Trình bày tư tưởng HCM về cán bộ và công tác cán bộ | Bài tập giữa kỳ khoa học lãnh đạo
Cán bộ và công tác cán bộ là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định sự thành bại của cách mạng. Thực tiễn cách mạng Việt Nam cho thấy, trong các phong trào cách mạng, đội ngũ cán bộ luôn giữ vai trò hết sức quan trọng. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết: “Cán bộ là gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại cũng do đội ngũ cán bộ tốt hay kém, có cán bộ tốt việc gì cũng xong”. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Khoa học lãnh đạo
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÌA
BÀI TẬP GIỮA KỲ: Trình bày tư tưởng HCM về cán bộ và công
tác cán bộ. Liên hệ vận dụng vào công tác cán bộ hiện nay của
Đảng Cộng sản Việt Nam. MỞ ĐẦU
Cán bộ và công tác cán bộ là nhân tố quan trọng hàng đầu
quyết định sự thành bại của cách mạng. Thực tiễn cách mạng
Việt Nam cho thấy, trong các phong trào cách mạng, đội ngũ cán
bộ luôn giữ vai trò hết sức quan trọng. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã tổng kết: “Cán bộ là gốc của mọi công việc, công việc
thành công hay thất bại cũng do đội ngũ cán bộ tốt hay kém, có
cán bộ tốt việc gì cũng xong”. Người luôn dành sự quan tâm đặc
biệt đến công tác cán bộ, coi đó là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền nhà
nước. Tư tưởng về cán bộ, công tác cán bộ là một bộ phận cấu
thành quan trọng trong hệ thống tư tưởng chính trị của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, kết tinh giá trị của chủ nghĩa Mác – Lênin và sự đúc
kết từ chính quá trình phát hiện, đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ
trong cách mạng Việt Nam của Người. Tư tưởng ấy đã trở thành
cơ sở lý luận và thực tiễn để Đảng lãnh đạo, chỉ đạo và tiến hành
công tác cán bộ đáp ứng yêu cầu đặt ra trong từng thời kỳ lịch sử. NỘI DUNG 1. TTHCM về cán bộ
1.1. Về khái niệm và vị trí của cán bộ
Hai tháng sau khi ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, ngày
20-2-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên về thăm Thanh
Hóa. Trong bài nói chuyện với đội ngũ cán bộ chủ chốt của
tỉnh, Người đã đặt ra câu hỏi “Cán bộ là gì?” và giải thích
rằng: “Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền
không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ
máy cũng tê liệt. Cán bộ là
những người đem chính sách của Chính phủ, của đoàn thể thi
hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng
không thể thực hiện được”. Cán bộ có vị trí rất quan trọng trong
sự nghiệp cách mạng có nhiều nhiệm vụ, nhiều công việc, trong
đó Hồ Chí Minh coi “cán bộ là cái gốc của mọi công việc. “Muôn
việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Có
cán bộ tốt, cán bộ ngang tầm thì việc xây dựng đường lối sẽ
đúng đắn và là điều kiện tiên quyết để đưa cách mạng tới thành
công. Muốn biến đường lối thành hiện thực, cần phải có đội ngũ
cán bộ cách mạng tập hợp được quần chúng cách mạng, có đủ
phẩm chất và năng lực mới đưa được cách mạng đến thắng lợi.
1.2. Về tiêu chuẩn cán bộ
Đối với Hồ Chí Minh, Người quan tâm trước tiên là vấn đề
đạo đức của người cán bộ. Người coi đạo đức là “gốc”; phải có
đạo đức cách mạng thì người cán bộ mới có điều kiện để làm
việc, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc. Người đặt ra yêu cầu
đạo đức của người cán bộ:
“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính
Thiếu một mùa thì không thành trời
Thiếu một phương thì không thành đất
Thiếu một đức thì không thành người”
Người đã giải thích Cần, Kiệm, Liêm ,Chính rất cô đọng, rõ ràng:
- Cần là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai
- Kiệm là tiết kiệm không xa xỉ, không hoang phí…
- Liêm là trong sạch, không tham lam, không ham địa vị,
không ham tiền tài, không ham người tâng bốc mình, vì vậy
mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá.
