Trình bày một tình huống trong quản lý có xuất hiện vai trò của yếu tố tâm lý nhóm. Phân tích và đưa ra giải pháp cho các vấn đề phát sinh trongtình huống đó | Bài thuyết trình đề tài môn tâm lý quản lý
Trình bày một tình huống trong quản lý có xuất hiện vai trò của yếu tố tâm lý nhóm. Phân tích và đưa ra giải pháp cho các vấn đề phát sinh trongtình huống đó | Tiểu luận môn tâm lý quản lý được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Thống kê trong kinh tế và kinh doanh
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 44919514
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ
-----🙚🙚🙚🙚🙚 -----
BÀI THUYẾT TRÌNH ĐỀ TÀI
MÔN: TÂM LÝ QUẢN LÝ
Đề tài: Trình bày một tình huống trong quản lý có xuất hiện vai trò của yếu
tố tâm lý nhóm. Phân tích và đưa ra giải pháp cho các vấn đề phát sinh
trong tình huống đó
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 3
LỚP HỌC PHẦN: QLKT1126(222)_02
GIẢNG VIÊN: TS. Đinh Viết Hoàng Họ và Mã sinh viên tên Phạm Nhật Minh 11224290 Phạm Thanh Hải 11222030 Trần Đại 11221185 Phan Tuấn Nghĩa 11224628 Nguyễn Bảo Long 11223980 Mục Lục lOMoAR cPSD| 44919514
1.Cơ sở lý thuyết......................................................................................3
1.1 Quy luật tâm lý tập
thể:....................................................................................3
1.1.1 Quy luật lan truyền tâm
lý:.........................................................................3 1.1.2 Dư luận xã
hội:...........................................................................................3 1.1.3 Tâm trạng
nhóm:........................................................................................4 1.1.4 Bầu
không khí nhóm:.................................................................................4 1.1.5
Chuẩn mực nhóm:......................................................................................4
1.2 Lý thuyết về mâu thuẫn:...................................................................................4
2.Tình huống cụ thể................................................................................5
2.1 Giới thiệu công
ty:............................................................................................5 2.2 Mâu
thuẫn:.......................................................................................................6 2.3
Phân tích tình huống:.......................................................................................6
2.3.1 Quy luật lan truyền tâm
lý:.........................................................................6 2.3.2 Sự hình thành tâm
trạng nhóm:..................................................................6
2.3.3 Bầu không khí tập thể:...............................................................................7
3. Giải pháp giải quyết..........................................................................7
3.1 Gi i pháp gi i quyếết tình huốếngả ả
.....................................................................7
3.1.1. Hướng gi i quyếết ả
....................................................................................7 3.1.2. Ư ểu đi m,
nhượ ể ước đi m h ng gi i quyếếtả
................................................7
3.2 Giải pháp chung cho tập thể............................................................................7
3.2.1 Hậu quả của mâu thuẫn không được giải quyết.........................................8
3.2.2 Cách giải quyết mâu thuẫn tập thể:............................................................8
3.2.3 Các kĩ năng giúp tránh xảy ra mâu
thuẫn...................................................9 lOMoAR cPSD| 44919514
1.Cơ sở lý thuyết
1.1 Quy luật tâm lý tập thể:
1.1.1 Quy luật lan truyền tâm lý:
a. Khái niệm: Lan truyền tâm lý là quy luật phổ biến trong tập thể lao động. Đó là sự lan
truyền cảm xúc, tâm trạng, nhận thức,... từ người này sang người khác, từ nhóm này sang
nhóm khác trong tập thể; thường diễn ra một cách tự phát, kết quả tạo ra một trạng thái
tâm lý, tình cảm, nhận thức...chung của cả tập thể. Lan truyền tâm lý có thể có những ảnh
hưởng tích cực hay tiêu cực đến tâm lý chung của tập thể và do đó ảnh hưởng đến kết quả
hành động của mỗi cá nhân, cũng như của cả tập thể lao động.
b. Cơ chế: Lan truyền tâm lý bắt nguồn từ những cảm xúc của con người trước sự việc, hiện
tượng xảy ra xung quanh. Những cảm xúc ban đầu phát triển và lan truyền ra xung quanh
thông qua mối quan hệ giao tiếp giữa cá nhân với nhau và giữa các nhóm với nhau.
