phải để giải trí trong một đời sống khép kín, mà ở đó, luôn bàng bạc, vang vọng hoạt tính cao sâu vượt ra khỏi phạm vi bản năng và lý trí con người.
Ví dụ: Ở Việt Nam, âm nhạc cũng được các triều đại chú trọng rất mực. Các nhà chính trị lỗi lạc, các Nho gia uyên thâm… cũng rất thận trọng khi nói đến âm nhạc. Còn ở Trung Quốc, triết lý âm nhạc sâu thẳm chừng nào, thì nền âm nhạc càng phong phú chừng đó.
Trước hết, triết học và âm nhạc đều tạo ra những trải nghiệm tinh thần và cảm xúc sâu sắc cho con người. Âm nhạc có khả năng truyền tải thông điệp và tạo cảm xúc mạnh mẽ. Một bản nhạc hay cùng với lời ca sẽ đánh thức mọi cung bậc cảm xúc trong tâm hồn con người, từ niềm vui, sự hồi hộp, sợ hãi, tâm trạng buồn tối đen và những cảm xúc tinh tế nhất. Triết học cũng có vai trò tương tự, nhưng qua lời viết và lập luận, nó khám phá sự tồn tại, ý nghĩa của cuộc sống, mục đích của con người và trình bày những khái niệm sâu sắc về tình yêu, sự cao quý và giá trị của cuộc sống.
Thứ hai, triết học và âm nhạc đều làm cho con người có khả năng tư duy sáng tạo và phản ánh về thế giới xung quanh. Âm nhạc đòi hỏi sự tư duy sáng tạo và khả năng tổ chức âm thanh thành những điệu nhạc, giai điệu và hòa âm phối khí sáng tạo. Từ đó, nó có thể truyền tải những ý niệm sâu sắc và gợi lên hình ảnh trong tâm trí người nghe. Triết học cũng tạo ra một nền tảng tư duy sáng tạo và phản biện thông qua quá trình suy ngẫm và thảo luận. Nhờ triết học, con người có thể đặt câu
hỏi về thế giới xung quanh, tìm kiếm câu trả lời và phát triển những hình thức tư duy mới.
Cuối cùng, triết học và âm nhạc đều góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển văn hóa của một quốc gia hoặc cộng đồng. Âm nhạc là một phần không thể thiếu trong văn hóa của mọi dân tộc. Nó được sử dụng trong lễ hội, lễ kỷ niệm, sự kiện văn hóa và âm nhạc có thể truyền tải giá trị văn hóa, lịch sử và tinh thần của một cộng đồng. Triết học cũng có vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền văn hóa mạnh mẽ. Các triết gia đã cống hiến cho con người những tư tưởng và giá trị đạo đức, xây dựng những cấu trúc xã hội tốt
Quan niệm triết học về âm nhạc là việc nghiên cứu, phân tích và diễn giải về ý nghĩa triết học của âm nhạc, nhằm hiểu rõ hơn về tác động của âm nhạc đối với con người và xã hội.
Triết học âm nhạc có thể được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau. Một số triết gia nhấn mạnh vào khả năng của âm nhạc trong việc tạo ra sự phát triển về trí thông minh, cảm xúc và tinh thần của con người. Họ xem âm nhạc như một phương tiện để nâng cao tri giác và ý thức của cá nhân, góp phần vào sự phát triển toàn diện của con người. Triết gia khác có thể tập trung vào quan hệ giữa âm nhạc và xã hội. Họ xem xét tác động của âm nhạc đối với văn hóa, xã hội và chính trị. Với góc nhìn này, âm nhạc không chỉ đơn thuần là một hình thức nghệ thuật mà còn là một công cụ để thể hiện ý kiến, tạo ra sự thống nhất và thậm chí làm thay đổi xã hội. Ngoài ra, triết gia cũng có thể quan tâm đến tầm quan trọng của âm nhạc trong việc tạo ra sự thăng hoa tinh thần và trí tuệ. Họ coi âm nhạc như một hình thức nghệ thuật có sức mạnh đặc biệt để kết nối con người với một thực tại cao cấp hơn và mang đến trải nghiệm tâm linh.
Tóm lại, quan niệm triết học về âm nhạc là một lĩnh vực nghiên cứu đa dạng và đa chiều, nhằm hiểu rõ hơn về ý nghĩa và tác động của âm nhạc đối với con người và xã hội.