- Chính là thẳng thắn, đúng đắn. Để chính thì phải chớ tự
kiêu, tự ái, chớ nịnh hót người trên, chớ xem khinh người dưới”.
Theo Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ cần rèn luyện đạo đức cách
mạng trên cả ba mặt: thứ nhất là với bản thân mình, thứ hai là
đối với người và thứ ba là đối với công việc.
Tiêu chuẩn thứ hai theo quan điểm của Bác về người cán bộ
đó là Cán bộ phải năng lực công tác, năng lực tổ chức thực hiện
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các
đoàn thể nhân dân. Nhân tố đầu tiên tác động đến năng lực
công tác của cán bộ đó là ý thức trách nhiệm. Cán bộ có ý thức
trách nhiệm thì dám nghĩ, dám làm, dám nói, dám phê bình,
dám thừa nhận và sửa chữa khuyết điểm, không sợ khó khăn,
không sợ thất bại, không sợ phê bình, không sợ hi sinh ...Bên
cạnh đó, người cán bộ phải là người có trình độ nhận thức, lý
luận và trình độ chuyên môn. HCM đã nêu lên những biểu hiện
năng lực công tác kém của cán bộ là kém lý luận, khinh lý luận và lý luận suông.
Theo Hồ Chí Minh, cán bộ phải có năng lực lãnh đạo. Người
quan niệm cán bộ không chỉ có đức mà còn phải có tài. Tài
năng của cán bộ được thể hiện tập trung ở năng lực lãnh đạo
của họ. cán bộ có năng lực lãnh đạo là người có khả năng hiểu
biết lý luận, tổng kết thực tiễn, hoạch định chủ trương, chính
sách, nghị quyết và khả năng tổ chức, vận động quần chúng
thực hiện tốt nhiệm vụ cách mạng, đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước. Sự yếu kém về trình độ, năng lực chuyên
môn của cán bộ không chỉ làm ảnh hưởng tới chất lượng công
việc của từng cá nhân, từng bộ phận công tác mà còn kéo
giảm chất lượng hoạt động của cả hệ thống chính trị.
2. TTHCM về công tác cán bộ
2.1. Về khái niệm và vị trí của công tác cán bộ
Muốn tổ chức công việc tốt, yêu cầu người cán bộ phải có
tài, có đức, song việc lựa chọn và bố trí, sử dụng phải hợp lý,
đúng người, đúng việc. Nếu không rất có thể hỏng việc mà
không phải do năng lực của cán bộ. Hồ Chí Minh luôn cho rằng
trong dân ta không thiếu người tài, có đức để làm cán bộ, vấn
đề còn lại là phải biết phát hiện, bồi dưỡng và tin tưởng ở họ.
Công tác cán bộ là hoạt động nhằm xây dựng và phát triển
đội ngũ cán bộ đủ về số lượng và đúng về chất lượng, phù hợp
với yêu cầu đòi hỏi của từng thời kỳ cách mạng. Công tác cán
bộ bao gồm rất nhiều nội dung: đánh giá nhận xét cán bộ, quy
hoạch, tuyển chọn, bồi dưỡng cán bộ, bố trí sử dụng, đề bạt,
luân chuyển cán bộ, thực hiện chính sách cán bộ
CTCB là một nhiệm vụ quan trọng của bất kỳ một tổ chức
nào đồng thời cũng là một khoa học về con người và mối quan
hệ giữa con người với con người, về vai trò của con người trong
quá trình quản lý xã hội. Đây là một trong những công tác
chiếm vị trí quan trọng hàng đầu, có vai trò quyết định thành
công tới toàn bộ công tác xây dựng lực lượng cách mạng của Đảng.
2.2. Nội dung TTHCM về CTCB
Về công tác cán bộ, Hồ Chí Minh nêu ra các vấn đề lớn
và các vấn đề đó có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, đó là:
+ Hiểu biết cán bộ. Theo Hồ Chí Minh trước khi cất nhắc
cán bộ, phải nhận xét rõ ràng. Không chỉ xem xét về công tác
của họ mà còn xem xét cả sinh hoạt, chẳng những xem xét về
cách viết, cách nói của họ mà còn xem xét việc làm của họ có
đúng với lời nói không, phải biết ưu điểm của họ và cũng phải
biết khuyết điểm của họ.