Sự lây lan tâm lý có thể diễn ra theo hai cơ chế:
Cơ chế dao động từ từ: Tâm lý của người này lan sang người khác một cách từ từ. Chẳng
hạn như sự thay đổi mốt mới là hiện tượng lan truyền tâm lý từ từ.
Cơ chế bùng nổ: Là sự lan truyền rất nhanh, đột ngột, thường xảy ra khi con người lâm vào
trạng thái căng thẳng cao độ. Ví dụ: Sự hoảng loạn tập thể khi xảy ra hỏa hoạn, sự cuồng
nhiệt trên sân bóng đá...
Nhà quản lý cần phát hiện kịp thời hiện tượng lan truyền tâm lý trong một tập thể và biết cách điều
hướng nó để tránh những tác động tiêu cực đến cảm xúc của người lao động và năng suất làm việc chung của tập thể. 1.1.2 Dư luận xã hội:
a. Khái niệm: Là hiện tượng tâm lý xã hội biểu thị thái độ phán xét, đánh giá của quần chúng
về các vấn đề mà họ quan tâm. b. Phân loại:
Dư luận xã hội chính thức: Những suy nghĩ, quan điểm, và ý kiến được chính phủ, các tổ
chức chính trị và tôn giáo công nhận và chấp nhận. Những dư luận này được lan truyền
thông qua các phương tiện truyền thông chính thức như báo chí, truyền hình, radio và các
trang mạng chính thức. Dư luận xã hội chính thức thường được xác định và kiểm soát bởi
các tổ chức và chính phủ, và có thể được sử dụng để kiểm soát và tác động đến cộng đồng.
Dư luận xã hội không chính thức: Những suy nghĩ, quan điểm, và ý kiến mà không được
chính phủ hoặc các tổ chức chính trị và tôn giáo công nhận hoặc chấp nhận. Những dư luận
này thường được lan truyền thông qua các kênh truyền thông phi chính thức như các trang
mạng xã hội, blog và các trang web không chính thức khác. Dư luận xã hội không chính
thức thường được tạo ra và phân phối bởi các cá nhân hoặc nhóm nhỏ, và có thể dẫn đến
những tác động mạnh mẽ đến cộng đồng.
Trên thực tế, sự phân biệt này không phải là tuyệt đối và trong nhiều trường hợp cả 2 loại
dư luận này có thể tác động qua lại lẫn nhau.
c. Chức năng: Dư luận xã hội có nhiều chức năng như:
• Điều tiết các mối quan hệ trong tập thể xã hội. lOMoAR cPSD| 44919514
• Giáo dục: thông qua việc truyền tải kiến thức và giá trị của xã hội tới các thành viên trong cộng đồng.
• Kiểm soát: dư luận xã hội có thể được sử dụng để kiểm soát và tác động đến cộng đồng,
đặc biệt là trong các chính trị xã hội.
• Tư vấn: dư luận xã hội có thể đóng vai trò như một tư vấn cho các thành viên trong cộng
đồng trong việc đưa ra quyết định và hành động. 1.1.3 Tâm trạng nhóm:
Tâm trạng nhóm phản ánh cảm xúc, suy nghĩ và hành động của một nhóm liên quan đến một vấn
đề hay một hoạt động cụ thể, được hình thành một cách tự phát có thể là tích cực hoặc tiêu cực và
có thể thay đổi theo thời gian. Với một tâm trạng tích cực, hiệu suất làm việc của nhóm sẽ cao hơn,
tâm trạng nhóm ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu suất làm việc chung.