Âm nhạc là một nguồn năng lượng và niềm tin tiềm ẩn trong tâm hồn con người. Còn triết học là nỗ lực của con người để giải thích và hiểu về cuộc sống và vũ trụ xung quanh chúng ta.Như vậy triết học và âm nhạc đều có mục tiêu xây dựng sự nhận thức, truyền tải thông điệp, và tạo động lực cho sự phát triển cá nhân.
Âm nhạc có thể truyền tải triết lý và tư duy triết học một cách mạnh mẽ và trực quan.
Những giai điệu và âm điệu có thể thể hiện cảm xúc, ý nghĩa và triết lý triết học đa dạng.
Tự do sáng tác âm nhạc và tạo ra các tác phẩm độc đáo có thể tương đồng với quá trình tư duy triết học và sáng tạo.
Âm nhạc có thể tác động sâu sắc đến tâm trạng, tư duy và triết lý của con người. Sự hòa quyện giữa âm nhạc và triết lý có thể giúp mở rộng hiểu biết và nhận thức của con người về cuộc sống và thế giới.
Âm nhạc có thể truyền cảm hứng, khám phá và sâu sắc làm thay đổi tri thức triết học và các quan niệm về thế giới.
Ví dụ: Nhạc cổ điển được coi là minh chứng cho sự tương hỗ giữa âm nhạc và triết học, với các tác phẩm như "Symphony No. 9" của Beethoven truyền tải thông điệp về tình yêu, hòa bình và nhân sinh.
Nhạc rock và nhạc rap có thể thể hiện các triết lý về tự do, biểu tình và tiến bộ trong xã hội.
Các bài hát như "Imagine" của John Lennon và "Blowin' in the Wind" của Bob Dylan cũng trở thành cầu nối giữa âm nhạc và triết học với thông điệp về hòa bình và công lý.
Kết luận:
Âm nhạc và triết học có một mối liên hệ sâu sắc nhờ khả năng truyền tải thông điệp và tác động sâu sắc đến con người.
Học hỏi và khám phá giữa hai ngành nghệ thuật này có thể mở ra không gian mới cho sự sáng tạo và hiểu biết về cuộc sống và thế giới xung quanh.
Triết học nghệ thuật âm nhạc mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân và xã hội. Dưới đây là một số lợi ích chính:
Tăng cường tình cảm: Âm nhạc có thể kích thích và tăng cường các cảm xúc, giúp người nghe cảm thấy vui vẻ, thư giãn hoặc động viên. Nó có khả năng thay đổi tâm trạng và giúp người nghe thích nghi với những cung bậc cảm xúc khác nhau trong cuộc sống.
Giúp giảm căng thẳng: Âm nhạc có thể làm giảm căng thẳng và lo lắng. Nghiên cứu đã chứng minh rằng âm nhạc có tác động tích cực đến hệ thần kinh và huyết áp, giúp cơ thể thư giãn và giảm stress.
Khai phá sáng tạo: Học âm nhạc giúp khai phá và phát triển tiềm năng sáng tạo của con người. Nó yêu cầu sự tư duy linh hoạt và khả năng tự biểu đạt, từ đó giúp người học phát triển khả năng tư duy, sáng tạo và trí tuệ.
Giúp rèn kỹ năng: Học âm nhạc yêu cầu sự kiên nhẫn, tập trung và sự phối hợp giữa tay và não bộ. Điều này giúp người học rèn luyện kỹ năng tư duy logic, tập
trung, kiên nhẫn và phối hợp tay mắt. Nó cũng giúp cải thiện khả năng ngôn ngữ, giao tiếp và tăng cường khả năng lãnh đạo.
Tăng cường sự tương tác xã hội: Âm nhạc có thể tạo ra những lễ hội, sự kiện và hoạt động nhóm, từ đó giúp tăng cường sự tương tác xã hội và gắn kết giữa các cá nhân. Tham gia vào các hoạt động âm nhạc cũng tạo ra một cộng đồng nghệ sĩ và người hâm mộ, tạo điểm tựa và ủng hộ lẫn nhau.
Tạo ra niềm vui và đam mê: Âm nhạc là một nguồn niềm vui và đam mê cho nhiều người. Nó cung cấp cho người hâm mộ và người chơi âm nhạc một cách để thể hiện sự sáng tạo và yêu thích của mình, thúc đẩy sự phấn khích và hứng thú trong cuộc sống hàng ngày.
Những lợi ích của triết học nghệ thuật âm nhạc có thể khác nhau đối với từng người, tùy thuộc vào mức độ tham gia và tương tác với nghệ thuật âm nhạc.