+ Khéo dùng cán bộ. Trong những bài viết, Hồ Chí Minh
đã chỉ rõ: dùng cán bộ như “dùng mộc”, tùy tài, tùy việc mà
dùng người, tránh lạm dùng người bà con, anh em quen biết,
bầu bạn, những kẻ khéo nịnh hót mình, chán ghét những
người chính trực. Biết dùng cán bộ là phải khiến họ yên tâm,
vui thú, hăng say làm việc, khuyến khích cán bộ dám nói,
dám làm, có gan phụ trách, có gan làm việc.
+ Cất nhắc cán bộ. Hồ Chí Minh cho rằng lựa chọn, cất
nhắc đúng cán bộ, dùng cán bộ cho đúng đó mới là “tình
cảm”, hai việc đó phải đi đôi với nhau. Để dùng được đúng
cán bộ thì phải biết rõ họ. Bác chỉ rõ: Kinh nghiệm cho ta biết:
mỗi lần xem xét lại nhân tài, một mặt tìm thấy nhân tài mới,
mặt khác những người hủ hóa cũng lòi ra
+ Thương yêu cán bộ. Theo Hồ Chí Minh, đây là biện
pháp có quan hệt mật thiết đối với nhiều người trong công tác
đào tạo cán bộ và có tác dụng lâu dài trong xây dựng đội ngũ
cán bộ của Đảng. Quan tâm, thương yêu cán bộ là phải chú
trọng đào tạo, bồi dưỡng, cất nhắc cán bộ, nhất là cán bộ nữ,
cán bộ miền núi vào cơ quan lãnh đạo.
+ Phê bình cán bộ. Tự phê bình và phê bình là một trong
những nguyên tắc xây dựng Đảng ta, chúng ta không sợ sai
lầm, khuyết điểm. Điều quan trọng là những người lãnh đạo
phải biết cách giúp đỡ cán bộ sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm của họ.
3. Vận dụng TTHCM vào CTCB hiện nay của ĐCSVN
Trong giai đoạn hiện nay, việc vận dụng hiệu quả, sáng tạo
tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ, công tác cán bộ luôn là yêu
cầu bức thiết của Đảng cộng sản VN nhằm đáp ứng tốt hơn nữa
yêu cầu của cách mạng Việt Nam. Có một đội ngũ cán bộ vừa
“hồng” vừa "chuyên" từ trung ương đến cơ sở thì Đảng ta mới
đủ sức tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ trong
giai đoạn cách mạng mới.
Qua 30 năm thực hiện Chiến lược cán bộ thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã cho thấy những thành
tựu to lớn đáng ghi nhận. Đội ngũ cán bộ các cấp của Đảng
không ngừng được kiện toàn, được đào tạo cơ bản và tương
đối toàn diện về chính trị cũng như chuyên môn, nghiệp vụ.
Chất lượng đội ngũ cán bộ từng bước được nâng cao, cơ bản
bảo đảm tính kế thừa, ổn định, đổi mới và phát triển. Đặc biệt
là đã xuất hiện nhiều cán bộ trẻ tài năng, là nguồn kế cận thế
hệ cán bộ lãnh đạo quản lý cấp chiến lược trong tương lai với tư duy, tầm nhìn mới.
Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy, công tác cán bộ của
Đảng cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Đánh giá cán bộ
vẫn là khâu yếu, chưa phản ánh đúng thực chất. Đội ngũ cán
bộ đông nhưng chưa mạnh. Năng lực chưa đồng đều; nhiều
cán bộ thiếu tính chuyên nghiệp. Trước những âm mưu, thủ
đoạn chống phá của các thế lực thù địch, trước những tác
động tiêu cực của kinh tế thị trường và những mặt trái của
quá trình toàn cầu hóa, nhiều cán bộ của Đảng đã bị thoái
hóa, biến chất, tình trạng ngại phấn đấu, rèn luyện đã xuất
hiện trong số cán bộ trẻ.