1.1.4 Bầu không khí nhóm:
Là hiện tượng tâm lý biểu hiện mức độ hoạt động, hòa nhập về các phẩm chất tâm lý cá nhân của
con người trong nhóm, có thể làm nâng cao hoặc kìm hãm hiệu suất lao động của tập thể. 1.1.5 Chuẩn mực nhóm:
Chuẩn mực nhóm là những quy tắc, giá trị và hành vi được đưa ra bởi nhóm để quy định và kiểm
soát hành vi của các thành viên trong nhóm. Chuẩn mực nhóm có thể được xác định bởi các giá trị
của xã hội, văn hóa, tôn giáo, hoặc các quy tắc được tạo ra bởi nhóm. Đó là cách mà nhóm giữ
được tính đồng nhất trong suy nghĩ và hành động của các thành viên của mình.
1.2 Lý thuyết về mâu thuẫn:
Trong ngày cuộc sống thường ngày, chúng ta cũng có thể dễ dàng quan sát được những mâu thuẫn
và xung đột xảy ra trong một nhóm hoặc một tổ chức. Mâu thuẫn được định nghĩa là xung đột giữa
các suy nghĩ, giá trị và hành động của các thành viên trong một nhóm hay giữa các nhóm và có
thể phát sinh từ các yếu tố khác nhau như sự khác biệt về quan điểm, mục tiêu, giá trị hay mối
quan hệ giữa các thành viên trong nhóm. Người ta nhận thấy rằng mâu thuẫn là điều không thể
tránh được. Sự tiềm ẩn xung đột được tìm thấy ở mọi nơi. Xung đột cũng như mâu thuẫn trong
một tổ chức có thể xảy ra ở nhiều cấp độ từ nhỏ tới lớn.
Mâu thuẫn và xung đột tạo ra nhiều điểm tiêu cực nhưng cũng đem lại nhiều tích cực cho hiệu suất
làm việc của tổ chức. Tuy nhiên, cần phân biệt những mâu thuẫn và xung đột có lợi và có hại cho
doanh nghiệp. Theo các chuyên gia, xung đột và mâu thuẫn có hại là về tình cảm và liên quan đến
việc không hợp nhau nhưng mang tính tàn phá. Ðây là bản chất dẫn tới nhiều khả năng thất bại khi
giải quyết các xung đột này.
Khi có quá nhiều xung đột và mâu thuẫn cũng có hại vì mức độ xung đột cao sẽ tạo ra sự mất kiểm
soát trong tổ chức, năng suất giảm và sự thù hằn gia tăng giữa con người. Năng lượng lẽ ra dành
cho công việc thì lại dành cho xung đột và mâu thuẫn. Với mức độ cao của mâu thuẫn và xung lOMoAR cPSD| 44919514
đột, sự giận dữ sẽ có xu hướng tập trung lên cá nhân thay vì tranh cãi có thể giải quyết. Từ đây có
thể thấy sự phối hợp đã biến mất và lòng tin bị đe dọa. Công ty sẽ bị tàn phá vì những chuyện này.
Còn xung đột và mâu thuẫn có lợi trong một doanh nghiệp khi nó xuất phát từ những bất đồng về
năng lực. Khi có quá ít xung đột và mâu thuẫn cũng là bất lợi, vì người ta trở nên tự mãn. Khi đó
sẽ có rất ít hoặc chẳng có chút sáng tạo nào
Để giải quyết mâu thuẫn trong một nhóm cần một sự nhìn nhận đúng đắn về tính chất của mâu
thuẫn, hiểu rõ những tác động của nó tới hiệu suất chung, sau đó cần có sự thấu hiểu và lắng nghe
các quan điểm và lập luận của các thành viên trong nhóm. Ngoài ra, cần có sự linh hoạt và sẵn
sàng thay đổi để phù hợp với tình hình sẵn sàng hợp tác để tìm ra hướng đi tốt nhất và đáp ứng nhu cầu của nhóm.