Âm nhạc chính là sự sắp xếp của tâm hồn ”
LTS: Mỹ học âm nhạc là chuyên ngành hãy còn ít được đề cập ở Việt Nam, kể cả ở các nhạc viện. Trong khi đây là những cơ sở lý luận hết sức cần thiết và bổ ích cho việc sáng tác, trình diễn, thưởng thức và phê bình âm nhạc.
Chính vì thế GĐX mạn phép trích dịch “lời tựa” cuốn “The Aesthetics of Music” của Roger Scruton, một tác giả được nhận định là “Khó có ai phù hợp hơn ông trong việc viết về mỹ học âm nhạc”…
Triết học âm nhạc là một chuyên ngành cũ nhất và cũng là chuyên ngành có ảnh hưởng mạnh nhất của mỹ học, được các nhà vũ trụ học từ những môn đồ của Pythagor, qua Plato, Ptolemy, St Augustine, Plotinus và Boetius cho đến những thi sĩ và triết gia thời kỳ Trung cổ quan tâm phát triển.
Cuộc cách mạng của nhà thiên văn học Copernic đã phá vỡ ngành vũ trụ học cổ xưa và phá vỡ cả những triết học sản sinh ra nó. Mặc dù Schopenhauer đã từng ca ngợi sự rực rỡ của “ siêu hình học âm nhạc”, như lệ thường, các triết gia hiện đại vẫn mạo muội xét lại lãnh địa này với một chút ít liều lĩnh khi lọai bỏ vầng hào quang vây phủ bên ngòai sự vật, và thậm chí phê phán cả những lý thuyết của Schopenhauer, một lý thuyết vốn dựa nhiều vào hệ thống tòan thể hơn là dựa vào những nghiên cứu chi tiết về nghệ thuật của các nhà soạn nhạc.
Còn như Kant và Hegel- hai nhà mỹ học hiện đại khổng lồ- không một người nào có đôi tai có thể “đọc” được những lời bình phẩm đầu tiên về âm nhạc vì thiếu kiến thức sâu sắc đến nỗi nhiều hay ít giống như bị điếc đặc trước âm nhạc, và họ là những người tự thú nhận là ít sành về nghệ thuật, nhưng dường như đã đạt được sự hòan thiện trong suốt nhiều chương sách cống hiến cho âm nhạc trong những bài
giảng về mỹ học của mình. Sau cùng, Croce, người kế thừa xuất sắc của Kant và Hegel đã bỏ qua tất cả mọi chủ đề. Trong sâu xa, đó là một kinh nghiệm riêng biệt, để đọc tiểu luận của Croce về mối quan hệ giữa nữ Bá tước và Cherubino trong “ Đám cưới của Figaro” của Beaumarchais, và để khám phá ra rằng tác giả không hề đề cập đến Mozart, người mà bằng âm nhạc của mình đã làm cho mối quan hệ này trở nên sinh động và rõ ràng hơn.
Sự xao nhãng này của mỹ học âm nhạc vốn là đặc điểm cố hữu của triết học hiện đại thể hiện qua lịch sử của nó. Mặc dù Descartes đã viết một chuyên luận về âm nhạc, ông đã không có phát hiện gì trong chủ đề nhằm cảnh báo sức mạnh triết lý của mình, và chỉ đơn thuần nhai lại căn bản lý thuyết hòa âm thời phục hưng.
Leiniz đưa ra thêm được một vài bình luận mơ hồ và thú vị mới về chủ đề này cũng như mọi chủ đề khác; riêng Spinoza, Locke, Berkeley, và Hume, âm nhạc đã được quan tâm đề cập sâu hơn. Sự tái sinh của mỹ học âm nhạc thế kỷ XVIII nhờ có những công trình nghiên cứu của Johan Mattheson và Charles Batteux, sau đó mãi về sau mới có tiểu luận về nguồn gốc của ngôn ngữ và từ điển âm nhạc, còn hầu hết các nhà triết học đều thảng hoặc lắm mới quay trở lại mỹ học âm nhạc.
Rousseau không chỉ là một triết gia: ông còn là một tiểu thuyết gia và là một người có nhiều khảo luận. Ngòai ra, ông còn là một nhà sọan nhạc, từng viết vở opera Le Devin du village, một vở opera được trình diễn hơn 400 lần trong khỏang thời gian từ năm 1972-1879, và còn nhận được sự tán dương của cả bậc thầy như Gluck. Tuy thế, những bài viết với cảm hứng nhiệt tình và sâu sắc về âm nhạc của Rousseau đã không đưa ra được tư tưởng triết học về chủ thể thẩm mỹ, một chủ đề được quan tâm rộng rãi hiện nay.