Trong những năm tới, để có bước đột phá trong công tác
cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh đáp ứng yêu cầu
của công cuộc đổi mới, công tác cán bộ của Đảng phải triển
khai nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó có việc tiếp tục quán
triệt và vận dụng các quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
công tác cán bộ. Với các nội dung lớn sau:
Cần làm tốt hơn nữa việc lựa chọn, sàng lọc cán bộ
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhắc nhở “Kiến thiết cần có
nhân tài. Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm, nhưng nếu
chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân
tài càng ngày càng phát triển càng thêm nhiều”. Để công
cuộc đổi mới, phát triển đất nước đi đến thành công, Đảng cần
có những cán bộ tài năng. Cần tìm kiếm, huy động người tài
tham gia vào bộ máy hệ thống chính trị, bố trí và sử dụng một
cách hiệu quả. Song việc sàng lọc cán bộ phải được tiến hành
một cách quyết liệt; phải kiên quyết đưa ra khỏi tổ chức
những cán bộ suy thoái, biến chất, những người năng lực yếu
không thể đảm đương nhiệm vụ. Để làm được điều này, phải
đề cao dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ;
phải tăng cường kỷ luật Đảng, tăng cường kiểm tra, giám sát
đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, những người làm công tác tổ chức cán bộ.
Tăng cường luân chuyển để đào tạo, bồi dưỡng và lựa chọn cán bộ
Như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “dùng người như dùng
gỗ”, phải bố trí cán bộ theo vị trí, đúng năng lực, đúng chuyên
môn để từ đó phát huy hiệu quả, dễ đánh giá, quy hoạch, đào
tạo. Việc luân chuyển cán bộ không chỉ để đào tạo, bồi dưỡng,
nâng cao trình độ, đó còn là giải pháp để khắc phục tình trạng
phe nhóm, cục bộ trong lãnh đạo, quản lý ở các cấp, chữa căn
bệnh “hẹp hòi”, bệnh “địa phương cục bộ” trong công tác cán
bộ. Tạo cho cán bộ luôn có môi trường thuận lợi để phấn đấu, trưởng thành.
Thực hiện nghiêm chỉnh công tác kiểm tra, giám sát
đối với cán bộ và công tác cán bộ
Một trong những bài học kinh nghiệm đáng lưu ý đó là
công tác kiểm tra, giám sát đối với cán bộ và công tác cán bộ.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhắc: Kiểm tra, giám sát
để xem xét công tác, học tập, giúp đỡ người tiến bộ ít, khen
ngợi người tiến bộ nhiều, phát huy mặt tích cực, khắc phục,
sửa chữa những sai lầm, thiếu sót. Việc kiểm tra, giám sát
phải được tiến hành thường xuyên, phải lấy hiệu quả công tác
để đánh giá, phải đề cao dân chủ, lắng nghe ý kiến của các
đoàn thể và nhân dân về cán bộ.
Để làm tốt công tác kiểm tra, giám sát đối với cán bộ và
công tác cán bộ, trước hết tập trung vào công tác lãnh đạo
của cấp ủy, tổ chức đảng, phải bắt đầu từ quy trình trách
nhiệm đối với từng khâu, từng bước trong công tác cán bộ. Đối
với các trường hợp cán bộ vi phạm khuyết điểm, việc kiểm
tra, giám sát không chỉ đánh giá trách nhiệm cá nhân của cán
bộ đó, mà phải bắt đầu từ trách nhiệm giới thiệu quy hoạch,
giới thiệu ứng cử, đề cử và bổ nhiệm. Công tác kiểm tra, giám
sát phải được tiến hành công khai, minh bạch và có sự phối
hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan, để với
mỗi một sai lầm, khuyết điểm sau khi được nhìn nhận và đánh
giá đều tạo nên một bài học để cán bộ, đảng viên sửa chữa và
khắc phục, công tác cán bộ của Đảng ngày càng hiệu quả. KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ đã trở
thành kim chỉ Nam cho Đảng ta trong công tác xây dựng Đảng
ở mỗi giai đoạn và thời kỳ cách mạng. Chúng ta cần nắm chắc
tư tưởng của Người về cán bộ và công tác cán bộ để thực sự là
ánh sáng soi đường, là đích cần vươn tới và là cẩm nang của
những người làm công tác cán bộ.
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh phải đi đôi với đẩy mạnh
cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh. Nói phải đi đôi với làm thì mới
sớm có được đội ngũ cán bộ chất lượng cao và công tác cán bộ
tốt, đúng với mong đợi của Đảng, Nhà nước và nhân dân.