Ba cách giải quyết mâu thuẫn, xung đột:
Chiến lược thắng - thua là chiến lược tạo cho người nào đó chịu thua. Chiến lược này thường được
dùng khi có một cuộc xung đột xảy ra, khi các bên không tự giải quyết được xung đột và gây rắc rối cho doanh nghiệp.
Chiến lược thua - thua được tìm thấy trong khi xung đột xảy ra và có thỏa hiệp thực hiện do những
người liên quan đến trong xung đột, mỗi bên phải đầu hàng cái mà họ muốn. Các bên liên quan sử
dụng một trọng tài. Trọng tài thường đề nghị một giải pháp không làm cho bên nào hạnh phúc
100%. Các bên liên quan bị bắt buộc sử dụng luật mà không có bên nào linh động. Cả hai bên đều
mất mát khi đã sử dụng các quy tắc nào đó.
Chiến lược thua - thua được sử dụng khi cần một giải pháp nhanh. Trong trường hợp này thường
là nhà quản lý phải thấy rằng không còn thời gian để chờ đợi. Ðây là một biện pháp ngắn hạn bởi
việc cần thiết là tập trung hàn gắn nhanh chóng các mối quan hệ chứ không phải là tìm nguyên nhân.
Cần đấu tranh cho giải pháp thắng - thắng. Nó mất nhiều năng lượng và các ý nghĩ sáng tạo hơn
của doanh nghiệp bạn nhưng nó chỉ ra gốc rễ của vấn đề. Chiến lược thắng - thắng chỉ ra vấn đề
gốc rễ tạo ra xung đột. Việc thực thi chiến lược này đòi hỏi phải kiên nhẫn và linh động của người
trung gian. Bí quyết chính là tập trung xác định vấn đề mà mọi người có thể chấp nhận. Việc tìm
ra giải pháp thắng - thắng đòi hỏi lòng tin và khả năng lắng nghe. Các bên không thể tranh đua và
tập trung vào việc thắng.
2.Tình huống cụ thể
2.1 Giới thiệu công ty:
Apple là một công ty công nghệ đa quốc gia có trụ sở chính tại Cupertino, California. Được thành
lập vào năm 1976 bởi Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald Wayne, Apple đã trở thành một trong
những công ty công nghệ hàng đầu trên thế giới. lOMoAR cPSD| 44919514
Công ty chuyên sản xuất và phân phối các sản phẩm điện tử tiêu dùng như iPhone, iPad, Mac,
Apple Watch và AirPods. Apple cũng cung cấp dịch vụ như App Store, Apple Music, iCloud và
Apple Pay. Với thiết kế tinh tế, hiệu suất cao và trải nghiệm người dùng đẳng cấp, sản phẩm và
dịch vụ của Apple luôn thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng trên toàn cầu. 2.2 Mâu thuẫn:
Tại Apple, hai bộ phận thiết kế và phán triển kỹ thuật là hai bộ phận đạt được nhiều thành
tựu vượt trội so với các bộ phận khác và họ cũng nhận được những đãi ngộ đặc biệt, được lãnh đạo
tin tưởng. Vì vậy, họ có những ảnh hưởng khá lớn tới những bộ phận khác. Vào đầu năm 2023,
khi công ty bắt đầu vào việc nghiên cứu và tìm ra sản phẩm mới để đưa ra thị trường, bộ phận thiết
kế và bộ phận phát triển kỹ thuật đã xảy ra mâu thuẫn. Bộ phận thiết kế, dưới sự lãnh đạo của John,
tập trung vào việc tạo ra những thiết kế độc đáo, hiện đại và gây ấn tượng cho người dùng nhưng
tính ứng dụng và hiệu suất trong các ý tưởng của họ gần như không được cải thiện. John và đội