Không phải chỉ riêng Rouseau là một triết gia sọan nhạc trong thời hiện đại, mà Nietzsche và Adorno cũng là những người có được sự tài hoa tương tự, trong khi những triết gia lớn của thế kỷ của chúng ta như Wittgenstein, nếu không phải là một nhà sọan nhạc thì cũng là người am hiểu sâu sắc về âm nhạc. Nhưng những bài viết về âm nhạc của ba tác giả vừa nêu, ngay cả khi họ tuyên bố tư tưởng Adorno như một thứ “triết học về âm nhạc” mới, đều ít đề cập đến những vấn đề mà tôi tin là có ý nghĩa nguyên tắc trọng tâm. Đó là mối quan hệ giữa âm thanh (sound) và âm điệu (tone), là việc phân tích ý nghĩa của âm nhạc, cũng như vấn đề bản chất của kinh nghiệm âm nhạc thuần khiết. Lịch sử giải quyết những vấn đề này tùy thuộc nhiều hơn vào những đóng góp của những nhà phê bình tài tử như Hanslick và Gurney, hay những công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học hành vi và những nhà phê bình theo khuynh hướng này như Victor Zuckerkandl.
Tuy nhiên, trong những thập kỷ cuối, có một giai đọan bùng phát những công trình nghiên cứu về mỹ học âm nhạc trong giới triết học và âm nhạc học. Hiện tượng bùng phát này đặc biệt được thổi bùng cảm hứng từ những người có cơ hội thực hành những tri thức đã được đúc kết trước đó, do mong muốn có được một thuật ngữ diễn đạt chính xác hơn như “triết học phân tích”, là triết học chấp nhận một quá trình tranh luận kỹ càng về những vấn đề nền tảng nhưng ít nhiều vẫn còn thiếu sự chuẩn bị kỹ càng hay thiếu tính hệ thống. Những gương mặt lỗi lạc có những bài viết nổi bật trong lĩnh vực mỹ học âm nhạc là Jerrold Levinson, Peter Kivy, Malcolm Budd, Stephen Davies, Michael Tanner, Nicholas Wolterstorff, Kendall Walton và Diana Raffman. Đó cũng là những người mà tôi thừa nhận đã có ảnh hưởng đến suy nghĩ của tôi và tôi cũng xin lỗi vì đã bỏ qua những luận cứ của họ trong nhiều ấn bản của riêng tôi.
Sự chú ý của tôi cũng tập trung vào hai nhà triết học đã bất chấp sức mạnh của lối phân tích truyền thống, đã tiếp cận đến chủ thể thẩm mỹ theo tinh thần của Schopenhauer, bằng cách cung cấp một hệ thống tòan thể hợp lý không phụ thuộc vào điều có thực (chân lý) về âm nhạc. Triết gia đầu tiên tôi muốn nhắc đến là Suzanne Langer, người đã tiếp cận khá sớm với triết học phân tích nhằm đúc kết lại mỹ học của trường phái Croce, là lọai mỹ học tuy ít có sức hấp dẫn nhưng vẫn còn sống sót. Triết gia thứ hai là Nelson Goodman, người nổi tiếng trong giới triết học do đã viết lại trong những công trình logic học của mình những vấn đề mỹ học bằng thuật ngữ duy danh luận. Do ảnh hưởng khác thường của hai tác giả này trong lĩnh vực triết học âm nhạc nên tôi đã dành một số trang để thảo luận về quan điểm của họ. Tuy nhiên, tôi đoan chắc rằng những lời phê bình gần đây ít nhiều đã làm giảm bớt sức ảnh hưởng của những lập luận của họ, những lập luận mà không cần thiết phải nói một cách lòng vòng và chán ngắt để cuối cùng cũng chỉ nhằm bác bỏ chúng.
Do đó, trong cuốn sách này, tôi bắt đầu từ những nguyên tắc đầu tiên và thừa nhận chủ thể nhằm tạo điều kiện soi sáng cho những luận cứ. Thật ngạc nhiên khi một câu hỏi vô vị như “Âm thanh là gì?” rốt cuộc lại dẫn đến một triết học về văn hóa hiện đại. Tôi đã suy nghĩ nhiều hơn về vũ trụ học của trường phái Pythagor và ý nghĩa thật sự của sự hài hòa, có lẽ tôi nên sớm biết rằng sự sắp xếp của âm thanh được nghe như âm nhạc chính là sự sắp xếp của tâm hồn…