ngũ thiết kế tin rằng thiết kế là yếu tố quyết định thành công của Apple và là sự khác biệt so với
các đối thủ cạnh tranh. Ngược lại, bộ phận phát triển kỹ thuật, dưới sự lãnh đạo của Lisa, tập trung
vào hiệu năng của sản phẩm. Họ chú trọng vào việc đảm bảo tính ổn định, bảo mật và tính bền
vững của sản phẩm nhưng do chú trọng vào công nghệ mới nên những ý tưởng của họ đẩy chi phí
lên quá cao. Lisa và đội ngũ kỹ thuật cho rằng đây là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo hài lòng
và tin tưởng của người dùng đối với sản phẩm Apple. Sau khi xem xét bối cảnh thị trường, ban
giám đốc đề cao ý tưởng từ bộ phận thiết kế và quyết định mở một cuộc họp giữa các bộ phận về
ý tưởng của họ. Sau khi biết tin, Lisa và bên phía bộ phận kỹ thuật đã rất tức giận và lôi kéo những
bộ phận khác về phe mình, đưa ra những ý kiến trái chiều nhằm bác bỏ ý kiến của bộ phận thiết kế
trong cuộc họp sắp tới, bên phía bộ phận thiết kế cũng đã tác động đến các bộ phận khác trong
công ty để bảo vệ ý tưởng của họ, vì vậy mà mâu thuẫn giữa hai bộ phận trở thành một cuộc xung
đột căng thẳng trong công ty.
2.3 Phân tích tình huống:
2.3.1 Quy luật lan truyền tâm lý:
Khi mâu thuẫn giữa hai bộ phận xảy ra, John và Lisa đều sẽ có những cảm xúc bất mãn do
sự đối lập quan điểm của cả hai. Và những cảm xúc ấy, cùng cách nhìn nhận vấn đề của John và
Lisa sẽ lan truyền đến các thành viên trong bộ phận của họ qua quá trình giao tiếp giữa họ và các
thành viên trong những buổi họp và các cuộc thảo luận. Những thành viên trong các bộ phận khác
khi bị lôi kéo, tác động qua lại từ hai phía sẽ làm cho họ có những cảm xúc bất an, lo lắng cho lựa
chọn của mình. Và cũng theo cơ chế lan truyền từ từ, những cảm xúc lo lắng, bất an đó sẽ lan
truyền đến tất cả thành viên ở những bộ phận khác trong công ty.
2.3.2 Sự hình thành tâm trạng nhóm:
Việc những cảm xúc cùng cách nhìn nhận được lan truyền, với bộ phận kỹ thuật và bộ phận
thiết kế, họ sẽ có những tâm trạng rất căng thẳng khi phải chiến đấu cho những lý tưởng của mình.
Vì bộ phận thiết kế và bộ phận kỹ thuật là hai bộ phận lớn, được đội ngũ lãnh đạo tín nhiệm rất
cao, thường xuyên được họp với ban lãnh đạo nên khi xung đột diễn ra sẽ làm cho các bộ phận
khác có một tâm trạng băn khoăn và lo lắng cho việc phải đứng về phía nào trong cuộc xung đột lOMoAR cPSD| 44919514
để đảm bảo lợi ích của họ. Với những tâm trạng như vậy hiệu suất làm việc của các bộ phận sẽ
giảm đi do động lực làm việc, sự tập trung, và sự hợp tác bị ảnh hưởng bởi những tâm trạng tiêu cực.
2.3.3 Bầu không khí tập thể:
Những tâm trạng căng thẳng, băn khoăn, lo lắng của các thành viên trong công ty sẽ làm
cho bầu không khí của tập thể trở nên xấu đi, làm cho nó trở nên ngột ngạt, áp lực và từ đó kìm
hãm năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động của toàn công ty.
3. Giải pháp giải quyết
3.1 Giải pháp giải quyết tình huống
Để hướng tới một môi trường làm việc năng động, hiệu quả và tích cực cần có những hướng giải
quyết mâu thuẫn thật sự hợp lý. Tránh làm tăng xung đột và dẫn tới những tình huống xấu làm
ảnh hưởng đến chất lượng làm việc, nội bộ trong công ty.
3.1.1. Hướng giải quyết
Phương pháp thống nhất: dòng sản phẩm lần này sẽ là kết hợp của cả hai mẫu mà bên phát triển
và bên thiết kế đưa ra. Hai nhóm sẽ cùng làm việc với nhau và kết hợp ý tưởng của cả hai rồi
thống nhất đưa ra một thiết kế hoàn chỉnh nhất.
Có biện pháp kỉ luật nghiêm khắc với những thành viên có thái độ lôi kéo, chia bè kết phái trong
công ty làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường làm việc, bầu không khí chung.
Đồng thời John và Lisa cần đại diện hai bên có một cuộc trao đổi, nhìn nhận dưới thẩm quyền hoặc
sự trung gian của cấp trên để hiểu nhau hơn, tìm ra phong cách làm việc, thái độ phù hợp với đối
phương hơn để tránh mâu thuẫn tiếp tục xảy ra.
Quan trọng hơn cả là cần sự lắng nghe đối phương từ cả hai phía. Khi không khí đang căng thẳng
và bạn cố gắng giải thích quan điểm của mình, bạn sẽ có xu hướng nói liên tục và không cho ai
chen ngang. Tuy nhiên, sự thật là nói nhiều không có nghĩa là lý lẽ của bạn mạnh hơn. Bạn càng
nói nhiều thì đồng nghiệp sẽ có thể đến ngưỡng không quan tâm bạn đang nói gì nữa. Vì vậy, hãy
lắng nghe nhiều hơn nói. Ngay cả khi đồng nghiệp bạn không để cho bạn nói, bạn sẽ vẫn có cơ hội
để nói. Hãy cho họ ít thời gian và sẽ đến lúc họ ngừng để lắng nghe bạn nói. Vì vậy, khi John được
cấp trên khen ngợi vì dòng sản phẩm mới, Lisa nên có thái độ tích cực và bình tĩnh đưa ra các ý
kiến phản bác. Khi đó team thiết kế sẽ nhận thấy sự tôn trọng, góp ý tích cực từ phía Lisa và chỉ
có mâu thuẫn tích cực sẽ được diễn ra.
3.1.2. Ưu điểm, nhược điểm hướng giải quyết
Giúp nhà quản trị xử lí được vấn đề, tìm ra được dòng sản phẩm tốt, hữu dụng và phù hợp
với người tiêu dùng đồng thời có biện pháp kỉ luật với các nhân viên có thái độ lôi kéo, không
chuẩn mực trong công việc. Hướng giải quyết trên sẽ thống nhất ý kiến của cả hai bên, hòa hợp
được hai cái tôi lớn trong công ty làm cho công ty ngày một phát triển hơn. lOMoAR cPSD| 44919514
Song song với ưu điểm cũng là điều không ai mong muốn có thể xảy ra là một trong hai bên
không chịu lắng nghe và đồng tình với phương án đưa ra. Trong tình huống này nếu team của ai
không đồng tình thì sẽ có biện pháp kỉ luật nghiêm khắc.
3.2 Giải pháp chung cho tập thể
3.2.1 Hậu quả của mâu thuẫn không được giải quyết
Mâu thuẫn dù lớn hay nhỏ mà không được giải quyết đều có thể dẫn đến những hậu quả to
lớn trong một tập thể: 🙚
Các thành viên trong tập thể luôn trong trạng thái tâm lý căng thẳng, áp lực, không còn
động lực, hứng thú trong công việc chung của tập thể. Từ đó dẫn đến phá vỡ cân bằng hệ sinh
thái các mối quan hệ khác. 🙚
Hiệu quả làm việc của từng thành viên sẽ giảm sút dẫn đến kết quả làm việc của tập thể cũng bị ảnh hưởng. 🙚
Nghiêm trọng hơn là những thành viên sẽ rời tập thể vì một lý do cụ thể nào đó, và tập
thể sẽ phải đối mặt với các vấn đề như thiếu hụt nhân lực, lục đục nội bộ, chậm tiến độ công việc,...
Tuy nhiên mâu thuẫn không phải lúc nào cũng xấu, có những mâu thuẫn sẽ làm thúc đẩy ý
chí tinh thần các thành viên hơn. Khi ấy các thành viên sẽ nỗ lực hơn để chứng tỏ khả năng của
bản thân, đưa ra nhiều ý tưởng tích cực cho tập thể hơn. Quan trọng không kém đó là kĩ năng của
người đứng đầu. Một người đứng đầu khéo léo có thể dẫn dắt tình huống, xử lý một cách thông
minh, công bằng đưa mâu thuẫn đến một kết quả tích cực.
3.2.2 Cách giải quyết mâu thuẫn tập thể:
Mâu thuẫn là tích cực hay tiêu cực, để lại hậu quả hay thành quả phụ thuộc rất nhiều vào người
đứng đầu tập thể hoặc một cá nhân có đủ uy tín và công bằng có thể đứng ra giải quyết.
a. Tìm hiểu quan điểm các bên mâu thuẫn và ý kiến xung quanh
Việc thu thập thông tin, lắng nghe chia sẻ với các bên mâu thuẫn là hết sức quan trọng, không
những thế còn cần quan điểm các thành viên xung quanh để có thể đưa ra đánh giá khách quan
và công bằng nhất, tránh thiên vị hay hiểu sai một bên. 🙚
Phân tích, tìm hiểu nguyên nhân mâu thuẫn
Người giải quyết có đủ thông tin có thể phân tích tìm ra nguyên nhân, nguồn gốc mâu thuẫn và
giúp các bên mâu thuẫn cùng hiểu ra nguyên nhân ấy. Việc này sẽ giúp tìm giải pháp một cách dễ dàng hơn. lOMoAR cPSD| 44919514 🙚
Đưa ra các phương án giải quyết
Sau khi có cái nhìn và đánh giá khách quan, công bằng cho các bên mâu thuẫn. Người đứng ra giải
quyết cần chọn phương án tối ưu nhất để hướng cho các bên mâu thuẫn tới kết quả tốt nhất.
3.2.3 Các kĩ năng giúp tránh xảy ra mâu thuẫn a.
Học cách lắng nghe: Chúng ta cần học cách lắng nghe nhiều hơn để hiểu được ý kiến của
tất cả mọi người, từ đó sẽ có được cái nhìn tổng quan nhất, tránh gây ra những hiểu nhầm không đáng có. b.
Tránh những lời nói tiêu cực, tấn công: Trong mọi công việc không thể tránh được việc
xảy ra có nhiều luồng ý kiến trái chiều, khi đó ta cần dùng những từ ngữ hợp lý mang tính xây
dựng, đóng góp và một thái độ bình tĩnh, hòa hợp. c.
Học cách tha thứ: Chúng ta cần có sự đồng cảm và lòng trắc ẩn để tha thứ cho những
người đã gây ra tổn hại cho chúng ta, tương tự như cách chúng ta đón nhận sự tha thứ từ những
người mà chúng ta đã vô tình hoặc cố ý làm tổn thương. Họ cũng cần sự tha thứ đến từ phía chúng ta. d.
Sẵn sàng nói lời xin lỗi khi cần thiết: chỉ người bản lĩnh mới có thể nói lời xin lỗi khi cần
thiết. Chỉ hai từ ngắn gọn thôi nhưng đôi khi cái “tôi” quá cao đẩy mọi chuyện đi quá xa dẫn đến
những mâu thuẫn không cần thiết